Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Báo cáo kiến tập Trung tâm bảo trợ 1 Đông Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (585.32 KB, 26 trang )

SV: Đỗ Minh Nguyệt

Học Viện Phụ nữ Việt Nam

Lời nói đầu
Môn Kiến tập Công tác xã hội là môn học đem lại những lợi ích thiết
thực cho sinh viên nhằm trang bị cho sinh viên những lý thuyết vững chắc để
dễ dàng áp dụng những kiến thức của mình vào thực tế. Bên cạnh đó, môn học
cũng tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận, làm quen với những phương pháp
làm việc, kỹ năng giao tiếp, phỏng vấn, lắng nghe và tiếp cận với thực tiễn.
Nhóm chúng tôi gồm 48 sinh viên với sự hướng dẫn của giảng viên Đỗ
Thị Thu Phương và Trịnh Hà My, được sự đồng ý của Học viện Phụ nữ Việt
Nam và khoa Công tác xã hội, chúng tôi đã được đi kiến tập tại Trung tâm bảo
trợ xã hội I – Dục Tú, Đông Anh, Hà Nội.
Vì là lần đầu tiên đi kiến tập tại cơ sở nên chúng tôi còn gặp nhiều khó
khăn cả về khách quan và chủ quan. Khách quan là do cơ sở kiến tập nằm ở
khá xa trung tâm Thành phố nên việc di chuyển, đi lại gặp nhiều khó khăn. Mặt
chủ quan là do lần đầu tiên được tiếp xúc thực tế nên chúng tôi chưa có nhiều
kinh nghiệm, còn nhiều bỡ ngỡ trong giao tiếp cũng như phương pháp làm việc.
Nhưng với sự giúp đỡ tận tình của giảng viên hướng dẫn cũng như những cán
bộ trong cơ sở chúng tôi đã hoàn thành tốt chuyến thực tế của mình.
Đồng thời qua đó, chúng tôi đã đúc rút được những kinh nghiệm quý báu
cho bản thân, để chuẩn bị hành trang vững chắc cho những chuyến kiến tập,
thực tập tiếp theo và quan trọng hơn là cho công việc sau này.
Qua đây, tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới cô Phương và cô
My – giảng viên hướng dẫn, bác Lưu – giám đốc Trung tâm, anh Hải – kiểm
huấn viên cùng toàn thể đội ngũ cán bộ, nhân viên trong Trung tâm, là những
người đã tận tình giúp đỡ chúng tôi hoàn thành tốt quá trình kiến tập.
Bài báo cáo còn những điểm thiếu sót, mong nhận được sự bổ sung, đóng
góp ý kiến của các thầy, cô để hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!



1


SV: Đỗ Minh Nguyệt

Học Viện Phụ nữ Việt Nam

Phần 1: Khái quát về cơ sở kiến tập
1. Lịch sử thành lập của cơ sở
Trung tâm bảo trợ xã hội I là đơn vị sự nghiệp làm công tác xã hội, là
đơn vị trực thuộc Sở Lao động thương binh và xã hội Hà Nội. Căn cứ quyết
định số 4832/QĐ-UB ngày 11/12/1995 của UBND Thành phố Hà Nội về việc
tách Trung tâm bảo trợ xã hội Hà Nội thành 2 Trung tâm Bảo trợ xã hội I và
Trung tâm Bảo trợ xã hội IV.
Quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị Trung tâm đã được UBND thành
phố Hà Nội bổ sung nhiệm vụ cho phù hợp với hoạt động của đơn vị dựa trên
các quyết định:
Quyết định số 1087/QĐ- UBND ngày 16/03/1998 của UBND Thành
Phố Hà Nội về việc quy định lại nhiệm vụ của Trung tâm Bảo trợ xã hội I Hà
Nội.
Quyết định số 1689/QĐ- UBND ngày 27/04/2007 của UBND Thành
phố Hà Nội về việc Bổ sung nhiệm vụ cho trung tâm Bảo trợ xã hội I Hà Nội
trực thuộc Sở lao động thương binh và xã hội Hà Nội được tiếp nhận trẻ em bị
bỏ rơi vào quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng tại Trung tâm.
Quyết định 93/2007/QĐ- UBND ngày 23/08/2007 của UBND thành
phố Hà Nội.
Quyết định 90/2009/QĐ- UBND ngày 16/07/2009 của UBND Thành
phố Hà Nội về việc tập trung nuôi dưỡng người lang thang xin ăn, người tâm
thần lang thang trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Quyết định 5554/QĐ- UBND ngày 29/10/2009 của UBND thành phố
Hà Nội về việc bổ sung nhiệm vụ cho Trung tâm BTXH I Hà Nội trực thuộc sở
lao động thương binh xã hội Hà Nội tập trung các đối tượng lang thang xin ăn
trên địa bàn Thành phố Hà Nội đưa vào trung tâm nuôi dưỡng, giáo dục và
chuyển trả về gia đình, địa phương theo quy định.
Tóm lại, Trung tâm bảo trợ xã hội I được xây dựng trên cơ sở chức năng,
nhiệm vụ được UBND thành phố Hà Nội giao tại quyết định số 4382/QĐ-UB
2


SV: Đỗ Minh Nguyệt

Học Viện Phụ nữ Việt Nam

ngày 11 tháng 12 năm 1995 và Quyết định số 90/QĐ – UBND về việc tập trung
và giải quyết, tiếp nhận, quản lý, nuôi dưỡng, chăm sóc tái hòa nhập cộng đồng
khi đủ điều kiện cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, người
lang thang xin ăn, đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp trên địa bàn thành phố Hà
Nội.
2. Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của cơ sở
a. Mục tiêu:
- Nhằm giảm những đối tượng sống lang thang xin ăn, người già không có
nơi nương tụa, cho họ một mái ấm tình thương, một nơi ăn ở để họ có một cuộc
sống tốt hơn. Giảm tối thiểu những vấn đề xã hội xảy ra với những đối tượng
này.
- Bảo đảm an toàn an ninh xã hội, tạo điều kiện để những đối tượng yếu
thế nhận được những nguồn giúp đỡ từ xã hội.
- Chăm sóc, bảo vệ, phục hồi chức năng cho người khuyết tật.
- Trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi, trẻ khuyết tật.
b. Chức năng:

Trung tâm bảo trợ xã hội I là đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Lao động Thương
binh và Xã hội Hà Nội có chức năng tập trung, tiếp nhận, quản lý, chăm sóc,
nuôi dưỡng, giáo dục, hướng nghiệp và giải quyết tái hòa nhập cộng đồng khi
đủ điều kiện cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn, trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, người lang
thang xin ăn, người cần bảo vệ khẩn cấp trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Tổ
chức công tác đào tạo nghề theo dự án (nếu có). Đồng thời chịu sự chỉ đạo quản
lý toàn diện của Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội và sự kiểm tra,
hướng dẫn về chuyên môn, nhiệm vụ của phòng bảo trợ xã hội Sở.
Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Kinh phí
hoạt động của Trung tâm do ngân sách nhà nước cấp và có sự hỗ trợ của các tổ
chức cá nhân trong nước và quốc tế.

3


SV: Đỗ Minh Nguyệt

Học Viện Phụ nữ Việt Nam

c. Nhiệm vụ:
- Tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước, phương hướng, nhiệm vụ của Sở Lao động Thương binh và Xã
hội Hà Nội giao.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong ngành xây dựng phương hướng,
nhiệm vụ của Sở Lao động Thương Binh và Xã hội Hà Nội.
- Thực hiện nhiệm vụ tập trung, tiếp nhận quản lý, nuôi dưỡng, giáo dục,
chăm sóc sức khỏe cho trẻ bị bỏ rơi, trẻ có hoàn cảnh khó khăn, trẻ mất nguồn
nuôi dưỡng, người lang thang xin ăn, đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp trên
địa bàn Hà Nội.
- Thực hiện các chế độ tài chính kế toán, thống nhất quản lý các nguồn

ngân sách do Trung ương, địa phương phục vụ cho nhiệm vụ chính trị của đơn
vị.
- Thực hiện nhiệm vụ theo thẩm quyền tổ chức và cán bộ.
- Xây dựng chương trình kế hoạch công tác của Trung tâm, bàn giao, sơ
kết, tổng kết hàng tháng, quý, năm và từng nhiệm vụ của Trung tâm, tuyên
truyền triển khai nhiệm vụ.
3. Cơ sở vật chất của cơ sở
Trung tâm bảo trợ xã hội I gồm có 5 khu. Từ cổng vào nhìn thấy đầu tiên
là khu nhà trẻ , đến khu hành chính, đến khu tiếp nhận và cuối cùng đi vào sân
là khu dành cho đối tượng được hỗ trợ khẩn cấp. Mỗi phòng làm việc đều được
trang bị đầy đủ thiết bị hỗ trợ công việc như: máy tính, máy in… Bên cạnh đó,
phòng ở của đối tượng và phòng ở của trẻ em bị bỏ rơi đều có quạt điện, bóng
điện, giường ngủ; trung tâm cung cấp quần áo, chăn màn, gối cho đối tượng.
Tổng diện tích của trung tâm là 4021m2. Diện tích bình quân m2 nhà ở
trên đối tượng là 0.5m2 và diện tích bình quân m2 trên đối tượng 23,6m2.

4


SV: Đỗ Minh Nguyệt

Học Viện Phụ nữ Việt Nam

4. Bộ máy tổ chức
a. Ban giám đốc: có trách nhiệm các mặt hoạt động của đơn vị và có trách
nhiệm cao nhất trong việc thực hiện các hoạt động quản trị tại đơn vị, gồm 2
đồng chí Giám đốc và Phó Giám Đốc.
- Đồng chí Giám đốc: Nguyễn Văn Lưu phụ trách 2 phòng Tài chính Hậu
cần; phòng Y tế nuôi dưỡng trẻ em.
- Đồng chí Phó Giám đốc: Nguyễn Văn Quảng phụ trách 2 bộ phận Đội

Trật Tự Xã Hội lưu động và phòng tiếp nhận quản lý giáo dục dạy nghề.
b. Các phòng thuộc Trung tâm:
- Phòng tổ chức Hành chính: chịu trách nhiệm tham mưu cho Ban Giám
Đốc về công tác tổ chức cán bộ và các vấn đề công tác theo dõi khen thưởng,
kỷ luật. Có 3 tổ (tổ chuyên môn nghiệp vụ, tổ bảo vệ điện nước, lái xe và tổ cấp
dưỡng). Phòng bao gồm 12 cán bộ nhân viên.
- Phòng tiếp nhận, quản lý giáo dục, dạy nghề: có nhiệm vụ chính là tiếp
nhận, phân loại, quản lý, giáo dục, chăm sóc và giải quyết bàn giao về địa
phương, gia đình hoặc chuyển đến các cơ sở nuôi dưỡng các đối tượng lang
thang xin ăn và đối tượng cần được bảo vệ khẩn cấp. Bao gồm 12 cán bộ, nhân
viên.
- Phòng y tế nuôi dưỡng và trẻ em: có nhiệm vụ là đảm bảo 24/24 giờ thực
hiện nhiệm vụ tiếp nhận, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ sơ sinh bị bỏ rơi. Bao gồm
13 cán bộ (trong đó có 8 nhân viên hợp đồng ngắn hạn).
- Đội trật tự xã hội lưu động số 1: có nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với các
phường, xã, thị trấn trên địa bàn 14 quận, huyện để thực hiện công tác tập
trung, tiếp nhận các đối tượng lang thang, xin ăn, người tâm thần lang thang
trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Đội bao gồm 13 cán bộ.
Mỗi phòng có 1 trưởng phòng và có từ 1 đến 2 phó phòng do Giám đốc
Trung tâm bổ nhiệm theo quyết định số 276/QĐ-SLĐTBXH ngày 26/03/2014
của Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã Hội Hà Nội.

5


SV: Đỗ Minh Nguyệt

Học Viện Phụ nữ Việt Nam

5. Các đối tượng xã hội được chăm sóc tại cơ sở

Trung tâm bảo trợ xã hội 1 tiếp nhận, trợ giúp cho 3 nhóm đối tượng sau:
- Đối tượng lang thang xin ăn:
Thực tế ở địa bàn các thành phố lớn (Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí
Minh,…) có một số lượng lớn người hành nghề lang thang xin ăn sẽ gây ra ấn
tượng không tốt đối với khách du lịch, ảnh hưởng không nhỏ đến mỹ quan đô
thị, đồng thời cũng gây thiệt hại cho người dân trên địa bàn thành phố. Vì vậy,
chủ trương của Thành phố Hà Nội là phải trợ giúp cho đối tượng này, theo đó,
Quyết định 90/2009/QĐ-UBND ngày 16 tháng 07 năm 2009 về việc tập trung
nuôi dưỡng người lang thang xin ăn, người tâm thần lang thang trên địa bàn
thành phố Hà Nội của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội được ban hành.
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Đội trật tự xã hội lưu động
số 1 của Trung tâm đã chủ động lên kế hoạch hoạt động thường xuyên phối kết
hợp với Công an trật tự thành phố Hà Nội; Công an xã, phường, thị trấn; phòng
Lao động Thương binh và Xã hội các quận huyện trên địa bàn thành phố Hà
Nội để kiểm tra khảo sát đối tượng, nhất là các khu vực trọng yếu phục vụ các
hoạt động, các kỳ họp diễn ra tại Thủ đô.
Cụ thể theo Điều 1 của Quyết định này: “tập trung các đối tượng là người
lang thang xin ăn và người tâm thần lang thang (gọi chung là đối tượng lang
thang xã hội) trên địa bàn thành phố Hà Nội đưa vào các trung tâm Bảo trợ xã
hội hoặc bệnh viện tâm thần để nuôi dưỡng, khám, điều trị và chuyển trở về gia
đình, địa phương.
“Hàng năm trung tâm tiếp nhận từ 500 – 600 đối tượng, bình quân mỗi
tháng tiếp nhận khoảng 45 trường hợp này” – bác Nguyễn Văn Lưu – Giám
đốc Trung tâm cho biết.
Đối với những đối tượng này, Trung tâm sẽ thực hiện công tác tuyên
truyền, phổ biến để họ biết quy định của Thành phố không tái lang thang xin
ăn. Đồng thời làm công tác tham vấn, nuôi dưỡng đối tượng trong vòng 30
ngày. Đối với những đối tượng trong độ tuổi lao động, trung tâm sẽ hướng dẫn
6



SV: Đỗ Minh Nguyệt

Học Viện Phụ nữ Việt Nam

tìm việc làm; đối với những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, Trung tâm có trách
nhiệm liên hệ với địa phương và gia đình để có chính sách hỗ trợ phù hợp; đối với
những đối tượng vô gia cư, Trung tâm sẽ phân loại để chuyển lên Trung tâm bảo trợ
xã hội số 4 để nuôi dưỡng lâu dài.

- Đối tượng cần được bảo vệ khẩn cấp:
Thực hiện công văn chỉ đạo của Sở Lao động Thương binh và Xã hội về
việc giao tạm thời cho Trung tâm bảo trợ xã hội 1 nhiệm vụ chăm sóc, nuôi
dưỡng, phân loại các đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp do bên Trung tâm cung
cấp dịch vụ công tác xã hội bàn giao. Trung tâm đã phối hợp tốt với Trung tâm
cung cấp dịch vụ công tác xã hội để tiếp nhận, quản lý và phân loại đối tượng
cần bảo vệ khẩn cấp. Nhiệm vụ này Trung tâm mới nhận từ năm 2013, gồm các
nhóm đối tượng sau:
Một là, trẻ em bị mất nguồn nuôi dưỡng (mồ côi bố mẹ, bố mẹ thi
hành án, bị bỏ rơi trên đường phố,…)
Hai là, các cụ già do lẫn không thể nhớ được địa chỉ, đi lang thang
trên đường phố,… Họ sẽ được các cơ quan chức năng tham vấn, khi biết các
cụ bị rối loạn tâm trí thì sẽ lập hồ sơ đưa vào diện đối tượng cần được bảo vệ
khẩn cấp và đưa vào trung tâm để nuôi dưỡng.
Ba là, phụ nữ bị bạo hành gia đình, bị chồng con đánh đập, bị buôn
bán ra nước ngoài,… thì các cơ quan chức năng sẽ làm hồ sơ tiếp nhận và đưa
vào trung tâm.
Trong năm, đơn vị đã tiếp nhận 38 đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp do trung tâm
cung cấp dịch vụ công tác xã hội bàn giao.
- Trẻ bị bỏ rơi:

Đây là một trong số những đối tượng cần được bảo vệ khẩn cấp do các
cháu bị bỏ rơi khi còn rất nhỏ (từ sơ sinh đến dưới 1 tuổi là phổ biến nhất). Các
cháu bé có thể bị bỏ rơi ở những nơi công cộng như bến xe, công viên, hoặc
bệnh viện,… đòi hỏi Trung tâm phải phối hợp kịp thời với cơ quan chức năng
đưa các cháu về đơn vị, tiếp nhận và nuôi dưỡng.

7


SV: Đỗ Minh Nguyệt

Học Viện Phụ nữ Việt Nam

“Thực hiện nhiệm vụ do Thành phố giao, trong năm đơn vị tiếp nhận 16
trẻ bỏ rơi từ các bệnh viện xã, phường, thị trấn.” Bác Nguyễn Văn Lưu – Giám
đốc Trung tâm cho biết.
6. Vai trò của cơ sở trong bối cảnh xã hội
- Phối kết hợp với cộng đồng tạo môi trường hỗ trợ toàn diện, chung tay
góp sức nâng cao chất lượng sống và tăng cường trách nhiệm xã hội, nhằm
tạo điều kiện thuận lợi nhất để đảm bảo việc chăm sóc người già cô đơn
không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi, khuyết tật, người tâm thần,… được
hưởng những phúc lợi tốt nhất với sự quan tâm của cộng đồng xã hội.
- Góp phần giải quyết các vấn đề an sinh xã hội đồng thời giúp cho các
đối tượng có điều kiện sống và sinh hoạt tốt hơn đảm bảo về mặt sức khỏe và
tinh thần cho đối tượng.
- Phát huy giá trị thực tiễn trong thực hiện nhiệm vụ chính trị mà Đảng,
Nhà nước giao cho.
- Thể hiện tinh thần nhân văn, giá trị truyền thống trong cộng đồng giúp
đỡ những người có hoàn cảnh không may trong cuộc sống.
- Ổn định tình hình kinh tế xã hội.

- Phát triển và cải thiện hệ thống chính sách, an sinh xã hội.
Phần 2: Các hoạt động của cơ sở kiến tập
1. Các hoạt động An sinh xã hội
1.1. Kết quả đạt được của An sinh xã hội
* Đối với cán bộ, nhân viên của Trung tâm:
Các cán bộ ở trung tâm được hưởng lương tháng theo chính sách, chế
độ, hệ số, ngạch, bậc của Nhà nước. Ngoài ra, mỗi tháng các cán bộ được hưởng
chế độ độc hại là 0,1% số lương và được hưởng phụ cấp.
Được tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp
vụ, được xét nâng lương, nâng ngạch theo quy định của Nhà nước.

8


SV: Đỗ Minh Nguyệt

Học Viện Phụ nữ Việt Nam

Công đoàn cho nhân viên, gia đình đi nghỉ mát, hiếu hỉ đối với nhóm cán
bộ nhân viên, cũng tổ chức các lễ hội, văn hóa – văn nghệ, thể dục thể thao.
Được khen thưởng khi có thành tích xuất sắc đã được bình chọn theo các
tiêu chuẩn hướng dân cấp trên.
Tiêu chuẩn ăn của cán bộ là 12.000/bữa.
* Đối với các đối tượng:
Hàng năm, vào các dịp lễ tết, đơn vị kêu gọi các tổ chức cá nhân đến tặng
quà cho các đối tượng và hỗ trợ cho đối tượng nâng cao mức ăn trong các ngày
lễ. Quan tâm giải quyết cho đối tượng về gia đình ăn tết, hỗ trợ cho các đối
tượng ăn tết vui vẻ, an toàn, đúng quy định.
Tổ chức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể thao hằng ngày, hàng tuần cho
các đối tượng. Chi đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ

chào mừng các ngày lễ lớn tạo không khí vui tươi, phấn khởi giữa các đối tượng
và thanh niên trong đơn vị. Trong năm, Chi đoàn cũng đã phối hợp với các
nhóm sinh viên tình nguyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội tổ chức Tết thiếu
nhi 1/6, Rằm Trung thu cho các trẻ và đối tượng lang thang, tổ chức đón Giáng
sinh, tặng quà cho toàn thể đối tượng tạo không khí vui tươi, phấn khởi, hòa
đồng với các đối tượng.
Để làm tốt công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, đơn vị duy trì phối hợp
với trạm y tế xã Dục Tú, tổ chức tiêm phòng cho trẻ theo quy định vào ngày 04
hàng tháng.
Phối hợp tốt với Trung tâm y tế dự phòng Đông Anh, các bệnh viện để
chủ động phòng chống bệnh theo mùa vào các thời điểm giao mùa, ứng phó kịp
thời khi trẻ mắc bệnh.
Duy trì thường xuyên chế độ thông tin hằng ngày về các vấn đề phát sinh
trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng đối với trẻ em. Đơn vị bảo đảm thẻ y tế
cho các cháu văn hóa, trẻ sơ sinh đang nuôi dưỡng tại trung tâm. Đồng thời
chăm sóc cho các cháu khi thay đổi thời tiết.

9


SV: Đỗ Minh Nguyệt

Học Viện Phụ nữ Việt Nam

Đơn vị bảo đảm thẻ y tế cho các cháu học văn hoá khi các cháu ốm đau
phải đi viện. Đồng thời chăm sóc cho các cháu khi trái nắng trở trời, cấp thuốc
thông thường cho đối tượng lang thang xã hội ốm yếu bệnh tật suy kiệt sức
khoẻ được bệnh viện chữa trị chăm sóc chu đáo. Trẻ dưới 15 tuổi và các cụ trên
60 tuổi được hưởng chế độ hệ số 4 tức là 350*4=1400, còn lại là hệ số 2 tức là
350*2=700.

1.2. Những khó khăn, bất cập
Với tổng diện tích trung tâm chật hẹp là 4021m2, nằm ở khu vực nông
thôn nên có ít diện tích dành cho khu vui chơi của đối tượng. Nếu có diện tích
nhiều, trung tâm có thể trồng rau, trồng cây ăn quả, chăn nuôi hỗ trợ vào cải
thiện bữa ăn cho cán bộ và đối tượng.
Khó khăn trong việc trực ca 24/24h. Tức là mỗi người sẽ phải trực 1
ngày từ 8h sáng hôm nay đến 8h sáng hôm sau. Như vậy sẽ rất mất sức, không
được ngủ nhiều gây mất sức khỏe, thiếu minh mẫn.
Khó khăn trong việc nuôi dưỡng trẻ nhỏ, có những nhân viên chưa có
chồng, chưa có con đã phải đảm nhiệm thiên chức làm mẹ nên thiếu kinh
nghiệm trông con, dạy dỗ con.
Về chế độ, phụ cấp đối với cán bộ, nhân viên còn chưa đủ mỗi bưa ăn
của cán bộ là 12.000/suất bằng với bữa ăn của đối tượng.
Nguồn nước sinh hoạt nhiễm rất nhiều sắt, mặc dù trung tâm đã có
những biện pháp: 10 ngày cọ rửa bể cát, lọc đi lọc lại nhiều lần và lọc qua bình
lọc kangaroo, nguồn nước được cải thiện nhiều hơn nhưng nước vẫn còn màu
vàng gây mất an toàn trong việc sử dụng nước để nấu nướng, vệ sinh cá nhân,
gây các bệnh ngoài da…
1.3. Các biện pháp khắc phục
- Đơn vị kêu gọi sự giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân quyên góp, ủng hộ
cho trẻ sơ sinh bị bỏ rơi bỉm sữa, quần áo,…

10


SV: Đỗ Minh Nguyệt

Học Viện Phụ nữ Việt Nam

- Tăng gia vườn rau cung cấp đảm bảo rau sạch cho các bếp ăn, cải thiện

bữa ăn cho cán bộ và đối tượng.
- Kêu gọi các cá nhân, tổ chức có lòng hảo tâm đến tặng quà và nâng cao
mức ăn cho đối tượng trong các ngày lễ.
2. Các hoạt động Công tác xã hội
2.1. Kết quả đạt được của Công tác xã hội
Trong những năm qua đơn vị luôn duy trì mục tiêu phấn đấu của cán bộ
công nhân viên trọng tâm là Phong trào lao động giỏi lao động sáng tạo. Với
phương châm hành động đổi mới - sáng tạo - hội nhập thành tích chào mừng
các ngày lễ lớn hàng năm. Nghiêm túc thực hiện cuộc vận động Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Lãnh chỉ đạo toàn diện về các mặt hoạt động của đơn vị. Nâng cao trách
nhiệm hoạt động của từng bộ phận, từng phòng ban và từng cá nhân. Thực hiện
trên nguyên tắc tập trung dân chủ triển khai thực hiện nghiêm túc quy chế, quy
ước, quy định thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan.
Huy động toàn thể CB CNV trong đơn vị hăng hái thi đua lao động,
công tác hiệu quả và chất lượng cao góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ
được Sở lao động thương binh và xã hội, UBND thành phố Hà Nội giao cho
đơn vị.
Thông qua phong trào thi đua góp phần xây dựng đơn vị đoàn kết vững
mạnh xây dựng Công đoàn đơn vị là tổ chức Công đoàn cơ sở vững mạnh xuất
sắc.
Hàng năm trung tâm tiếp nhận hàng trăm đối tượng lang thang xã hội,
trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, quản lý giáo dục các cháu học văn hóa, tổ chức các lớp
học nghề theo các dự án và thực hiện các nhiệm vụ phối hợp khác do Thành
phố Hà Nội và Sở lao động thương binh và xã hội Hà Nội giao.
Từ năm 1996 đến năm 2011 trung tâm đã tiếp nhận 27719 đối tượng
lang thang xã hội đồng thời giải quyết chuyển trả về địa phương gia đình và

11



SV: Đỗ Minh Nguyệt

Học Viện Phụ nữ Việt Nam

chuyển đến các cơ sở đơn vị khác, tiếp nhận quản lý và chăm sóc 64 cháu học
văn hóa trong đó có 02 cháu đỗ vào Đại học, 7 cháu đỗ vào các trường Cao
Đẳng, 12 cháu vào trường tư thục Hoa Sữa. Tổ chức 03 khóa học nghề may với
44 cháu, 03 Khóa nghề điêu khắc 42 cháu, 02 khóa nghề sơn mài với 31 cháu.
Năm 2010 tổ chức 01 khóa diện dân dụng 22 cháu và năm 2011 tổ chức 01
khóa sửa chữa xe máy 30 cháu. Tiếp nhận và nuôi dưỡng hàng trăm trẻ sơ sinh
bị bỏ rơi. Qua các khóa học nghề trung tâm đã tạo cho các em có hoàn cảnh
khó khăn một nghề để các em vươn lên trong cuộc sống.
Trung tâm duy trì làm tốt công tác quản lý chăm sóc giáo dục nuôi
dưỡng các cháu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được nuôi dưỡng tại trung tâm.
Chăm lo ăn ở sinh hoạt của các cháu, giáo dục các cháu ý thức phấn đấu trong
học tập, rèn luyện chăm ngoan, từng bước khôn lớn trưởng thành đạt thành tích
trong học tập. Đối với những đối tượng lang thang xin ăn, trung tâm có hoạt
động tuyên truyền, phổ biến về Quyết định 90 của UBND Thành phố Hà Nội
là tập trung nuôi dưỡng người lang thang xin ăn, người tâm thần trên địa bàn
Hà Nội. Bên cạnh đó, trung tâm tổ chức những buổi thể thao, đọc báo, xem
phim, lao động tạo công ăn việc làm cho đối tượng và dạy nghề cho đối tượng.
Góp phần làm giảm đáng kể tỷ lệ người lang thang xin ăn, đối tượng lang thang
xã hội trên địa bàn thành Phố Hà Nội.
Đơn vị duy trì đảm bảo chế độ tiêu chuẩn của các cháu và đối tượng lang
thang xã hội, thực hiện đầy đủ quy trình theo quy định 232 của Sở lao động
thương binh và xã hội Hà Nội, duy trì đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Hàng
ngày lên bảng tài chính công khai, vệ sinh nhà ăn nhà bếp dụng cụ ăn uống sạch
sẽ. Tổ chức ăn tươi, liên hoan cho các cháu và đối tượng lang thang xã hội vào
ngày rằm, mồng một các ngày lễ tết bằng nguồn quà tặng, tiền cắt cơm và tăng

gia chăn nuôi của đơn vị.
Thực hiện Quyết định 1689/QĐ- UBND ngày 27/04/2007 của UBND
Thành phố Hà Nội về việc bổ sung nhiệm vụ cho Trung tâm Bảo trợ xã hội I
Hà Nội được tiếp nhận, nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ bỏ rơi.
12


SV: Đỗ Minh Nguyệt

Học Viện Phụ nữ Việt Nam

Với các kết quả hoạt động như trên năm 2010 trung tâm được nhận
Bằng khen của Bộ lao động, năm 2011 Trung tâm BTXH I Hà Nội vinh dự
được đón nhận Bằng khen của Thủ tướng chính phủ.
2.2. Những khó khăn, bất cập
Hiện tại trung tâm vẫn chưa tuyển được Bác sỹ vào để làm việc nên công
tác y tế của đơn vị chỉ đảm bảo sự duy trì cấp phát thuốc ban đầu, các vấn đề
về sức khỏe của đối tượng xã hội khi xảy ra do đội ngủ chuyên môn thiếu nên
chưa thể xử lý ban đầu kịp thời.
Lực lượng cán bộ luôn trong tình trạng thiếu trong khi nhiệm vụ thường
xuyên của đơn vị nhiều. Các cán bộ kiêm nhiều nhiệm vụ cùng một lúc như:
trông cổng, nấu ăn, trong khi nhiệm vụ chính là cán bộ điện nước. Như vậy khó
khăn trong việc hoàn thành tốt các nhiệm vụ cùng lúc.
Hoạt động văn hóa văn nghệ thể dục thể thao của trung tâm chưa thực sự
sôi nổi chủ yếu vào các hoạt động khi có các kì cuộc, ngày lễ lớn…
Công tác phân loại khó khăn: gia đình có hoàn cảnh khó khăn phải đi xin
ăn, nhưng cũng có người lợi dụng xin ăn để làm giàu (khỏe mạnh giả vờ tàn
tật).
2.3. Các biện pháp khắc phục
- Tạo điều kiện cho các cán bộ, nhân viên Trung tâm được tham gia các

lớp tập tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn ở các cơ sở Công tác xã hội chuyên
nghiệp.
- Xin ý kiến Sở Lao động Thương binh và Xã hội để tuyển dụng thêm
cán bộ trẻ, năng động nhằm giảm bớt tình trạng 1 cán bộ kiêm nhiệm quá nhiều
nhiệm vụ.
- Đẩy mạnh phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao của cả đối
tượng và cán bộ trong Trung tâm.

13


SV: Đỗ Minh Nguyệt

Học Viện Phụ nữ Việt Nam

Phần 3: Mô tả thực hành công tác xã hội
1. Mô tả thực hành công tác xã hội cá nhân
Nội dung cuộc trao đổi với Thân chủ

Kỹ năng đã thực hành

Hoàn cảnh gặp Thân chủ (TC): Vì một vài lý do
khách quan nên nhóm sinh viên đi kiến tập ở Trung
tâm BTXH I không thể tiến hành theo đúng lịch trình
đã được khoa sắp xếp từ trước; mà sẽ chia thành 4
nhóm nhỏ lần lượt đi tìm hiểu về các phòng, ban và
sẽ được tiếp cận với đối tượng vào những buổi khác
nhau.
Theo sự sắp xếp, tới chiều ngày 11/03, nhóm chúng
tôi mới được làm việc với phòng Tiếp nhận và quản

lý giáo dục.
Lần đầu được gặp TC, tôi khá hồi hộp. Các đối tượng
đang chơi ở sân, một số ngồi xem TV ở phòng sinh
hoạt chung, số còn lại ở trong phòng các phòng.
Tôi nhìn quanh, thấy một bác khoảng hơn 50 tuổi
ngồi ở một góc ghế đá, mặt buồn và mắt nhìn xa xăm.
Tôi không rõ điều gì đã thôi thúc tôi tiến đến hỏi
chuyện với bác nữa, chỉ biết là mình rất có cảm tình
với bác.
Tôi: Cháu chào bác ạ. Cháu là sinh viên năm II ngành Kỹ năng giao tiếp
Công tác xã hội của trường Học viện Phụ nữ Việt
Nam. Hôm nay chúng cháu được đi kiến tập ở đây để
tìm hiểu về trung tâm và cuộc sống sinh hoạt của mọi
người ở đây. Cháu muốn được nói chuyện cùng với
bác, bác có sẵn lòng không ạ?

14


SV: Đỗ Minh Nguyệt

Học Viện Phụ nữ Việt Nam

TC: Cháu phỏng vấn bác với mục đích gì? Để viết
báo hay làm gì? – như tất cả các đối tượng khác ở
đây, bác ấy cũng phần nào còn dè chừng những
“người lạ” tới thăm là bọn tôi, giọng miền Nam cất
lên nghe dịu dàng và mực thước lắm.
Tôi: (Cười) Dạ không, cháu không viết báo đâu ạ. Kỹ năng tạo dựng niềm
Cháu chỉ muốn tìm hiểu về hoàn cảnh của bác thôi, tin/ kỹ năng thuyết

những thông tin hôm nay bác cháu mình trao đổi, phục
cháu hứa sẽ chỉ đưa vào bài báo cáo môn học, chứ
không đưa lên bất kì các phương tiện thông tin đại
chúng nào đâu ạ. Và cháu cũng đảm bảo tính bảo mật
của thông tin, sẽ không đề tên thật của bác đâu ạ. Bác
cứ thoải mái trao đổi với cháu nhé, cháu biết mọi
người vào đây khá buồn chán, bác hãy coi như đang
chia sẻ với cháu vậy thôi.
TC: (Cười) Ừ, được rồi. Cháu ngồi xuống đây đi (chỉ
xuống ghế).
Tôi: Vâng ạ, cháu tên là Nguyệt. Bác tên là gì đấy ạ? Kỹ năng đặt câu hỏi
Cháu nghe giọng thì đoán chắc bác ở miền trong
đúng không ạ?
TC: Đúng rồi. Bác quê ở Bà Rịa – Vũng Tàu. Tên là
X, sinh năm 1955 cháu ạ.
(Thấy tôi ghi chép, bác còn bảo: Bác nói lẹ quá hả,
cháu ghi kịp không? Bác nói chậm lại cho cháu ghi
nhé!)
Tôi: Vâng ạ, mà bác ơi, cháu thấy chân bác bị tật, là Kỹ năng quan sát
do tai nạn hay làm sao đấy ạ?

15


SV: Đỗ Minh Nguyệt

Học Viện Phụ nữ Việt Nam

TC: À không, cái này là bị từ hồi xưa rồi, bị khuyết
tật do chiến tranh đó cháu.

Tôi: Vậy giờ bác mang chân giả thế có đau không ạ?
TC: Không đau đâu cháu, hồi xưa thấy khó chịu mà
hai mấy năm nay cũng quen rồi, sinh hoạt như người
bình thường thôi.
Tôi: Quê bác ở trong kia rồi bác ra Hà Nội làm ăn ạ? Kỹ năng đặt câu hỏi
Bác đi một mình hay đi cùng với ai đấy ạ? Vợ con
bác có ở ngoài này không ạ?
TC: Không. Bác ra một mình. Bác đi ra Hà Nội kiện
đất đai, đánh người. Có vợ và 4 đứa con trai. Vợ ở
nhà bác đồ hải sản ở chợ Phước Tỉnh. Ở Vũng Tàu
có 3 cái nhà, để ở và để cho thuê phòng trọ. Bác kiện
21 năm rồi, từ năm 1994, kiện từ cấp xã, cấp huyện,
cấp tỉnh không được nên ra Hà Nội kiện. Được 7
năm là gần như 7 năm ngủ ở số 1 Ngô Thì Nhậm (Hà
Đông, Hà Nội) – trụ sở tiếp dân của Trung ương
Đảng. Cháu biết chỗ đó không? Đến nỗi mà cán bộ ở
đó nhớ mặt luôn. Đi kiện xin được giấy giải quyết
của Chính phủ rồi thì bị gom luôn vô đây. Bác nói
thiệt đó, cháu có muốn xem giấy không? (Nhờ một
đối tượng khác lấy ra cái ba lô trong phòng, chiếc ba
lô bộ đội đã cũ sờn rách, bên trong chỉ đựng rất
nhiều tài liệu) Đây, giấy đây, cháu thấy không, có
dấu đỏ của Chính phủ.
Tôi: (thốt lên) Ôi, những 7 năm. Đã xin được dấu.
Vậy sao bác lại bị gom vào trong này ạ?

16


SV: Đỗ Minh Nguyệt


Học Viện Phụ nữ Việt Nam

TC: Bác bị gài, bị bắt ở gần chợ gì đó, Kim Biên, ở
Phúc Tân đó ( chợ Long Biên phải không ạ?). Đang
ngồi uống ly nước chè, hút điếu thuốc. Bác vừa mới
vào đây được 3 ngày thôi.
Tôi: Bác nói bị gài, là làm sao vậy ạ?

Kỹ năng đặt câu hỏi

TC: Bác đi bán tăm, bán bút, bật lửa,… để lấy tiền
photo tài liệu, tiền ăn uống hằng ngày và để mua vé
tầu xe về nhà giải quyết dứt điểm. Mà hôm đó có bà
bả mua tăm xong trả tiền mà không có lấy tăm, làm
bác bị cho là xin tiền, nên bị gom vô đây. Bác chưa
từng xin của ai cái gì, chỉ đi bán, lấy tiền sinh hoạt.
Mua được 1 cái xe đạp rẻ tiền để đi lại, vào đây họ
giữ hộ nói là khi nào ra sẽ trả lại.
Tôi: Bác nói là đi kiện ở Ngô Thì Nhậm, vậy bác đi Kỹ năng ghi nhớ, sàng
bán vào lúc nào ạ?

lọc thông tin

TC: Ừ, thứ 2,3,4,5 ở trụ sở. Thời gian còn lại đi bán.
Cứ đạp xe đi khắp nơi vậy thôi. Đói thì dừng lại ăn,
mệt thì dừng uống nước, chứ không xin ai cái gì.
Tôi: Vâng. Cháu hiểu rồi ạ. Mà bác có thể kể cho Kỹ năng đặt câu hỏi
cháu nghe vụ kiện của bác được không?
TC: Hồi đó bác đi tố cáo cán bộ địa phương tham

nhũng, nên họ trả thù, họ thuê xã hội đen đến phá
nhà, đánh người, ăn chặn tiền điện, nước, đáng ra chỉ
120.000đ thôi họ đội lên thành 520.000đ. Đứa con
trai học năm 2 ĐH Sư phạm Kĩ thuật HCM cũng bị
đuổi ko có lý do chính đáng, hồi năm 2010 đó. Nên
bác lại đi kiện tiếp, kiện mãi tới vừa rồi được giấy
giải quyết của chính phủ nè.

17


SV: Đỗ Minh Nguyệt

Học Viện Phụ nữ Việt Nam

Tôi: Bác cứ đi như này vợ con ở nhà có nói gì không
ạ?
TC: Có chứ, vợ cũng khuyên mà không được. Với lại
bác có làm gì không đúng đâu, cũng làm việc tốt có
ích mà.
Nói đến vợ và con, người đàn ông tưởng như không
sợ bất cứ thứ gì bỗng nhiên chững lại, mắt rưng rưng,
suy nghĩ thật nhiều.
Tôi: Nhưng chắc vợ bác cũng tin tưởng và yên tâm Kỹ năng thấu cảm
kể cả khi bác ra ngoài này bác nhỉ.
Từ hôm ở trong này bác thấy sinh hoạt, ăn ngủ có
được thoải mái, có vấn đề gì không ạ?
TC: Phòng này thì đủ mọi hoàn cảnh cháu ạ, người
bình thường có, mà người tâm thân cũng có, ở chung
luôn. Nói chung ăn uống thì cũng được, nhưng sinh

hoạt thì không thoải mái đâu cháu. Tối 6h họ đóng
cửa phòng, tất cả sinh hoạt cá nhân ở trong, họ phát
cho mỗi người 1 cái xô thôi, tới 7h sáng họ mới mở
cửa cho ra, bất tiện lắm.
Tôi: Ở chung giữa người bình thường và bệnh nhân Kỹ năng thấu cảm
tâm thần thì đúng là bất cập thật. Vậy bác có mong
muốn, nguyện vọng gì không ạ, nếu có thể cháu sẽ
cố gắng trợ giúp cho bác.
TC: Ăn uống, sinh hoạt thế nào thì bác không có ý
kiến. Bây giờ bác chỉ mong sao Trung tâm cho bác
về sớm để kịp giải quyết đúng thời hạn. Vì trong giấy
ghi rõ là phải giải quyết từ nay đến cuối tháng 6.

18


SV: Đỗ Minh Nguyệt

Học Viện Phụ nữ Việt Nam

Tôi: Vâng, bác chia sẻ vậy thì cháu cũng hiểu được Kỹ năng động viên
phần nào rồi ạ. Nhưng vì chủ trương của Thành phố
là không để tình trạng người đi lang thang, xin ăn,
hay bán rong bác ạ, như vậy sẽ mất mỹ quan đô thị
và còn ảnh hưởng đến an ninh khu phố nữa. Nên bác
vào đây rồi thì cố gắng giữ gìn sức khỏe, thời hạn ở
trong này là 30 ngày, nên cháu nghĩ bác về cũng vẫn
kịp đấy ạ. Nên bác cứ yên tâm nhé. Cháu sẽ cố gắng
trình bày với phòng Tiếp nhận về trường hợp của bác,
hi vọng sẽ giúp được bác ạ.

TC: Vậy bác cũng cảm ơn cháu nhé. Chúc cháu hoàn
thành tốt nhiệm vụ.
Tôi: Vâng. Cháu cảm ơn. Cháu chào bác.
Hôm cuối đến Trung tâm tổng kết công tác kiến tập,
vào thăm và chào thân chủ của mình, tự dưng tôi thấy
cay cay sống mũi. Từ hôm nghe chuyện của thân chủ,
về nhà vẫn cứ suy nghĩ thật nhiều. Trên đời những
người như bác ấy có lẽ hiếm.
Nghe bác kể đã trao đổi với Trung tâm, ban Giám
đốc đã quyết định giảm cho bác 5 ngày, tức là chỉ
còn khoảng 15 ngày nữa bác có thể ra để về quê mà
thấy lòng mình vui khó tả.
Chẳng biết nói gì ngoài cảm ơn bác đã nhiệt tình hợp
tác để mình hoàn thành nhiệm vụ, và chúc bác giữ
gìn sức khỏe để về giải quyết công việc, tiếp tục là
người bảo vệ công lý cho xã hội.

19


SV: Đỗ Minh Nguyệt

Học Viện Phụ nữ Việt Nam

* Lượng giá: Sau khoảng 45 phút tiếp cận và trao đổi cùng đối tượng, tôi đã
thu thập được một số thông tin quan trọng như:
- Thông tin cá nhân: Tên, tuổi, quê quán.
- Hoàn cảnh của thân chủ: Gia đình ở Bà Rịa – Vũng Tàu có vợ và 4 con
trai, các con đều đã lớn, có công ăn việc làm ổn định, vợ thân chủ ở nhà kinh
doanh phòng trọ và đồ hải sản. Thân chủ ra Hà Nội để kiện về vấn đề đất đai,

đánh người. Khi đang đi bán tăm, bán bút,… ở khu chợ Long Biên để có chi
phí sinh hoạt và phục vụ việc kiện tụng đã bị gom vào Trung tâm.
- Vấn đề của thân chủ:
+ 1994, thân chủ đâm đơn tố cáo chính quyền địa phương tham ô,
tham nhũng.
+ Sau đó, thân chủ và gia đình bị trả thù, con trai thứ 3 đang học
năm 2 Đại học Sư phạm Kỹ thuật HCM bị đuổi học năm 2012; gia đình bị chính
quyền chèn ép, bị hành hung,…
+ Thân chủ đi kiện lên cấp cao hơn nhưng không được giải quyết.
+ 2009, thân chủ một mình ra Hà Nội tìm mọi cách để kiến nghị
với Trung ương.
+ Sau nhiều lần hẹn giải quyết, tháng 03 năm 2016, đại diện Trung
ương Đảng ký giấy quyết định giải quyết vụ việc cho Thân chủ, ra hạn cho
chính quyền địa phương phải giải quyết, bồi thường cho thân chủ trong vòng
từ tháng 03 đến hết tháng 06 năm 2016.
- Tình trạng tâm lý của thân chủ: Ổn định, hoàn toàn minh mẫn và không
có dấu hiệu của bệnh tâm thần.
- Tình trạng sức khỏe của thân chủ: 55 tuổi, khỏe mạnh, không ốm đau,
bênh tật. Không có dấu hiệu nghiện rượu hay các chất kích thích khác.
- Mong muốn, nguyện vọng của thân chủ: Có thể được về sớm để thu
xếp công việc cho kịp thời hạn.

20


SV: Đỗ Minh Nguyệt

Học Viện Phụ nữ Việt Nam

- Các kỹ năng đã được vận dụng:

+ Tốt nhất: Kỹ năng lắng nghe, kỹ năng đặt câu hỏi và kỹ năng
thấu cảm.
+ Khó khăn nhất: Kỹ năng thuyết phục
2. Mô tả thực hành công tác xã hội nhóm
* Hoàn cảnh thành lập nhóm
Như đã nói ở trên, do một vài lý do khách quan nên nhóm đi kiến tập ở
Trung tâm BTXH I không thể thực hiện theo đúng lịch trình khoa sắp xếp. Cô
Phương đã phân chúng tôi ra thành mỗi nhóm 12 người lần lượt đi tìm hiểu
từng phòng ban của Trung tâm, sau đó nhóm trưởng lại chia nhóm ra thành 2
nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 6 người đồng thời tiến hành hoạt động nhóm. Vì vậy
chúng tôi chỉ có một buổi sáng thứ 7 ngày 12/03 để tìm hiểu, trao đổi với phòng
Tiếp nhận và quản lý giáo dục, đồng thời tiếp cận đối tượng và thực hành Công
tác xã hội nhóm.
* Giới thiệu qua về nhóm
Nhóm gồm 6 thành viên:
1. Đỗ Minh Nguyệt
2. Nguyễn Thị Hoa Phượng
3. Ngô Hồng Nhung
4. Nguyễn Thị Hà Nhi
5. Nguyễn Quỳnh Mai
6. Nguyễn Mạnh Phúc
Các thành viên trong nhóm đều là sinh viên của lớp K2 – CTXH C, đã
có thời gian dài học tập với nhau nên có sự phối hợp ăn ý, hiểu rõ ưu, khuyến
điểm của từng bạn để phân công công việc cho phù hợp. Đồng thời, nhóm có
thời gian sinh hoạt chung nhiều, nên mọi vấn đề đều được đưa ra bàn bạc kỹ
lưỡng và sát sao.

21



SV: Đỗ Minh Nguyệt

Học Viện Phụ nữ Việt Nam

Nhóm có 1 bạn nam, 5 bạn nữ, vì vậy có ưu điểm là rất năng nổ, nhanh
nhẹn trong mọi công việc. Làm việc với thân chủ nam có lợi thế hơn so với các
nhóm khác, vì có được sự đồng cảm sâu sắc giữa nhóm sinh viên và nhóm đối
tượng.
Sau một hồi trao đổi, bàn bạc, nhóm đã đưa ra quyết định sẽ làm việc với
nhóm thân chủ khoảng từ 16 - 30 tuổi, làm các nghề hát rong, bán tăm xin ăn,
gồm 6 đối tượng, đều là nam. Trong đó:
+ Đ sinh năm 1996, quê ở Thanh Hóa, từng thi đỗ trường ĐH Mỏ nhưng
bỏ học vì nghĩ ra trường sẽ không tìm được việc làm. Ban đầu bố mẹ Đ cũng
phản đối nhưng vô ích. Đ lên Hà Nội thuê nhà ở Hoàng Mai và hành nghề
hát rong.
+ H là em của Đ, sinh năm 2000.
+ H và Đ đi hát được 1 thời gian thì gặp T, sau đó 3 người cùng đi hát
rong kiếm tiền và được thu gom vào Trung tâm. Riêng đối tượng T, là nam
nhưng thích váy, đi dép cao gót và yêu cầu mọi người gọi là cô/chị.
+ H sinh năm 1994 và B sinh năm 1975 là hai anh em, quê ở Hưng Yên,
cùng đi bán tăm, hát rong và mới được thu gom vào đây từ sáng ngày 12/03.
+ N sinh năm 2000, quê ở Ninh Bình. Bố mất sớm, mẹ làm nghề buôn
bán. Vì muốn có tiền đi chơi với bạn gái, lại không muốn xin mẹ nên N đã
lên Hà Nội, giả mù đi xin tiền và bị gom vào Trung tâm khi đang chuẩn bị
bắt xe về quê ở đoạn Giải Phóng, gần bến xe Giáp Bát.
Vì nhóm đối tượng kể trên đều ở trong độ tuổi trẻ, khi vào Trung tâm có
cảm giác tù túng, chán nản, muốn trốn ra nên chúng tôi quyết định tổ chức cho
nhóm TC của mình những trò chơi vận động, giải trí để họ bớt buồn chán.

22



SV: Đỗ Minh Nguyệt

Học Viện Phụ nữ Việt Nam

* Các hoạt động đã tiến hành
(Địa điểm: Sân sinh hoạt chung)
- HOẠT ĐỘNG 1: Hát
+ Sử dụng loa, micro của chính TC dùng khi đi hát rong.
+ TC và sinh viên cùng chọn bài và hát những bài hát yêu thích. Những
bạn còn lại đóng vai khán giả.
+ Đặc biệt là tiết mục giao lưu văn nghệ với nhóm khác.
+ Ngoài ra còn rất nhiều bài hát khác với nhiều hình thức song ca, đơn
ca, hát tập thể,…
+ Hoạt động thu hút được sự chú ý của các đối tượng khác nên chúng tôi
cũng mời tất cả mọi người ra tham gia giao lưu cùng.
- HOẠT ĐỘNG 2: Nhảy múa
+ Sau phần hát, tất cả chúng em bật những bài nhạc sôi động và nhảy
múa cùng nhau.
+ Đặc biệt có một đối tượng rất thích thú với hoạt động này.
- HOẠT ĐỘNG 3: Đá cầu
+ Sau khi hát và nhảy múa, chúng tôi tổ chức trò chơi đá cầu.
+ Tất cả đối tượng đều hào hứng tham gia cùng.
+ Một nhóm sinh viên chơi cùng đối tượng, số còn lại đóng vai trò cổ vũ
tạo hứng khởi và không khí sôi động cho người chơi.
+ Tổ chức thi đá cầu với nhóm khác.
- 10h30’ chúng tôi kết thúc hoạt động nhóm để đối tượng chuẩn bị ăn trưa.
* Các kỹ năng sinh viên đã vận dụng trong sinh hoạt nhóm
- Kỹ năng giao tiếp/ thu thập thông tin:

+ Hỏi chuyện và xin thông tin của thân chủ.

23


SV: Đỗ Minh Nguyệt

Học Viện Phụ nữ Việt Nam

+ Khi thân chủ có ý không nói chuyện, không sẵn sàng chia sẻ, phải
thuyết phục dần dần để thân chủ mở lòng chia sẻ.
+ 1 đối tượng trong nhóm ban đầu không hợp tác, nhất định không tham
gia vào các hoạt động, phải khích lệ, động viên để thân chủ tham gia.
- Kỹ năng quan sát:
+ Quan sát thân chủ có sự thích thú, hào hứng với các hoạt động được tổ
chức.
+ Quan sát cử chỉ, hành động của thân chủ khi đối tượng Đ có ý ra dấu
cho đối tượng H để không nói chuyện.
- Kỹ năng ứng phó với tình huống:
+ Khi đang hát và nhảy múa, vì một số lý do mà cán bộ trung tâm yêu
cầu chúng tôi dừng lại, vì vậy phải nhanh chóng thay thế bằng hoạt động đá
cầu.
- Kỹ năng khích lệ:
+ Khi thân chủ tham gia hoạt động, phải không ngừng động viên, khen,
vỗ tay, khích lệ tinh thần cho thân chủ.
- Kỹ năng phân công công việc:
+ Nhóm 6 người phân công nhau mỗi người đi xin thông tin 1 đối tượng
và động viên họ tham gia vào các hoạt động.
+ Phân công bạn nam chuẩn bị phần âm thanh, loa đài.
+ 1 nhóm nhỏ 3 người tham gia hoạt động đá cầu

+ 1 nhóm khác 3 người tham gia hoạt động hát
- Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn (nhóm)
+ Khi bàn bạc, các thành viên trong nhóm có đôi lúc mâu thuẫn về cách
thức làm việc và tổ chức trò chơi. Nhóm trưởng để tất cả mọi người đóng góp
ý kiến, sau đó biểu quyết tìm ra phương án tối ưu.

24


SV: Đỗ Minh Nguyệt

Học Viện Phụ nữ Việt Nam

3. Nhận xét, đánh giá chung
* Các kết quả thực hành đã đạt được
- Tìm hiểu rõ hơn về cơ sở kiến tập là Trung tâm bảo trợ xã hội 1 – có thể sẽ là
một trong những cơ sở làm việc trong tương lai của sinh viên ngành Công tác
xã hội.
- Được tiếp xúc với cán bộ của Trung tâm, học hỏi về cách thức làm việc.
- Được tiếp xúc với đối tượng thực tế chứ không phải được biết trên sách vở.
- Được va chạm và cọ sát trong quá trình tiến hành Công tác xã hội cá nhân và
nhóm
- Thu thập được nhiều thông tin của đối tượng, không chỉ là đối tượng thuộc
nhóm người lang thang xin ăn, cần được bảo vệ khẩn cấp mà còn được xuống
phòng trẻ, trực tiếp đưa trẻ đi tiêm, chơi với trẻ.
- Thu thập được những thông tin thực tế và đắt giá để hoàn thành bản báo cáo
môn học.
* Liên hệ thực tiễn tại trung tâm kiến tập với các kiến thức, kỹ năng đã học
- Hiểu và dần giải đáp được những thắc mắc trong môn học “An sinh xã hội”
- Vận dụng được những kiến thức đã học trong môn: Kỹ năng giao tiếp, Kỹ

năng sống, Tâm lý học đại cương, Tâm lý học phát triển,… vào việc tiếp cận
và thu thập thông tin đối với cán bộ trung tâm và đối tượng.
- Thực tế hóa những kiến thức đã học trong môn: Nhập môn Công tác xã hội.
- Rèn luyện được các kỹ năng như: giao tiếp với lãnh đạo của cơ sở và các đồi
tượng tại trung tâm, đặc biệt là kỹ năng lắng nghe.
- Biết cách tiếp cận với đối tượng, làm cho họ tin tưởng và từ đó sẵn sàng chia
sẻ tâm tư, hoàn cảnh của mình.
- Đặt câu hỏi ngắn ngọn, dễ hiểu, súc tích, có chiều sâu và phải nhìn vào đối
tượng đang hỏi.
- Cách làm việc nhóm hiệu quả vả khoa học.
25


×