Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Tiểu luận tình huống quản lý nhà nước ngạch chuyên vphát hiện và xử lý nghiêm minh các hành vi phá rừng theo quy định của pháp luật nhằm giáo dục ý thức trách nhiệm của cộng đồng trong bảo vệ rừng ở địa phương hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.96 KB, 32 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Rừng và đất rừng nước ta chiếm hơn 60% tổng diện tích tự nhiên, là tài nguyên
quý của quốc gia, là bộ phận quan trọng của môi trường sống, đồng thời cũng là một
trong những thế mạnh của miền núi và trung du, nơi có nhiều đồng bào dân tộc ít
người sinh sống, là địa bàn có vai trò rất trọng yếu đối với an ninh, quốc phòng, kinh
tế và văn hoá công cộng.
Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính
sách, phápluật về quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Ngành Nông nghiệp và
phát triển nông thôn, trong đó trực tiếp là lực lượng Kiểm lâm các cấp đã có nhiều cố
gắng thực hiện chủ trương, chính sách nói trên của Đảng và Nhà nước trong kinh
doanh phát triển nghề rừng; quản lý, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản; đấu tranh với các
vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng
và phát triển kinh tế, củng cố an ninh quốc phòng, phục vụ đời sống dân sinh cả
nước.
Tuy nhiên, đối chiếu với yêu cầu, nhiệm vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng, quản
lý lâm sản của Đảng, Nhà nước đặt ra, thì việc tổ chức thực hiện của ngành Nông
nghiệp và phát triển nông thôn, lực lượng Kiểm lâm và các cơ quan hữu quan trong
những năm qua còn nhiều hạn chế, nhất là chưa khống chế được các vi phạm pháp
luật khiến cho nạn phá rừng, đốt cây, cháy rừng, lấn rừng, khai thác rừng trái phép
diễn ra nghiêm trọng. Trong 5 năm qua, cả nước đã xảy ra 199.980 vụ vi phạm các
quy định của Nhà nước về quản lý, bảo vệ rừng (bình quân mỗi năm xảy ra gần
40.000 vụ), trong đó hành vi vận chuyển lâm sản trái phép (bao gồm các loài động,
thực vật hoang dã quý hiếm được quản lý, bảo vệ theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP
ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng
nguy cấp, quý, hiếm) có số vụ vi phạm nhiều nhất với 112.571 vụ, chiếm 62,5%. Tiếp
đến là khai thác lâm sản và phá rừng trái phép 40.988 vụ, chiếm 20,5%, còn lại là các
vi phạm khác. Các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý
lâm sản đang là một thách thức lớn đối với công tác quản lý nhà nước của các cơ
quan chức năng từ trung ương đến các địa phương. Để nâng cao hiệu quả quản lý nhà



nước trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, một trong những biện
pháp có tính cấp thiết hiện nay là phải xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật
trong lĩnh vực này. Vì vậy, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ
rừng và quản lý lâm sản là vấn đề nghiên cứu có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất lớn
hiện nay.
Với những lý do trên, tôi lựa chọn vấn đề “Phát hiện và xử lý nghiêm minh các
hành vi phá rừng theo quy định của pháp luật nhằm giáo dục ý thức trách nhiệm
của cộng đồng trong bảo vệ rừng ở địa phương hiện nay” làm nội dung cơ bản để
viết bài tiểu luận tình huống quản lý nhà nước.
1. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG
1.1. Hoàn cảnh xuất hiện tình huống
QN là một tỉnh ven biển thuộc vùng Nam Trung Bộ có 425.921 ha rừng, tỷ lệ
che phủ đạt 40,9%; trữ lượng gỗ của tỉnh khoảng 30 triệu m 3. Diện tích rừng tự nhiên
là 388.803 ha, rừng trồng là 37.118 ha. Rừng giàu ở QN hiện có có khoảng 10 nghìn
ha, phân bố ở các đỉnh núi cao, diện tích rừng còn lại chủ yếu là rừng nghèo, rừng
trung bình và rừng tái sinh, có trữ lượng gỗ khoảng 69 m 3/ha. Do nhiều nguyên nhân
mà trong một vài năm gần đây, tỉnh QN trở thành một trong những điểm nóng về tình
trạng phá rừng, khai thác rừng trái phép khiến cho diện tích rừng tự nhiên, rừng
phòng hộ đầu nguồn, rừng đặc dụng bị suy giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên, số vụ vi
phạm bị phát hiện và bị xử ký không nhiều khiến cho thực trạng này ngày càng trở
nên trầm trọng. Đâu là nguyên nhân của vấn đề và giải quyết thực trạng đó như thế
nào? Thông qua một tình huống vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo
vệ rừng và quản lý lâm sản đã được phát hiện và xử lý tại Hạt kiểm lâm rừng đặc
dụng huyện P, tỉnh QN, tiểu luận tiến hành phân tích để làm rõ các vấn đề liên quan
đến nguyên nhân, hậu quả của hành vi phá rừng, khai thác lâm sản trái phép của nhân
dân địa phương và đề ra biện pháp giải quyết.
1.2. Mô tả tình huống

2



Vào hồi 8 giờ 30 ngày 25 tháng 7 năm 2010, trong khi tuần tra, kiểm soát trong
vùng rừng thuộc phạm vi quản lý, các kiểm lâm viên Nguyễn Văn K, Phạm Thanh P,
Nguyễn Thế N của Trạm kiểm lâm cửa rừng thuộc Hạt kiểm lâm rừng đặc dụng
huyện P phát hiện có khói tại tiểu khu X thuộc rừng đặc dụng S nằm trên địa bàn xã
T, huyện P, tỉnh QN. Xác định có vấn đề mất an toàn tại vùng rừng này, các kiểm lâm
viên liền lập tức triển khai lực lượng để đến địa điểm đã xác định. Sau 30 phút luồn
rừng, các kiểm lâm viên đã phát hiện một số cây rừng đang cháy liền tiến hành các
biện pháp để dập lửa và điện về Trạm để xin chi viện. Khi kết hợp với lực lượng đến
tiếp ứng, đám cháy đã bị dập tắt. Qua đo đạc xác định diện tích rừng bị cháy không
lớn (300 m2). Các kiểm lâm viên đã lập biên bản ghi nhận vụ việc. Qua các dấu vết để
lại và kinh nghiệm trong phát hiện các vụ việc tương tự, các kiểm lâm viên xác định
nguyên nhân cháy là do nguồn lửa được sử dụng để đốt tổ ong lấy mật. Để phát hiện
và xử lý vi phạm, các kiểm lâm viên lại tiếp tục bám theo dấu vết luồn sâu vào rừng.
Sau khi luồn rừng chừng 1 km, các kiểm lâm viên phát hiện một thanh niên to
cao, khoẻ mạnh đang dùng cưa tay để cắt các đoạn cây có phong lan rừng trên một
diện tích đã bị chặt phá.Gần đó là những nhùi lửa được dùng để đốt tổ ong và hiện
đang có 3 nhùi lửa cháy gần một tổ ong khá lớn. Thấy bị phát hiện, người thanh niên
bối rối dừng việc chặt cây lại, lúng túng thu dọn các công cụ, phương tiện mang theo
cùng số phong lan, mật ong đã được chằng lên xe mô tô định đi khỏi hiện trường. Các
kiểm lâm viên đã kiên quyết giữ đối tượng lại để lập biên bản xử lý. Đối tượng đã có
hành vi chống lại để hòng tẩu thoát, làm bị thương nhẹ kiểm lâm viên K, nhưng do
lực lượng kiểm lâm đông hơn nên đã bị bắt giữ.
Các kiểm lâm viên đã tiến hành đo đạc xác định diện tích rừng bị chặt phá để
lấy phong lan là 258 m2. Tang vật tại hiện trường gồm có các công cụ đối tượng mang
theo để chặt cây gồm 1 cưa tay, 2 dao, 10 m dây thừng, 1 mảnh linon (dùng để phục
vụ cho việc lấy mật ong), 5 nhùi lửa, 1 can nhựa loại 5 lít, 01 xe mô tô; 15 khúc cây
có bám phong lan rừng; 5 lít mật ong được đựng trong can.
Qua điều tra ban đầu của các kiểm lâm viên thì đối tượng vi phạm là ZRơm H
(20 tuổi; người dân tộc K’Tu; cư trú tại xã T, huyện P, tỉnh QN). Mục đích chặt cây

3


của H là để lấy phong lan, mật ong về bán lấy tiền. Đám cháy đã phát hiện lúc trước
chính là do H dùng lửa đốt tổ ong để lấy mật gây ra. Các cây bị phá và giống phong
lan có trên các cây đó không thuộc loại thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm (có biên
bản điều tra). Theo cách tính toán của các kiểm lâm viên, số lượng gỗ bị chặt phá là
3,7 m3.
Các kiểm lâm viên K, P, N đã liên lạc với kiểm lâm viên địa bàn Phùng Văn T
đến hiện trường và xác định những lời khai của H là đúng sự thật. T còn cho biết, H
và gia đình sống nhờ nguồn lợi từ rừng như tìm kiếm phong lan và mật ong để bán
cho du khách. Kiểm lâm địa bàn xã và cộng tác viên kiểm lâm đã nhiều lần nhắc nhở
nhưng do không có nghề nghiệp nên H vẫn thường xuyên vào rừng khai thác các sản
vật của rừng để kiếm sống. Các kiểm lâm viên K và P đã tiến hành lập biên bản vi
phạm hành chính và yêu cầu H về Trạm kiểm lâm cửa rừng để giải quyết.
2. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
2.1. Mục tiêu phân tích tình huống
Mục tiêu phân tích tình huống là nhằm làm sáng tỏ hành vi vi phạm của ZRơm
H (từ nay viết tắt là H) theo quy định của pháp luật hiện hành; xác định loại trách
nhiệm pháp lý và mức độ gánh chịu trách nhiệm pháp lý của H. Đồng thời, xác định
rõ thẩm quyền, trình tự xử lý của cơ quan kiểm lâm theo quy định của pháp luật.
Thông qua đó tìm hiểu các nguyên nhân, hậu quả, nhất là những nguyên nhân gắn với
điều kiện sinh hoạt, phong tục tập quán, luật tục của địa phương nơi H sinh sống, góp
phần giải quyết một cách thấu tình, đạt lý và xây dựng những giải pháp nhằm khắc
phục những nguyên nhân hạn chế dẫn đến vi phạm mà tình huống nêu ra.
2.2. Cơ sở lý luận
2.2.1. Nhận thức chung về vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ
rừng và quản lý lâm sản
Rừng là tài nguyên quý báu của đất nước, có khả năng tái tạo, là bộ phận quan
trọng của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, gắn liền

với đời sống của nhân dân và sự sống còn của dân tộc. Vì vậy, quản lý nhà nước đối
4


với rừng và đất trồng rừng là một bộ phận của công tác quản lý nhà nước về môi
trường, có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển rừng.
Để quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng, Nhà nước phải ban hành, tổ
chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, tích
cực tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; đồng thời, tăng
cường kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
Bảo vệ và phát triển rừng là nhiệm vụ của Nhà nước và của toàn dân, trong đó
cơ quan quản lý chức năng là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với lực lượng
kiểm lâm là nòng cốt. Khi phát hiện các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này, lực
lượng kiểm lâm cần nhanh chóng xác định đó là loại vi phạm nào: hành chính hay
hình sự để tiến hành các thủ tục xử lý theo quy định của pháp luật. Một trong những
vi phạm pháp luật thường xuyên phát sinh trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng đó
là các vi phạm hành chính.
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản là
hành vi do cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài (gọi chung là cá nhân, tổ chức)
có hành vi vô ý hoặc cố ý vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý rừng, bảo
vệ rừng và quản lý lâm sản chưa gây thiệt hại hoặc đã gây thiệt hại đến rừng, lâm sản,
môi trường rừng nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy
định của pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính.
Các vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm
sản tuy mức độ nghiêm trọng thấp hơn so với tội phạm hình sự nhưng gây nên hậu
quả không nhỏ cho xã hội và về lâu dài là nguyên nhân chính làm phát sinh tội phạm.
Vì vậy, mọi vi phạm phát sinh trong lĩnh vực này phải được phát hiện kịp thời và
đình chỉ ngay. Người có thẩm quyền phải tiến hành xử phạt nhanh chóng, công minh,
đúng pháp luật; người vi phạm hoặc người giám hộ của người vi phạm phải chịu
trách nhiệm khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra theo quy định của pháp

luật.

5


Như vậy, vấn đề nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý rừng có mối quan hệ biện
chứng với trật tự pháp luật (pháp chế xã hội chủ nghĩa). Tính tất yếu khách quan của
cơ sở lý luận nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý bộ máy nhà nước nói chung, cơ
quan bảo vệ rừng nói riêng được đề cập tại Nghị quyết số 17-TW ngày 1/8/2007 Hội
nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về: “Đẩy mạnh cải cách
hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước” do đó, ở mỗi
chính quyền địa phương (UBND và Cơ quan kiểm lâm) cần phải chủ động phân cấp,
kiện toàn tổ chức, bố trí cán bộ, công chức hợp lý,... nhằm thực hiện có hiệu quả hoạt
động quản lý nhà nước về bảo vệ rừng ở địa phương có rừng theo chức năng, nhiệm
vụ được phân công, phân cấp.
2.2.2. Cơ sở pháp lý giải quyết vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý,
bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
Ngày 03 tháng 12 năm 2004, Quốc hội ban hành Luật số 29/2004/QH11 về bảo
vệ và phát triển rừng (gọi tắt là Luật bảo vệ và phát triển rừng); trong đó quy định hai
nhóm vấn đề là quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng và quyền, nghĩa vụ của chủ
rừng. Tại Điều 12 Luật bảo vệ và phát triển rừng quy định những hành vi bị nghiêm
cấm gồm:
1. Chặt phá rừng, khai thác rừng trái phép.
2. Săn, bắn, bắt, bẫy, nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng trái phép.
3. Thu thập mẫu vật trái phép trong rừng.
4. Huỷ hoại trái phép tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng.
5. Vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng.
6. Vi phạm quy định về phòng, trừ sinh vật hại rừng.
7. Lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng rừng trái phép.
8. Khai thác trái phép cảnh quan, môi trường và các dịch vụ lâm nghiệp.

9. Vận chuyển, chế biến, quảng cáo, kinh doanh, sử dụng, tiêu thụ, tàng trữ,
xuất khẩu, nhập khẩu thực vật rừng, động vật rừng trái với quy định của pháp luật.
6


10. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về quản lý, bảo vệ và phát
triển rừng.
11. Chăn thả gia súc trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu rừng đặc
dụng, trong rừng mới trồng, rừng non.
12. Nuôi, trồng, thả vào rừng đặc dụng các loài động vật, thực vật không có
nguồn gốc bản địa khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
13. Khai thác trái phép tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản và các tài
nguyên thiên nhiên khác; làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên, diễn biến tự nhiên của
rừng; làm ảnh hưởng xấu đến đời sống tự nhiên của các loài sinh vật rừng; mang trái
phép hoá chất độc hại, chất nổ, chất dễ cháy vào rừng.
14. Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho,
thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng, giá trị rừng sản xuất là
rừng trồng trái pháp luật.
15. Phá hoại các công trình phục vụ việc bảo vệ và phát triển rừng.
16. Các hành vi khác xâm hại đến tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng.
Khoản 1 Điều 85 Luật bảo vệ và phát triển rừng cũng xác định: Người phá
rừng, đốt rừng, huỷ hoại tài nguyên rừng; khai thác rừng trái phép; săn, bắn, bắt, bẫy,
nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng trái phép; mua bán, kinh doanh, vận chuyển trái
phép lâm sản hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật về bảo vệ và phát triển
rừng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu
trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Để xử phạt vi phạm hành chính các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ và
phát triển rừng, ngày 03 tháng 12 năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị định số
99/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ
rừng và quản lý lâm sản.

Theo quy định tại Điều 79 Luật bảo vệ và phát triển rừng, kiểm lâm là lực
lượng chuyên trách của Nhà nước có chức năng bảo vệ rừng, giúp Bộ trưởng Bộ
7


Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện
quản lý nhà nước về bảo vệ rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát
triển rừng. Tổ chức và hoạt động của lực lượng Kiểm lâm được tiến hành theo quy
định tại Nghị định của Chính phủ số 119/2006/NĐ-CP ngày 16/102006 về tổ chức và
hoạt động của Kiểm lâm. Lực lượng kiểm lâm thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn
theo quy định tại Điều 80, 81 Luật bảo vệ và phát triển rừng và Nghị định của Chính
phủ số 119/2006/NĐ-CP. Trong đó, lực lượng kiểm lâm có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm
soát việc bảo vệ rừng, khai thác rừng, sử dụng rừng, lưu thông, vận chuyển, kinh
doanh lâm sản; đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và
phát triển rừng; đồng thời có quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện
pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính, khởi tố, điều tra hình sự đối với những
hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của pháp luật về
xử lý vi phạm hành chính, pháp luật về hình sự và pháp luật về tố tụng hình sự. Trong
xử phạt vi phạm hành chính, lực lượng kiểm lâm thực hiện thẩm quyền theo quy định
tại Điều 23 Nghị định của Chính phủ số 99/2009/NĐ-CP.
2.2.3. Đường lối, quan điểm xử lý
Đường lối, quan điểm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng,
bảo vệ rừng và quản lý lâm sản là những vấn đề có tính nguyên tắc trong xác định mức
độ gánh chịu trách nhiệm pháp lý của người vi phạm và xử lý vi phạm của lực lượng
kiểm lâm. Thể hiện trên các nội dung cơ bản như:
Thứ nhất, mọi vi phạm hành chính đều phải được phát hiện kịp thời và phải bị
xử lý nhanh chóng, công minh, triệt để, mọi hậu quả gây ra phải được khắc phục theo
quy định của pháp luật.
Điều này khẳng định, người có thẩm quyền xử phạt phải kịp thời phát hiện mọi
hành vi vi phạm, tránh tình trạng bỏ lọt vi phạm, không tìm ra được người vi phạm,...

Phải so sánh, đối chiếu hành vi diễn ra trên thực tế với hành vi do pháp luật quy định
để xác định sự thống nhất nếu không rất có thể dẫn đến sự nhầm lẫn trong xác định
hành vi vi phạm, kéo theo đó là áp dụng sai chế tài phạt. Đồng thời, phải tiến hành xác
định các tình tiết có liên quan, đánh giá đúng tính chất, mức độ của vi phạm, hậu quả
8


do vi phạm gây ra, sau đó phải thực hiện nhanh chóng các thủ tục để quyết định xử
phạt công khai, công bằng trên cơ sở xác định đầy đủ vi phạm, không bỏ sót vi phạm.
Khi quyết định xử lý không chỉ áp dụng chế tài xử phạt chính mà còn phải áp dụng các
biện pháp cần thiết mà pháp luật đã quy định để khắc phục nhanh chóng, có hiệu quả
các hậu quả do vi phạm hành chính gây ra.
Thứ hai, phải áp dụng đúng chế tài do pháp luật quy định nhưng cần căn cứ vào
tính chất, mức độ vi phạm, các tình tiết có liên quan đến nhân thân người vi phạm, các
tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hành chính.
Khi quyết định xử phạt người có thẩm quyền không chỉ căn cứ vào các hình
thức xử phạt, khung tiền phạt để xác định mức phạt mà còn phải căn cứ vào nhân thân
người vi phạm (tốt hay không tốt: thể hiện trong các mối quan hệ gia đình, láng giềng,
với cơ quan nhà nước, có hay không có tiền án, tiền sự…), các tình tiết tăng nặng,
giảm nhẹ trách nhiệm hành chính để quyết định mức phạt cho đúng pháp luật và đảm
bảo hợp lý, có tính giáo dục, thuyết phục cao. Không được vì bất cứ lý do gì để bỏ lọt
vi phạm không xử lý hoặc xử lý không đúng pháp luật: không đúng về hình thức xử
phạt, mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả; không đúng về nội dung thẩm quyền của
cá nhân tiến hành xử phạt; không đúng về trình tự, thủ tục thực hiện trong quá trình xử
phạt. Nhưng cũng phải đảm bảo tính nhân đạo của Nhà nước xã hội chủ nghĩa với các
trường hợp vi phạm do trình độ lạc hậu, điều kiện kinh tế khó khăn…
Thứ ba, trong quá trình giải quyết vụ vi phạm phải kết hợp hài hoà các biện
pháp giáo dục, thuyết phục để nâng cao tính khả thi của quyết định xử phạt.
Trong quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển
rừng nói riêng, thuyết phục là phương pháp cơ bản, chủ yếu. Vì vậy, song song với áp

dụng cưỡng chế hành chính phải tiến hành giáo dục, giải thích cho người vi phạm biết
về hành vi vi phạm, hậu qủa của hành vi đó, chế tài pháp luật được áp dụng để xử lý vi
phạm, người có thẩm quyền xử phạt, thủ tục xử phạt, các quyền và nghĩa vụ của người
vi phạm trong các giai đoạn khác nhau của xử phạt vi phạm hành chính và kể cả sau
khi xử phạt. Đối với đồng bào dân tộc thiểu số thì đây là một biện pháp quản lý không
thể coi nhẹ và phải được đặt lên hàng đầu. Có như vậy, người vi phạm không chỉ nhận
9


thức đúng mà còn có thái độ tích cực với cơ quan có thẩm quyền xử phạt. Đồng thời,
tránh được những nguy cơ chia rẽ, gây mất đoàn kết giữa đồng bào dân tộc thiểu số với
lực lượng kiểm lâm.
2.2.4. Kinh nghiệm xử lý, giải quyết những vụ vi phạm hành chính tương tự
Từ thực tiễn giải quyết các vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng,
bảo vệ rừng và quản lý lâm sản của lực lượng kiểm lâm trên địa bàn nói chung và của
Hạt trưởng Hạt kiểm lâm rừng đặc dụng (người đã có nhiều năm công tác trong lĩnh
vực quản lý, bảo vệ rừng và xử lý các vi phạm hành chính) nói riêng thời gian qua đã
đúc kết một số kinh nghiệm trong xử lý, giải quyết các vi phạm về quản lý rừng, bảo
vệ rừng và quản lý lâm sản, đó là:
Thứ nhất, để giải quyết có hiệu quả không chỉ áp dụng chế tài phạt nghiêm
minh mà còn phải tổ chức chặt chẽ các biện pháp để đảm bảo cho việc xử phạt như:
- Phải tổ chức lực lượng phù hợp hoặc phối kết hợp nhanh chóng cùng cơ quan
công an, quân đội để nhanh chóng khống chế các hậu quả thực tế do vi phạm hành
chính gây ra, đặc biệt là cháy rừng, đốt rừng; tiến hành tạm giữ, bảo quản tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính bởi có không ít trường hợp đối tượng vi phạm tìm
cách cướp lại tang vật, phương tiện; thậm chí còn gây thương tích và xâm hại đến
tính mạng của cán bộ, nhân viên kiểm lâm;
- Tiến hành các thủ tục xử phạt và xử lý tang vật, phương tiện một cách nhanh
chóng, không để đối tượng bị xử phạt có các hành động tiêu cực.
- Quản lý hồ sơ xử phạt trong nội bộ lực lượng kiểm lâm và liên thông với các

cơ quan có thẩm quyền xử phạt khác để có các cơ sở pháp lý cần thiết cho việc xác
định tính chất, mức độ vi phạm làm căn cứ cho quyết định xử phạt bởi các vi phạm
trong lĩnh vực này thường có tình tiết tái phạm. Đồng thời, cũng cần tăng cường mối
liên hệ với kiểm lâm địa bàn xã và cộng tác viên kiểm lâm để xác định những đối
tượng vi phạm nhiều lần trong cùng lĩnh vực để áp dụng mức phạt tiền thích đáng;
đảm bảo tính răn đe và có biện pháp giáo dục, thuyết phục đối tượng không tái phạm.

10


Thứ hai, tăng cường các biện pháp có tính mềm dẻo như giáo dục, thuyết phục,
vận động, hỗ trợ các điều kiện cần thiết để đối tượng vi phạm và gia đình họ (vốn
sinh sống gắn bó với rừng) hiểu được vai trò của công tác quản lý, bảo vệ rừng đối
với môi trường sống, đối với lợi ích kinh tế của Nhà nước, của xã hội và của chính
nhân dân sinh sống tại địa bàn. Chỉ kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm có tổ
chức, ngoan cố, chống đối, gây thiệt hại nghiêm trọng về rừng và tính mạng, sức
khoẻ của cán bộ, nhân viên kiểm lâm. Với các vi phạm do trình độ lạc hậu, do điều
kiện kinh tế khó khăn, do đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện thì tích cực giáo dục,
thuyết phục, phối hợp với các cấp chính quyền để tạo điều kiện cho họ tham gia trồng
rừng, bảo vệ rừng, khai thác rừng theo quy định của pháp luật. Có như vậy mới loại
bỏ được nguyên nhân dẫn đến vi phạm, đồng thời huy động sức lực của họ tham gia
bảo vệ rừng.
2.3. Phân tích diễn biến tình huống
Từ các nội dung của tình huống trên cho thấy: H đã thực hiện hành vi trái pháp
luật về quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Đối chiếu với các quy định pháp luật
hiện hành thì các hành vi của H là vi phạm hành chính. H đã thực hiện nhiều hành vi
vi phạm hành chính. Để xác định H đã thực hiện các vi phạm hành chính nào và phải
bị xử lý như thế nào hiện còn có nhiều quan điểm khác nhau.
* Quan điểm thứ nhất cho rằng H đã thực hiện các hành vi sau:
- Đốt lửa để lấy mật ong được quy định tại điểm d khoản 3 Điều 8 Nghị định số

99/2009/NĐ-CP có khung tiền phạt từ 2 triệu đến 3 triệu đồng;
- Hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy rừng gây
cháy rừng được quy định tại Điều 11 Nghị định số 99/2009/NĐ-CP. Với diện tích rừng đặc
dụng bị cháy dưới 1.000 m2thì bị xử lý theo điểm d khoản 1 Điều 11 Nghị định
29/2009/NĐ-CP. Khung phạt tiền đối với hành vi này là từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng và
còn bị buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng, buộc thanh toán chi phí
chữa cháy rừng.

11


- Phá rừng trái pháp luật (được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 17 Nghị định
số số 99/2009/NĐ-CP). Khung tiền phạt đối với hành vi này là từ 200.000 đồng đến
10.000.000 đồng. Ngoài ra người vi phạm còn bị tịch thu lâm sản; tịch thu công cụ, phương
tiện sử dụng để vi phạm hành chính; có thể bị buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí
trồng lại rừng.
Quan điểm này cũng cho rằng vì H thực hiện vi phạm nhiều lần nên cần áp dụng tình
tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần trong cùng lĩnh vực (được quy định tại khoản 2 Điều 9
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002) để xác định mức tiền phạt cao hơn mức
trung bình của khung tiền phạt.
Như vậy, có thể xác định mức phạt đối với các hành vi vi phạm của H như sau:
- Hành vi thứ nhất bị áp dụng phạt tiền 3.000.000 đồng;
- Hành vi thứ hai bị áp dụng phạt tiền 5.000.000 đồng;
- Hành vi thứ ba bị áp dụng phạt tiền 7 triệu đồng;
Tổng hợp mức phạt chính là 15 triệu đồng.
* Quan điểm thứ hai cho rằng H chỉ thực hiện các hành vi sau:
- Đốt lửa để lấy mật ong;
- Khai thác rừng trái phép, được quy định tại điểm a khoản 3 Điều 18 Nghị
định của Chính phủ số 99/2009/NĐ-CP. Đối với số lượng gỗ là 3,7m 3 thì bị phạt tiền
từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng.

Quan điểm này cũng cho rằng sau khi bị phát hiện, H có thực hiện hành vi chống lại
cán bộ kiểm lâm, vì vậy cần áp dụng tình tiết tăng nặng là tiếp tục thực hiện hành vi vi
phạm hành chính mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó (được quy
định tại khoản 8 Điều 9 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002) để xác định mức
tiền phạt cao hơn mức trung bình của khung tiền phạt.
Như vậy, có thể xác định mức phạt đối với các hành vi vi phạm của H như sau:
- Hành vi thứ nhất bị áp dụng phạt tiền 3.000.000 đồng;
12


- Hành vi thứ hai bị áp dụng phạt tiền 45.000.000 đồng;
Tổng hợp mức phạt chính là 48 triệu đồng.
* Quan điểm thứ ba cho rằng H thực hiện các hành vi vi phạm hành chính sau:
- Hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy rừng gây
cháy rừng, vì theo quy định tại khoản 4 Điều 3 và khoản 5 Điều 8 Nghị định số
99/2009/NĐ-CP không xử phạt hành vi đốt lửa để lấy mật ong mà chỉ xử phạt hành
vi vi phạm các quy định của Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy rừng gây cháy rừng.
- Phá rừng trái pháp luật, vì theo quy định tại Điều 17 Nghị định
số 99/2009/NĐ-CP thì phá rừng trái pháp luật là hành vi của người chặt phá cây rừng hoặc
các hành vi khác gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích gì mà không được phép của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền. Với diện tích rừng đặc dụng bị chặt phá là dưới 300 m 2 thì H
bị xử phạt theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 17 (có khung tiền phạt từ 200.000 đồng
đến 10.000.000 đồng và bị tịch thu lâm sản; tịch thu công cụ, phương tiện sử dụng để vi
phạm hành chính; có thể bị buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng.
Quan điểm này cho rằng H không thực hiện hành vi khai thác rừng trái phép vì H
không lấy gỗ mà chỉ lấy phong lan. Việc H chặt cây để lấy phong lan không thể coi đó là
hành vi khai thác rừng trái phép, bởi các loại thực vật rừng (phong lan) do H khai thác
không thuộc các khách thể xâm hại theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 99/2009/NĐCP.
- Hành vi chống lại người thi hành công vụ, được quy định tại điểm a khoản 3 Điều 7
Nghị định của Chính phủ số 150/2005/NĐ-CP ngày 12/12/2005 về xử phạt vi phạm hành

chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội. Khung tiền phạt được xác định với
hành vi này là từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng.
Thương tích gây ra cho kiểm lâm viên K thì H phải bồi thường theo quy định của Bộ
luật dân sự năm 2005.
Quan điểm này cũng cho rằng vi phạm của H có cả các tình tiết tăng nặng (theo
khoản 2 và khoản 8 Điều 9 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002) và tình tiết
giảm nhẹ như vi phạm do trình độ lạc hậu, vi phạm vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà
13


không do mình gây ra, người vi phạm đã tự nguyện khai báo (được quy định tại điểm b, e, g
Điều 8 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002). Vì vậy, không áp dụng tình tiết
tăng nặng hay giảm nhẹ để quyết định mức phạt đối với các hành vi vi phạm của H.
Như vậy, có thể xác định mức phạt đối với các hành vi vi phạm của H như sau:
- Hành vi thứ nhất bị áp dụng phạt tiền 4.000.000 đồng;
- Hành vi thứ hai bị áp dụng phạt tiền 5.100.000 đồng;
- Hành vi thứ ba bị áp dụng phạt tiền 1.500.000 đồng;
Tổng hợp mức phạt chính là 10.600.000 đồng.
2.4. Nguyên nhân xảy ra tình huống
2.4.1. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, về điều kiện kinh tế - xã hội.
Quy luật cung cầu về các loại lâm sản, động thực vật rừng trên thị trường ở
nước ta hiện nay rất lớn đã tạo ra những yếu tố tiêu cực. Để phục vụ cho một bộ phận
những người có tiền mà không ít người dân, đặc biệt là những người sống gần rừng,
các khu bảo tồn thiên nhiên đã không quản ngại chặt phá cây rừng, đốt lửa trong rừng
để khai thác các sản vật dẫn đến diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, nhiều động thực
vật rừng bị huỷ diệt, trong đó có cả các loài thuộc loại quý hiếm. Trong khi đó, việc
gây giống và phát triển hệ thực vật, động vật của rừng còn nhiều hạn chế. Việc khai
thác không đi liền với việc phát triển. Đây chính là nguyên nhân khách quan cơ bản
nhất do mặt trái của nền kinh tế thị trường đem lại.

Đời sống nhân dân vùng có rừng còn nhiều khó khăn dẫn đến người dân phải
phá rừng để mưu sinh. Quyền lợi của các chủ rừng trong quản lý, khai thác và phát
triển rừng chưa thoả đáng khiến họ không mấy quan tâm đến rừng và bảo vệ rừng.
Một bộ phận không nhỏ người dân sống xung quanh các khu bảo tồn thiên nhiên, các
vùng rừng chưa có nghề nghiệp ổn định, chưa được giao đất trồng rừng, quản lý rừng
và thường dựa vào các nguồn lợi tự nhiên từ rừng mang lại để kiếm sống nên việc vi
phạm của nhân dân trong vùng là thường xuyên và có hệ thống, bởi nếu không vào
14


rừng, không kiếm các nguồn lợi từ rừng về nuôi sống gia đình thì họ chẳng còn biết
làm gì khác.
Bên cạnh đó, phong tục tập quán sinh sống, canh tác và sản xuất của một bộ
phận rất lớn người dân sống gần rừng, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số còn lạc
hậu. Có nhiều luật tục tồn tại rất lâu và khó xoá bỏ được như việc đốt rừng làm
nương, rẫy, canh tác; lối sống du canh du cư; săn bắn muông thú…Điều này khiến
cho không ít đồng bào coi thường, thậm chí hiểu không đúng công tác quản lý, bảo
vệ rừng của các lực lượng chức năng nên không nghe, không làm và không phối hợp
với kiểm lâm trong quản lý, bảo vệ rừng.
Thứ hai, năng lực quản lý và bảo vệ rừng của nhiều chủ rừng và cơ quan chức
năng.
Hiện nay, lực lượng bảo vệ rừng chưa kiểm soát nổi tình hình ở một số nơi;
công tác kiểm tra, kiểm soát, tuần tra, phát hiện và xử lý vi phạm chưa được tiến hành
thường xuyên; trách nhiệm quản lý Nhà nước về lâm nghiệp của các địa phương chưa
được thực hiện một cách đồng bộ, toàn diện và triệt để, trong đó công tác quy hoạch
đất lâm nghiệp chưa ổn định. Ở QN rừng và đất rừng rất lớn (677.783 ha, chiếm
65,1% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, là 1 trong 8 địa phương có diện tích rừng lớn
nhất nước), địa hình lại phức tạp, núi non hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, trong
khi phương tiện phục vụ cho khâu “tác chiến” của lực lượng kiểm lâm còn quá lạc
hậu, thiếu thốn nên việc “tóm cổ” và xử lý lâm tặc là vấn đề rất khó khăn. Do thuận

lợi về sông ngòi nên các hành vi phá rừng ngày càng tăng, các đối tượng vi phạm có
điều kiện thuận lợi để tẩu tán gỗ và các loại lâm sản bằng đường sông trong khi
phương tiện phục vụ kiểm soát, bắt giữ, xử lý của lực lượng kiểm lâm còn hạn chế
nên thường chỉ “vuốt đuôi” lâm tặc.
Thứ ba, thể chế pháp lý về bảo vệ rừng và chế tài pháp luật còn nhiều bất cập.
Các quy định pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng, phát triển rừng còn chung
chung, chưa gắn với việc tổ chức có hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng của các
cơ quan chức năng, đặc biệt là chính quyền địa phương, chưa gắn với việc phát huy
15


tinh thần đoàn kết của nhân dân, cấu kết lợi ích giữa nhà nước và người dân. Vì vậy,
đại bộ phận người dân đứng ngoài cuộc, không tham gia phối hợp với Nhà nước
trong quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng. Với các chủ rừng, người trồng rừng,
những người dân sống xung quanh rừng chưa được Nhà nước quan tâm đến các lợi
ích của họ bằng việc tạo các điều kiện để họ có đất sản xuất, trồng rừng, hỗ trợ về
giống, về kỹ thuật canh tác, các kiến thức, kỹ thuật về bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa
cháy…khiến phần lớn người dân sống xung quanh rừng lấy rừng là nơi tự nhiên cung
cấp sản vật cho cuộc sống của họ. Vì mưu sinh họ phải phá rừng và phá rừng bằng
mọi cách.
Chế tài pháp luật, đặc biệt là chế tài hành chính đối với các hành vi vi phạm
trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản còn chưa đầy đủ, nhiều
hành vi trái pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng, gây thiệt hại đến rừng nhưng chưa
được thể chế hoá trong Nghị định số 99/2009/NĐ-CP. Các khung xử phạt còn quá
rộng khiến việc áp dụng mức phạt cụ thể không cao nên chưa đủ sức răn đe các hành
vi vi phạm khi lợi ích kiếm được từ việc phá rừng và vi phạm các quy định của pháp
luật về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản lớn hơn rất nhiều. Đặc biệt, với
các hậu quả do vi phạm gây ra việc áp dụng các biện pháp khắc phục còn chưa mang
tính triệt để, thể hiện ở quy định “có thể” áp dụng biện pháp này hoặc biện pháp khác.
Ví dụ: hành vi phá rừng theo khoản 1 Điều 17 Nghị định của Chính phủ số

99/2009/NĐ-CP quy định là từ 200.000 đồng đến 10.000.000 đồng, nên mức tiền
phạt trung bình là 5.100.000 đồng. Bên cạnh đó, các quy định pháp luật hiện nay
chưa xác định rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương, các cấp, các ngành, lực
lượng kiểm lâm khi không hoàn thành chức năng, nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý,
bảo vệ rừng.
Thứ tư, sự ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến trong quản lý, bảo
vệ rừng còn hạn chế.
Quản lý, bảo vệ rừng hiện nay là một trong những lĩnh vực ít được đầu tư khoa
học, công nghệ, kỹ thuật nhất. Các lực lượng chức năng không được trang bị các
phương tiện cần thiết để quản lý rừng như camera quan sát, các thiết bị phát hiện
16


hành vi đột nhập vào những vùng rừng cấm khai thác, các thiết bị cảnh báo cháy rừng
và phòng cháy, chữa cháy rừng…Vì vậy, công tác quản lý, bảo vệ rừng và xử lý vi
phạm gặp không ít khó khăn do điều kiện đường rừng, có khi lực lượng chức năng
đến thì đối tượng vi phạm đã rời khỏi hiện trường mà không biết được đối tượng đó
là ai.
Thứ năm, chính sách đãi ngộ đối với lực lượng kiểm lâm còn chưa tương xứng
với tính chất công việc được giao.
Cán bộ kiểm lâm được hưởng các chế độ về lương theo thang bảng lương áp
dụng cho cán bộ, công chức nhà nước nói chung và được hưởng phụ cấp ưu đãi,
nhưng về cơ bản vẫn chưa đảm bảo thu hút được những người có năng lực, trình độ
tham gia. Đặc biệt là với chế độ, chính sách còn hạn chế khiến nhiều kiểm lâm không
nhiệt huyết với công việc, với công tác đấu tranh và xử lý vi phạm pháp luật, trong
khi các “lâm tặc” thì ngày càng “lộng hành”, có đối tượng sẵn sàng sử dụng vũ khí
nóng để xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ của kiểm lâm viên, đe doạ và trả thù họ và
gia đình họ. Chính sách đãi ngộ không thoả đáng cũng khiến một bộ phận kiểm lâm
viên tiếp tay cho lâm tặc phá rừng, khai thác rừng trái phép.
2.4.2. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, năng lực, phẩm chất của một bộ phận không nhỏ đội ngũ cán bộ
kiểm lâm chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao.
Các cán bộ kiểm lâm không chỉ là những người quản lý rừng mà còn là những
người trực tiếp tham gia vào các hoạt động bảo vệ rừng, phát triển rừng. Vì vậy, họ
cần có các kiến thức chuyên môn về quản lý, các kiến thức về rừng, hiểu về vai trò,
tác dụng, đặc tính của từng loại rừng, động thực vật rừng, các kiến thức pháp lý trong
xử lý các sai phạm, các kỹ năng mang tính nghiệp vụ khác…Đồng thời, họ phải có
sức khoẻ tốt để có thể thường xuyên thực hiện công tác tuần tra, kiểm soát trong điều
kiện đường đi lại còn chưa thuận lợi ở hầu hết các vùng rừng hiện nay, đồng thời có
thể “chiến đấu” với lâm tặc phá rừng. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế và các yếu tố
môi trường nơi sinh sống mà sức khoẻ của cán bộ kiểm lâm còn chưa đảm bảo được
17


yêu cầu. Mặt khác, họ ít được quan tâm để đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức chuyên
môn, kỹ năng cần thiết cho công việc. Điều này đã hạn chế rất lớn đến kết quả thực
thi công vụ của lực lượng kiểm lâm.
Sự thiếu tinh thần đấu tranh với các vi phạm hành chính của không ít kiểm lâm
viên và kiểm lâm địa bàn xã, cộng tác viên kiểm lâm hiện nay cũng bắt nguồn từ chế
độ, chính sách đối với lực lượng kiểm lâm, các phương tiện, công cụ phục vụ cho
thực thi công vụ của lực lượng này còn quá hạn chế, chưa tương xứng với nhiệm vụ
được giao nên chưa tạo nên lòng nhiệt huyết và trách nhiệm đối với công việc.
Thứ hai, tinh thần trách nhiệm của chính quyền địa phương có rừng.
Chính quyền xã có rừng ở không ít nơi, trong đó có xã T còn thiếu tinh thần
trách nhiệm trong công tác quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản. Có nơi lâm
nghiệp xã để xảy ra tình trạng phá rừng với diện tích lớn mà không biết. Thậm chí
các địa phương còn để xảy ra tình trạng các đối tượng phá rừng mắc võng “đóng đô”
trước trạm kiểm soát lâm sản của ngành kiểm lâm để theo dõi hoạt động của các kiểm
lâm viên nhưng không thấy địa phương kiểm tra, xử lý... Thậm chí, nhiều cán bộ
chính quyền cơ sở vì lợi ích của cá nhân đã tiếp tay cho các hành vi khai thác rừng

trái phép, phá rừng, không thực hiện đúng các chính sách của Nhà nước đối với người
trồng rừng và các chủ rừng, không tạo các điều kiện thuận lợi cho họ để tham gia sản
xuất, trồng rừng và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng, thuê đất trồng
rừng để họ yên tâm sản xuất. Vì vậy, dẫn đến nhiều vi phạm trên chính địa bàn do
chính nhân dân địa phương thực hiện. Khi xảy ra các thiệt hại về rừng thì không giám
đứng ra nhận trách nhiệm, đổ lỗi cho người dân, cho lực lượng kiểm lâm.
Thứ ba, ý thức trách nhiệm của người dân đối với vấn đề bảo vệ và phát triển
rừng.
Tư duy hám lợi là phổ biến ở đại bộ phận quần chúng nhân dân sinh sống ở
gần rừng. Họ coi các nguồn lợi của rừng là vô tận và tìm cách lấy về để dùng, để sinh
nhai và để buôn bán, làm giàu. Đồng thời, với các vi phạm xảy ra, không chỉ do
người của xã mà do những kẻ khác đến để phá rừng, khai thác rừng và sản vật rừng
18


trái phép họ cũng không quan tâm, không đấu tranh hoặc sợ đấu tranh thì sẽ mang vạ
vào thân bởi sợ “lâm tặc” sẽ trả thù. Ý thức về bảo vệ rừng, cũng tức là bảo vệ môi
trường sống của người dân còn nhiều hạn chế, họ chưa thấy được những tác hại của
hành vi phá rừng, huỷ hoại rừng, các động thực vật rừng đối với tương lai của đất
nước và của chính họ. Vì vậy, người dân là chủ thể trồng rừng, bảo vệ rừng thì ít mà
phá rừng, tiếp tay cho phá rừng thì nhiều.
2.5. Hậu quả của tình huống
2.5.1. Về phía xã hội
Hậu quả của hành vi phá rừng, đốt lửa trong rừng khiến cho rừng có khả năng bị
cháy sẽ làm cho diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến
môi trường sống của các loài động vật, thực vật và chính con người. Tài nguyên rừng
bị giảm sút, môi trường sinh thái bị tác động xấu về nhiều mặt. Việc khai thác lan
rừng, lấy mật ong đã gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến môi trường, đa dạng sinh
học của rừng… Vì để lấy được cây phong lan, người vi phạm phải chặt cành, đốn cây
theo lối “triệt phá” khiến rừng bị xâm hại nghiêm trọng, các nguồn cây quý hiếm như

nghiến, đinh, gụ... đang bị mất dần. Việc đốt lửa để đuổi ông khỏi tổ có thể gây ra
cháy rừng lớn mà việc huy động lực lượng, phương tiện và nguồn nước để dập tắt lửa
vẫn là vấn đề khó khăn trong chữa cháy rừng hiện nay ở nước ta.
Phá rừng và cháy rừng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống, đến sức
khỏe của con người trong hiện tại và nhiều thế hệ trong tương lai. Mất rừng khiến cho
nhiều nguồn gien quý hiếm về động thực vật rừng bị mất đi, lượng sinh khối giảm
(nếu như tất cả thực vật trên trái đất tạo ra 53 tỷ tấn sinh khối (ở trạng thái khô tuyệt
đối là 64%) thì rừng chiếm 37 tỷ tấn tương ứng với 70%); giảm lượng dưỡng khí
phục vụ cho hô hấp nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của con người và các
giống loài khác.
Sự mất đi của rừng ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống con người bởi khi
rừng bị mất đi thì khả năng điều hoà khí hậu, nhiệt độ, tạo ô xy, điều hoà nước sẽ

19


không còn, đất cũng bị xói mòn, bạc màu, thậm chí lở đất, gây lũ ống, lũ quét… Các
vi phạm còn trực tiếp ảnh hưởng đến lợi ích chính đáng của người trồng rừng.
2.5.2. Về phía Nhà nước
Các vi phạm pháp luật về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản nói
chung, các hành vi phá rừng, đốt rừng nói riêng nếu không được ngăn chặn kịp thời
sẽ gây thiệt hại lớn về kinh tế cho Nhà nước. Rừng là tài nguyên của quốc gia, được
phát triển qua nhiều thế hệ để phục vụ cho các nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Việc
khôi phục rừng cần nhiều thời gian, công sức và cả chi phí lớn, đối với các hệ rừng tự
nhiên, rừng nguyên sinh, hệ thực vật, động vật trong rừng khó hoặc không thể bảo
tồn và tái tạo lại được.
Các vi phạm còn khiến cho Nhà nước phải đầu tư cho xây dựng lực lượng quản
lý, bảo vệ rừng; đầu tư các phương tiện, kinh phí phục vụ công tác quản lý rừng, bảo
vệ rừng, quản lý lâm sản và xử lý vi phạm. Diện tích rừng mất đi ảnh hưởng đến cuộc
sống của con người như thiên tai, lũ lụt, lũ quét, lũ ống, sa mạc hoá, xói mòn đất, đất

bạc màu…khiến nhà nước phải tăng các chi phí cho phòng chống thiên tai, thảm hoạ,
hỗ trợ đời sống cho nhân dân và trồng mới rừng. Điều này làm gia tăng theo cấp số
nhân các nhiệm vụ của nhà nước. Mất rừng còn làm cho nhà nước bị thất thu từ các
hoạt động du lịch.
3. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
3.1. Mục tiêu xử lý tình huống
Mục tiêu của việc xử lý tình huống trên là nhằm đảm bảo đạt được các vấn đề
sau:
- Đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật trong xử lý hành vi vi phạm quy
định về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
- Nâng cao nhận thức về pháp luật, về vai trò và tác dụng của rừng đối với con
người, nhất là đối với cuộc sống của nhân dân ở vùng có rừng.

20


- Làm cho người dân xung quanh khu vực có rừng, người trồng rừng, các chủ
rừng nhận thức đúng đắn về công tác quản lý, bảo vệ rừng của lực lượng kiểm lâm và
phối hợp với lực lượng kiểm lâm trong quản lý, bảo vệ rừng, không vi phạm pháp
luật, trở thành “tai, mắt” của lực lượng kiểm lâm trong đấu tranh với lâm tặc.
3.2. Đề xuất phương án xử lý tình huống
Để xử lý tình huống trên, tiểu luận đề xuất một số phương án cụ thể như sau:
3.2.1. Phương án 1. Xử phạt vi phạm hành chính đối với H theo quan điểm
thứ 3, trong đó áp dụng tình tiết tăng nặng theo quy định tại khoản 2 và khoản 8
Điều 9 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002
Điểm mạnh của phương án này là áp dụng các chế tài mang tính trừng phạt đối
với hành vi vi phạm hành chính của H và khắc phục một phần các hậu quả do vi
phạm hành chính đó gây ra, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Chính sự
nghiêm khắc của chế tài sẽ có tác dụng đến nhận thức của H và gia đình, những
người xung quanh khiến cho họ hiểu rằng sự vi phạm những quy định của Nhà nước,

xâm phạm đến tài nguyên rừng sẽ phải gánh chịu những hậu quả bất lợi cả về vật
chất, tinh thần. Điều này còn có tác dụng phòng ngừa vi phạm từ phía các cá nhân
khác trong cộng đồng. “Sợ” bị áp dụng chế tài phạt (đánh vào lợi ích kinh tế) sẽ khiến
các đối tượng không dám tiếp tục thực hiện vi phạm.
Như vậy, các vi phạm hành chính của H có thể bị xử phạt như sau:
- Hành vi thứ nhất bị áp dụng phạt tiền 4.500.000 đồng; buộc trồng lại rừng hoặc
thanh toán chi phí trồng lại rừng, buộc thanh toán chi phí chữa cháy rừng.
- Hành vi thứ hai bị áp dụng phạt tiền 7.000.000 đồng; bị tịch thu lâm sản (toàn
bộ 15 khúc cây có bám phong lan rừng; 5 lít mật ong); tịch thu công cụ, phương tiện sử
dụng để vi phạm hành chính (gồm 1 cưa tay, 2 dao, 10 m dây thừng, 1 mảnh linon
(dùng để phục vụ cho việc lấy mật ong), 5 nhùi lửa, 1 can nhựa loại 5 lít, 01 xe mô
tô); có thể bị buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng.
- Hành vi thứ ba bị áp dụng phạt tiền 1.800.000 đồng;
21


Tổng hợp mức phạt chính là 13.300.000 đồng.
Tuy nhiên, phương án này có yếu điểm là không có tính khả thi khi điều kiện
kinh tế của H không thể đảm bảo thực thi được quyết định xử phạt, nếu áp dựng
cưỡng chế bằng biện pháp tịch thu tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán
đấu giá thì cũng rất khó, vì H đang còn sống phụ thuộc gia đình, chưa có tài sản
riêng. Mặt khác, việc thực hiện cưỡng chế sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mối quan hệ giữa
đồng bào dân tộc thiểu số ở địa bàn với lực lượng kiểm lâm nói riêng và với chính
quyền địa phương, với Nhà nước nói chung. Nguy cơ chia rẽ, mất đoàn kết giữa nhân
dân và lực lượng kiểm lâm có thể xảy ra. Sự bất mãn cũng sẽ nảy sinh và có thể
hướng người dân đến các hành động tiêu cực, đặc biệt là tiếp tục phá rừng, đốt rừng,
xâm hại đến động thực vật của rừng. Mặt khác, có thể khiến nhân dân hiểu sai đường
lối và chính sách của Đảng, Nhà nước ta đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
3.2.2. Phương án 2. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp
luật nhưng có áp dụng các tình tiết giảm nhẹ, gắn với tuyên truyền, giáo dục và

tạo điều kiện cho H chấp hành quyết định xử phạt
Z’Rơm H là người dân tộc K’Tu sinh sống gần rừng có trình độ nhận thức
thấp, hành vi bị ảnh hưởng bởi nhiều phong tục tập quán lạc hậu, điều kiện kinh tế lại
khó khăn, khi đã hiểu ra thì thành thật hối lỗi và tự nguyện khai báo. Đây là những
căn cứ để có thể áp dụng tình tiết giảm nhẹ trong áp dụng mức phạt đối với H theo
quy định tại Điều 8 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
Ưu điểm của phương án này là vừa tiến hành xử phạt để thể hiện tính nghiêm
minh của pháp luật, thái độ, sự phản ứng theo hướng tiêu cực của Nhà nước đối với
hành vi vi phạm hành chính của H, vừa thể hiện tính nhân đạo trong áp dụng pháp
luật.
Theo nguyên tắc, khi có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống
nhưng không giảm quá mức tối thiểu, vì vậy đối với các vi phạm của H có thể xác
định các hình thức xử phạt chính như sau:

22


- Hành vi thứ nhất bị áp dụng phạt tiền 3.000.000 đồng; buộc trồng lại rừng hoặc
thanh toán chi phí trồng lại rừng, buộc thanh toán chi phí chữa cháy rừng.
- Hành vi thứ hai bị áp dụng phạt tiền 200.000 đồng; bị tịch thu lâm sản (toàn bộ 15
khúc cây có bám phong lan rừng; 5 lít mật ong); tịch thu công cụ, phương tiện sử dụng
để vi phạm hành chính (gồm 1 cưa tay, 2 dao, 10 m dây thừng, 1 mảnh linon (dùng để
phục vụ cho việc lấy mật ong), 5 nhùi lửa, 1 can nhựa loại 5 lít, 01 xe mô tô); có thể bị
buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng.
- Hành vi thứ ba bị áp dụng phạt tiền 1.000.000 đồng;
Tổng hợp mức phạt chính là 4.200.000 đồng.
Khi tổng mức phạt trên 500.000 đồng thì Hạt trưởng Hạt kiểm lâm rừng đặc
dụng huyện P có thể cho H được hoãn chấp hành quyết định xử phạt, tạo điều kiện về
thời gian để chấp hành quyết định xử phạt. Đồng thời, tiến hành bồi dưỡng năng lực,
phẩm chất đạo đức, giáo dục tinh thần trách nhiệm để có thể bồi dưỡng H trở thành

một cộng tác viên kiểm lâm, từ đó H sẽ có điều kiện tạo thu nhập tự nuôi sống bản
thân, gia đình và đảm bảo thực hiện quyết định xử phạt. Thực hiện được phương án
này không chỉ góp phần bổ sung lực lượng cho công tác quản lý, bảo vệ rừng mà còn
khiến cho nhân dân ở địa bàn, đồng bào dân tộc thiểu số thấy được tính nhân đạo của
pháp luật, bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta một cách rất thực tế.
Trong qúa trình xử phạt, người có thẩm quyền vừa áp dụng chế tài, vừa giải
thích giáo dục đối với H. Sự hợp lý trong áp dụng hình thức, mức phạt có ý nghĩa
quan trọng trong tác động đến nhận thức, tình cảm và thái độ của H đối với pháp luật,
từng bước tạo sự chuyển biến về hành vi, cách xử sự phù hợp với quy định của pháp
luật trong tương lai của H. Đây cũng chính là yêu cầu, mục tiêu tối cao của việc áp
dụng pháp luật nói chung và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính nói riêng. Khi H
đã hiểu ra thì chính H sẽ là hạt nhân giúp lực lượng kiểm lâm tuyên truyền, giáo dục
cho gia đình và bạn bè chấp hành pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng, giúp đỡ lực
lượng kiểm lâm trong phòng, chống các vi phạm pháp luật.

23


Tuy nhiên, phương án này có nhược điểm các tác động đến nhận thức, hiểu biết
của H cần phải có thời gian, nhất là việc bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng để H có thể
trở thành cộng tác viên kiểm lâm. Mặt khác, nếu việc tuyền, giáo dục không tạo nên
sự chuyển biến về nhận thức một cách có hệ thống và bền vững thì rất có thể trong
quá trình làm cộng tác viên kiểm lâm, H có thể vì tâm lý nể nang mà để cho người
thân, bạn bè của mình vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ rừng.
3.3. Lựa chọn và tổ chức thực hiện phương án xử lý tình huống
3.3.1. Lựa chọn phương án giải quyết
Trong hai phương án trên, mỗi phương án đều có những ưu, nhược điểm nhất
định. Nếu lựa chọn phương án 1 thì việc xử lý có ưu điểm là áp dụng một cách triệt
để các chế tài của quy phạm pháp luật đối với hành vi vi phạm của H, nhưng chưa
đảm bảo tính phù hợp của chế tài với các đặc điểm của chủ thể với các đặc tính, tập

quán sinh sống ở một vùng dân tộc thiểu số. Điều này sẽ tạo ra những khó khăn trong
tổ chức thực hiện pháp luật nói chung, tổ chức thực hiện chế tài do cơ quan, người có
thẩm quyền xử lý đưa ra nói riêng.
Nếu lựa chọn phương án 2, tuy việc áp dụng các chế tài còn ở trong một chừng
mực nhất định, nhưng nó lại có nhiều lợi thế như: vừa đảm bảo được mục đích của
chế tài (trừng phạt người vi phạm), vừa phù hợp với điều kiện tự nhiên-xã hội, tập
quán, phong tục nơi mà H sinh sống. Do vậy, sẽ tạo ra sự đồng thuận của người dân,
nhất là trưởng bản trong việc giáo dục, động viên H chấp hành triệt để các chế tài mà
cơ quan, người có thẩm quyền xử lý đưa ra. Đồng thời, có ý nghĩa to lớn trong việc
răn đe, giáo dục những người khác trong bản nghiêm chỉnh chấp hành các quy định
của pháp luật về bảo vệ rừng.
Mặt khác, việc lựa chọn phương án thứ hai là có cơ sở cả về chính trị và pháp
lý. Các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ được quy định chung cho mọi trường hợp vi
phạm và không quy định trường hợp khi vi phạm có cả tình tiết tăng nặng và tình tiết
giảm nhẹ thì người có thẩm quyền xử phạt phải quyết định như thế nào. Đây chính là
điểm linh hoạt của pháp luật xử phạt, cho phép chủ thể có thẩm quyền căn cứ vào
24


trường hợp cụ thể mà quyết định áp dụng sao cho phù hợp để đạt đến mục đích không
chỉ trừng phạt mà còn giáo dục người vi phạm. Pháp luật thể hiện ý chí của đại bộ
phận quần chúng nhân dân thông qua cơ quan đại diện cho quyền lực của nhân dân,
nhưng do điều kiện hoàn cảnh hạn chế mà đồng bào dân tộc thiểu số không có nhiều
cơ hội được tiếp cận với các thông tin về pháp luật, sự hạn chế về văn hoá nên các
hiểu biết về pháp luật và hành xử theo pháp luật còn hạn chế. Vì vậy, việc áp dụng
chế tài đối với họ phải nhằm mục đích giáo dục là chính, phải ưu tiên yếu tố ổn định
về chính trị, đây cũng chính là mục tiêu tối cao của pháp luật: Duy trì trật tự để ổn
định về chính trị - xã hội.
Với những lập luận này, tiểu luận lựa chọn phương án 2 là phương án tối ưu để
giải quyết tình huống.

3.3.2.Tổ chức thực hiện phương án tối ưu
Để thực hiện được phương án tối ưu (phương án 2), cần tiến hành theo các
trình tự cụ thể như sau:
* Đình chỉ vi phạm, lập biên bản vi phạm hành chính và tạm giữ tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính
Ngay khi phát hiện vi phạm, các kiểm lâm viên K, P, N phải tiến hành đình chỉ
ngay vi phạm. Việc đình chỉ được thực hiện bằng lời nói. Sau đó, phải cắt cử, phân
công người ở lại bảo vệ hiện trường, nếu có điện thoại thì báo cáo qua điện thoại cho
Trạm trưởng Trạm kiểm lâm cửa rừng về vụ việc, nếu không liên lạc được thì phải cử
người về Trạm để báo cáo trực tiếp.
Những người còn lại lập biên bản vi phạm hành chính đối với ZRơm H theo
mẫu quy định. Biên bản phải được lập thành ít nhất hai bản; phải được người lập biên
bản và H ký; trong trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì người lập biên bản và H
phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu H từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý
do vào biên bản. Biên bản lập xong phải được giao cho H một bản.
Trạm trưởng Trạm kiểm lâm cửa rừng cần tiến hành tạm giữ tang vật, phương
tiện vi phạm hành chính để tránh trường hợp tang vật, phương tiện bị tẩu tán. Việc
25


×