Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Xây dựng đời sống cơ sở ở xã hữu bằng, huyện thạch thất, thành phố hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.39 KB, 9 trang )

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

KHÓA LUẬN CỬ NHÂN QUẢN LÝ VĂN HÓA
CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH SÁCH VĂN HÓA

XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở XÃ HỮU BẰNG
HUYỆN THẠCH THẤT, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Phan Văn Tú
Sinh viên thực hiện: Phan Thị Kim Loan
Lớp: QLVH13A
Khóa học: 2012 - 2016

HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Nhà trường, các thầy
cô trong Khoa Quản lý Văn hóa Nghệ thuật , Trường Đại học Văn hóa Hà
Nội, những nhà giáo đã truyền dạy cho em những kiến thức bổ ích trong suốt
những năm học vừa qua.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Phan Văn Tú – Người đã
trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, tận tình giúp đỡ em trong thời gian qua thực
hiện đề tài này.
Em xin chân trọng cảm ơn tới toàn thể các cán bộ của Ủy ban nhân dân
xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội đã cung cấp những tài
liệu cần thiết, tạo điều kiện giúp đỡ, đóng góp những ý kiến quý báu để khóa
luận được thành công tốt đẹp.
Xin chân trọng cảm ơn!


Sinh viên

Phan Thị Kim Loan


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT ....................................................... 3
MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG ĐỜI SÔNG VĂN HÓA CƠ
SỞ, TỔNG QUAN VỀ XÃ HỮU BẰNG – HUYỆN THẠCH THẤT, THÀNH
PHỐ HÀ NỘI ............................................................................................... 8
1.1. Quan niệm về xây dựng đời sống văn hóa cơ sở................................. 8
1.1.1. Khái niệm xây dựng đời sống văn hóa ......................................... 8
1.1.2. Nội dung cơ bản về xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở .............11
1.2. Tổng quan về xã Hữu Bằng, huyện Thạch thất, thành phố Hà Nội ....20
1.2.1. Vị trí địa lý .................................................................................20
1.2.2. Kinh tế........................................................................................21
1.2.3. Về văn hóa – xã hội ....................................................................23
Chương 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TẠI XÃ HỮU
BẰNG, HUYỆN THẠCH THẤT, THÀNH PHỐ HÀ NỘI .......................26
2.1. Các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa cơ sở tại xã Hữu Bằng ....26
2.1.1. Xây dựng nếp sống văn hóa ........................................................26
2.1.2. Xây dựng gia đình văn hóa .........................................................34
2.1.3. Xây dựng làng văn hóa ...............................................................38
2.1.4. Xây dựng đơn vị văn hóa ............................................................39
2.2. Đánh giá............................................................................................53
2.2.1. Thành Tựu ..................................................................................53
2.2.2. Hạn chế ......................................................................................56
2.2.3. Nguyên nhân ..............................................................................57
2.2.4. Những bài học kinh nghiệm........................................................59

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ TẠI XÃ HỮU BẰNG, HUYỆN
THẠCH THẤT, TP HÀ NỘI .....................................................................60


3.1. Phương hướng...................................................................................60
3.1.1. Đẩy mạnh công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở xã Hữu Bằng,
huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội............................................................60
3.1.2. Mục tiêu cụ thể xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở xã Hữu Bằng ... 61
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả .............................................................62
3.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động ................................62
3.2.2. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của các cấp chính quyền
trong quá trình xây dựng ...............................................................................64
3.2.3. Đầu tư cơ sở kỹ thuật xã hội hóa hoạt động văn hóa ở cơ sở.......70
KẾT LUẬN .................................................................................................73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................75
PHỤ LỤC ....................................................................................................76


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trải qua gần 30 năm kể từ khi thực hiện công cuộc đổi mới và chuyển từ cơ
chế quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường, giờ đây Việt nam đã trở thành đất
nước đang có nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa
tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là một nhiệm vụ không kém phần quan trọng vì
dân giàu thì nước mới mạnh, muốn đất nước ngày càng phát triển thì trước hết phải
đảm bảo đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần, cho nhân dân.
Văn hóa là nền tảng tinh thần, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy kinh
tế - xã hội, đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Công tác văn hóa thông tin cơ sở
là một bộ phận của các cơ quan làm công tác văn hóa nói chung mà trọng tâm của

nó là xây dựng đời sống văn hóa cơ sở. Đây cũng chính là một trong ba nội dung
nhiệm vụ trọng tâm được nhấn mạnh tại Nghị quyết TW 5 ( khóa VIII ) đó là “
Chú trọng xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở nhất là cộng đồng dân cư, xây dựng
môi trường văn hóa lành mạnh, tốt đẹp, phong phú.” Đây là Nghị quyết đầu tiên,
toàn diện của Trung ương Đảng về văn hoá, không những đã đúc kết và hoàn chỉnh
các quan điểm chỉ đạo đối với việc xây dựng và phát triển nền văn hoá cách mạng
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà
còn đề ra các nhiệm vụ cơ bản nhất của Đảng về văn hoá từ nay về sau trong công
cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Công tác xây dựng đời sống văn hóa là tổng hợp những hoạt động của
người dân, nhiều cơ quan ban ngành, trước hết là của cơ quan, lực lượng làm công
tác văn hóa nhằm tuyên truyền giáo dục, quảng bá văn hóa, tổ chức các hoạt động
văn hóa thiết thực, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu giao lưu, hưởng thụ, sáng tạo văn


hóa tinh thần của nhân dân góp phần xây dựng nếp sống, môi trường văn hóa lành
mạnh, tiến bộ trong từng cộng đồng dân cư.
Hữu Bẳng là xã đất trật, người đông, mật độ dân số cao nhất Huyện. Là khu
vực có vị trí địa lý gần trung tâm thành phố Hà Nội, giao thông thuận tiện, cùng
với sự kinh doanh nắm bắt được thị trường của người dân. Hơn 10 năm nay, nền
kinh tế ở đây phát triển một cách vượt bậc, trở thành một trong những xã có mức
thu nhập cao nhất huyện. Sự thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế cũng kéo theo
những hệ lụy ảnh hưởng đến đời sống văn hóa của người dân, giá trị đạo đức của
con người, do sự phân hóa giàu nghèo và những ảnh hưởng không nhỏ của nó.Văn
hóa là nền tảng để phát triển kinh tế, kinh tế có phát triển bền vững thì công tác xây
dựng văn hóa phải được chú trọng. Văn hoá là một mặt trận, xây dựng và phát triển
văn hoá là sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên
trì, thận trọng. Bởi vậy, bên cạnh việc xây dựng và phát triển kinh tế thì việc xây
dựng và phát triển đời sống văn hóa tại xã Hữu Bằng hiện nay là việc hết sức cần
thiết và cấp bách, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiến tiến đậm đà bản

sắc dân tộc. Chính vì lý do này, em đã chọn đề tài : “Xây dựng đời sống văn hóa
cơ sở ở xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích : Phân tích và làm rõ thực trạng về công tác xây dựng đời sống
văn hóa cơ sở tại xã Hữu Bằng và đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao
công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở tại xã trong thời gian tới.
- Nhiệm vụ :
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về xây dựng đời sống văn hóa và khảo sát địa
bàn xã Hữu Bằng – huyện Thạch Thất – thành phố Hà Nội.


+ Khái quát về công tác xây dựng đời sống văn hóa tại xã Hữu Bằng –
huyện Thạch Thất – thành phố Hà Nội
+ Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiểu quả xây dựng đời sống văn
hóa tại xã Hữu Bằng.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa tại xã
Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, Thành phố Hà Nội
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: khảo sát xây dựng đời sống văn hóa cơ sở tại xã Hữu
Bằng.
+ Về thời gian : Nghiên cứu về hoạt động xay dựng đời sống văn hóa ở cơ
sở tại xã Hữu Bằng từ khi Nghị quyết Hội Nghị Trung ương 5 ( khóa VIII ) năm
1998, về xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc được
ban hành cho đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu: Điền dã dân tộc học, tổng hợp phân tích,
phương pháp thống kê, điều tra xã hội học…. cùng với phương pháp liên ngành, đa
ngành khác để thực hiện mục tiêu nhiệm vụ của đề tài.
5. Đóng góp của đề tài

- Ý nghĩa khoa học
Phân tích đánh giá được thực trạng công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ
sở ở xã Hữu Bằng, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả
của công tác quản lý hoạt động này trong thời gian tới.
- Ý nghĩa thực tiễn


Kết quả của khóa luận có thể làm tư liệu tham khảo cho công tác quản lý các
hoạt động xây dựng đời sống văn hóa cơ sở tại xã của huyện và thành phố.
6. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung khóa
luận chia thành 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận về xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, tổng quan
về xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
Chương 2 : Thực trạng xây dựng đời sống văn hóa cơ sở của xã Hữu Bằng,
huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
Chương 3 : Đánh giá và giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng đời sống văn
hóa cơ sở tại xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh (2002), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Văn hóa – Thông tin,
Hà Nội.
2. Ban chấp hành Trung ương Đảng ( khóa VIII), Nghị quyết Hội nghị lần thứ
năm về xây dựng nền văn hóa Việt nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc.
3. Ban chỉ đạo phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xã
Hữu Bằng ( 2015), Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện phong trào “Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở khu dân cư xã Hữu Bằng.
4. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2014), Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên

môn chức danh văn hóa – xã hội, Trường cán bộ quản lý văn hóa,thể
thao và du lịch.
5. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ( 2014) , Thông tư số 08/2014/TT-BVHTTDL
quy định chi tiết, tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “Cơ quan
đạt chuẩn văn hóa”, “Đơn vị đạt chuẩn văn hóa”, “Doanh nghiệp
đạt chuẩn văn hóa”.
6. Hoàng Văn Tầm (2011), Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở huyện Chi Lăng,
tỉnh Lạng Sơn, Luận văn thạc sỹ Quản lý văn hóa, Trường Đại học văn
hóa Hà Nội.
7. Trần Nhọc thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, hà Nội;
8. Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thất ( 2009), Báo cáo tổng kết 20 năm xây
dựng phong trào làng văn hóa (1989 – 2009).
9. Viện Văn hóa (1984), Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, Nxb Văn hóa Thông
tin, Hà Nội.
10. Hoàng Xuân Việt ( 2014), Xây dựng đời sống văn hóa ở thị xã Sông Công,
tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ Quản lý văn hóa, Trường Đại học
văn hóa Hà Nội.



×