Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Phân tích khả năng thích ứng của hộ nghèo huyện cầu ngang, tỉnh trà vinh trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
-------------

THẠCH THON

PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA HỘ NGHÈO
HUYỆN CẦU NGANG, TỈNH TRÀ VINH TRONG BỐI CẢNH
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Hồ Chí Minh - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
-------------

THẠCH THON

PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA HỘ NGHÈO
HUYỆN CẦU NGANG, TỈNH TRÀ VINH TRONG BỐI CẢNH
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số :60340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN :GS-TS.NGUYỄN TRỌNG HOÀI


Hồ Chí Minh - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Trà vinh, ngày 15 tháng 04 năm 2017
Tác giả luận văn

Thạch Thon


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
MỞ ĐẦU………………………………………………………………………….1
1. Lý do chọn đề tài………………………...……………………….……………1
2. Mục tiêu nghiên cứu…………………………………….……….….…………5
3. Câu hỏi nghiên cứu……………………………………………………...……..5
4. Phạm vi nghiên cứu……………………………………………………...…….5
5. Đối tượng nghiên cứu.…………………………………………………………6
6.Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………6
7.Cấu trúc nghiên của luận văn………………………………………………….7
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
………………………………………………………………..……………………9

I.1. Những khái niệm về Biến đổi Khí hậu………………………….…………..9
I.2. Tổng quan các nghiên cứu về Biến đổi khí hậu…………………..……….10
I.3. Các khái niệm liên quan…………………………..………………………..16
I.4. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu……………………………...…………..25
I.4.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường…………………….………..25
I.4.1.1. Vị trí địa lý…………………………………..……………………………25
I.4.1.2. Khí hậu……………………………...……………………………………28
I.4.1.3. Thủy văn…………………………………………………………….……28
I.4.2. Các nguồn tài nguyên………………………………………………….…...28
I.4.2.1. Tài nguyên đất…………………………………………………..……......28
I.4.2.2. Tài nguyên nước……………………………………………………….…29
I.4.3. Thực trạng môi trường…………………………………………………..….29
I.4.4. Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội………………………………….….....30


I.4.4.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế…………………..…..30
I.4.4.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế………………………..…….…..30
I.4.4.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập…………………………...…...…32
I.4.4.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng……………………………………....33
I.4.5. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường……...34
I.4.5.1. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên………..…………………………..34
I.4.5.2. Đánh giá chung về điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường………….…..35
KẾT LUẬN CHƯƠNG I……………………………………………………..…37
CHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………..38
II.1. Nội dung nghiên cứu……………………………………………………….38
II.2. Khung phung tích………………………………………………….………39
II.3. Phương pháp nghiên cứu……………………………………….…………41
II.3.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu………………………….……….41
II.3.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế……………………….……………42
II.3.3. Phương pháp phỏng vấn hộ gia đình và phỏng vấn sâu……………….…..42

II.3.4. Phương pháp xử lý số liệu……………………...………………………….43
KẾT LUẬN CHƯƠNG II………………………………………………………45
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN……………….46
III.1. Các hiện tượng biến đổi khí hậu giai đoạn năm 2014 đến nay ………..46
III.2. Hiện trạng hộ nghèo trong bối cảnh hạn hán và xâm nhập mặn ……..48
III.2.1. Biến đổi nguồn thu của hộ gia đình………………………………...…….48
III.2.2. Hiện trạng hộ nghèo trong canh tác nông nghiệp……………………..….50
III.2.3. Hiện trạng hộ nghèo trong hoạt động chăn nuôi………………………….51
III.2.4. Hiện trạng hộ nghèo trong hoạt động nuôi trồng thủy sản……………….52
III.2.5. Kiến thức của người dân trong BĐKH tại địa phương……………….….54
III.3. Đánh giá khả năng thích ứng của hộ nghèo thông qua các nguồn vốn
sinh kế……………………………………………………………………………56
III.3.1. Vốn con người…………………………………………………...……….56
III.3.2. Vốn vật chất………………………………………………………………57
III.3.3. Vốn tài chính…………………………………………………...…………57


III.3.4. Vốn tự nhiên……………………………………………………...………58
III.3.5. Vốn xã hội………………………………………………..………………59
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ CÁC GỢI Ý CHÍNH SÁCH….……...……..61
IV.1. Kết luận từ nghiên cứu……………………………………………………61
IV.2. Các gợi ý chính sách từ nghiên cứu…………………………...…………62
IV.2.1. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi………...……………………...….62
IV.2.2.Hoàn thiện hệ thống thủy lợi………………………….…………..………63
IV.2.3. Nâng cao nhận thức của mọi người về BĐKH…………………………...64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu

Diễn giải

BĐKH:

Biến đổi khí hậu

ĐBSCL:

Đồng bằng sông cửu long

NN&PTNT:

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

LHQ:

Liên hợp quốc

TDBTT:

Tính dễ bị tổn thương


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Nhận thức của người dân về tần suất xuất hiện của BĐKH so với năm
2014 ……………………………………………………………………………....46
Bảng 3.2: Tần suất xuất hiện của BĐKH trong giai đoạn 2014- 2016…………...48
Bảng 3.3: Hiện trạng hộ nghèo trong canh tác nông nghiệp……………………...50

Bảng 3.4: Hiện trạng của hộ gia đình trong chăn nuôi………………………...…52
Bảng 3.5: Hiện trạng của hộ trong nuôi trồng thủy sản…………………………..53


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Sơ đồ vị trí huyện Cầu Ngang………………………………………….26
Hình 1.2: Sơ đồ vị trí xã Nhị Trường, huyện Cầu Ngang………………………...27
Hình 1.3: Sơ đồ vị trí xã Trường Thọ, huyện Cầu Ngang…………………….….27
Hình 2.1: Khung phân tích đánh giá khả năng thích ứng thông qua sinh kế hộ gia
đình……………………………………………………………………………….40
Hình 3.1: Nhận thức của người dân về tần suất xuất hiện của BĐKH so với năm
2014………………………………………………………………….……………47
Hình 3.2: Hiện trạng nguồn thu của hộ gia đình thay đổi so với năm 2014 ... …...49
Hình 3.3: Tỷ lệ trình độ học vấn của hộ gia đình………………………………...56


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Biến đổi khí là vấn đề mà tất cả các quốc gia trên thế giới đang quan tâm
trong thế kỷ 21, đã và đang gây ra những ảnh hưởng rất lớn đến toàn cầu, qua các
hiện tượng như hạn hán, nước biển dâng, hiện tượng bảo, lũ, hiện tượng xâm nhập
mặn….Trong đó, vấn đề đáng quan tâm nhất là những tác động và hậu quả của
biến đổi khí hậu, đã gây ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của các quốc gia trên
thế giới, trong đó Việt Nam là một quốc gia củng chịu ảnh hưởng rất lớn, đặc biệt
ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người nghèo sinh sống ở khu vực nông
thôn.
Với bờ biển dài hơn 3200 km, Việt Nam được coi là một trong các quốc gia
bị đe doạ nghiêm trọng nhất bởi hiện tượng thiên tai do biến đổi khí hậu. Cuối năm

2014 hiện tượng thiên tai do biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến nước ta, đã gây thiệt
hại nặng nề và tiếp tục đe dọa nghiêm trọng đến sản xuất và dân sinh. Các khu vực
bị ảnh hưởng đó là Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đông Bằng
Sông Cửu Long (ĐBSCL). Tính đến cuối năm 2014 đầu năm 2015 đối với
ĐBSCL do mùa mưa đến muộn và kết thức sớm, dòng chảy thượng nguồn Mê
Kông bị thiếu hụt, mực nước thấp nên xâm nhập mặn đã xuất hiện sớm, nên đã
ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp. Do ảnh hưởng của xâm nhập mặn
năm 2014 đến năm 2016 nhiều diện tích cây trồng đã bị bởi biến đổi khí hậu, vụ
mùa thu đông diện tích bị thiệt hại khoảng 90.000 ha lúa bị ảnh hưởng đến năng
xuất trong đó thiệt hại nặng nhất ở các tỉnh Kiêng Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu
diện tích khoảng 50.000 ha. Trong đó tỉnh Trà Vinh diện tích bị thiệt hại là 29.609
ha bao gồm lúa, hoa màu và thủy sản. Riêng vụ Đông Xuân năm 2015- 2016 tổng
diện tích bị thiệt cả khu vực ĐBSCL là 104.000 ha lúa bị ảnh hưởng đến năng
xuất.
Trà Vinh là tỉnh có địa hình khá phức tạp với 65 km bờ biển là một trong
các tỉnh phải chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu, điển hình cụ thể năm
2014 chưa khắc phụ hậu quả của hiện tượng xâm nhập nặm để lại, phải tiếp tục


2

gánh chịu đợt xâm nhập nặm năm 2015 và nặng nề hơn là đợt xâm nhập nặm năm
2016 cả khu vực ĐBSCL, gây thiệt nghiêm trọng đến cây trồng, vật nuôi ảnh đe
dọa đến cuộc sống của người dân.
Trà Vinh là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long, nằm giữa
hai sông lớn là sông Tiền và sông Hậu,có diện tích 2.341 km2, có bờ biển dài
65km,Trà Vinh là 01 trong những tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí
hậu và nước biển dâng.
Theo kịch bản được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố nếu mực nước
biển tăng lên 1m vào năm 2100 thì có đến 45,7% diện tích đất tự nhiên của Trà

Vinh bị ngập chìm trong nước, các dải đất ven biển phục vụ cho nuôi trồng thủy
sản sẽ bị biến mất dưới mực nước biển, việc xâm nhập mặn, lan truyền mặn vào
sâu trong nội đồng một cách mạnh mẽ và trầm trọng, gây mặn hóa các vùng mà
tỉnh đã được đầu tư để ngọt hóa những năm qua.
Những biểu hiện của biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua
được nghiên cứu và ghi nhận đó là: Hạn hán kéo dài gây thiếu nước ngọt vào mùa
khô, xâm nhập mặn vào sâu trong nội đồng, lốc xoáy, triều cường xãy ra với tần
suất ngày càng nhiều hơn,…
Nhiệt độ tăng cao, nước biển có chiều hướng dâng cao từ 2 đến 3mm/năm,
xâm nhập mặn sâu vào nội đồng, lượng mưa trung bình hàng năm giảm, số đợt
mưa bất thường gia tăng, xói lở đất khu vực ven biển, cửa sông; bão, lốc xoáy có
chiều hướng gia tăng đặc biệt là cuối mùa mưa. Năm 2014, 2015 diễn biến thời
tiết, thuỷ văn của tỉnh tiếp tục diễn biến bất lợi như nhiệt độ trung bình tăng
0,20 so với trung bình các năm trước, xâm nhập mặn trên sông Cổ Chiên, sông
Hậu diễn biến gay gắt tác động bất lợi đến sản xuất. (Ranh mặn 4 phần ngàn lúc
độ mặn cao nhất xâm nhập theo hai cửa sông chính cách cửa biển khoảng 50km.).
Ngoài sạt lở bờ biển thì Trà Vinh còn phải gánh chịu thêm sạt lở bờ sông
củng diễn ra khá nghiêm trọng gây thiệt hại và ảnh hưởng nặng nề đến đời sống
của người dân ở vùng ven sông , toàn tỉnh có trên 19 đoạn sạt lở bờ sông ở mức
nguy hiểm, với tổng chiều dài 13.188m : sông nội tỉnh 3 đoạn, dài 1.781m. trên


3

sông Tiền 13 đoạn, dài 5.400m; trên sông Hậu 3 đoạn, dài 6.007m, ( trong đó có
cù lao Hòa Minh trên sông Tiền và cù lao Tân Quy trên sông Hậu với 7.800m ở
tình trạng bị đe dọa nghiêm trọng). Địa bàn vùng xung yếu ven biển, cù lao trên
sông gồm 13 xã với 4.705 hộ dân cần bố trí di dời do sạt lỡ, thiên tai, triều cường
bằng việc xây dựng các công trình hạ tầng để tái định cư, ứng phó BĐKH. Nhu
cầu vốn trên 670 tỷ đồng để thực hiện nhưng đã qua, vốn Bộ NN&PTNT phân bố

cho các dự án thuộc Chương trình bố trí dân cư vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn
còn rất hạn chế.
Là một tỉnh chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trong thời gian qua, tỉnh
đã huy động nhiều nguồn kinh phí trong và ngoài nước để triển khai các dự án
nghiên cứu và đề xuất các giải pháp ứng phó BĐKH, chú trọng tuyên truyền, nâng
cao nhận thức cộng đồng. Tăng cường khả năng ứng phó, thích ứng của cộng đồng
ven biển dễ bị tổn thương nhất trước BĐKH.Hàng năm, tỉnh đều quan tâm bố trí
nguồn đầu tư từ ngân sách cho công tác phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai, các
chương trình mục tiêu cụ thể như: trồng rừng, nâng cấp hệ thống đê, phòng chống
sạt lở.
Ngoài ra tỉnh còn đang thực hiện các dự án: Dự án “Thích ứng với BĐKH
khu vực đồng bằng sông Cửu Long tại tỉnh Trà Vinh- Bến Tre”, thời gian thực
hiện 06 năm (2014 – 2020); địa điểm thực hiện dự án là 30 xã nghèo của 07 huyện
trong tỉnh.Từ nguồn tài trợ của Chương trình Nông nghiệp thích ứng với BĐKH
dành cho nông dân sản xuất nhỏ lẻ của IFAD, ngân sách đối ứng và đóng góp của
người hưởng lợi.Các dự án trồng rừng:Dự án Đầu tư, xây dựng và phát triển bền
vững rừng phòng hộ tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2014 – 2015, trồng mới 250 ha rừng
phòng hộ ven biển.
Tình hình biến đổi khí hậu tại Trà Vinh diễn ra mạnh mẻ và chịu ảnh hưởng
nặng nhất là các huyện: Duyên hải, Trà cú và Cầu ngang. Trong đó huyện Cầu
ngang là huyện chịu ảnh hưởng nặng nhất của hiện tượng hạn hán và xâm nhập
mặn. Đặc biệt là từ năm 2014 đến nay huyện Cầu ngang phải gánh chịu những
thiệt hại rất nặng nề từ hiện tượng xâm nhập mặn làm cho sản xuất của bà con bị


4

ảnh hưởng nghiêm. Điển hình như vụ lúa đông xuân năm 2016 tổng diện tích sản
xuất nông nghiệp bị thiệt hại do xâm nhập mặn gây ra tại huyện Cầu ngang trên
40% là 3..384 ha. Trong đó, tại 2 xã là Nhị trường và Trường thọ của huyện là bị

thiệt hại nặng nề nhất do 2 xã này có diện tích sản xuất nông nghiệp chủ yếu là
trồng lúa .
Huyện Cầu Ngang là một huyện chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí
hậu ở Trà Vinh diện tích bị thiệt hại là 5.756,87 ha với số tiền là 9.885.972.000
đồng. Điều đó cho thấy biến đổi khí hậu là mối hiểm họa đe dọa đến cuộc sống
của người nghèo trên địa bàn huyện Cầu Ngang và khả năng thích ứng cuộc sống,
sau hậu quả do biến đổi khí hậu đã gây ra. Chứng tỏa biến đổi khí hậu gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến đời sống người nghèo của huyện Cầu Ngang trong tương
lai, và khả năng thích ứng tốt nhất của hộ nghèo là tăng cường công tác sẳn sàng
đối phó với thiên tai và công tác phát triển kinh tế gia đình của hộ nghèo. Trong
điều kiện mà kinh tế của huyện tập trung chủ yếu là nông nghiệp và thủy sản là hai
ngành sản xuất chủ lực dựa trên số lượng và chất lượng, với kinh nghiệm tích lũy
được trong việc đối phó với thiên tai và khả năng thích ứng của hộ nghèo, từ đó
giúp cho họ duy trì cuộc sóng và tồn tại cho đến nay. Tuy nhiên tác động của hiện
tượng xâm nhập mặn gây nên bởi biến đổi khí hậu có thể làm ảnh hưởng nghiêm
trọng đến khả năng thích ứng của hộ nghèo của huyện Cầu Ngang. Do đó tầm
quan trọng là việc đánh giá phân tích khả năng thích ứng của hộ nghèo, trước hiện
tượng xâm nhập mặn do nước biển dân để từ đó đưa ra giải pháp cho phù hợp
nhằm tạo điều kiện cho hộ nghèo có khả năng thích ứng cho hộ nghèo và vương
lên trong cuộc sống. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nằm trong kế
hoạch thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu của
tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2010- 2015. Củng như kế hoạch hành động ứng phó với
biến đổi khí hậu giai đoạn 2016- 2020.
Những thách thức do biến đổi khí hậu và nước biển dâng đòi hỏi tỉnh Trà
Vinh có những nổ lực hơn nửa trong việc tăng cường nhận thức và nâng cao nâng
lực ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, song song với việc ban hành


5


các chính sách nhằm phát triển kinh tế bền vững đồng thời sử dụng hiệu quả các
nguồn tài trợ ứng phó với biến đổi khí hậu của quốc tế.
Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, tỉnh Trà Vinh vẫn chưa
được kéo giảm, theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg, ngày 19/11/2015 của Thủ
tướng Chính phủ, số hộ nghèo 35.506 hộ, chiếm 13,23% so với tổng số hộ toàn
tỉnh, huyện Cầu Ngang là một trong những huyện có tỷ hộ nghèo cao, chiếm
17,02%, năm 2015, cao hơn so với số hộ nghèo chung của cả tỉnh. Đây là vấn đề
rất bức thiết đối với địa phương, vì vậy việc phân tích, đánh giá, đồng thời nghiên
cứu đưa ra những giải pháp đồng bộ nhằm hạn chế tác động do biến đổi khí hậu
và khả năng thích ứng của hộ nghèo có hiệu quả trên địa bàn huyện Cầu Ngang,
tỉnh Trà Vinh trong những năm tới là hết sức cần thiết. Xuất phát từ ý nghĩa đó
cũng chính là nguyên nhân hình thành nên đề tài: “Phân tích khả năng thích ứng
của hộ nghèo huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh trong bối cảnh biến đổi khí hậu”
2. Mục tiêu nghiên cứu
-Mục tiêu chung:
-Phân tích khả năng thích ứng của hộ nghèo huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà
Vinh trong bối cảnh biến đổi khí hậu và gợi ý chính sách nhằm nâng cao khả năng
thích ứng của hộ nghèo tại huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh.
-Mục tiêu cụ thể:
-Phân tích hiện trạng nghèo giai đoạn 2014- 2016 trong bối cảnh tác động
của hạn hán, xâm nhập mặn huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh.
-Phân tích khả năng thích ứng của hộ nghèo thông qua 05 nguồn vốn sinh
kế của hộ nghèo tại huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Hiện trạng hộ nghèo diễn biến như thế nào trong bối cảnh hạn hán, xâm
nhập huyện Cầu Ngang , tỉnh Trà Vinh như thế nào?
-Khả năng thích ứng của hộ nghèo như thế nào sau các tác động hạn hán,
xâm nhập mặn tại huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh?
4. Phạm vi nghiên cứu



6

+ Không gian nghiên cứu: huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh.
+Thời gian nghiên cứu: Năm 2014 đến năm 2016.
5. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là khả năng thích ứng của hộ nghèo huyện
Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh.
6. Phương pháp nghiên cứu
-Phương pháp thu thập số liệu
+Số liệu thứ cấp
số liệu thứ cấp gồm các số liệu sau:
Số liệu về tình hình phát triển kinh tế xã hội, nông nghiệp nông thôn tại
huyện Cầu Ngang từ Ủy ban nhân dân Huyện Cầu Ngang.
Các báo cáo về tình hình biến đổi khí hậu tại huyện Cầu Ngang từ Ủy ban
nhân dân Huyện Cầu Ngang.
Số liệu, thông tin từ báo, Website… liên quan đến nội dung nghiên cứu.
+Số liệu sơ cấp
Lập bảng câu hỏi phỏng vấn. Phỏng vấn trực tiếp hộ gia đình là hộ nghèo
tại 02 xã Nhị Trường và Trường Thọ, huyện Cầu Ngang.
Sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện để thu thập số liệu sơ cấp.
Cỡ mẫu: Trong đề tài này có khoảng 35 tham số ( biến quan sát) cần tiến
hành phân tích, vì vậy số mẫu tối thiểu cần thiết là 35 x 5 = 175. Như vậy, số
lượng mẫu n = 200 là chấp nhận được đối với đề tài nghiên cứu này.
-Phương pháp phân tích
Mục tiêu 1: Để phân tích hiện trạng nghèo giai đoạn 2014- 2016 trong bối
cảnh tác động của hạn hán, xâm nhập mặn huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh đề tài
sử dụng phương pháp thống kê mô tả dựa trên số liệu thu thập được. Dùng các giá
trị trung bình, tầng suất, phần trăm…để giải thích hiện tượng mẫu.
Mục tiêu 2: Để phân tích khả năng thích ứng của hộ nghèo trong bối cảnh

hạn hán, xâm nhập mặn huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh đề tài sử dụng phương
pháp phân tích so sánh, phương pháp phân tích định tính dựa trên số liệu thu thập


7

được. Trên cơ sở đó phân tích mức độ ảnh hưởng, nguyên nhân, khả năng thích
ứng và thích ứng của các hộ gia đình.
7.Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu luận văn trình bày các nội dung quan trọng được kết
cấu như sau:
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
Trong chương này tác giả sẽ giới thiệu các khái niệm, quan điểm liên quan
đến vấn đề biến đổi khí hậu, cũng như các nghiên cứu trước có liên quan về biến
đổi khí hậu. Đồng thời tác giả cũng sẽ giới thiệu tổng quan về địa bàn nghiên cứu
huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh. Gồm các mục chính sau:
I.1: NHỮNG KHÁI NIỆM VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
I.2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
I.3: CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
I.4: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong chương này tác giả sẽ trình bày các nội dung cần nghiên cứu, phương
pháp nghiên cứu, đồng thời dựa vào sự nghiên cứu của mình cùng với tình hình
thực tế tại địa bàn nghiên cứu huyện Cầu Ngang tác giả đưa ra khung phân tích để
làm cơ sở phân tích ở chương sau. Gồm các mục chính sau:
II.1: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
II.2: KHUNG PHÂN TÍCH
II.3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Trong chương này tác giả sẽ trình bày các kết quả có được từ khảo sát thực

tế thông qua bảng câu hỏi được phỏng vấn các hộ gia đình tại huyện Cầu Ngang,
tỉnh Trà Vinh, đồng thời qua kết quả đó tác giả đánh giá khả năng thích ứng của hộ
nghèo thông qua các nguồn vốn sinh kế. Gồm các mục chính sau:
III.1: CÁC HIỆN TƯỢNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU GIAI ĐOẠN 2014 ĐẾN NAY


8

III.2: HIỆN TRẠNG HỘ NGHÈO TRONG BỐI CẢNH HẠN HÁN VÀ XÂM
NHẬP MẶN
III.3: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHỤC HỒI CỦA HỘ NGHÈO THÔNG QUA
CÁC NGUỒN VỐN SINH KẾ
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ CÁC GỢI Ý CHÍNH SÁCH
Trong chương này tác giả sẽ đưa ra các nhận định của mình về các kết quả
ở chương trước, đồng thời đưa ra các gợi ý chính sách để các nhà hoạch định chính
sách địa phương và người dân có thể khắc phục những tổn thương và tăng khả
năng thích ứng với biến đổi khí hậu. Gồm các mục chính sau:
IV.1: KẾT LUẬN TỪ NGHIÊN CỨU
IV.2: CÁC GỢI Ý CHÍNH SÁCH TỪ NGHIÊN CỨU


9

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
Để hiểu rõ hơn về các vấn đề cần nghiên cứu, trước hết chúng ta phải biết
được vấn đề đó là gì thông qua các khái niệm, các định nghĩa của chúng. Sau đây
chúng ta sẽ đi tìm hiểu các khái niệm có liên quan về vấn đề cần nghiên cứu như:
biến đổi khí hậu, nghèo, hộ nghèo, khả năng dễ bị tổn thương, sinh kế bền vững,
thích ứng với biến đổi khí hậu…cũng như sơ lược các nghiên cứu trước có liên
quan đến biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, chúng ta cũng sẽ tìm hiểu sơ lược về địa

bàn nghiên cứu như: điều kiện tự nhiên, môi trường, xã hội, kinh tế, cũng như các
nguồn tài nguyên huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh.
I.1. Những khái niệm về Biến đổi Khí hậu
Theo Công ước khung của Liên hợp Quốc về Biến đổi khí hậu đã định
nghĩa “Biến dổi khí hậu là “những ảng hưởng có hại của Biến đổi khí hậu”, là
những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có
hại đáng kể đến thành phần, khả năng thích ứng hoặc sinh sản của các hệ sinh thái
tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế-xã hội hoặc
đến sức khỏe và phúc lợi của con người”.
Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển,
thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên
nhân tự nhiên và nhân tạo. Sự thay đổi về khí hậu gây ra trực tiếp hay gián tiếp từ
hoạt động của con người làm thay đổi cấu thành của khí quyển trái đất, cùng với
biến đổi khí hậu tự nhiên, đã được quan sát trong một thời kỳ nhất định.
(UNFCCC, 1992).
Người nghèo là đối tượng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng trước sự biến đổi
khí hậu do tình trạng ấm dần lên của trái đất. Đây là nhận định của nhà khoa học
hàng đầu thế giới nghiên cứu về biến đổi khí hậu - ông Rajendra Pachauri, Chủ
tịch Ủy ban Liên chính phủ về Thay đổi Khí hậu của Liên hợp quốc (LHQ) tại hội
thảo về “ Biến đổi khí hậu và các sự kiện khí hậu cực đoan tại Việt Nam” diễn ra
tại Hà Nội ngày 17 tháng 08 năm 2012.


10

Theo ông Pachauri, khí hậu biến đổi sẽ tác động đến hai lĩnh vực là y tế và
nông nghiệp. Đối với lĩnh vực y tế, các đợt thời tiết nóng bức làm giảm sức khoẻ
con người, thậm chí dẫn đến tử vong. Tình hình này đặc biệt nghiêm trọng ở
những nước nghèo, nơi các cơ sở hạ tầng y tế vẫn còn yếu kém hay thiếu các
phương tiện cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho người dân khi nhiệt độ tăng cao.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, ông Pachauri nhấn mạnh, 2/3 dân số trên thế
giới hiện đang sống ở các khu vực nông thôn, đa số tại các nước đang phát triển,
và phần lớn việc canh tác đều phải phụ thuộc vào thời tiết, cụ thể là nguồn nước
mưa. Biến đổi khí hậu sẽ gây ra tình trạng mất cân bằng về khí hậu, mưa nhiều ở
các khu vực khí hậu ôn hòa nhưng lại gây ra hạn hán ở các vùng nhiệt đới và cận
nhiệt đới.
Hạn hán sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động nông nghiệp làm giảm sản
lượng lương thực và đẩy giá lương thực tăng cao.
Ông Pachauri nhận định, châu Phi là châu lục dễ bị ảnh hưởng nhất khi lượng mưa
giảm. Sản lượng nông nghiệp đang giảm sút, gây ra nạn đói kém. Trong khi đó,
giá lương thực tăng cao đẩy những khu vực này lâm vào tình trạng không đủ khả
năng tài chính để nhập khẩu số lượng lương thực cần thiết để nuôi sống người dân.
Trong những năm gần đây bão, lũ lụt ở nước ta có chiều hướng gia tăng và
biến động rất thất thường. Một trong những nguyên nhân chính của hiện tượng này
đã được các nhà khoa học chỉ ra là do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Các nhà khoa học củng đã nghiên cứu về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
đến các điều kiện tự nhiên, môi trường, kinh tế, sức khoẻ, phát triển nông nghiệp...
ở nước ta. Đặc biệt là ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến thiên tai bão lụt ở nước
ta trong những năm gần đây.
I.2. Tổng quan các nghiên cứu về biến đổi khí hậu
- Các nghiên cứu quốc tế
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB, 1994) đã xếp Việt Nam, đặc biệt là
vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nằm trong nhóm quốc gia có nguy cơ tổn thương
cao do tác động của hiện tượng biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Hiệp định


11

khung về Biến đổi Khí hậu của Liên hiệp quốc (UNFCCC, 2003) đã dẫn chứng
Thông báo Đầu tiên của Việt Nam về Biến đổi Khí hậu (SRV, MONRE 2003) cho

biết trong suốt 30 năm vừa qua, mực nước quan trắc dọc theo bờ biển Việt Nam có
dấu hiệu gia tăng, Bộ Tài nguyên và Môi trường ước tính đến năm 2050 mực nước
biển sẽ gia tăng thêm 33cm và đến năm 2100 sẽ tăng thêm 1 mét. Với nguy cơ
này, Việt Nam sẽ chịu tổn thất mỗi năm chừng 17 tỉ USD (chiếm 80% tổng sản
phẩm nội địa GDP). Nhiều nghiên cứu của Viện Khoa học Khí tượng – Thuỷ văn
và Môi trường. Viện Khoa học thuỷ lợi miền Nam đều có những nghiên cứu liên
quan đến biến đổi khí hậu ở Việt Nam và Đồng bằng sông Cửu Long.
Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu - IPCC (2007) qua phân tích
và phỏng đoán các tác động của nước biển dâng đã công nhận ba vùng châu thổ
được xếp trong nhóm cực kỳ nguy cơ do sự biến đổi khí hậu là vùng hạ lưu sông
Mekong (Việt Nam), sông Ganges - Brahmaputra (Bangladesh) và sông Nile (Ai
Cập). Chương trình Phát triển của Liên hiệp quốc – UNDP (2007) đánh giá: “khi
nước biển tăng lên 1 mét, Việt Nam sẽ mất 5% diện tích đất đai, 11% người dân
mất nhà cửa, giảm 7% sản lượng nông nghiệp (tương đương 5 triệu tấn lúa và 10%
thu nhập quốc nội. ĐBSCL sẽ có khoảng 2 triệu ha nằm dưới mực nước biển”.
Hanh và Furukawa (2007) dựa vào những ghi nhận ở trạm đo thuỷ triều ở
Việt Nam để kết luận về những bằng chứng của sự dâng lên của mực nước biển:
trung bình mỗi năm mực nước biển ở Việt Nam đã tăng trong khoảng 1,75 – 2,56
mm/năm.
Năm 2009, Trung tâm START vùng Đông Nam Á (Đại học Chulalongkorn,
Thái Lan) và Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu - Đại học Cần Thơ đã phối hợp
chạy mô hình khí hậu vùng PRECIS với kịch bản A2 và B2, dựa vào chuỗi số liệu
khí hậu giai đoạn 1980-2000 để phỏng đoán giai đoạn 2030-2040. Kết quả mô
hình cho thấy nhiều khu vực của vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị tác động
sau (Tuan and Supparkorn, 2009):
+Nhiệt độ cao nhất trung bình trong mùa khô sẽ gia tăng từ 33-35°C lên 35-37°C.
+Lượng mưa đầu vụ Hè Thu (15/4 - 15/5) sẽ giảm chừng 10-20%.


12


+Sự phân bổ mưa tháng sẽ có khuynh hướng giảm vào đầu và giữa vụ Hè Thu
nhưng gia tăng một ít vào cuối mùa mưa.
+Tổng lượng mưa năm tại An Giang,Cần Thơ và Sóc Trăng sẽ giảm chừng 20%,
đồng thời thời kỳ bắt đầu mùa mưa sẽ trễ hơn khoảng 2 tuần lễ.
+Diện tích ngập ở ĐBSCL do lũ sẽ gia tăng.
- Các văn bản liên quan và các nghiên cứu tại Việt Nam về biến đổi khí hậu
Về mặt thể chế chính sách, Việt Nam đã có những văn bản chính thức của
Nhà nước liên quan đến phát triển bền vững và biến đổi khí hậu theo trình tự thời
gian như sau:
+2003: Báo cáo Quốc gia Đầu tiên của Việt Nam theo Hiệp định khung về
Biến đổi Khí hậu của Liên hiệp quốc (SRV, MONRE, 2003). Báo cáo cho biết
trong suốt 30 năm, mực nước quan trắt dọc theo bờ biển có dấu hiệu gia tăng, Bộ
tài nguyên và môi trường ước tính đến năm 2050 mực nước biển sẽ gia tăng thêm
33cm và đến năm 2100 sẽ tăng thêm 1m. Với nguy cơ này nước ta sẽ bị tổn thất
mỗi năm chừng 17 tỷ USD ( chiếm 80% tổng sản phẩm nội địa GDP).
+2004: Công bố Báo cáo Quốc gia về Giảm thiểu Rủi ro Thiên tai ở Việt
Nam (SRV, 2004). Theo báo cáo thì Đồng bằng sông Cửu Long là vùng chịu ảnh
hưởng nặng nề nhất của BĐKH, đây là một dự báo rất ảm đạm. Mực nước biển dâng
cao như dự báo vào năm 2030 sẽ khiến khoảng 45% đất của đồng bằng này có nguy cơ
nhiễm mặn cục độ và thiệt hại mùa màng do lũ lụt. Năng suất lúa dự báo sẽ giảm 9%
nếu mực nước biển dâng cao 1m, phần lớn đồng bằng này sẽ hoàn toàn ngập trắng
nhiều thời gian dài trong năm. Những biến đổi này sẽ tác động tới phát triển con người
ở Đồng bằng sông Cửu Long. Mặc dù mức đói nghèo đã và đang giảm, bất bình đẳng
đang gia tăng, một phần là do nhiều người không có đất. Vẫn còn 4 triệu người đói
nghèo ở Đồng bằng này. Nhiều người trong số này thiếu sự chăm sóc y tế cơ bản và tỷ
lệ trẻ em bỏ học khá cao. Đối với nhóm này, ngay cả một sụt giảm nhỏ về thu nhập hay
mất cơ hội việc làm do lũ lụt sẽ có hậu quả nghiêm trọng đối với dinh dưỡng, sức khoẻ
và giáo dục. Người nghèo phải chịu nguy cơ gấp đôi. Khả năng số người này sinh sống



13

ở những vùng dễ ngập lụt là cao hơn-song khả năng sống trong những ngôi nhà kiên cố,
vững chắc thì thấp hơn
+2007: Công bố Chiến lược Quốc gia về Phòng chống, Thích nghi và Giảm
nhẹ Thiên tai đến năm 2020 (SRV, 2007). Theo chiến lược này thì mục tiêu là Huy
động mọi nguồn lực để thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống và giảm nhẹ
thiên tai từ nay đến năm 2020 nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người và
tài sản, hạn chế sự phá hoại tài nguyên thiên nhiên, môi trường và di sản văn hoá,
góp phần quan trọng bảo đảm phát triển bền vững của đất nước, bảo đảm quốc
phòng, an ninh. Đồng thời chiến lược củng chỉ ra một số nhiệm vụ và giải pháp
cần thực hiện từ năm 2008 đến năm 2020 về phòng chống, thích nghi và giảm nhẹ
thiên tai như: Xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách, Hoàn
thiện tổ chức, Xã hội hoá và phát triển nguồn nhân lực, Nguồn tài chính, Nâng cao
nhận thức của cộng đồng, Phát triển khoa học công nghệ về phòng, chống và giảm
nhẹ thiên tai, Củng cố hệ thống đê điều, hồ đập, Nâng cao năng lực cứu hộ, cứu
nạn, Đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế. Và chỉ đạo cụ thể cho từng vùng, từng
khu vực những nhiệm vụ cụ thể để thực hiện.
+2008: Công bố Chương trình Mục tiêu Quốc gia Ứng phó với Biến đổi
Khí hậu. Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 2/12/2008 của Thủ tướng Chính
phủ (Thủ tướng Chính phủ, 2008). Theo Quyết định này thì chương trình mục tiêu
quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu được chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn 1 là
giai đoạn khởi động ( 2009-2010), giai đoạn 2 là giai đoạn triển khai ( 2011-2015),
giai đoạn 3 là giai đoạn phát triển ( sau 2015) với mục tiêu là đánh giá được mức
độ tác động của biến đổi khí hậu đối với các lĩnh vực, ngành và địa phương trong
từng giai đoạn và xây dựng được kế hoạch hành động có tính khả thi để ứng phó
hiệu quả với biến đổi khí hậu cho từng giai đoạn ngắn hạn và dài hạn, nhằm đảm
bảo sự phát triển bền vững của đất nước, tận dụng các cơ hội phát triển nền kinh tế
theo hướng các-bon thấp và tham gia cùng cộng đồng quốc tế trong nỗ lực giảm

nhẹ biến đổi khí hậu, bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất. Và các nhiệm vụ chính là:
Đánh giá mức độ và tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam, xác định các giải


14

pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, Xây dựng chương trình khoa học công nghệ về
biến đổi khí hậu, Tăng cường năng lực tổ chức, thể chế, chính sách về biến đổi khí
hậu, nâng cao nhận thức và phát triển nguồn nhân lực, tăng cường hợp tác quốc
tế, Tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu vào các chiến lược, chương trình, quy hoạch,
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành và địa phương, xây dựng các
kế hoạch hành động của các Bộ, ngành và địa phương ứng phó với biến đổi khí
hậu, Xây dựng và triển khai các dự án của Chương trình.
Từ xưa, người dân miền Nam Việt Nam khá nhanh nhẹn trong việc thích
ứng với các quy luật diễn biến thời tiết hằng năm như lũ tràn sông, hạn mùa khô,
xâm nhập mặn, khan hiếm nước ngọt, ... Nông dân đã sáng tạo ra nhiều hình thức
“sống chung với lũ”, xây đê lửng, làm nhà sàn, điều chỉnh lịch thời vụ, ... Tuy
nhiên khoảng năm 2005 về trước, vấn đề biến đổi khí hậu – nước biển dâng dường
như còn khá xa lạ và chưa được quan tâm đúng mức đối với nhiều người dân và
giới lãnh đạo ở miền Nam Việt Nam, mặc dầu phần lớn trong số họ cũng đã từng
nghe đến hiện tượng này.
Các năm gần đây, những diễn biến khí hậu bất thường đã xuất hiện thường
xuyên hơn ở Việt Nam khiến mọi người bắt đầu chú ý và đã có những hoạt động
ban đầu nhằm đối phó và thích ứng với hoàn cảnh mới. Báo chí đã thường xuyên
có những phóng sự về biến đổi khí hậu. Một số Hội thảo về Biến đổi Khí hậu đã
được tổ chức ở TP. HCM và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Ngày 20/11/2008, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu – Đại học Cần Thơ
(gọi tắt là Viện DRAGON-Mekong-CTU) đã ra mắt như một tổ chức hợp tác giữa
Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS) và trường Đại học Cần Thơ. Viện này
được hình thành theo một thoả thuận giữa hai chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam sau

cuộc gặp gỡ của Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush và Thủ tướng Việt Nam
Nguyễn Tấn Dũng. Viện này là thành viên đầu tiên của các Viện DRAGON (Delta
Research and Global Observation Network– Mạng lưới Nghiên cứu Đồng bằng và
Quan trắc Toàn cầu). Trong bài phát biểu ra mắt Viện, Bà Trợ lý Ngoại trưởng
Hoa Kỳ Anne Murray nhấn mạnh đây là cơ sở nghiên cứu khoa học đầu tiên liên


15

quan trực tiếp đến biến đổi khí hậu của Việt Nam và cơ sở nghiên cứu khoa học
đầu tiên của Hoa Kỳ nằm ngoài lãnh thổ của nước này. Năm 2009, trường Đại học
Cần Thơ đầu tiên đưa môn học “Biến đổi Khí hậu và Khả năng Thích ứng” vào
chương trình giảng dạy Thạc sỹ.
Ngày 27/3/2009 Uỷ ban Nhân dân Thành phố Cần Thơ đã thành lập Ban
Chỉ đạo dự án “Ứng phó với Biến đổi Khí hậu tại Thành phố Cần Thơ” do một
Phó Chủ tịch Tỉnh làm Trưởng Ban. Uỷ Ban đang chuẩn bị phê duyệt Chương
trình Mục tiêu của Thành phố Cần Thơ Ứng phó với Biến đổi Khí hậu (gọi tắt là
Chương trình 158).
Đầu năm 2009, Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên, trường Đại
học Cần Thơ đã có dự án hợp tác với tổ chức JIRCAS của chính phủ Nhật Bản để
bước đầu triển khai các hoạt động thí điểm cho Cơ chế Phát triển Sạch (Clean
Development Mechanism – CDM). Mục tiêu của dự án là tìm các biện pháp giúp
người dân giảm thiểu sự phát thải khí nhà kính ở địa phương.
Trung tâm Học viện Công nghệ Châu Á tại Việt Nam (AITCV) đã phối hợp
với Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu - Đại học Cần Thơ đã tổ chức một buổi
Seminar cum Study Tour tại thành phố Cần Thơ ngày 31/3/2009 cho các quan
chức cấp Bộ của Bangladesh. Hai bên đã trao đổi về các tác động của biến đổi khí
hậu lên cơ sở hạ tầng nông thôn của giữa hai vùng đồng bằng và tham quan một
vùng công trình hạ tầng có nguy cơ hư hỏng do lũ lụt và nước biển dâng ở Cần
Thơ.

Năm 2008 – 2009, một số nghiên cứu thích nghi về biến đổi khí hậu đã và
đang thực hiện ở một số tỉnh như Bến Tre (của Oxfam), Cà Mau (của Viện Quy
hoạch Thuỷ lợi Nam bộ, của Quỹ WWF). Tổ chức GTZ (Đức) cũng đã có một số
nghiên cứu ban đầu tìm phương cách thích nghi của nông dân, các doanh nhân nhỏ
và vừa ở tỉnh Trà Vinh. Dự kiến trong thời gian tới, Tổ chức GTZ sẽ hợp tác với
Viện DRAGON- Mekong-CTU để triển khai một dự án thí điểm giúp người dân
nghèo tìm biện pháp thích nghi với biến đổi khí hậu ở tỉnh Trà Vinh.


16

Nhìn chung với tình hình biến đổi khí hậu như hiện nay, Việt Nam cũng
như thế giới đã có nhiều văn bản, nghị định, công ước, các nghiên cứu khá đầy đủ
để có thể ứng phó và thích nghi. Riêng ở ĐBSCL củng đã có nhiều nghiên cứu
đánh giá tác động của BĐKH đến sinh kế của người dân, đặc biệt là hộ nghèo rất
dễ bị tổn thương do tác động của hạn hán và xâm nhập mặn do nước biển dâng, và
các nghiên cứu cũng chỉ ra nhiều biện pháp như nâng cao ý thức của người dân về
BĐKH hay cần sự hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức phi
chính phủ hay các tổ chức thế giới để người dân có thể phần nào ổn định sinh kế
của mình trong bối cảnh BĐKH diễn tra mạnh mẻ như hiện nay.
I.3. Các khái niệm liên quan
- Khái niệm về Nghèo và hộ nghèo
Trong một thời gian dài, các nhà kinh tế và nhiều nhà nghiên cứu đã định
nghĩa giàu nghèo theo quan điểm định lượng, tức là đưa ra một chỉ số để đo lường
chủ yếu nhằm đơn giản hoá việc hoạch định chính sách.
Một số quan điểm về "nghèo":
Hội nghị về chống nghèo ở khu vực Châu á-Thái Bình Dương do ESCAP tổ
chức tháng 9-1993 tại Bangkok, Thái Lan đã đưa ra định nghĩa về nghèo như sau :
" Nghèo là một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ
bản của con người, mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình

độ phát triển kinh tế xã hội phong tục tập quán của địa phương.
Nhà kinh tế học Mỹ Galbraith cũng quan niệm:"Con người bị coi là nghèo
khổ khi mà thu nhập của họ, ngay dù thích đáng để họ có thể tồn tại, rơi xuống rõ
rệt dưới mức thu nhập cộng đồng. Khi đó họ không thể có những gì mà đa số trong
cộng đồng coi như cái cần thiết tối thiểu để sống một cách đúng mực."
Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức năm 1995 đưa
định nghĩa về nghèo:"Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dưới
một đô la mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua những sản
phẩm cần thiết để tồn tại."
Vậy tiêu chí để xác định nghèo ở nước ta là:


×