Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

NGHIÊN CỨU TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG VÀ CÁCH THÍCH ỨNG CỦA NGƯỜI DÂN TRƯỚC ÁP LỰC VỀ NƯỚC SẠCH TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI XÃ VĂN MÔN, HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.58 MB, 128 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

LÊ THỊ BÍCH THỦY

NGHIÊN CỨU TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG VÀ CÁCH
THÍCH ỨNG CỦA NGƯỜI DÂN TRƯỚC ÁP LỰC VỀ NƯỚC
SẠCH TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TẠI XÃ VĂN MÔN, HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Hà Nội - Năm 2015

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

LÊ THỊ BÍCH THỦY

NGHIÊN CỨU TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG VÀ CÁCH
THÍCH ỨNG CỦA NGƯỜI DÂN TRƯỚC ÁP LỰC VỀ NƯỚC
SẠCH TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TẠI XÃ VĂN MÔN, HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH
Chuyên ngành: Môi trường trong phát triển bền vững
(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ THỊ VÂN HUỆ



Hà Nội - Năm 2015

2


LỜI CẢM ƠN

Trước hết, với sự kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân
thành tới TS. Lê Thị Vân Huệ, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường đã
trực tiếp hướng dẫn tôi rất tận tình, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý
báu. Cô đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình thực hiện, hoàn thành
luận văn. Tôi trân trọng cảm ơn cô và dự án “Thích ứng với biến đổi khí hậu ở vùng
ngoại ô Đông Nam Á” đã cho tôi tham gia các hoạt động nghiên cứu và sử dụng
một phần số liệu của dự án cho luận văn của tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo và người dân xã
Văn Môn đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được học tập, nghiên cứu tại địa phương.
Cuối cùng, tôi chân thành cảm ơn các thầy, cô tại Trung tâm Nghiên cứu Tài
nguyên và Môi trường, gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình
tôi đi học và làm luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung nghiên cứu của luận văn này được hình
thành và phát triển từ quan điểm của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của
TS. Lê Thị Vân Huệ. Các số liệu và kết quả có được trong luận văn là trung thực,
không sử dụng số liệu của các tác giả khác chưa được công bố.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lê Thị Bích Thủy

ii


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................ii
MỤC LỤC.................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT, CHỮ VIẾT TẮT...................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG.........................................................................................v
DANH MỤC CÁC HÌNH..........................................................................................vi
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................... 4
1.1. Các khái niệm và mối liên hệ giữa các khái niệm trong đề tài ........................ 4
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu trên thế giới .................................................. 10
1.3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ở Việt Nam ................................................... 16
1.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu......................................................................18
CHƯƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........... 21
2.1. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................... 21
2.2. Thời gian, đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................ 25

2.3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ................................................... 25
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 30
3.1. Áp lực về nước sạch và mối liên hệ với BĐKH ........................................... 30
3.2.Yếu tố dẫn đến tính dễ bị tổn thương và thích ứng của người dân trước áp lực
về nước sạch ở cấp độ hộ gia đình ...................................................................... 44
3.3.Thể chế, chương trình và hành động thích ứng của chính quyền địa phương.58
3.4. Các giải pháp nâng cao khả năng thích ứng cho người dân địa phương ....... 67
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................ 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 74
PHỤ LỤC.............................................................................................................. 79

iii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT, CHỮ VIẾT TẮT

BĐKH

Biến đổi khí hậu

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

CVCA

Phân tích tính dễ bị tổn thương và khả năng thích
ứng dựa vào cộng đồng

FAO


Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực
Liên Hợp Quốc

IPCC

Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu

IUCN

Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế

NNPTNT

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

TNMT

Tài nguyên và Môi trường

UBND


Ủy ban nhân dân

UNEP

Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa

UNESCO
Liên Hợp Quốc
UNDP

Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Phân bổ số hộ gia đình theo thôn tại xã Văn Môn .................................. 24
Bảng 2.2: Tình hình xóa đói giảm nghèo năm 2012 ............................................... 25
Bảng 3.1: Tỷ lệ tham gia các hoạt động kinh tế trong số hộ được phỏng vấn ......... 30
Bảng 3.2: Các nguồn phát sinh gây ô nhiễm nước ở Văn Môn và tỉ lệ trả lời ............. 33
Bảng 3.3. Sự chênh lệch nhiệt độ trung bình các năm theo thời kỳ .............................. 38
Bảng 3.4. Sự chênh lệch lượng mưa trung bình các tháng theo thời kỳ .................. 38
Bảng 3.5: Những hiện tượng thay đổi thời tiết dễ nhận thấy .................................. 39
Bảng 3.6: Thông tin lịch sử về các hiện tượng thời tiết bất thường ở Văn Môn ...... 41
Bảng 3.7: Số lượt thăm khám tại trạm y tế Văn Môn qua các năm ......................... 46
Bảng 3.8: Các công việc hàng ngày của nam và nữ giới ở Văn Môn ...................... 48

v



DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Sơ đồ khu vực nghiên cứu...................................................................... 22
Hình 3.1: Sơ đồ các bên liên quan ứng phó với áp lực nước ở Văn Môn ................ 60

vi


MỞ ĐẦU
Theo đánh giá của World Bank [2007], Việt Nam là một trong năm nước sẽ
bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu
(BĐKH) và mực nước biển dâng, đặc biệt là về số người chịu tác động. Biến đổi khí
hậu có những tác động nhất định đến tất cả các vùng địa lý, dân cư của Việt Nam,
từ miền núi tới hải đảo, nông thôn tới đô thị. Các cộng đồng dân cư ven biển Việt
Nam sẽ chịu tác động nhiều nhất do mực nước biển dâng và các hiện tượng thời tiết
cực đoan. Trong khi đó người dân miền núi phải hứng chịu các trận lũ quét và sạt lở
đất do sự thay đổi về lượng mưa, và cộng đồng dân cư ven đô cũng chịu tác động
không nhỏ do sự kết hợp giữa các vấn đề của đô thị hóa và biến đổi khí hậu.
Bắc Ninh, một tỉnh nằm ở vùng ven đô của Thành phố Hà Nội, nơi có quá
trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Sự gia tăng dân số và dân cư tập trung cao
đặt ra nhiều thách thức cho tỉnh. Khó khăn và thách thức lớn nhất là việc đáp ứng
các dịch vụ cơ bản, cơ sở hạ tầng, các nguồn tài nguyên thiết yếu cho số lượng dân
số ngày càng gia tăng. Ven đô là khu vực chuyển tiếp giữa đô thị và nông thôn, do
vậy nó pha trộn các đặc điểm của nông thôn và đô thị. Sự pha trộn này, cùng với
nhu cầu về tài nguyên, năng lượng, cơ sở hạ tầng, dịch vụ luôn là những vấn đề điển
hình ở các khu vực đang trong quá trình đô thị hóa.
Trong bối cảnh BĐKH hiện nay, những tác động của BĐKH sẽ làm trầm
trọng thêm các vấn đề trên, đặc biệt là vấn đề về nước sạch. Khô hạn và mưa lớn có

thể dẫn đến sự thiếu hụt nước hay ngập lụt ở địa phương, tác động không nhỏ tới
việc sử dụng nước, các sinh kế dựa vào tài nguyên nước và sức khỏe của người dân
tại đây. Sự hội tụ của vấn đề nước sạch, các vấn đề của đô thị hóa và tác động của
BĐKH sẽ làm cho cộng đồng dân cư có nguy cơ tổn thương cao. Do đó, cần thiết
phải có những nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương và thích ứng tại vùng này nhằm
xác định các tác động, khả năng thích ứng của cộng đồng dân cư từ đó đề xuất các
giải pháp cho các hộ gia đình, cộng đồng, các tổ chức, chính quyền địa phương
nhằm ứng phó tốt hơn với những tác động trên.

1


Thực tế, những nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương đã được thực hiện trong
nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau. Trong đó, các nghiên cứu tính dễ bị tổn thương
đối với sự thay đổi môi trường, BĐKH đã và đang được thực hiện rộng rãi. Các
nghiên cứu hiện có chủ yếu tập trung vào việc xác định các tác động của BĐKH đến
các hệ thống tự nhiên và xã hội, tính dễ bị tổn thương và sự thích ứng [Adelekan,
2007; Kelkar et al, 2008; Deressa, 2009; Piya et al, 2012; Madu, 2012]. Trong đó,
nhiều nghiên cứu về tác động của BĐKH và tính dễ bị tổn thương của các cộng
đồng dân cư ven biển, vùng đồng bằng, miền núi và đô thị đã được thực hiện [Lâm
Thị Thu Sửu và cs, 2010; Trần Hữu Hào, 2011; Nguyễn Văn Công, 2012; Nguyễn
Thanh Sơn và Cấn Thu Văn, 2012; Đặng Đình Đức và cs, 2013]. Tuy nhiên, các
nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương, thích ứng đối với các vùng ven đô chưa có
nhiều, đặc biệt ở Việt Nam và nhất là nhìn từ góc độ giới. Đây được coi như là một
khoảng trống trong các nghiên cứu hiện tại ở Việt Nam. Hơn nữa, nếu các nghiên
cứu hiện nay không quan tâm đến các vùng ven đô thì cộng đồng dân cư những khu
vực đang trong quá trình đô thị hóa này sẽ thiếu các cơ sở để hiểu được các tác động
và các hạn chế cho việc thích ứng. Họ sẽ khó nhận được sự hỗ trợ nào từ các nghiên
cứu để nâng cao khả năng thích ứng và giảm thiểu các tác động, trong khi lại là đối
tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ sự kết hợp của các thay đổi môi trường và

BĐKH. Do vậy, nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương, thích ứng của cộng đồng dân
cư ven đô đối với các thay đổi môi trường và tác động của BĐKH được xem là một
yêu cầu cấp bách hiện nay trong việc xác định các yếu tố làm tăng tính dễ bị tổn
thương, các giải pháp nhằm nâng cao khả năng thích ứng của cộng đồng dân cư ven
đô và giảm thiểu đến mức tối đa các tác động tiêu cực. Từ những yêu cầu cấp thiết
trên, đề tài “Nghiên cứu tính dễ bị tổn thương và cách thích ứng của người dân
trước áp lực về nước sạch trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại xã Văn Môn, huyện
Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh” đã được thực hiện. Đề tài sẽ đóng góp cho cơ sở lý luận
về mối liên hệ giữa tính dễ bị tổn thương và áp lực về nước sạch trong bối cảnh biến
đổi khí hậu; bước đầu xác định được các tác động, các yếu tố dẫn đến tính dễ bị tổn
thương với áp lực nước và cách thích ứng của người dân. Kết quả của đề tài sẽ là cơ

2


sở đầu vào cho việc xem xét ra quyết định của các nhà lập chính sách, chính quyền
địa phương trong việc thích ứng với các thay đổi môi trường và BĐKH.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
1. Xác định các yếu tố dẫn đến tính dễ bị tổn thương của người dân nhìn từ góc độ
giới trước áp lực về nước sạch trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại địa bàn nghiên cứu.
2. Tìm hiểu cách thích ứng của người dân tại địa bàn nghiên cứu, các yếu tố tăng
cường hoặc hạn chế khả năng thích ứng của họ.
3. Xác định giải pháp giúp người dân thích ứng tốt hơn với áp lực về nước sạch.
Các câu hỏi nghiên cứu của đề tài luận văn.
1. Yếu tố nào dẫn đến tính dễ bị tổn thương của người dân trước áp lực về nước
sạch trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại địa bàn nghiên cứu? Có sự khác biệt như
thế nào giữa nam và nữ giới?
2. Cách thích ứng của người dân tại địa bàn nghiên cứu là gì? Yếu tố nào tăng
cường hoặc hạn chế khả năng thích ứng của họ?
3. Làm thế nào để giúp người dân thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu?

Kết cấu của luận văn
Đặt vấn đề
Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương 2. Địa điểm, thời gian, phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Kết quả nghiên cứu
Kết luận và khuyến nghị

3


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Các khái niệm và mối liên hệ giữa các khái niệm trong đề tài
Biến đổi khí hậu
Theo Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) [2007], biến đổi khí
hậu là bất cứ sự thay đổi khí hậu nào theo thời gian do sự thay đổi tự nhiên hay là
kết quả từ các hoạt động của con người. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường [2008],
biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc dao
động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc
dài hơn. Biến đổi khí hậu có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác
động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí
quyển hay trong khai thác sử dụng đất.
Biểu hiện của BĐKH
Theo IPCC [2007] các biểu hiện của sự biến đổi khí hậu trái đất gồm:
- Sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói chung.
- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của
con người và các sinh vật trên trái đất.
- Sự dâng cao mực nước biển do tan băng dẫn tới sự ngập úng của các vùng đất
thấp, các đảo nhỏ trên biển.
- Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau
của trái đất dẫn tới nguy cơ đe doạ sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và

hoạt động của con người.
- Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần
hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác.
- Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của
thuỷ quyển, sinh quyển, địa quyển.
Một cách khái quát, BĐKH được thể hiện ở ba đặc trưng chủ yếu như sau: a. Nhiệt
độ trung bình, tính biến động và dị thường của thời tiết và khí hậu tăng lên; b. Mực
4


nước biển dâng lên do sự tan băng ở các cực và các đỉnh núi cao; c. Các thiên tai và
hiện tượng thời tiết cực đoan (nắng nóng, giá rét, bão, lũ lụt, hạn hán...) xảy ra với
tần xuất, độ bất thường và có thể cả cường độ tăng lên [Trương Quang Học và Trần
Hồng Thái, 2008].
Tính dễ bị tổn thương, khả năng thích ứng
Khái niệm về tính dễ bị tổn thương có nhiều thay đổi trong 20 năm qua. Đã
có nhiều hướng nghiên cứu khác nhau nhằm phân loại thành phần, yếu tố để đánh
giá tính dễ bị tổn thương. Tuy nhiên, việc sử dụng các thuật ngữ liên quan đến tính
dễ bị tổn thương giữa các ngành, lĩnh vực cũng khác nhau [Nguyễn Thanh Sơn và
Cấn Thu Văn, 2012]. Nghiên cứu trong bối cảnh BĐKH, tác giả sử dụng khái niệm
về tính dễ bị tổn thương được Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu [2001]
đưa ra. Theo đó, định nghĩa chính thức: “Tính dễ bị tổn thương là mức độ mà một
hệ thống dễ bị ảnh hưởng hoặc không thể đương đầu với các tác động bất lợi của
biến đổi khí hậu bao gồm cả sự thay đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực
đoan. Tính dễ bị tổn thương là hàm số của tính chất, cường độ và mức độ của các
biến đổi và dao động khí hậu mà một hệ thống bị phơi nhiễm, độ nhạy cảm và khả
năng thích ứng của hệ thống đó”. Như vậy, tính dễ bị tổn thương là hàm của phơi
nhiễm, tính nhạy cảm và khả năng thích ứng, được mô tả theo công thức sau:
Tính dễ bị tổn thương = f (phơi nhiễm, độ nhạy cảm, khả năng thích ứng)
Trong đó:

-

Độ nhạy cảm là mức độ mà một hệ thống bị tác động vừa có lợi vừa có hại.

Tác động này có thể trực tiếp (như sự thay đổi sản lượng cây trồng khi chịu tác
động của sự thay đổi nhiệt độ trung bình) hoặc gián tiếp (như các thiệt hại gây ra
bởi sự gia tăng tần suất các nạn lụt ven biển do mực nước biển dâng).
-

Khả năng thích ứng là khả năng của một hệ thống điều chỉnh đối với biến

đổi khí hậu để làm giảm các thiệt hại tiềm tàng, tận dụng các cơ hội hoặc đương đầu
với các tác động tiêu cực.

5


Áp lực về nước sạch trong bối cảnh biến đổi khí hậu
Theo IPCC [2007], một quốc gia chịu áp lực về nước sạch nếu nguồn cung
nước sạch sẵn có liên quan đến các hoạt động tiêu dùng nước trở thành nhân tố giới
hạn sự phát triển. Khi sự tiêu dùng nước vượt quá 20% lượng nước tái tạo được coi
là một chỉ thị cho áp lực nước. Theo UNEP [2004], áp lực nước xuất hiện khi nhu
cầu về nước vượt quá lượng sẵn có trong một thời kỳ nhất định hoặc khi chất lượng
nước kém hạn chế việc sử dụng. Áp lực nước dẫn đến suy thoái các nguồn nước
sạch về mặt số lượng (khai thác quá mức các tầng nước ngầm, cạn kiệt các dòng
sông...) và chất lượng (phú dưỡng, ô nhiễm hữu cơ, mặn hóa...). Như vậy, áp lực
nước là tình trạng thiếu nước sạch cho sử dụng, nó bao gồm cả sự khan hiếm nước
và chất lượng nước bị suy giảm. Trong đề tài này, các áp lực nước được xem xét
bao gồm: sự ngập lụt, ô nhiễm nước và thiếu nước sạch.
Trong bối cảnh BĐKH hiện nay, nhiệt độ tăng và sự thay đổi chế độ mưa sẽ

gây ra những tác động nhất định đến nguồn cung cấp nước, từ đó tạo nên các áp lực
về nước ở nhiều vùng địa lý. Thực vậy, thay đổi khí hậu toàn cầu sẽ làm thay đổi
chu trình nước tự nhiên theo từng vùng. Theo đó, hệ quả là dẫn đến sự thay đổi toàn
bộ thành tố của chu trình nước bao gồm ngưng tụ, bốc hơi, độ ẩm đất, nạp nước
ngầm và chảy tràn [Lê Diên Dực và Hoàng Văn Thắng, 2012]. Sự thay đổi về chế
độ mưa ở một số khu vực có thể làm trầm trọng thêm tình trạng khan hiếm nước
hay những thiệt hại do nước gây ra. Những khu vực vốn khô hạn có thể bị sa mạc
hóa nếu lượng mưa giảm đi qua các năm, trong khi những khu vực tập trung nhiều
mưa lớn lại phải chịu đựng các thiên tai như sạt lở đất, ngập lụt và gây ra những
thiệt hại nghiêm trọng. Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới nghiên cứu và dự báo
các ảnh hưởng của BĐKH đến hệ thống cung cấp nước của các lưu vực hay các
thành phố lớn. Đối với những khu vực đô thị hóa chịu sức ép về dân cư và các nhu
cầu về dịch vụ xã hội cơ bản như điện, nước, năng lượng, môi trường thì các tác
động này có thể làm leo thang các vấn đề về khan hiếm nước sạch và ô nhiễm nước.
Như vậy, các tác động của BĐKH sẽ thúc đẩy gia tăng áp lực nước.

6


Thực tế, các đô thị ở Việt Nam vốn đã phải đối mặt với vấn đề áp lực nước
sạch. Theo nghiên cứu của Đào Thị Bích Vân [2015] một lượng đáng kể người dân
ở Thành phố Hồ Chí Minh chưa tiếp cận được với nước sạch. Sự gia tăng dân số và
áp lực đô thị hóa đã dẫn đến gia tăng nhu cầu sử dụng nước, việc khai thác quá mức
nguồn nước ngầm và nước mặt đã dẫn đến suy thoái nguồn nước ở đây. Điều này
càng làm trầm trọng thêm áp lực nước sạch của thành phố trong hiện tại và tương
lai. Hơn nữa, theo kịch bản biến đổi khí hậu do Bộ Tài nguyên và Môi trường
[2012] công bố, nếu nước biển dâng 1 mét sẽ có trên 20% diện tích Thành phố Hồ
Chí Minh bị ngập và khoảng 7% dân số của thành phố chịu ảnh hưởng. Đây không
chỉ là vấn đề của Thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu của Luis Neumann và cs
[2011] cũng chỉ ra thành phố Cần Thơ cũng chịu các áp lực nước trước tác động của

biến đổi khí hậu như xâm nhập mặn do nước biển dâng, làm giảm lượng nước ngọt.
Áp lực về nước sạch là một thách thức lớn ở hiện tại và tương lai cho các đô thị ở
Việt Nam. Như vậy, thích ứng biến đổi khí hậu cần được đưa vào xem xét trong
quản lý hệ thống nước đô thị ở Việt Nam.
Tính dễ bị tổn thương đối với áp lực về nước sạch
Rõ ràng các áp lực về nước sạch như khan hiếm nước và ô nhiễm nước sẽ có
tác động đến hệ thống nước tự nhiên (như các lưu vực) và hệ thống xã hội (các cộng
đồng sử dụng nước).
Nghiên cứu của Kelkar và cs [2008] về tính dễ bị tổn thương với áp lực nước
sạch ở Uttarakhand, Ấn Độ cho thấy người dân đã chịu những thiệt hại về mùa
màng khi lượng mưa thay đổi: nhiều cánh đồng bị khô hạn, vật nuôi không có nước
uống, tình trạng nguồn nước bị ô nhiễm và vệ sinh kém dẫn đến sự gia tăng của
muỗi và các bệnh liên quan khác... Nghiên cứu này cũng chỉ ra biện pháp thích ứng
của người dân nơi đây là thay đổi lịch mùa vụ và sử dụng các giống cây chịu hạn,
có giá trị cao; tiết kiệm nước và mua nước, đào các giếng khoan. Như vậy, áp lực về
nước sẽ có những tác động nhất định tới các sinh kế phụ thuộc vào nguồn nước, đặc
biệt là trong nông nghiệp.

7


Cụ thể, bất cứ nhóm người nào phải đối mặt với các áp lực nước sạch như:
sự khan hiếm nước và chất lượng nước bị suy giảm sẽ phải chịu những tác động tiêu
cực. Thứ nhất, thiếu nước có thể dẫn đến tình trạng thiếu vệ sinh và gây ra các bệnh
liên quan đến nước như mẩn ngứa, dị ứng, viêm nhiễm... Thứ hai, thiếu nước không
chỉ ảnh hưởng tới các hoạt động sinh kế nông nghiệp nêu trên mà cả các hoạt động
công nghiệp cũng có thể giảm sản xuất khi lượng nước trở nên khan hiếm. Và hơn
nữa, tình trạng ô nhiễm môi trường có thể gia tăng khi thiếu nguồn nước bổ sung
vào các lưu vực ô nhiễm để thúc đẩy khả năng tự làm sạch. Như vậy càng làm tăng
sự phơi nhiễm của con người đối với các nguồn nước ô nhiễm.

Tuy nhiên, ngoài sự phơi nhiễm và những thiệt hại, tính dễ bị tổn thương của
hệ thống tự nhiên hay hệ thống xã hội đối với áp lực nước sạch còn phụ thuộc vào
khả năng thích ứng của hệ thống đó. Đối với con người, chúng ta hoàn toàn có thể
lập ra những cách thích ứng tạm thời hay các kế hoạch thích ứng lâu dài với vấn đề
khan hiếm và ô nhiễm nước. Đối với các hệ thống tự nhiên, chúng ta cần có các kế
hoạch quản lý để ứng phó với những tác động của thay đổi môi trường và BĐKH.
Trong báo cáo của IPCC [2007] cũng chỉ ra sự thay đổi về nguồn nước không chỉ
tác động tới con người mà còn tác động tới các hệ sinh thái và những dịch vụ của
chúng. Báo cáo này cũng cho rằng tính dễ bị tổn thương với áp lực nước phụ thuộc
vào nhiều yếu tố, ngoài các tác động của BĐKH mà còn phụ thuộc vào cách quản lý
các hệ thống lưu vực, các vùng đất ngập nước, lớp phủ thực vật, hạ tầng cơ sở cung
cấp nước, đặc điểm khí hậu, thủy văn khu vực...
Như vậy, việc nghiên cứu tính dễ bị tổn thương đối với áp lực nước sạch và
xây dựng các chương trình thích ứng là rất cần thiết để có thể đưa ra các giải pháp,
chiến lược ứng phó với những tác động từ áp lực nước sạch và BĐKH.
Giới và tính dễ bị tổn thương
Theo FAO [2006a], giới được định nghĩa là mối quan hệ giữa nam và nữ cả
về mặt nhận thức và vật chất. Giới không được xác định về mặt sinh học, như là các
đặc điểm sinh học của nam và nữ, nhưng được cấu thành về mặt xã hội. Theo
UNESCO [2003], giới ám chỉ những vai trò và trách nhiệm của nam và nữ giới

8


được tạo ra trong gia đình, xã hội và nền văn hóa của chúng ta. Khái niệm về giới
cũng bao gồm các đặc điểm, khả năng và hành vi của cả nam và nữ giới. Hội Liên
hiệp Phụ nữ Việt Nam [2005] định nghĩa: giới là phạm trù chỉ quan niệm, vai trò và
mối quan hệ xã hội giữa nam và nữ giới. Xã hội tạo ra và gán cho trẻ em gái và trẻ
em trai, cho nữ và nam giới các đặc điểm giới khác nhau. Bởi vậy, các đặc điểm
giới rất đa dạng và có thể thay đổi được. Nhìn chung, các định nghĩa trên đều có

quan điểm chung khi đề cập mối quan hệ, vai trò, trách nhiệm, những đặc điểm
khác nhau của nam và nữ giới được cấu thành về mặt xã hội.
Thuật ngữ “giới” xuất hiện vào khoảng những năm 80 của thế kỷ XX, bắt
nguồn từ phong trào nữ quyền phương Tây từ những năm 60. Thời gian này, vấn đề
giới và bất bình đẳng giới đã được nghiên cứu từ nhiều góc độ chuyên ngành khoa
học xã hội. Ngày nay, giới vẫn được tập trung nghiên cứu và lồng ghép trong nhiều
chương trình, dự án phát triển. Đặc biệt, trong các nghiên cứu về tính dễ bị tổn
thương xem xét trên khía cạnh giới là rất cần thiết. Một điều rõ ràng là giới và bất
công bằng giới sẽ có những ảnh hưởng đến tính dễ bị tổn thương đối với các thiên
tai và thay đổi môi trường. Từ đó dẫn đến tính dễ bị tổn thương và khả năng thích
ứng khác nhau giữa nam và nữ giới.
Nhiều nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương xem xét trên khía cạnh giới cho
thấy phụ nữ là đối tượng dễ bị tổn thương hơn đối với thiên tai và sự thay đổi môi
trường [World Bank, 2010; Care International, 2011; Denton F., 2002]. Một tỷ lệ
lớn khoảng 60 – 98 % nữ giới làm việc trong ngành nông nghiệp ở khu vực châu Á
- Thái Bình Dương và luôn cao hơn tỷ lệ nam giới [FAO, 2006b]. Trong khi đó,
nông nghiệp luôn là ngành phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí hậu, nên phụ nữ và
sinh kế của họ dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của khí hậu. Đặc biệt, phụ nữ ở vùng
nông thôn sẽ dễ bị tổn thương hơn khi họ có các sinh kế dựa vào nguồn tài nguyên
thiên nhiên và những nguồn này dễ chịu tác động của thiên tai hay những thay đổi
của môi trường. Ngoài các hoạt động sinh kế kể trên, họ còn có trách nhiệm trong
việc tìm kiếm và cung cấp nước, thức ăn, nhiên liệu trong gia đình, những nhiệm vụ
này đặt gánh nặng lên vai họ khi có thiên tai hay suy thoái môi trường xảy ra. Từ

9


đó, phụ nữ trở thành những đối tượng dễ bị tổn thương hơn trước các tác động. Mặt
khác, họ cũng ít có khả năng ứng phó với các tác động kể trên. Các định kiến và rào
cản xã hội đã tạo ra sự bất công bằng giới và hạn chế quyền được tham gia trong

việc ra quyết định tại gia đình và cộng đồng, điều này làm giảm năng lực ứng phó
của phụ nữ và các chiến lược thích ứng cũng kém hiệu quả hơn khi thiếu đi sự đóng
góp về quan điểm và ý kiến của nữ giới.
Thực vậy, chính nhờ vào kinh nghiệm từ công việc và đảm đương các gánh
nặng gia đình mà phụ nữ là những nhân tố quan trọng trong việc ứng phó, thích ứng
với các áp lực về môi trường và thay đổi khí hậu. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng:
phụ nữ có nhiều tri thức truyền thống trong việc ứng phó với những thay đổi về thời
tiết trong nông nghiệp, cũng như trong việc tìm kiếm nguồn nước hay nhiên liệu
[Denton, 2002]. Với nguồn tri thức này, phụ nữ hoàn toàn có khả năng trong việc
ứng phó và thích ứng với thiên tai hay các vấn đề môi trường. Do đó, họ cần được
đào tạo, nâng cao nhận thức và được tham gia vào quá trình gia quyết định để nâng
cao khả năng thích ứng của bản thân và cộng đồng.
Tóm lại, nghiên cứu tính dễ bị tổn thương và khả năng thích ứng đối với rủi ro
môi trường, thay đổi khí hậu cần được lồng ghép khía cạnh giới để xác định được tính
dễ bị tổn thương của cả nam và nữ giới, tận dụng được lợi thế so sánh của họ trong việc
ứng phó, thích ứng với những tác động từ thay đổi của môi trường và khí hậu.
1.2.Tổng quan vấn đề nghiên cứu trên thế giới
Nghiên cứu tính dễ bị tổn thương
Có 3 trường phái nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương: (1) Chú trọng đến sự
tiếp xúc với các hiểm họa sinh lý bao gồm phân tích điều kiện phân bố các hiểm
họa, khu vực hiểm họa mà con người đang sống, mức độ thiệt hại và phân tích các
đặc trưng tác động; (2) Chú trọng đến các khía cạnh xã hội và các tổn thương liên
quan đến xã hội nhằm đối phó với các tác động xấu trong cộng đồng dân cư bao
gồm cả khả năng chống chịu và khả năng tự phục hồi đối với hiểm họa; (3) Kết hợp
cả hai phương pháp và xác định tính dễ bị tổn thương như là hiểm họa nơi mà chứa

10


đựng những rủi ro sinh lý cũng như những tác động thích ứng của xã hội [Nguyễn

Thanh Sơn và Cấn Thu Văn, 2012].
Với trường phái thứ nhất, các nhà nghiên cứu tập trung vào cách tiếp cận rủi
ro - thiên tai để nghiên cứu tính dễ bị tổn thương, do nghiên cứu tính dễ bị tổn
thương xuất phát từ nhu cầu hiểu rõ được các tác động của thảm họa và thiên tai đối
với môi trường tự nhiên và con người. Trong trường phái thứ hai, khái niệm tính dễ
bị tổn thương áp dụng cho một hệ thống xã hội có thể được hiểu là “một tập hợp các
điều kiện, quy trình kết quả từ vật lý, các yếu tố xã hội, kinh tế và môi trường, làm
tăng tính nhạy cảm của một cộng đồng có các mối nguy hiểm tác động” [Adelekan,
2007]. Kelly và Adger [2000] cũng xem xét tính dễ bị tổn thương về việc cá nhân
hay các nhóm xã hội có khả năng hoặc không có khả năng phản ứng, đương đầu,
phục hồi và thích ứng với các áp lực từ bên ngoài. Họ sử dụng thuật ngữ “tính dễ bị
tổn thương về mặt xã hội” để nhấn mạnh cách tiếp cận này dựa trên các thước đo về
con người. Hiện nay, các quan điểm nghiên cứu hướng nhiều về trường phái thứ ba
hơn khi xem xét tính dễ bị tổn thương không chỉ phụ thuộc vào các tác động - hiểm
họa mà còn phụ thuộc vào khả năng thích ứng của hệ thống xã hội. Theo bản báo
cáo đánh giá về BĐKH lần thứ hai của IPCC [1996] đã xác định tính dễ bị tổn
thương là mức độ mà BĐKH có thể gây tổn hại hay bất lợi cho hệ thống, nó không
chỉ phụ thuộc vào độ nhạy của hệ thống mà còn phụ thuộc vào khả năng thích ứng
của cộng đồng với điều kiện khí hậu mới. Như vậy, trường phái thứ ba thể hiện sự
toàn diện hơn trong nghiên cứu tính dễ bị tổn thương và thích ứng nên nghiên cứu
này của tác giả được thực hiện dựa trên cách tiếp cận này.
Hầu hết các nghiên cứu hiện nay tập trung vào xác định và đánh giá tính dễ
bị tổn thương, nghiên cứu các phương pháp để đánh giá tính dễ bị tổn thương. Ví
dụ, nghiên cứu của Madu [2012] và nghiên cứu của Piya và cs [2012] đều sử dụng
cách tiếp cận chỉ thị và tính toán định lượng chỉ số để đánh giá tính dễ bị tổn
thương. Các chỉ thị này được phân theo ba nhóm yếu tố: phơi nhiễm, sự nhạy cảm
và khả năng thích ứng. Việc thiết kế một chỉ số để đo lường tính dễ bị tổn thương sẽ
giúp ích cho việc so sánh các hệ thống giống nhau và giúp làm rõ các quá trình cơ

11



bản và các yếu tố quyết định tính dễ bị tổn thương có liên quan đến những nhà
hoạch định chính sách. Tuy nhiên, cách tiếp cận này cũng còn nhiều hạn chế: (1)
tương đối chủ quan trong việc lựa chọn các chỉ số và trọng số của chúng, (2) tính
sẵn có của dữ liệu ở các mức độ khác nhau, (3) rất khó để kiểm tra và làm hợp lý
các đơn vị đo khác nhau [Deressa et al., 2009]. Hơn nữa, các nghiên cứu này mới
tập trung định lượng chỉ số mà chưa tập trung tìm ra các nguyên nhân dẫn tới tính
dễ bị tổn thương và cũng chưa xem xét vấn đề giới, mà những khía cạnh này sẽ
được phân tích trong nghiên cứu của tác giả. Ngoài ra, một cách tiếp cận khác là
phân tích tính dễ bị tổn thương và khả năng thích ứng dựa vào cộng đồng (CVCA)
đã được Tổ chức Care International đề xuất. Cách tiếp cận này cung cấp các hướng
dẫn và công cụ cho việc thu thập, tổ chức phân tích thông tin về khả năng dễ bị tổn
thương của cộng đồng và năng lực thích ứng của cộng đồng trong đó đòi hỏi có sự
tham gia của các bên liên quan, kể cả các cơ quan quản lý và lập chính sách ở cấp
quốc gia và địa phương trong thực hiện thích ứng. Ý nghĩa cách tiếp cận này mang
lại là việc xác định được các chiến lược thích ứng mang tính khả thi và thực tiễn ở
các cộng đồng [Smit và Wandel, 2006]. Do vậy, nghiên cứu của tác giả sẽ sử dụng
cách tiếp cận này, thông qua làm việc trực tiếp với cộng đồng để xác định các yếu
tố dẫn tới những tổn thương và cách thích ứng của họ đối với các áp lực nước và
biến đổi khí hậu.
Theo hướng khác, một số nghiên cứu tập trung xác định các đối tượng dễ bị
tổn thương và các yếu tố thúc đẩy tính dễ bị tổn thương của họ. Các nhà sinh thái
nhân văn như Hewitt và Watts đã nỗ lực để giải thích tại sao nhóm người nghèo và
nhóm bị chịu thiệt thòi là những người gặp nhiều rủi ro nhất với các hiểm họa thiên
nhiên. Nhóm hộ nghèo thường sống những ở khu vực rủi ro hơn trong các vùng đô
thị (như vùng ven đô, gần kênh, mương), những khu vực này dễ gặp nguy hiểm do
hiện tượng lũ lụt, bệnh tật và các áp lực thường xuyên khác [Adger, 2006]. Ngoài
ra, phụ nữ cũng là đối tượng chịu nhiều ảnh hưởng hơn. Phụ nữ gặp nhiều rủi ro
hơn với các hiểm họa môi trường, do họ mang gánh nặng công việc trong việc phục

hồi nhà cửa và sinh kế sau mỗi thiên tai. Sự không công bằng trong phơi nhiễm với
rủi ro của những nhóm người này được quyết định bởi một loạt các yếu tố kinh tế,
12


chính trị, xã hội và giới [Adger, 2006]. Các nghiên cứu đó là những nỗ lực trong
việc nhận diện các nhóm dễ bị tổn thương và nguyên nhân dẫn đến tính dễ bị tổn
thương của các nhóm trong xã hội. Nghiên cứu của tác giả sẽ phân tích trên góc độ
giới, sự khác biệt về tổn thương và thích ứng giữa nam và nữ giới, để có thể xác
định được các nguyên nhân làm tăng mức độ tổn thương và những yếu tố hạn chế
khả năng thích ứng. Sự phân tích, so sánh theo phân loại chủ hộ và thành phần kinh
tế hộ sẽ góp phần làm rõ bức tranh sự khác biệt về tổn thương và thích ứng trong
cộng đồng.
Theo Adger [2006] mặc dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau, các nghiên cứu
về tính dễ bị tổn thương trong lĩnh vực môi trường đều có điểm chung. Thứ nhất:
tính dễ bị tổn thương bị thúc đẩy bởi hành động vô ý hay cố ý của con người từ đó
củng cố lợi ích cá nhân và phân chia quyền lực cùng với đó là sự tương tác với các
hệ thống sinh học và vật lý. Thứ hai, tính dễ bị tổn thương được xem xét là hàm của
ba yếu tố: mức độ phơi nhiễm, tính nhạy cảm và khả năng thích ứng. Do vậy, để
giảm thiểu tính dễ bị tổn thương của một cộng đồng nghiên cứu cần có các giải
pháp giảm nhẹ mức độ phơi nhiễm, tính nhạy cảm và nâng cao khả năng thích ứng,
và việc tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến tính dễ bị tổn thương cũng được xem xét
từ ba khía cạnh này. Trong khi, các yếu tố lý sinh xác định sự phơi nhiễm như: nhiệt
độ, lượng mưa, thiên tai không tác động trực tiếp đến những nhà hoạch định chính
sách mà chính khả năng thích ứng lại liên quan trực tiếp đến chính sách, do đó thích
ứng sẽ là yếu tố dễ được củng cố hơn nhờ vào sự thay đổi của chính sách. Hơn nữa,
việc nâng cao khả năng thích ứng cũng có tác động gián tiếp cải thiện mức độ nhạy
cảm của cộng đồng. Như vậy nghiên cứu tính dễ bị tổn thương không chỉ xem xét
sự phơi nhiễm với các tác động, sự nhạy cảm mà cần phải xem xét cả khả năng
thích ứng của hệ thống, và thực tế hầu hết các nghiên cứu hiện nay đều xem xét trên

ba khía cạnh này.
Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới chủ yếu tập trung cho các khu vực dân cư
ven biển, miền núi, nông thôn và đô thị, mà có rất ít nghiên cứu dành cho các vùng
ven đô. Ví dụ, nghiên cứu của Adger [1999] cho vùng ven biển của Việt Nam, nghiên

13


cứu của Piya và cs [2012] cho các hộ nông thôn miền núi ở Nepal, nghiên cứu
Adelekan [2007] về đánh giá tính dễ bị tổn thương do ngập lụt đô thị ở Nigeria... Đây
là một khoảng trống trong nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương hiện nay.
Mặt khác, các nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương của cộng đồng đối với áp
lực nước vẫn còn rất ít. Một trong số đó là nghiên cứu của Huỳnh Thị Anh Phương
và Bernadette [2014] về tính dễ bị tổn thương và khả năng thích ứng của phụ nữ đối
với sự khan hiếm nước liên quan đến khí hậu trong nông nghiệp ở một vùng nông
thôn Việt Nam. Nghiên cứu này đã sử dụng kết hợp cả phương pháp định tính và
định lượng như phỏng vấn hộ, thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu... Đặc biệt, nghiên
cứu đã xác định được tính dễ tổn thương, cách thích ứng và những yếu tố giới hạn
làm tăng tính dễ tổn thương và khả năng thích ứng của các nhóm phụ nữ khác nhau:
nhóm phụ nữ làm chủ hộ và phụ nữ có chồng làm chủ hộ hay theo nhóm kinh tế hộ
giàu, nghèo, trung bình. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ tập trung vào vấn đề khan
hiếm nước trong nông nghiệp và đối tượng nghiên cứu chủ yếu là phụ nữ. Trong khi
đó, nam giới cũng là đối tượng chịu tác động do những thay đổi môi trường và biến
đổi khí hậu do vậy phân tích trên khía cạnh giới cần xem xét vai trò của cả nam và nữ
giới trong việc ứng phó, thích ứng những tác động này.
Tóm lại, các nghiên cứu tính dễ bị tổn thương trên thế giới hiện nay được tập
trung vào các hệ thống tự nhiên hay xã hội khác nhau, và có nhiều phương pháp tiếp
cận và phương pháp nghiên cứu khác nhau. Nhưng tựu chung lại các nghiên cứu
đều xem xét tính dễ bị tổn thương là hàm của phơi nhiễm, nhạy cảm và khả năng
thích ứng, xem xét nghiên cứu cả khía cạnh tự nhiên và xã hội của tính dễ bị tổn

thương. Nhiều nghiên cứu tập trung vào định lượng chỉ số dễ bị tổn thương thông
qua các chỉ thị, một số nghiên cứu khác đi xác định các yếu tố làm tăng hay hạn chế
tính dễ tổn thương về khía cạnh xã hội. Nhưng nhìn chung chưa có nghiên cứu nào
tập trung vào tính dễ tổn thương với áp lực nước ở khu vực ven đô và xem xét trên
góc độ giới.

14


Nghiên cứu thích ứng
Trên quốc tế, ứng phó với biến đổi khí hậu được chia làm hai hợp phần: thích
ứng và giảm thiểu. Trong đó giảm thiểu là những nỗ lực nhằm làm giảm hoặc hạn
chế tốc độ phát thải khí nhà kính thông qua sử dụng các công nghệ sạch hơn và các
nguồn năng lượng thay thế, còn thích ứng giúp con người sống được với những thay
đổi khí hậu thông qua các biện pháp về cơ chế và các giải pháp kỹ thuật tổ chức.
Các nghiên cứu thích ứng nhằm giúp ích cho việc ra quyết định và lập kế hoạch,
nâng cao khả năng thích ứng của địa phương, quốc gia. Nghiên cứu về thích ứng
thường được gắn trong nghiên cứu tính dễ tổn thương. Tuy nhiên, các nghiên cứu
thích ứng hiện nay cũng chủ yếu tập trung vào các vùng có tính dễ tổn thương cao
như vùng ven biển, miền núi mà chưa có nghiên cứu nào cho vùng ven đô thị, và
chỉ cũng có ít nghiên cứu về thích ứng đối với áp lực nước sạch cho một cộng đồng
dân cư. Việc nghiên cứu khả năng thích ứng cũng như là các yếu tố là rào cản cho
sự thích ứng đối với áp lực nước sẽ giúp cho quá trình lập kế hoạch thích ứng hiệu
quả hơn. Trong đó, nước sạch là yếu tố rất quan trọng ở các khu vực đô thị hóa, các
rủi ro về nước trong bối cảnh BĐKH đang hiện hữu, nó cần được tính toán và đưa
vào các kế hoạch quản lý nguồn nước.
Về cách tiếp cận, hiện nay có nhiều cách tiếp cận nghiên cứu thích ứng với
BĐKH như: thích ứng dựa trên hệ sinh thái, thích ứng dựa vào cộng đồng... Trong
đó, cách tiếp cận dựa vào cộng đồng thường được áp dụng cho hệ xã hội. Cách tiếp
cận này giúp cộng đồng xác định được những chiến lược thích ứng thiết thực, gắn

với chính cộng đồng địa phương. Ví dụ, Reid và cs [2009] đã tổng quan cách tiếp
cận này. Theo đó, họ kết luận: để có thể thành công, các chương trình thích ứng dựa
vào cộng đồng sẽ cần phải đảm bảo được sự tham gia của cộng đồng trong việc xác
định các ưu tiên, lập kế hoạch, thực hiện và giám sát các hoạt động thích ứng. Như
vậy, khi sự tham gia của cộng đồng trong các dự án phát triển hay kế hoạch ứng phó
bị giới hạn sẽ là một nguyên nhân làm tăng tính dễ tổn thương và giảm khả năng
thích ứng trước các tác động của sự thay đổi môi trường và BĐKH.

15


Về hướng nghiên cứu, nhiều nghiên cứu thích ứng không chỉ tập trung vào
thích ứng của cộng đồng nói chung mà cũng xem xét khả năng thích ứng của các
nhóm người nghèo, các nhóm chịu thiệt thòi. Ví dụ, Dulal và cs [2010] đã đưa ra
những khảo sát về khả năng của nhóm người nghèo ở vùng Koshi Tappu, Nepal
thích ứng với BĐKH, đặc biệt chú ý đến các nguồn lực sinh kế để duy trì khả năng
ứng phó với các hiện tượng thời tiết cực đoan liên tục xảy ra. Nghiên cứu này đã
xác định được khả năng thích ứng của cộng đồng dựa trên phân tích các nguồn vốn
về tài nguyên, con người, tài chính... mà họ có và quyết định tới các lựa chọn sinh
kế của họ. Nghiên cứu này cũng đã xác định được các yếu tố thể chế, chính sách
hạn chế khả năng thích ứng của họ. Tuy nhiên, nghiên cứu còn hạn chế là chưa xem
xét đến khía cạnh giới và phương pháp sử dụng chủ yếu là phỏng vấn theo bảng hỏi
mà không sử dụng kết hợp với các phương pháp phỏng vấn sâu hay thảo luận nhóm
để thông tin được củng cố hơn.
Tóm lại, từ việc tổng quan các nghiên cứu ở trên, tác giả đã lựa chọn cách
tiếp cận phân tích tính dễ tổn thương và thích ứng dựa vào cộng đồng trong nghiên
cứu này, trong đó sử dụng một bộ các công cụ và phương pháp cả định tính và định
lượng. Từ đó, nghiên cứu sẽ xác định được các yếu tố cả về mặt tự nhiên và xã hội
hạn chế hay tăng cường tính dễ tổn thương và khả năng thích ứng của một cộng
đồng ven đô đối với áp lực nước sạch, và xem xét cả góc độ giới. Từ những phân

tích ở trên, tác giả nhận thấy nghiên cứu này cần xác định sự tiếp cận của người dân
đối với các nguồn tài nguyên và khả năng tham gia của người dân vào các chương
trình, kế hoạch ứng phó của địa phương có phải là những yếu tố làm giới hạn khả
năng thích ứng của họ.
1.3.Tổng quan vấn đề nghiên cứu ở Việt Nam
Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương, thích ứng với các
phương pháp tiếp cận và hướng nghiên cứu khác nhau, nhưng cũng chưa có nghiên
cứu nào về áp lực nước ở vùng ven đô. Các nghiên cứu hiện nay mới chủ yếu tập
trung vào xác định và đánh giá tính dễ bị tổn thương và khả năng thích ứng mà ít có

16


nghiên cứu đi xác định các nguyên nhân, yếu tố dẫn đến tính dễ tổn thương. Để làm
rõ khía cạnh này, một số hướng nghiên cứu liên quan được phân tích dưới đây.
Nghiên cứu của Đặng Đình Đức và cs [2013] về xây dựng bản đồ tính dễ bị
tổn thương do ngập lụt cho lưu vực sông đã sử dụng cách tiếp cận đa ngành và sử
dụng mô hình thủy động lực, kết hợp với điều tra khảo sát khả năng chống chịu của
người dân. Trong đó, khả năng chống chịu thể hiện qua các giải pháp mà con người
sử dụng trước, trong và sau thiên tai để ứng phó với những yếu tố bất lợi. Tuy
nhiên, nghiên cứu này mới tập trung chủ yếu vào các yếu tố tự nhiên mà chưa bao
quát hết các yếu tố xã hội như tài sản, các mối quan hệ xã hội và giới trong công tác
thích ứng hay các nguyên nhân xã hội dẫn đến tính dễ bị tổn thương.
Trong khi, một số tác giả khác tập trung nghiên cứu tính dễ bị tổn thương đối
với sinh kế của cộng đồng [Nguyễn Văn Công, 2012; Võ Hồng Tú và cs, 2012].
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Công [2012] về tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí
hậu đối với sinh kế người dân các xã thuộc vùng đệm Vườn Quốc gia Cát Bà đã
đánh giá các tác động của biến đổi khí hậu tới sinh kế của cộng đồng, tính nhạy cảm
và khả năng thích ứng. Trong đó tác giả cũng xem xét vấn đề giới, và chỉ ra phụ nữ
và người nghèo là những đối tượng dễ bị tổn thương hơn. Nữ giới dễ bị tổn thương

hơn nam giới vì khả năng và mức độ tiếp cận nguồn lực sinh kế thấp hơn. Nhưng
nghiên cứu này cũng có hạn chế như chưa xem xét đến các khía cạnh xã hội như
thích ứng về thể chế, tiếp cận tài nguyên và quyền tham gia vào các kế hoạch,
chương trình phát triển ở địa phương.
Theo báo cáo “Kết quả đánh giá tính dễ bị tổn thương và năng lực thích ứng
tại xã Trung Bình, huyện Trần Đề và xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung, Sóc
Trăng” do IUCN [2012] thực hiện đã áp dụng một khung phương pháp luận chung
bao gồm các công cụ và phương pháp đánh giá tổng hợp từ CARE International và
UNDP với sự tham gia của cộng đồng. Nghiên cứu này đã cung cấp các thông tin về
tính dễ bị tổn thương và năng lực thích ứng của các cộng đồng dân cư do ảnh hưởng
của thiên tai và BĐKH. Nghiên cứu mới chỉ tập trung vào phân tích rủi ro, mức độ
nhạy cảm của sinh kế, tài nguyên thiên nhiên, sử dụng đất. Ngoài xem xét tác động

17


×