Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Tiểu luận tình huống quản lý nhà nước ngạch chuyên viên quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông ở địa phương hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.68 KB, 18 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đã và đang tạo ra nhiều cơ hội cho
sự phát triển bền vững về mọi mặt kinh tế-xã hội; văn hoá; khoa học-công nghệ; giáo
dục;… ở nước ta. Những thành tựu mà Đảng và Nhà nước ta đã đạt được là không
ngừng nâng cao đời sống vật chất và lẫn tinh thần cho nhân dân; khả năng sử dụng và
tiếp cận khoa học-công nghệ cao tiên tiến và hiện đại từ các nước phát triển đáp ứng
các yêu cầu quản lý Nhà nước và nhu cầu của xã hội công dân (xã hội dân sự);… là
những yếu tố và động lực thúc đẩy, xây dựng nền tảng vững chắc của sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội.
Song, những thách thức luôn tiềm ẩn những nguy cơ không nhỏ, đòi hỏi Nhà nước ta
phải không ngừng cải cách, hoàn thiện toàn diện về thể chế, tổ chức bộ máy và nâng
cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước. Việc ứng dụng khoa học công
nghệ, kỹ thuật hiện đại nếu không được quản lý tốt sẽ là những nguy cơ làm nảy sinh
tiêu cực, gian lận, vi phạm đến an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội; quyền và lợi
ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức và công dân.
Thực trạng những vi phạm về sử dụng công nghệ-thông tin đã gây ra những bất
ổn trong công tác quản lý nhà nước như: tin nhắn và thư rác nhằm mục đích lừa đảo;
phá trang Web-cổng thông tin chính thức của Bộ Y tế, Bộ giáo dục;… cho đến những
ảnh hưởng của tần số thu, phát sóng của các tổng đài quan trọng vì mục đích cá nhân,
ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động truyền dẫn tín hiệu phục vụ mục đích an
ninh, quốc phòng, thậm chí ảnh hưởng lớn đến đời sống chính trị, trật tự, an toàn xã
hội, truyền thống văn hoá, và hoạt động của các tổ chức kinh doanh, công dân trong
xã hội. Điều này cho thấy, sự bất cập giữa thể chế pháp luật và kinh tế thị trường;
quản lý và chuyên môn; giữa năng lực và phẩm chất đội ngũ cán bộ, công chức;…
còn mang tính hình thức, mâu thuẫn và chưa đồng bộ. Mặt khác, tình trạng buông
lỏng quản lý ở địa phương đã tạo ra những hệ luỵ dây truyền nảy sinh các hành vi vi
phạm, làm cho tình hình sử dụng trái phép, sai phép,… các thiết bị, kỹ thuật thu-phát
tần số ngày càng trở nên phức tạp.
1



Từ những lý do trên và những hạn chế nhất định của bản thân, tiểu luận lựa
chọn vấn đề: “Quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông ở địa phương hiện nay”
làm nội dung cơ bản để nghiên cứu.
II. MIÊU TẢ VẤN ĐỀ
Lĩnh vực thông tin và truyền thông là một lĩnh vực rộng có nhiều nội dung
phức tạp như: bưu chính, xuất bản, công nghệ, thông tin,… Mỗi lĩnh vực có phạm vi
rộng trong đời sống và trong hoạt động quản lý nhà nước. Do vậy, trong phạm vi có
hạn, tiểu luận lựa chọn và giới hạn trong phạm vi: “xử phạt vi phạm hành chính trong
sử dụng trái phép tần số vô tuyến điện của công dân, qua thực tiễn ở Sở Thông tin và
Truyền thông tỉnh Điện Biên” làm cơ sở để xác định nội dung tình huống quản lý nhà
nước về thông tin và truyền thông. Cụ thể tình huống xảy ra từ thực tiễn công tác của
bản thân như sau:
“Trên cơ sở Công văn của Trung tâm tần số vô tuyến điện-Cục tần số vô tuyến
điện số 77 ngày 05/08/2008 gửi Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biên báo
cáo về việc vi phạm quy định pháp luật về tần số vô tuyến điện của quán ăn Sông
Quê Hương, sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện không có giấy phép.
Ngày 12/08/2008 Sở Thông tin và Truyền thông ra Quyết định số 15/QĐ-STTTTTtra, thanh tra đột xuất việc chấp hành pháp luật trong quản lý, sử dụng tần số và
thiết bị phát sóng vô tuyến điện tại quán Sông Quê Hương. Theo Báo cáo thanh tra số
45/BC-Ttra, kết quả thanh tra đột xuất về việc sử dụng tần số vô tuyến điện tại quán
Sông Quê Hương-số…, Phường…., Thành phố Điện Biên không phát hiện được thiết
bị thu phát sóng vô tuyến điện nào, chỉ dựa vào lời khai của đại diện chủ quán, ông
Nguyễn Thanh Thế: “…tại quán trước đây có sử dụng 02 thiết bị phát sóng vô tuyến
điện (không rõ loại máy, hiệu máy) để trao đổi thông tin nội bộ, phục vụ món ăn cho
khách trong phạm vi quán và hiện nay không còn sử dụng nữa”. Trong Báo cáo kết
luận thanh tra, đoàn thanh tra đã ra kết luận: Quán ăn Sông Quê Hương vi phạm sử
dụng thiết bị vô tuyến điện mà không có giấy phép, và thống nhất mức xử phạt mỗi
máy là 1.250.000 đồng x 2 máy = 2.500.000 đồng, tiến hành thu giữ 01 giấy phép
kinh doanh của chủ quán. Sau đó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện
2



Biên ban hành Kết luận số 190 về thanh tra đột xuất việc chấp hành pháp luật trong
quản lý, sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện với nội dung: “…tại quán
Sông Quê Hương có trang bị và sử dụng 02 thiết bị phát sóng vô tuyến điện để phục
vụ thông tin nội bộ trong quán trên tần số 457,200 MHz không có giấy phép sử dụng
tần số đúng theo quy định và mức phạt là 1.250.000 đồng cho mỗi máy”. Ngày
01/09/2008 Chánh thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông ra Quyết định số 29/QĐXPHC-TTTT xử phạt vi phạm hành chính về thông tin và truyền thông đối với quán
ăn Sông Quê Hương. Trên cơ sở Quyết định này, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền
thông đã ba lần giử giấy báo về việc giải quyết công việc có liên quan đến cuộc thanh
tra tần số vô tuyến điện cho bà Nguyễn Thị Kim Nga (chủ quán): Giấy báo số 74/Ttra
ngày 04/9/2008; Giấy báo số 80 Ttra ngày 22/9/2008 và giấy báo số 89/Ttra ngày
13/10/2008, nhưng bà Nga không đến để giải quyết theo yêu cầu của cơ quan thanh
tra. Ngày 27/10/2008 Thanh tra tỉnh Điện Biên ban hành Quyết định số 55 cưỡng chế
thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thông tin và truyền thông đối với
chủ quán ăn Sông Quê Hương, với phương thức khấu trừ tiền từ tài khoản của chủ
quán tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên”.
III. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
Qua tình huống trên cho chúng ta thấy, nhiều vấn đề đặt ra từ phía cơ quan
quản lý nhà nước và cả người sử dụng thiết bị thu-phát tần số vô tuyến điện không
phép và hậu quả của các hành vi đó đối với quản lý nhà nước ở địa phương và xã hội.
Vấn đề đặt ra đối với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biên: Tại sao các quyết
định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền không được chủ quán tuân thủ,
chấp hành ? Phải chăng, năng lực của thanh tra viên và vấn đề tổ chức thanh tra, quyết
định giải quyết công việc; quyết định xử phạt vi phạm hành chính… với người vi phạm
còn chưa hợp lý và hợp tình ? Đối với chủ quán Sông Quê Hương đã thực hiện tốt
nghĩa vụ của một công dân trước pháp luật hay không ?... là những câu hỏi cần phải
giải quyết cả về mặt lý luận và thực tiễn nhằm tìm ra những hạn chế nhất định trong
hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực sử dụng tần số vô tuyến điện ở tỉnh Điện Biên.
Về cơ bản có thể thấy:
3



Thứ nhất, tính thụ động trong quản lý nhà nước của Sở Thông tin và Truyền
thông tỉnh Điện Biên. Tình huống khẳng định, Sở hoàn toàn bị động trong vấn đề
mình quản lý như: thụ động thanh tra đột xuất nên không phát hiện ra vi phạm sử
dụng tần số vô tuyến điện (02 máy bộ đàm), chỉ được phát hiện qua Công văn của
Trung tâm tần số vô tuyến điện khi thấy có tín hiệu phát ra từ quán ăn ? và lời khai
thiếu cơ sở của đại diện chủ quán, ông Nguyễn Thanh Thế. Nếu không có Công văn
này, thì chắc sự việc ở quán Sông Quê Hương và những quán ăn khác,… vẫn có thể
sử dụng trái phép tần số vô tuyến điện ở tần số gần 50 MHz. Tính thụ động này của
Sở một phần do nền tảng của nền “hành chính công truyền thống” đem lại, nhưng
phần lớn là do “buông lỏng” quản lý các lĩnh vực ở địa phương. Nền hành chính công
tạo ra cơ cấu, tổ chức song trùng trực thuộc giữa các mối quan hệ ngang và dọc nên
việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Sở chỉ chú ý chấp hành “mệnh lệnh” hành
chính từ trên xuống mà bỏ qua những diễn biến thực tiễn của địa phương. Mặt khác,
tốc độ phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương luôn năng động theo quy luật khách
quan thì ngược lại những đánh giá thực trạng, kế hoạch, dự kiến, dự báo của Sở
Thông tin và Truyền thông làm cơ sở tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh tiến hành
ban hành văn bản pháp quy để quản lý lĩnh vực này không được Sở tiến hành nên
những hiện tượng như sử dụng các thiết bị thu-phát sóng do cá nhân tự tạo, nhập lậu,
không phép, trái phép,… không có cơ sở pháp lý để tổ chức quản lý. Đây cũng chính
là thực trạng thường thấy trong cơ chế “mệnh lệnh-hành chính” một chiều từ trên
xuống dưới mà nền tảng quản lý hành chính công hiện nay ở nước ta đem lại.
Hậu quả của tính thụ động là trong quá trình tiến hành thanh tra, kiểm tra đột
xuất là lúng túng trong tổ chức thanh tra nên không có khả năng phát hiện vi phạm và
bắt quả tang vi phạm sử dụng 02 máy bộ đàm với tần số 457,200 MHz không phép
của quán Sông Quê Hương. Trong khi đó quyết định thanh tra đột xuất hoàn toàn do
Giám đốc Sở, Chánh thanh tra chủ động ban hành và tổ chức thực hiện.
Thứ hai, các trình tự, thủ tục của quy trình từ thanh tra, kết luận, xử phạt và
cưỡng chế thi hành còn mang nặng tính hình thức. Tình huống trên cho thấy, để xử lý

được quán Sông Quê Hương sử dụng trái phép tần số vô tuyến điện cần phải tiến
4


hành rất nhiều các thủ tục, các khâu,… nhằm đảm bảo theo quy định của pháp luật.
Trong tình huống nêu trình tự tiến hành theo thẩm quyền của các phòng, ban trong Sở
Thông tin và Truyền thông đối với 01 hành vi vi phạm phải trải quy các bước được
xác định theo các văn bản pháp quy như: Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban
nhân dân ngày 26/11/2003 (Điều 88); Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008
của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Điều 8); Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính
(sửa đổi ngày 2/4/2008); Nghị định số 115/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định về
tổ chức và hoạt động của thanh tra bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin;
Nghị định 142/2004/NĐ-CP ngày 08/7/2004 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm
hành chính về bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện và Nghị định số
37/2005/NĐ-CP ngày 18/03/2005 quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế
thi hành quyết định xử phạt hành chính. Cụ thể, để tiến hành xác minh hành vi vi
phạm sử dụng tần số vô tuyến điện không phép của quán ăn Sông Quê Hương, Sở
phải tiến hành rất nhiều thủ tục, mỗi thủ được được xác định bằng một loại văn bản
quản lý và thời gian, vật chất thực hiện. Chẳng hạn như: Ban hành Quyết định thành
lập đoàn thanh tra đột xuất; biên bản thanh tra; kết luận thanh tra; quyết định xử phạt
hành chính; quyết định cưỡng chế xử phạt vi phạm hành chính; và theo đó tạo ra một
quy trình kép kín, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Điều này cho thấy, nếu một
trong các mặt xích trên không đảm bảo yếu tố khách quan, công tâm và đúng luật thì
một loạt các dây truyền tiếp theo sẽ sai và kết luận cuối cùng là sai phạm. Được
chứng minh trong xử lý vụ vi phạm ở quán ăn Sông Quê Hương như: biên bản thanh
tra đột xuất không chứng minh được những vi phạm của quán như: 02 máy bộ đàm,
tần số sử dụng, hiệu máy, loại máy,…nhưng vẫn đi đến kết luận vi phạm ở tần số
457,200MHz và với số lượng 02 chiếc. Từ những kết luận biên bản thanh tra số
45/BC-Ttra không khách quan của Đoàn thanh tra đột xuất dẫn đến các bản kết luận

thanh tra của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông; Quyết định xử phạt hành
chính của Chánh thanh tra Sở,…cũng không có căn cứ và không đảm bảo tính pháp
lý. Như vậy, việc chủ quán ăn (bà Nga) không chấp hành các quyết định hành chính
và giấy mời giải quyết là có căn cứ. Bởi lẽ, việc chứng minh vi phạm của đoàn thanh
5


tra hoàn toàn mang tính áp đặt chủ quan, dựa vào lối suy diễn cảm tính về một loại
máy nhất định như: cứ bộ đàm sử dụng ở trong phạm vi quán thì nó ở tần số khoảng
457,200 MHz, thứ hai về số lượng 02 chiếc máy bộ đàm cũng chỉ là lời kể của đại
diện chủ quán (ông Thế);… nên khi chuyển biên bản thanh tra cho Giám đốc Sở thì
cũng chỉ dựa vào biên bản thanh tra đề nghị để đưa ra kết luận vi phạm mà không có
sự hoài nghi về những diễn biến của sự việc trong biên bản thanh tra;… Hậu quả của
những thủ tục mang tính hình thức và lối làm việc áp đặt chủ quan của cán bộ, công
chức, thanh tra viên đã tạo ra hậu quả là sự thiếu tôn trọng của người vi phạm về
quyết định hành chính; gây ra tình trạng phức tạp khiếu kiện kéo dài ở nhiều cấp ở
Trung ương; mẫu thuẫn giữa cơ quan nhà nước ở địa phương và nhân dân trên địa
bàn;… Nếu, những sai phạm trong kết luận thanh tra trong biên bản thanh tra được
khắc phục kịp thời thì những hậu quả trên sẽ không xảy ra và xây dựng được lòng tin
của nhân dân với cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương. Song, cơ bản vẫn là tình
trạng biết là sai nhưng vẫn tiến hành nhằm thể hiện tính chất “cai trị” của hoạt động
quản lý nhà nước chứ không phải là tính chất “phục vụ”. Mặt khác, nếu có quy trách
nhiệm cá nhân và tính phải chịu trách nhiệm theo luật hiện hành thì cũng khó xác
định nên việc cơ quan quản lý nhà nước nói chung, người có thẩm quyền nói riêng
vẫn hành xử theo lối “không quan tâm”, “Không cần biết”, “thích thì làm”,…
Thứ ba, năng lực trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức của cán bộ, công
chức, thanh tra viên thuộc Sở còn nhiều hạn chế. Tình huống trên cho thấy, cán bộ,
công chức và thanh tra viên trong đoàn kiểm tra đột xuất áp dụng điểm d khoản 3
điều 17 mục 3 Nghị định số 142/2004/NĐ-CP ngày 08/7/2004 để đưa ra mức đề nghị
xử lý mỗi máy bộ đàm là 1.250.000 đồng: “ (3) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến

2.000.000 đồng trên một thiết bị phát sóng hoặc một tần số vô tuyến điện đối với một
trong các hành vi sau đây: (d) Sử dụng tần số, thiết bị phát sóng vô tuyến điện có
công suất đến 50W không có giấy phép hoặc giấy phép hết thời hạn sử dụng trên 06
tháng;..”. Trong biên bản thanh tra không giải thích vì sao áp mức phạt là 1.250.000
đồng/máy (khoảng giữa thấp nhất và cao nhất của khung xử phạt) ? Nếu giả sử việc
quán ăn Sông Quê Hương bị bắt vi phạm quả tang thì việc đưa ra mức xử phạt trên
6


mà không xác định tình tiết tăng nặng, hay giảm nhẹ khi ấn định mức xử phạt đã
chứng tỏ khả năng “tự áp dụng”, “áp đặt theo sở thích” trong khoảng cách pháp luật
cho phép. Nếu căn cứ vào khoản 2 điều 3 Nghị định này về nguyên tắc xử phạt cho
thấy, việc đưa ra mức xử phạt trên là do cảm tính, tự “ước lượng” mức độ vi phạm
của chủ vi phạm. Đồng thời, việc thanh tra đột xuất cũng không đảm bảo nguyên tắc
“phát hiện kịp thời,… Việc xử phạt phải được tiến hành nhanh chóng, công minh,
triệt để; mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục,…” (Khoản
2). Song, việc chứng minh hậu quả, hành vi vi phạm, vật chứng (máy bộ đàm) vi
phạm, tần số, hiệu máy, loại máy,… không được đoàn thanh tra làm rõ với chủ sử
dụng. Đây chính là những hạn chế về năng lực của thanh tra viên, cán bộ, công chức
đoàn thanh tra khi thanh tra. Mặt khác, trong đoàn thanh tra cũng không trưng tập các
kỹ thuật viên (chuyên gia) có trình độ chuyên môn để kịp thời phát hiện, đưa ra bằng
chứng thuyết phục buộc chủ quán phải thừa nhận hành vi, mức độ và chấp nhận mức
xử phạt nêu trên nên những sai sót trong quá trình tiến hành xử lý vi phạm hành chính
trên xảy ra là điều không thể tránh khỏi. Đồng thời, việc thu giữ giấy phép kinh
doanh của thanh tra viên là không phù hợp và không đúng theo quy định của pháp
luật. Giấy phép kinh doanh ở đây là giấy kinh doanh cửa hàng ăn uống không phải
giấy kinh doanh về máy phát tần số vô tuyến điện nên việc thu giữ giấy phép rõ ràng
là vi phạm pháp luật.
Từ những việc làm tắc trách, thiếu trách nhiệm của các thanh tra viên dẫn đến
những hậu quả khó lường về giải quyết trường hợp cụ thể của quán Sông Quê Hương,

với cư dân trên địa bàn và tạo ra tiền lệ xấu trong cách nhìn nhận và đánh giá sự việc
của cán bộ, công chức có thẩm quyền ở địa phương.
Với những phân tích trên cho thấy những hạn chế về thể chế và năng lực áp
dụng thực hiện của Sở, cán bộ, công chức, thanh tra viên thuộc Sở Thông tin và
Truyền thông tỉnh Điện Biên và những nguyên nhân chủ quan và khách quan khác.
Trong đó, tính áp đặt chủ quan là nguyên nhân cơ bản làm nảy sinh sự chống đối,
không chấp hành quyết định xử phạt hành chính của quán Sông Quê Hương. Bản
thân tình huống đặt ra là Kết luận thanh tra của Giám đốc Sở và quyết định xử phạt
7


hành chính của Chánh thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông đã có hiệu lực và được
cưỡng chế áp dụng (trừ tài khoản của chủ quán tại Ngân hàng NN và PTTNN tỉnh
Điện Biên). Vậy, việc khắc phục những sai trái của Sở, những thiệt hại mà chủ quán
Sông Quê Hương phải gánh chịu,... phải được tiến hành như thế nào, nhằm một mặt,
đảm bảo kỷ cương pháp luật, tính hợp lý và hợp pháp của hoạt động quản lý nhà
nước về tần số vô tuyến điện; mặt khác, khắc phục được những tổn hại do hành vi
hành chính sai trái gây ra cho chủ quán, mối quan hệ giữa nhân dân với cơ quan quản
lý nhà nước ở địa bàn;... là vấn đề khó, không dễ có thể khắc phục trong điều kiện
“nền hành chính công truyền thống” ở nước ta hiện nay. Song, với những hiểu biết về
mặt lý luận và thực tiễn công tác trong ngành, tiểu luận mạnh dạn nêu lên một số
phương án giải quyết cụ thể như sau:
Phương án 1: Giữ nguyên các quyết định hành chính của Sở Thông tin và
Truyền thông và tự tổ chức rút kinh nghiệm trường hợp sau.
Phương án 2: Khắc phục hậu quả của quyết định xử phạt hành chính sai trái
đối với quán Sông Quê Hương.
Phương án 3: Tiến hành các thủ tục cần thiết nhằm thu hồi lại quyết định xử
phạt hành chính chưa khách quan và ban hành quyết định khắc phục hậu quả.
IV. CHỌN PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT
Mỗi phương án trên đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Song,

việc lựa chọn phương án nào cần phải tiến hành đánh giá trong các điều kiện cụ thể
của tình hình địa phương, của chủ quán, của Sở để tiến hành, nhằm đảm bảo nhanh,
hợp pháp và tạo được sự đồng thuận với người vi phạm và nhân dân ở địa phương.
Do vậy, tiểu luận đặt ra phép so sánh để lựa chọn phương án tối ưu nhằm giải quyết
những mục tiêu mà tình huống nêu lên:
- Chọn phương án 1-chỉ tiến hành rút kinh nghiệm mà không khắc phục hậu
quả pháp lý và hậu quả thực tiễn thì gặp phải những khó khăn thuộc về hạn chế của
phương án. Những hạn chế cụ thể là: chủ quán khi không chấp nhận quyết định xử
phạt sẽ tiếp tục khiếu kiện theo trình tự kiếu nại, tố cáo; uy tín của cán bộ thanh tra
8


Sở Thông tin và Truyền thông bị giảm sút;… gây nên tình trạng bất hợp tác của nhân
dân trong hoạt động quản lý nhà nước, tình hình trật tự xã hội không được đảm bảo;
… Mặc dù vậy, phương án cũng có ưu điểm là Sở nhận thức được sai lầm để rút kinh
nghiệm cho hoạt động thanh tra, kết luận thanh tra, quyết định xử phạt vi phạm hành
chính cho những trường hợp sau nhằm đảm bảo đúng nguyên tắc mà pháp luật quy
định.
- Nếu chọn phương án 2-tức khắc phục hậu quả do quyết định xử phạt vi phạm
hành chính trái pháp luật của Giám đốc Sở và Chánh thanh tra. Điều này đồng nghĩa
với việc thừa nhận sai trái với chủ quán, bồi thường mức thiệt hại (2.500.000 đồng),
trả lại giấy phép kinh doanh ăn uống và có thể xin lỗi chủ quán. Song vấn đề đặt ra là
tính pháp chế, kỷ cương pháp luật không được tuân thủ. Bởi vì, quyết định hành
chính sai trái không được khắc phục bằng con đường thủ tục hành chính (pháp luật).
Mặt khác, số tiền trên lấy từ nguồn nào để chi trả cho chủ quán,… Do vậy, phương án
này có nhiều hạn chế, nhưng ưu điểm lớn nhất là xây dựng được mối quan hệ giữa
cán bộ và nhân dân; khắc phục được hậu quả nhanh cho chủ quán.
- Nếu chọn phương án 3-Tiến hành các thủ tục cần thiết nhằm thu hồi lại quyết
định thiếu khách quan và ban hành quyết định khắc phục hậu quả. Phương án này có
nhiều ưu điểm là đảm bảo trật tự, kỷ cương pháp luật; đảm bảo khắc phục hậu quả do

quyết định hành chính sai theo đúng trình tự mà pháp luật quy định;… Song, hạn chế
mang tính cố hữu vẫn là “sự công tâm” của cán bộ, công chức có thẩm quyền thuộc
Sở Thông tin và Truyền thông có mạnh dạn, chủ động tiến hành hay không ? Do vậy,
đây cũng là trở ngại lớn trong phương án này.
Với những ưu điểm và hạn chế nhất định của mỗi phương án, tiểu luận xác
định lựa chọn phương án 3 để giải quyết những vấn đề đặt ra trong tình huống này.
V. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN
Với những phân tích trên, tiểu luận xác định phương án 3 là phương án tối ưu
cần được thực hiện. Bởi lẽ, phương án này có nhiều ưu điểm trong việc bảo đảm trật
tự pháp luật và khắc phục hậu quả cho chủ quán và xã hội. Mặt khác, hạn chế lớn
9


nhất của phương án này có thể được khắc phục bằng nhiều cách trong cơ chế kiểm
tra, giám sát và thủ tục hành chính mà pháp luật quy định. Nên dù trong trường hợp,
người có thẩm quyền của Sở Thông tin và Truyền thông có tiến hành hay không tiến
hành thì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân pháp luật vẫn cho phép
tiến hành các hình thức khác để thu hồi quyết định sai trái và khắc phục hậu quả cho
chủ quán. Để thực hiện phương án 3, cần tiến hành các trình tự, thủ tục cụ thể như
sau:
1. Giai đoạn tiến hành thu hồi quyết định xử phạt vi phạm hành chính trái pháp
luật của Sở Thông tin và Truyền thông và ban hành quyết định khắc phục hậu quả
Đây là giai đoạn khó, có nhiều thủ tục cần phải được tiến hành một cách chặt
chẽ, bảo đảm đúng các nguyên tắc và yêu cầu khi tiến hành. Do thẩm quyền xử phạt
hành chính trong trường hợp này theo quy định tại Điều 55, 56 Pháp lệnh xử phạt vi
phạm hành chính: cá nhân có thẩm quyền xử phạt là Chánh thanh tra (ở mức dưới
20.000.000 đồng) nên có thể có những trường hợp xảy ra như sau:
Về nguyên tắc, cơ quan, người có thẩm quyền ban hành quyết định xử lý vi
phạm hành chính thì có quyền bãi bỏ quyết định đó. Song, vì lý do Quyết định trên
được ban hành trên cơ sở Kết luận thanh tra của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền

thông. Mặt khác, đã được tổ chức cưỡng chế thực hiện nên phải tiến hành các thủ tục
như:
Nếu do Chánh thanh tra Sở phát hiện sai phạm thì phải tiến hành báo cáo bằng
văn bản đến Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông để ra Quyết định mới nhằm bãi
bỏ Kết luận thanh tra số 190 và yêu cầu Chánh thanh tra huỷ Quyết định xử phạt vi
phạm hành chính trái pháp luật. Đồng thời Giám đốc sở ban hành Quyết định khắc
phục hậu quả cho quán Sông Quê Hương về những tổn thất đã gây ra. Khi có các
quyết định trên, tiến hành các thủ tục gửi, lưu văn bản đến các cơ quan, tổ chức, cá
nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành như: Thanh tra Sở Thông tin và Truyền
thông; Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên; chủ quán
Sông Quê Hương trong đó xác định ra các trình tự, thủ tục về xác định mức thiệt hại,
thoả thuận mức bồi thường theo quy định của pháp luật;…
10


Còn trong trường hợp do Sở Tư pháp phát hiện ra vi phạm thì có thể tiến hành
theo thủ tục trình Uỷ ban nhân dân tỉnh Điện Biên. Thường trực Uỷ ban nhân dân, kết
hợp với Sở Thông tin và Truyền thông xem xét có thể giao cho Sở ban hành quyết
định huỷ hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân ban hành Quyết định hành chính để huỷ và
khắc phục sai trái đối với quyết định của Chánh thanh tra Sở Thông tin và Truyền
thông.
Thực hiện kế hoạch này cần đảm bảo thời gian theo quy định của Pháp lệnh xử
phạt vi phạm hành chính cho mỗi loại thủ tục, người có thẩm quyền ban hành và
trách nhiệm bồi thường và trách nhiệm liên đới đối với quyết định xử phạt vi phạm
hành chính trái pháp luật của Chánh thanh tra Sở.
2. Chủ quán Sông Quê Hương có thể bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định
của pháp luật
Nếu Chánh thanh tra, Sở Thông tin và Truyền thông không tự khắc phục những
quyết định hành chính trái pháp luật của mình, hoặc Sở Tư pháp không tiến hành hậu
kiểm các quyết đinh hành chính trên thì bà Nguyễn Thị Kim Nga (chủ quán) có thể

bảo vệ quyền lợi của mình theo trình tự thủ tục khiếu nại, tố cáo và Điều 38 Nghị
định số 142/2004/NĐ-CP ngày 08/7/2004 về quyền khiếu nại, tố cáo và giải quyết
khiếu nại, tố cáo của công dân. Theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo bà Nga tiến
hành các trình tự sau:
- Tự mình làm đơn (hoặc nhờ luật sư) gửi lên Sở Thông tin và Truyền thông
trình bày về những sai phạm của quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với gia
đình bà. Khi đó, Sở Thông tin và Truyền Thông tỉnh Điện Biên yêu cầu Chánh thanh
tra Thông tin và Truyền thông giải trình về tính hợp pháp, tính đúng đắn của quyết
định hành chính do mình ban hành ra bị khiếu nại. Nếu rõ ràng phát hiện sai phạm Sở
Thông tin và Truyền thông tiến hành huỷ quyết định hành chính do Chánh thanh tra
ban hành và xác định trách nhiệm của Chánh thanh tra trong việc ban hành quyết
định trái pháp luật đó kể cả biện pháp bồi thường, bồi hoàn thiệt hại, khắc phục hậu
quả do quyết định hành chính trái pháp luật của mình gây ra (Điều 18 Luật khiếu nại
tố cáo sửa đổi ngày 29/11/2005). Đồng thời, Sở Thông tin và Truyền thông phải trả
11


lời bằng văn bản sau khi xem xét các nội dung mà bà Nga khiếu nại. Căn cứ vào Văn
bản trả lời kết quả giải quyết khiếu nại của Sở Thông tin và Truyền thông, bà Nga có
thể chấp nhận hoặc không chấp nhận. Nếu không chấp nhận, bà Nga tiếp tục khiếu
nại lên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Điện Biên (Điều 23 khoản 3 Luật khiếu nại sửa
đổi năm 2005) hoặc khởi kiện ra toà án hành chính (Điều 39 Luật khiếu nại tố cáo
sửa đổi năm 2005). Như vậy, các trình tự tố tụng sẽ phụ thuộc vào sự lựa chọn của bà
Nga và theo đó các cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm giải quyết theo trình tự mà
pháp luật quy định.
Như vậy, việc giải quyết tình huống nhằm khắc phục quyết định hành chính sai
trái và khắc phục những hậu quả của quyết định đó cho người bị hại hoàn toàn phải
được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật. Song, vấn đề ở đây đặt ra liệu bà
Nga có hiểu biết để tiến hành khiếu nại, tố cáo theo luật định hay không còn phụ
thuộc vào quá trình tổ chức phổ biến, tuyên truyền pháp luật ở chính quyền cơ sở.

Với sự hạn chế về nhận thức pháp luật mà tình huống nêu cho thấy bà Nga 03 lần có
giấy triệu không đến cơ quan thanh tra để giải quyết quyền lợi của mình đã khẳng
định những hạn chế khi tiếp cận pháp luật của người dân ở đây. Do vậy, các cấp,
ngành và đoàn thể cần hướng dẫn bà Nga, và tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật
thường xuyên, nhất là những lĩnh vực liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của
người dân địa phương.
VI. KIẾN NGHỊ
Qua phân tích, đánh giá tình huống trên cho thấy tình trạng buông lỏng quản
lý, áp đặt ý chí chủ quan, thiếu khách quan,… khi ban hành quyết định hành chính
hoặc hành vi hành chính của các cơ quan quản lý nhà nước, người có thẩm quyền nói
chung, trong đó có cán bộ, công chức, thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh
Điện Biên nói riêng. Với những thực tế trên, tiểu luận kiến nghị một số vấn đề khi
ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thông tin và truyền
thông như sau:
Một là, khi tiến hành thanh tra, thanh tra đột xuất cần tiến hành trưng tập các
kỹ thuật viên có chuyên môn nhằm đảm bảo các chứng cứ, lý lẽ đưa ra có sức thuyết
12


phục. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật về hoạt động
thanh tra trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.
Hai là, việc tiến hành thanh tra phải kịp thời, nhanh chóng nhằm đảm bảo việc
phát hiện, xử lý chính xác, khách quan người vi phạm. Tránh tình trạng thanh tra đột
xuất không phát hiện được chứng cứ, căn cứ, tình tiết vi phạm của cá nhân hoặc tổ
chức bị thanh tra.
Ba là, đối với người có thẩm quyền hoặc cơ quan quản lý khi ban hành quyết
định hành chính hoặc hành vi hành chính phải chú ý đến trình tự quy định của pháp
luật, xem xét kỹ các điều kiện khách quan để ra các quyết định nhằm bảo đảm hiệu
lực và hiệu quả. Tránh tình trạng quyết định ban hành ra lại phải sửa, huỷ, hoặc đình
chỉ khi không đủ căn cứ theo quy định của pháp luật gây nên tình trạng lãng phí thời

gian, vật chất phục vụ cho hoạt động quản lý và khắc phục những sai trái, hậu quả.
VII. KẾT LUẬN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1. Kết luận
Thanh tra và quyết định hành chính là một trong những thủ tục nhằm đảm bảo
việc tuân thủ pháp luật trong hoạt động quản lý nhà nước. Do vậy, đòi hỏi phải được
chấp hành nghiêm minh không chỉ của cơ quan quản lý nhà nước, người có thẩm
quyền mà còn cả của các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.
Thanh tra khách quan, đúng pháp luật và quyết định công tâm, dân chủ và công khai
sẽ là cơ sở để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quyết định hành chính. Điều này có ý
nghĩa to lớn trong xây dựng ngành thông tin và truyền thông nói chung, Sở Thông tin
và Truyền thông tỉnh Điện Biên nói riêng. Do vậy, trong quản lý cần đảm bảo:
- Tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật một cách nghiêm minh, bình
đẳng và thống nhất không chỉ là nguyên tắc Hiến định mà còn là yêu cầu cụ thể đối
với hoạt động quản lý nhà nước nhằm đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa.
- Nhanh chóng khắc phục hậu quả của các hành vi hành chính, quyết định hành
chính trái pháp luật nhằm bảo đảm sự công bằng và dân chủ trong hoạt động quản lý
nhà nước và xã hội.
13


- Thường xuyên chấn chỉnh đội ngũ cán bộ, công chức, thanh tra viên trong lĩnh
vực thông tin và truyền thông. Có kế hoạch tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ cụ thể nhằm
đảm bảo đội ngũ cán bộ, công chức “vừa hồng, vừa chuyên”, bảo đảm tốt các yêu cầu
đặt ra trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.
- Phối hợp với các tổ chức chính trị-xã hội ở cơ sở; với Uỷ ban nhân dân cấp
huyện thực hiện tuyên truyền phổ biến pháp luật về các lĩnh vực thông tin và truyền
thông dưới nhiều hình thức và phù hợp với điều kiện của từng địa phương cơ sở (cấp
xã), từ đó làm chuyển biến nhận thức trong nhân dân về nâng cao ý thức và hợp tác với
chính quyền địa phương nhằm bảo vệ, giữ gìn các cơ sở thông tin, bưu điện, viễn thông
quan trọng vì mục đích an ninh quốc gia, quốc phòng và lợi ích công cộng.

2. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho bản thân
Bản thân tôi là một cán bộ, công chức công tác trong Sở Thông tin và Truyền
thông, qua tình huống này, bản thân tôi rút ra được những bài học kinh nghiệm cho
bản thân như:
Một là, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức của
người cán bộ, công chức. Mọi hành vi hành chính hoặc quyết định hành chính của
cán bộ, công chức có đúng đắn, hợp pháp, hợp lý hay không phụ thuộc chủ yếu vào
năng lực và đạo đức. Mối quan hệ giữa năng lực và đạo đức phải nằm trong một
chỉnh thể thống nhất, tránh tình trạng có tài mà không có đức thì cũng vô dụng và
ngược lại. Để nâng cao trình độ chuyên môn thì bản thân phải tự ý thức thường xuyên
học hỏi, học tập kinh nghiệm từ tri thức được đào tạo, qua các kênh khác nhau và từ
đồng nghiệp. Đây chính là khâu quan trọng để mỗi cán bộ, công chức tự vươn lên và
khẳng định mình trong công tác. Mặt khác, cũng đồng thời phải không ngừng rèn
luyện, trau dồi phẩm chất đạo đức theo thang giá trị đạo đức người cán bộ cách mạng
mà tư tưởng Hồ Chí Minh đã đề ra. Việc rèn luyện phẩm chất đạo đức phải coi như
“rửa mặt hàng ngày” và đặc biệt thực hiện tốt nguyên tắc trong sinh hoạt đảng “Phê
bình và tự phê bình”. Nếu không thực hiện tốt bài học này, là nguyên nhân làm nảy
sinh các căn bệnh như: tham nhũng, lãng phí, quan liêu.
14


Hai là, luôn là người cán bộ, công chức tận tuỵ với nhân dân, coi hoạt động
quản lý mình làm là hoạt động nhằm phục vụ nhân dân, phục vụ sự nghiệp cách mạng
của Đảng và Nhà nước. Nếu xa rời bài học này, cán bộ, công chức dễ tự biến mình
thành kẻ “cai trị” nhân dân, phát sinh bệnh “quan liêu”, “độc đoán”, “chuyên quyền”
khi thực thi công vụ.

15



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Các biên bản thanh tra, kết luận thanh tra, giấy triệu tập, quyết định
. xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp cưỡng
chế vi phạm hành chính của Chánh thanh tra và Sở Thông tin và
Truyền thông.
2 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003.
.
3 Luật khiếu nại, tố cáo sửa đổi năm 2005
.
4 Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 1/8/2007 Hội nghị lần thứ năm Ban
. chấp hành Trung ương Đảng khoá X về đẩy mạnh cải cách hành chính,
nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước.
5 Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy
. định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương.
6 Nghị định số 142/2004/NĐ-CP ngày 08/7/2004 của Chính phủ quy
. định xử phạt vi phạm hành chính về bưu chính, viễn thông và tần số
vô tuyến điện.
7 Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18/03/2005 của Chính phủ quy
. định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định
xử phạt vi phạm hành chính.

16


MỤC LỤC

Trang
I. Đặt vấn đề


2

II. Miêu tả vấn đề

3

III. Phân tích tình huống

4

IV. Chọn phương án

10

V. Kế hoạch thực hiện

11

1. Giai đoạn tiến hành thu hồi quyết định xử phạt vi phạm hành
chính trái pháp luật của Sở Thông tin và Truyền thông và ban hành

11

quyết định khắc phục hậu quả
2. Chủ quán Sông Quê Hương có thể tự bảo về quyền lợi của mình
theo quy định của pháp luật

13


VI. Kiến nghị

14

VII. Kết luận và bài học kinh nghiệm

15

1. Kết luận

15

2. Bài học kinh nghiệm cho bản thân

16

Danh mục tài liệu tham khảo

17

17


18



×