Tải bản đầy đủ (.docx) (70 trang)

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường ở khu công nghiệp phú bài, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.57 MB, 70 trang )

LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành khóa luận này, tác giả xin gửi lời cám ơn chân thành đến Ban chủ
nhiệm Khoa Môi Trường, các thầy cô trong Khoa cùng các thầy cô trong và ngoài
trường Đại học Khoa học đã trang bị cho tác giả những kiến thức quý giá trong suốt 4
năm học tập tại trường.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo, PGS.TS. Lê Văn Thăng
đã hết lòng quan tâm và hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Tác giả xin gửi lời cám ơn đến các cô chú trong Ban quản lý Khu kinh tế, Khu
công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế, phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Hương
Thủy, công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển KCN, UBND thị xã Hương Thủy đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Cuối cùng tác giả xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ
tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài khóa luận.

1


TÓM TẮT

KCN Phú Bài là KCN hình thành đầu tiên, có quy mô hoạt động lớn nhất của
tỉnh Thừa Thiên Huế. Đã được đầu tư đồng bộ từ Hạ tầng kỹ thuật đến cách thức quản
lý. Nơi đây thu hút vốn đầu tư lớn từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước với đa
dạng các loại hình sản xuất. Có vai trò quan trọng trong việc giải quyết một lượng lớn
lao động trên đại bàn cũng như đối với nền kinh tế tỉnh.
Là nơi tập trung đa dạng các loại hình sản xuất công nghiệp, trong quá trình
hoạt động không tránh khỏi các vấn đề phát sinh chất thải gây ảnh hưởng ít nhiều đến
môi trường trong và ngoài KCN nếu không có biện pháp quản lý kịp thời, hiệu quả và
phù hợp nhất với từng nhóm ngành hoạt động. Việc tìm hiểu, đánh giá cách thức quản
lý KCN phần nào giúp cho các nhà quản lý tìm ra điểm mạnh trong công tác quản lý
để phát huy và điểm yếu kém để khắc phục, bên cạnh đó đề xuất các giả pháp mang
tính điều chỉnh, thay thế cho các giải pháp đã lỗi thời, không còn phù hợp nữa. Giúp


cho hoạt động sản xuất tại các cơ sở cũng như môi trường chung của KCN được duy
trì và vận hành một cách tốt nhất.
Khóa luận này tìm hiểu, đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường chung cho
toàn KCN và đánh giá thực trạng công tác quản lý KCN tại đây. Từ đó đề xuất các giải
pháp góp phần quản lý môi trường KCN Phú Bài tốt hơn.

2


Mục lục

3


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh năm 2011.
Bảng 2.2: Các dự án đầu tư vào KCN Phú Bài.
Bảng 4.1: Vi trí các điểm quan trắc nguồn nước mặt
Bảng 4.2: Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước mặt.
Bảng 4.3: Vị trí các điểm quan trắc nước dưới đất
Bảng 4.4: Kết quả phân tích chất lượng các mẫu nước dưới đất.
Bảng 4.5: Vị trí các điểm quan trắc nước thải.
Bảng 4.6: Kết quả phân tích nguồn nước thải
Bàng 4.7: Vị trí các điểm quan trắc môi trường không khí.
Bảng 4.8: Kết quả đo đac, phân tích chất lượng môi trường không khí xung quanh
(mẫu được đo đạt trung bình 1 giờ).

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Hình 1 : Bản đồ vị trí KCN Phú Bài.

Hình 2 : Bản đồ hạ tầng kỹ thuật KCN Phú Bài.
Hình 3 : Bản đồ hiện trạng khu công nghiệp Phú Bài phân màu theo ngành sản xuất.
Hình 4 : Bản đồ Định hướng quy hoạch theo ngành, bố trí hệ thống cây xanh Khu công
nghiêp Phú Bài.
Ảnh 1 : Lấy số liệu tại UBND thị xã Hương Thủy.
Ảnh 2,3 : Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển hạ tầng KCN Phú Bài.
Ảnh 4,5 : Nhà máy xử lý nước thải tập trung của KCN Phú Bài
Ảnh 6 : Trục đường chính KCN Phú Bài.
Ảnh 7 : Hồ sinh học tự nhiên.

4


5


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KCN

Khu công nghiệp

CNC

Công nghệ cao

UBND

Ủy ban nhân dân

TNHH MTV


Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

TNHH NN MTV

Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên

CP

Cổ phần

VLXD

Vật liệu xây dựng

6


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay, chúng ta đang phải đối mặt với các vấn đề môi trường mang tính toàn
cầu, bao gồm: sự biến đổi khí hậu, suy thoái đa dạng sinh học, suy thoái tầng ô zôn,
suy thoái tài nguyên nước ngọt, suy thoái đất và hoang mạc hóa, ô nhiễm các chất hữu
cơ độc hại khó phân hũy,… Những vấn đề này có mối tương tác lẫn nhau và đều ảnh
hưởng trực tiếp tới cuộc sống con người cũng như sự phát triễn xã hội.
Phát triển công nghiệp là nhiệm vụ hàng đầu để nước ta thực hiện mục tiêu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Theo Vụ Quản lý Các Khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, lũy kế đến hết 2013, trên cả nước có 289 KCN (không bao gồm khu chế xuất,
khu kinh tế) với tổng diện tích đất tự nhiên 81.000 ha, trong đó, 191 KCN (chiếm
66,08%) đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên 54.060 ha và 98 KCN

đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản với tổng diện
tích đất tự nhiên 27.008 ha. Các KCN đã đóng góp hơn 80 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm, chiếm khoảng 35% tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu của nền
kinh tế. Các KCN thu hút khoảng 472 dự án, với tổng vốn đăng ký 8,742 tỷ USD vốn
FDI, chiếm 70% vốn FDI của cả nước, tạo việc làm trực tiếp cho trên 2 triệu lao động
[2].Tuy nhiên, chính sự phát triển KCN là ngành kinh tế gây tác động mạnh nhất đến
môi trường, tài nguyên, sức khỏe, an toàn và trật tự xã hội. Có thể nói, ô nhiễm môi
trường luôn đồng hành với phát triển các dự án công nghiệp. Cho nên việc quản lý môi
trường tại các KCN là rất quan trọng và cần thiết.
Thừa Thiên Huế nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, tỉnh đã chú
trọng hình thành và phát triển các KCN gắn với phát triển đô thị, nhằm thu hút vốn đầu
tư, công nghệ tiên tiến của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Toàn tỉnh hình
thành bảy KCN, với diện tích hơn 2.800 ha. Ngoài KCN 560 ha trong Khu kinh tế
Chân Mây- Lăng Cô và Sáu KCN còn lại phân bố đều khắp ở huyện, thị xã trong tỉnh
diện tích lớn hơn 2.160 ha, có đầy đủ các dịch vụ phục vụ các nhà đầu tư. Bao gồm:
KCN Phú Bài, Phong Ðiền, Tứ Hạ, Quảng Vinh, Phú Ða và La Sơn [4].
KCN Phú Bài xây dựng vào năm 1998 là KCN đầu tiên của tỉnh Thừa Thiên
Huế, được xây dựng trên khu đất trên 300 ha; đã hoàn thành các công trình hạ tầng kỹ
thuật; các dự án đầu tư đạt tỷ lệ hơn 90%, kết cấu hạ tầng xây dựng đồng bộ giai đoạn
I và II, KCN đã tuân thủ quy hoạch, đó là hoàn tất các hạng mục công trình như đường
giao thông, cấp điện, cấp nuớc, hệ thống xử lý nước thải tập trung, kho thông quan,
điện chiếu sáng, cây xanh [1]…Vì vậy tác giả chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp
nâng cao hiệu quả quản lý môi trường ở Khu công nghiệp Phú Bài, tỉnh Thừa Thiên
Huế”. Nhằm tìm hiểu, đánh giá công tác quản lý môi trường tại KCN có đảm bảo môi
trường theo quy định của pháp luật hiện hành. Bên cạnh đó, đề xuất các giải pháp để
góp phần quản lý môi trường KCN Phú Bài tốt hơn.

7


2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

a. Mục tiêu chung.
Tìm hiểu công tác quản lý môi trường tại khu công nghiệp Phú Bài, tỉnh Thừa thiên
Huế.

b. Mục tiêu cụ thể.
- Tìm hiểu công tác quản lý môi trường nước, không khí, chất thải rắn tại KCN.
- Đánh giá công tác quản lý môi trường tại KCN theo quy định của pháp luật
hiện hành.
- Đề xuất các giải pháp để góp phần quản lý môi trường KCN tốt hơn.

3. CẤU TRÚC KHÓA LUẬN.
Khóa luận ngoài Mở đầu, Kết luận và Kiến nghị, Tài liệu tham khảo, phần nội
dung gồm có 3 chương.

8


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CÁC KHU
CÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC TA.

1.1.1. Quá trình phát triển khu công nghiệp ở nước ta.
Nền công nghiệp nước ta ra đời khá muộn. Khu chế xuất đầu tiên được thành
lập năm 1991, KCN đầu tiên thành lập năm 1994. Sau hơn 20 năm phát triển đến nay,
theo số liệu điều tra của Tổng cục Môi trường, tính đến hết năm 2015, cả nước có 283
KCN đã đi vào hoạt động; tỷ lệ lấp đầy diện tích đất các KCN đã vận hành đạt khoảng
60%, thu hút khoảng 3 triệu lao động cả trực tiếp và gián tiếp. Việc thu hút doanh
nghiệp đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN - CCN còn gặp khó khăn, đặc biệt là các tỉnh

duyên hải miền Trung, trái ngược hẳn với những vùng có hạ tầng tốt như Đông Nam
Bộ, Đồng bằng sông Hồng [2].
1.1.2. Thực trạng công tác quản lý môi trường tại khu công nghiệp nước ta.
a. Nước thải và ô nhiễm các nguồn nước.
Hiện nay, tổng số 283 KCN đang hoạt động trong cả nước có 212 KCN đã xây
dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung (chiếm 74,9%), 24 KCN đang xây dựng hệ
thống xử lý nước thải tập trung (chiếm 11,5%), các KCN còn lại đang xây dựng lộ
trình đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung[2]. Nguồn thải từ các KCN mặc dù tập
trung nhưng thải lượng rất lớn, trong khi đó công tác quản lý cũng như xử lý chất thải
KCN còn nhiều hạn chế. Các hệ thống xử lý nước thải tập trung ở các KCN chỉ xử lý
được khoảng 60% lượng nước thải phát sinh [2]. Lượng nước thải còn lại, một phần do
các cơ sở đã được miễn trừ đấu nối và tự xử lý, một phần không qua xử lý mà xả trực
tiếp ra môi trường. KCN Phú Bài cũng là một trong những KCN có hệ thống xử lý
nước thải tập trung.
Một số ngành sản xuất công nghiệp có thải lượng nước thải lớn cũng như nồng
độ các các chất ô nhiễm cao nếu không qua xử lý có thể kể đến như: chế biến lương
thực, thực phẩm; dệt nhuộm, sản xuất giấy, khai thác khoáng sản...
Nước thải phát sinh từ ngành công nghiệp chế biến thực phẩm với các thông số
đặc trưng như BOD, COD, cặn lơ lửng, dầu mỡ, nitơ cao, gồm nước thải từ quá trình
rửa, sơ chế nguyên liệu, chế biến sản phẩm, vệ sinh nhà xưởng… là nguồn gây ô
nhiễm nước khu vực tiếp nhận.
Nước thải phát sinh từ ngành công nghiệp dệt nhuộm là loại nước thải ô nhiễm
nặng chủ yếu phát sinh trong công đoạn dệt nhuộm và nấu tẩy. Trong nước thải này
chứa hàm lượng rất cao kim loại nặng, chất hữu cơ khó phân hủy, độ màu của chất hữa
cơ của nước thải dệt nhuộm nếu không được xử lý trước khi thải ra môi trường không
những làm mất mỹ quan mà còn ảnh hưởng đến hệ thủy sinh cũng như gây ngộ độc
cho con người và hệ sinh vật nơi tiết nhận.

9



Nước thải phát sinh từ ngành công nghiệp sản xuất giấy là loại nước thải chứa
lượng lớn chất thải đọc hại và rất khó xử lý chủ yếu phát sinh từ giai đoạn nấu và tẩy
trắng. Trong nước thải này chứa hàm lượng chất rắn lơ lững, BOD, COD cao, đặc biệt
là ligin chất này khó hòa tan và khó phân hủy, khả năng tích lũy sinh học cao.
Nước thải phát sinh từ ngành công nghiệp khai thác khoáng sản. Nguồn thải
chủ yếu từ rửa đất đá và nước thải mỏ. Ảnh hưởng đến sử dụng nước, thất thoát tài
nguyên thiên nhiên và gây tác động xấu đến môi trường xung quanh.
Bên cạnh đó, việc xử lý nước thải đối cới các cơ sở sản xuất công nghiệp đứng
độc lập ngoài KCN đang là vấn đề nan giải do đa số các doanh ngiệp sản xuất nhỏ lẻ
đều năm xen lẫn trong khu dân cư. Cơ sở sản xuất nhỏ thường không có kinh phí để
xây dựng một hệ thống xử lý chất thải đúng tiêu chuẩn, do vậy tình trạng ô nhiễm môi
trường ở nước ta là rất đáng lo ngại.
b. Khí thải và ô nhiễm không khí.
Ô nhiễm môi trường không khí do hoạt động sản xuất công nghiệp chủ yếu tập
trung tại các vùng ven các nhà máy, cơ sở sản xuất vẫn sử dụng công nghệ lạc hậu,
quản lý môi trường kém, điển hình như một số nhà máy xi măng, luyện kim, khai
khoáng, nhiệt điện… Bụi, khí thải tại xung quanh các cơ sở này thường vượt nhiều lần
quy chuẩn cho phép.
Các chất độc hại từ khí thải công nghiệp được phân loại thành các nhóm bụi,
nhóm khí vô cơ (NO, SO, CO…), nhóm các chất hữu cơ và kim loại nặng. Trong đó
lượng phát thải NO2, SO và TSP chiếm phần lớn trong tổng lượng phát thải các chất
gây ô nhiễm, còn lại là các chất ô nhiễm không khí khác.
Một số ngành sản xuất công nghiệp có thải lượng khí thải lớn cũng như nồng độ
các các chất ô nhiễm cao nếu không qua xử lý có thể kể đến như: Sản xuất thép, sản
xuất vật liệu xây dựng, khai thác và chế biến than…
- Khí thải từ ngành công nghiệp sản xuất thép chủ yếu phát sinh từ các khu vực
sản xuất như nhà xưởng, lò than, khu vực tạo hình, khu vực tập kết sản phẩm với
các khí thải chủ yếu: bụi, gỉ sắt chứa các oxit kim loại (FeO, MnO, Al2O3, Si2O,
CaO, MgO); khí thải chứa bụi CO 2, SO2 tại các khu vực nhà kho, bãi chứa,

kho than, khu vực vận chuyển, khí thải phát sinh chủ yếu gồm NO, VOC,
hơi xăng dầu[2].
- Khí thải từ ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng chủ yếu
phát sinh từ quá trình khai thác, sản xuất và vận chuyển nguyên vật liệu.
Phát sinh ra tiếng ồn lớn và một số lại khí thải chủ yếu gồm bụi, CO, NO x,
SO2, H2S...[2].

+ Ngành công nghiệp sản xuất xi măng được coi là ngành công nghiệ ảnh
hưởng đến chất lượng không khí lớn nhất. Khí thải chủ yếu phát sinh từ lò
nung xi măng. Bụi xi măng phát sinh hầu hết các công đoạn trong quá trình
sản xuất như: quá trình nghiền, đập, sàng, phân ly, sấy, nung, làm nguội,
đóng bao và vận chuyển. Với thành phần khí thải bao gồm hàm lượng bụi,
NO2 , CO , F rất cao và có khả năng gây ô nhiễm môi trường nếu không
kiểm soát tốt[2].

10


+ Khí thải từ ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng khác. Khí thải
chủ yếu phát sinh trong quá trình nổ mìn, đập nghiền và bốc xúc, chế biến,
vận chuyển. Với thành phần khí thải bao gồm hàm lượng bụi cao, CO 2,
NOx, SO2, H2S, HF, tiếng ồn,…[2].

- Ngành công nghiệp khai thác và chế biến than được coi là ngành công
nghiệp góp phần giữ vững an ninh năng lượng và tăng trưởng kinh tế của
Việt Nam. Bụi và khí thải phát sinh hầu hết các giai đoạn khai thác, chế
biến, và vận chuyển. Với thành phần khí thải bao gồm hàm lượng bụi (TSP
PM10), SO2, CO2, NO2, CH4,…[2]. Mặc dù có xử dụng biến pháp che chắn
và cải tiến kỹ thuật nhưng nồng độ bụi vẫn vượt ngưỡng QCVN.
Việc kiểm soát ô nhiễm không khí tại các KCN của nước ta rất khó khăn. Ngoài

việc trong chờ vào ý thức của doanh nghiệp cũng như cải tiến kỹ thuật, thì hiện tại ở
nước ta chưa có giải pháp hiệu quả nào giúp cải thiện môi trường không khi tại các
KCN.
c. Chất thải rắn và chất thải độc hại.
Trong phạm vi toàn quốc, qua khảo sát của Bộ TN&MT, khối lượng CTR công
nghiệp xấp xỉ trên 22.440 tấn/ngày, tương đương 8,1 triệu tấn/năm [2].
Bảng 2.1. Lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh năm 2011.
ĐVT: tấn/ngày
TT

Địa phương

CTR công
nghiệp

CTNH công
nghiệp

1

Đồng bằng sông Hồng

7.250

1.370

2

Trung du và miền núi phía Bắc


1.310

190

3

Bắc Trung bộ và Duyên hải Miền
Trung

3.680

1.140

4

Tây Nguyên

460

65

5

Đông Nam Bộ

7.570

1.580

6


Đồng bằng sông Cửu Long

2.170

350

22.440

4.695

Tổng:

Nguồn: TCMT, 2012
Qua khảo sát thực tế tại 63 tỉnh thành cho thấy, ở nhiều tỉnh khu vực Duyên
hải Nam Trung Bộ và Tây nguyên, chất thải công nghiệp và CTR sinh hoạt vẫn còn
chôn lấp chung, hầu hết các bãi chôn lấp đều không hợp vệ sinh. Ở khu vực Tây
Nguyên, các bãi chôn lấp lộ thiên thường được bố trí tại các thung lũng, có nơi gần
đầu nguồn nước gây ô nhiễm môi trường khu vực hạ nguồn. Đối với khu vực đồng
bằng sông Cửu Long, nhiều bãi chôn lấp không có bờ bao, khi mùa lũ về, bãi chôn lấp
bị ngập nước gây ô nhiễm môi trường. Nhiều bãi chôn lấp có cấu tạo hở, vào mùa khô,
chất thải được đem đốt.

11


1.2. TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ BÀI.

1.2.1. Đặc điểm tự nhiên.
a. Địa điểm thực hiện dự án.

KCN Phú Bài nằm trên địa phận thị trấn Phú Bài, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa
Thiên Huế và cách trung tâm thành phố Huế 15 km và thị trấn Phú Bài 4 km về phía
Đông-Nam theo quốc lộ 1A, nằm cạnh sânp bay Phú Bài, cách cảng biển bước sâu
Chân Mây 35 km với tổng diện tích quy hoạch cả 3 giai đoạn là 303,46 ha. Hiện tại
KCN thực hiện xong quy hoạch giai đoạn I, II với tổng diện tích 213,08 ha [1].

- Vị trí giới hạn của KCN Phú Bài được xác định như sau:
+ Phía Bắc giáp với đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 1A và sân bay Phú Bài.
+ Phía Tây giáp và Tây Bắc giáp thị Trấn Phú Bài.
+ Phía Đông và Đông Nam giáp với thôn 1B Thủy Phù và thị trấn Phú Bài.
+ Phía Nam giáp với vùng đồi thấp thuộc ngoại vi thành phố Huế.
- Đây là vị trí tương đối thuận lợi về giao thông liên lạc: nằm dọc theo Quốc lộ
1A, gần cản biển Chân Mây, sân bay quốc tế Phú Bài rất thuận lợi cho việc giao
thương đối ngoại đối nội.
- Khu vực có hệ thống thủy văn tương đối phát tiển nên có thể khai thác nước
đủ cấp cho KCN.
- Vị Trí của KCN nằm trong quy hoạch phát triển các KCN của tỉnh.
- Ở đây có thể cung cấp lượng lao động dồi dào cho các hoạt động sản xuất của
khu công nghiệp.

12


Hình 1.1. Bản đồ vị trí Khu công nghiệp Phú Bài – tỉnh Thừa Thiên Huế.
b. Đặc điểm địa địa hình – địa mạo.
Địa hình: KCN Phú Bài là khu vực giáp ranh giữa vùng đồi núi thấp Đông Nam
thành phố Huế với vùng đồng bằng ven biển. Hướng dốc chính của khu đất là TâyBắc xuống Đông Nam, có độ dốc trung bình < 1%. Cốt cao nhất của khu đất là 13,5 m.
Cốt thấp nhất 8 m. Cốt trung bình 13 m. KCN nằm trong khu vực có địa hình cao, do
đó sẽ không bị ngật lụt [1].
Địa mạo: khu đất phát triển trên đới nâng yếu Tân kiến tạo [1].

c. Đặc điểm khí hậu - thủy văn.
- Đặc điểm khí hậu: số liệu khí hậu KCN Phú Bài sử dụng theo tài liệu khí hậu,
thủy văn của trạm khí tượng thủ văn Thừa Thiên Huế. Cụ thể:

+ Nhiệt độ: Nằm trong vành đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, lại thừa hưởng
lượng bức xạ dồi đào nên Thừa Thiên Huế có nền nhiệt độ cao đặc trưng
cho chế độ nhiệt lãnh thổ vành đai nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình năm 2015
là 25.8 0C [4].
Biến trình nhiệt độ hàng năm thuộc dạng biến trình nhiệt đới gió mùa với một
cực đại mùa hè (tháng 6 hoặc tháng 7) với nhiệt độ trung bình trên 29°C và một cực
tiểu về mùa đông (tháng 1) thường có nhiệt độ trung bình 20°C [4].

+ Độ ẩm: Thừa Thiên Huế không khí chứa nhiều hơi nước nên thuộc vào một
trong số các vùng có độ ẩm tương đối cao nhất nước. Độ ẩm trung bình năm
của không khí tăng theo độ cao địa hình, theo tháng trong năm và có giá trị
trung bình năm 2015 là 85.6%. Độ ẩm cao nhất từ tháng 9 đến tháng 4 năm
sau giao động trong khoảng 85-95 % và thấp hơn từ tháng 5 đến tháng 8
giao động trong khoảng 75 - 82 % [3].

+ Lượng mưa: Thừa Thiên Huế là một trong các tỉnh có lượng mưa nhiều nhất
nước ta. Lượng mưa trung bình năm 2015 là 183.8 mm [4].
- Thủy văn: Nước thải KCN sẽ thoát ra sông Phú Bài. Sông Phú Bài, chảy qua
một đoạn đầu KCN, rồi vòng xuống phía Nam khu vực và khi qua đường quốc lộ 1A
tới địa phận thôn Hà Trữ thì nhập vào sông Đại giang. Sông Đại Giang nằm ở phía Bắc
quốc lộ 1A, là một phân lưu của sông Hương, chảy vào đường đầm cầu Hai nên sông
Phú Bài thuộc chế độ thủy văn của sông Hương và sông Bồ. Do sông Phú Bài có diện
tích lưu vực hẹp, chiều dài ngắn (khoảng 3 km), chiều rộng hẹp (2 -25 m). Sông có lưu
lượng nhỏ Q < 50 m3/s, về mùa hè mực nước sông lên cao, về mùa khô sông có thời
gian cạn nước [1].


1.2.2. Đặc điểm xã hội của tỉnh thừa thiên Huế ảnh hưởng đến khu công
nghiệp Phú Bài.
a.Tình hình dân số.
Tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có 9 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: thành phố
Huế, thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà và 06 huyện, trong đó có 2 huyện miền núi

13


(A Lưới, Nam Đông) và 4 huyện đồng bằng (Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú
Lộc) [4].
Theo số liệu thống kê năm 2015, dân số tỉnh Thừa Thiên Huế có 1.143.572
người, gồm: 567.253 nam và 576.319 nữ. Với mật độ dân số là 228 người/km 2. Sự
chênh lệnh về sự phân bố dân số ở nông thôn cũng như thành phố không cao cụ thể có
556.056 người sinh sống ở thành thị và 587.516 người sinh sống ở vùng nông thôn [4].
Tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên là 623.480 người trong đó lao động nữ
306.450 người [4].
Riêng với thị xã Hương Thủy – khu vực nơi có KCN Phú Bài, có 101,353
người, mật độ tập trung dân cư là 223 người/km 2. Như vậy so với mật độ trung bình
chung của tỉnh thì mật độ dân cư khu vực này lớn. Cung cấp một nguồn lao động dồi
dào cho KCN Phú Bài [4].
b. Tình hình sức khỏe cộng đồng:

 Giáo dục:
Thừa Thiên Huế được xem là một mảnh đất hiếu học trên cả nước với bề dày
lịch sử cũng như sự nổ lực của công tác giáo dục trên địa bàn tỉnh. Đến nay, tỉnh Thừa
Thiên Huế được công nhận là mảnh đất đào tạo ra một nguồn nhân lực dồi dào chất
lượng cao phục vụ cho mục đích phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa.
Hệ thống giáo giáo dục trên địa bàn tỉnh bao gồm [5]:

- Khối Mầm non có 207 trường, với 52.987 học sinh. Số trường đạt chuẩn quốc
gia 51 trường.
- Khối Tiểu học có 219 trường (01 trường tư thục), với 89.934 học sinh. Số
trường đạt chuẩn Quốc gia 133 trường.
- Khối Trung học cơ sở có 132 trường (13 trường cấp 1-2) với 73.417 học sinh.
Số trường đạt chuẩn Quốc gia 52 trường.
- Khối Trung học phổ thông có 40 trường (3 trường cấp 2-3) với 38.810 học
sinh. Số trường đạt chuẩn Quốc gia 10 trường.
- Khối đại học, cao đẳng, trung cấp: Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 8 trường đại
học, 2 trường cao đẳng và 2 trường trung cấp chuyên nghiệp, 3 trường cao đẳng nghề,
7 trường trung cấp nghề, 3 trung tâm dạy nghề và 34 cơ sở đào tạo nghề khác.
Dự kiến mỗi năm, đào tạo nghề cho 10.110 lao động, nâng mức tỉ lệ lao động
qua đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh lên [5].
Với nền tảng giáo dục cũng như điều kiện cơ sở vật chất đáp ứng cho nhu cầu
lao động đã qua đào tạo cũng như điều kiện học tập của con em người lao động trên
địa bàn.

 Y tế.
- Thừa Thiên - Huế là trung tâm y tế chuyên sâu của khu vực miền Trung - Tây
Nguyên và cả nước với 3 đơn vị đang được nhà nước đầu tư triển khai thực hiện dự án
Trung tâm Y tế chuyên sâu khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước là: Bệnh

14


viện Trung ương Huế, Trường Đại học Y Dược Huế và Trung tâm Kiểm nghiệm dược
phẩm, hóa mỹ phẩm Trung ương.
- Với các cơ sở khám chửa bệnh trên địa bàn tỉnh [5]:

+ Bệnh viện Trung ương Huế (3000 giường)

+ Bệnh viện quốc tế Huế (200 giường, sẽ mở rộng lên 500 giường)
+ Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế (700 - 800 giường).
+ Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 (tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên
Huế) (500 giường)

+ Bệnh viện Đa Khoa Hoàng Viết Thắng (90 giường).
+ Bệnh viện Ngoại Khoa Nguyễn Văn Thái (30 giường).
+ Bệnh viện Giao thông vận tải Huế
+ Bệnh viện y học cổ truyền
+ Bệnh viện Điều Dưỡng và Phục hồi chức năng
+ Bệnh viện Răng Hàm Mặt Huế
+ Bệnh viện Mắt Huế
+ Bệnh viện Tâm thần
+ Bệnh viện Đa Khoa Chân Mây
+ Bệnh viện Bình Điền
+ Bệnh viện chấn thương chỉnh hình - phẫu thuật tạo hình
+ Bệnh viện Quân y 268
+ Bệnh viện chấn thương chỉnh hình - điều dưỡng phục hồi chức năng
+ Bệnh viện Lao và bệnh phổi Thừa Thiên Huế
+ Bệnh viện Phong và Da Liễu Huế.
Thị xã Hương thủy có 1 trung tâm y tế và 12 trạm y tế xã phường hoạt động
trên đại bàn, với đội ngủ y bác sĩ có kinh nghiệm và tay nghề phục vụ khám chữa bệnh
kịp thời cho người dân trên địa bàn cũng như cho lao động của KCN Phú Bài.
c. Cơ sở hạ tầng

 Giao thông.
KCN có mối liên hệ với mạng lưới giao thông trong vùng rất thuận lợi cho việc
giao lưu với các tỉnh và Quốc tế. Mạng lưới giao thông trong KCN được quy hoạch
theo dạng ô bàn cờ bảo đảm giao thông thuận lợi tới từng lô đất. Hệ thống giao thông
trong KCN sử dụng hai loại đường chính:


15


- Đường loại 1: Có mặt cắt ngang 31m, đường hai tuyến có dải phân cách, 2 bên
lề đường là hành lang kỹ thuật cấp điện chiếu sáng, thông tin liên lạc, cấp thoát nước.
Đây là trục đường chính chạy từ cổng chính khu điều hành đến từng lô đất chính, tổng
diện tích mặt đường là 28.600 m2 [1].
- Đường loại 2 có mặt cắt ngang 19,5 m, nối giao thông trong KCN tới từng lô
đất, hai bên đường bố trí hành lang KCNỹ thuật cung cấp điện, nước, thoát nước, chiếu
sáng, thông tin liên lạc. Hệ thống giao thông thông xe trong toàn KCN và thông ra
ngoài KCN, tổng diện tích mặt đường là 93.800 m2 [1].

 Cấp điện.
Nguồn cung cấp điện cho KCN là trạm trung gian 110KV/22KV. Trong từng
khu vực nhà máy tùy theo công suất sử dụng sẽ đặt các trạm hạ thế 22KV/0.4KV. Các
trạm này lấy điện từ trạng trung gian 110KV qua tuyến điện 22KV dẫn tới hệ thống cột
ly tâm BTCT với hệ dây AC50.
Điện chiếu sáng toàn khu lấy điện từ 3 trạm hạ thế 22KV/0.4KV, Công suất mỗi
trạm 100KVA [1].

 Cấp nước.
Hệ thống cấp nước từ thành phố Huế đi theo Quốc lộ 1A vào nhà máy sử dụng
từ giai đoạn 1.
Hệ thống cấp nước từ nhà máy nước Phú Bài, công suất 10.000 m3/ ngày đêm
[1].

 Xây dựng bảng đồ quản lý cơ sở hạ tầng KCN Phú Bài.
Bản đồ thể hiện: hệ thống mạng lưới giao thông trông và ngoài KCN, hệ thống
cây xanh của KCN, hệ thống mạng lưới đường dẫn nước thải và điểm đấu nối của các

cơ sở với hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung của KCN.
Tiến hành xây dựng bảng đồ lưu trữ trên hai dạng file dữ liệu: Bản đồ file
AutoCad; Bảng đồ file ảnh.

16


Hình 1.2. Bản đồ hạ tần kỹ thuật KCN Phú Bài.
1.2.3. Các loại hình sản xuất hoạt động trong khu công nghiệp Phú Bài.
KCN Phú Bài về cơ bản là một KCN tập trung với các dự án đầu tư công nghệ
tiên tiến bà hiện đại, lọa bỏ dần các công nghệ củ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường ảnh
hưởng đến sức khỏe người tham gia lao động và các khu vực dân cư lân cận, các loại
hình công nghệ có khả năng gây ô nhiễm sẽ không được đầu tư vào KCN này.
- Các ngành được ưu tiên đầu tư vào khu công nghiệp.
Theo định hướng phát triển công nghiệp của tỉnh, KCN Phú Bài lựa chọn các
ngành công nghiệp chủ lực ưu tiên phát triển phù hợp với mục tiêu ban đầu đặt ra:

+ Phát triển sản phẩm thực phẩm, đồ uống: trong đó ưu tiên tập trung phát
triển sản phẩm bia, nước giải khát không cồn cải tiến mẫu mã, xây dựng
thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm nông sản, thủy hải sản.

+ Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, phụ trợ cho ngành dệt may phát triển
các sản phẩm may thời trang.

+ Phát triển các sản phẩm của ngành công nghiệp điện, điện tử, tin học và
công nghệ cao: sản xuất linh kiện điện tử cơ bản cho các nhà máy cho ngành
công nghiệp chế tạo sản phẩm tiêu dùng công nghiệp hỗ trợ điện - điện tử
sản xuất, lắp ráp hàng điện tử lắp ráp máy tính gia công, phần mềm tin học,
các sản phẩm công nghệ cao.


+ Các sản phẩm của công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản: Ưu tiên
phát triển sản xuất sản phẩm ngành công nghiệp silicat có hàm lượng công
nghệ cao, sản xuất gốm sứ kỹ thuật cao, chế biến sâu titan

17


+ Phát triển sản xuất các sản phẩm dược phẩm, hóa mỹ phẩm và sản xuất tá
dược, thiết bị ngành y tế.

+ Phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, quà tặng, hàng lưu niệm phục vụ du
lịch.
- Hiện trạng đầu tư các cơ sở sản xuất trong khu công nghiệp Phú Bài.
Tính đến năm 2016, KCN Phú Bài đã thu hút được 49 dự án, bao gồm các
ngành nghề: vật liệu xây dựng, dệt may, chế biến gỗ, khoáng sản, bao bì và nguyên
liệu giấy, cơ khí, thực phẩm (bia),… [3].
Hiện nay có 38 dự án đang hoạt động, 02 dự án đang xây dựng, 02 dự án chuẩn
bị triển khai, 707 dự án ngừng hoạt động. Thu hút trên 8 ngàn lao động, góp phần vào
tăng nguồn thu ngân sách địa phương [2].

18


Bảng 2.2. Các dự án đầu tư vào KCN Phú Bài.

STT

I

Diện tích

thuê
Ngành nghề
lại đất
(m2)

Tên Doanh Nghiệp

Dự án đang hoạt động
C.ty TNHH Bia Carlberg Việt Nam

116.936

Thực phẩm

C.ty CP Men Frít Huế

32.841

VLXD

C.ty TNHH Xây Lắp Hồng Đức 1

7.308

VLXD

C.ty TNHH Sơn Hoàng Gia

16.795


VLXD

C.ty CP Tài Phát

8.522

Giấy, bao bì

C.ty TNHH MTV Nhựa Bai bì Việt Phát

16.302

Giấy, bao bì

C.ty CP Vinh Phát

9.609

Giấy, bao bì

C.ty TNHH Nhựa Tân Tiến

6.600

Giấy, bao bì

C.ty CP Chế Biến Gỗ T T Huế

30.845


Chế Biến Gỗ

C.ty CP Dệt may Thiên An Phát

26.643

Dệt may

C.ty TNHH Dệt Kim và May Mặc Huế

25.916

Dệt may

C.ty TNHH Hanesbands Huế Việt Nam

101.979

Dệt may

C.ty TNHH MSV

22.750

Dệt may

C.ty CP sợi Phú Mai

21.300


Dệt may

C.ty CP sợi Phú Bài

64.896

Dệt may

C.ty CP sợi Phú Thạnh

22.684

Dệt may

C.ty CP sợi Phú Nam

13.510

Dệt may

C.Ty CP Dệt May Phú Hòa An

26.860

Dệt may

C.ty CP sợi Phú Việt

33.850


Dệt may

Chi nhánh TT Huế-TCT viễn thông Quân đội

1.190

Viễn Thông

Viễn thông TT Huế

700

Viễn Thông

Chi nhánh trung tâm điện thoại di động CDMA
tại ĐN

250

Viễn Thông

C.ty TNHH Sóc Vàng

407

Viễn Thông

C.ty TNHH Điện hơi CN Tín Thành

5.051


Năng lượng

C.ty CP vận tải và dịch PETROLIMEX TT Huế

4.118

Năng lượng

C.ty TNHH Hello Quốc tế Việt Nam

9.600

Cao su

19


C.ty CP Giống cây trồng vật nuôi TT Huế

20.000

Giống nông
sản

C.ty CP sợi Phú Bài 2

27.323

Dệt may


C.ty CP sợi Phú Anh

27.295

Dệt may

C.ty CP SX sợi Phú An

18.188

Dệt may

Tập đoàn dệt may Việt Nam

30.429

Dệt may

C.ty CP Sài Gòn Đại Lợi

35.810

VLXD

C.ty TNHH MTV Flint VietNam

5.000

Cơ Khí


C.ty TNHH MTV Takson Huế

7.045

Dệt may

C.ty CP Dược TW Medipharco-Tenamyd

16.780

Thực phẩm
chức năng

C.ty CP Đầu tư và TM EG

15.320

Chế biến gỗ

C.ty CP Dệt may Thiên An Thịnh

25.200

Dệt may

C.ty TNHH Baosteel HVN

55.815


Lon và nắp
lon

II

Dự án đang xây dựng

1.

C.ty CP Sợi Phú Gia

45.125

Dệt may

2.

C.ty TNHH MTV Hanes Huế

53.594

Dệt may

III

Dự án chuẩn bị triển khai

1.

C.ty CP MDF Ý Mỹ


68.747

Chế biến gỗ

2.

C.ty CP Cơ khí Ôtô Thống Nhất TT Huế

56.600

Cơ khí

IV

Dự án ngừng hoạt động

1.

C.Ty TNHH NN MTV Khoáng Sản TT Huế

63.677

Khoáng sản

2.

C.ty TNHH Quốc tế Kugler

15.396


Nhà lắp ghép

3.

C.ty CP Xây Dựng và sản xuất vật liệu số 7

2.116

VLXD

4.

C.ty CP Thế Kỷ Mới

29.980

VLXD

5.

TCT Công trình giao thông 5

23.580

Cơ khí

6.

C.ty CP Đầu tư PR-DOIT Việt Nam


11.722

Cơ khí

7.

C.ty TNHH SX TM DV Kim Nguyên

8.573

Cơ khí

(Báo cáo hiện trạng môi trường KCN Phú Bài đợt 2, 12/2016).

20


21


CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là KCN Phú Bài, tỉnh Thừa Thiên Huế, bao
gồm 38 nhà máy đang hoạt động tại KCN và các loại hình tại KCN trên các phương
diện sau đây:

- Các ngành công nghiệp được ưu tiên đầu tư vào KCN vừa đạt hiệu quả kinh tế vừa

đảm bảo chất lượng môi trường.

- Các chất thải đặc trưng và các tác động của chúng đến môi trường khu vực.
- Các công trình lưu trữ và xữ lý chất thải tập trung của KCN.
- Cán bộ đang làm công tác quản lý môi trường tại KCN.
- Cán bộ phòng Tài nguyên Môi trường thuộc ban Quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp
tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Cán bộ phòng Phòng tài nguyên Môi trường thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Tìm hiểu tài liệu về công tác xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn từ ban quản lý khu
công nghiệp.

- Tìm hiểu quy cách quản lý cũng như quy trình hoạt động của các công trình lưu trữ và
xử lý chất thải tập trung của khu công nghiệp.

- Đánh giá mức độ hiệu quả của công tác quản lý môi trường tại khu công nghiệp, từ đó,
đề xuất các giải phát để góp phần quẩn lý khu công nghiệp Phú Bài tốt hơn.

2.3.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Phạm vi nghiên cứu là: khu công nghiệp Phú Bài, thị trấn Phú Bài, thị xã Hương Thủy,
tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Thời gian nghiên cứu: 2 - 5/2017.
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.


Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài này, tác giả đã sử dụng các
phương pháp sau:
2.4.1. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu, số liệu.
Các số liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu được thu thập từ các cơ quan: Cục
thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế , Ban quản lý khu kinh tế, công nghiệp tỉnh Thừa Thiên
Huế, bộ phận quản lý môi trường tại KCN Phú Bài.

22


2.4.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa.
Số liệu đo đạt được cũng như báo cáo của các cơ sở sản xuất trong KCN Phú
Bài chưa đầy đủ. Chính vì vậy, để có được thông tin đa chiều, chính xác về cách thức
quản lý, quy trình hoạt động của các công trình lưu trữ và xử lý chất thải tập trung của
KCN, hiện trạng môi trường và đánh giá được ảnh hưởng của KCN lên môi trường
xung quanh. Tác giả đã tiến hành khảo sát thực địa trong và xung quanh KCN.
2.4.3. Phương pháp thống kê, so sánh đối chiếu.
Phương pháp này được sử dụng để thống kê chất thải về loại và lượng của chất
thải, các thông số chất lượng môi trường. Đồng thời, phương pháp còn sử dụng để so
sánh các thông số chất lượng môi trường với tiêu chuẩn giới hạn cho phép, giúp đánh
giá hiện trạng môi trường trong KCN Phú Bài.
2.4.4. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.
Do kinh nghiệm bản thân còn hạn chế, vì thế để có thể đánh giá, phân tích một
cách chính xác, từ đó có cở sở đánh giá về thực trạng quản lý KCN cũng như đề xuất
các giải pháp quản lý môi trường tại KCN Phú Bài tốt hơn, tác giả đã tham khảo ý kiến
của những người có kinh nghiệm nghiên cứu, làm việc lâu năm tại KCN Phú Bài; các
chuyên gia trong lĩnh vực có liên quan.

23



CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ BÀI.

3.1.1. Nguồn nước.
a. Nước mặt

 Vị trí các điểm quan trắc.
Để đánh giá hiện trạng chất lượng nguồn nước mặt trong khu vực, tiến hành lấy
mẫu nước tại Hói Ông Thơ và Sông Phú Bài.
Bảng 3.1. Vi trí các điểm quan trắc nguồn nước mặt
Ký hiệu mẫu

Vị trí lấy mẫu

Tọa độ
Kinh độ - Đông

Kinh độ - Bắc

NM1

Hói Ông Thơ, cách 100m về
thượng lưu.

107041’24.6”

16022’51.2”


NM2

Hói Ông Thơ, cách 100m về
hạ lưu.

107041’48.4”

16022’42.6”

NM3

Sông Phú Bài, cách 100m
phía thượng lưu Hói Ông
Thơ đổ vào.

107043’03,55”

16021’51,43”

NM4

Sông Phú Bài, Cách 100m
Phía Hạ Lưu Hói Ông Thơ
đổ vào.

107043’18.1”

16022’15.51”

(Báo cáo hiện trạng môi trường KCN Phú Bài đợt 2, 12/2016).


 Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước mặt.
Kết quả phân tích chất lượng các mẫu nước mặt được trình bày bảng 3.2.
Bảng 3.2. Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước mặt.
STT

Thông
số

Đvt

Kết quả

QCVN 08:2008/BTNMT

NM1

NM2

NM3

NM4

A1

A2

B1

B2


7.21

7.35

6.84

6.86

6-8.5

6-8.5

5.59

5.5-9

1

pH

2

TSS

mg/l

48.2

45.6


43.4

40.0

20

30

50

100

3

DO

mg/l

6.8

6.9

6.5

6.3

>=6

>=5


>=4

>=2

24


4

BOD5

mg/l

3.5

4.2

4.5

4.6

4

6

15

25


5

COD

mg/l

8

9

10

10

10

15

30

50

6

Cu

mg/l

0.0108


0.0113

0.0098

0.0102

0.1

0.2

0.5

1

7

Zn

mg/l

0.0305

0.0287

0.0314

0.0276

0.5


1.0

1.5

2.0

8

Cd

mg/l

<0.0012 <0.0012 <0.0012 <0.0012 0.005 0.005 0.01

0.1

9

Pb

mg/l

0.0069

0.0065

0.0072

0.0068


0.02

0.02

0.05

0.05

10

CN-

mg/l

<0.002

<0.002

<0.002

<0.002

0.05

0.05

0.05

0.05


11

Chất
hoạt

mg/l

0.15

0.12

0.11

0.13

0.1

0.2

0.4

0.5

0.3

0.5

1.0

1.0


0.005 0.005 0.01

0.02

động bề
mặt
12

Tổng
dầu mở

mg/l

0.33

0.34

0.34

0.36

13

Phenol

mg/l

<0.002


<0.002

<0.002

<0.002

14

Colifor
m

MPN
/100
ml

950

750

640

930

2500

5000 7500 10000

(Báo cáo hiện trạng môi trường KCN Phú Bài đợt 2, 12/2016).
Ghi chú:
QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước

mặt:

- A1: Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt và các mục đích khác như loại A2,
B1 và B2.

- A2: Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù
hợp; bảo tồn động thực vật thủy sinh, hoặc các mục đích sử dụng như lạo B1 và B2.

- B1: Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu
chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2.

- B2: Giao thông đường thủy và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp.
 Nhận xét.
Từ Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại Hói Ông Thơ và sông Phú Bài
cho thấy:

25


×