CHỦ ĐỀ 2: THÀNH HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO
------------------------------Số tiết: 5
Tiết chương trình: từ 4-8
1. Xác định vấn đề cần giải quyết của chuyên đề
- Cấu tạo và vai trò của các nguyên tố chính cấu tạo nên tế bào
- Cấu tạo, đặc tính và chức năng của nước đối với tế bào
- Cấu tạo và chức năng của các đại phân tử cấu tạo tế bào: cacbohidrat, lipit, protein, axit nucleic
2. Nội dung kiến thức cần xây dựng trong chuyên đề:
2.1. Nội dung 1: Các nguyên tố hóa học và nước
1. Những nguyên tố hóa học:
- Trong 92 nguyên tố có trong tự nhiên thì chỉ có khoảng 25 nguyên tố là cần thiết để cấu tạo nên
tb, cơ thể
- Trong đó C, H, O, N chiếm 96% khối lượng cơ thể.
- C là nguyên tố quan trọng tạo nên sự đa dạng của các đại phân tử hữu cơ.
1.1. Nguyên tố đa lượng:
-Chiếm lượng lớn trong khối lượng chất khô SV
-Cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ: prôtêin, lipít…
1.2. Nguyên tố vi lượng
-Chiếm lượng nhỏ trong khối lượng chất khô của cơ thể SV <0.01%
-Tham gia cấu tạo enzym, vitamin….
-Chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng không thể thiếu
VD: Thiếu iot trí tuệ kém phát triển
Thiếu Molipđen (Mo) cây khó phát triểnchết.
2. Nước và vai trò của nước đối với tế bào.
2.1. Cấu trúc & đặc tính hoá lí của nước
+ Cấu trúc hoá học:
-1 nguyên tử oxi kết hợp với 2 nguyên tử hidrô bằng liên kết cộng hoá trị
+ Đặc tính lí-hoá:
-Có tính phân cực: do đôi điện tử trong mối liên kết bị kéo lệch về phía oxi nên đầu phía oxi tích
điện (-), đầu phía H tích điện (+)
-Do tính phân cực nên các ptử nước hút với nhau và hút các ptử phân cực khác.
2.2. Vai trò của nước đối với tế bào:
-Là thành phần chính cấu tạo nên tế bào của cơ thể.
-Là dung môi hoà tan nhiều chất cần thiết cho hoạt động sống.
-Là môi trường cho các phản ứng sinh hoá
-Tham gia vào quá trình chuyển hoá vật chất để duy trì sự sống.
Tóm lại: không có nước thì không thể duy trì sự sống.
2.2. Nội dung 2: Cacbohidrat và lipit
1. Cacbohidrat:
1.1. Cấu trúc hoá học:
-Gồm 3 nguyên tố : C: H: O theo tỉ lệ 1: 2: 1
-Cấu tạo theo ngtắc đa phân
SINH HỌC 10
1
-Đơn phân là đường đơn 6C, chủ yếu là : glucozơ, fructôzơ, galactôzơ. Đường pentozo có 5C
1.1.1. Đường đơn:
+ Cấu trúc: gồm 3-7 Cacbon cấu tạo theo mạch thẳng hay mạch vòng.
+ VD: Glucozơ, fructozơ, galactozơ.
1.1.2. Đường đôi:
+ CT: gồm 2 phân tử đường đơn liên kết lại với nhau bằng liên kết Glicozit.
+ VD:
* Glucozơ + Fructozơ Saccarozơ (đường mía)
* Glucozơ +galactozơ Lactozơ(đường sữa)
1.1.3. Đường đa :
+ CT: gồm nhiều phân tử đường đơn liên kết với nhau bằng liên kết glicozit.
+ VD: glicogen, xenlulô, tinh bột, kitin
*Xenlulô gồm nhiều glucôzơ liên kết bằng liên kết glicozit phân tử xenlulôvi sợi xenlulô
thành tế bào thực vật
1.2. Chức năng:
-Là nguồn năng lượng dự trữ cho tế bào và cơ thể.
VD: Glucozo, Glycogen…
-Là thành phần cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể.
VD: Xenlulozo : vách TBTV.
-Cacbohidrat + pro glicoprotein: vận chuyển các chất qua màng, nhận biết các vật thể lạ khi qua
màng
2. Lipit:
2.1. Đặc điểm chung:
- Nhóm chất hữu cơ không tan trong nước ( kị nước)
- Tan trong dung môi hữu cơ như benzen, ete…
- Không câú tạo theo nguyên tắc đa phân.
- Thành phần hoá học đa dạng
2.2. Các loại Lipit:
2.2.1. Mỡ và dầu :
* Cấu tạo : Mỗi phân tử mỡ gồm 1 phân tử glixêrol và 3 axit béo
* Chức năng chính của mỡ : dự trữ năng lượng cho tế bào (1g mỡ có năng lượng gấp đôi 1g tinh
bột).
2.2.2. Phôtpholipit
*Cấu trúc: gồm 1 phân tử glixêrol + 2 phân tử axit béo + 1 nhóm photphat
*Chức năng: Cấu tạo các loại màng tế bào .
2.2.3. Stêroit
-Testoteron tham gia cấu tạo màng sinh chất của tế bào người và động vật
-Cấu tạo nên các hoocmon (đặc biệt là hoocmon sinh dục)
d. Sắc tố và vitamin
- Carotenoit và một số vitamin như: A, D, E, K … cũng là một dạng lipit.
- Tham gia vào mọi hoạt động sống của cơ thể.
2.3. Nội dung 3: Protein
1. Cấu trúc protein:
1.1. Cấu trúc chung của protein:
- Prôtêin là đại phân tử có cấu trúc đa dạng nhất theo nguyên tắc đa phân
- Đơn phân của prôtêin là a.a (có 20 loại a.a)
SINH HỌC 10
2
- Prôtêin có tính đặc trưng và đa dạng: được qui định bởi số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp
các a.a
- Prôtêin có 4 cấu trúc bậc khác nhau:
1.2. Cấu trúc bậc 1:
- Các aa liên kết với nhau bằng liên kết peptit tạo thành chuỗi polipeptit.
- Dạng mạch thẳng
- Prôtêin đơn giản khoảng vài chục aa.
1.3. Cấu trúc bậc 2:
- Cấu trúc bậc 1 co xoắn lại hoặc gấp nếp tạo nên cấu trúc bậc 2 nhờ liên kết hidrô.
1.4. Cấu trúc bậc 3, bậc 4
1.4.1. Cấu trúc bậc 3:
- Cấu trúc bậc 2 tiếp tục co xoắn tạo nên cấu trúc không gian 3 chiều gọi là cấu trúc bậc 3.
1.4.2. Cấu trúc bậc 4:
-Một prôtêin được cấu tạo từ 1 vài chuỗi polipeptit, các chuỗi liên kết với nhau tạo thành 1 phức hệ
prôtêin
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc prôtêin:
- Yếu tố môi trường : nhiệt độ cao, độ PH, phá huỷ cấu trúc không gian 3 chiều của prôtêin
- Tác hại: prôtêin mất chức năng
- Hiện tượng biến tính : là hiện tượng prôtêin bị biến đổi cấu trúc không gian
2. Chức năng của protein:
- Cấu tạo nên tế bào và cơ thể .
VD: Colagen tham gia cấu tạo mô liên kết.
- Dự trữ các aa.
VD: Prôtêin trong sữa, prôtêin trong hạt cây.
- Vận chuyển các chất.
VD : Hemoglobin
- Bảo vệ cơ thể (kháng thể)
- Thu nhận thông tin( thụ thể)
- Chất xúc tác (enzim)
- Điều hoà trao đổi chất.
- Vận động: prôtêin cấu tạo đuôi tinh trùng.
2.4. Nội dung 4: Axit Nucleic
1. ADN:
1.1. Cấu trúc hóa học:
- Đại phân tử có kích thước và khối lượng lớn
- ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân là các nuclêôtit (Nu).
- Cấu trúc 1 Nu: gồm 3 phần:
+ Đường (5C) : pentôzơ (C5H10O4)
+ Nhóm Photphat trong Axit Photphoric (H3PO4).
+ Bazơ nitơ : Có 4 loại bazơ nitơ : A( Ađênin), T(Timin), G(Guanin), X(Xitôxin).
- Các nu liên kết với nhau bằng liên kết hóa trị Đ-P theo 1 chiều xác định( P 5”- 3” OH) tạo nên 1
chuỗi poli nuclêôtit.
- Phân tử ADN gồm 2 chuỗi polinucleotit liên kết ngang với nhau bằng liên kết hidro giữa các
bazonito theo NTBS:
* A liên kết với T bằng 2 lk hidrô.
* G liên kết với X bằng 3 lk hidrô.
SINH HỌC 10
3
* Do LK H là LK yếu nhưng ADN có rất nhiều đơn phân ( Nu) nên ADN rất bền vững và linh
hoạt.
* Chú ý:
- ADN rất đa dạng và đặc thù do thành phần, số lượng và trật tự sắp xếp của các Nu.
- TB nhân thực : ADN mạch thẳnh.
- TB nhân sơ : ADN mạch vòng
1.2. Cấu trúc không gian:
- ADN là 1 chuỗi xoắn kép gồm 2 chuỗi polinucleit xoắn lại quanh 1 trục tưởng tượng trong không
gian theo chiều từ phải sang trái tạo nên xoắn kép đều giống như 1 cầu thang xoắn:
+ Mỗi bậc thang là 1 cặp Bazơ.
+ Tay thang: đường và A.Photphoric.
+ Khoảng cách:
* Giữa 2 cặp Bazơ = 3,4 A0
* 1 chu kì xoắn = 34 A0 ( 10 cặp Nu).
* Đk vòng xoắn: 20A0.
1.3. Chức năng:
- ADN có chức năng mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
+ Thông tin di truyền được lưu trữ trong phân tử AND dưới dạng số lượng, thành phần và trình tự
sắp xếp các nu
+ Trình tự các nu trên ADN mã hóa trình tự a.a trong chuỗi polipeptit
+ Protein qui định các đặc điểm của cơ thể sinh vật
+ Những sai sót trên phân tử ADN hầu hết đều được hệ thống các enzim sửa sai
+ Thông tin trên ADN được truyền từ tế bào này sang tế bào khác
2. ARN:
2.1. Cấu trúc hóa học ARN:
- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân là ribonuclêôtit( rNu)
- Một rNu gồm 3 phần:
+ Đường pentôz C5H10O5.
+ Axit phôtphoric.
+ 1 trong 4 loại bazơ nitơ: A, U(Uraxin), G, X.
2.2. Cấu trúc không gian và chức năng ARN:
- Tuỳ theo chức năng có 3 loại ARN khác nhau:
+ mARN là 1 chuỗi poli nuclêôtit dưới dạng mạch thẳng.
-CN: Truyền thông tin từ ADN đến prôtêin, làm khuôn tổng hợp protein
+ tARN: chuỗi polirnu xoắn, có đoạn các bazonito liên kết với nhau, có đoạn không liên kết tạo
thành thùy tròn-mang bộ ba đối mã
CN: Vận chuyển aa tới ribôxôm tiến hành dịch mã, là người phiên dịch trình tự nu trên mARN
thành trình tự a.a trên protein
+ rARN: xoắn có nhiều vùng các nu liên kết bổ sung với nhau.
CN: Tham gia tổng hợp ribôxôm.
3. Xác định mục tiêu chuyên đề (hoặc bài học)
3.1. Kiến thức:
- Nêu được các nguyên tố chính cấu tạo nên tế bào
- Vai trò của các nguyên tố vi lượng đối với tế bào
- Giải thích được cấu trúc hoá học của phân tử nước quyết định các đặc tính lí hoá của nước.
- Trình bày được vai trò của nước đối với tế bào, sự sống.
SINH HỌC 10
4
- Liệt kê được tên các loại đường đơn, đường đôi, đường đa có trong cơ thể sinh vật.
- Trình bày được chức năng của từng loại đường trong cơ thể sinh vật.
- Liệt kê được tên các loại lipit có trong cơ thể sinh vật.
- Trình bày được chức năng của từng loại lipit.
- Phân biệt được các mức độ cấu trúc của prôtêin: 1,2,3,4
- Hiểu được chức năng và các yếu tố ảnh hưởng đến chức năng của prôtêin.
- Nêu được thành phần hoá học của 1 nuclêôtit.
- Mô tả được cấu trúc của 1 phân tử ADN và phân tử ARN.
- Trình bày được chức năng cùa ADN và ARN .
- So sánh được cấu trúc và chức năng của ADN và ARN
3.2. Kĩ năng:
- Vận dụng lí thuyết vào thực tiễn
- Kỹ năng thực hành, thí nghiệm
- Kỹ năng quan sát, tìm kiếm, xử lí và phân tích thông tin
- Kỹ năng phân tích hình ảnh, sơ đồ.
- Kỹ năng tư duy phân tích tổng hợp để nắm vững kiến thức trong bài
- Kỹ năng đọc - hiểu
- Kỹ năng diễn đạt
- Rèn luyện kỹ năng: thao tác thực hành như đặt thí nghiệm, đong dung dịch, quan sát, so sánh
- Rèn đức tính tỉ mỉ, kiên trì, ngăn nắp khi làm thí nghiệm
3.3. Thái độ:
- Sống hoà hợp với thiên nhiên, thể hiện tình yêu đối với thiên nhiên; có ý thức tìm hiểu và sẵn
sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền, chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên; phê phán những hành vi
phá hoại thiên nhiên, …
- Biết xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập cho bản thân.
- Yêu mến, quan tâm, giúp đỡ các bạn trong lớp.
- Sẵn sàng giúp đỡ bạn bè, hoà nhập, hợp tác với các bạn trong học tập.
- Ý thức được thuận lợi, khó khăn trong học tập và sinh hoạt của bản thân và chủ động khắc phục
khó khăn để vượt qua.
3.4. Năng lực có thể phát triển:
- Năng lực chung:
+ Tự giác, chủ động xác định nhiệm vụ học tập
+ Tích cực, tự lực thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao và lựa chọn các nguồn tài liệu đọc
phù hợp, tìm kiếm, chọn lọc và ghi chép được thông tin cần thiết; ghi được nội dung thảo luận;
nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ học
tập; tự đặt ra yêu cầu và vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tích cực, chủ động tìm kiếm thông tin
bổ sung và mở rộng thêm kiến thức.
+ Xác định được trách nhiệm, vai trò của mình trong nhóm; tự đánh giá khả năng của mình và
đánh giá khả năng của các thành viên trong nhóm để phân công công việc phù hợp; chủ động hoàn
SINH HỌC 10
5
thành phần việc được giao; nêu mặt được, mặt thiếu sót của cá nhân và của cả nhóm; khiêm tốn,
lắng nghe tích cực trong giao tiếp, học hỏi các thành viên trong nhóm.
+ Sử dụng đúng cách các thiết bị công nghệ thông tin và truyền thông; bước đầu biết khai thác, sử
dụng máy vi tính và mạng internet trong học tập.
- Năng lực chuyên biệt:
a. Năng lực tự học:
Mục tiêu học tập chủ đề là:
+ Xác định được các nguyên tố cấu tạo thế giới sống
+ Xác định cấu trúc và chức năng của các đại phân tử cấu tạo nên cơ thể sống
+ Xác định được tầm quan trọng của nước đối với cơ thể sống
+ Xác định cơ cở khoa học để nhận biết mối quan hệ huyết thống
+ Giải thích được một số hiện tượng tự nhiên: tại sao nhện nước di chuyển được trên mặt nước, tại
sao khi nấu canh cua thì thịt cua lại đóng thành từng mảng...
+ Giải thích được tại sao trong một lớp học các bạn không ai giống ai ( trừ trường hợp song sinh)
+ Hiểu được vai trò to lớn của việc bảo vệ môi trường đặc biệt là bảo vệ nguồn nước sạch
b. Năng lực giải quyết vấn đề
+ Phát hiện được hiện trạng cơ thể sinh vật: héo, vàng, bướu cổ, tiểu đường
+ Biết nguyên nhân gây ra bệnh nhồi máu cơ tim, tai biến
+ Đề ra biện pháp hạn chế các bệnh nguy hiểm ở người
+ Thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau: báo, đài, internet, thư viện, thực địa
c. Năng lực tư duy sáng tạo: học sinh đặt ra được nhiều câu hỏi
- Cơ thể sinh vật hấp thụ nước và ion khoáng bằng cách nào, có những động lực nào hỗ trợ.
- Các chất vận chuyển trong cơ thể sinh vật và quá trình biến đổi trong cơ thể sinh vật diễn ra như
thế nào
- Tại sao nước có vai trò quyết định sự sống trên trái đất
d. Năng lực tự quản lý
Quản lí bản thân:
+ Thời gian: lập thời gian biểu cá nhân (nhóm) dành cho chủ đề và các nội dung học tập
khác phù hợp
+ Biết cách thực hiện các biện pháp an toàn và bảo vệ sức khỏe khi đi thu thập thông tin
thực địa và xử lí mẫu nước tại phòng thí nghiệm
+ Kinh phí: chủ động thu chi trong quá trình thu thập tài liệu, in ấn tài liệu, liên hệ các
phòng thí nghiệm,
+ Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề: chủ động thực hiện nhiệm vụ phân
công, tích cực đóng góp ý kiến xây dựng, nhắc nhở và động viên bạn cùng nhóm cùng hoàn thành
nhiệm vụ.
Quản lí nhóm:
SINH HỌC 10
6
+ Phân công công việc phù hợp với năng lực, điều kiện cá nhân.
e. Năng lực giao tiếp
Sử dụng ngôn ngữ nói phù hợp trong các ngữ cảnh giao tiếp giữa HS với HS (thảo luận),
HS với GV (thảo luận, hỗ trợ kiến thức), HS với người dân (khảo sát thông tin), HS với cán bộ
quản lí môi trường (thu thập tài liệu); Sử dụng ngôn ngữ trong phiếu khảo sát, trong báo cáo.
f. NL hợp tác
Hợp tác với bạn cùng nhóm, với GV, với cán bộ phòng thí nghiệm, cán bộ quản lí môi
trường, người dân địa phương. Biết lắng nghe, chia sẻ quan điểm và thống nhất với kết luận.
g. Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông
+ Sử dụng sách, báo, internet tìm kiếm thông tin liên quan
+ Sử dụng các phần mềm: exel, powpoint để trình chiếu sản phẩm, word trình bày báo cáo.
h. Năng lực sử dụng ngôn ngữ
+ Sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành
+ Trình bày bài báo cáo đúng văn phong khoa học, rõ ràng, logic
k. Năng lực tính toán
- Thành thạo các phép tính cơ bản
* Các kỹ năng chuyên biệt: Quan sát, Đo lường, Phân loại hay sắp xếp theo nhóm, Tìm mối liên
hệ, Tính toán, Xử lí và trình bày các số liệu, Đưa ra các tiên đoán, nhận định, Hình thành giả
thuyết khoa học, Đưa ra các định nghĩa, Xác định được các biến và đối chứng, Thí nghiệm, Xác
định mức độ chính xác của các số liệu
4. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
4.1. Chuẩn bị của giáo viên
- Thiết bị day học:
+ Hình 3.2 sách giáo khoa trang 17 phóng to
+ Hình 4.1, 4.2 sgk trang 20-21 phóng to
+ Hình 5.1 sgk trang 24 phóng to
+ Hình 6.1, 6.2 sgk trang 27-28 phóng to
- Học liệu (tài liệu học tập):
4.2. Chuẩn bị của học sinh:
- Tài liệu học tập (SGK)
- Tham khảo tài liệu có liên quan
- Chuẩn bị bài ở nhà
5. Tiến trình dạy học
• Ổn định lớp
• Kiểm tra bài cũ
• Giới thiệu bài học (chú ý việc tạo tình huống vào bài):
5.1. Nội dung 1: Các nguyên tố hóa học và nước
5.1.1. Hoạt động 1: Các nguyên tố hóa học
STT
SINH HỌC 10
Bước
Nội dung
7
1
2
Chuyển giao nhiệm vụ
Thực hiện nhiệm vụ
Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK trang 15,16
-Nguyên tố đại lượng là gì? Cho VD? Chức năng?
-Nguyên tố nào tạo nên sự đa dạng các đại phân tử hữu cơ? Giải
thích nguyên nhân?
-Nguyên tố vi lượng là gì? Cho VD? Chức năng?
Học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao
- Cá nhân học sinh trình bày
- Các học sinh khác lắng nghe và nhận xét
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phát biểu vấn đề
Đánh giá kết quả thực
4
- Nhận định các kết quả và rút ra kết luận
hiện nhiệm vụ học tập
- Củng cố
5.1.2. Hoạt động 2: Nước
3
Báo cáo, thảo luận
STT
Bước
Nội dung
Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK trang 16, 17
Thảo luận nhóm để giải quyết các vấn đề sau:
-Nước được cấu tạo như thế nào?
-Nước có các đặc tính gì? GT đặc tính phân cực của nước
1
Chuyển giao nhiệm vụ -Tại sao con nhện nước di chuyển được trên mặt nước?
-Điều gì xảy ra khi đứ tế bào sống vào ngăn đá tủ lạnh?
-Tại sao khi tìm kiếm sự sống trên các hành tinh khác trong vũ
trụ các nhà khoa học trước hết lại tìm xem ở đó có nước hay
không?
- HS nghiên cứu SGK và thảo luận nhóm 4 HS
2
Thực hiện nhiệm vụ
- Ghi nhận kết quả
- GV gọi 2 nhóm bất kì lên bảng trình bày
3
Báo cáo, thảo luận
- GV gọi các nhóm khác nhận xét
Đánh giá kết quả thực - Giáo viên đánh giá kết quả
4
hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh ghi bài
5.2. Nội dung 2: Cacbohidrat và lipit
5.2.1. Hoạt động 1: Cacbohidrat
STT
1
Bước
Nội dung
Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK trang 19, 20 và trả lời các
câu hỏi sau:
- Nêu cấu trúc và chức năng của các loại cacbohiđrat?
- Vì sao khi đói lả (hạ đường huyết) người ta cho uống nước
Chuyển giao nhiệm vụ đường thay vì ăn các loại thức ăn khác?
- Đường đôi là gì? Kể tên các loại đường đôi? Đường đa là
gì? Có những loại đường đa nào?
SINH HỌC 10
8
2
Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao
- Cá nhân học sinh trình bày
- Các học sinh khác lắng nghe và nhận xét
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phát biểu vấn đề
Đánh giá kết quả thực
4
- Nhận định các kết quả và rút ra kết luận
hiện nhiệm vụ học tập
- Củng cố
5.2.2. Hoạt động 2: Lipit
3
Báo cáo, thảo luận
STT
1
2
Bước
Nội dung
Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK trang 21, 22 và trả lời các
câu hỏi sau:
-Lipit là gì? Kể tên một số loại lipit chính và nêu chức năng
Chuyển giao nhiệm vụ của chúng?
-Dầu mỡ khác nhau ở điểm cấu tạo, trạng thái như thế nào?
Tại sao người già không nên ăn nhiều mỡ?
Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao
- Cá nhân học sinh trình bày
- Các học sinh khác lắng nghe và nhận xét
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phát biểu vấn đề
Đánh giá kết quả thực
4
- Nhận định các kết quả và rút ra kết luận
hiện nhiệm vụ học tập
- Củng cố
5.2.3. Hoạt động 3: Điểm khác biệt giữa cacbohidrat và lipit
3
Báo cáo, thảo luận
STT
1
Bước
Nội dung
Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK trang 19-22. Thảo luận
nhóm để giải quyết các vấn đề sau: Phát phiếu học tập số 1
Chuyển giao nhiệm vụ
- Hãy phân biệt cacbohydrat và lipit?
- HS nghiên cứu SGK và thảo luận nhóm 4 HS
- Ghi nhận kết quả
- GV gọi 2 nhóm bất kì lên bảng trình bày
3
Báo cáo, thảo luận
- GV gọi các nhóm khác nhận xét
Đánh giá kết quả thực - Giáo viên đánh giá kết quả
4
hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh ghi bài
5.3. Nội dung 3:Protein
5.3.1. Hoạt động 1: Cấu trúc protein
2
Thực hiện nhiệm vụ
STT
1
Bước
Nội dung
Chuyển giao nhiệm vụ Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK trang 23, 24 và trả lời các
câu hỏi sau:
-Protein được cấu tạo như thế nào? Đơn phân của protein là
gì?
SINH HỌC 10
9
- Phân biệt các bậc cấu trúc của protein? Bậc nào quan
trọng nhất?
- Thế nào là hiện tượng biến tính protein? Những yếu tố nào
gây biến tính protein?
2
Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao
- Cá nhân học sinh trình bày
- Các học sinh khác lắng nghe và nhận xét
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phát biểu vấn đề
Đánh giá kết quả thực
4
- Nhận định các kết quả và rút ra kết luận
hiện nhiệm vụ học tập
- Củng cố
5.3.2. Hoạt động 2: Chức năng protein
3
Báo cáo, thảo luận
STT
Bước
Nội dung
Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK trang 25 và trả lời các câu
1
Chuyển giao nhiệm vụ hỏi sau:
- Trình bày vai trò của phân tử prôtêin đối với tế bào
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao
2
Thực hiện nhiệm vụ
- Cá nhân học sinh trình bày
3
Báo cáo, thảo luận
- Các học sinh khác lắng nghe và nhận xét
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phát biểu vấn đề
Đánh giá kết quả thực
4
- Nhận định các kết quả và rút ra kết luận
hiện nhiệm vụ học tập
- Củng cố
5.4. Nội dung 4: Axit nucleic
5.4.1. Hoạt động 1: Cấu trúc ADN
STT
1
2
3
4
Bước
Nội dung
Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK trang 26, 27 và trả lời các
câu hỏi sau:
- ADN được cấu tạo theo nguyên tắc nào?
Chuyển giao nhiệm vụ - Mô tả thành phần cấu tạo của một nuclêôtit và cho biết
liên kết giữa các nuclêôtit là gì?
- Điểm khác nhau giữa các nuclêôtit là gì?
- Trình bày cấu trúc phân tử ADN theo mô hình Oatxon –
Crick?
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao
Thực hiện nhiệm vụ
- Cá nhân học sinh trình bày
Báo cáo, thảo luận
- Các học sinh khác lắng nghe và nhận xét
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phát biểu vấn đề
Đánh giá kết quả thực
- Nhận định các kết quả và rút ra kết luận
hiện nhiệm vụ học tập
- Củng cố
5.4.2. Hoạt động 2: Chức năng ADN
SINH HỌC 10
10
STT
1
2
3
4
Bước
Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK trang 26, 27 và trả lời các
câu hỏi sau:
Chuyển giao nhiệm vụ
- Trình bày cấu trúc của AND phù hợp chức năng mang,
bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền?
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao
Thực hiện nhiệm vụ
- Cá nhân học sinh trình bày
Báo cáo, thảo luận
- Các học sinh khác lắng nghe và nhận xét
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phát biểu vấn đề
Đánh giá kết quả thực
- Nhận định các kết quả và rút ra kết luận
hiện nhiệm vụ học tập
- Củng cố
5.4.3. Hoạt động 3: Cấu trúc hóa học của ARN
STT
1
2
3
4
Bước
Nội dung
Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK trang 28, 29 và trả lời các
câu hỏi sau:
Chuyển giao nhiệm vụ -Mô tả thành phần cấu tạo của một ribonuclêôtit và cho biết
liên kết giữa các ribonuclêôtit là gì? Điểm khác nhau giữa
các ribonuclêôtit là gì?
- ARN gồm mấy chuỗi polirNu? Được tạo ra từ đâu?
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao
Thực hiện nhiệm vụ
- Cá nhân học sinh trình bày
Báo cáo, thảo luận
- Các học sinh khác lắng nghe và nhận xét
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phát biểu vấn đề
Đánh giá kết quả thực
- Nhận định các kết quả và rút ra kết luận
hiện nhiệm vụ học tập
- Củng cố
5.4.4. Hoạt động 4: Phân biệt các loại ARN về cấu tạo và chức năng
STT
1
Nội dung
Bước
Nội dung
Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK trang 28, 29. Thảo luận
nhóm để giải quyết các vấn đề sau: Phát phiếu học tập số 2
Chuyển giao nhiệm vụ
- Phân biệt các loại ARN về cấu tạo và chức năng?
- HS nghiên cứu SGK và thảo luận nhóm 4 HS
- Ghi nhận kết quả
- GV gọi 2 nhóm bất kì lên bảng trình bày
3
Báo cáo, thảo luận
- GV gọi các nhóm khác nhận xét
Đánh giá kết quả thực - Giáo viên đánh giá kết quả
4
hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh ghi bài
5.4.5. Hoạt động 5: Phân biệt ADN và ARN về cấu trúc và chức năng
2
Thực hiện nhiệm vụ
STT
1
Bước
Nội dung
Chuyển giao nhiệm vụ Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK trang 26-29. Thảo luận
SINH HỌC 10
11
nhóm để giải quyết các vấn đề sau: Phát phiếu học tập số 3
-Phân biệt ADN và ARN về cấu trúc và chức năng
2
3
4
- HS nghiên cứu SGK và thảo luận nhóm 4 HS
- Ghi nhận kết quả
- GV gọi 2 nhóm bất kì lên bảng trình bày
Báo cáo, thảo luận
- GV gọi các nhóm khác nhận xét
Đánh giá kết quả thực - Giáo viên đánh giá kết quả
hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh ghi bài
Thực hiện nhiệm vụ
6. Kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học
6.1. Hình thức kiểm tra, đánh giá
- Kiểm tra miệng
- Bài tập
- Đưa ra các tình huống
6.2. Công cụ kiểm tra, đánh giá (câu hỏi/bài tập kiểm tra, đánh giá năng lực)
A. Câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1. Bốn nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống là:
A. C, H, O, P.
B. C, H, O, N. C. O, P, C, N. D. H, O, N, P.
Câu 2. Cácbon là nguyên tố hoá học đăc biệt quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của các đại
phân tử hữu cơ vì cacbon
A. là một trong những nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống.
B. chiếm tỷ lệ đáng kể trong cơ thể sống.
C. có cấu hình điện tử vòng ngoài với 4 điện tử (cùng lúc tạo nên 4 liên kết cộng hoá trị với
nguyên tử khác).
D. Cả A, B, C .
Câu 3. Các nguyên tố vi lượng thường cần một lượng rất nhỏ đối với thực vật vì:
A. phần lớn chúng đã có trong các hợp chất của thực vật.
B. chức năng chính của chúng là hoạt hoá các emzym.
C. chúng đóng vai trò thứ yếu đối với thực vật.
D. chúng chỉ cần cho thực vật ở một vài giai đoạn sinh trưởng nhất định.
Câu 4. Phần lớn các nguyên tố đa lượng cấu tạo nên
A. lipit, enzym. B. prôtêin, vitamin. C. đại phân tử hữu cơ.
D. glucôzơ, tinh bột, vitamin.
Câu 5. Nguyên tố quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của vật chất hữu cơ là
A. Cacbon.
B. Hydro.
C. Oxy.
D. Nitơ.
Câu 6. Trong các nguyên tố sau, nguyên tố chiếm số lượng ít nhất trong cơ thể người là
A. ni tơ. B. các bon.
C. hiđrrô.
D. phốt pho.
Câu 7. Các chức năng của cácbon trong tế bào là
A. dự trữ năng lượng, là vật liệu cấu trúc tế bào.
B. cấu trúc tế bào, cấu trúc các enzim.
C. điều hoà trao đổi chất, tham gia cấu tạo tế bào chất.
D. thu nhận thông tin và bảo vệ cơ thể.
Câu 8. Nước có vai trò quan trọng đặc biệt với sự sống vì
A. cấu tạo từ 2 nguyên tố chiếm tỷ lệ đáng kể trong cơ thể sống .
B. chúng có tính phân cực. C. có thể tồn tại ở nhiều dạng vật chất khác nhau.
D. chiếm thành phần chủ yếu trong mọi tế bào và cơ thể sống.
SINH HỌC 10
12
Câu 9. Nước là dung môi hoà tan nhiều chất trong cơ thể sống vì chúng có
A. nhiệt dung riêng cao.
B. lực gắn kết.
C. nhiệt bay hơi cao.
D. tính phân cực.
Câu 10. Nước đá có đặc điểm
A. các liên kết hyđrô luôn bị bẻ gãy và tái taọ liên tục.
B. các liên kết hyđrô luôn bị bẻ gãy nhưng không được tái tạo.
C. các liên kết hyđrô luôn bền vững và tạo nên cấu trúc mạng.
D. không tồn tại các liên kết hyđrô.
Câu 11. Các tính chất đặc biệt của nước là do các phân tử nước
A. rất nhỏ.
B. có xu hướng liên kết với nhau.
C. có tính phân cực. D. dễ tách khỏi nhau.
Câu 12. Ôxi và Hiđrô trong phân tử nước kết hợp với nhau bằng các liên kết
A.tĩnh điện.
B. cộng hoá trị
C. hiđrô.
D. este.
Câu 13. Nước là dung môi hoà tan nhiều chất trong cơ thể sống vì chúng có
A. nhiệt dung riêng cao. B. lực gắn kết. C. nhiệt bay hơi cao.
D. tính phân cực.
Câu 14. Nước có tính phân cực do
A. cấu tạo từ oxi và hiđrô.
B. electron của hiđrô yếu.
C. 2 đầu có tích điện trái dấu. D. các liên kết hiđrô luôn bền vững
Câu 15. Khi trời bắt đầu đổ mưa, nhiệt độ không khí tăng lên chút ít là do
A. nước liên kết với các phân tử khác trong không khí giải phóng nhiệt.
B. liên kết hidro giữa các phân tử nước được hình thành đã giải phóng nhiệt.
C. liên kết hiđro giữa các phân tử nước bị phá vỡ đã giải phóng nhiệt.
D. sức căng bề mặt của nước tăng cao.
Câu 16. Khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết tìm
kiếm xem ở đó có nước hay không vì
A. nước được cấu tạo từ các nguyên tố đa lượng.
B. nước chiếm thành phần chủ yếu trong mọi tế bào và cơ thể sống, giúp tế bào tiến hành
chuyển hoá vật chất và duy trì sự sống.
C. nước là dung môi hoà tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào.
D. nước là môi trường của các phản ứng sinh hoá trong tế bào.
Câu 17. Cácbonhiđrat là hợp chất hưũ cơ được cấu tạo bởi các nguyên tố
A. C, H, O, N.
B. C, H, N, P.
C. C, H, O.
D. C, H, O, P.
Câu 18. Các bon hyđrát gồm các loại
A. đường đơn, đường đôi.
B. đường đôi, đường đa.
C. đường đơn, đường đa.
D. đường đôi, đường đơn, đường đa.
Câu 19. Các đơn phân chủ yếu cấu tạo nên các loại cacbohyđrat là
A. glucôzơ, fructôzơ, saccarôzơ.
B. glucôzơ, fructôzơ, galactôzơ.
C. glucôzơ, galactôzơ, saccarôzơ.
D. fructôzơ, saccarôzơ, galactôzơ.
Câu 20. Cholesteron ở màng sinh chất
A. liên kết với prôtein hoặc lipit đặc trưng riêng cho từng loại tế bào có chức năng bảo vệ và
cung cấp năng lượng.
B. có chức năng làm cho cấu trúc màng thêm ổn định và vững chắc hơn.
C. là nguồn dự trữ năng lượng cho tế bào.
D. làm nhiện vụ vận chuyển các chất, thụ thể thu nhận thông tin.
Câu 21. Đặc điểm chung của dầu, mỡ, photpholipit, streoit là
A. chúng đều có nguồn nguyên liệu dự trữ năng lượng cho tế bào.
B. đều tham gia cấu tạo nên màng tế bào.
C. đều có ái lực yếu hoặc không có ái lực với nước.
D. Cả A, B, C.
SINH HỌC 10
13
Câu 22. Đường mía (saccarotơ) là loại đường đôi được cấu tạo bởi
A. hai phân tử glucozơ.
B. một phân tử glucozơ và một phân tử fructozơ.
C. hai phân tử fructozơ.
D. một phân tử gluczơ và một phân tử galactozơ.
Câu 23. Xenlulozơ được cấu tạo bởi đơn phân là
A. glucozơ. B. fructozơ. C. glucozơ và tructozơ.
D. saccarozơ.
Câu 24. Thuật ngữ dùng để chỉ tất cả các loại đường là
A. tinh bột.
B. xenlulôzơ.
C. đường đôi.
D. cacbohyđrat.
Câu 25. Những hợp chất có đơn phân là glucôzơ gồm
A. tinh bột và saccrôzơ.
B. glicôgen và saccarôzơ.
C. saccarôzơ và xenlulôzơ. D. tinh bột và glicôgen.
Câu 26. Fructôzơ là 1 loại
A. pôliasaccarit. B. đường pentôzơ.
C. đisaccarrit.
D. đường hecxôzơ.
Câu 27. Thành tế bào thực vật được hình thành bởi sự liên kết giữa
A. các phân tử xenlulôzơ với nhau.
B. các đơn phân glucôzơ với nhau.
C. các vi sợi xenlucôzơ với nhau.
D. các phân tử fructôzơ.
Câu 28. Chất hữu cơ có đặc tính kị nước là
A. prôtit. B. lipit.
C. gluxit.
D. cả A,B và C.
Câu 29. Chức năng chính của mỡ là
A. dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể. B. thành phần chính cấu tạo nên màng sinh chất.
C. thành phần cấu tạo nên một số loại hoocmôn. D. thành phần cấu tạo nên các bào quan.
Câu 30. Trong cơ thể sống các chất có đặc tính chung kị nước như
A. tinh bột, glucozơ, mỡ, fructôzơ. B. mỡ, xenlulôzơ, phốtpholipit, tinh bột.
C. sắc tố, vitamin, sterôit, phốtpholipit, mỡ.
D. Vitamin, sterôit, glucozơ, cácbohiđrát.
*Câu 31. Trong tế bào loại chất chứa 1 đầu phân cực và đuôi không phân cực là
A. lipit trung tính.
B. sáp.
C. phốtpholipit.
D. triglycerit.
Câu 32. Đơn phân của prôtêin là
A. glucôzơ.
B. axít amin. C. nuclêôtit.
D. axít béo.
Câu 33. Trình tự sắp xếp đặc thù của các axít amin trong chuỗi pôlipeptít tạo nên prôtêin có cấu
trúc:
A. bậc 1.
B. bậc 2.
C. bậc 3.
D. bậc 4.
Câu 34. Các loại prôtêin khác nhau được phân biệt nhau bởi
A. số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các axít amin.
B. số lượng, thành phần axít amin và cấu trúc không gian.
C. số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các axít amin và cấu trúc không gian.
D. số lượng, trật tự sắp xếp các axít amin và cấu trúc không gian.
Câu 35. Chức năng không có ở prôtêin là
A. cấu trúc.
B. xúc tác quá trình trao đổi chất.
C. điều hoà quá trình trao đổi chất.
D. truyền đạt thông tin di truyền.
Câu 36. Trong phân tử prôtêin, các axit amin đã liên kết với nhau bằng liên kết
A. peptit.
B. ion.
C. hydro.
D. cộng hoá trị.
Câu 37 . Loại phân tử hữu cơ có cấu trúc và chức năng đa dạng nhất là
A. protein.
B. cacbonhidrat.
C. axit nucleic.
D. lipit.
Câu 38. Khi các liên kết hiđro trong phân tử protein bị phá vỡ, bậc cấu trúc không gian của protein
ít bị ảnh hưởng nhất là
A. bậc 1.
B. bậc 2.
C. bậc 3.
D. bậc 4.
Câu 39. ADN là thuật ngữ viết tắt của
A. axit nucleic. B. axit nucleotit.
B. axit đêoxiribonuleic.
D. axit ribonucleic.
Câu 40. Đơn phân của ADN là
SINH HỌC 10
14
A. nuclêôtit.
B. axít amin.
C. bazơ nitơ.
D. axít béo.
Câu 41. Mỗi nuclêôtit cấu tạo gồm
A. đường pentôzơ và nhóm phốtphát.
B. nhóm phốtphát và bazơ nitơ.
C. đường pentôzơ, nhóm phốtphát và bazơ nitơ. D. đường pentôzơ và bazơ nitơ.
Câu 42. ADN là một đại phân tử cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là 4 loại
A. ribonucleotit ( A,T,G,X ).
B. nucleotit ( A,T,G,X ).
C. ribonucleotit (A,U,G,X ).
D. nuclcotit ( A, U, G, X).
Câu 43. Hai chuỗi pôlinuclêôtit của ADN liên kết với nhau bởi liên kết
A. hyđrô.
B. peptit.
C. ion.
D. cộng hoá trị.
Câu 44. Loại phân tử có chức năng truyền thông tin từ ADN tới riboxom và được dùng như khuôn
tổng hợp nên protein là
A. AND.
B. rARN.
C. mARN.
D. tARN.
Câu 45. Loại ARN được dùng là khuôn để tổng hợp prôtêin là
A. mARN.
B. tARN.
C. rARN.
D. cả A, B và C.
Câu 46. Sau khi thực hiện xong chức năng của mình, các ARN thường
A. tồn tại tự do trong tế bào.
B. liên kết lại với nhau.
C. bị các enzin của tế bào phân huỷ thành các Nuclêôtit.
D. bị vô hiệu hoá.
Câu 47. Đơn phân của ADN khác đơn phân của ARN ở thành phần
A. đường.
B. nhóm phốtphát.
C. bazơ nitơ.
D. cả A và C.
Câu 48. Bào quan gồm cả ADN và prôtêin là
A. ti thể.
B. ribôxôm.
C. trung tử.
D. nhiễm sắc thể.
Câu 49. Những sinh vật nào dưới đây có vật chất di truyền là ARN ?
A. virut cúm.
B. thể ăn khuẩn.
C. virut gây bệnh xoăn lá cà chua.
D. B và C
Câu 50. Trong các cấu trúc tế bào cấu trúc không chứa axitnuclêic là
A. ti thể.
B. lưới nội chất có hạt.
C. lưới nội chất trơn.
D. nhân.
Câu 51. Cấu trúc mang và truyền đạt thông tin di truyền là
A. protein.
B. ADN.
C. mARN.
D. rARN.
Câu 52. Liên kết hyđrô có mặt trong các phân tử
A. ADN, protein.
B. tARN, prôtêin. C. rARN, H2O
D. tARN và rARN
Câu 53. Loại liên kết hoá học góp phần duy trì cấu trúc không gian của ADN là
A. cộng hoá trị.
B. hyđrô.
C. ion.
D. Vande – van.
Câu 54. Chức năng của ADN là
A. cấu tạo nên riboxôm là nơi tổng hợp protein.
B. truyền thông tin tới riboxôm.
C. vận chuyển axit amin tới ribôxôm.
D. lưu trữ, truyền đạt thông tin di truyền.
Câu 55. Vai trò cơ bản của các liên kết yếu là duy trì cấu trúc
A. hoá học của các đại phân tử.
B. không gian của các đại phân tử.
C. protein.
D. màng tế bào.
B. Câu hỏi tự luận:
Câu 1. Các nguyên tố vi lượng có vai trò như thế nào đối với sự sống? Cho một vài ví dụ về
nguyên tố vi lượng ở người.
Câu 2. Tại sao chúng ta cần ăn nhiều loại thức ăn khác nhau ?
Câu 3. Trình bày cấu trúc hóa học của nước và vai trò của nước đối với tế bào?
Câu 4. Giải thích tính phân cực và các mối liên kết trong phân tử nước? Từ đó giải thích các hiện
tượng sau:
+ Tại sao con nhện nước lại có thể đứng và chạy trên mặt nước?
+ Tại sao nước vận chuyển từ rễ cây lên thân đến lá và thoát ra ngoài được?
Câu 5. Hậu quả gì có thể xảy ra khi ta đưa các tế bào sống vào ngăn đá ở trong tủ lạnh?
SINH HỌC 10
15
Câu 6. Tại sao nước là dung môi tốt hòa tan các chất? Tại sao khi phơi hoặc sấy khô một số sản
phẩm sẽ giúp bảo quả thực phẩm?
Câu 7. Kể tên các nguyên tố HH chủ yếu cấu tạo nên cơ thể sống? Nguyên tố nào quan trọng nhất
tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ? Giải thích?
Câu 8. Nêu cấu trúc và chức năng của các loại cacbohiđrat?
Câu 9. Nêu cấu trúc và chức năng của các loại lipit?
Câu 10. Vì sao khi đói lả (hạ đường huyết) người ta cho uống nước đường thay vì ăn các loại thức
ăn khác?
Câu 11. So sánh cacbohydrat và lipit?
Câu 12. Tại sao vào mùa lạnh hanh khô người ta thường bôi kem chống nức nẻ?
Câu 13. Dầu mỡ khác nhau ở điểm cấu tạo, trạng thái như thế nào? Tại sao người già không nên
ăn nhiều mỡ?
Câu 14. Nêu sự giống nhau và khác nhau cơ bản của xenlulôzơ và glicôgen về cấu trúc?
Câu 15. Tại sao nói photpholipit có tính lưỡng cực?
Câu 16. Nêu một vài loại prôtêin trong tế bào người và cho biết các chức năng của chúng.
Câu 17. Phân biệt axit amin, polypeptit và protein
Câu 18. Tại sao một số vi sinh vật sống được ở trong suối nước nóng có nhiệt độ xấp xỉ 1000C mà
prôtêin của chúng lại không bị hỏng?
Câu 19. Tại sao chúng ta lại cần ăn prôtêin từ các nguồn thực phẩm khác nhau?
Câu 20. Nêu chức năng của prôtêin?
Câu 21. Đơn phân của protein là gì? Có cấu tạo như thế nào?
Câu 22. Thế nào là hiện tượng biến tính protein? Những yếu tố nào gây biến tính protein?
Câu 23. Tơ nhện, tơ tằm, sừng trâu, tóc, thịt gà, thịt lợn đều được cấu tạo từ prôtêin nhưng chúng
khác nhau về rất nhiều đặc tính. Dựa vào kiến thức trong bài, em hãy cho biết sự khác nhau đó là
do đâu?
Câu 24. Trong các bậc cấu trúc của prô thì bậc cấu trúc nào bền và bậc cấu trúc nào kém bền?
Câu 25. Tại sao khi nấu riêu cua thì prôtêin của cua lại đóng thành từng mảng?
Câu 26. Kể tên các loại liên kết hóa học tham gia duy trì cấu trúc prôtêin?
Câu 27. Tại sao nói protein trong tự nhiên vừa rất đa dạng vừa rất đặc thù?
Câu 28. Nêu cấu trúc và chức năng của ADN?
Câu 29. Nêu cấu trúc và chức năng của các loại ARN?
Câu 30. Mô tả thành phần cấu tạo của một nuclêôtit và cho biết liên kết giữa các nuclêôtit là gì?
Điểm khác nhau giữa các nuclêôtit là gì?
Câu 31. Dựa vào cơ sở khoa học nào mà người ta có thể xác định mối quan hệ huyết thống giữa 2
người, xác định nhân thân các hài cốt hay truy tìm dấu vết thủ phạm thông qua việc phân tích
ADN?
Câu 32. Chứng minh trong ADN có cấu trúc phù hợp với chức năng?
Câu 33. Nêu những điểm giống và khác nhau về cấu trúc giữa ADN và ARN
Câu 34. Phân biệt cấu trúc của các loại ARN?
Câu 35. So sánh cấu trúc hoá học của ADN và mARN?
Câu 36. Tại sao cũng chỉ có 4 loại nuclêôtit nhưng các sinh vật khác nhau lại có những đặc điểm
và kích thước rất khác nhau?
Câu 37. Trong tế bào thường có các enzim sửa chữa các sai sót về trình tự nuclêôtit. Theo em, đặc
điểm nào về cấu trúc ADN giúp nó có thể sửa chữa những sai sót nói trên?
Câu 38. Giải thích tính bền vững và linh hoạt của ADN?
Câu 39. Phân tử AND của tế bào sinh vật nhân thực có mạch kép có ý nghĩa gì?
BÀI TẬP:
SINH HỌC 10
16
1/ Trên mạch 1 của gen có 10% A và 35% G. Trên mạch 2 có 25%A và 450G.
a. Tính tỉ lệ % và số lượng từng loại nu trên mỗi mạch gen?
b. Tính tỉ lệ % và số lượng từng loại nu của cả gen?
2/ Một gen có 90 chu kì xoắn . Mạch 1 của gen có 20%A và 30%T. Mạch 2 có 10%G.
a. Tính L và M gen?
b. Tính tỉ lệ % và số lượng từng loại nu trên mỗi mạch gen và của cả gen?
3/ Một gen có M= 900.000 đvC và có hiệu số giữa G với 1 loại nu khác = 10% số nu của gen.
a. Tính L gen?
b. Tỉ lệ % và số lượng từng loại nu của gen?
4/ Một gen dài 0.408 micromet. Mạch 1 của gen có 40%A gấp đôi A trên mạch 2.
a. tính số liên kết hoá trị giữa Đ-P trong gen?
b. Tính H2 trong gen
5/ Một gen có hiệu số giữa A với một loại nu khác bằng 20% và có 2760 liên kết hidrô.
a. tính số lượng từng loại nu của gen
b. Tính L, C, M gen?
6/ Một trong hai mạch đơn của gen có tỉ lệ A:T:G:X lần 15%:30%: 30%:25%. Gen đó dài 0.306
micromet.
a. Tính tỉ lệ % và số lượng từng loại nu trên mỗi mạch gen và của cả gen?
b. Tính C,M, H2, HT giữa Đ-P?
7/ Một gen có 4798 liên kết hoá trị giữa Đ-P . Trên mạch 1 của gen có 12.5%A và 25%T. Trên
mạch 2 có 30%G.
a. Tính tỉ lệ % và số lượng từng loại nu trên mỗi mạch gen và của cả gen?
b. Tính H, C, M gen?
8/ Một gen dài 0.408 micromet và có hiệu số giữa G với một loại nu khác bằng 10% số nu của gen.
a. M gen?
b. Tính tỉ lệ % và số lượng từng loại nu của cả gen?
c. H gen?
9/ Một đoạn phân tử ADN có khối lượng 9.105 đ.v.C, có số nuclêôtit loại A kém loại khác 100
nuclêôtit. Trên mạch 1 của gen có nuclêôtit loại T kém loại A 100 nu, trên mạch 2 có nu loại G
chiếm 20% số nu của mạch. Hãy tính:
- Số vòng xoắn của phân tử ADN.
- Chiều dài của phân tử, số liên kết hiđrô của đoạn phân tử ADN?
- Số nuclêôtit từng loại trên mỗi mạch đơn trong phân tử ADN trên?
10/ Một đoạn phân tử ADN (gen) có chiều dài 3060 A0 , số nu loại T kém loại khác 100 nu.Tính:
- Số liên kết hydro của gen ?
- Tính % số lượng từng loại nu của gen?
- Nếu mạch 1 của gen có 180 nu loại G, mạch 2 có A/T = 2/3 thì số nu mỗi loại trên mạch 2 là
bao nhiêu?
11/ Dưới đây là một phần trình tự nucleotit của một mạch trong gen:
3’…..TATGGXGATGTAATXGXG…..5’ Hãy xác định trình tự nucleotit của:
- Mạch bổ sung với mạch nói trên?
- mARN được phiên mã từ mạch trên?
12/ Trên một mạch của gen có 25% guanin và 35% xitôzin. Chiều dài của gen bằng 0,306
micrômet. Tính:
- Số liên kết hoá trị giữa các đơn phân của gen.
- Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là:
- Số liên kết H, khối lượng phân tử trung bình của gen.
SINH HỌC 10
17
13/ Gen có số cặp A – T bằng 2/3 số cặp G – X và có tổng số liên kết hoá trị giữa đường với axit
phôtphoric bằng 4798.Tính:
- Số lượng từng loại nu của gen
- Khối lượng của gen và số liên kết hiđrô của gen
- Tính số liên kết cộng hóa trị nối giữa các nu.
14/ Trên mạch thứ nhất của gen có chứa A, T, G, X lần lượt có tỉ lệ là 20% : 40% : 15% : 25%.
Xác định:
- Tỉ lệ từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch của gen .
- Nếu số nu loại A của gen là 900, xác định số lượng từng loại nu của gen.
- Tính số liên kết H, số liên kết cộng hóa trị Đ-P
15/ Một gen có hiệu số giữa A và một loại nu khác là 10%, gen này có 3600 liên kết H. Tính:
- Chiều dài và khối lượng phân tử của gen.
- Số lượng từng loại nuclêôtit của gen.
- Số liên kết cộng hóa trị nối giữa các nuclêôtit tạo chuỗi polinucleotit.
16/ Một đoạn của phân tử ADN có 2gen:
Gen thứ I dài 0.306 micromet. Trên mạch thứ nhất của gen này có A=2T=3G=4X.
Gen thứ II dài 0.51micromet và có 4050 liên kết hidro. Trên mạch 1 của gen này có A= 20% và X=
2A.
a. Tính số lượng từng loại nu trên mỗi mạch đơn của mỗi gen?
b. Tính số lượng từng loại nu và số liên kết hidro của cả đoạn ADN nói trên?
17/ 1 gen gồm có 150 chu kì xoắn, số liên kết hidro là 3500.
a. Tìm số nu từng loại của gen?
b. Trên mạch 1 của gen có A + G = 850, A - G = 450. Tìm số nu từng loại mỗi mạch của
gen.
c. Gen thứ 2 có H bằng gen nói trên, nhưng có chiều dài ngắn hơn chiều dài gen trên là 510
A0. Tìm số nu từng loại của gen 2?
7. Rút kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
SINH HỌC 10
18