Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tổ chức các hoạt động văn hóa trong phong trào xây dựng nông thôn mới tại huyện lý nhân, tỉnh hà nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.81 KB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ VĂN HÓA – NGHỆ THUẬT
----------------------

TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TRONG
PHONG TRÀO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TẠI HUYỆN LÝ NHÂN, TỈNH HÀ NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ VĂN HOÁ - NGHỆ THUẬT

Giảng viên hướng dẫn : TS. NGUYỄN THỊ ANH QUYÊN
Sinh viên thực hiện

: TRẦN THỊ HẰNG

Lớp

: QLVH 13A
Hà Nội - 2016


LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của giảng viên TS.
Nguyễn Thị Anh Quyên, các thầy cô trong khoa Quản lý Văn hóa – Nghệ thuật và
sự quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện của các bác, các cô,các chú lãnh đạo của UBND
huyện Lý Nhân để em hoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp này.
Do trình độ và thời gian nghiên cứu có hạn nên bài khóa luận của em không
tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong các thầy cô và các bạn đọc đánh
giá, cho ý kiến để bài khóa luận “Tổ chức các hoạt động văn hóa trong phong


trào xây dựng nông thôn mới ở huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam”được tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 01 tháng 01 năm 2016
Sinh viên

Trần Thị Hằng


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT

Tên đầy đủ

Tên viết tắt

1

Xây dựng nông thôn mới

XDNTM

2

Uỷ ban nhân dân

UBND

3


An ninh chính trị - Trật tự an toàn xã hội

ANCT – TTATXH

4

Nông thôn mới

NTM

5

Hội đồng nhân dân

HĐND

6

Phổ thông trung học

PTTH

7

Mặt trận tổ quốc

MTTQ

8


Ban tổ chức

BTC

9

Văn hóa – Thể thao, Du lịch

VHTTDL

10

Nhà văn hóa

NVH

11

Thể dục thể thao

TDTT


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 5
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
VĂN HÓA TRONG PHONG TRÀO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VÀ
TỔNG QUAN VỀ HUYỆN LÝ NHÂN, TỈNH HÀ NAM........................... 9
1.1. Những vấn đề chung về tổ chức các hoạt động văn hóa trong phong trào xây
dựng nông thôn mới .......................................................................................... 9

1.1.1.Khái niệm về văn hóa và các hoạt động văn hóa ..................................... 9
1.1.2.Vai trò của hoạt động văn hóa đối với đời sống nhân dân .................... 11
1.1.3.Nội dung các hoạt động văn hóa ............................................................ 12
1.2.Tổng quan về huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam ............................................ 14
1.2.1. Khái quát vị trí địa lý, kinh tế - xã hội huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam . 14
1.2.2. Phong trào xây dựng nông thôn mới ở huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. 18
Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN
HÓA TRONG PHONG TRÀO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN
LÝ NHÂN, TỈNH HÀ NAM ........................................................................ 33
2.1. Công tác Văn hóa và Thông tin ............................................................... 33
2.1.1. Thông tin cổ động ................................................................................. 33
2.1.2. Văn hóa Văn nghệ ................................................................................. 34
2.1.3. Bảo tồn bảo tàng ................................................................................... 36
2.1.4. Thư viện ................................................................................................ 37
2.1.5. Nếp sống văn hóa .................................................................................. 38
2.1.6. Quản lý Văn hóa ................................................................................... 39
2.2. Thông tin và Truyền thông ...................................................................... 40
2.3. Công tác gia đình ..................................................................................... 41
2.4. Công tác Du lịch ...................................................................................... 43


2.5. Công tác Thể dục thể thao ....................................................................... 43
2.5.1. Hoạt động ở xã, thị trấn ........................................................................ 43
2.5.2. Hoạt động ở huyện ................................................................................ 44
2.5.3. Tổ chức giải huyện ................................................................................ 45
2.5.4. Tham gia giải Tỉnh ................................................................................ 46
2.6. Công tác xã hội hóa các hoạt động VHTT - TDTT ................................. 47
2.7. Đánh giá công tác tổ chức các hoạt động văn hóa trong phong trào xây dựng
nông thôn mới ở huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam ............................................. 49
2.7.1. Mặt tích cực .......................................................................................... 49

2.7.2. Tồn tại, hạn chế ..................................................................................... 52
2.7.3. Nguyên nhân ......................................................................................... 52
Chương 3. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TỔ
CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TRONG PHONG TRÀO XÂY
DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN LÝ NHÂN, TỈNH HÀ NAM .... 54
3.1. Phương hướng và nhiệm vụ chung .......................................................... 54
3.1.1. Phương hướng ....................................................................................... 54
3.1.2. Nhiệm vụ ............................................................................................... 56
3.2. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác tổ chức các hoạt động văn hóa
trong phong trào xây dựng nông thôn mới ..................................................... 57
KẾT LUẬN .................................................................................................... 60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 61


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam có một nền văn hóa phong phú và đa dạng trên tất cả các khía cạnh.
Người Việt cùng cộng đồng 54 dân tộc anh em có những phong tục tốt đẹp từ lâu
đời, có những lễ hội nhiều ý nghĩa sinh hoạt cộng đồng, những niềm tin bền vững
trong tín ngưỡng, sự khoan dung trong tư tưởng giáo lý khác nhau của tôn giáo,
tính cặn kẽ và ẩn dụ trong giao tiếp truyền đạt của ngôn ngữ, từ truyền thống đến
hiện đại của văn học, nghệ thuật. Sự khác biệt về cấu trúc địa hình, khí hậu và phân
bố dân tộc, dân cư đã tạo ra những vùng văn hoá có những nét đặc trưng riêng tại
Việt Nam. Từ cái nôi của văn hóa Việt Nam ở đồng bằng sông Hồng của người
Việt chủ đạo với nền văn hóa làng xã và văn minh lúa nước, đến những sắc thái
văn hóa các dân tộc miền núi tại Tây bắc và Đông bắc. Từ các vùng đất biên viễn
của Việt Nam thời dựng nước ở Bắc Trung bộ đến sự pha trộn với văn hóa Chăm
Pa của người Chăm ở Nam Trung Bộ. Từ những vùng đất mới ở Nam Bộ với sự
kết hợp văn hóa các tộc người Hoa, người Khmer đến sự đa dạng trong văn hóa và
tộc người ở Tây Nguyên.Với một lịch sử có từ hàng nghìn năm của người Việt

cùng với những hội tụ về sau của các dân tộc khác, từ văn hóa bản địa của người
Việt cổ từ thời Hồng Bàng đến những ảnh hưởng từ bên ngoài trong trong hàng
nghìn năm nay. Với những ảnh hưởng từ xa xưa của Trung Quốc và Đông Nam Á
đến những ảnh hưởng của Pháp từ thế kỷ 19, phương Tây trong thế kỷ 20 và toàn
cầu hóa từ thế kỷ 21. Việt Nam đã có những thay đổi về văn hóa theo các thời kỳ
lịch sử, có những khía cạnh mất đi nhưng cũng có những khía cạnh văn hóa khác
bổ sung vào nền văn hóa Việt Nam hiện đại.
Đất nước chúng ta đang từng ngày từng giờ thay đổi diện mạo, nền kinh tế thị
trường đang dần mở rộng. Trong những năm gần đây, đất nước ta đang có nhiều
chuyển biến tích cực về kinh tế, văn hóa, giáo dục,…đời sống nhân dân được cải
thiện, trình độ dân trí được nâng cao. Hiện nay, đất nước ta đang đẩy mạnh phong


trào xây dựng nông thôn mới từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
phấn đấu trở thành một nước công nghiệp trong tương lai không xa.Vì thế, nhu cầu
về văn hóa của người dân ngày càng cao, chính quyền các cấp cần tổ chức các hoạt
động văn hóa để đáp ứng nhu cầu đó của quần chúng nhân dân.
Lý Nhân là một huyện thuộc tỉnh Hà Nam, có nền kinh tế nông nghiệp là chủ
yếu. Phong trào xây dựng nông thôn mới ở huyện Lý Nhân ngày càng được quan
tâm và phát triển. Đây là vùng đất có truyền thống văn hóa dân tộc lâu đời, phong
phú đa dạng và giàu bản sắc.Lý Nhân có nhiều ưu thế về địa hình, giao thông thuận
lợi.Những năm gần đây, huyện Lý Nhân có những bước thay đổi diện mạo đáng kể
về kinh tế, đời sống tinh thần cũng được nâng cao hơn.Tuy nhiên, công tác quản lý
các hoạt động văn hóa ở đây còn nhiều hạn chế.Nhiều người chưa nhận thức rõ
được tầm quan trọng của các hoạt động văn hóa trong phong trào xây dựng nông
thôn mới hiện nay. Do đó, cùng với những chiến lược về phát triển kinh tế, cần
phải có những chiến lược về nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Thực tiễn
đó đòi hỏi phải nghiên cứu nghiêm túc khoa học để nhận thức đúng đắn về vấn đề
tổ chức các hoạt động văn hóa trong phong trào xây dựng nông thôn mới. Xuất
phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, em chọn vấn đề :“Tổ chức các hoạt động

văn hóa trong phong trào xây dựng nông thôn mới tại huyện Lý Nhân, tỉnh Hà
Nam” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Nghiên cứu thực trạng tổ chức các hoạt động văn hóa trong phong trào xây
dựng nông thôn mới tại huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam từ năm 2011 đến nay và đưa
ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này.
2.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện được mục đích trên, nhiệm vụ của nghiên cứu đề tài là:


Trình bày cơ sở lý luận về vấn đề tổ chức các hoạt động văn hóa trong phong
trào xây dựng nông thôn mới.
Phân tích ý nghĩa, nghiên cứu nội dung của công tác tổ chức các hoạt động
văn hóa trong phong trào xây dựng nông thôn mới tại huyện Lý Nhân, tỉnh Hà
Nam từ năm 2011 đến nay.
Phân tích thực trạng của công tác tổ chức các hoạt động văn hóa trong phong
trào xây dựng nông thôn mới tại huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam từ năm 2011 đến
nay.
Tìm ra nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả của
công tác tổ chức các hoạt động văn hóa trong phong trào xây dựng nông thôn mới
tại huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
 Đối tượng: Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của
công tác tổ chức các hoạt động văn hóa trong phong trào xây dựng nông thôn mới
tại huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam từ năm 2011 đến nay.
 Phạm vi nghiên cứu: Địa bàn huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ nêu trên, em đã sử dụng những phương pháp nghiên
cứu sau:phương pháp phân tích tổng hợp so sánh; phương pháp điền giã, nghiên

cứu tài liệu và phương pháp phỏng vấn, quan sát, ghi chép tại địa phương.
5. Đóng góp của đề tài
Đề tài làm tăng tính hiểu biết cho bản thân, làm tài liệu nghiên cứu cho mọi
người, bài khóa luận sẽ góp một phần nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả của công tác
tổ chức các hoạt động văn hóa trong phong trào xây dựng nông thôn mới tại huyện
Lý Nhân, tỉnh Hà Nam từ năm 2011 đến nay.
6. Bố cục của đề tài


Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, bài khóa luận chia
làm 3 chương:
Chương 1. Những vấn đề chung về tổ chức các hoạt động văn hóa trong
phong trào xây dựng nông thôn mới và tổng quan về huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam
Chương 2.Thực trạng công tác tổ chức các hoạt động văn hóa trong phong
trào xây dựng nông thôn mới ở huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam
Chương 3.Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tổ chức các
hoạt động văn hóa trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở huyện Lý Nhân,
tỉnh Hà Nam


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chỉ đạo Trung ương (2001), Hỏi và đáp phong trào Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa, Hà Nội.
2. Ban Chỉ đạo XDNTM (2015), Báo cáo kết quả 5 năm thực hiện Chương
trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2015, phương hướng, mục tiêu,
nhiệm vụ và giải pháp thực hiện giai đoạn 2016 -2020 huyện Lý Nhân , Hà Nam.
3. Ban tư tưởng – Văn hóa trung ương (2000), Xã hội hóa hoạt động văn hóa.
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Hà Nội.
4. Đinh Thị Vân Chi (Chủ biên) (2005), Quản Lý nhà nước đối với thị trường

băng đĩa – nghiên cứu lý luận và thực tiễn, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà
Nội.
5. Chính phủ (2010), Quyết định số 22 ngày 05/01/2010 phê duyệt đề án
“Phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2010”, Hà
Nội.
6. Chính phủ (2010), Quyết định số 581 ngày 06/5/2009 về phê duyệt Chiến
lược phát triển văn hóa đến năm 2010, Hà Nội.
7. Phạm Xuân Nam (2005), Văn hóa vì phát triển, Nxb Khoa học xã hội.
8. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 3, Nxb Giáo dục, năm 1995.
9. Tăng Minh Lộc (chủ biên) (2010), Sổ tay hướng dẫn xây dựng nông thôn
mới (cấp xã), Nxb Lao động, Hà Nội.
10. Phòng VHTT huyện Lý Nhân (2013), Báo cáo Công tác Văn hóa, Thể
thao, Thông tin và Truyền Thông năm 2013, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm
năm 2014, Hà Nam
11. Phòng VHTT huyện Lý Nhân (2014), Báo cáo Tổng kết Công tác văn
hóa thông tin – thể thao năm 2014 , Hà Nam.


12. Phòng VHTT huyện Lý Nhân (2015), Báo cáo Công tác VHTT 9 tháng
đầu năm 2015, Hà Nam.
13. Phòng VHTT huyện Lý Nhân (2014), Tham luận Công tác tham mưu
cho huyện thực hiện tiêu chí số 16 đề án xây dựng nông thôn mới về văn hóa năm
2014 huyện Lý Nhân, Hà Nam.
14. Trần Ngọc Thêm (1995), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục.
15. Phan Văn Tú (chủ biên) (1998), Quản lý hoạt động văn hóa, Nxb Văn
hóa Thông tin, Hà Nội.
16. Lê Thanh Trung (2006), Quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn quận
Cầu Giấy thành phố Hà Nội hiện nay, Luận văn thạc sỹ Quản Lý văn hóa, Trường
Đại học Văn hóa Hà Nội.
17. Trần Quốc Vượng (chủ biên) (2011), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb giáo

dục, Hà Nội.



×