Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Tổ chức hệ thống kế toán quản trị tại các trường cao đẳng công lập trên địa bàn TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 143 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM
--------------------------------------

BÙI THỊ HOÀNG YẾN

TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI
CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG LẬP TRÊN
ĐỊA BÀN TPHCM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM
--------------------------------------

BÙI THỊ HOÀNG YẾN

TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI
CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG LẬP TRÊN
ĐỊA BÀN TP HCM
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60340301


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS HÀ XUÂN THẠCH

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013


3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan nội dung trong bài luận văn là do tôi nghiên cứu dưới sự
hướng dẫn của Người hướng dẫn khoa học là PGS.TS Hà Xuân Thạch và các nội
dung trích dẫn từ sách, báo, tạp chí, luận án, luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kì một công trình nào.
Học viên Bùi Thị Hoàng Yến


4

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ .............................. 14
1.1 Một số vấn đề chung về kế toán quản trị......................................................... 14

1.1.1 Sự hình thành và phát triển của kế toán quản trị........................................... 14
1.1.2 Khái niệm kế toán quản trị ............................................................................ 21
1.1.3 Mục tiêu và nhiệm vụ của kế toán quản trị .................................................. 22
1.1.4 Mối liên hệ giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị ................................. 24
1.2 Nội dung của kế toán quản trị ......................................................................... 28
1.2.1 Dự toán ngân sách ........................................................................................ 29
1.2.2 Hệ thống kế toán chi phí................................................................................ 33
1.2.3 Kế toán các trung tâm trách nhiệm ............................................................... 34
1.2.4 Thiết lập các thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định .................. 34
1.3 Tổ chức công tác kế toán quản trị trong một tổ chức ................................... 35
1.4 Một số mô hình tổ chức kế toán quản trị trong một tổ chức ....................... 38
1.4.1 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan .................................. 38
1.4.2 Bài học kinh nghiệm cho việc tổ chức hệ thống kế toán quản trị................. 41
1.5 Đặc điểm tổ chức kế toán quản trị trong đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập
................................................................................................................................... 42
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 44
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN
TRỊ TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TP HCM
................................................................................................................................... 45


5

2.1 Giới thiệu chung về hệ thống các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn
TPHCM ..................................................................................................................... 45
2.1.1 Giới thiệu chung về các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn TPHCM .. 45
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của các trường............................................................ 46
2.1.3 Quy mô của các trường ................................................................................ 47
2.1.4 Tổ chức bộ máy quản lý của các trường ....................................................... 47
2.1.5 Đặc điểm tài chính của các trường ............................................................... 52

2.1.5.1 Khái niệm tổ chức hành chính sự nghiệp có thu..................................... 52
2.1.5.2 Đặc điểm tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập .......................... 54
2.1.5.3 Đặc điểm tài chính của các trường Cao đẳng nói riêng ........................ 55
2.1.6 Thuận lợi, khó khăn của các trường:............................................................. 57
2.2 Thực trạng về công tác tổ chức kế toán quản trị tại các trường Cao đẳng
công lập trên địa bàn TPHCM ............................................................................... 58
2.2.1 Khái quát quá trình khảo sát.......................................................................... 58
2.2.1.1 Mục tiêu khảo sát .................................................................................... 58
2.2.1.2 Đối tượng và phạm vi khảo sát ............................................................... 58
2.2.1.3 Nội dung khảo sát .................................................................................... 59
2.2.1.4 Phương pháp khảo sát ............................................................................. 59
2.2.2 Kết quả khảo sát ............................................................................................. 60
2.3 Đánh giá thực trạng về công tác tổ chức kế toán quản trị tại các trường Cao
đẳng công lập trên địa bàn TPHCM...................................................................... 69
2.3.1 Những kết quả đã đạt được ........................................................................... 69
2.3.2 Những hạn chế, nhược điểm ......................................................................... 71
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế nói trên ..................................................... 72
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 74
CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÁC
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TP HCM ..................... 75
3.1 Quan điểm về tổ chức hệ thống kế toán quản trị ........................................... 75
3.2 Nội dung cụ thể tổ chức hệ thống kế toán quản trị ........................................ 77
3.2.1 Hoàn thiện hệ thống kế toán chi phí .............................................................. 77


6

3.2.2 Lập dự toán ngân sách ................................................................................... 78
3.2.3 Tổ chức kế toán trách nhiệm.......................................................................... 80
3.2.4 Hoàn thiện thông tin kế toán phục vụ cho việc ra quyết định ...................... 81

3.3 Các giải pháp hỗ trợ .......................................................................................... 82
3.4 Một số kiến nghị ................................................................................................. 83
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................ 87
KẾT LUẬN CHUNG .............................................................................................. 88


7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ GD&ĐT: Bộ Giáo dục và Đào tạo
BSC: Bảng cân bằng điểm
CB-GV-NV: Cán bộ - giáo viên – nhân viên
CBCC: Cán bộ công chức
CVP: Chi phí - Số lượng Sinh viên - Thu nhập
CĐ: Cao đẳng
ĐH: Đại học
HS-SV: Học sinh – sinh viên
KTQT: Kế toán quản trị
SV: Sinh viên
TCCN: Trung cấp chuyên nghiệp
TP HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
TSCĐ: Tài sản cố định


8

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Tóm tắt 4 giai đoạn của kế toán quản trị…………………………….11
Bảng 1.2: Phân biệt giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính ……....................19
Bảng 2.1: Số lượng bảng câu hỏi khảo sát ở từng bộ phận ở các trường…….53

Bảng 2.2: Bảng tổng hợp kết quả khảo sát về thiết lập hệ thống kế toán chi phí và phân
loại chi phí………...……………………………………………………….…..53
Bảng 2.3: Bảng tổng hợp kết quả khảo sát về lập dự toán ngân sách ………….54
Bảng 2.4: Bảng tổng hợp kết quả khảo sát về tổ chức kế toán trách nhiệm…....56
Bảng 2.5: Bảng tổng hợp kết quả khảo sát về thông tin kế toán cho việc ra quyết
định…………………………………………………………………………….57
Bảng 2.6: Bảng tổng hợp kết quả khảo sát chung về việc thực hiện hệ thống kế toán
quản trị tại đơn vị ……………………………………………………................58


9

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Sơ đồ các chức năng kế toán quản trị…………………………….........15
Hình 1.2: Mô hình kết hợp ………………...…………………………………..30
Hình 1.3: Mô hình tách rời ………………..…………………………………...32
Hình 3.1: Mô hình lập dự toán theo đề nghị …………………………………..75
Hình 3.2: Bộ máy kế toán theo đề nghị …………………………………..........79


10

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong quá trình hoạt động của các đơn vị trong điều kiện kinh tế thị trường, kế
toán vừa là một công việc vừa là một công cụ quan trọng phục vụ việc hạch toán và
quản trị hoạt động trong các tổ chức kinh tế. Sự phát triển nhanh chóng và đa dạng
của tất cả các hoạt động trong nền kinh tế thị trường đã làm cho hoạt động kế
toán hình thành và phát triển theo những định hướng cung cấp thông tin khác
nhau, trong đó có kế toán quản trị và chính nền kinh tế thị trường đã làm nổi bật ý

nghĩa của kế toán quản trị. Thông tin do kế toán quản trị cung cấp mang tính linh
hoạt, phản ánh xu hướng biến động, có tính dự báo, có thể phục vụ cho việc đánh
giá và xây dựng kế hoạch tài chính phù hợp với mục tiêu đã được xác lập. Trong
điều kiện Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và khu vực
thì việc phát triển hệ thống kế toán nói chung và kế toán quản trị nói riêng góp phần
tạo nên sức mạnh cho các đơn vị kinh tế. Vì vậy việc xây dựng hệ thống kế toán
hoàn chỉnh trong đó đề cao vai trò của kế toán quản trị là một vấn đề quan trọng.
Tuy nhiên, việc vận dụng kế toán quản trị vào các tổ chức không vì lợi nhuận
là một vấn đề còn nhiều quan điểm khác nhau, đặc biệt đối với các cơ sở đào tạo
Việt Nam phần lớn hiện nay đang hoạt động như một cơ quan hành chính sự
nghiệp. Do đó đây là một vấn đề mang tính cấp thiết cả về lý luận lẫn thực tiễn giai
đoạn hiện nay. Vì thế, tôi đã chọn đề tài "Tổ chức hệ thống kế toán quản trị tại
các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn TPHCM ” nhằm làm rõ vấn đề trên.
2. Tổng quan nghiên cứu:
Một số tác giả đã có những nghiên cứu về công tác kế toán quản trị tại các
trường Cao đẳng, Đại học và Trung cấp chuyên nghiệp như:
1. Lê Thị Thanh Hương (2002), Vận dụng kế toán quản trị vào các cơ sở đào
tạo Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Kinh tế TPHCM: Luận văn
đã nghiên cứu thực trạng việc cung cấp và sử dụng thông tin kế toán tại các
cơ sở đào tạo Việt Nam, thấy được những hạn chế trong việc cung cấp và sử


11

dụng thông tin kế toán tại các cơ sở đào tạo Việt Nam hiện nay. Từ đó luận
văn làm rõ yêu cầu khách quan của việc vận dụng kế toán quản trị vào các cơ
sở đào tạo Việt Nam và đưa ra các giải pháp vận dụng kế toán quản trị vào
các cơ sở đào tạo Việt Nam hiện nay.
2. Dương Thị Cẩm Vân (2007), Vận dụng kế toán quản trị tại các trường
chuyên nghiệp, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Kinh tế TPHCM : luận văn

đã phân tích thực trạng hệ thống kế toán tại các trường chuyên nghiệp (các
trường Trung học chuyên nghiệp và Cao đẳng) trên địa bàn tỉnh An Giang và
các tỉnh lân cận, chỉ ra những hạn chế của hệ thống làm ảnh hưởng đến công
tác của đơn vị, và cuối cùng tác giả vận dụng một số nội dung của kế toán
quản trị vào các trường chuyên nghiệp và đưa ra giải pháp để tổ chức thực
hiện kế toán quản trị cho các đơn vị trên nhằm góp phần nâng cao hiệu quả
công tác quản lý tài chính, nâng cao chất lượng đào tạo cho các trường
chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang và các tỉnh lân cận.
3. Trần Thanh Thúy Ngọc (2010), Tổ chức kế toán quản trị tại trường Cao
đẳng Kinh tế TPHCM , Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Kinh tế TPHCM:
luận văn đi sâu nghiên cứu về thực trạng tổ chức công tác kế toán và kế toán
quản trị tại trường Cao đẳng Kinh tế TPHCM, từ đó luận văn đưa ra những
đánh giá chung về tố chức công tác kế toán và kế toán quản trị tại trường,
đồng thời tìm ra những nguyên nhân của những hạn chế. Từ đó đề ra những
giải pháp tổ chức công tác kế toán quản trị tại đơn vị.
4. Nguyễn Tấn Lượng (2011), Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại
học công lập tự chủ tài chính trên địa bàn TPHCM, Luận văn thạc sĩ, trường
Đại học Kinh tế TPHCM: luận văn nghiên cứu cơ chế tự chủ, tự chịu trách
nhiệm và cơ chế quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập nói
chung và các trường đại học công lập nói riêng về mặt lý thuyết. Qua đó luận
văn nghiên cứu thực trạng các nguồn lực và việc sử dụng các nguồn lực tài
chính tại các trường đại học công lập tự chủ tài chính trên địa bàn TPHCM
và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn
lực tài chính cho các đơn vị.


12

Nhìn chung, các đề tài đã nghiên cứu và đã đưa ra được các giải pháp
tổ chức công tác kế toán quản trị hữu ích tại đơn vị của mình, góp phần nâng

cao hiệu quả công tác quản lý tài chính, nâng cao chất lượng đào tạo cho các
trường. Tuy nhiên, theo riêng tôi cho đến nay chưa có tác giả nào nghiên cứu
về hệ thống kế toán quản trị tại các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn
TPHCM.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
-

Hệ thống hóa lý luận về kế toán quản trị đối với tổ chức đơn vị hành chính sự
nghiệp có thu.

-

Đánh giá thực trạng về tổ chức công tác kế toán quản trị tại các trường Cao
đẳng công lập trên địa bàn TPHCM.

-

Xây dựng công tác kế toán quản trị tại các trường Cao đẳng công lập trên địa
bàn TPHCM

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
-

Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống kế toán quản trị tại các trường Cao đẳng
công lập trên địa bàn TPHCM

-

Phạm vi nghiên cứu: các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn TPHCM


5. Phương pháp nghiên cứu:
 Lý luận: tổng hợp các tài liệu có liên quan, diễn giải, suy luận các vấn đề lý
luận có liên quan đến đề tài.
 Thực trạng:
Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng:
-

Hệ thống hóa lý luận về vận dụng hệ thống kế toán quản trị trong hoạt động
dịch vụ công – tổ chức hành chính sự nghiệp có thu.

-

Phương pháp nghiên cứu định tính: nghiên cứu số liệu sơ cấp bằng việc
phỏng vấn và xây dựng bảng khảo sát thực tế về công tác kế toán quản trị tại
các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn TPHCM nhằm mục tiêu tìm hiểu
xem trên địa bản TPHCM có tỷ lệ bao nhiêu trường đã xây dựng hệ thống kế
toán quản trị, từ đó tìm hiểu nguyên nhân và nội dung xây dựng kế toán quản
trị tại các trường trên.


13

-

Phương pháp nghiên cứu định lượng: nghiên cứu số liệu thứ cấp tại một
trường Cao đẳng công lập mẫu là trường Cao đẳng Kinh tế đối ngoại
Từ đó kết hợp lý luận và thực tiễn để tổ chức công tác kế toán quản trị phù
hợp với đặc điểm của từng trường.

6. Những đóng góp mới của luận văn:

-

Đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán quản trị tại các trường Cao
đẳng công lập trên địa bàn TPHCM.

-

Điều kiện cần và đủ để tổ chức công tác kế toán quản trị và nội dung kế toán
quản trị cần xây dựng ở các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn TPHCM.

7. Kết cấu luận văn:
Lời mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán quản trị
Chương 2: Thực trạng về tổ chức công tác kế toán quản trị tại tại các
trường Cao đẳng công lập trên địa bàn TPHCM.
Chương 3: Tổ chức hệ thống kế toán quản trị tại tại các trường Cao đẳng
công lập trên địa bàn TPHCM.
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


14

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
1.1 Một số vấn đề chung về kế toán quản trị:
1.1.1 Sự hình thành và phát triển của kế toán quản trị:
Kế toán quản trị đã từng xuất hiện rất lâu trong hệ thống kế toán doanh nghiệp
ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển ở vào những năm cuối thế kỷ 18 và

đầu thế kỷ 19.
Đầu tiên, kế toán quản trị xuất hiện dưới hình thức kế toán chi phí trong doanh
nghiệp sản xuất nhỏ nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin chủ yếu cho những nhà quản
trị trong nội bộ doanh nghiệp sản xuất kiểm soát chi phí, định hướng sản xuất để
nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động sản xuất kinh doanh, để doanh nghiệp
chống đ sức p từ các doanh nghiệp lớn.
Sau đó, với thực tiễn hữu hiệu, hiệu quả, kế toán quản trị bắt đầu được chú ý,
áp dụng, phát triển rất nhanh trong những loại hình doanh nghiệp khác và cả trong
những tổ chức phi lợi nhuận như các cơ quan của Nhà nước, bệnh viện, trường
học...
Ngày nay, kế toán quản trị có xu hướng hình thành, phát triển trước trong
những doanh nghiệp lớn có trình độ khoa học - kỹ thuật - quản trị tiên tiến, điều
kiện cơ sở vật chất hiện đại

[29]

. Cụ thể ở một số quốc gia như: Nhật, Trung Quốc,

Singapore, Malaysia, Thái Lan [23].
Tương lai, kế toán quản trị chuyển sang một kỷ nguyên mới, rất gần với quản trị,
là một công cụ hợp nhất giữa chiến lược kinh doanh với thị trường, hợp nhất giữa
kiểm soát, thông tin phản hồi với thông tin định hướng

[23]

, và là một bộ phận thiết

yếu của quản trị, kế toán chiến lược [33].
 Xét về nội dung thông tin kế toán quản trị [13]:
Quá trình hình thành, phát triển kế toán quản trị trong doanh nghiệp trải qua hai giai

đoạn cơ bản với những nội dung khác nhau:
-

Giai đoạn thứ nhất, khoảng trước những năm 1950, kế toán quản trị được
xem như là một phương pháp kỹ thuật xác định, phân bổ chi phí sản xuất để


15

tính giá vốn sản phẩm chế tạo, giá vốn hàng bán và lập dự toán chi phí sản
xuất nhằm cung cấp thông tin tài chính cho nhà quản trị kiểm soát chi phí,
định hướng sản xuất;
-

Giai đoạn thứ hai, khoảng những năm 1965 cho đến nay, kế toán quản trị
được xem như là chuyên môn kế toán phản ảnh, cung cấp toàn diện thông tin
kinh tế, tài chính cho nhà quản trị thực hiện các chức năng quản trị doanh
nghiệp trong nội bộ.

 Xét về tr ng t

thông tin [10]:

Quá trình hình thành và phát triển của kế toán quản trị trải qua 5 giai đoạn cơ bản
với các trọng tâm thông tin khác nhau:
Giai đoạn 1: Trước năm 1950
Từ sau cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 1 vào cuối thế kỉ 18 đến đầu thế kỉ
19 đã đặt ra nhiều thách thức đối với những người hành nghề kế toán. Vào thời
điểm này, nhờ có sự phát triển của khoa học kĩ thuật, các xưởng dệt thủ công
chuyển sang những nhà máy dệt, hình thành ngành công nghiệp sợi, dệt. Và khi có

sự xuất hiện của ngành giao thông đường sắt thì hầu hết tất cả các hoạt động kinh
doanh trong lĩnh vực dệt, luyện kim, đường sắt đều trở nên phức tạp, khối lượng
nghiệp vụ kế toán bùng nổ đáng kể. Lúc này, nhiệm vụ của nhân viên kế toán không
còn là việc ghi bút toán k p một cách đơn thuần nữa mà họ được yêu cầu phải làm
sao đơn giản hóa thông tin, cung cấp thông tin để có thể kiểm soát được chi phí và
định giá bán sản phẩm . Cũng vào thời điểm này, thuật ngữ "Kế toán quản trị" chưa
xuất hiện trong hệ thống kế toán Anglo - Saxon nhưng thay vào đó thuật ngữ "Kế
toán chi phí" đã xuất hiện để định nghĩa quy trình tính toán chi phí, xác định giá
thành, kiểm soát tình hình tài chính của doanh nghiệp. Mặc dù kế toán quản trị chưa
được ghi nhận đến thời điểm trước thế kỉ 19, nhưng công việc thu thập, xử lý các
thông tin kinh tế tài chính đã có và những người chủ kinh doanh đã biết sử dụng
những số liệu thông tin kinh tế trong quá khứ để lập dự toán cho kì hoạt động kế
tiếp. Đỉnh cao là vào năm 1920, ông Donaldson Brown, giám đốc tài chính của
công ty Dupont đã giới thiệu công thức tính toán tỷ lệ ROI. Sau đó, các công ty


16

Dupont và General Motor đã tuyên bố là người tiên phong trong việc áp dụng một
số kỹ thuật phân tích trong công tác quản trị của mình.
Tuy nhiên trong thời kì này dù có nhiều bằng chứng chứng minh cho sự xuất
hiện của lĩnh vực kế toán quản trị nhưng trong xã hội bấy giờ kế toán quản trị chưa
xuất hiện nổi bật, mà tiềm ẩn dưới dạng kế toán chi phí như là một hoạt động kỹ
thuật cần thiết để đảm bảo đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp.
Giai đoạn 2: Vào những năm 1965
Dấu mốc quan trọng cho sự ra đời của kế toán quản trị là quyển sách đầu tiên về
kế toán quản trị của Robert Anthony được xuất bản vào năm 1956 như là một dấu
mốc quan trọng của sự ra đời kế toán quản trị. Quyển sách này tập trung vào ba vấn
đề chính: Giới thiệu kế toán quản trị là gì, làm thế nào có thể hệ thống và phân tích
vấn đề mới để ra quyết định, giới thiệu các công cụ kiểm soát chi phí thích hợp. Từ

sau khi có sự giới thiệu về kế toán quản trị của Robert Anthony thì nhiều công cụ kế
toán quản trị đã được phát triển trong suốt giai đoạn này. Sự quan tâm của kế toán
quản trị đã chuyển biến mạnh mẽ vào việc cung cấp thông tin cho hoạt động lập kế
hoạch và kiểm soát của nhà quản trị, thông qua việc sử dụng các kỹ thuật như phân
tích để ra quyết định và kế toán trách nhiệm. Sự phát triển công cụ kế toán quản trị
đã phản ánh được các lý thuyết kinh tế nhưng tất cả đều dựa trên ba giả thuyết cơ
bản:
-

Các hoạt động diễn ra hàng ngày ở các cấp quản lý và điều hành.

-

Môi trường kinh tế bên ngoài ổn định, ít chịu tác động của giá và nhu cầu thị
trường.

-

Mục đích chủ yếu của kế toán quản trị là phục vụ cho việc ra quyết định.

Chính các giả thuyết này đã khiến cho các kỹ thuật quản trị mới bị giới hạn xung
quanh việc là làm sao xây dựng được công cụ phục vụ cho việc ra quyết định, làm
sao giải quyết những vấn đề truyền thống là tăng lợi nhuận và tăng tính hiệu quả.
Ngoài ra, những kỹ thuật mới trong thời kỳ này không xem x t các yếu tố bên ngoài
doanh nghiệp như những thay đổi về công nghệ, những thay đổi về nhu cầu sản
phẩm hay những sáng tạo của đối thủ cạnh tranh…Có thể nói, đặc điểm của kế toán


17


quản trị trong giai đoạn này là sự định hình lại lĩnh vực kế toán quản trị đã có từ
trước, giới thiệu các lý thuyết kinh tế để khẳng định và bổ sung cho các kỹ thuật kế
toán quản trị truyền thống đã tồn tại trước đâyvà khẳng định niềm tin là kế toán
quản trị có thể cung cấp các mô hình và các công cụ hiệu quả để hỗ trợ cho nhà
quản trị trong việc ra quyết định.
Vì thế, trong giai đoạn này, kế toán quản trị chỉ dừng lại ở vai trò là một hoạt
động quản lý gián tiếp. Kế toán quản trị mang ý nghĩa như là sự hỗ trợ từ một nhà
quản trị gián tiếp đối với nhà quản trị trực tiếp thông qua việc cung cấp thông tin
cho việc lập kế hoạch, kiểm soát và ra quyết định.
Giai đoạn 3: Vào những năm 1985
Đây là thời kỳ của sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật, sự toàn cầu
hóa kinh tế ngày càng nhanh chóng, sự cạnh tranh quyết liệt giữa các doanh
nghiệp… Vì vậy, kế toán quản trị không còn dừng lại ở vị trí là một phần của kế
toán tài chính, tham gia gián tiếp vào quản lý mà trở thành một bộ phận cấu thành
quá trình quản lý để tất cả các nhà quản lý có thể tiếp cận với thông tin. Trong xu
thế đó, kế toán quản trị được đòi hỏi phải phục vụ sao cho tốt nhất các công việc dự
báo, tổ chức điều hành, kiểm soát và ra quyết định. Chính nhu cầu thông tin này đã
hình thành nên ngành kế toán quản trị riêng biệt. Từ đó, ngành kế toán bắt đầu hình
thành hai thái cực cơ bản và phát triển nhanh chóng:
-

Một là, cung cấp thông tin về trách nhiệm vật chất – pháp lý của doanh
nghiệp nhằm đảm bảo sự kiểm tra, giám sát của các cá nhân, doanh nghiệp
có quyền lợi kinh tế liên quan.

-

Hai là, cung cấp thông tin cho công việc quản trị các hoạt động trong doanh
nghiệp của các nhà quản trị như lập kế hoạch, tổ chức điều hành, kiểm tra và
ra quyết định.

Đây chính là nền tảng hình thành nên sự tách rời kế toán thành kế toán tài

chính và kế toán quản trị để đẩy nhanh sự phát triển và tính hữu ích của kế toán
quản trị ở những nước phát triển, những doanh nghiệp có quy mô lớn, có sự phân
quyền, phân cấp trong quản lý.


18

Hơn nữa, vào những năm đầu của thập niên 80 của thế kỷ 20, những nhà
nghiên cứu và những người thực hành kế toán quản trị nhận thấy những nội dung
của kế toán quản trị trước đây không còn thích hợp để giải quyết các vấn đề mà nhà
quản trị phải đối mặt. Vì vậy, các nhà nghiên cứu về kế toán quản trị bắt đầu mở
rộng hướng nghiên cứu kế toán quản trị sang:
-

Mở rộng kế toán quản trị sang lĩnh vực phi tài chính.

-

Tìm hiểu nhiều hơn về những vấn đề đương thời và nhu cầu thông tin của
nhà quản trị để xây dựng mô hình kế toán quản trị phù hợp hơn.

-

Các hướng dẫn thực hành đổi mới hơn
Khoảng thời gian từ năm 1980 đến năm 1995 được xem như một “luồng gió

mới” thổi vào kế toán quản trị làm cho kế toán quản trị phát triển cả về chiều rộng
lẫn chiều sâu. Kế toán quản trị tập trung quan tâm vào việc làm giảm hao phí nguồn

lực sử dụng trong các quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, thông qua việc sử
dụng các kỹ thuật phân tích quá trình và chuyển từ kế toán chi phí sang quản trị chi
phí.
Giai đoạn 4: Vào những năm 1995
Kế toán quản trị chuyển sang quan tâm đến việc tạo ra giá trị bằng cách sử
dụng hiệu quả các nguồn lực thông qua việc sử dụng các kỹ thuật đánh giá các yếu
tố tạo nên giá trị cho khách hàng, giá trị cho cổ đông, sự thay đổi trong quy trình
hoạt động kinh doanh nội bộ và học hỏi – phát triển.
Giai đoạn 5: Vào những năm 2000
Từ năm 2000 đến nay, kế toán quản trị chuyển sang quản lý nguồn lực một
cách chiến lược bằng cách phân tích quy trình giá trị các bên liên quan, quản lý rủi
ro và báo cáo phát triển bền vững.
Mục tiêu của KTQT ngày nay là tạo thêm giá trị cho đơn vị thông qua việc sử
dụng nguồn lực tốt nhất. Các giá trị bao gồm:
-

Giá trị cho sản phẩm, dịch vụ của đơn vị phục vụ khách hàng

-

Giá trị cho cổ phiếu của đơn vị trên thị trường chứng khoán


19

Để phục vụ cho các mục tiêu của nhà quản lý, KTQT hiện đại đã phát triển các
công cụ và kỹ thuật phù hợp. Theo đó, các công cụ này bao gồm: công cụ hỗ trợ
cho việc hiểu biết thị trường; công cụ cho kế hoạch chiến lược; công cụ đánh giá kết
quả; công cụ quản lý và phát triển tri thức.
Như vậy, có thể thấy hiện nay KTQT ở các nước tiên tiến đã phát triển vượt xa

khỏi hình thái ban đầu của nó là hệ thống dự toán ngân sách nhằm phục vụ cho việc
kiểm soát chi phí. KTQT ngày nay đã có những bước tiến rất xa để trở thành một bộ
phận không thể tách rời của quản trị doanh nghiệp. Từ năm 2000 trở đi, KTQT xuất
hiện trong các đơn vị công như các trường học, bệnh viện,… nhằm mục đich hỗ trợ
cho việc quản trị trong các tổ chức của Nhà nước. Đặc biệt là trong các tổ chức giáo
dục trên thế giới, với các mục tiêu như:
-

Nhấn mạnh hơn quyền tự chủ của các trường Đại học, Cao đẳng, cả trong
học tập và quản lý các vấn đề khác.

-

Sử dụng các mô hình kế toán quản trị đề phân bổ kinh phí công để thúc đẩy
hoạt động có hiệu quả hơn.

-

Đảm bảo chất lượng của quá trình giáo dục.
KTQT hiện đại đã chuyển sang một hình thái mới, hình thái phát triển tầm nhìn

chiến lược đi kèm với sự hỗ trợ mạnh mẽ của công nghệ thông tin.
Tóm lại, tuy quá trình hình thành và phát triển của kế toán quản trị được ghi
nhận thành năm giai đoạn, nhưng chúng ta có thể thấy được những điểm quan
trọng trong quá trình này như sau:
-

Sự thay đổi từ giai đoạn này sang giai đoạn khác đó là quá trình đan xen vào
nhau và chuyển hoá dần dần.


-

Mỗi giai đoạn của quá trình phát triển thể hiện sự thích nghi với những điều
kiện mới đặt ra cho các doanh nghiệp và một khi các doanh nghiệp thay đổi
theo điều kiện mới thì kế toán quản trị cũng thay đổi theo.

-

Mỗi giai đoạn là sự kết hợp giữa cái mới và cái cũ, trong đó cái cũ được kết
cấu lại để phù hợp với cái mới theo ý nghĩa các điều kiện mới của môi trường
quản trị.


20

* Tóm tắt 5 giai đoạn như sau:
Bảng 1.1: Tóm tắt 5 giai đoạn của kế toán quản trị [22]
CÁC GIAI ĐOẠN

NỘI DUNG CỦA

CÁC KĨ THUẬT

TỪNG GIAI ĐOẠN

ĐƯỢC SỬ DỤNG

Giai đoạn 01 : Trước Xác định chi phí và Lập dự toán và kế toán
những năm 1950


kiểm soát tài chính

chi phí

Giai đoạn 02 : Vào Thông tin để hoạch Phân tích quyết định và
những năm 1965

định và kiểm soát tài kế toán trách nhiệm
chính hoạt động sản
xuất kinh doanh

Giai đoạn 03 : Vào Thông
những năm 1985

tin

để

giảm Phân tích quy trình và tái

những tổn thất nguồn cấu trúc hệ thống
lực kinh tế sử dụng của
quy trình sản xuất kinh
doanh

Giai đoạn 04 : Vào Thông tin để sử dụng Sử
những năm 1995

dụng


công

nghệ

có hiệu quả các nguồn thông tin và tài nguyên
lực kinh tế tạo ra giá trị tri thức để kiểm tra các
mới.

tiêu thức về giá trị khách
hàng, giá trị cổ đông và
đổi mới tổ chức

Giai đoạn 05 : Vào Quản lý nguồn lực một Phân tích quy trình giá
những năm 2000

cách chiến lược.

trị các bên liên quan,
quản lý rủi ro và báo
cáo phát triển bền vững

KTQT đi vào trong các
tổ chức hành chính sự
nghiệp trên thế giới


21

nhằm mục đích hỗ trợ
cho việc quản trị các tổ

chức và thành công cụ
không thể tách rời
1.1.2 Khái niệm kế toán quản trị:
Khái niệm kế toán quản trị được xây dựng dựa trên quan điểm, mục tiêu của kế
toán quản trị. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về kế toán quản trị:
Theo Liên đoàn Kế toán Quốc tế công bố trong tài liệu tổng kết các khái niệm
kế toán quản trị trên thế giới năm 1998: “Kế toán quản trị được xem như là một quy
trình định dạng, kiểm soát, đo lường, tổng hợp, phân tích, trình bày, giải thích và
truyền đạt thông tin tài chính, thông tin phi tài chính liên quan đến hoạt động của
doanh nghiệp cho những nhà quản trị thực hiện hoạch định, đánh giá, kiểm soát, điều
hành hoạt động tổ chức nhằm đảm bảo sử dụng có trách nhiệm, hiệu quả nguồn lực
kinh tế của doanh nghiệp” [30].
Theo nhóm tác giả Anthony A.Atkinson, Rajiv D.Banker, Robert S.Kaplan,
S.Mark Young: “Kế toán quản trị là một quy trình cải tiến không ngừng việc hoạch
định, thiết kế, đo lường hệ thống thông tin tài chính, thông tin phi tài chính hoạt động
của doanh nghiệp để hướng dẫn, thúc đẩy hành động, hành vi quản trị và điều kiện
hoạt động của doanh nghiệp tạo nên giá trị văn hóa kinh doanh cần thiết nhằm đạt
chiến lược, chiến thuật và mục tiêu doanh nghiệp” [24].
Theo Viện nghiên cứu Kế toán quản trị của Mỹ: “Kế toán quản trị là một quy
trình nhận dạng, tổng hợp, trình bày, giải thích và truyền đạt thông tin thích hợp cho
nhà quản trị thiết lập chiến lược kinh doanh, hoạch định và kiểm soát hoạt động, ra
quyết định kinh doanh, sử dụng có hiệu quả nguồn lực kinh tế, cải tiến và nâng cao giá
trị doanh nghiệp, đảm bảo an toàn cho tài sản, kết hợp chặt chẽ việc quản trị và kiểm
soát nội bộ.”
Theo nhóm tác giả Charles T.Horngren, Alnoor Bhimani, Srikant M.Datar,
George Foster : “Kế toán quản trị là ứng dụng nguyên tắc kế toán, nguyên tắc quản trị


22


tài chính để tạo lập, bảo vệ, gìn giữ và gia tăng giá trị cho tổ chức”[26].
Theo nhóm tác giả Jan R.Williams, Susan F.Haka, Mark S.Bettner: “Kế toán
quản trị là trình bày, giải thích những thông tin kế toán với định hướng chủ yếu phục
vụ cho nhu cầu thông tin của những nhà quản trị trong nội bộ doanh nghiệp điều hành
hoạt động sản xuất kinh doanh”[31].
Theo nhóm tác giả Kim Langfield- Smith, Helen Thorne, và Ronald Hilton:
“Kế toán quản trị là quy trình và kỹ thuật tập trung vào việc sử dụng có kết quả, hiệu
quả nguồn lực kinh tế của tổ chức để hỗ trợ cho nhà quản trị trong công việc thúc đẩy
tạo nên giá trị cho khách hàng và cho cổ đông”[32].
Như vậy, tất cả các khái niệm trên đều nhằm mục đích phân biệt rõ giữa kế
toán tài chính và kế toán quản trị , mục đích của kế toán quản trị là cung cấp thông tin
cho các nhà quản trị trong nội bộ tổ chức để đánh giá, kiểm soát quá trình hoạt động.
1.1.3 Mục tiêu và nhiệm vụ của kế toán quản trị [13]:
 Mục tiêu:
-

Theo trường phái Anh, Mỹ: Kế toán quản trị là một bộ phận của quản trị, mục
tiêu chủ yếu là cung cấp thông tin ra quyết định quản trị của các nhà quản trị
trong nội bộ tổ chức.

-

Theo trường phái Đông u, Nhật: Kế toán quản trị là một bộ phận kế toán - Kế
toán nội bộ, mục tiêu chủ yếu là cung cấp thông tin kiểm soát hoạt động doanh
nghiệp của những nhà quản trị trong nội bộ tổ chức.

-

Các nước khác: Chưa có quan điểm riêng, chỉ là sự xác lập các quan điểm kế
toán quản trị theo một trong hai trường phái trên.

Tóm lại, để thực hiện các công việc trong quá trình quản lý hoạt động của tổ

chức, các nhà quản lý cần thông tin. Thông tin mà các nhà quản lý cần để thực hiện
công việc được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau: các nhà kinh tế, các chuyên gia
tài chính, các chuyên viên tiếp thị, sản xuất và các kế toán viên quản trị của tổ chức.
Nhìn chung, hệ thống thông tin kế toán quản trị trong hoạt động dịch vụ công
- tổ chức hành chính sự nghiệp có nhiệm vụ cung cấp thông tin cho các nhà quản lý


23

để thực hiện các hoạt động quản lý. Kế toán quản trị có bốn mục tiêu chủ yếu như
sau:
-

Cung cấp thông tin cho nhà quản lý để lập kế hoạch và ra quyết định.

-

Trợ giúp nhà quản lý trong việc điều hành và kiểm soát hoạt động của tổ
chức.

-

Thúc đẩy các nhà quản lý đạt được các mục tiêu của tổ chức.

-

Đo lường hiệu quả hoạt động của các nhà quản lý và các bộ phận, đơn vị trực
thuộc trong tổ chức.


 Nhiệm vụ:
Từ các mục tiêu trên, kế toán quản trị có các nhiệm vụ sau:
-

Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo phạm vi, nội dung kế toán
quản trị của đơn vị xác định theo từng thời kỳ.

-

Kiểm tra, giám sát các định mức, tiêu chuẩn, dự toán.

-

Cung cấp thông tin theo yêu cầu quản trị nội bộ của đơn vị bằng báo cáo kế
toán quản trị.

-

Tổ chức phân tích thông tin phục vụ cho yêu cầu lập kế hoạch và ra quyết
định của Ban lãnh đạo đơn vị.


24

Nhà quản trị

Kế toán quản trị
Kế


Ra quyết định

Hoạch định

Tổ chức thực hiện

Kiểm tra, đánh giá

Thông tin chứng minh
quyết định

Thông tin dự toán

Thông tin kết quả

Các chức
năng kế
toán quản
trị tiếp cận
theo các
chức năng
quản trị

Thông tin biến động và
nguyên nhân

Hình 1.1: Sơ đồ các chức năng kế toán quản trị
1.1.4 Mối liên hệ giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị [12]:
Kế toán tài chính được xây dựng dựa rên những nội dung chung nhất của mọi
hoạt động kinh doanh của đơn vị. Đó là sự tích tụ của các nguồn tài chính từ những

người đầu tư, cho vay, lợi nhuận lưu trữ để tái đầu tư hoặc cấp phát từ ngân sách. Tiếp
đến sử dụng nguồn này để mua đất đai, nhà cửa, thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu,
thuê mướn nhân công…; và cuối cùng là tiêu thụ những sản phẩm hàng hóa, doanh
thu được thực hiện, đơn vị có khoản thu nhập lại được chuyển hóa thành các nguồn tài
chính để có thể hoàn lại cho chủ nhân dưới hình thức tiền lãi hoặc trả tiền vay và thuế .
Mục tiêu của kế toán tài chính là sắp xếp, ghi nhận, phân tích và diễn đạt các sự


25

kiện kinh tế , pháp lý và giao dịch thương mại bằng đơn vị đo lường tiền tệ nhằm cung
cấp những dữ kiện cần thiết do việc lập báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính của đơn vị
và tiến độ hướng tới các mục tiêu của nó. Hay nói cách khác là báo cáo tài chính phải
giải quyết được các vấn đề sau:
-

Tình hình tài chính của đơn vị

-

Hiệu quả hoạt động của đơn vị

-

Tình hình lưu chuyển và sử dụng vốn của đơn vị
Báo cáo này được lập nhằm cung cấp những thông tin về một thực thể kinh

doanh; cụ thể cho một lớp rộng rãi người sử dụng như những người sử dụng bên ngoài
đơn vị là những người đang đầu tư hoặc có tiềm năng đầu tư; những người cung cấp
tín dụng; những người phân tích tài chính; các viên chức quản lý nhà nước. Đồng thời

thông tin của kế toán tài chính cũng được những nhà quản trị bên trong đơn vị sử
dụng. Nhưng kế toán tài chính cung cấp thông tin chủ yếu cho những người bên ngoài
đơn vị.
Nhằm vào các mục tiêu trên, những thông tin của kế toán tài chính được thiết
lập trên cơ sở tuân thủ một cách nghiêm ngặt các chuẩn mực, các nguyên tắc và thông
lệ kế toán được thừa nhận và bị chi phối bởi định chế pháp luật của nước sở tại. Thông
thường các thông tin do kế toán tài chính cung cấp, trước khi công bố ra bên ngoài
phải được công ty kiểm toán xác nhận.
Kế toán quản trị nhằm cung cấp các thông tin về hoạt động nội bộ của đơn vị
như: chi phí từng bộ phận, từng công việc, sản phẩm; phân tích, đánh giá tình hình
thực hiện với kế hoạch về chi phí, doanh thu; quản lý tài sản, vật tư, tiền vốn; phân
tích mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng và lợi nhuận ; lựa chọn thông tin thích
hợp cho các quyết định kinh tế ; lập dự toán thu chi ngân sách, dự toán hoạt động sản
xuất kinh doanh,… nhằm phục vụ việc điều hành và ra quyết định kinh tế.
Kế toán quản trị và kế toán tài chính là hai phân hệ của hệ thống kế toán
trong một tổ chức, cả hai hệ thống kế toán có những điểm giống nhau như sau:
-

Kế toán tài chính và kế toán quản trị có cùng đối tượng nghiên cứu là các sự
kiện kinh tế diễn ra trong quá trình kinh doanh của đơn vị.


×