Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Nghiên cứu ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả chiến thuật phản công nhanh cho sinh viên câu lạc bộ bóng ném trường đại học tây bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (795.78 KB, 61 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
KHOA THỂ DỤC THỂ THAO
=====o0o=====

QUAN VĂN GIANG

“NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MỘT SỐ BÀI TẬP NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ CHIẾN THUẬT PHẢN CÔNG NHANH CHO
SINH VIÊN CÂU LẠC BỘ BÓNG NÉM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Sơn La, năm 2017


TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
KHOA THỂ DỤC THỂ THAO

=====o0o=====

QUAN VĂN GIANG

“NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MỘT SỐ BÀI TẬP NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ CHIẾN THUẬT PHẢN CÔNG NHANH CHO
SINH VIÊN CÂU LẠC BỘ BÓNG NÉM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC”

Chuyên nghành: Giáo dục Thể Chất

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP



Cán bộ hƣớng dẫn:

TS. Nguyễn Bá Điệp

Sơn La, năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả trong đề tài là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào.
Tác giả luận văn

Quan văn Giang


NHẬN XÉT CỦA NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 3
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ............................................................ 4
4.1. Đối tượng nghiên cứu:............................................................................. 4
4.2. Khách thể nghiên cứu: ............................................................................. 4
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 4
5.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu ............................................ 4
5.2. Phương pháp phỏng vấn toạ đàm ............................................................ 4
5.3. Phương pháp quan sát sư phạm............................................................... 4
5.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm ............................................................... 5
5.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm......................................................... 5
5.6. Phương pháp toán học thống kê .............................................................. 5
6. Tổ chức nghiên cứu .................................................................................... 6
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU ........... 8
1.1. Đặc điểm chung môn thể thao Bóng ném ................................................ 8
1.1.1. Đặc điểm tâm lý .................................................................................... 8
1.1.2. Đặc điểm sinh lý ................................................................................... 9
1.1.3. Đặc điểm các bộ phận cấu thành chiến thuật........................................ 9
1.2. Chiến thuật trong Bóng ném .................................................................. 10
1.2.1. Chiến thuật cá nhân............................................................................ 10
1.2.2. Chiến thuật tập thể ............................................................................. 12
1.3. Chiến thuật phản công nhanh................................................................. 15
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG CHIẾN THUẬT PHẢN
CÔNG NHANH CỦA SINH VIÊN TRONG CÂU LẠC BỘ BÓNG NÉM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC ............................................................... 22



2.1. Đánh giá thực trạng vận dụng chiến thuật tổ chức phản công nhanh của
câu lạc bộ bóng ném Trường đại học Tây Bắc .............................................. 22
2.1.1. Thực trạng việc vận dụng chiến thuật phản công nhanh của thủ môn
Bóng ném ..................................................................................................... 22
2.1.2. Đánh giá hiệu quả vận dụng chiến thuật tổ chức phản công nhanh của
thủ môn Bóng ném ........................................................................................ 23
CHƢƠNG 3. LỰA CHỌN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC BÀI TẬP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHẢN CÔNG NHANH CHO SINH VIÊN
TRONG CÂU LẠC BỘ BÓNG NÉM TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC 27
3.1. Cơ sở lựa chọn các bài tập phản công nhanh trong Bóng ném ............... 27
3.2. Lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả phản công nhanh cho sinh viên trong
câu lạc bộ bóng ném Trường Đại học Tây Bắc ............................................. 28
3.3. Đánh giá hiệu quả của các bài tập chiến thuật tổ chức phản công nhanh
của thủ môn và các vị trí VĐV trên sân. ....................................................... 36
3.3.1. Phân nhóm và xây dựng tiến trình thực nghiệm. ................................. 37
KẾT LUẬT VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 41
1. Kết luận .................................................................................................... 41
2. Kiến nghị .................................................................................................. 42


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng

Nội Dung

Trang

Thực trạng việc vận dụng chiến thuật tổ chức phản công nhanh của

2.1

Clb trong thi đấu Bóng ném.

22

Thực trạng vận dụng chiến thuật tổ chức phản công nhanh của Clb
2.2

trong thi đấu Bóng ném.

23

Hiệu quả sử dụng chiến thuật phản công nhanh phát động từ thủ
2.3

môn và các vị trí trên sân.

24

Các nguyên nhân dẫn tới chiến thuật phản công nhanh giữa thủ
2.4

môn và VĐV ở các vị trí trên sân kém hiệu quả. (n=20).

25

Kết quả phỏng vấn các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả chiến thuật
3.1


phản công nhanh giữa thủ môn và các vị trí VĐV trên sân (n=50)

29

Kết quả phỏng vấn lựa chọn test đánh giá hiệu quả việc sử dụng
3.2

chiến thuật phản công nhanh, giữa thủ môn và các vị trí VĐV trên

37

sân.
Kết quả kiểm tra nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trước thực
3.3

nghiệm.

39

Kết quả kiểm tra nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau thực
3.4

nghiệm.

40


DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
CLB


:

Câu lạc bộ

GDTC

:

Giáo dục thể chất

HLV

:

Huấn luyện viên

IHF

:

Liên đoàn Bóng ném thế giới

PCN

:

Phản công nhanh

(S)


:

Giây

TDTT

:

Thể dục thể thao

VĐV

:

Vận động viên


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thể dục Thể thao (TDTT) là một lĩnh vực quan trọng không thể thiếu
được trong đời sống của con người cũng như trong chính sách phát triển kinh
tế xã hội của Đảng, Nhà nước. Với mục đích bồi dưỡng và phát huy năng lực
con người nhằm phục vụ nâng cao sức khoẻ, tăng cường thể lực, giáo dục
nhân cách đạo đức, lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hoá tinh
thần của nhân dân, nâng cao năng xuất lao động, xây dựng và bảo vệ tổ
quốc…
Trình độ TDTT biểu hiện trình độ văn hoá năng lực sáng tạo của một
dân tộc, đồng thời là phương tiện giao lưu quốc tế tăng cường tình đoàn kết,

hữu nghị hợp tác, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau giữa các nước trên thế giới.
Trong TDTT bao gồm nhiều loại hình phong phú trong đó Bóng ném là
một trong những môn thể thao đã và đang phát triển rộng rãi và khá phổ biến
trên toàn thế giới. Cũng như các môn thể thao khác như: Bóng đá, bóng
chuyền, điền kinh…Bóng ném chiếm một vị trí quan trọng trong công tác
giáo dục thể chất và đạo đức cho con người. Bóng ném là môn thể thao, nó
cũng như tất cả các môn thể thao khác điều có tác dụng nhanh chóng nâng cao
tố chất thể lực của con người như: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền tốc độ, sự
khéo léo, khả năng phản ứng và sự phối hợp vận động.
Vào năm 1928 Liên đoàn Bóng ném thế giới được thành lập gọi tắt là
IHF. Sau gần 100 năm phát triển, môn thể thao này đã lan truyền khắp các
Châu lục thông qua giải Bóng ném vô địch thế giới 1970. Đến năm 1972
Bóng ném đã được đưa vào chương trình thi đấu chính thức thế vận hội
Olympic cho nam và cho nữ 1976.
Bóng ném xuất hiện ở Việt Nam sau ngày hoà bình lập lại ở miền Bắc
1954 khi công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội mới được bắt đầu. Phong trào
tập luyện Bóng ném phát triển rất nhanh trong học sinh phổ thông và đặc biệt
là các thành phố lớn như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Định…


2

Trong thi đấu Bóng ném các VĐV chỉ sử dụng chủ yếu bằng đôi tay
của mình để thực hiện các kỹ thuật cơ bản như: Chuyền, bắt, dẫn và ném bóng
vào cầu môn của đối phương để ghi điểm, đồng thời ngăn cản không cho đối
phương tấn công ném bóng vào cầu môn của mình theo các luật đã quy định
của IHF.
Chiến thuật phản công nhanh trong Bóng ném là chiến thuật nhóm rất hay
được sử dụng bởi tính bất ngờ và số lượng người tấn công áp đảo so với
phòng thủ. Ở đây đề tài nghiên cứu về tình huống phản công nhanh. Khi có

bóng thủ môn tìm mọi cách đưa bóng nhanh chóng sang phía bên cầu môn đối
phương, các đồng đội không bóng nhanh chóng băng lên trên, nhất là 2 vị trí
tấn công biên phải chiếm khoảng chống ở phía trước mặt, kéo giãn biên tạo
điều kiện cho thủ môn chuyền bóng lên. Hoạt động phản công nhanh này diễn
ra rất nhanh và bất ngờ khi đối phương chưa khi về phòng thủ, hoặc chỉ có 1
hoặc 2 đấu thủ đấu phương nhưng chưa kịp hình thành thế trận phòng thủ.
Trong thi đấu, chiến thuật phản công nhanh là rất quan trọng đạt hiệu quả cao,
ngoài ra nó còn là điểm khởi đầu cho các miếng đánh tiếp theo như: Liên tiếp,
xoay vòng… khi chiến thuật phản công bị lỡ nhịp.
Bóng ném ở Trường Đại học Tây Bắc chính thức được đưa vào giảng
dạy cho sinh viên đại học khối chuyên ngành GDTC từ năm 2011, ngay từ lúc
được đưa vào giảng dạy đã thu hút đông đảo sinh viên tham gia tập luyện.
Trong những năm qua với sự phát triển của Khoa TDTT các câu lạc bộ thể
thao trong khoa cũng được hình thành và phát triển trong đó có môn Bóng
ném.
Bóng ném là môn thể thao mang tính tập thể cao, đòi hỏi tinh thần đoàn
kết, lòng dũng cảm, phẩm chất ý chí, tính quyết đoán, tận tụy, nhanh nhẹn,
khéo léo, sự thông minh sáng tạo… sự hiệp đồng của các đối thủ như một sợi
dây liên hệ chặt chẽ với nhau, hoạt động của cầu thủ trên sân đòi hỏi phải toàn
diện liên tục, khẩn trương. Do đó, các cầu thủ không những có kỹ – chiến
thuật tốt mà còn đồi hỏi thể lực phải tốt mới phù hợp với Bóng ném hiện đại.


3

Quá trình giảng dạy và huấn luyện thể lực là một quá trình phát triển
toàn diện về các tố chất thể lực và kỹ chiến thuật, song chiến thuật phản công
nhanh là một trong những chiến thuật đặc biệt đặc biệt trong hoạt động luyện
tập và thi đấu Bóng ném, phản công nhanh giữ vai trò quan trọng trong các
tình huống tấn công và có hiệu quả cao trong việc ghi điểm cho đội nhà…

Tuy nhiên qua thực tế tìm hiểu tại Trường Đại học Tây Bắc chưa có đề
tài nào đi sâu vào nghiên cứu nâng cao hiệu quả tổ chức phản công nhanh
trong môn Bóng ném. Nhận thức được tầm quan trọng trong việc nâng cao
hiệu quả tổ chức phản công nhanh của thủ môn Bóng ném ném tôi mạnh dạn
đi sâu nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng một số bài tập nhằm nâng
cao hiệu quả chiến thuật phản công nhanh cho sinh viên câu lạc bộ Bóng
ném Trường Đại học Tây Bắc”
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đánh giá thực trạng vận dụng chiến
thuật phản công nhanh trong Bóng ném cho sinh viên trong câu lạc bộ Bóng
ném, đề tài tiến hành lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức
phản công nhanh cho các sinh viên trong câu lạc bộ bóng ném Trường Đại
học Tây Bắc. qua đó góp phần nâng cao hiệu quả tập luyện, nâng cao kỹ chiến
thuật, thể lực và kết quả học tập môn Bóng ném nói riêng và các môn thể thao
nói chung.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nhiệm vụ 1
Đánh giá thực trạng trình độ thực hiện chiến thuật phản công nhanh
của sinh viên trong câu lạc bộ Bóng ném Trường Đại học Tây Bắc.
3.2. Nhiệm vụ 2
Lựa chọn ứng dụng và đánh giá hiệu quả một số bài tập nhằm nâng cao
hiệu quả chiến thuật phản công nhanh cho sinh viên câu lạc bộ Bóng ném
Trường Đại học Tây Bắc.


4

4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Một số bài tập nhằm nâng cao chiến thuật phản công nhanh cho câu lạc

bộ Bóng ném Trường Đại học Tây Bắc.
4.2. Khách thể nghiên cứu
20 sinh viên câu lạc bộ Bóng ném Trường Đại học Tây Bắc.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ trên đề tài sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau đây:
5.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
Phương pháp này được đề tài sử dụng trong quá trình nghiên cứu để
đọc sách giáo khoa, giáo trình có liên quan để tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh
lý, kỹ chiến thuật trong Bóng ném, các nguyên tắc phương pháp giáo dục tổ
chức phản công nhanh cho sinh viên trong CLB Bóng ném Trường Đại học
Tây Bắc
5.2. Phương pháp phỏng vấn toạ đàm
Phương pháp này được sử dụng trong quá trình nghiên cứu với mục
đích thu thập các thông tin liên quan tới những vấn đề nghiên cứu, đề tài đã
tiến hành phỏng vấn trực tiếp bằng các phiếu hỏi tới các đối tượng là các giáo
viên trực tiếp giảng dạy, và các sinh viên chuyên ngành GDTC Trường Đại
học Tây Bắc.
5.3. Phương pháp quan sát sư phạm
Trong quá trình thực hiện đề tài đã tiến hành quan sát các buổi tập của
các lớp học Bóng ném, các buổi tập của CLB Bóng ném Trường Đại học Tây
Bắc, quan sát giải Bóng ném hội thao do khoa tổ chức tại Trường Đại học Tây
Bắc. Nhằm tìm hiểu về phương pháp sử chiến thuật phản công nhanh trong
Bóng ném cũng như tìm hiểu thực trạng việc sử dụng chiến thuật phản công
nhanh của sinh viên trong CLB Bóng ném Trường Đại học Tây Bắc.


5

5.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm

Kiểm tra sư phạm để đánh giá hiệu quả sử dụng chiến thuật phản công
nhanh của sinh viên trong CLB Bóng ném Trường Đại học Tây Bắc. Trong
quá trình nghiên cứu đề tài đã sử dụng các test kiểm tra sau:
- Test 1: Bài tập phối hợp phản công nhanh 1:0 của thủ môn và VĐV
trên sân.
- Test 2: Bài tập dẫn bóng 30m luồn qua 8 cọc.
- Test 3: Phản công nhanh 3 đánh 2
5.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Đề tài đã tiến hành nghiên cứu trên 20 sinh viên trong CLB Bóng ném
Trường Đại học Tây Bắc.
Các VĐV này được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm có trình độ ban đầu
tương đương nhau.
Nhóm 1: Gồm 10 sinh viên trong CLB Bóng ném (gọi là nhóm thực
nghiệm) tập theo các bài tập mà đề tài đã lựa chọn.
Nhóm 2: Gồm 10 sinh viên trong CLB Bóng ném (gọi là nhóm đối
chứng) tập luyện các bài tập đang được nhà trường sử dụng.
Ban đầu đề tài đã tiến hành xác định các chỉ số đánh giá về trình độ
chiến thuật phản công nhanh của từng VĐV trong các nhóm và ghi vào biên
bản. Cuối giai đoạn thực nghiệm đề tài lại tiến hành kiểm tra lại các chỉ số để
so sánh với kết quả ban đầu với mục đích nhằm đưa ra các bài tập mới vào
thực tế giảng dạy, tập luyện. Qua đó kiểm tra mối tương quan và đánh giá
mức độ ảnh hưởng của các bài tập này với hiệu quả sử dụng chiến thuật phản
công nhanh trong Bóng ném.
5.6. Phương pháp toán học thống kê
Các kết quả nghiên cứu được xử lý bằng thuật toán thống kê.
n

+ Số trung bình cộng:

x


x
i 1

n

Trong đó :x :Là gí trị trung bình .

i


6



xi

:Là tổng lượng giá trị số các số liệu.

xi

:Là trị số của từng các thể

n

:Là tổng số mẫu nghiên cứu.
n

 x


i

+ Phương sai:

 

+ Độ lệch chuẩn:

 x   x2

2

i 1

 x

n 1

n  30

+ So sánh hai hệ số trung bình quan sát:
t

xa  xb

 c2
na

 c2  




 c2

n  30

nb

( x1  x1 ) 2   ( x2  x 2 ) 2
n1  n2  2

6. Tổ chức nghiên cứu
6.1. Thời gian nghiên cứu
Thời gian tiến hành từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 5 năm 2017 và
được chia thành các giai đoạn sau:
- Giai doạn 1: Từ 01/09/2016 – 30/10/2016
+ Xác định vấn đề, chọn tên đề tài, đăng ký thực hiện nghiên cứu.
+ Phân tích các tài liệu liên quan, hoàn thành đề cương nghiên cứu, xây
dựng phiếu phỏng vấn.
- Giai đoạn 2: Từ 01/11/2016 – 30/01/2017
+ Thu thập tài liệu, nghiên cứu tài liệu.
+ Điều tra thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên.
+ Phỏng vấn các nhà quản lý, giảng viên, sinh viên Khoa TDTT về hoạt
động nghiên cứu khoa học; đề xuất và phỏng vấn các biện pháp nâng cao hiệu


7

quả hoạt động nghiên cứu khoa học cho sinh viên Khoa TDTT. Đánh giá hiệu
quả các biện pháp.

- Giai đoạn 3: Từ 01/02/ 2017 – 01/05/2017
+ Xử lý số liệu thu thập được.
+ Chỉnh sửa, tổng hợp, hoàn thiện toàn bộ đề tài và rút ra kết luận.
+ Nộp đề tài về Phòng KHCN&QHQT.
6.2. Địa điểm nghiên cứu
Khoa TDTT Trường Đại học Tây Bắc.


8

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU
1.1. Đặc điểm chung môn thể thao Bóng ném
Bóng ném là môn thể thao đồng đội. Một trận đấu Bóng ném được điều
khiển bởi hai trọng tài trên sân, trọng tài bàn và trọng tài giám sát trận đấu.
Đặc điểm thi đấu của môn Bóng ném đó là: Thi đấu ở cả trong nhà và
ngoài trời được chia ra làm hai đội, mỗi đội có 7 VĐV chính thức và 7 VĐV
dự bị. Sân có kích thước 40m chiều dài, 20m chiều rộng, thời gian thi đấu
chính thức là 60 phút đối với nam, 50 phút đối với nữ, nghỉ giữa hai hiệp là
10 phút.
Người trung phong cần có thể lực tốt, chiều cao, sức bền tốc độ và sức
bật tốt, sức mạnh và khả năng bắt bóng xa ném cầu môn. Vị trí trung phong
tấn công biên thường là người tấn công nhanh nhất và trở về phòng thủ cũng
nhanh nhất để có thể tạo được tình huống bất ngờ và phòng thủ chắc chắn.
Bóng ném thường phần chia các VĐV theo từng chức năng, nhiệm vụ cụ thể.
Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động và thi đấu. Sự hiệu
quả của các hoạt động là kết quả của quá trình tập luyện không biết mệt mỏi
của VĐV và chiến thuật hợp lý của huấn luyện viên.
Các đội giành ưu thế trước đối phương bằng cách che dấu ý đồ của
mình đồng thời nhanh chóng phát triển ý đồ, điểm yếu của đối phương để từ

đó đề ra những chiến thuật cho hợp lý. Do vậy sự phối hợp với tất cả mọi
người trong đội trở thành một thể thống nhất là rất khó khăn. Để có thể làm
tốt được điều này phải cần đến hai yếu tố đó là đặc điểm tâm lý và đặc điểm
sinh lý của các VĐV Bóng ném.
1.1.1. Đặc điểm tâm lý
Tâm lý của con người được thể hiện phong phú và đa dạng. Tuy vậy
theo tâm lý hoạt động của con người cũng có điểm chung theo lứa tuổi, giới
tính theo nghề nghiệp trình độ nhận thức và cả tâm lý theo từng cộng đồng
dân tộc …. Chính vì vậy trong quá trình giảng dạy và huấn luyện thể thao nói


9

chung và Bóng ném nói riêng, người giáo viên, huấn luyện viên phải lắm bắt
được quy luật trạng thái tâm lý của từng đối tượng trên cơ sở đó vận dụng vào
công tác giảng dạy cho phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
1.1.2. Đặc điểm sinh lý
Kỹ năng kỹ xảo vận động của con người được hình thành. Trong quá
trình sống và tập luyện, việc xây dựng các kỹ năng vận động được tiến hành
bằng thị phạm, bằng lời nói, các kỹ năng động tác mới. Đồng thời các kỹ năng
vận động mới bao giờ cũng được xây dựng và hình thành trên cơ sở động tác
cũ hoạt động vận động của con người đa dạng và luôn biến đổi phụ thuộc vào
các điều kiện khác nhau. Quá trình tiếp thu các bài tập có liên quan đặc điểm
lứa tuổi và giơí tính, ở mỗi giai đoạn cần có sự thay đổi thích ứng. Vì vậy học
kỹ thuật động tác mới là quá trình củng cố hệ thần kinh trung ương, toàn bộ
các hoạt động của con người đều được lưu dấu vết hình thành các kinh
nghiệm thu nhận trong cuộc sống.
1.1.3. Đặc điểm các bộ phận cấu thành chiến thuật
* Khái niệm chiến thuật
Chiến thuật là những hoạt động vận động được xác định trong một

khoảng thời gian và không gian nào đó của một hay tất cả vận động viên được
sắp xếp theo ý đồ chiến thuật của người HLV theo từng thời gian của từng
trận đấu cụ thể
* Các bộ phận cấu thành chiến thuật
Chiến thuật được cấu thành bởi ba bộ phận: Tri thức chiến thuật, hành
động chiến thuật, và ý thức chiến thuật.
- Tri thức chiến thuật: Là sự nắm vững về những vấn đề có liên quan
đến việc cấu thành chiến thuật, xu hướng phát triển chiến thuật trong môn thể
thao vận dụng luật thi đấu hợp lý tạo điều kiện tốt trong thi đấu… Do vậy
trong quá trình giáo dục, huấn luyện người giáo viên, huấn luyện viên cần
phải trang bị đầy đủ những tri thức chuyên môn để cho họ sử dụng thành thạo,
linh hoạt các phương thức, các thủ thuật, chiến thuật trong thi đấu.


10

- Hành động chiến thuật là sự biểu hiện một cách cụ thể các loại hình
kỹ thuật, động tác, ý đồ chiến thuật và các hoạt động cần thiết khác đã được
dự định. Đó là sự phối hợp và biến hoá động tác hợp lý trong thi đấu, cách
thức phân phồi thể lực trong toàn trận đấu, cách thức gây ảnh hưởng tâm lý
cho đối phương, che dấu ý đồ của mình và toàn đội.
- Ý thức chiến thuật phát triển theo hành vi chiến thuật và được phản
ánh chủ yếu qua năng lực của VĐV, thể hiện cụ thể qua quá trình hành động
chiến thuật, ý thức chiến thuật có vai trò quan trọng bởi nó chính là sự tự giác
thực hiện hành động chiến thuật đã được dự định từ trước một cách tích cực,
chủ động trong thi đấu cũng như khả năng ứng phó của VĐV khi tình huống
thi đấu thay đổi trên sân. Khả năng ứng phó còn được coi là năng lực tác dụng
của VĐV.
1.2. Chiến thuật trong Bóng ném
Chiến thuật trong Bóng ném gồm có 2 chiến thuật cơ bản đó là: Chiến

thuật cá nhân và chiến thuật tập thể.
1.2.1. Chiến thuật cá nhân
Chiến thuật cá nhân là sự thể hiện lựa chọn các thành phần kỹ thuật. Là
sự phân công vị trí phôi hợp ăn ý của các cầu thủ trong đội qua các tình huống
thi đấu bằng hình thức vận động của cầu thủ để đạt kết quả cao nhất…
Chiến thuật cá nhân bao gồm: Chiến thuật cá nhân có bóng và chiến
thuật cá nhân không có bóng.
1.2.1.1. Chiến thuật cá nhân có bóng
* Chiến thuật cá nhân trong kỹ thuật nhận bóng: Là một kỹ thuật rất cơ
bản khi bước vào học Bóng ném. Nhưng nó cũng hết sức quan trọng trong tập
luyện và thi đấu. VĐV muốn có thể thực hiện được các kỹ thuật tấn công thì
trước hết anh ta phải nhận được bóng.
* Chiến thuật cá nhân trong kỹ thuật chuyền bóng: Kỹ thuật chuyền
bóng là giai đoạn chuyển tiếp của kỹ thuật nhận bóng đòi hỏi người tập phải
luyện tập thường xuyên thì mới có cảm giác tốt để chuyền những đường


11

chuyền nhanh và chính xác tạo điều kiện thuận lợi cho đồng đội nhận bóng
ghi điểm.
Kỹ thuật chuyền bóng rất đa dạng và phong phú gồm có:
+ Chuyền bóng tay cao.
+ Chuyền bóng tay ngang.
+ Chuyền bóng thấp tay.
+ Chuyền bóng tay sau.
Người chuyền bóng có thể chuyền ở mọi tư thế: Tại chỗ, di chuyển trên
không hay ngã dưới sân,…
* Chiến thuật cá nhân trong kỹ thuật dẫn bóng
Dẫn bóng là một kỹ thuật khá đơn giản mà cũng không kém phần phức

tạp. Để có thể dẫn bóng tốt thì người tập cần phải có đủ ba yếu tố: Sức nhanh,
sức mạnh, sự khéo léo mềm dẻo.
* Chiến thuật cá nhân trong kỹ thuật động tác giả
Mục đích để đánh lừa đối phương di chuyển theo đúng ý đồ chiến thuật
của mình để tạo ra khoảng trống dứt điểm hoặc tạo cơ hội cho đồng đội của
mình. Do vậy đòi hỏi người thực hiện động tác giả phải có kỹ thuật cá nhân
và khả năng phối hợp vận động đến mức kỹ xảo.
1.2.1.2. Chiến thuật cá nhân không có bóng
Chiến thuật cá nhân trong phòng thủ và chiến thuật cá nhân tấn công
không bóng.
* Chiến thuật cá nhân trong phòng thủ: Nhằm cản phá đường chuyền,
khả năng nhận bóng, chắn bóng và thực hiện ném bóng của đối phương. Do
vậy đòi hỏi người phòng thủ phải thật bình tĩnh có khả năng phán đoán tốt ý
đồ của đối phương.
* Chiến thuật trong tấn công không bóng: Với hoạt động của mình
người tấn công không bóng nhằm hai mục đích:
- Bằng các hoạt động di chuyển nhằm tạo nên áp lực rộng rãi, mạnh mẽ
của toàn đội lên đối phương.


12

- Bằng hoạt động không bóng của mình sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất
cho đồng đội cả về không gian và thời gian để có thể nhận bóng và dứt điểm.
1.2.2. Chiến thuật tập thể
Gồm chiến thuật nhóm và chiến thuật đồng đội.
1.2.2.1. Chiến thuật nhóm trong tấn công
Từ sự phối hợp hoạt động chung của bảy VĐV trong tấn công người ta
chia ra làm bốn loại hình phối hợp cơ bản sau đây:
-Di chuyển tự do trong cùng vị trí tấn công (FEP)

- Di chuyển qua vị trí tấn công khác (FAP)
- Di chuyển đổi vị trí (PW)
- Chắn yểm hộ.
* Di chuyển tự do ở cùng một vị trí tấn công (FEP)
Điểm mấu chốt của dạng phối hợp cơ bản này là VĐV tấn công không
có bóng (A) phải di chuyển trong vị trí tấn công của mình và trong một
khoảnh khắc nào đó tạo được thế thuận lợi để nhận bóng chuyền tới của đồng
đội (E) và ném bóng vào gôn dứt điểm. Sự di chuyển của VĐV tấn công (A)
có thể là sự đột phá vào phía gôn hoặc chéo về hai góc của vị trí tấn công của
mình hoặc di chuyển ngang tạo thế thuận lợi. Trong trường hợp này sự phối
hợp thành công là ở đường chuyền chính xác và đúng thời điểm của VĐV dẫn
dắt (E).

• 2
5 4

5

7

3

7

3

3

4


6

2 7

•• 2
5 4

3

4

6

2 7

5
1

FEP 2:6

1
FEP 2:3

* Di chuyển tự do sang vị trí tấn công khác (FAP)


13

Sự phối hợp cơ bản này là VĐV (A) nhanh chóng di chuyển từ vị trí tấn
công của mình sang vị trí tấn công khác trong thời gian nhất định, ở vào thế

có lợi nhất sẽ nhận đường chuyền bóng của đồng đội và dứt điểm, sự di
chuyển của VĐV (A) là sự tiến sâu vào khu vực gần gôn vượt qua sự phòng
thủ của đội bạn, tiến hoặc di chuyển ngang quá trước mặt các VĐV phòng thủ
lùi. Sau đây là một số cách phối hợp đặc trưng:
VD: FPA: 2 – 7 (6) số 2 chuyền bóng cho số 7 ở vị trí tấn công số 4.
FPA: 2 – 4 (6) số 2 chuyền bóng cho số 4 ở vị trí tấn công số 6.
* Chuyển đổi vị trí tấn công (PW).
Sự phối hợp tấn công này là do VĐV tấn công có bóng (A) trong một
khoảnh khắc nào đó rời khỏi vị trí tấn công của mình sang một vị trí tấn công
khác đồng thời kéo theo phòng thủ đối diện. Trong khoảnh khắc sai lầm của
đối thủ giữa việc “chuyển giao” và tiếp nhận” người tấn công sẽ nhận bóng và
tấn công dứt điểm.
VD: PW: 3 – 4 số 3 cầm bóng tiếp sâu song vị trí số 4 (giả đột phá)
VĐ phòng thủ số 6 đối diện sẽ di chuyển theo, số 4 làm động tác giả
qua bên trái rồi đổi quay lại người chạy qua số 2 để nhận bón từ số 3 chuyển
tới và dứt đểm.

3
2

4
6

4

2

3

7

5

7
1

5

* Chặn yểm hộ (S): Sự phối hợp của miếng tấn công này được tạo bởi
hai VĐV. Trong đó VĐV thứ nhất có vai trò của người dẫn dắt: Dùng thân


14

thể mình chắn hướng di chuyển của VĐV phòng thủ đối diện với VĐV thứ 2
đang có bóng để tạo điều kiện cho VĐV đó ném bóng không có tay chắn trực
tiếp hoặc VĐV thứ 2 có thể đột phá dứt điểm.
VD: SW: 6 (4) – 4.
1.2.2.2. Chiến thuật đồng đội
Chiến thuật đồng đội là sự phối hợp vận động của các thành viên trong
đội nhằm thực hiện mục đích chiến thuật.
Chiến thuật đồng đội bao gồm: Chiến thuật tấn công đồng đội và chiến
thuật phòng thủ đồng đội. Trong đó hai dạng chiến thuật này lại bao gồm
nhiều chiến thuật khác.
+ Chiến thuật phòng thủ đồng đội: Là hình thức cả đội phòng thủ nhằm
cản phá các miếng phối hợp của đối phương.
VD: Chiến thuật phòng thủ 6:0; 5:1; 3:3; ...
+ Hệ thống tấn công trong tấn công khu vực.
Là hệ thống chiến thuật biểu hiện của các vị trí cơ bản, các đấu thủ trên
sân cũng như là sự liên quan đến chức năng thi đấu của họ. Hệ thống tấn công
đồng đội được phân theo hai tuyến chính.

- Tuyến thứ nhất: Là những VĐV được phân công thi đấu ở các vị trí
gần với sân của đội nhà nhất (khu vực ném bóng xa)
- Tuyến thứ hai: Là những VĐV thi đấu ở sát vùng cấm địa của thủ
môn đối với phương (khu vực ném bóng gần).
Có rất nhiều hệ thống thi đấu tấn công: 6:0; 5:1; 4:2; 3:3; 2:4; nhưng
trong thi đấu thường hay sử dụng hai hệ thống tấn công 3:3 và 2:4.
* Các dạng tổ chức chiến thuật trong các đội hình tấn công:
- Chiến thuật giữ nguyên các vị trí trong các đội hình tấn công
Ưu điểm: Nhanh chóng nâng cao khả năng thi đấu riêng biệt của từng
cá nhân để dễ cho việc chuyên môn hoá trong nhiều vị trí tấn công.


15

Nhược điểm: Làm cho đối phương nhanh chóng thích nghi được với
từng lối chới của VĐV tấn công và thiếu sự đa dạng hoá trong phối hợp chiến
thuật tấn công.
- Chiến thuật chuyển đổi vị trí tấn công.
Ưu điểm: Đòi hỏi VĐV phải luôn di chuyển đổi vị trí cho nhau trong
các hoạt động phối hợp tấn công, luôn tạo được thế bất ngờ, tăng cường độ
biến hoá và khả năng phối hợp tấn công, luôn tạo được thế bất ngờ, tăng
cường độ biến hoá và khả năng phối hợp vận động, gây xáo trộn trong hàng
phòng thủ, dễ tạo nên các tình huống dẫn bóng dứt điểm.
Nhược điểm: Đòi hỏi nhiều về thể lực, khả năng thi đấu đa dạng của
các VĐV, khả năng thực hiện, kỹ thuật tấn công trong lúc đang di chuyển.
- Chiến thuật chuyển đội hình chiến thuật tấn công:
Là sự chuyển đổi vị trí tấn công của các cầu thủ ở khu vực ném bóng
gần hoặc ném bóng xa mà không có sự chuyển đổi vị trí cho nhau.
1.3. Chiến thuật phản công nhanh
Là chiến thuật tạo nên tình huống ném bóng vào cầu môn bằng sự

nhanh chóng đưa bóng nên vượt qua sang phần sân của đối phương trước khi
đối phương hình thành được hàng rào phòng thủ (tấn công một nhịp) hoặc đó
có người phòng thủ nhưng không kịp tổ chức được hàng rào phòng thủ (tân
công hai nhịp).
Từ thực tế chúng ta thấy chiến thuật phản công nhanh trong Bóng
ném là chiến thuật nhóm, nó rất hay được sử dụng bởi tính bất ngờ và ssố
lượng người tấn công áp đảo. Chiến thuật phản công nhanh thường được sử
dụng sau (trong) những cơ hội sau:
- Đội nhà đang phòng thủ mà cướp lại được bóng từ đối phương đó:
+ Sự tích cực tranh cướp bóng của các đổi thủ phòng thủ.
+ Do đối phương chuyền bóng hỏng.
+ Do đối phương chạy bước hoặc dẫm vạch khi nhảy lên ném cầu môn.
+ Do cướp lại đựơc bóng bật ra tư cầu môn, thủ môn và tay chắn.


16

+ Do thủ môn bắt được quả ném bóng cầu môn hoặc các đường bóng
đó đi ra cuối đường biên ngang.
Đội tấn công không ghi được bàn thắng mất quyền khống chế bóng và
quay về phòng thủ khi đó có bóng thủ môn tìm mọi cách nhanh chóng đưa
bóng sang phía cầu môn đối phương. Các đồng đội không có bóng nhanh
chóng thoát người, vượt lên trước tất cả, nhất là hai vị trí tấn công biên và số
6 phải chiếm khoảng trống phía trước mặt, kéo giãn biên, tách người tạo điều
kiện thuận lợi cho thủ môn đối phương. Hoạt động phản công nhanh này diễn
ra rất nhanh và bất ngờ gây lúng túng cho đối phương, nó thường sảy ra sau 1
hay 2 nhịp chuyền bóng là kết thúc đợt tấn công khoảng 3 – 5 giây khi đối
phương chưa kịp về phòng thủ 1: 0 hoặc chỉ có 1 hoặc 2, 3 đấu thủ đối
phương chưa kịp hình thành thế trận phòng thủ 2:1 hoặc 3:2, để tạo thế tấn
công áp đảo so với số lượng người tấn công nhiều hơn phòng thủ hoặc ít nhất

cũng bằng nhau.
Chiến thuật phản công nhanh chủ yếu thực hiện dưới ba hình thức sau
đây:
+ Hình thức 1: Phản công nhanh bằng đường chuyền bóng dài. Đây là
hình thức kết hợp giữa các cầu thủ bằng cách chuyền bóng dài vượt tuyến có
nghĩa khi cầu thủ mình có bóng thì nhanh chóng chuyền dài lên cho tiền đạo
đội mình, dùng tốc độ vượt lên chiếm vị trí thuận lợi nhất, không bị đối
phương kèm hoặc kèm không chặt. Khi tiền đạo có bóng dùng kỹ thuật cá
nhân đột phá hoặc phối hợp với đồng đội ném bóng vào cầu môn đối phương.

+ Hình thức 2: Phản công nhanh bằng đường chuyền bóng ngắn.


17

Đây chính là hình thức phối hợp giữa ba người (cầu thủ) trở lên bằng nhiều
nhịp chuyền bóng. Hình thức này được sử dụng khi xét thấy không còn cơ hội
chuyền bóng dài. Do vậy đòi hỏi phải chuyền bóng cho cầu thủ ở vị trí thuận
lợi ở khu vực giữa sân, từ đó cầu thủ này có thể chuyền lên cho đồng đội ở vị
trí thuận lợi dẫn bóng hoặc đột phá ném cầu môn khi có thể.

+ Hình thức 3: Phản công nhanh bằng cách ném bóng thẳng vào cầu
môn của đổi phương. Hình thức này ít có cơ hội được sử dụng, hiệu quả lại
thấp. Để thực hiện hình thức này phải có sự quan sát tốt, xa mới có thể ném
thẳng vào cầu môn được. nếu cầu thủ có thể hội tụ được những phẩm chất
trên thì hiệu quả đạt được trong thi đấu sẽ rất cao.

Để chiến thuật phản công nhanh mang lại hiệu quả cao trong thi đấu
đòi hỏi các VĐV phải có thể lực thật tốt, đặc biệt là sức mạnh tốc độ và sức
mạnh bền, khả năng quan sát, phối hợp nhuần nhuyễn các bài tập, sự sáng tạo,

tự duy, chiến thuật, tâm lý vững vàng trong thi đấu …
Ngoài những yếu tố trên, yếu tố quan trọng hơn, cơ bản hơn để thực
hiện tốt chiến thuật là kỹ thuật, kỹ thuật chuyền bóng và nhận bóng từ đường
chuyền dài khi tốc độ di chuyển rất cao và kỹ năng dứt điểm cầu môn. Vì nếu


×