Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

THÔNG TIN về CHỦ TRƯƠNG tự PHONG GIÁO sư PHÓ GIÁO sư của TRƯỜNG đại học tôn đức THẮNG TRÊN báo NHÂN dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (769.01 KB, 34 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ
KHOA BÁO CHÍ – TRUYỀN THÔNG
----------

NIÊN LUẬN
ĐỀ TÀI:
THÔNG TIN VỀ CHỦ TRƯƠNG TỰ PHONG GIÁO
SƯ - PHÓ GIÁO SƯ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN
ĐỨC THẮNG TRÊN BÁO NHÂN DÂN

Giáo viên hướng dẫn

: Đinh Khắc Quỳnh Giang

Sinh viên thực hiên

: Vũ Trường Vinh

Lớp

: Báo chí K38C

Mã sinh viên

: 14T6051173

Huế, tháng 4 năm 2017
1


Lời Cảm Ơn


Để hoàn thành được niên luận này, tôi đã nhận được
sự động viên, giúp đỡ của mọi người. Chính vì vậy, trước
khi đi vào niên luận, đầu tiên tôi muốn gửi lời cảm ơn.
Xin được bày tỏ lòng cảm ơn đến cô, người đã nhiệt
tình giúp đỡ để tôi có thể hoàn thanh được niên luận
này.
Xin trân trọng cảm ơn các thầy cô, những người đã
tạo điều kiện thuận lợi, giúp tôi trong việc thu thập tài
liệu, những thông tin có liên quan và cần thiết đến đề
tài.
Cuối cùng tôi muốn gửi lời cảm ơn đến gia đình,
người thân, bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực
hiện niên luận.

2


MỤC LỤC

3


MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa đề tài.
Giáo sư, Phó Giáo sư là các chức danh của nhà giáo đang giảng dạy, đào
tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới.
Đó là chức danh khoa học cao nhất của nhà giáo.
Xã hội không ngừng vận động, vì thế luôn tồn tại những vấn đề xung quanh
nó. Nhưng dù là tích cực hay tiêu cực thì nó vẫn luôn là một phần của cuộc sống.
Bất kì một vấn đề nào trong xã hội đều tồn tại hai mặt của nó, và tất nhiên giữa hai

ranh giới đó luôn có những ý kiến trái chiều nhau. Sự việc nào cũng có nguyên
nhân của nó, và nếu muốn tìm hiểu đúng về nó chúng ta phải đi sâu vào vấn đề đó.
Do đó, việc lựa chọn đề tài “Thông tin về chủ trương tự phong Giáo sư - Phó Giáo
sư của Đại học Tôn Đức Thắng trên báo Nhân dân” sẽ góp phần đi sâu tìm hiểu,
phân tích và làm rõ các vấn đề mang tính chung nhất và riêng biệt của sự việc trong
năm 2015, thông qua khảo sát thực tiễn trên báo Nhân dân trong 4 tháng cuôi năm
2015. Qua đó cung cấp thêm thông tin, tư liệu mang tính lý luận kết hợp thực tiễn
cho việc tìm hiểu, nghiên cứu và làm rõ sâu hơn về đề tài này trong tương lai.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
2.1. Ở Việt Nam.
Giáo sư Việt Nam hoặc đơn giản làGiáo sư là tên gọi một học hàm, hoặc
chức danh hoặc chức vụ khoa học dành cho các cán bộ giảng dạy cao cấp ở các
bộ môn thuộc trường đại học hoặc viện nghiên cứu, được nhà nước Việt
Nam phong tặng vì đáp ứng đủ các tiêu chí do luật định trong các hoạt động
(lĩnh vực) đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Từ năm 1976, ở Việt Nam đã chủ trương đào tạo trên đại học trong cả
nước. Một số trường, cơ sở đào tạo lớn bắt đầu đào tạo phó Tiến sĩ (nay là Tiến
sĩ) là mốc đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của nền giáo dục đại học ở Việt
Nam. Để đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực bậc cao. Nhà nước Việt Nam chủ
4


trương phong hàm giáo sư, phó giáo sư cho đội ngũ nhà giáo và các nhà khoa
học. Điều này có ý nghĩa lớn đối với sự nghiệp đào tạo sau đại học.
Tuy nhiên có nhiều ý kiến của các giáo sư cho là chức danh giáo sư cần
được cải cách theo tiêu chuẩn quốc tế.
Ngày 11 tháng 9 năm 1976, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 162/CP
về việc phong hàm giáo sư, phó giáo sư cho 29 nhà giáo, nhà khoa học tiêu biểu.
Sau đợt phong hàm giáo sư đầu tiên, Chính phủ đã tổ chức xét và công
nhận học hàm Giáo sư Phó Giáo sư nhiều đợt vào các năm:

1980, 1984, 1988, 1991 và 1996. Trong các đợt này, gần 4000 nhà giáo và
nhà khoa học đã được phong hàm giáo sư, phó giáo sư.
Một người sẽ được xét chức danh Giáo sư khi đạt một số tiêu chuẩn về nghiên
cứu, hướng dẫn, và giảng dạy. Người đó sẽ phải làm hồ sơ nộp lên Hội đồng Chức
danh giáo sư Nhà nước. Sau đó hội đồng sẽ thẩm định hồ sơ, phỏng vấn các ứng
viên và quyết định có phong hay không qua hình thức bỏ phiếu kín lấy đa số.
2.2. Trên thế giới.
Ở nhiều nước trên thế giới, các luận án TS phải có mặt ít nhất một GS quốc
tế trong hội đồng chấm luận án. Nếu người chấm luận án đó không về nước được
thì cũng phải thẩm định được bằng cách gửi luận văn qua internet để họ thẩm
định rồi gởi nội dung thẩm định về. Và ít nhất cũng phải có hai giáo sư tham gia
hội đồng chấm luận án, tuy nhiên thì họ phải là những người không xuất phát từ
trường của nghiên cứu sinh để có thể bảo đảm tính khách quan. Đồng thời, luận
án đó phải được công bố trước và sau khi trình bày để mọi người cho ý kiến. Như
vậy, hễ có quay cóp thì sẽ phát hiện nhanh chóng. Chúng ta cũng cần quốc tế hoá
hội đồng tuyển chọn GS. Không cần phải ở cấp Bộ, cấp các trường Đại học vẫn
có thể trực tiếp tuyển chọn GS. Vấn đề là phải công khai quá trình tuyển chọn. Hồ
sơ các ứng viên phải được công bố và việc xếp hạng các ứng viên phải dành cho
cơ sở bao gồm những nhà chuyên môn của lĩnh vực tuyển chọn. Hội đồng tuyển
chọn cũng phải có mặt những nhà khoa học được quốc tế công nhận. Dĩ nhiên là
5


tiêu chuẩn tuyển chọn phải thật khách quan và minh bạch.Thậm chí các chức
danh trong trường cũng được bỏ phiếu chứ không phải chỉ định. Cứ sau mỗi
nhiệm kỳ, hội đồng các giáo sư chính thức sẽ bầu hiệu trưởng, phó hiệu trưởng…
Hội đồng gồm đại diện các giáo sư, giảng viên, công nhân viên và sinh viên sẽ
bầu ra hội đồng quản trị của trường, cơ quan quyền lực cao nhất do hiệu trưởng
làm chủ tịch. Tất cả từ dưới lên, bầu cử nghiêm túc, bỏ phiếu kín để chọn ra lãnh
đạo một cách rất dân chủ. Trong hội đồng quản trị luôn có mặt một thành viên

chính phủ tham gia với tư cách một thanh tra, không tham gia quyết định nhưng
có nhiệm vụ nói lên ý kiến của chính phủ về những phán quyết hệ trọng, chẳng
hạn về ngân sách hằng năm của trường mà nhà nước bao cấp 90%. Ngoài ra
quyền tự do học thuật tại đại học là phải tuyệt đối tôn trọng. Sự bổ nhiệm các
thành viên luôn dựa theo sự chọn lựa của hội đồng chuyên gia quốc tế tham dự.
Các GS, PGS có quyền soạn giáo trình riêng cho mình để giảng dạy môn đó. Bộ
Giáo dục chỉ ban bố chương trình khung cho từng ngành, áp dụng cho tất cả các
trường. Trường có quyền đề đạt các ngành mới, các môn dạy mới nhưng phải tôn
trọng khung thời gian tối thiểu cho phép.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Niên luận với đề tài “Thông tin về chủ trương tự phong Giáo sư - Phó Giáo
sư của Đại học Tôn Đức Thắng trên báo Nhân dân” chú trọng đi sâu, tập trung
vào tìm hiểu nghiên cứu đối tượng chính là chủ trương tự phong Giáo sư. Phó
Giáo sư của Đại học Tôn Đức Thắng trên báo Nhân dân.
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
Khảo sát thông tin về chủ trương tự phong Giáo sư - Phó Giáo sư của Đại
học Tôn Đức Thắng trên báo Nhân dân” 4 tháng cuối năm 2015.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Dựa trên hệ thống thư liệu về báo Nhân dân hàng ngày trong 4 tháng cuối
năm 2015, chúng tôi đã khảo sát và thống kê các số liệu cụ thể về tần suất sử
dụng và các dạng thức thể hiện thông tin tự phong Giáo sư, Phó Giáo sư trên tờ
6


báo một cách có hệ thống, từ đó có sự phân tích, đánh giá về thông tin đó trên
báo Nhân dân.
5. Kết cấu đề tài.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, niên luận triển khai thành 2 chương:
Chương 1: Khái quát về tiêu chuẩn phong Giáo sư - Phó Giáo sư.

Chương 2:Thực tiễn trong chủ trương tự phong Giáo sư - Phó Giáo sư của
Đại học Tôn Đức Thắng trên báo Nhân dân.

7


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TIÊU CHUẨN
PHONG GIÁO SƯ - PHÓ GIÁO SƯ
1.1.

Sơ lược về maket báo in và các yếu tố cấu thành.
heo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam: Maket báo là bản phát thảo cách

sắp đặt, trình bày bài, tin, ảnh trên các trang báo; có định rõ vị trí, số cột, chiều
cao; có ghi kiểu chữ dành cho bài, tin và cho các tiêu đề chính và phụ, nếu bài,
tin dài không được đăng trọn trong trang thì ghi phần tiếp theo được đăng ở
trang nào.
Thạc sĩ Hà Huy Phương trong cuốn: “Tổ chức nội dung và thiết kế, trình
bày báo in” cho rằng: “ Thiết kế, trình bày báo, tạp chí là việc tổ chức, sắp xếp,
bố trí các yếu tố nội dung( bao gồm tin, bài, tranh, ảnh, thông tin đồ họa, hộp dữ
liệu, trích dẫn, quảng cáo… ) trên một trang báo, số báo, tạp chí đảm bảo đạt
yêu cầu về tính chính trị- thời sự, khoa học- tiện ích, nghệ thuật nhằm thu hút
độc giả tiếp nhận nội dung trang báo, số báo, tạp chí đó qua hình thức.
Tóm lại: Thiết kế và trình bàu maket báo in là thao tác xắp sếp các yếu tố
nội dung và hình thức trên một trang báo, số báo theo những ý đồ và mục đích
nhất định đề đạt được hiệu quả báo chí cao nhất.
Maket báo in được cấu thành từ hai bộ phận nội dung và hình thức của
trang báo, số báo.
Các yếu tố nội dung bao gồm: tin, bài, ảnh, minh họa, trích dẫn, hộp dữ liệu

thông tin, thông tin đồ họa.
-

Tin.
Đây là thể loại xung kích, mũi nhọn trên một tờ báo, thường chiếm 40- 50%
nội dung số báo, do vậy thường được ưu tiên, sử dụng nhiều, đặc biệt với nhất tờ
báo xuất bản nhanh kỳ. Cũng chính vì thế mà tin thường được đưa lên những vị trí
thu hút thị giác của độc giả. Tin thường có số lượng chữ ít, chiếm diện tích nhỏ nên
dễ sắp đặt, di chuyển, chèn lấp chổ trống và tạo ra các mảng khối phụ trợ làm cho
8


bố cục sinh động. Sự kiện trong tin thường là các sự kiện mới, mang tính phổ biến,
mang tính khách quan, ngắn gọn, dễ hiểu. Tin được phân định trong từng trang báo
đề định hình khu vực thông tin mang lại sự tiện ích khi tra cứu thông tin cho độc
giả. Khi tổ chức nội dung, người ta thường phân loại theo thứ tự qan trọng của các
trang trong một số báo. Các trang bên trong của một tờ báo thường dùng tin theo
chuyên mục, phục vụ chủ đề chính của tờ báo. Chú ý đề tin ở những vị trí dề nhìn,
đứng được độc lập, không bị bài và ảnh “nuốt” mất. Tin thường ngắn gọn, cô đọng,
có sự quy định về số chữ tối đa và tối thiểu. Với báo in hiện đại, tin được thể hiện
dưới nhiều dạng thức khác nhau như chữ viết, hình ảnh…
-

Bài.
Đây là từ dùng đề chỉ các tác phẩm báo chí như phóng sự, điều tra, tường
thuật. ghi nhanh, phỏng vấn, bình luận, xã luận, v.v. Bài luôn là trọng tâm của một
số báo. Trên một số báo, người ta thường chọn ra một bài viết chủ lực đề gật tít lên
trang nhất, kèm theo ảnh chính, tạo sự thu hút cho số báo ngày hôm đó. Do đặc
điểm của báo chí hiện đại là ngắn gọn, cô đọng, vì vậy bài nên có độ dài vừa phải,
phù hợp với khổ báo và cũng cần có sự quy định về số chữ tối đa, tối thiểu cho bài

trên một trang báo. Các bài trong một số báo hay một trang báo cần có độ dài ngắn
khác nhau đề tạo sự sinh động. Khi lựa chọn bài cần phân định bài chính, bài phụ
để định hình trọng tâm số báo, đây cũng chính là xu hướng trình bày báo chí hiện
đại. Tít của bài thường phải ngắn gọn, đặt ở vị trí dễ nhận diện, dễ đọc, đối với bài
dài thì thường phải sử dụng nhiều loại tít. Một tờ báo cần xác định một đến hai thể
loại thế mạnh và duy trì ổn định cách trình bày nhằm tạo bản sắc và phong cách
riêng đề thu hút độc giả. Những bài dài thường sử dụng kèm ảnh minh họa, các
dạng thức thông tin phụ trợ hoặc cắt thành các bài ngắn.

-

Ảnh.
Ảnh là trung tâm thị giác của trang báo, là sự tập hợp đường nét, hình khối,
màu sắc, ánh sáng để tạo những mảng khối sinh động, thu hút sự chú ý của độc
giả và có thể khiến người ta đọc báo. Ảnh thường có ba cách dùng: ảnh bìa, ảnh
giải thích thông tin và ảnh minh họa. Ảnh sử dụng trên báo có nội dung thông
9


tin diễn tả thời sự, khách quan, chân thực các sự kiện và đạt yêu cầu chất lượng
về kĩ thuật, nghệ thuật. Báo chí chọn những bức ảnh có bố cục và chú thích rõ
ràng, tình cảm, ảnh động để sử dụng, phù hợp với nhận thức của đông đảo bạn
đọc. Ngoài ra, phải đảm bảo yêu cầu về giá trị nội dung thông tin, nghệ thuật và
chất lượng kĩ thuật. Mỗi bức ảnh phải có sự hài hòa, cân đối về bố cục, nội dung
độc đáo để thu hút bạn đọc.
-

Minh họa.
Minh họa là những bức vẽ thâu tóm nội dung tác phẩm báo chí, thể hiện ý
đồ, tư tưởng của người vẽ về một vấn đề nhất định nhằm tác động đến thị giác

độc giả, đem lại sự thây đổi trong ấn tượng tiếp nhận của bạn đọc. Minh họa còn
có thể thay thế ảnh trong những trường hợp khó, hoặc không thể sử dụng ảnh.
Nó thể hiện được cá tính, phong cách của cá nhân qua nét vẽ, cách vẽ, nội dung,
tạo nét riêng cho tờ báo. Minh họa cần xuất phát từ những ý tưởng sâu sắc, có
tính cách riêng, phù hợp với mục đích, nội dung thông tin và có sự tương đồng
về phong cách giữa các họa sĩ trong tờ báo.

-

Trích dẫn.
Trích dẫn cũng là yếu tố quan trọng khi thể hiện, trình bày một tờ báo, trang
báo. Chi tiết để lựa chọn để trích dẫn thường là chi tiết “đắt”, được chọn lọc kĩ
lưỡng, có tác dụng tạo điểm nhấn cho bài báo, trang báo,, làm trang báo sinh động,
gây ứng tượng, thu hút độc giả. Trích dẫn được phân thành hai dạng, dạng thứ nhất
là trích dẫn các chi tiết, số liệu, sự kiện độc lập với các dạng thức thông tin khác
trên mặt báo, dạng thứ hai là dạng trích dẫn các chi tiết tiêu biểu trong bài báo,
nhưng trên hết, trích dẫn phải “đắt”, ngắn gọn và không nên quá lạm dụng.

-

Hộp dữ liệu thông tin.
Hộp dữ liệu thông tin cung cấp những số liệu, con số chọn lọc, tiêu biểu có
liên quan, bổ trợ nội dung cho một bài báo hoặc trang báo hay số báo. Nội dung
của hộp dữ liệu phải phù hợp với chủ đề của trang báo, bài báo. Hộp dữ liệu cần
được trình bày đơn giản, ấn tượng, dùng khung nền màu có kiểu chữ riêng, hình
thức thống nhất và duy trì ổn định như một chuyên mục cho tất cả các số báo.
10


-


Giấy in và khổ báo.
Giấy in báo là một trong những yếu tố quan trọng đề định hình sản phẩm
báo in. Khổ báo là thành phần quan trọng góp phần hình thành hình thức, phong
cách tờ báo. Khổ báo phải cố định để ổn định phong cách trình bày cho tờ báo.
Khổ báo gồm hai phần, đó là phần lề và phần đặt chữ in thành các cột. Một khổ
báo phải phù hợp với dung lượng thông tin mà tờ báo chuyển tải, đáp ứng được
hiệu quả kinh tế trong in ứng và mang lại sự tiện ích cho độc giả. Thông thường
các tòa soạn dùng khổ A3 hoặc A4.

-

Măng-sét
Măng sét là khung tên của tờ báo, thường in khổ lớn ở đầu trang nhất. Tùy
theo từng tờ báo mà có hình thức khác nhau. Măng sét phải có đủ ba phần: tên
cơ quan báo chí, cở quan chủ quản và cạc yếu tố: số thứ tự, ngày, tháng, năm
phát hành. Măng sét phải có tính ổn định cao và được thiết kế đẹp, bắt mắt, hấp
dẫn, có tính biểu tượng và thể hiện rõ tinh thần của tờ báo, đồng thời phải rõ
ràng, dễ nhớ, dễ đọc.

-

Chữ in báo
Chữ là một yếu tố quan trọng cấu thành tờ báo, là ngôn ngữ biểu hiện đặt
thù của loại hình báo in. Mỗi tờ báo phải xây dựng một biểu mẫu chuẩn vê trình
bày chữ để tạo sự đồng bộ trong phong cách và tiết kiệm thười gian trình bày.
Chữ in báo gầm hai loại: chữ tít và chữ chính văn. Chữ tít là yếu tố quan trọng,
thu hút sự chú ý của độc giả. Chữ tít bao gồm tít đầu, tít chính, tít phụ, tít xen, tít
dẫn. Chữ tít nên dùng từ 1-2 kiểu chữ và từ 3-4 cỡ chữ, nên in thường và không
nên lạm dụng chữ in hoa, cũng như không nên dùng quá nhiều màu chữ trên một

tít, đặc biết, tít phải dễ đọc, nổi bật, có sự tách biệt với phần chính văn để tránh
bị nuốt. Chữ chính văn là chữ in thể hiện nội dung tin, bài, thường cố định một
kiểu chữ, cỡ chữ, kiểu chữ đơn giản, dễ đọc, in thường, in thẳng. Nó là một yếu
tố định hình phong cách tờ báo.

11


-

Màu sắc
Màu sắc tác động đến thị giác rất lớn, giúp tạo nên phong cách tờ báo. Tất
cả các yếu tố hình thức khác đều có sự tham gia của màu sắc. Màu sắc giúp tạo
nên sự đồng bộ và là một yếu tố giúp nhận biết tờ báo. Màu sắc thường dùng
cho các yếu tố hình thức hỗ trợ, riêng chữ vẫn in đen trắng. Việc lựa chọn màu
sắc cần chú ý đến tính chất, đối tượng của tờ báo, sự nhận thức, quan niệm hoặc
bản sắc văn hóa của từng vùng miền.
Ngoài những yếu tố vừa nêu trên, các yếu tố hình thức trong trình bày
maket báo in còn bao gồm: ảnh, minh họa, thông tin đồ họa, đường ranh giới,
khung, nền, biểu tượng tờ báo.
1.2.

Khái niệm về thông tin.
Trong quá trình phát triển của lịch sử lý luận, cho đến nay đã có rất nhiều

khái niệm về thông tin.
Thông tin (tiếng Anh là Information) qua phân tích khái niệm thông tin có
thể hiểu theo hai hướng nghĩa: Thứ nhất là, nói về một hành động cụ thể để tạo
ra một hình thái; thứ hai là, nói về sự truyền đạt một ý tưởng, một khái niệm hay
biểu tượng. Hai hướng nghĩa này cùng tồn tại, một nhằm sự tạo lập cụ thể, một

nhằm vào sự tạo lập kiến thức và truyền đạt. Nó thể hiện sự gắn kết của hai lĩnh
vực kỹ thuật và kiến thức.
Theo quan điểm của triết học, thông tin là một hiện tượng vốn có của vật
chất, là thuộc tính khách quan của thế giới vật chất. Nội dung của thông tin
chính là những thuộc tính, tính chất vốn có của sự vật với các sự kiện hiện tượng
được bộc lộ ra, thể hiện thông qua tác động qua lại của sự vật ấy với sự vật khác.
Thông tin luôn gắn với quá trình phản ánh. Những dấu ấn để lại chính là những
thông tin của hệ thống vật chất này đối với hệ thống vật chất khác. Phản ánh của
vật chất này đối với hệ thống vật chất khác. Phản ánh của vật chất là phản ảnh
thông tin, không có thông tin chung chung mà thông tin là thông tin về sự vật
này đối với sự vật khác.

12


Theo Đại từ điển tiếng Việt (NXB Văn hóa - Thông tin, 1996 do Nguyễn
Như Ý chủ biên), thông tin là: (1) tin tức được truyền đi cho nhau biết; (2) tin
tức về các sự kiện diễn ra trong thế giới xung quanh. Ví dụ như thông tin về thời
tiết, thông tin về Quốc hội, thông tin về biển Đông...
Từ điển Bách Khoa (NXB Từ điển Bách Khoa Hà Nội, 2005), thông tin
được định nghĩa là một khái niệm khái quát về các điều hiểu biết, tri thức thu
được qua nghiên cứu, khảo sát hoặc trao đổi giữa các đối tượng với nhau.
"Thông tin là một loại hình hoạt động để chuyển đi các nội dung thông báo.
Hoạt động thông tin không chỉ có trong xã hội loài người. Ngay trong thiên
nhiên cũng có những hoạt động thông tin phức tạp, đa dạng của các loài động
vật khác nhau".
Như vậy, có thể hiểu và phân tích thông tin có nghĩa là truyền đi tin tức có
thông điệp ở trong đó. Thông tin có thể hiểu theo phân tích nghĩa của từ Thông nghĩa là có thông điệp, thông báo; còn Tin - nghĩa là tin tức. Khi cả 2 từ "thông"
ghép với từ "tin" thành thông tin ở đây được hiểu theo hai nghĩa: Thứ nhất, đó
chính là nội dung thông tin; Thứ hai, đó là phương tiện thông báo, báo tin. Trong

lĩnh vực báo chí truyền thông thì nghĩa thứ hai phù hợp hơn và mục đích sử
dụng nhiều hơn cả. Từ những quan niệm khác nhau trong nhiều cuốn sách,
chúng ta đi đến cách hiểu chung nhất như sau: Thông tin là tất cả những kiến
thức, tri thức, hiểu biết hay những tín hiệu, dấu hiệu mang ý nghĩa và giá trị nhất
định đối với đời sống xã hội, được truyền bá, loan báo hoặc trao đổi giữa con
người hay các tổ chức xã hội với nhau.
1.3.

Sơ lược về tiêu chuẩn Giáo sư - Phó Giáo sư.
1.3.1. Khái niệm về Giáo sư - Phó Giáo sư.
Thuật ngữ "Giáo sư" được sử dụng lần đầu tiên vào cuối thế kỷ 14 có nghĩa

là "người truyền dạy một ngành kiến thức". thuật ngữ này bắt nguồn từ tiếng
Pháp cổ "professeur". từ tiếng La Tinh "person who professes to be an expert in
some art or science"

13


Giáo sư hay Professor (viết tắt tiếng Anh là prof.) là một học hàm ở các
trường đại học, các cơ sở giáo dục, các học viện và trung tâm nghiên cứu ở hầu
hết các quốc gia trên thế giới. Theo nghĩa đen, Từ Professor (giáo sư) bắt nguồn
từ tiếng Latinh "person who professes" nghĩa là một chuyên gia có kiến thức
chuyên sâu về nghệ thuật hoặc khoa học, hoặc một giảng viên có trình độ
chuyên môn cao.Ở phần lớn thế giới, từ "giáo sư" không có tiêu chuẩn được sử
dụng chính thức để chỉ ra cấp bậc học vấn cao nhất.
Các Giáo sư thường tiến hành nghiên cứu ban đầu và giảng dạy các khóa
học ở đại học, sau đại học hoặc các lĩnh vực trong chuyên môn của họ. Ở các
trường đại học có chương trình cấp bằng sau đại học, giáo sư có thể cố vấn và
giám sát sinh viên tốt nghiệp tiến hành nghiên cứu luận án hoặc luận văn.

Ở các nước Âu Mỹ, các giáo sư thường có bằng tiến sĩ hoặc bằng cấp cao
khác. Một số giáo sư có bằng thạc sĩ hoặc bằng cấp chuyên nghiệp, chẳng hạn như
Bằng M.D, là trình độ cao nhất của họ. Giáo sư không phải là một học hàm hay
một chức danh khoa học mà là một chức vụ giảng dạy, thường do các trường đại
học tự chọn lựa và quyết định. Ở Việt Nam, trước năm 1975 từ giáo sư được gọi để
chỉ các nhà giáo dạy trong các trường trung học từ lớp 6 đến lớp 12.
Ở các nước Đông Âu, Liên bang Nga và SNG, thì giáo sư là một chức vụ
giảng dạy (tại một bộ môn nào đó do hội đồng chuyên ngành quyết định) hoặc
chức danh khoa học (do hội đồng giáo dục và khoa học liên bang công nhận) tùy
vào thời gian, thành tích giảng dạy đại học, sau đại học và công trình khoa học
của các giảng viên có học vị tiến sĩ hoặc tiến sĩ khoa học.
Ở Việt Nam “Giáo sư” là ai?
Giáo sư là tên gọi một chức danh dành cho các cán bộ giảng dạy cao cấp ở
các bộ môn thuộc trường đại học hoặc viện nghiên cứu, được nhà nước phong
tặng vì đáp ứng đủ các tiêu chí do luật định trong các hoạt động (lĩnh vực) đào
tạo và nghiên cứu khoa học.Phó giáo sư là một chức danh khoa học dành cho
14


người nghiên cứu và giảng dạy bậc đại học, sau đại học nhưng thấp hơn giáo sư.
Tính đến thời điểm hiện tại ở Việt Nam có khoảng 12,000 Giáo sư và phó giáo
sư. Riêng năm 2016 có thêm 65 GS và 638 PGS được công nhận.
Phương án phù hợp nhất chắc là trở lại như trước năm 1995: Giáo sư là một
chức danh nghề nghiệp gắn với nghề nhà giáo. Việc phong giáo sư do các trường
đại học quyết định, và giáo sư là giáo sư của một trường đại học cụ thể.
Theo quy định của các văn bản nhà nước hiện nay, chức danh giáo sư sẽ do
Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước (HĐ CDGSNN) công nhận và được cơ sở
giáo dục đại học bổ nhiệm. Việc trường ĐH Tôn Đức Thắng “tự phong” giáo sư
không qua khâu công nhận đạt chuẩn của HĐ CDGSNN là vi phạm quy định. Còn
nếu hiểu theo cách giải thích của lãnh đạo ĐH Tôn Đức Thắng rằng giáo sư của

trường không phải là “giáo sư nhà nước” – thì việc dùng từ “giáo sư” của trường sẽ
gây nhầm lẫn trong xã hội. Thực ra, chỉ khi ĐH Tôn Đức Thắng nói ra thì mới
nhiều người biết rằng danh xưng giáo sư trước tên của hiệu trưởng trường này là
“giáo sư trường” chứ không phải là giáo sư như các giáo sư chính danh khác.
Tuy nhiên, cũng có thể xem những gì trường ĐH Tôn Đức Thắng đang làm
là phản ứng với các quy định về giáo sư đang có nhiều bất cập. Không chỉ bất
cập trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, còn bất cập trong các quy định
nhiều khi cứng nhắc, mang tính hành chính quan liêu. Bất cập về sự không yên
tâm của xã hội với nhiều giáo sư chất lượng thấp, bất cập về nhiều giáo sư được
phong nhưng hầu như không tham gia công tác giáo dục, và khi đó chữ “giáo”
trong chức danh giáo sư không còn ý nghĩa gì nữa.
Đến năm 2001, giáo sư được gọi là chức danh, và Hội đồng Học hàm đổi
thành Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước (nghị định 20/2001/NĐ-CP ngày
17-5-2001). Cũng trong nghị định này, chức danh giáo sư được gắn lại với ngạch
nghề nghiệp. HĐ CDGSNN công nhận giáo sư, và Bộ hoặc Hội đồng quản trị
trường tư bổ nhiệm ngạch giáo sư với các giáo sư đã được công nhận. Năm 2004
cũng chính thức ban hành trở lại ngạch “giáo sư – giảng viên cao cấp” và ngạch

15


“phó giáo sư – giảng viên chính” (quyết định số 78/2004/QĐ-BNV ngày
3/11/2004 của Bộ Nội vụ).
Năm 2008, quy định mới (quyết định 174/2008/QĐ-TTg ngày 31-12-2008
của Thủ tướng) bắt đầu đề cao vai trò của các trường đại học trong việc bổ
nhiệm: HĐ CDGSNN công nhận giáo sư, và Bộ Giáo dục và Đào tạo bổ nhiệm
giáo sư dựa trên cơ sở đề nghị của các trường đại học với các giáo sư đã được
công nhận. Đến năm 2012 thì sửa lại (quyết định 20/2012/QĐ-TTg của Thủ
tướng ngày 27-4-2012) cho phép các trường đại học bổ nhiệm giáo sư trên cơ sở
công nhận của HĐ CDGSNN. Trong giai đoạn này chức danh giáo sư vẫn gắn

với ngạch nghề nghiệp. Quyết định 20/2012 ghi rõ nhà giáo được bổ nhiệm chức
danh giáo sư thì được bổ nhiệm vào ngạch giáo sư – giảng viên cao cấp, nhà
giáo được bổ nhiệm chức danh phó giáo sư thì được bổ nhiệm vào ngạch phó
giáo sư – giảng viên chính.
Cuối năm 2014, ngạch nghề nghiệp giảng viên lại một lần nữa bị bỏ chữ
giáo sư đi. Thông tư liên bộ số 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV giữa hai bộ (Bộ
Giáo dục Đào tạo và Bộ Nội vụ) ngày 18/11/2014 quy định lại chức danh nghề
nghiệp của giảng viên đại học chỉ gồm giảng viên, giảng viên chính và giảng
viên cao cấp, giống như năm 1995.
Trong 20 năm qua, giáo sư lúc là học hàm, lúc lại là chức danh nghề
nghiệp, và từ cuối năm 2014 đến nay trở thành chức-danh-phi-nghề-nghiệp, khi
mà trong quy định pháp lý vẫn ghi là “chức danh giáo sư”, và trong danh mục
nghề nghiệp thì không còn chữ giáo sư nữa.
Loanh quanh một hồi thì lại thấy như đang quay về chốn cũ. Phương án
phù hợp nhất chắc là trở lại như trước năm 1995: Giáo sư là một chức danh nghề
nghiệp gắn với nghề nhà giáo. Việc phong giáo sư do các trường đại học quyết
định, và giáo sư là giáo sư của một trường đại học cụ thể.
1.3.2. Tiêu chuẩn Giáo sư, Phó Giáo sư.

16


Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số
điều về quy định chi tiết việc xét công nhận, hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn,
bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư.
Đáng chú ý, quy định mới bỏ điều kiện: Ứng viên được xét đạt tiêu chuẩn
chức danh Giáo sư phải thành thạo 1 trong 5 ngoại ngữ: Anh, Đức, Nga, Pháp,
Trung.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, điều này không có nghĩa là bỏ quy định về
ngoại ngữ trong việc xét tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, mà là không còn bó buộc

các ứng viên phải thông thạo 1 trong 5 ngoại ngữ Anh, Đức, Pháp, Nga, Trung.
Như vậy, quy định về điều kiện ngoại ngữ là ứng viên phải sử dụng thành
thạo một ngoại ngữ phục vụ cho công tác chuyên môn và giao tiếp được bằng
tiếng Anh.
Về các loại công trình khoa học quy đổi (gồm bài báo khoa học đã được
công bố; sách phục vụ đào tạo đã được xuất bản; chương trình, đề tài nghiên cứu
khoa học đã được nghiệm thu...), Thông tư mới bổ sung yêu cầu: Nội dung của
các công trình khoa học quy đổi phải phù hợp với ngành khoa học mà ứng viên
đăng kí để được xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư.
Thông tư quy định, ứng viên là giảng viên thuộc biên chế của cơ sở giáo
dục đại học phải có đủ 12 điểm công trình khoa học quy đổi trở lên, trong đó:
Có ít nhất 3 điểm được thực hiện trong ba năm cuối tính đến ngày hết hạn nộp
hồ sơ; có ít nhất 6 điểm tính từ các bài báo khoa học đã được công bố; có ít nhất
3 điểm tính từ việc biên soạn sách phục vụ đào tạo đã được xuất bản, trong đó
có ít nhất 1,5 điểm tính từ biên soạn giáo trình hoặc/và sách chuyên khảo.
Ngoài ứng viên thuộc các ngành Giáo dục, Tâm lý, Kinh tế, Luật, Ngôn
ngữ..., Thông tư bổ sung ứng viên thuộc các ngành Nghệ thuật, Thể dục Thể
thao cũng phải có ít nhất 01 sách chuyên khảo viết một mình và có 01 giáo trình
vừa là chủ biên vừa tham gia viết.
Về thâm niên đào tạo, theo quy định mới, đối với ứng viên là giảng viên
thuộc biên chế của cơ sở giáo dục đại học, thâm niên đào tạo là thời gian làm
17


nhiệm vụ giáo dục, giảng dạy từ trình độ đại học trở lên tại các cơ sở giáo dục
đại học. Trong từng năm học, ứng viên hoàn thành nhiệm vụ theo quy định về
chế độ làm việc đối với giảng viên thì được tính 1 thâm niên đào tạo.
Đối với ứng viên là giảng viên thỉnh giảng, Thông tư mới nêu rõ, một thâm
niên đào tạo đối với ứng viên đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo
sư thực hiện đủ 190 giờ chuẩn, đối với ứng viên đăng ký xét công nhận đạt tiêu

chuẩn chức danh Phó Giáo sư thực hiện đủ 170 giờ chuẩn. Trong đó, tối thiểu phải
có 50% số giờ chuẩn trực tiếp giảng dạy trên lớp. Kết quả xét công nhận đạt tiêu
chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư phải được công bố công khai.
Sau khi công bố công khai ít nhất 7 ngày làm việc, Chủ tịch Hội đồng Chức
danh Giáo sư cơ sở gửi báo cáo kết quả lên Hội đồng Chức danh Giáo sư nhà
nước và thông báo đến cơ quan chủ quản có thẩm quyền quản lý ứng viên.

18


CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN TRONG CHỦ TRƯƠNG TỰ PHONG
GIÁO SƯ - PHÓ GIÁO SƯ CỦA ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
TRÊN BÁO NHÂN DÂN
2.1.

Khái quát về báo Nhân dân.
Báo Nhân dân, Cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếng nói

của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, ra số đầu ngày 11-3-1951 tại chiến
khu Việt Bắc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của toàn
Đảng, toàn quân và dân ta. Cho đến tận hôm nay, báo Nhân dân luôn là người bạn
đồng hành của mọi người, là tờ báo được bạn đọc dành cho niềm tin cậy.
Báo Nhân dân kế thừa truyền thông của báo Thanh Niên do chủ tịch Hồ
Chí Minh sáng lập ngày 21-6-1925 và các tờ báo Tranh Đấu, Dân Chúng, Cờ
Giải Phóng, Sự Thật. Lịch sử Đảng là một bộ phân lịch sử của Đảng, của cách
mạng và của dân tộc ta. Báo Nhân dân kế tục báo Sự Thật ra đời vào lúc cuộc
kháng chiến cứu nước thứ nhất của nhân dân ta ở vào giai đoạn kết thúc. Lịch sử
báo Nhân dân ra đời và tồn tại gắn liền với lịch sử đấu tranh oanh liệt của Đảng,
nhân dân ta.
Trong công cuộc đổi mới 20 năm qua, báo Nhân dân đã có những phát

hiện, cổ vũ nhân tố mới, những mặt tích cực trong đời sống xã hội, những điển
hình tiên tiến,.., đồng thời kiên quyết đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng, bảo vệ
đường lối quan điểm đúng đắn của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước,
phê phán những quan điểm sai trái của các thế lực thù địch, góp phần tích cực
vào việc đập tan các âm mưu “diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ” của các thế
lực thù địch, phản động, đồng thời báo còn có nhiều bài đấu tranh chống quan
liêu, tham nhũng, lãng phí cà các biểu hiện tiêu cực khác.
Hiện tại báo Nhân dân có hai phiên bản báo giấy và báo điện tử với các địa
chỉ www.nhandan.org.vn, đây là một niềm tự hào của cán bộ, các nhà báo đã nỗ
lực hết mình vì sự nghiệp chung của nền báo chí nước nhà và niềm tự hào to lớn
đó là báo điện tử Nhân dân là một trong những tờ báo điện tử đầu tiên của làng
19


báo Việt Nam, khẳng định được ưu thế vượt trội của khoa học kĩ thuật hiện đại,
cách trình bày ngôn ngữ truyền thông đa phương tiện đang là xu hướng của báo
chí thế giới. Điều này càng khẳng định vị trí và chỗ đứng của báo Nhân dân
trong lòng đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước, đặc biệt là đối với những
người con xa quê hương và những người quan tâm đến Việt Nam cũng như tìm
hiểu những chính sách của Đảng và Nhà nước trong công cuộc hội nhập kinh tế
toàn cầu. Và báo Nhân dân là cầu nối để các nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm cơ
hội làm ăn tại Việt Nam.
Báo Nhân dân hàng ngày phát hành khoảng 180 nghìn số, Nhân dân cuối
tuần khoảng 110 nghìn số mỗi kì, bao Nhân dân hàng tháng khoảng 130 nghìn
số mỗi kì. “Trải qua các chặng đường lịch sử, báo Nhân dân thật sự là người bạn
đáng tin cậy của đồng bào và chiến sĩ ta, là cuốn sử biên niên của cách mạng
nước ta”.
2.2.

Vài nét về ĐH Tôn Đức Thắng.

Trường đại học Tôn Đức Thắng hiện nay, tiền thân là Trường đại học công

nghệ dân lập Tôn Đức Thắng, thành lập theo Quyết định 787/TTg-QĐ ngày
24/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ. Trường được Liên đoàn Lao động Thành
phố Hồ Chí Minh sáng lập, đầu tư và quản lý thông qua Hội đồng trường. Chủ
tịch Hội đồng quản trị nhà trường do Chủ tịch Liên đoàn lao động Thành phố
đương nhiệm qua các thời kỳ làm Chủ tịch.
Với sự tăng trưởng ngày càng nhanh, để trường có pháp nhân phù hợp bản
chất thực (là trường của Tổ chức công đoàn và hoàn toàn không có vốn tư nhân);
ngày 28/01/2003, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 18/2003/TTg-QĐ chuyển
đổi pháp nhân của trường thành Trường đại học bán công Tôn Đức Thắng, trực
thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh; và ngày 11/06/2008, Thủ tướng
Chính phủ ra Quyết định số 747/TTg-QĐ đổi tên Trường đại học bán công Tôn
Đức Thắng thành Trường đại học Tôn Đức Thắng và chuyển về trực thuộc Tổng
liên đoàn lao động Việt Nam thành một trường công lập.

20


Mục tiêu thành lập trường được xác định ngay từ đầu và ngày càng thể hiện
rõ trong quá trình phát triển là: Thực hiện chương trình 17/TU và (Chỉ thị 13)
của Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh về đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và
nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho giai cấp công nhân của thành phố;
phát triển nguồn nhân lực cho nhu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Góp phần đào tạo nhân tài, nhân lực, mở rộng hoạt động nghiên cứu khoa học và
nghiên cứu ứng dụng để phục vụ hệ thống sản xuất, xã hội Thành phố Hồ Chí
Minh, các tỉnh khu vực phía Nam và cả nước.
Đến nay, mục tiêu ấy càng được nhấn mạnh hơn thông qua việc xác định
nhiệm vụ chính trị của trường thể hiện trong Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày
28/01/2008 của Hội nghị lần thứ 6, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về

"tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước".
Nhiệm vụ trung tâm của trường là đào tạo mới và đào tạo lại lực lượng lao
động; bồi dưỡng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực nói chung, phục vụ cho
nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Thành phố Hồ Chí Minh; góp phần
cung ứng nhân lực và nghiên cứu cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất
nước, nhất là khu vực phía Nam. Bên cạnh đó, Trường đại học Tôn Đức Thắng
tiếp tục cùng Liên đoàn lao động Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện những nội
dung trong Nghị quyết của Đại hội VII Công đoàn thành phố: "Đào tạo, bồi
dưỡng chính trị, văn hoá, nghề nghiệp cho công nhân lao động, vừa góp phần trí
thức hoá đội ngũ công nhân, vừa là đầu mối thực hiện công tác nghiên cứu khoa
học về công nhân, viên chức, lao động" (trang 66, Văn kiện Đại hội).
Định hướng phấn đấu của trường trong những năm tới là: Mở rộng và phát
triển trường thành cơ sở đào tạo, nghiên cứu đa chức năng, có uy tín trong nước
và quốc tế, với định hưóng trở thành một đại học nghiên cứu.
Nguồn vốn đầu tư cơ bản của trường đến nay là vốn của Tổng liên đoàn lao
động Việt Nam, Liên đoàn lao động Thành phố Hồ Chí Minh, tài chính hỗ trợ từ
Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh dưới hình thức chi trả lãi vốn vay
21


kích cầu của trường. Chi thường xuyên vận động từ nguồn học phí ứng trước
của người học. Hoạt động tài chính luôn thực hiện đúng các qui định của nhà
nước, của Hội đồng trường và được kiểm toán chặt chẽ hàng năm.
Phương châm hoạt động của trường: "Vì sự phát triển con người và một xã
hội tăng trưởng ổn định, bền vững". Triết lý hoạt động: "Chất lượng và Tin cậy".
Nguyên tắc hoạt động: "Hiệu quả, Công bằng và Ổn định".
Sứ mạng, triết lý và nguyên tắc ứng xử xã hội của Trường đại học Tôn Đức
Thắng là kim chỉ nam cho các chiến lược và kế hoạch phát triển từng giai đoạn
mà trường xây dựng.

2.3.

Thực tiễn về chủ trương tự phong Giáo sư – PGS của Đại học Tôn
Đức Thắng trên báo Nhân dân.
Thông tin về việc Trường Đại học Tôn Đức Thắng tụ ý ban hành quy định

riêng của Trường tự phong hàm giáo sư, phó giáo sư cho cán bộ, giảng viên của
trường gây tranh cãi sôi nổi của dư luận.

Thông tin từ trang chính thức của trường về tiêu chuẩn chức danh Giáo sư

22


Việc trường Đại học Tôn Đức Thắng (TP HCM) tự phong chức danh GS,
PGS cho các giảng viên trong trường đang gây ra những tranh luận trái chiều.
Luồng ý kiến ủng hộ thì cho rằng: Đây là việc làm cần khuyến khích, hãy
để các trường Đại học tự chủ trong việc này vì việc phong Giáo sư là hết sức
bình thường.Tuy nhiên luồng ý kiến khác thì cho rằng việc này phải để Hội đồng
Giáo sư Nhà nước làm vì đã có chuẩn quốc gia thông nhất. Chứ mỗi trường thì
sẽ “loạn” Giáo sư - Phó Giáo sư.
Câu chuyện của trường Đại học Tôn Đức Thắng lần đầu tiên xảy ra ở Việt
Nam. Theo lời lãnh đạo nhà trường, việc bổ nhiệm chức vụ chuyên môn cho
chuyên gia, nhà khoa học của trường được thực hiện dựa trên quyền tự chủ được
cho phép thí điểm theo Quyết định 158 của Thủ tướng Chính phủ. Với thực tế
giáo dục, kinh tế-xã hội của nước ta nếu áp dụng mô hình “tự phong” của ĐH
Tôn Đức Thắng nhiều người lo ngại tình trạng trong trường sẽ tự nâng nhau lên
để lấy danh tiếng. Đặc biệt là trong lúc các trường phải cạnh tranh với nhau để
thu hút thí sinh thì trường nào khuếch trương được thì trường đó thắng.
Nếu nhiều trường cùng áp dụng mô hình của ĐH Tôn Đức Thắng thì chúng

ta sẽ có một đội ngũGS, PGS “vô cùng hùng hậu”. Theo một số liệu thống kê
năm 2013 – 2014, cả nước có khoảng 9.000 giáo sư và 24.300 tiến sĩ. Việt Nam
có số giáo sư, tiến sĩ "nhiều nhất Đông Nam Á". Phong hàm như vậy sẽ dễ xảy
ra tình trạng khó phân biệt giữa GS trường tự phong và GS do Nhà nước phong
tặng. Từ đó có thể tạo nên tư tưởng “kiểu gì chả có chức danh GS”.
Về thông tin trường ĐH Tôn Đức Thắng tự phong GS, PGS, báo Nhân dân
đã có những bài viết về vấn đề này:

23


Phiên bản báo giấy của báo Nhân dân số 21908 ngày 20/9/2015 với tiêu đề:
Cần thực hiện đúng quy định phong giáo sư, phó giáo sư của hai tác giả Giang
Sơn và Minh Anh.

24


Báo Nhân dân phiên bản báo điện tử ngày 14/10/2015 đã có bài viết giới
thiệu tên gọi các chức danh Giáo sư của trường trong đó đưa ra tiêu chuẩn cho
các chức vụ chuyên môn của trường gồm: Giáo sư trợ lý, Giáo sư dự bị, Giáo sư
thực thụ. Ngoài ra còn có thêm một chức vụ Giáo sư xuất sắc.
Theo đánh giá, đội ngũ giáo sư, tiến sĩ Việt Nam đang thừa một cách tương
đối, có một tỷ lệ lớn được đào tạo không chuẩn, thiên về lý thuyết, chất lượng
dưới mức trung bình so với quốc tế. Điều này cho thấy, một đất nước có nền
giáo dục phát triển hay không không lệ thuộc vào số lượng giáo sư, phó giáo sư.
Xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm các chức danh GS, PGS là một
chủ trương lớn, quan trọng của Đảng và nhà nước ta. Bởi các GS, PGS là đội
ngũ các cán bộ khoa học đầu đàn, chủ chốt trong các cơ sở giáo dục đại học theo
tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Chủ trương này cũng tạo ra cơ sở cho việc đề

xuất và thực hiện các chính sách, chế độ đãi ngộ đối với GS, PGS. Nghị định
của Chính phủ đã qui định rất rõ về việc phong hàm giáo sư, phó giáo sư, vì thế
không có lý gì ĐH Tôn Đức Thắng lại “xé rào”, một mình một kiểu để có những
đãi ngộ tương xứng được.
Thực tế, nhà nước có hẳn một Hội đồng phong hàm GS, Phó GS. Tuy
nhiên, chất lượng hoạt động của Hội đồng này có thể còn nhiều vấn đề chưa ổn
25


×