Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

GIAO AN SINH HOC 11 THEO CHU DE CHUDE 8 SINH SAN Ở DONG VAT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.38 KB, 15 trang )

CHỦ ĐỀ 8: SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT
Số tiết: 6
Tiết chương trình: 46- 52
1. Xác định vấn đề cần giải quyết của bài học:
- Xác định được đặc điểm sinh sản vô tính ở động vật
- Xác định được đặc điểm sinh sản hữu tính ở động vật
- Ứng dụng sinh sản vô tính ở động vật
- Cơ chế điều hòa sinh trứng
- Cơ chế điều hòa sinh tinh
- Điều khiển sinh sản ở vật nuôi và sinh đẻ có kế hoạch ở người
2. Xác định nội dung kiến thức cần xây dựng trong bài học:
NỘI DUNG 1: PHÂN BIỆT SINH SẢN VÔ TÍNH VÀ SINH SẢN HỮU TÍNH ĐỘNG
VẬT
Sinh sản vô tính
Sinh sản hữu tính
Sinh sản hữu tính là kiểu sinh sản tạo ra
KN
Là kiểu sinh sản mà một cá thể sinh
cá thể mới qua sự hình thành và hợp
ra một hoặc nhiều cá thể mới giống
nhất của giao tử đơn bội đực và giao tử
hệt mình, không có sự kết hợp giữa
đơn bội cái để tạo ra hợp tử lưỡng bội,
tinh trùng và tế bào trứng.
hợp tử phát triển thành cá thể mới.
Nguyên phân, các tế bào phân chia và
CS kh
Nguyên phân, giảm phân, thụ tinh
phân hóa để tạo cá thể mới
Con sinh Giống nnhau và giống mẹ
Giống bố mẹ và mang các đặc điểm


ra
mới
Độ
đa Thấp
Cao
dạng di
truyền
Ý nghĩa Thích nghi thấp đối với môi trường Thích nghi cao đối với môi trường
sống ổn định
sống biến đổi
Ưu điểm + Cá thể sống độc lập vẫn tạo ra cá
- Tạo ra các cá thể mới đa dạng về mặt
thể mới, có lợi khi mật độ quần thể
di truyền, nhờ đó động vật có thể thích
thấp
nghi và phát triển trong điều kiện môi
+ Các cá thể giốn nhau, thích nghi
trường sống thay đổi.
với mt sống ổn định  QT phát triển - Tạo ra số lượng lớn con cháu trong
thời tương đối gian ngắn.
nhanh
+ Tạo ra số lượng lớn con cháu trong
thời gian ngắn
Hạn chế + Ko có lợi trong đk mật độ quần thể - Không thuận lợi khi mật độ cá thể của
cao.
quần thể thấy.
+ Không đa dạng về di truyền
- Động vật đơn tính trên cơ thể chỉ có cơ
+ Con giống nhau và giống mẹ  khi quan sinh đực hoặc cơ quan sinh dục
điều kiện sống thay đổi  chết hàng cái.

- Động vật lượng tính thì trên cơ thể có
loạt
cả 2 bộ phận sinh dục đực, cái.
NỘI DUNG 2. CÁC HÌNH THỨC SINH SẢN VÔ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
1. Đặc điểm các hình thức sinh sản vô tính của động vật?
Đặc
Phân đổi
Nảy chồi
Phân mảnh
Trinh sinh
điểm
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Chủ đề: Sinh sản ở thực vật -------------------------------- Sinh học 11 ----------------------------- 1


Đại diện

Đv đơn bào và giun
dẹp: Amip, trùng
roi, trùng giày…..

sở Phân chia đơn
khoa
giản: phân chia tế
học
bào chất và nhân
Đặc
Nhân phân chia,
điểm
sau đó tế bào chất
thắt eo tạo hai tế

bào mới

Bọt biển, ruột
khoang: thủy tức,
san hô
Nguyên
phân
nhiều lần

Bọt biển, giun
dẹp

Ong, kiến, rệp,
một số loài cá
lưỡng cư, bò sát
Nguyên phân Nguyên phân và
nhiều lần
giảm phân

- Cá thể mẹ 
mọc chồi  chồi
sinh trưởng 
tách khỏi cơ thể
mẹ  cá thể mới

- Cơ thể được
phân thành
nhiều mảnh vụn
- mỗi mảnh
phát triển thành

1 cá thể mới

Tế bào trứng (n)
(không thụ tinh)
 phân chia
nhiều lần tạo cá
thể đơn bội

Giống nhau
- Từ một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới có bộ NST giống cá thể mẹ, không có sự kết
hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng.
- Các hình thức sinh sản vô tính đều dựa trên CSKH: nguyên phân để tạo ra thế hệ mới.
2. Phân biệt sinh sản vô tính và tái sinh ở động vật
* Giống nhau đều dựa trên cơ sở là nguyên phân
* Khác nhau:
- Sinh sản vô tính ở động vật: tạo ra cá thể mới không qua thụ tinh
- Tái sinh: tái tạo một phần cơ thể bị mất, không tạo cá thể mới
NỘI DUNG 3: ỨNG DỤNG SINH SẢN VÔ TÍNH ĐỘNG VẬT
1. Thế nào là nuôi mô sống? có những cách ghép mô và cơ quan nào?
- Tách mô từ cơ thể động vật để nuôi cấy trong môi trường có đầy đủ chất dinh dưỡng, vô
trùng và nhiệt độ thích hợp giúp cho mô đó tồn tại và phát triển.
- Ứng dụng: nuôi cấy da ghép cho bệnh nhân bị bỏng.
+ Tự ghép: trên cùng một cơ thể
+ Đồng ghép: hai cơ thể có quan hệ về di truyền, hoặc anh em đồng sinh
+ Dị ghép: hai cơ thể khác nhau không có quan hệ về mặt di truyền
2. Thế nào là nhân bản vô tính? Ý nghĩa?
- Chuyển nhân của tế bào sinh dưỡng vào tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào
trứng đó phát triển thành phôi. Phôi sẽ tiếp tục phát triển thành cá thể mới.
- Ý nghĩa: Có ý nghĩa trong chăn nuôi, trồng trọt, y học, thẩm mĩ. Mở ra triển vọng thay thế
nô, cơ quan, bị bệnh…

+ Tạo cá thể mới giông cá thể ban đầu
+ Tạo cơ quan mới thay thế cơ quan bị hư
+ Tạo động vật vô tính theo ý muốn
NỘI DUNG 4: QUÁ TRÌNH SINH SẢN HỮU TÍNH
1. Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật chia bao nhiêu giai đoạn ? Gồm những giai
đoạn ? Đặc điểm của từng giai đoạn đó ?
- Giai đoạn hình thành tinh trùng và trứng:
+ 1 tế bào trứng giảm phân → 1 trứng (n) + 3 thể cực (n)
+ 1 tế bào sinh tinh giảm phân → 4 tinh trùng (n)
- Giai đoạn thụ tinh: 1 trứng + 1 tinh trùng → hợp tử (2n)
- Giai đoạn phát triển phôi:
2. Phân biệt động vật đơn tính – lưỡng tính?
- Động vật đơn tính là động vật trên cơ thể chỉ mang một cơ quan sinh dục ( heo, bò, gà, vịt,
…)
+ Nếu mang cơ quan sinh sản đực: con đực, trống
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Chủ đề: Sinh sản ở thực vật -------------------------------- Sinh học 11 ----------------------------- 2


+ Nếu mang cơ quan sinh dục cái: con cái, mái
- Động vật lưỡng tính là động vật trên cơ thể có cả cơ quan sinh dục đực và cái (giun đất, ốc
sên,…)
- Ưu điểm của động vật lưỡng tính: khi thụ tinh cả hai con đều sinh con
- Hạn chế: tốn nhiều năng lượng cho cả hai cơ quan sinh dục
3. Các kiểu thụ tinh
* Tự phối – tự thu tinh
− Là hình thức sinh sản hữu tính mà một cá thể vừa tạo tinh trùng vừa tạo trứng, trứng và
tinh trùng thụ tinh và phát triển thành cá thể mới.
− VD: bọt biển
*Giao phối – thụ tinh chéo
− Là hình thức sinh sản hữu tính cần có sự tham gia của 2 cá thể, một cá thể tạo tinh trùng,

một cá thể tạo trứng, trứng và tinh trùng thụ tinh phát triển thành cá thể mới
− VD: giun đất, trâu, cá….
NỘI DUNG 5: CÁC HÌNH THỨC THỤ TINH
1 Trình bày các hình thức thụ tinh ở động vật
Thụ tinh ngoài
Thụ tinh trong
Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp
Là hình thức thụ tinh mà trứng
Đặc
tinh trùng và thụ tinh bên ngoài cơ thể gặp tinh trùng và thụ tinh bên
điểm
cái.
trong cơ quan sinh dục của con
cái.
- Con cái đẻ được nhiều trứng cùng
- Hiệu suất thụ tinh cao.
một lúc.
- Hợp tử được bảo vệ tốt, tỉ lệ
Ưu
- Không tiêu tốn nhiều năng lượng để
hợp tử sống cao.
điểm
thụ tinh.
- ít tốn năng lượng để tạo trứng và
- Đẻ được nhiều lứa hơn
tinh trùng
- Hiệu suất thụ tinh thấp. Hợp tử không - Tiêu tốn nhiều năng lượng để
Nhược
được bảo vệ nên tỉ lệ sống thấp.
thụ tinh. Số lứa đẻ giảm, lượng

điểm
con đẻ ít.
2 Trình bày hình thức đẻ trứng và đẻ con? (Đẻ con tiến hóa hơn đẻ trứng)
a. Đẻ trứng
- Trứng thụ tinh trước khi đẻ, vd: gà,bò sát..
- Trứng thụ tinh sau khi đẻ, vd: cá, ếch….
- Chất dinh dưỡng nuôi phôi tử noãn hoàng
- Ưu điểm: số lưỡng trứng đẻ nhiều
- Nhược điểm: phôi được bảo vệ kém. Chất dinh dưỡng nuôi phôi ít
b. Đẻ con (thai sinh)
- Phôi phát triển trong dạ con của cơ thể mẹ
- Cung cấp chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ qua nhau thai
- Ưu điểm: phôi được bảo vệ tốt. Chất dinh dưỡng nuôi phôi nhiều  tỉ lệ sống cao
- Nhược điểm: Động vật mang thai tốn nhiều năng lượng, khó khăn trong di chuyển
c. Đẻ trứng thai (noãn thai sinh)
- Trứng thụ tinh nằm trong ống dẫn trứng của con cái  nở thành con  đẻ ra ngoài
- Chất dinh dưỡng nuôi phôi từ noãn hoàng
- VD: cá bảy màu, cá kiếm, cá mún..
3. Chiều hướng tiến hóa của sinh sản hữu tính ở động vật?
- Từ động vật lưỡng tính đến đơn tính
- Từ tự phối đến giao phối
- Từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Chủ đề: Sinh sản ở thực vật -------------------------------- Sinh học 11 ----------------------------- 3


- Từ đẻ trứng đến đẻ trứng thai đến để con
NỘI DUNG 6: ĐIỀU KHIỂN SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT VÀ SINH ĐẺ CÓ KẾ HOẠCH
Ở NGƯỜI
1. Một số biện pháp làm tăng sinh sản trong chăn nuôi ?
- Một số biến pháp thay đổi số con: bằng cách sử dụng hoocmôn hoặc chất kích thích tổng hợp;

thay đổi các yếu tố môi trường; nuôi cấy phôi; thụ tinh nhân tạo.
- Một số biện pháp điều khiển giới tính: bằng cách tách, chọn tinh trùng cho thụ tinh tuỳ thuộc
vào nhu cầu; sử dụng hoocmôc.
2. Sinh đẻ có kế hoạch:
- KN: Là điều chỉnh về số con, thời điểm sinh con và khoảng cách sinh con sao cho phù hợp
với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.
- NN: Để nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội; Giảm áp lực đối
với phát triển kinh tế, xã hội, tài nguyên và môi trường.
3. Các biện pháp trong sinh đẻ có kế hoạch
Cần có sự hiểu biết và sử dụng đúng các biện pháp tránh thai:
- Tính ngày rụng trứng để tránh giao hợp vào ngày đó.
- Bao cao su tránh thai.
- Thuốc viên tránh thai.
- Sử dụng dụng cụ tử cung chống lại sự làm tổ của hợp tử ở tử cung.
- Triệt sản nữ: cắt và thắt 2 đầu của ống dẫn trứng.
- Triệt sản nam: cắt và thắt ống dẫn tinh.
- Ngoài ra có thể dùng thuốc viên Postinor để tránh thai khẩn cấp.
Lưu ý: riêng việc phá thai (nao, hút thai) không được coi là biên pháp sinh đẻ có kế hoạch.
Nó để lại nghiên trọng cho người phụ nữ. Có thể dẫn tới vô sinh, thậm chí tử vong.
3. Xác định mục tiêu của bài học (sau khi học xong học sinh sẽ đạt được):
3.1. Kiến thức:
- Hiểu và trình bày được các hình thức sinh sản vô tính ở động vật
- Trình bày được các hình thức sinh sản vô tính ở động vật
- Ưu điểm và hạn chế của sinh sản vô tính
- Hiểu và trình bày được khái niệm sinh sản hữu tính ở động vật
- Trình bày được các giai đoạn sinh sản hữu tính
- Thụ tinh ngoài, thụ tinh trong và ưu điểm của thụ tinh trong.
- Nêu được các hình thức đẻ trứng và đẻ con ở động vật
- Hiểu và trình bày được cơ chế điều hòa sinh tinh trùng
- Hiểu và trình bày được cơ chế điều hòa sinh trứng

- Tuyến nội tiết và hoocmôn tham gia điều hoà sinh tinh
- Tác dụng của từng loại hoocmôn
- Trình bày được một số biện pháp điều khiển sinh sản ở động vật
- HS hiểu sinh đẻ có kế hoạch là gì? Tại sao phải sinh đẻ có kế hoạch?
- Kể và hiểu được một số biện pháp tránh thai chủ yếu, cơ chế tác dụng của chúng.
3.2. Kĩ năng:
1. Quan sát:
- Phân biệt được sinh sản vô tính và hữu tính ở động vật
- Giải thích được thế nào là động vật đơn tính, động vật lưỡng tính
- Ứng dụng sinh sản vô tính của động vật thông qua nuôi mô sống và nhân bản vô tính
- Phân biệt các hính thức sinh sản vô tính ở động vật
- Phân biệt các hình thức đẻ con, đẻ trứng thai, đẻ trứng
2. Tìm mối liên hệ:
- Liên hệ giữa sinh sản vô tính với đời sống một số loài động vật và ứng dụng đối với con
người
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Chủ đề: Sinh sản ở thực vật -------------------------------- Sinh học 11 ----------------------------- 4


- Liên hệ giữa sinh sản hữu tính trong việc tăng khả năng thích nghi của sinh vật với môi
trường
- Cơ chế của sinh sản vô tính và hữu tính
- Ảnh hưởng của môi trương đến quá trình tạo trứng và tạo tinh trùng
- Ý nghĩa của điều khiển giới tính trong chăn nuôi
- Điều kiện môi trường thay đổi ảnh hưởng đến sự tiến hóa của các hình thức thụ tinh
3. Đưa ra các định nghĩa: sinh sản, sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính, thụ tinh, động vật đơn
tính, động vật lưỡng tính, trứng thai, đẻ con, giao phối, thụ tinh trong, thụ tinh ngoài....
4. Thí nghiệm: thiết kế thí nghiệm, làm thực nghiệm, thu thập và xử lí số liệu thí nghiệm, giải
thích kết quả thí nghiệm
5. Xác định mức độ chính xác của các số liệu: tiến hành thí nghiệm nhiều lần để thu được các
thí nghiệm chính xác.

3.3. Thái độ (phẩm chất):
- Sống hoà hợp với thiên nhiên, thể hiện tình yêu đối với thiên nhiên; có ý thức tìm hiểu và sẵn
sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền, chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên; phê phán những hành
vi phá hoại thiên nhiên
- Yêu thương con người; sẵn sàng giúp đỡ mọi người và tham gia các hoạt động tập thể, xã
hội; hoà nhập, hợp tác với mọi người xung quanh
- Tự lực, chủ động, tích cực học hỏi để thực hiện những công việc hàng ngày của bản thân
trong học tập, lao động và sinh hoạt,…
- Tự tin trong giao tiếp, sinh hoạt, học tập, hoạt động cộng đồng,…
3.4. Năng lực:
- Năng lực chung:
+ Tự giác, chủ động xác định nhiệm vụ học tập
+ Tích cực, tự lực thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao và lựa chọn các nguồn tài
liệu đọc phù hợp, tìm kiếm, chọn lọc và ghi chép được thông tin cần thiết; ghi được nội dung
thảo luận; nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân khi thực hiện các
nhiệm vụ học tập; tự đặt ra yêu cầu và vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tích cực, chủ động
tìm kiếm thông tin bổ sung và mở rộng thêm kiến thức.
+ Xác định được trách nhiệm, vai trò của mình trong nhóm; tự đánh giá khả năng của
mình và đánh giá khả năng của các thành viên trong nhóm để phân công công việc phù hợp;
chủ động hoàn thành phần việc được giao; nêu mặt được, mặt thiếu sót của cá nhân và của cả
nhóm; khiêm tốn, lắng nghe tích cực trong giao tiếp, học hỏi các thành viên trong nhóm.
+ Sử dụng đúng cách các thiết bị công nghệ thông tin và truyền thông; bước đầu biết
khai thác, sử dụng máy vi tính và mạng internet trong học tập.
- Năng lực chuyên biệt
a. Năng lực tự học: Mục tiêu học tập chủ đề là:
- Nêu các khái niệm sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính, thụ tinh, động vật đơn tính, động vật
lưỡng tính, thụ tinh trong, thụ tinh ngoài, kế hoạch hóa gia đình
- Phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính.
- Nêu vai trò của sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính đối với đời sống động vật và con người
- Trình bày được các bước trong quy trình nhân bản vô tính động vật, nuôi mô sống

- Nêu được sự khác nhau trong quá trình tạo trứng và tạo tinh trùng
b. Năng lực giải quyết vấn đề
- Thu thập thông tin từ sách, báo, internet, thư viện, thực địa
- Phân biệt được sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính
- Phân biệt động vật lưỡng tính, đơn tính
- Phân biệt các hính thức sinh sản vô tính ở động vật
- Phân biệt các hình thức đẻ con, đẻ trứng thai, đẻ trứng
- Hình thành ý thức bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Chủ đề: Sinh sản ở thực vật -------------------------------- Sinh học 11 ----------------------------- 5


- Biết được một số phương pháp làm thay đổi số con đối với một số loại vật nuôi
c. Năng lực tự quản lý
Quản lí bản thân:
+ Thời gian: lập thời gian biểu cá nhân (nhóm) dành cho chủ đề và các nội dung học tập
khác phù hợp
+ Biết cách thực hiện các biện pháp an toàn và bảo vệ sức khỏe khi đi thu thập thông tin
thực địa
+ Kinh phí: chủ động thu chi trong quá trình thu thập tài liệu, in ấn tài liệu, liên hệ các
thư viện, trạm khuyến nông.
Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề: chủ động thực hiện nhiệm vụ phân công,
tích cực đóng góp ý kiến xây dựng, nhắc nhở và động viên bạn cùng nhóm cùng hoàn thành
nhiệm vụ.
Quản lí nhóm:
+ Phân công công việc phù hợp với năng lực, điều kiện cá nhân.
d. Năng lực giao tiếp
- Sử dụng ngôn ngữ nói phù hợp trong các ngữ cảnh giao tiếp giữa HS với HS (thảo luận), HS
với GV (thảo luận, hỗ trợ kiến thức), HS với cán bộ quản lí thư viện;
NL hợp tác
- Hợp tác với bạn cùng nhóm, với GV, với cán bộ phòng thư viện, người dân địa phương. Biết

lắng nghe, chia sẻ quan điểm và thống nhất với kết luận.
e. Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông
- Sử dụng sách, báo, internet tìm kiếm thông tin liên quan
- Sử dụng các phần mềm: exel, powpoint để trình chiếu sản phẩm, word trình bày báo cáo.
f. Năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành: sinh sản, sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính, thụ tinh,
động vật đơn tính, động vật lưỡng tính, trứng thai, đẻ con, giao phối, thụ tinh trong, thụ tinh
ngoài, tăng sinh sản, sinh đẻ có kế hoạch, đình sản, triệt sản, tử cung, buồng trứng, tinh
hoàn....
- Trình bày bài báo cáo đúng văn phong khoa học, rõ ràng, logic
4. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
4.1 Chuẩn bị của giáo viên:
- Hình ảnh, tư liệu SGK, hình ảnh và video sưu tầm liên quan đến nội dung chủ đề
- Thiết bị dạy học
- Học liệu
- Hệ thống câu hỏi ôn tập
4.2 Chuẩn bị của học sinh:
- Tài liệu học tập (SGK)
- Tham khảo học liệu có liên quan
- Chuẩn bị bài ở nhà
5. Tiến trình dạy học:
* Ổn định lớp.
* Kiểm tra bài cũ
* Giới thiệu bài học : Ở động vật đơn tính và lưỡng tính có những hình thức sinh sản như
thế nào? Chiều hướng tiến hóa ra sao? Con người đã có những ứng dụng trong thực tiễn như
thế nào và biện pháp điều khiển sinh sản ra sao? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chủ đề 8.
5.1. NỘI DUNG 1: TÌM HIỂU CÁC KHÁI NIỆM
STT
BƯỚC
NỘI DUNG

1
Chuyển giao nhiệm vụ
Quan sát quá trình sinh sản của một số loài
động vật. Yêu cầu quan sát, kết hợp đọc
câu hỏi trang 173 SGK và kiến thức về SS
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Chủ đề: Sinh sản ở thực vật -------------------------------- Sinh học 11 ----------------------------- 6


ở thực vật :
- HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học
tập 1/ 10p
(GV có thể gợi mở thêm trong quá trình
HS thảo luận)
Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh, nhóm HS thực hiện nhiệm vụ
được giao
Báo cáo, thảo luận
- HS trình bày sản phẩm của nhóm
Kết luận hoặc nhận định hoặc hợp - GV kết luận và hợp thức hóa kiến thức
thức hóa kiến thức

2
3
4

5.2. NỘI DUNG 2: CÁC HÌNH THỨC SS VÔ TÍNH
5.2.1. Hoạt động 1: Phân biệt các hình thức sinh sản vô tính ở động vật
STT
Bước
Nội dung


1

Chuyển giao nhiệm vụ

2

Thực hiện nhiệm vụ

3

Báo cáo, thảo luận

4

Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ học tập

GV chiếu hình một số hình sinh sản vô tính của amip,
thủy tức, đĩa, ong. Yêu cầu HS quan sát trả lời các câu hỏi
sau:
- Hoàn thành phiếu học tập 2 theo nhóm/5 p
- Vì sao con sinh ra trong sinh sản vô tính lại giống
hệt cá thể mẹ?
- Hãy nêu điểm giống nhau của các hình thức sinh sản
vô tính ở động vật?
Học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao.
- GV gọi nhóm HS bất kì lên bảng trình bày
- GV gọi các nhóm khác nhận xét
Giáo viên hướng dẫn học sinh phát biểu vấn đề

- Giáo viên đánh giá kết quả
- Học sinh ghi bài

5.2.2. Hoạt động 2: Phân biệt sinh sản vô tính và tái sinh ở động vật
STT

Bước

Nội dung

GV chiếu lại một số hình sinh sản vô tính của amip, thủy
tức, đĩa, ong. Đối chiếu với hình ảnh cua gãy càng mọc
càng mới, thằn lằn đứt đuôi mọc đuôi mới. Yêu cầu HS
quan sát kết hợp SGK trả lời câu hỏi:
1
Chuyển giao nhiệm vụ
- Tìm điểm khác nhau trong các hình ảnh?
- Ở tôm cua, thằn lằn có gọi là sinh sản vô tính
không? Gọi là gì?
- Phân biệt tái sinh với phân mảnh?
2
Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh nghiên cứu và tìm ra nội dung bài học
- GV HS bất kì lên bảng trình bày
3
Báo cáo, thảo luận
- GV gọi các HS khác nhận xét
Giáo viên hướng dẫn học sinh phát biểu vấn đề
Đánh giá kết quả thực hiện
4

- Giáo viên đánh giá kết quả
nhiệm vụ học tập
- Học sinh ghi bài
5.3. NỘI DUNG 3: ỨNG DỤNG SINH SẢN VÔ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
5.3.1. Hoạt động 1:Nuôi mô sống
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Chủ đề: Sinh sản ở thực vật -------------------------------- Sinh học 11 ----------------------------- 7


S
TT

Bước

Nội dung

GV chiếu Kể những thành tựu y học về nuôi mô sống:
Ghép da cho người bị phỏng, ghép tim, thận
1
Chuyển giao nhiệm vụ
− Thế nào là nuôi mô sống?
− Nuôi mô sống mở ra triển vọng gì?
2
Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao.
- GV gọi HS bất kì lên bảng trình bày từng phần
3
Báo cáo, thảo luận
- GV gọi các nhóm khác nhận xét
Giáo viên hướng dẫn học sinh phát biểu vấn đề
Đánh giá kết quả thực hiện

4
- Giáo viên đánh giá kết quả
nhiệm vụ học tập
- Học sinh ghi bài
5.3. 2. Hoạt động 2: Nhân bản vô tính
S
Bước
Nội dung
TT
GV yêu cầu Q/S hình nhân bản vô tính cừu đôly và trả
lời câu hỏi:
- Quy trình nhân bản cừu đôly?
- Cừu đôly giống cừu cho trứng hay cho nhân?
1
Chuyển giao nhiệm vụ
- Vật chất di truyền là nhân
- Tại sao chưa tạo được cá thể mới từ mô, tế bào của
động vật có tổ chức cao?
- Ý nghĩa của nhân bản vô tính?
2
Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao.
- GV gọi HS trả lời
3
Báo cáo, thảo luận
- GV gọi các nhóm khác nhận xét
Đánh giá kết quả thực hiện - Giáo viên đánh giá kết quả
4
nhiệm vụ học tập
- Học sinh ghi nhận

5.4. NỘI DUNG 4: SINH SẢN HỮU TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
5.4.1. Hoạt động 1: Các giai đoạn trong sinh sản hữu tính của động vật?
STT
Bước
Nội dung

1

2
3
4

GV yêu cầu HS Q/s hình 45.1
- Điền vào các ô còn thiếu?
- Bộ NST của bố mẹ và con sinh ra như thế nào?
Chuyển giao nhiệm vụ
- Nhờ những quá trình nào mà số lượng NST của con
bằng với bố mẹ?
- Một Tb sinh tinh qua giảm phân tạo ra mấy tinh trùng?
- Một tế bào sinh trứng giảm phân cho ra mấy trứng?
Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh thực hiện nhiệm vụ và tìm ra nội dung bài học
- GV gọi lần lượt các nhóm bất kì lên bảng trình bày
Báo cáo, thảo luận
- GV gọi các nhóm khác nhận xét
Giáo viên hướng dẫn học sinh phát biểu vấn đề
Đánh giá kết quả thực hiện
- Giáo viên đánh giá kết quả
nhiệm vụ học tập
- Học sinh ghi bài


5.4.2. Hoạt động 2: Phân biệt động vật đơn tính – lưỡng tính?
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Chủ đề: Sinh sản ở thực vật -------------------------------- Sinh học 11 ----------------------------- 8


STT

Bước

Nội dung

GV nhắc lại kiến thức thế nào là hoa đơn tính hoa lưỡng
tính, chiếu hình một số động vật đơn tính,lưỡng tính.
Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
1
Chuyển giao nhiệm vụ
- Thế nào là động vật đơn tính? Ví dụ?
- Thế nào là động vật lưỡng tính? Ví dụ?
- Ưu điểm và hạn chế của động vật lưỡng tính
2
Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh thực hiện nhiệm vụ và tìm ra nội dung bài học
- GV gọi HS bất kì trình bày
3
Báo cáo, thảo luận
- GV gọi các nhóm khác nhận xét
Giáo viên hướng dẫn học sinh phát biểu vấn đề
Đánh giá kết quả thực hiện
4
- Giáo viên đánh giá kết quả

nhiệm vụ học tập
- Học sinh ghi bài
5.4.3. Hoạt động 3: Các kiểu thụ tinh
STT
Bước
Nội dung

1
2
3
4

GV chiếu lại hình một số động vật đơn tính,lưỡng tính.
Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
Chuyển giao nhiệm vụ
- Thế nào là tự phối? có ở động vật nào?
- Thế nào là giao phối?
- Phương thức nào tiến hóa hơn? Vì sao?
Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh thực hiện nhiệm vụ và tìm ra nội dung bài học
- GV gọi HS bất kì trình bày
Báo cáo, thảo luận
- GV gọi các nhóm khác nhận xét
Giáo viên hướng dẫn học sinh phát biểu vấn đề
Đánh giá kết quả thực hiện
- Giáo viên đánh giá kết quả
nhiệm vụ học tập
- Học sinh ghi bài

5.5. NỘI DUNG 5: CÁC HÌNH THỨC THỤ TINH

5.5.1. Hoạt động 1: Các hình thức thụ tinh ở động vật
STT
Bước

Nội dung

GV chiếu hình quá trình thụ tinh của ếch và của rắn. Yêu
cầu HS Quan sát và trả lời các câu hỏi sau:
- Cho biết nơi thụ tinh của ếch, rắn
- Thế nào là thụ tinh ngoài?
1
Chuyển giao nhiệm vụ
- Đặc điểm của thụ tinh ngoài?
- Thế nào là thụ tinh trong?
- Ví dụ?
- So sánh ưu điểm của thụ tinh trong so với thụ tinh
ngoài?
2
Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh thực hiện nhiệm vụ và tìm ra nội dung bài học
- GV gọi HS bất kì trình bày lên bảng
3
Báo cáo, thảo luận
- GV gọi các nhóm khác nhận xét
Giáo viên hướng dẫn học sinh phát biểu vấn đề
Đánh giá kết quả thực hiện
4
- Giáo viên đánh giá kết quả
nhiệm vụ học tập
- Học sinh ghi bài

5.5.2 Các hình thức đẻ trứng và đẻ con?
STT
Bước
Nội dung
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Chủ đề: Sinh sản ở thực vật -------------------------------- Sinh học 11 ----------------------------- 9


1

Chuyển giao nhiệm vụ

GV lần lượt chiếu hình cho Ví dụ về động vật đẻ trứng, động vật
đẻ con. Yêu cầu HS quan sát trả lời các câu hỏi sau
- Ở đv đẻ trứng: Chất dinh dưỡng nuôi phôi từ đâu?
- Ở động vật đẻ con phôi được cung cấp chất dinh dưỡng từ đâu?
- Thế nào là noãn thai sinh?
GV giải thích và giới thiệu một số động vật đẻ trứng thai. Và yêu
cầu HS trả lời câu hỏi:
- Hình thức sinh sản nào tiến hóa nhất? vì sao?
GV Liên hệ: Khi mang thai cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng
để thai phát triển tốt và không dung chất kích thích
- Hãy trình bày hướng tiến hóa của sinh sản hữu tính?

- Động vật thụ tinh ngoài thường đẻ rất nhiều trứng vì:
- Trong quá trình tiến hóa động vật chuyển từ nước lên
cạn gặp trở ngại gì trong sinh sản? Cách khắc phục?
2
Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh thực hiện nhiệm vụ và tìm ra nội dung bài học
- GV gọi HS bất kì trình bày lên bảng

3
Báo cáo, thảo luận
- GV gọi các nhóm khác nhận xét
Giáo viên hướng dẫn học sinh phát biểu vấn đề
Đánh giá kết quả thực hiện
4
- Giáo viên đánh giá kết quả
nhiệm vụ học tập
- Học sinh ghi bài
5.5. NỘI DUNG 6: ĐIỀU KHIỂN SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT VÀ SINH ĐẺ CÓ KẾ
HOẠCH Ở NGƯỜI
STT
Bước
Nội dung

1

2
3
4

GV yêu cầu nhóm HS nghiên cứu tài liệu về 3 nội dung:
cơ chế điều hòa sinh sản, điều khiển ss ở động vật ,
chăm sóc sức khỏe ss và kế hoạch hóa gia đình:
Chuyển giao nhiệm vụ
- Chia nội dung cho từng nhóm làm báo cáo theo câu hỏi
hướng dẫn của từng nội dung
- Yêu cầu HS về tự nghiên cứu và báo cáo bài của mỗi
nhóm sau 1 tuần
Nhóm học sinh thực hiện nhiệm vụ và tìm ra nội dung bài

Thực hiện nhiệm vụ
học
- GV gọi nhóm HS trình bày theo từng nội dung
Báo cáo, thảo luận
- GV gọi các nhóm khác nhận xét
Giáo viên hướng dẫn học sinh phát biểu vấn đề
Đánh giá kết quả thực hiện
- Giáo viên đánh giá kết quả
nhiệm vụ học tập
- Học sinh ghi bài

6. Kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học:
6.1. Hình thức kiểm tra, đánh giá:
- Kiểm tra miệng.
- Bài tập
- Đưa ra các tình huống
6.2. Công cụ KT – ĐG
1. Phân đôi ở động vật là hình thức sinh sản vô tính, trong đó
A. cơ thể bố mẹ tự phân chia trực tiếp thành hai cơ thể con. (đ)
B. cơ thể con được tạo thành từ một phần tách rời (mảnh hay miếng) của cơ thể bố mẹ.
C. cơ thể con sinh ra từ một bộ phận sinh dưỡng ngay trên cơ thể bố mẹ.
D. con sinh ra từ trứng không được thụ tinh của cơ thể mẹ.
2. Nảy chồi ở động vật là hình thức sinh sản vô tính, trong đó
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Chủ đề: Sinh sản ở thực vật -------------------------------- Sinh học 11 ----------------------------- 10


A. cơ thể bố mẹ tự phân chia trực tiếp thành hai cơ thể con.
B. cơ thể con được tạo thành từ một phần tách rời (mảnh hay miếng) của cơ thể bố mẹ.
C. cơ thể con sinh ra từ một bộ phận sinh dưỡng ngay trên cơ thể bố mẹ. (đ)
D. con sinh ra từ trứng không được thụ tinh của cơ thể mẹ.

3. Phân mảnh ở động vật là một hình thức sinh sản vô tính, trong đó
A. cơ thể bố mẹ tự phân chia trực tiếp thành hai cơ thể con.
B. cơ thể con được tạo thành từ một phần tách rời (mảnh hay miếng) của cơ thể bố mẹ.
(đ)
C. cơ thể con sinh ra từ một bộ phận sinh dưỡng ngay trên cơ thể bố mẹ.
D. con sinh ra từ trứng không được thụ tinh của cơ thể mẹ.
4. Trinh sản ở động vật là
A. cơ thể bố mẹ tự phân chia trực tiếp thành hai cơ thể con.
B. cơ thể con được tạo thành từ một bộ phận tách rời (mảnh hay miếng) của cơ thể bố
mẹ.
C. cơ thể con sinh ra từ một bộ phận sinh dưỡng ngay trên cơ thể bố mẹ.
D. con sinh ra từ trứng không được thụ tinh của cơ thể mẹ. (đ)
5. Hình thức trinh sản, phân mảnh, nảy chồi và phân đôi đều giống nhau ở điểm cơ bản là
A. chỉ tồn tại ở các động vật bậc thấp hoặc động vật không xương sống.
B. thế hệ con được sinh ra rất nhanh chóng và rất dễ dàng.
C. con sinh ra có vật chất di truyền giống hệt như mẹ, vì nhờ nguyên phân. (đ)
D. phương thức tiến hành đơn giản.
6. Trinh sản là hình thức sinh sản
A. sinh ra con cái không có khả năng sinh sản.
B. xảy ra ở động vật bậc thấp.
C. chỉ sinh ra những cá thể mang giới tính cái.
D. không cần sự tham gia của giao tử đực. (đ)
7. Sự nảy chồi và phân mảnh ở động vật rất giống sinh sản sinh dưỡng ở thực vật vì
A. các cơ thể con đều sinh ra trực tiếp từ một bộ phận của cơ thể bố mẹ, nhờ quá trình
nguyên phân. (đ)
B. các cơ thể con đều sinh ra gián tiếp từ mộ phân tách rời của cơ thể bố mẹ, dựa trên
nguyên phân. (đ)
C. các cơ thể con đều sinh ra trực tiếp như “mọc” ra từ một phần của cơ thể bố mẹ, dựa trên
giảm phân.
D. các cơ thể con đều sinh ra gián tiếp từ một phần của cơ thể bố mẹ, dựa trên giảm phân.

8. Nhân bản vô tính là hiện tượng
A. chuyển nhân của tế bào xôma vào tế bào trứng mất nhân cho phát triển thành phôi,
sau đó phôi phát triển thành cơ hể mới. (đ)
B. chuyển nhân của tế bào trứng vào tế bào xôma mất nhân cho phát triển thành phôi,
sau đó phôi phát triển thành cơ thể mới.
C. chuyển nhân của tế bào xôma vào tế bào xôma khác đã mất nhân cho phát triển
thành phôi, sau đó phôi phát triển thành cơ thể mới.
D. chuyển nhân của tế bào xôma vào tế bào trứng cho phát triển thành phôi, sau đó
phát triển thành cơ thể mới.
9. Về mặt di truyền, cừu Đôly có đặc điểm chính gì?
A. Nó giống hệt cừu cái cho trứng. (đ)
B. Nó giống hệt cừu cho tế bào tuyến vú.
C. Nó không giống con cừu nào hết.
D. Nó vừa giống con cừu cái cho trứng vừa giống con cừu cái cho tế bào tuyến vú.
10. Ở ong mật, ong chúa đẻ ra hai loại trứng: trứng đã thụ tinh (T) và trứng không thụ tinh (O).
Câu đúng là
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Chủ đề: Sinh sản ở thực vật -------------------------------- Sinh học 11 ----------------------------- 11


A.
B.
C.
D.

T nở ra ong đực 2n được ăn sữa chúa sẽ thành ong chúa, O sinh ra ong thợ.
T nở ra ong cái 2n được ăn sữa chúa sẽ thành ong chúa, O sinh ra ong đực n.(đ)
T nở ra ong thợ 2n, O nở ra ong thợ ăn sữa chuá sẽ thành ong chúa.
T nở ra ong cái n ăn sữa chúa ăn sữa cháu sẽ thành ong chúa, O sinh ra ong đực 2n.

11/ Điều không đúng khi nhận xét thụ tinh ngoài kém tiến hoá hơn thụ tinh trong là

A.số lượng trứng sau mỗi lần đẻ rất lớn lên số lượng con sinh ra nhiều.
B. tỉ lệ trứng được thụ tinh thấp.
C. trứng thụ tinh không được bảo vệ, do đó tỉ lệ sống sót thấp.
D. từ khi trứng sinh ra, thụ tinh cho đến lúc phát triển thành cá thể con hoàn toàn phụ thuộc vào môi trường
nước.
12/ Thụ tinh chéo tiến hoá hơn tự thụ tinh vì
A.tự thụ tinh diễn ra đơn giản, còn thụ tinh chéo diễn ra phức tạp.
B.tự thụ tinh chỉ có cá thể gốc, còn thụ tinh chéo có sự tham gia của giới đực và giới cái.
C.tự thụ tinh diễn ra trong môi trường nước, còn thụ tinh chéo không cần nước.
D. ở thụ tinh chéo, cá thể con nhận được vật chất di truyền từ 2 nguồn bố mẹ khác nhau, còn tự thụ tinh chỉ
nhận được vật chất di truyền từ một nguồn.
13/Giun dẹp có các hình thức sinh sản
A. phân đôi sinh sản.
B.phân mảnh, phân đôi.
C. nảy chồi, phân đôi.
D.nảy chồi phân mảnh.

14. Giao phối là phương thức thụ tinh
A. có sự kết hợp giữa giao tử đực với giao tử cái của cùng 1 cá thể.
B. có sự kết hợp giữa giao tử đực với giao tử cái của hai cơ thể đơn tính khác nhau. (đ)
C. C có sự kết hợp giữa giao tử đực với giao tử cái của hai cơ thể lưỡng tính khác nhau.
D. có sự kết hợp giữa giao tử đực với giao tử cái của cùng 1 cá thể trong môi trường
nước.
15. Thụ tinh ở động vật là
A. sự xâm nhập của giao tử đực vào giao tử cái.
B. sự hoà lẫn của giao tẻ đực với giao tử cái.
C. sự giao phối cảu conb đực với con cái dẫn đến hình thành hợp tử.
D. sự kết hợp giữa giao tử đực với giao tử cái hình thành hợp tử. (đ)
16. Thụ tinh ở động vật dẫn đến kết quả sinh học nào?
A. hình thành hợp tử 2n có bộ NST của bố lẫn mẹ. (đ)

B. hình thành hợp n có bộ NST của bố hoặc mẹ.
C. hình thành ngay ra con có bộ NST của bố lẫn mẹ.
D. hình thành ngay ra phôi và thai, sau đó phát triển thành con.
17. Quá trình hình thành phôi thai của động vật diễn ra ở
A. trong cơ thể mẹ. (đ)
B. ngoài môi trường.
C. trong cơ thể bố mẹ hoặc ngoài môi trường tuỳ mỗi loài.
D. trong cơ thể mẹ lúc đầu, ở ngoại cảnh vào giai đoạn cuối.
18. Thụ tinh ngoài là
A. sự vận chuyển tinh trùng đến gặp trứng diễn ra ngoài cơ thể động vật. (đ)
B. sự vận chuyển tinh trùng đến gặp trứng diễn ra trong cơ thể động vật.
C. sự hình thành hợp tử diễn ra trong cơ thể động vật.
D. sự hình thành hợp tử diễn ra bên trong cơ thể động vật.
19. Câu khẳng định hoàn toàn đúng không có ngoại lệ trong giới tự nhiên
A. thụ tinh ngoài bắt buột phải tiến hành trong nước.
B. thụ tinh trong chỉ óc ở lớp chim và lớp thú.
C. thụ tinh ngoài tạo hợp tử ngoài cơ thể còn thụ tinh thì ngược lại.
D. thụ tinh trong không cần nước.
20. Đẻ con được xem là phương thức sinh sản thích nghi hoàn thiện hơn đẻ trứng vì
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Chủ đề: Sinh sản ở thực vật -------------------------------- Sinh học 11 ----------------------------- 12


A. A.động vật đẻ con thụ tinh trong còn đẻ trứng thụ tinh ngoài.
B. động vật đẻ trứng lãng phí nhiều năng lượng mà khó khăn lắm chúng mới kiếm
được.
C. động vật đẻ con có tỉ lệ thụ tinh cao và tỉ lệ phôi thai sống sót rất lớn.
D. động vật đẻ trứng phần lớn là nhóm cấu tạo đơn giản và kém tiến hoá.
21/ Hệ thần kinh và các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự sản sinh tinh trùng và trứng thông qua hệ
A.nội tiết.
B.tuần hoàn.

C.thần kinh.
D.sinh dục.
22/Trong cơ chế điều hoà sinh sản tinh trùng, testosteron tiết ra từ tuyến
A.tuyến yên.
B.vùng dưới đồi.
C. ống sinh tinh.
D.tế bào kẽ trong tinh hoàn.
23/Ở nữ giới, progesteron và ostrogen được tiết ra từ

A. nang trứng.

B.tuyến yên.

C.vùng dưới đồi.

D.thể vàng.

24/Kích thích ống sinh tinh sản sinh tinh trùng là hoocmôn
A.FSH.
B.LH.
C.GnRH.
D. ICSH
25/Kích thích phát triển ống sinh tinh và sản sinh tinh trùng là hoocmôn
A.LH.
B.GnRH.
C.ICSH
D. testostêrôn.

26/ Kích tế bào kẽ (tế bào Lêiđich) sản xuất ra testostêrôn là hoocmôn
A.LH.

B.GnRH.
C. ICSH
D. FSH
27/Điều nào sau đây không liên quan đến nồng độ hoocmôn nhau thai HCG ?
A. thể vàng hoạt động
B. phát triển của phôi
C. nồng độ prôgestêrôn cao
D. nồng độ LH cao
28/ Khi phụ nữ mang thai, một số hoocmôn duy trì nồng độ ở mức cao, số khác duy trì ở mức thấp như

A
B
C
D

FSH

LH

Estrôgen

Prôgestêrôn

thấp
thấp
thấp
cao

thấp
thấp

cao
cao

cao
cao
cao
thấp

cao
thấp
cao
thấp

29/ Con người không thể điều khiển sinh sản ở động vật bằng biện pháp như
A.điều chỉnh số con ở động vật bằng cách sử dụng hoocmôn (tự nhiên hoặc tổng hợp).
B. thay đổi các yếu tố môi trường, xử lí giao tử, thụ tinh nhân tạo, nuôi cấy phôi...
C.điều khiển giới tính bằng cách sử dụng hoocmôn, tách tinh trùng,...
D.tính thời điểm cho chúng sinh con và khoảng cách sinh con.
30. Prôgestêron và ơstrôgen có tác dụng
A. ức chế tiết GnRH, FSH và LH
B. kích thích nang trứng phát triển và chín.
C. gây rụng trứng và tạo thể vàng
D. kích thích tuyến yên tiết LH và FSH. (đ)
31. Câu có nội dung đúng sau đây là
A. progesterone trực tiếp tác động lên buồng trứng gây ức chế rụng trứng.
B. FSH kích thích tuyến yên tiết GnRH.
C. LH tác dụng làm hình thành thể vàng từ vỏ nang trứng. (đ)
D. Ơstrôgen hỗ trợ quá trình tiết FSH của tuyến yên.
32. Tác dụng của LH là
A. kích thích tế bào kẻ của tinh hoàn tiết testosteron. (đ)

B. kích thích sự phát triển của ống sinh tinh ở nam.
C. ức chế bài tiết hoocmon progesterone ở nữ.
D. Hỗ trợ dinh dưỡng bào thai trong cơ thể mẹ.

PHIẾU HỌC TẬP
NỘI DUNG 1: PHÂN BIỆT SINH SẢN VÔ TÍNH VÀ SINH SẢN HỮU TÍNH ĐỘNG
VẬT
Sinh sản vô tính
Sinh sản hữu tính
KN
CS kh
Con sinh
ra
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Chủ đề: Sinh sản ở thực vật -------------------------------- Sinh học 11 ----------------------------- 13


Độ
đa
dạng di
truyền
Ý nghĩa
Ưu điểm
Hạn chế
NỘI DUNG 2. CÁC HÌNH THỨC SINH SẢN VÔ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
1. Đặc điểm các hình thức sinh sản vô tính của động vật?
Đặc
Phân đổi
Nảy chồi
Phân mảnh
Trinh sinh

điểm
Đại diện

sở
khoa
học
Đặc
điểm
NỘI DUNG 6: ĐIỀU KHIỂN SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT VÀ SINH ĐẺ CÓ KẾ HOẠCH
Ở NGƯỜI
1. Đề tài 1: Cơ chế điều hòa sinh sản
Nhóm thực hiện: Nhóm 1, nhóm 2
1. Tại sao cơ chế điều hòa sinh sản chính là cơ chế điều hòa sinh tinh và sinh trứng?
2. Phân biệt cơ chế điều hòa sinh tinh, sinh trứng ( loại hoocmôn, nguồn gốc của hoocmôn đó, tác dụng của
chúng) ?
3. Ảnh hưởng của thần kinh và môi trường sống đến quá trình sinh tinh và sinh trứng ? cho vd cụ thể
4. Trong cuộc sống người ta đã có những ứng dụng gì về cơ chế điều hoà sinh sản ?

2. Đề tài 2: Điều khiển sinh sản ở động vật
Nhóm thực hiện: nhóm 3
1. Hãy cho biết một số kinh nghiệm làm tăng sinh sản trong chăn nuôi?
2. Hoàn thành bảng sau:
Biện pháp
Cách tiến hành
Ví dụ
a. Sử dụng hoocmon và
Tiêm hoocmon làm trứng chín và rụng
Trâu, bò, heo
chất kích thích tổng hợp
Thụ tinh nhân tạo ở môi trường ngoài


b. Thay đổi các yếu tố môi Thay đổi cường độ, thời gian chiếu sang, nhiệt độ, Gà, vịt
trường
chế độ thức ăn
c. Nuôi cấy phôi
Tiêm hoocmon gây chin và rụng trứng  thụ tinh Trâu, bò, lợn..
ngoài  Gây đa thai  cấy trở lại cơ thể con cái
d. Thụ tinh nhân tạo
Bên ngoài cơ thể

Bên trong cơ thể: Tinh trùng phân thành từng mẫu
nhỏ, đưa vào cơ quan sinh dục con cái
2. Thụ tinh nhân tạo giúp gì trong sinh sản ở người?
3. Trong chăn nuôi, điều khiển giới tính nhằm mục đích gì? Cho ví dụ cụ thể?
4. Có những biện pháp điều khiển giới tính nào? Ở người xác định giới tính bằng cách nào? Tại sao hiện nay
cấm xác định giới tính cho thai nhi?
5. Giải thích về các quan niệm giới tính của người xưa và con người ngày nay. Cung cấp thông tin về tỉ lệ nam
nữ ở nước ta hiện nay.

3. Đề tài 3: Sức khỏe sinh sản vị thành niên – kế hoạch hóa gia đình
Nhóm thực hiện: nhóm 4
1. Tuổi vị thành niên là ở độ tuổi nào?
2. Thế nào là “sức khỏe sinh sản vị thành niên”?
3. Những thông tin, hình ảnh mang tính kích động, sai lệch.Tệ nạn xã hội như: rượu, ma túy, mại dâm,
… có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản vị thành niên không? Ảnh hưởng như thế nào?
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Chủ đề: Sinh sản ở thực vật -------------------------------- Sinh học 11 ----------------------------- 14


4. Thế nào là kế hoạch hóa gia đình? Tại sao phải sinh đẻ có kế hoạch?
5. Nêu các biện pháp phòng tránh thai an toàn?

6. Tuổi vị thành niên phá thai dẫn đến hậu quả gì?
7. Tại sao nam nữ vị thành niên không nên sử dụng biện pháp đình sản?

7. Rút kinh nghiệm
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Chủ đề: Sinh sản ở thực vật -------------------------------- Sinh học 11 ----------------------------- 15




×