BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
--------------------------
HỒ TẤN BẰNG
Chuyên ngành : Thương mại
Mã số
: 60.34.10
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS. VÕ THANH THU
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2009
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
--------------------------
HỒ TẤN BẰNG
Chuyên ngành : Thương mại
Mã số
: 60.34.10
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS. VÕ THANH THU
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2009
MUÏC LUÏC
Lời cam đoan
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, sơ đồ, biểu đồ
Phần mở đầu
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LOGISTICS ................................................1
1.1. Khái niệm về logistics và dịch vụ logistics..........................................................1
1.1.1. Khái niệm về logistics ..............................................................................1
1.1.2. Khái niệm về dịch vụ logistics .................................................................3
1.1.3. Phân loại logistics .....................................................................................4
1.1.3.1. Phân loại theo hình thức khai thác logistics ...............................4
1.1.3.2. Phân loại theo quá trình khai thác logistics ................................6
1.2. Khái niệm về dịch vụ giao nhận vận tải biển quốc tế ..........................................6
1.2.1. Khái niệm về dịch vụ giao nhận vận tải biển quốc tế...............................6
1.2.2. Đặc điểm của dịch vụ giao nhận vận tải biển quốc tế ..............................7
1.2.3. Mối quan hệ giữa dịch vụ giao nhận vận tải biển quốc tế và dịch vụ
logistics ....................................................................................................7
1.3. Vai trò và ý nghĩa của logistics trong giao nhận vận tải biển quốc tế .................8
1.4. Xu hướng phát triển logistics bằng đường biển trên thế giới. .............................9
1.4.1. Xu hướng thuê ngoài ................................................................................9
1.4.2. Xu hướng sát nhập....................................................................................10
1.4.3. Xu hướng ứng dụng khoa học kỹ thuật ....................................................11
1.4.4. Xu hướng container hóa ngày càng tăng ..................................................12
1.5. Kinh nghiệm phát triển logistics bằng đường biển ở một số quốc gia ................12
1.5.1. Singapore ..................................................................................................12
1.5.2. Nhật Bản ...................................................................................................14
1.5.3. Trung Quốc ...............................................................................................15
1.6. Bài học kinh nghiệm cho phát triển Logistics trong giao nhận vận tải quốc
tế..........................................................................................................................18
Kết luận Chương 1 ......................................................................................................20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LOGISTICS TRONG GIAO
NHẬN VẬN TẢI BIỂN QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM ...........................................21
2.1. Thực trạng hoạt động của các công ty logistics trong giao nhận vận tải biển
quốc tế tại Việt Nam. ..........................................................................................21
2.1.1. Tình hình tăng trưởng số lượng các công ty logistics trong giao
nhận vận tải biển quốc tế tại Việt Nam ...................................................21
2.1.2. Phân loại các công ty logistics tại Việt Nam ............................................22
2.1.2.1. Phân loại theo quy mô ................................................................22
2.1.2.2. Phân loại theo thành phần kinh tế...............................................23
2.1.3. Đánh giá về lợi thế cạnh tranh của các công ty logistics trong giao
nhận vận tải đường biển tại Việt Nam.....................................................25
2.1.4. Interlink – Thương hiệu Việt của nhà giao nhận .....................................28
2.2. Những đánh giá chung về phát triển hoạt động logistics trong giao nhận
vận tải quốc tế đường biển tại tại Việt Nam. .....................................................29
2.2.1. Hiệu quả kinh doanh cung ứng của các doanh nghiệp logistics Việt
Nam .........................................................................................................29
2.2.2. Phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp logistics Việt Nam .................33
2.2.3. Tác động của cơ sở hạ tầng đến hiệu quả hoạt động logistics..................34
2.2.4. Đánh giá về nguồn nhân lực của các doanh nghiệp logistics Việt
Nam .........................................................................................................39
2.2.5. Những vấn đề còn tồn tại hiện nay của hoạt động logistics trong
giao nhận vận tải biển quốc tế tại Việt Nam ...........................................42
2.3. Cơ hội và thách thức cho hoạt động logistics trong giao nhận vận tải biển
quốc tế sau khi Việt Nam gia nhập WTO...........................................................49
2.3.1. Cơ hội .......................................................................................................49
2.3.2. Thách thức ................................................................................................52
Kết luận Chương 2 ......................................................................................................54
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
LOGISTICS TRONG GIAO NHẬN VẬN TẢI BIỂN QUỐC TẾ TẠI
VIỆT NAM. ...............................................................................................................56
3.1. Mục tiêu, quan điểm và căn cứ đề xuất giải pháp................................................56
3.1.1. Mục tiêu đề xuất giải pháp .......................................................................56
3.1.2. Quan điểm đề xuất giải pháp ....................................................................56
3.1.3. Căn cứ đề xuất giải pháp ..........................................................................57
3.2. Các giải pháp phát triển hoạt động Logistics trong giao nhận vận tải quốc
tế đường biển tại Việt Nam.................................................................................60
3.2.1. Các giải pháp vĩ mô ..................................................................................60
3.2.1.1. Quy hoạch và nâng cấp cơ sở hạ tầng ........................................60
3.2.1.2. Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động Logistics. .....62
3.2.1.5. Hiện đại hóa Hải quan Việt Nam ..............................................64
3.2.2. Các giải pháp vi mô ..................................................................................67
3.2.2.1. Củng cố và tăng cường nội lực doanh nghiệp kinh doanh
Logistics ....................................................................................67
3.2.2.2. Nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ Logistics. .......................69
3.2.2.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng Incoterms 2000 của các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam ..............................................71
3.2.2.4. Đẩy mạnh công tác Marketing tại các doanh nghiệp
Logistics.....................................................................................74
3.2.2.5. Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động Logistics............77
3.3. Các kiến nghị .......................................................................................................80
3.3.1. Kiến nghị đối với nhà nước ......................................................................80
3.3.2. Kiến nghị đối với doanh nghiệp ...............................................................84
Kết luận chương 3 .......................................................................................................84
Kết luận chung
Tài liệu tham khảo
Phụ lục 1: Bảng câu hỏi
Phụ lục 2: Kết quả khảo sát
Phụ lục 3: Danh sách khảo sát 30 công ty xuất nhập khẩu Việt Nam
Phụ lục 4: Danh sách khảo sát 30 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics
Phụ lục 5: Nhóm “10 nước hàng đầu” về các tiêu chuẩn liên quan đến logistics
năm 2007
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Phân loại logistics theo quá trình ...............................................................6
Bảng 1.2: Các cuộc mua lại và sáp nhập các công ty 3PL năm 2007.........................11
Bảng 2.1: Quy mô vốn của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics tại
Việt Nam .....................................................................................................................22
Bảng 2.2: Hình thức pháp lý các công ty cung cấp dịch vụ logistics tại Việt
Nam .............................................................................................................................24
Bảng 2.3: So sánh dịch vụ logistics tại các doanh nghiệp ở Việt Nam và nước
ngoài............................................................................................................................30
Bảng 2.4: Bảng xếp hạng 20 công ty 3PL toàn cầu theo doanh thu năm 20072008.............................................................................................................................32
Bảng 2.5: Sản lượng xếp dỡ tại các cảng chính ở Việt Nam ......................................34
Bảng 2.6: Cơ sở hạ tầng các cảng chính ở Việt Nam .................................................35
Bảng 2.7: Chi tiết dự án cụm cảng biển quốc tế Cái Mép – Thị Vải..........................36
Bảng 2.8: Thông số tải trọng các loại đầu kéo container............................................38
Bảng 2.9: Trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp
logistics Việt Nam.......................................................................................................40
Bảng 2.10: Các hình thức để có nguồn khách hàng tại các doanh nghiệp
logistics Việt Nam.......................................................................................................48
Bảng 2.11: Lợi ích từ hoạt động thuê ngoài ...............................................................50
Bảng 2.12:Thị trường xuất nhập khẩu chính của Việt Nam giai đoạn 2006 2007.............................................................................................................................51
Bảng 2.13: Sản lượng hàng hóa và container xuất nhập khẩu qua các cảng của
Việt Nam giai đoạn 1995-2007...................................................................................52
Bảng 2.14: Những thách thức cho các thị trường logistics mới nổi ...........................52
Bảng 2.15: Những tồn tại trong hoạt động logistics của các quốc gia .......................53
Bảng 2.16: Thị trường logistics – Mức độ ảnh hưởng của những thách thức
ngành 2008 - 2015.......................................................................................................54
Bảng 3.1: Lộ trình mở cửa dịch vụ logistics của Việt Nam........................................58
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1PL:
First Party Logistics: Logistics bên thứ nhất.
2PL:
Second Party Logistics: Logistics bên thứ hai.
3PL:
Third Party Logistics: Logistics bên thứ ba.
4PL:
Fourth Party Logistics: Logistics bên thứ tư.
5PL:
Fifth Party Logistics: Logistics bên thứ năm
40’HC:
40 feet High-cube container: loại container 40’ cao.
40’SD:
40 feet standard container: loại container 40’ tiêu chuẩn.
ABI:
Automated Broker Interface: Hệ thống khai báo Hải quan qua
mạng (Mỹ).
ADSL:
Asymmetric Digital Subscriber Line: Thuê bao kỹ thuật số bất
đối xứng.
ASEAN:
Association of South East Asian Nations: Hiệp hội các Quốc gia
Đông Nam Á.
BL:
Bill of Lading: Vận (tải) đơn
C/O
Certificate of Origin: Giấy Chứng nhận xuất xứ.
Cbm:
Cubic Meter: đơn vò thể tích mét khối.
CFR:
Cost and Freight: Điều kiện Tiền hàng và Cước vận tải.
CFS:
Container Freight Station: Trạm đóng hàng container.
CIF:
Cost, Insurance and Freight: Điều kiện Tiền hàng, Phí bảo hiểm
và Cước vận tải.
CIP:
Carriage and Insurance Paid To: Điều kiện Cước vận tải và Phí
bảo hiểm đã trả.
CLM:
The Council of Logistics Management: Hội đồng Quản trò
Logistics (của Mỹ).
CMI
Co-Managed Inventory: Phối hợp quản trò tồn kho.
CPT:
Carriage Paid To: Điều kiện Cước phí vận tải đã trả.
CY:
Container Yard: Bãi Container.
DDP:
Delivered Duty Paid: Giao hàng đã nộp thuế quan.
DDU:
Delivered Duty Unpaid: Giao hàng chưa nộp thuế.
DWT:
All told Dead Weight Tonnage: Trọng tải toàn bộ của tàu.
EDI:
Electronic Data Interchange: Trao đổi dữ liệu điện tử.
ĐH:
Đại học.
EL:
Export Licence: Giấy phép Xuất khẩu.
EU:
European Union: Liên minh Châu Âu.
EXW:
Ex Works: Điều kiện giao tại xưởng.
FCA:
Free Carrier: Điều kiện giao cho người chuyên chở.
FCL:
Full Container Load: Phương thức giao hàng nguyên container.
FCR:
Freight Cargo Receipt: Biên nhận hàng hóa.
FDI:
Foreign Direct Investment: Đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Feus:
Forty-feet equivalent unit: đơn vò tương đương container 40’sd
FIATA:
Fédération Internationale des Associations de Transitaires et
Assimiles: Liên đoàn các Hiệp hội giao nhận quốc tế.
FMC:
Federal Maritime Commission: Ủy ban Hàng hải Liên bang Mỹ.
FOB:
Free On Board: Điều kiện giao lên tàu.
FTP:
File Transfer Protocal: Giao thức truyền dữ liệu
GDP:
Gross Domestic Product: Tổng sản phẩm quốc nội.
ICC:
International Chamber of Commerce: Phòng Thương mại Quốc
tế.
ICD:
Inland Container Depot: Trạm container nội đòa.
JIT:
Just In Time: Vừa kòp lúc.
KNXK:
Kim ngạch xuất khẩu.
L/C:
Letter of Credit: Thư tín dụng.
LCL:
Less than a Container Load: Phương thức giao hàng lẻ.
LP:
Logistics Procedures: Quy trình logistics.
LSP:
Logistics Service Provider: Người cung cấp dòch vụ logistics.
MNC:
Multi-National Company: Công ty Đa quốc gia.
MVC:
Minimum Volume Commitment: Khối lượng cam kết tối thiểu
NUS:
National University of Singapore: Đại học Quốc gia Singapore.
R&D:
Research and Development: Nghiên cứu và Phát triển.
RFID :
Radio Frequency Identification: Công nghệ nhận dạng bằng tần
số Radio.
SCM:
Supply Chain Management: Quản trò Dây chuyền Cung ứng.
SWB:
Sea WayBill: Giấy gửi hàng đường biển
Teus:
Twenty-feet equivalent unit: đơn vò tương đương container 20’
TLIAP:
The Logistics Institute - Asia Pacific: Viện Logistics châu Á –
Thái Bình Dương.
TNHH:
Trách nhiệm hữu hạn.
TP.HCM:
Thành phố Hồ Chí Minh.
VICT:
Vietnam International Container Terminal: Cảng container Quốc
tế Việt Nam.
VKTTĐPN:
Vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam
VOIP:
Voice Over Internet Protocal: Giao tiếp qua giao thức Internet.
VSIP:
Vietnam Singapore Industrial Park: Khu công nghiệp Việt Nam Singapore.
WTO:
World Trade Organization: Tổ chức Thương mại Thế giới.
XNK:
Xuất nhập khẩu.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài:
Logistics là một hoạt động không thể thiếu đối với bất kỳ một quốc gia nào,
trong đó giao nhận vận tải quốc tế đường biển đóng vai trò chủ lực vì nó có khả
năng vận chuyển một khối lượng hàng hóa khổng lồ giữa các quốc gia với chi phí
hợp lý nhất. Theo số liệu của tạp chí Chủ hàng Việt Nam, vận tải đường biển chiếm
gần 90% khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, đứng đầu so với các loại hình vận tải
khác như đường bộ, đường hàng không…ở Việt Nam. Ngoài ra, nó có ý nghĩa quan
trọng không chỉ đối với nền kinh tế quốc dân mà còn có ý nghĩa rất lớn về mặt xã
hội. Giao nhận vận tải quốc tế đường biển giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
tiết giảm chi phí, thời gian…, đồng thời đây còn là một ngành công nghiệp có tỉ
suất lợi nhuận cao, đóng góp nhiều cho ngân sách quốc gia, góp phần giải quyết
công ăn việc làm cho hàng vạn lao động từ phổ thông đến trí thức.
Tại Việt Nam, hoạt động giao nhận vận tải đường biển đang phát triển rất
mạnh mẽ. Do lợi nhuận từ hoạt động đem lại khá cao so với các ngành khác, nên
hàng loạt các công ty giao nhận vận tải lần lượt ra đời làm cho tình hình cạnh tranh
trở nên rất khốc liệt. Để tồn tại, nhiều công ty giao nhận vận tải tại TP.HCM sẵn
sàng “lôi kéo” khách hàng bằng cách chào bán giá cước thấp nhất với mức hoa hồng
cao nhất mà không hề quan tâm đến việc đầu tư, phát triển chất lượng dịch vụ
logistics. Hệ quả là thị trường dần rơi vào tay của các doanh nghiệp logistics của
nước ngoài với tiềm lực tài chính, hạ tầng… mạnh hơn và trên hết là sự đầu tư cho
phát triển dịch vụ rất bài bản của họ.
Với thực tế công tác tại một hãng tàu của Hàn Quốc, hàng ngày chứng kiến
các khó khăn và hoạt động “manh mún” của các doanh nghiệp giao nhận vận tải tại
TP.HCM, tác giả đã lựa chọn đề tài “THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN LOGISTICS TRONG GIAO NHẬN VẬN TẢI BIỂN QUỐC TẾ
TẠI VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015” cho luận văn tốt nghiệp cao học của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
a/ Mục tiêu nghiên cứu:
- Đánh giá về thực trạng hoạt động logistics đường biển của các công ty
giao nhận vận tải ở Việt Nam, từ đó nêu ra các thành công cần phát huy, các tồn
tại, yếu kém cũng như các cơ hội và thách thức mà những công ty này đang gặp
phải.
- Nghiên cứu xây dựng các giải pháp vi mô lẫn vĩ mô để phát triển những
thành tựu, thành công đã đạt được, đồng thời khắc phục các tồn tại, yếu kém của
các doanh nghiệp giao nhận vận tải đường biển Việt Nam.
b/ Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu bản chất của hoạt động logistics, đặc biệt trong giao nhận vận
tải quốc tế bằng đường biển. Tìm hiểu vai trò và ý nghĩa của chúng đối với các
doanh nghiệp xuất nhập khẩu và đối với nền kinh tế.
- Tìm hiểu và ứng dụng các kinh nghiệm phát triển logistics đường biển tại
một số thành phố lớn trên thế giới.
- Tìm hiểu tình hình tăng trưởng và lợi thế cạnh tranh của các công ty giao
nhận vận tải đường biển ở Việt Nam.
- Khảo sát điều tra các doanh nghiệp để đánh giá sâu hơn về hệ thống
logistics phục vụ vận tải biển hiện nay.
- Thu thập những số liệu tin cậy để phục vụ cho công tác nghiên cứu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1. Đối tương nghiên cứu:
- Đề tài tập trung nghiên cứu về hoạt động của công ty kinh doanh dịch vụ
logistics bằng đường biển, đồng thời nghiên cứu một số đánh giá của các doanh
nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu đối với hoạt động logistics để từ đó có những
điều chỉnh cho phù hợp.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: theo số liệu của Hiệp Hội Giao Nhận Kho Vận Việt Nam
VIFFAS, các tỉnh phía Nam là trung tâm của hoạt động logistics đường biển với
gần 78% các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics tập trung ở TP.HCM. Vì
vậy, tác giả xin được tập trung nghiên cứu và điều tra khảo sát các doanh nghiệp
giao nhận vận tải đường biển, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại địa bàn các
tỉnh phía Nam mà TP.HCM đóng vai trò là đại diện. Song song đó, tác giả cũng
sử dụng số liệu của các tỉnh thành có nhiều hoạt động logistics đưởng biển như
Hải Phòng, Đà Nẵng, Qui Nhơn… và các nước khác để phân tích, đánh giá.
- Về thời gian: số liệu sơ cấp từ kết quả điều tra thực tế được thu thập từ
tháng 8-9 năm 2008. Các số liệu thứ cấp khác được cập nhật đến cuối năm 2007
trở về trước. Giai đoạn nghiên cứu từ năm 2009 đến năm 2015 được xem là giai
đoạn quyết định đến sự sống còn của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
logistics khi mà lộ trình cam kết mở của ngành dịch vụ vận tải với tổ chức
Thương mại thế giới WTO đã đến lúc phải thực hiện. Ngoài ra, các doanh nghiệp
lại còn phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu đang lan
rộng.
Vì thời gian và điều kiệu nghiên cứu bị hạn chế, nên tác giả xin được phép
chỉ nghiên cứu về giao nhận vận tải bằng container đường biển quốc tế mà không
nghiên cứu sâu về giao nhận vận tải tàu hàng rời, tàu nội địa hoặc các quy trình
thủ tục giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu. Hơn nữa, do hoạt động xuất khẩu
luôn là ưu tiên số một của mọi quốc gia nên tác giả cũng ít đề cập đến hàng nhập
khẩu.
4. Phương pháp nghiên cứu luận văn:
Đề tài được thực hiện dựa trên các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu định tính. Phương pháp này được thực hiện dựa
vào phương pháp phân tích thống kê các kết quả nghiên cứu của các cơ quan, tổ
chức, hiệp hội, báo đài…
- Phương pháp logic biện chứng. Tác giả đã vận dụng cách tiếp cận theo
duy vật biện chứng và tư duy logic để phân tích thực trạng, từ đó có nhận định và
đề xuất các giải pháp phát triển hoạt động logistics trong giao nhận vận tải quốc
tế đường biển tại Việt Nam.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng. Đây là phương pháp chủ yếu được
sử dụng để thực hiện đề tài, giúp đề tài có cơ sở thực tiễn và tính khả thi cao. Tác
giả đã tiến hành điều tra khảo sát 30 doanh nghiệp xuất nhập khẩu và 30 doanh
nghiệp kinh doanh dich vụ logistics tại địa bàn TP.HCM. Đây là các doanh
nghiệp khá lớn, có lịch sử hoạt động lâu đời, mang tính đặc trưng cho các doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu và logistics hiện nay
tại TP.HCM. Nhờ vào lợi thế trong ngành và hệ thống khách hàng sẵn có, tác giả
đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các doanh nghiệp này thông qua fax, điện
thoại, email, phỏng vấn trực tiếp. Thông tin thu thập sẽ được xử lý trên phần mềm
phân tích thống kê SPSS, phiên bản 11.5 để có thể cho ra những kết quả phân tích
định lượng một cách chính xác và khoa học.
5. Điểm mới của luận văn:
Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về logistics như đề tài “Ứng dụng mô hình
dịch vụ Logistics và quản trị chuỗi cung ứng trong hoạt động dịch vụ kho hàng
dược phẩm tại công ty TNHH DietHelm Việt Nam” của thạc sĩ Nguyễn Công
Hiệp”. Ở đề tài này, tác giả đã đưa ra các giải pháp khá hay cho dịch vụ logistics
và quản trị chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, hạn chế của đề tài này là giới hạn nghiên
cứu trong phạm vi một công ty nhỏ hẹp. Hoặc như đề tài “Nâng cao năng lực hệ
thống cảng biển Việt Nam đảm bảo sự phát triển của dịch vụ Logistics” của thạc
sĩ Mai Nguyễn Trường Sơn. Đề tài này đưa ra nhiều kinh nghiệm phát triển cảng
biển của các quốc gia lân cận, giới thiệu được khái quát tình hình cảng biển các
khu vực Bắc, Trung, Nam. Đề tài này cũng đánh giá được thực trạng cơ sở vật
chất, hạ tầng, nguồn nhân lực… và xu hướng phát triển cảng biển ở Việt Nam.
Tuy nhiên, trong phần nghiên cứu thực trạng phát triển dịch vụ logistics ở Việt
Nam, tác giả Trường Sơn đã không phân tích nhiều về tình hình phát triển dịch vụ
logistics. Ngược lại, tác giả Sơn lại tiếp tục đánh giá tiếp về sự thiếu hụt cảng
biển và hạ tầng cảng biển mà tác giả Sơn đã đánh giá ở phần trên. Hơn thế nữa,
các giải pháp và kiến nghị chương 3 được đưa ra rất sơ sài và thiếu chiều sâu.
Phần lớn giải pháp đưa ra mang tính vĩ mô, thiếu hẳn các giải pháp vi mô như
nâng cao chất lượng dịch vụ của cảng, marketing thu hút khách hàng... cho chính
bản thân các cảng biển. Ngoài ra, đề tài của tác giả Trường Sơn còn thiếu phần
điều tra khảo sát thực tế và phân tích định lượng để phục vụ cho việc nghiên cứu.
Ở luận văn của tôi, đây có thể coi là công trình đầu tiên nghiên cứu sâu
rộng về hoạt động logistics trong giao nhận vận tải biển quốc tế tại Việt Nam.
Phần cơ sở lý luận ở chương 1, tác giả đã đưa ra các khái niệm khác biệt giữa
logistics, dịch vụ logistics cũng như khái niệm về dịch vụ giao nhận vận tải biển
quốc tế. Từ các khái niệm này, tác giả đã xây dựng mối quan hệ biện chứng giữa
dịch vụ giao nhận vận tải biển quốc tế với dịch vụ logistics.
Tiếp đó, bằng các khảo sát thực tế và các số liệu nghiên cứu khá mới, tác
giả đã phân tích thực trạng hoạt động logistics trong giao nhận vận tải biển quốc
tế tại Việt Nam hiện nay. Đó là thực trạng phát triển số lượng các doanh nghiệp
giao nhận, thực trạng về qui mô, phạm vi hoạt động, dịch vụ cung ứng cũng như
các tác động của cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực đến sự phát triển của các công ty
logistics đường biển trong cả nước. Từ đó, tác giả cũng đã rút ra được mười tồn
tại chính yếu để làm tiền đề cho việc đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng
lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics trong nước.
Một điểm mới khác nữa, đó là tác giả đã đưa vào phân tích hai trường hợp
thực tế của Công ty Cổ phần Giao Nhận Vận Chuyển & Thương Mại Liên Kết
Quốc Tế Interlink và Công ty Cổ phần Giao nhận Vận tải Mỹ Á ASL Corp. Đây
là hai trong những công ty giao nhận vận tải lớn của TP.HCM, được nhiều khách
hàng biết đến. Mỗi công ty có chiến lược phát triển riêng nhưng qua đó, tác giả đã
rút ra được nhiều bài học và có cách nhìn sát với thực tế hơn trong quá trình
nghiên cứu.
Bên cạnh đó, tác giả còn phân tích và kiến nghị các biện pháp sử dụng hiệu
quả các điều kiện thương mại Incoterms 2000 đối với các doanh nghiệp xuất nhập
khẩu Việt Nam. Các giải pháp mà tác giả đưa ra có tính thiết thực và khả thi cao,
phù hợp với điều kiện kinh doanh hiện nay. Tác giả hy vọng sẽ giải quyết được
phần nào những tồn tại đặt ra cho hoạt động giao nhận vận tải biển quốc tế ở Việt
Nam.
6. Kết cấu của luận văn:
- Lời mở đầu.
- Chương 1: Cơ sở lý luận về logistics. Chương này nêu lên một số khái niệm
về logistics, dịch vụ logistics, dịch giao nhận vận tải biển quốc tế. Qua đó, chương 1
cũng nói lên được các mối liên hệ giữa dịch vụ logistics và dịch vụ giao nhận vận
tải biển quốc tế cũng như vai trò, ý nghĩa của chúng đối với nền kinh tế và doanh
nghiệp. Song song đó, Chương 1 còn đề cập đến các xu hướng phát triển logistics
bằng đường biển trên thế giới, các kinh nghiệm phát triển logistics bằng đường biển
ở một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
- Chương 2: Thực trạng phát triển logistics trong giao nhận vận tải biển
quốc tế tại Việt Nam. Nội dung chương này nói về quy mô, tình hình tăng trưởng,
hiệu quả kinh doanh cung ứng, phạm vi hoạt động, nguồn nhân lực của các công ty
kinh doanh dịch vụ logistics Việt Nam cũng như tác động của cơ sở hạ tầng đến
hoạt động logistics. Từ đó, Chương 2 đã rút ra được các tồn tại, cơ hội, thách thức
của các công ty kinh doanh dịch vụ logistics Việt Nam nhằm làm tiền đề để đưa ra
các giải pháp ở Chương 3.
- Chương 3: Các giải pháp phát triển hoạt động logistics trong giao nhận vận
tải biển quốc tế tại Việt Nam. Chương này đưa ra 2 nhóm giải pháp vi mô và vĩ mô.
Nhóm giải pháp vĩ mô nói về vai trò của Chính phủ và Hiệp hội Giao nhận Kho vận
Việt Nam VIFFAS, vai trò của cơ sở hạ tầng, hải quan, chất lượng nguồn nhân lực
và hệ thống luật pháp. Nhóm giải pháp vi mô nói về việc cải tiến chất lượng dịch
vụ, củng cố nội lực, đẩy mạnh tiếp thị và ứng dụng công nghệ thông tin tại các
doanh nghiệp logistics Việt Nam.
- Tài liệu tham khảo.
- Các phụ lục.
1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LOGISTIC
1.1 KHÁI NIỆM VỀ LOGISTICS VÀ DỊCH VỤ LOGISTICS:
1.1.1 Khái niệm về Logistics:
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều định nghĩa khác nhau về Logistics và vẫn
chưa có khái niệm thống nhất. Một điều rất thú vị là thuật ngữ “Logistics” chẳng có
liên quan gì với từ “Logic” hay “Logistic” trong toán học. Trong các từ điển, từ
“Logistics” có nghĩa là tổ chức lo việc cung ứng dịch vụ cho mọi cuộc hành quân
hỗn hợp, ngành hậu cần (trong quân sự). Mặc dù Logistics là một thuật ngữ khá mới
mẻ ở Việt Nam nhưng thực ra nó đã có khá lâu trên thế giới.
Theo tạp chí Logisticworld thì: Logistics là một môn khoa học của việc
hoạch định, tổ chức, quản lí và thực hiện các hoạt động cung ứng hàng hoá và dịch
vụ.
Theo Hội đồng quản lý Logistics (The Council of Logistics Managerment)
thì Logistics là sự quản lí, kiểm soát các nguồn lực ở trạng thái động và tĩnh, là một
bộ phận của chuỗi cung ứng, bao gồm quá trình hoạch định, quản lí, thực hiện và
kiểm soát hiệu quả, tiết kiệm nhất về chi phí và thời gian các dòng chảy xuôi chiều
cũng như ngược chiều, từ điểm tiền sản xuất đến điểm tiêu thụ cuối cùng với mục
tiêu đáp ứng nhu cầu khách hàng, qui trình này bao hàm cả các hoạt động đầu vào,
đầu ra, bên trong cũng như bên ngoài của tổ chức.
Theo quan điểm của GS. TS. Đoàn Thị Hồng Vân thì: “Logistics là quá trình
tối ưu hoá về vị trí và thời điểm vận chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu
tiên của dây chuyền cung ứng cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua
hàng loạt các hoạt động kinh tế” (Quản trị Logistics – NXB Thống kê 2006).
Dưới góc độ quản trị chuỗi cung ứng, thì: Logistics là quá trình tối ưu hoá về
vị trí, lưu trữ và chu chuyển các tài nguyên, yếu tố đầu vào từ điểm xuất phát đầu
tiên là nhà cung cấp qua nhà sản xuất, người bán buôn, bán lẻ, đến tay người tiêu
dùng cuối cùng thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế
Theo khái niệm này, Logistics bao trùm cả hai cấp độ hoạch định và tổ chức:
2
- Cấp độ thứ 1: tối ưu hoá vị trí: là lấy nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành
phẩm, dịch vụ,… ở đâu? khi nào? và vận chuyển đi đâu?
- Cấp độ thứ 2: tối ưu hoá vận chuyển và lưu trữ: làm thế nào để đưa được
nguồn tài nguyên / các yếu tố đầu vào từ điểm đầu đến điểm cuối dây chuyền
cung ứng.
Theo
tác
giả:
Logistics là quá trình
tối ưu hoá toàn bộ dây
chuyền cung ứng, từ
điểm đầu tiên của quá
trình sản xuất cho đến
người tiêu dùng cuối
cùng, nhằm đảm bảo
yêu cầu đúng lúc (Just
In Time - JIT) với tổng
chi phí thấp nhất. Hay
có thể nói cách khác:
logistics là quá trình tối
ưu hoá về vị trí, thời
gian, lưu trữ và vận
chuyển các tài nguyên
từ điểm đầu của dây
Hình 1.1: Ảnh minh họa LOGISTICS
(Nguồn: Tác giả: Robert Mottley)
chuyền cung ứng đến
tay người tiêu dùng nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng.
Các định nghĩa trên cho chúng ta thấy dịch vụ Logistics trong giao nhận vận
tải quốc tế vừa là sự phát triển ở giai đoạn cao của dịch vụ giao nhận vận tải trên cơ
sở sử dụng những thành tựu của công nghệ thông tin để điều phối hàng hoá từ khâu
tiền sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng, vừa nêu lên được ưu điểm nổi bậc
của nó so với dịch vụ giao nhận vận tải. Đó là sự tối ưu hóa dịch vụ giao nhận vận
tải nhằm đảm bảo giao hàng đúng lúc với chi phí thấp nhất.
3
Sơ đồ 1.1: Các bộ phận cơ bản của Logistics
Nguyên vật liệu
Phụ tùng
Máy móc, Thiết
bị
Quá
trình
sản
xuất
Đóng
gói
Bán thành phẩm
Kho
lưu
trữ
thành
phẩm
Bến,
bãi
chứa
Khách
hàng
T.T.
phân
phối
Dịch vụ
...
Cung ứng
Quản lý vật tư
Phân phối
LOGISTICS
(Nguồn: Logistics những vấn đề cơ bản XB 2003 - GS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân)
Dòng chu chuyển vận
tải
Dòng thông tin lưu
thông
1.1.2 Khái niệm về dịch vụ logistics:
Trong Luật Thương mại 2005, lần đầu tiên khái niệm về dịch vụ logistics
được pháp điển hóa. Điều 233 của luật Thương mại quy định “Dịch vụ logistics là
hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công
đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các
thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hạng
hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để
hưởng thù lao”.
Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau nhưng các khái niệm về dịch vụ
logistics có thể chia làm hai nhóm:
4
Nhóm định nghĩa hẹp mà tiêu biểu là định nghĩa của Luật Thương mại 2005
có nghĩa hẹp, coi logistics gần như tương tự với hoạt động giao nhận hàng hóa. Tuy
nhiên cũng cần chú ý là định nghĩa trong Luật Thương mại có tính mở, thể hiện
trong đoạn in nghiêng “hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa”. Khái
niệm logistics trong một số lĩnh vực chuyên ngành cũng được coi là có nghĩa hẹp,
tức là chỉ bó hẹp trong phạm vi, đối tượng của ngành đó. Theo trường phái này, bản
chất của dịch vụ logistics là việc tập hợp các yếu tố hỗ trợ cho quá trình vận chuyển
sản phẩm từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ. Theo đó, dịch vụ logistics mang nhiều yếu
tố vận tải, người cung cấp dịch vụ logistics theo khái niệm này không có nhiều khác
biệt so với người cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức.
Nhóm định nghĩa thứ 2 về dịch vụ logistics có phạm vi rộng, có tác động từ
giai đoạn tiền sản xuất cho tới khi hàng hóa tới tay của người tiêu dùng cuối cùng.
Theo nhóm định nghĩa này, dịch vụ logistics gắn liền cả quá trình nhập nguyên,
nhiên vật liệu làm đầu vào cho quá trình sản xuất, sản xuất ra hàng hóa và đưa vào
các kênh lưu thông, phân phối để đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Nhóm định
nghĩa này của dịch vụ logistics góp phần phân định rõ ràng giữa các nhà cung cấp
từng dịch vụ đơn lẻ như dịch vụ vận tải, giao nhận, khai thuê hải quan, phân phối,
dịch vụ hỗ trợ sản xuất, tư vấn quản lý… với một nhà cung cấp dịch vụ logistics
chuyên nghiệp, người sẽ đảm nhận toàn bộ các khâu trong quá trình hình thành và
đưa hàng hóa tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Như vậy, nhà chung cấp dịch vụ
logistics chuyên nghiệp đòi hỏi phải có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng để cung
cấp dịch vụ mang tính “trọn gói” cho các nhà sản xuất. Đây là một công việc mang
tính chuyên môn hóa cao. Ví dụ, khi một nhà cung cấp dịch vụ logistics cho một
nhà sản xuất thép thì người này sẽ chịu trách nhiệm cân đối sản lượng của nhà máy
và lượng hàng tồn kho để nhập phôi thép, tư vấn cho doanh nghiệp về chu trình sản
xuất, kỹ năng quản lý và lập các kênh phân phối, các chương trình makerting, xúc
tiến bán hàng để đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng.
1.1.3 Phân loại Logistics:
1.1.3.1 Phân loại theo hình thức khai thác Logictics:
Trên thế giới, logistics đến nay đã phát triển qua 5 hình thức:
5
- Logistics bên thứ nhất (1PL - First Party logistics): hình thức đầu tiên này
là chủ sở hữu tự mình tổ chức, thực hiện các hoạt động logistics nhằm đáp ứng nhu
cầu của bản thân. Hình thức này thường mang tính chuyên nghiệp thấp do không có
đủ các phương tiện hỗ trợ, đặc biệt là công nghệ thông tin.
- Logistics bên thứ hai (2PL - Second Party logistics): là người cung cấp một
công đoạn, một dịch vụ đơn lẻ như: vận tải, kho chứa hàng hoặc thu gom hàng, . . .
nhưng chưa tích hợp các hoạt động logistics.
- Logistics bên thứ ba (3PL - Third Party logistics): là người cung cấp dịch
vụ tương đối hoàn chỉnh, thay khách hàng quản lí và thực hiện các hoạt động
logistics đến từng bộ phận chức năng, có sự kết hợp thống nhất ở các khâu.
- Logistics bên thứ tư (4PL - Fouth Party logistics): là người tích hợp
logistics, chịu trách nhiệm quản lý, vận hành toàn bộ hoạt động logistics nhằm một
mục tiêu định trước của khách hàng.
- Logistics bên thứ năm (5PL - Fifth Party logistics): là sự phát triển cao nhất
của hoạt động logistics cho đến thời điểm hiện nay. Nhà cung cấp các dịch vụ
logistics là các chuyên gia hàng đầu trong việc ứng dụng các công nghệ khoa học
tiên tiến nhất, không những xử lý hệ thống thông tin linh hoạt mà họ còn phát ra các
thông tin giúp khách hàng một cách hoàn hảo nhất về quản lý nguồn cung ứng lẫn
nhu cầu sản phẩm. Nâng tầm quản lý logistics lên một tiêu chuẩn mới, họ có thể
thiết kế và vận hành toàn bộ dây chuyền cung ứng sản phẩm. Thậm chí một công ty
không cần có bất cứ một thiết bị nào, chỉ cần có ý tưởng và hành động, mọi công
việc được nhà cung cấp dịch vụ 5PL thực hiện.
Hình 1.2: Các hình thức
phát triển của Logistics
từ 1PL đến 5PL từ 1PL
đến 5PL
(Nguồn: An Approach
towards overall supply
chain efficiency – Hai Lu
& Yirong Su)
6
1.1.3.2 Phân loại theo quá trình khai thác logistics:
Căn cứ vào quá trình hoạt động, logistics phân thành các nhóm ở Bảng 1.1
Bảng 1.1: Phân loại logistics theo quá trình
Phân loại logistics
Đặc điểm
Logistics đầu vào
là các hoạt động đảm bảo cung ứng tài nguyên đầu vào
(Inbound logistics)
(nguyên liệu, thông tin, vốn,…) tối ưu về vị trí, thời gian
và chi phí cho quá trình sản xuất.
Logistics đầu ra
là hoạt động đảm bảo cung cấp thành phẩm đến người tiêu
(Outbound
dùng tối ưu về vị trí, thời gian, chi phí nhằm đem lại lợi
logistics)
nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
Logistics ngược
là quá trình thu hồi các phụ phẩm, sản phẩm kém chất
(Reverse logistics)
lượng, các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường sinh ra từ
việc sản xuất, phân phối và tiêu dùng trở về để tái chế
hoặc xử lý.
1.2 KHÁI NIỆM VỀ DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI BIỂN QUỐC TẾ:
1.2.1 Khái niệm về dịch vụ giao nhận vận tải biển quốc tế:
Giao nhận vận tải là những hoạt động nằm trong khâu lưu thông phân phối,
một khâu quan trọng nối liền sản xuất với tiêu thụ, hai khâu chủ yếu của chu trình
tái sản xuất xã hội. Giao nhận vận tải thực hiện chức năng đưa sản phẩm từ nơi sản
xuất đến nơi tiêu thụ, hoàn thành mặt thứ hai của lưu thông phân phối là phân phối
vật chất, khi mặt thứ nhất là thủ tục thương mại đã hình thành.
Theo qui tắc mẫu của Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế (FIATA), dịch
vụ giao nhận được định nghĩa như là “bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận
chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hoá cũng như
các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan,
tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hoá”.
Như vậy, dịch vụ giao nhận vận tải biển quốc tế là hành vi thương mại, theo đó
người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ nhà xuất khẩu, tổ chức vận
7
chuyển, gom hàng, bốc xếp, lưu kho, lưu bãi, thuê hãng tàu, mua bảo hiểm, thanh
toán, làm các thủ tục, giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho nhà
nhập khẩu theo sự uỷ thác của nhà xuất khẩu, của người vận tải hoặc của người giao
nhận khác. Về cơ bản, giao nhận vận tải biển quốc tế là tập hợp những công việc có
liên quan đến quá trình vận tải đường bộ và đường biển nhằm thực hiện việc di
chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận
hàng).
1.2.2 Đặc điểm của dịch vụ giao nhận vận tải biển quốc tế:
- Dịch vụ giao nhận vận tải biển quốc tế không tạo ra sản phẩm vật chất, nó chỉ
làm cho đối tượng thay đổi vị trí về mặt không gian chứ không tác động về mặt kỹ
thuật làm thay đổi các đối tượng đó. Nhưng giao nhận vận tải lại có tác động tích
cực đến sự đến sự phát triển của sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân.
- Mang tính thụ động: đó là do dịch vụ này phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu của
khách hàng, các qui định của người vận chuyển, các ràng buộc về luật pháp, thể chế
của chính phủ (nước xuất khẩu, nước nhập khẩu, nước thứ ba)…
- Mang tính thời vụ: dịch vụ giao nhận vận tải biển quốc tế là dịch vụ phục vụ
cho hoạt động xuất nhập khẩu nên nó phụ thuộc rất lớn vào lượng hàng hóa xuất
nhập khẩu. Mà thường hoạt động xuất nhập khẩu mang tính chất thời vụ nên hoạt
động giao nhận cũng chịu ảnh hưởng của tính thời vụ.
- Ngoài những công việc như làm thủ tục, môi giới, thuê tàu, lưu cước, người
làm dịch vụ giao nhận vận tải biển quốc tế còn tiến hành các dịch vụ khác như gom
hàng, chia hàng, bốc xếp nên để hoàn thành công việc tốt hay không còn phụ thuộc
nhiều vào cơ sở vật chất kỹ thuật và kinh nghiệm của người giao nhận.
1.2.3 Mối quan hệ giữa dịch vụ giao nhận vận tải biển quốc tế và dịch vụ
logistics:
- Logistics là sự phát triển cao, hoàn chỉnh của dịch vụ giao nhận vận tải biển
quốc tế. Cùng với quá trình phát triển của mình, logistics đã làm đa dạng hóa khái
niệm vận tải giao nhận biển truyền thống. Từ chỗ chỉ thay mặt khách hàng để thực
hiện các khâu rời rạc như thuê tàu, lưu cước, làm thủ tục thông quan… cho tới cung
8
cấp dịch vụ trọn gói từ kho đến kho (door to door). Từ chỗ đóng vai trò đại lý,
người được ủy thác trở thành một chủ thể chính trong các hoạt động vận tải giao
nhận với khách hàng, chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các hành vi của
mình. Ngày nay, để có thể thực hiện nghiệp vụ của mình, người giao nhận phải
quản lý một hệ thống đồng bộ từ giao nhận tới vận tải, cung ứng nguyên vật liệu
phục vụ sản xuất kinh doanh, bảo quản hàng hóa trong kho, phân phối hàng hóa
đúng nơi, đúng lúc, sử dụng thông tin điện tử để theo dõi, kiểm tra,… Như vậy,
người giao nhận vận tải đường biển trở thành người cung cấp dịch vụ logistics bằng
đường biển.
- Dịch vụ giao nhận vận tải biển quốc tế là yếu tố cấu thành trong dịch vụ
logistics bằng đường biển. Trong tất cả các yếu tố cấu thành chuỗi logistics thì giao
nhận vận tải biển quốc tế là một trong những khâu quan trọng nhất, có ảnh hưởng
tới chất lượng dịch vụ và chi phí logistics. Giao nhận vận tải đường biển tốt sẽ góp
phần đảm bảo cung ứng hàng hóa một cách nhanh chóng, kịp thời, ổn định; rút ngắn
thời gian giao hàng cho khách, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng. Không
những thế, giao nhận vận tải đường biển tốt còn cho phép doanh nghiệp giảm đến
mức thấp nhất chi phí, thiệt hại do lưu kho, tồn đọng sản phẩm và nhờ đó giảm chi
phí logistics nói chung. Thông thường, chi phí giao nhận vận tải đường biển có thể
chiếm tới hơn một phần ba trong tổng chi phí logistics. Chính vì thế việc giảm chi
phí giao nhận vận tải đường biển có ý nghĩa to lớn trong việc giảm tổng chi phí
logistics.
1.3 VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA LOGISTICS TRONG GIAO NHẬN VẬN
TẢI BIỂN QUỐC TẾ:
- Vận tải đưởng biển thích hợp cho việc vận chuyển hầu hết các loại hàng
hoá trong thương mại quốc tế. Đặc biệt thích hợp và hiệu quả là việc vận chuyển
các loại hàng rời có khối lượng lớn nhưng giá trị thấp như than đá, quặng, ngũ cốc,
dầu mỏ…., hàng công trình, máy móc, hàng container.
- Chi phí đầu tư xây dựng các tuyến đường hàng hải thấp: các tuyến đường
hàng hải hầu hết là những tuyến đường giao thông tự nhiên nên không đòi hỏi nhiều