Tải bản đầy đủ (.docx) (113 trang)

Nghiên cứu cấu trúc địa chất, đánh giá tiềm năng Dầu khí cấu tạo X lô 21 bể Nam Côn Sơn. Tính trữ lượng và thiết kế giếng khoan tìm kiếm cho cấu tạo triển vọng X

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.57 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
---------------------------------------------

HOÀNG THỊ HƯƠNG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
“Nghiên cứu cấu trúc địa chất, đánh giá tiềm năng Dầu khí cấu tạo X lô 21 bể
Nam Côn Sơn. Tính trữ lượng và thiết kế giếng khoan tìm kiếm cho cấu tạo
triển vọng X”

ĐỊA CHẤT DẦU KHÍ

HÀ NỘI – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
---------------------------------------------

HOÀNG THỊ HƯƠNG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
“Nghiên cứu cấu trúc địa chất, đánh giá tiềm năng Dầu khí cấu tạo X lô 21 bể
Nam Côn Sơn. Tính trữ lượng và thiết kế giếng khoan tìm kiếm cho cấu tạo
triển vọng X”

ĐỊA CHẤT DẦU KHÍ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


CÁN BỘ PHẢN BIỆN

TS. NGUYỄN THỊ MINH HỒNG

HÀ NỘI – 2017


3

MỤC LỤC


4

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


5

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ


6

MỞ ĐẦU
Trong hơn 30 năm qua, ngành dầu khí Việt Nam đã trở thành công nghiệp mũi
nhọn trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần đảm bảo an
ninh năng lượng quốc gia, đóng góp quan trọng cho sự nghiệp đổi mới và phát triển
của đất nước, đưa nước ta vào danh sách các nước sản xuất dầu khí trong khu vực
và trên thế giới. Do tình trạng nền kinh tế toàn cầu bị khủng hoảng giá dầu thô có

phần sụt giảm so với những năm trước, tuy nhiên nó vẫn đóng vai trò to lớn trong
phát triển kinh tế.
Để đảm bảo an ninh năng lượng cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước
trong thời đại mới, ngành dầu khí ngày càng đẩy mạnh việc tìm kiếm, thăm dò và
khai thác dầu khí nhằm gia tăng trữ lượng trên các bể trầm tích trong đó tiềm năng
dầu khí cũng như sản lượng khai thác hàng năm của bể trầm tích Nam Côn Sơn
được đánh giá đứng thứ 2 trên thềm lục địa Việt Nam, sau bể trầm tích dầu khí Cửu
Long. Đến nay trong khu vực bể Nam Côn Sơn đã có rất nhiều công trình tổng hợp
đánh giá địa chất và tiềm năng dầu khí. Sau thời gian thực tập dưới sự giúp đỡ, định
hướng, chỉ bảo tận tình của các thầy, các cô trong bộ môn Địa chất Dầu khí và các
anh chị trong Trung tâm Kỹ thuật (PVEP-ITC) nên tôi đã lựa chọn đề tài đồ án tốt
nghiệp là “Nghiên cứu cấu trúc địa chất, đánh giá tiềm năng Dầu khí cấu tạo X
lô 21 bể Nam Côn Sơn. Tính trữ lượng và thiết kế giếng khoan tìm kiếm cho
cấu tạo triển vọng X”. Bố cục của đồ án bao gồm các chương sau:
Mở đầu
Chương 1: Đặc điểm vị trí địa lý, kinh tế, nhân văn khu vực nghiên cứu
Chương 2: Lịch sử tìm kiếm thăm dò khu vực nghiên cứu.
Chương 3: Cấu trúc địa chất khu vực nghiên cứu
Chương 4: Đánh giá sơ bộ tiềm năng dầu khí và phân vùng triển vọng.
Chương 5: Trữ lượng dầu khí.
Chương 6: Thiết kế giếng khoan tìm kiếm cho cấu tạo triển vọng
Kết luận
Được phép của Ban giám hiệu trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội, theo sự
phân công của Bộ môn Địa chất dầu khí - Khoa Dầu khí, sau 6 tuần thực tập tốt


7
nghiệp tại Trung tâm Kỹ thuật (PVEP-ITC) đến nay tôi đã tổng hợp, thu thập tài
liệu và hoàn thành đồ án tốt nghiệp của mình.
Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp của mình, tôi vô cùng biết ơn sự chỉ bảo tận

tình của các anh chị đang làm việc tại Trung tâm Kỹ thuật (PVEP-ITC) đặc biệt là
KS. Nguyễn Thị Vân. Đồng thời tôi cũng được sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của các
thầy cô giáo Bộ môn Địa Chất Dầu Khí – Trường Đại học Mỏ - Địa chất, đặc biệt là
giảng viên Nguyễn Thị Minh Hồng đã tận tình hướng dẫn, giúp tôi sửa đổi bổ sung
và hoàn thiện đồ án tốt nghiệp. Do thời gian thực tập ngắn, quá trình thu thập tài
liệu, thông tin còn hạn chế nên đồ án còn nhiều khuyết điểm, thiếu sót. Tôi rất mong
nhận được sự góp ý kiến của các thầy cô giáo, các bạn nhằm giúp cho báo cáo của
tôi được hoàn thiện và đầy đủ hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 6 năm 2017.
Sinh viên thực hiện

Hoàng Thị Hương


8

CHƯƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, KINH TẾ, NHÂN VĂN KHU
VỰC NGHIÊN CỨU
1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên
1.1.1. Tổng quan bể Nam Côn Sơn và vị trí khu vực nghiên cứu
Bể Nam Côn Sơn nằm ở phía Đông Nam bể Cửu Long, được ngăn cách bởi
đới nâng Côn Sơn và phần nổi cao nhất là đảo Côn Sơn. Bể kéo dài và trải rộng từ
độ sâu 50m nước phía Tây cho đến 1500m nước ở phía Đông, trùng với phần kéo
dài của giãn đáy biển Đông. Bể nằm trên vỏ lục địa có thành phần và tuổi khác nhau
được hình thành trong Paleozoi và Mesozoi và có diện tích khá rộng, khoảng
100.000 km2, lớn hơn nhiều so với một số bể khác trong phạm vi thềm lục địa Việt
Nam.


Hình 1.1. Sơ đồ vị trí giới hạn bể Nam Côn Sơn
Vị trí địa lý của bể nằm trong khoảng 6000’ đến 9045’ vĩ độ Bắc và 106000’ đến
109000’ kinh độ Đông. Bể Nam Côn Sơn bị giới hạn về phía Bắc bởi đới nâng Phan
Rang, ngăn cách với bể Phú Khánh ở phía Tây Bắc bởi đới nâng Côn Sơn, ngăn
cách với bể Cửu Long ở phía Tây và phía Nam bởi đới nâng Khorat-Natuna. Ranh
giới phía Đông, Đông Nam của bể được giới hạn bởi đơn nghiêng Đà Lạt - Vũng
Mây và bể Trường Sa, phía Đông Nam là bể Vũng Mây (hình 1.1). Diện tích của bể
Nam Côn Sơn trải rộng trên các lô 04, 05, 06, 10, 11, 12, 20, 21 và một phần lô 03,


9
09, 13, 19, 22, 28, 29. Cho đến nay trong phạm vi bể đã phát hiện được các mỏ dầu
và khí công nghiệp như Đại Hùng (lô 05) và Lan Tây, Lan Đỏ (lô 06).
- Vị trí khu vực nghiên cứu
Khu vực nghiên cứu nằm ở lô 21 thuộc Tây Nam bể trầm tích Nam Côn Sơn,
trong giới hạn kinh tuyến 107000’Đ - 107045’E, vĩ tuyến 7000’B – 7030’B. Phía Bắc
giáp với các lô 20 và khối nâng Côn Sơn, phía Nam là đới nâng Natuna, phía Tây
giáp với các lô 26, 27, 28, 29 nơi mà hoạt động tìm kiếm thăm dò còn thưa thớt,
phía Đông tiếp giáp với các lô 11, 12, 13 đã có nhiều phát hiện dầu khí.

Hình 1.2. Vị trí khu vực nghiên cứu
1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn.
-

Địa hình, địa mạo

Độ sâu nước biển trong phạm vi của bể thay đổi rất lớn, từ vài chục mét ở phía
Tây đến trên 1000 mét ở phía Đông. Trên địa hình đáy biển các tích tụ trầm tích



10
hiện đại được thành tạo chủ yếu do tác đọng của dòng chảy thủy triều cũng như
dòng đối lưu mà hướng và tốc độ của chúng phụ thuộc vào hai hệ gió mùa chính: hệ
gió mùa Tây Nam từ cuối tháng 5 tới cuối tháng 9 và hệ gió mừa Đông Bắc từ đầu
tháng 11 năm trước tới cuối tháng 3 năm sau. Trầm tích đáy biển chủ yếu bùn và
cát, ở nơi gờ cao là đá cứng và san hô.
Bà Rịa - Vũng Tàu có 7 đơn vị hành chính nằm trên đất liền và một đơn vị
hành chính hải đảo là huyện Côn Đảo. Địa hình tỉnh có thể chia làm 4 vùng: bán
đảo hải đảo, vùng đồi núi bán trung du và vùng thung lũng đồng bằng ven biển. Bán
đảo Vũng Tàu dài và hẹp diện tích 82,86 km2, độ cao trung bình 3-4m so với mặt
biển. Hải đảo bao gồm quần đảo Côn Lôn và đảo Long Sơn. Vùng đồi núi bán trung
du nằm ở phía Bắc và Đông Bắc tỉnh phần lớn ở huyện Tân Thành, Châu Đức,
Xuyên Mộc. Ở vùng này có vùng thung lũng đồng bằng ven biển bao gồm một phần
đất của các huyện Tân Thành, Long Điền, Bà Rịa, Đất Đỏ. Khu vực này có những
đồng lúa nước, xen lẫn những vạt đôi thấp và rừng thưa có những bãi cát ven biển.
Thềm lục địa rộng trên 100.000 km2.
-

Khí hậu ,thủy văn

Khí hậu ở tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu là khí hậu cận nhiệt đới gió mùa, trong khu
vực hông khí có chế độ tuần hoàn ổn định. Mùa Đông có gió Đông Nam, mùa hè có
gió Tây Nam. Gió Đông Nma kéo dài từ tháng 11 đến tiếp tháng 3 năm sau, gió thổi
thường xuyên, tốc độ gió thời kỳ này là 6-10 m/s. Gió Tây Nam kéo dài từ tháng 5
tới tháng 9 hàng năm, gió nhẹ không liên tục, tốc dộ gió thường nhỏ hơn 5 m/s.
trong mùa chuyển tiếp từ tháng 4 đến tháng 5 và tháng 10 gió không ổn định, thay
đổi hướng liên tục.
Bão thường xảy ra vào tháng 7, 8, 9 và 10, trong tháng 12 và tháng 1 hầu như
không có bão. Trung bình vùng này hàng năm có 8 – 9 cơn bão thổi qua, hướng
chuyển động chính của bão là Tây và Tây Nam, tốc độ di chuyển trung bình là 28

km/h, cao nhất là 45 km/h.
Trong tháng 11 sóng có chiều cao nhỏ hơn 1m là 13,38 %, tháng 12 là 0.8%.
Trong tháng 3 loại sóng thấp hơn 1m lên đến 44.83%. Tần số xuất hiện sóng cao
hơn 5m là 4.8% và xuất hiện chủ yếu vào tháng 11 và tháng 1.Nhiệt độ trong bình
hàng năm là 270C , cao nhất là và thấp nhất là . Nhiệt độ trên mặt nước biển từ đến
Nhiệt độ đáy biển từ đến . Độ ẩm trung bình của không khí hàng năm là 82.5%. Số


11
ngày có mưa tập trung vào các tháng 5 đến tháng 9 (chiếm 15 ngày trên tháng), các
tháng 1, 2, 3 thực tế không có mưa.

1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội và nhân văn
1.2.1. Hoạt động sản xuất và giao thông vận tải
Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu là một trong những trung tâm kinh tế lớn của cả nước
với đầy đủ các loại hình kinh tế, dẫn đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu, đầu tư
nước ngoài, GDP.
-

Sản xuất công nghiệp:

Công nghiệp của Bà Rịa- Vũng Tàu trước hết phải nói đến công nghiệp Dầu
khí. Trên thềm lục địa Việt Nam tỉ lệ thành công của khoan thăm dò dầu khí khác
cao. Tại đây đã phát hiện các mỏ dầu có giá trị thương mại lớn. Ở bể Nam Côn Sơn
trong 60 cấu tạo phát hiện đã có nhiều cấu tạo đã khoan tìm kiếm thăm dò và có
phát hiện dầu khí. Các mỏ có triển vọng là Đại Hùng, Thanh long, Lan Tây, Lan Đỏ,
Mộc Tinh, Rồng Bay. Tài nguyên Dầu khí với tổng tiềm năng đã xác minh đủ điều
kiện để tỉnh phát triển công nghiệp Dầu khí thành ngành công nghiệp mũi nhọn
trong chiến lược phát triển công nghiệp cả nước và đưa Bà Rịa – Vũng Tàu thành
một trung tâm khai thác và chế biến Dầu khí lớn nhất Việt Nam, xuất khẩu dầu khí

đóng góp một phần quan trọng trong GDP cả nước
Khu vực nghiên cứu là một trong những trung tâm năng lượng, công nghiệp
nặng, du lịch, cảng biển của cả nước. Trung tâm điện lực Phú Mỹ và nhà máy điện
Bà Rịa chiếm 40% công suất điện năng của cả nước ( trên 4000MW trên tổng số
gần 10000MV của các nước). Công nghiệp nặng có sản xuất phân đạm ure, sản xuất
polyetylen, sản xuất thép.
-

Thương mại - dịch vụ:

Trong năm, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp xúc tiến thương mại kết hợp với
thực hiện các chương trình liên kết vùng Đông Nam Bộ. Giá cả hàng hóa các loại
cơ bản ổn định, chỉ số giá tiêu dùng năm 2014 dự kiến tăng 3%.Các cơ sở dịch vụ
du lịch của tỉnh đã đón và phục vụ khoảng 13,6 triệu lượt khách, tăng 8,64%. Tỉnh
đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, xúc tiến du lịch để quảng bá và phát
triển du lịch trên địa bàn


12
Hoạt động xuất khẩu tăng trưởng khá do nhiều doanh nghiệp vẫn giữ được thị
trường truyền thống, đồng thời mở rộng thêm thị trường mới, giá xuất khẩu một số
sản phẩm tăng; một số mặt hàng cũng có đơn hàng nhiều hơn giai đoạn trước.
-

Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp:

Các nhiệm vụ quản lý nhà nước và hỗ trợ sản xuất nông nghiệp được thực hiện
tốt: đã điều tiết nguồn nước từ các hồ chứa nước, đập dâng đảm bảo tưới phục vụ
cho sản xuất vụ đông xuân, vụ hè thu và vụ lúa mùa. Trong năm 2014 không phát
dịch bệnh lớn cả trong trồng trọt và chăn nuôi. Công tác kiểm tra, đánh giá điều

kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất kinh doanh vật
tư nông nghiệp, sản phẩm nông lâm sản và thủy sản được tăng cường. Tỉnh đã hỗ
trợ số tiền cho các tàu cá và hỗ trợ cho chủ tàu mua máy thông tin liên lạc có tích
hợp thiết bị định vị vệ tinh (GPS). Hỗ trợ cho các tổ đoàn kết đánh bắt trên biển xa,
đã lắp đặt máy Movimar (thu phát tín hiệu vệ tinh) cho bà con ngư dân.
-

Giao thông vận tải

Bà Rịa- Vũng Tàu nằm trong vùng Đông Nam Bộ, có hệ thống giao thông khá
thuận tiện và đầy đủ như đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không nối
liền giữa các trung tâm lớn trong vùng với các vùng kinh tế trong cả nước. Thông
qua quốc lộ 51, Bà Rịa- Vũng Tàu đã kết nối với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam, kết nối với các tỉnh Tây Nguyên thông qua quốc lộ 56 và các tỉnh
miền Trung Nam Bộ thông qua quốc lộ 55.
Hệ thống tỉnh lộ với tổng chiều dài hơn 617 km các tuyến trục tỉnh lộ, huyện
lộ được quy hoạch và đầu tư xây dựng như những tĩnh mạnh chính đan xen liên kết
với trục quốc lộ tạo ra bộ khung kết cấu chung cho hạ tầng giao thông của tỉnh.
Đường bộ: riêng hệ thống đường đô thị chính gồm 182 tuyến có chiều dài hơn
381 km được đầu tư xây dựng với đầy đủ các hạng mục kết cấu hạ tầng kỹ thuật.
Hiện nay ngành giao thông vận tải đang tập trung nguồn lực đầu tư, phát triển hệ
thống giao thông kết nối hệ thống cảng biển và các khu công nghiệp nhằm thúc đẩy
đầu tư, khai thác hệ thống cảng và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, như các
tuyến đường: Tuyến đường liên cảng Cái Mép – Thị Vải là tuyến đường chạy sau
hàng rào của hơn 33 cảng khu vực Cái Mép –Thị Vải, tập trung nguồn lực xây dựng
cảng biển nước sâu tại Cái Mép, Sao Mai – Bến Đình, đồng thời đầu tư cơ sở hạ
tầng kết nối các trung tâm phân phối hàng hóa, dịch vụ logistics, xây dựng hệ thống


13

cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải trở thành hệ thống cảng trung chuyển của khu vực
và quốc tế.
Đường sông và cảng biển: Hệ thống các cảng biển như nêu trên. Từ Vũng Tàu
có thể đi Thành phố Hồ Chí Minh bằng tàu cánh ngầm. Bà Rịa-Vũng Tàu trở thành
trung tâm cảng biển chính của khu vực Đông Nam bộ, thuộc nhóm cảng biển số 05
bao gồm: TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu. Các cảng lớn tập trung
chủ yếu trên sông Thị Vải. Cảng Sài Gòn và Nhà máy Ba Son đang di dời và xây
dựng cảng biển lớn tại đây. Sông Thị Vải có luồng sâu 15m đảm bảo các tàu
container trên 100.000 tấn đã có thể cập cảng BR-VT đi thẳng sang các nước châu
Âu, châu Mỹ. Tính đến nay, toàn tỉnh có 24/52 cảng đã đi vào hoạt động, các cảng
còn lại đang trong quá trình quy hoạch và xây dựng.
Hàng không: Sân bay Vũng Tàu chủ yếu phục vụ cho máy bay trực thăng
thăm dò khai thác dầu khí. Trong tương lai, Sân bay Quốc tế Long Thành được xây
dựng cách Vũng Tàu 70 km, ranh giới tỉnh khoảng 20 km.Tỉnh cũng đang triển khai
di dời sân bay Vũng Tàu sang đảo Gò Găng thuộc ngoại thành Vũng Tàu và xây
dựng sân bay Gò Găng thành sân bay Quốc tế kết hợp với phục vụ hoạt động bay
thăm dò và khai thác dầu khí.
Đường sắt: hiện tại chưa có đường sắt đến tỉnh. Theo quy hoạch đến năm 2015
của ngành đường sắt, một đường sắt đôi cao tốc khổ rộng 1.435 m sẽ được xây
dựng nối Tp HCM và Vũng Tàu, tốc độ thiết kế: trên 300 km/h.

1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
-

Dân số:

Tính đến năm 2016, dân số toàn tỉnh đạt gần 1.150.200 người, mật độ dân số
đạt 516 người/km². Dân số nam đạt 513.410 người, trong khi đó nữ đạt 513.800
người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 8,9 ‰. Tính đến ngày
1 tháng 4 năm 2009, Trên địa bàn toàn tỉnh có 28 dân tộc và người nước ngoài cùng

sinh sống. Trong đó, người kinh đông nhất với 972.095 người, tiếp sau đó là người
Hoa có 10.042 người, đông thứ ba là người Chơ Ro với 7.632 người người Khơ Me
chiếm 2.878 người, Người Tày có 1.352 người, cùng một số dân tộc ích người khác
như người Nùng có 993 người, người Mường có 693 người, người Thái có 230
người, ít nhất là các dân tộc như Người Xơ Đăng, Hà Nhì, Chu Ru, Cờ Lao mỗi dân
tộc chỉ có 1 người, Người nước ngoài thì có 59 người


14
-

Giáo dục và y tế

Tính đến thời điểm ngày 8 tháng 9 năm 2015, trên địa bàn toàn tỉnh có 505
trường học ở cấp phổ thông trong đó có Trung học phổ thông có 31 trường, Trung
học cơ sở có 92 trường, Tiểu học có 184 trường, bên cạnh đó còn có 198 trường
mẫu giáo. Với hệ thống trường học như thế, góp phần giảm thiểu nạn mù chữ trong
địa bàn tỉnh. Theo thống kê về y tế năm 2011, trên địa bàn toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu có 98 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế. Trong đó có 10 Bệnh viện, 6
phòng khám đa khoa khu vực và 82 Trạm y tế phường xã.
-

Văn hóa

Điều đặc biệt nhất của tỉnh là Bà Rịa - Vũng Tàu có 10 đền thờ cá voi, nhiều
nhất ở miền Nam. Đương nhiên lễ hội Nghinh Ông, hay Tết của biển, là một sự kiện
quan trọng trong đời sống văn hóa và tâm linh của dân chài nơi đây. Tỉnh có ngày lễ
Lệ Cô Long Hải từ 10/2 đến 12/2 âm lịch để thờ cúng Mẫu - Nữ thần và kết hợp
cúng thần biển. Bên cạnh đó vào ngày giỗ ông Trần 20 tháng 2 (âm lịch) và tết
trùng cửu 9 tháng 9 (âm lịch) tại Nhà Lớn Long Sơn có tổ chức lễ hội long trọng thu

hút hàng chục ngàn người từ các nơi về tham dự

1.3. Đánh giá các thuận lợi và khó khăn đối với ngành Dầu khí
-

Thuận lợi:

Vũng Tàu nằm ở vị trí thuận lợi cho nên việc mở rộng xây dựng các cảng dịch
vụ dầu khí phục vụ cho việc khai thác dầu khí ở thềm lục địa phía Nam. Vũng Tàu
là một thành phố trẻ có nguồn cung cấp nhân lực dồi dào, giao thông vận tải đáp
ứng nhu cầu di chuyển cũng như vận chuyển hàng hóa, vị trí của Vũng Tàu cũng
thuận lợi cho việc giao lưu xuất khẩu dầu thô với các nước trong khối Đông Nam Á
cũng như quốc tế. Hiện nay Vũng Tàu cũng đang thu hút rất nhiều công ty nước
ngoài đầu tư thăm dò khai thác Dầu khí
-

Khó khăn:

Bên cạnh những thuận lợi ngành Dầu khí Vũng Tàu cũng gặp nhiều khó khăn.
Lực lượng lao động trẻ tuy đông nhưng trình độ kỹ thuật chưa đpá ứng được nhu
cầu phát triển của ngành. Vào mùa biển động (mùa gió chướng), các hoạt động trên
biển bị ngừng trệ, gây khó khăn cho ngư dân cũng như hoạt động khai thác dầu khí.
Các mỏ dầu và khí nằm ở xa bờ, độ sau nước biển tương đối lớn do đó chi phí công


15
tác tìm kiếm thăm dò và khai thác tương đối cao. Tuy trong khu vực đã phát triển
các ngành công nghiệp như sửa chữa tàu, giàn khoan… nhưng đó mới chỉ là bước
đầu. Phần lớn các tàu và thiết bị hỏng vẫn phải gửi ra nước ngoài sửa chữa gây tốn
kém. Vấn đề bảo vệ và cải tạo môi trường là một vấn đề bức xúc phải đặt lên hàng

đầu vì ở đây tập trung nhiều khu công nghiệp, đặc biệt là khu công nghiệp dầu khí.


16

CHƯƠNG 2. LỊCH SỬ TÌM KIẾM THĂM DÒ KHU VỰC NGHIÊN
CỨU
Công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí ở bể Nam Côn Sơn đã được tiến hành từ
rất sớm. Cho đến nay đã có rất nhiều các phát hiện dầu khí được đưa vào khai thác
như mỏ Đại Hùng, Hải Thạch, Rồng Đôi, Lan Tây… Dựa vào tính chất, đặc điểm
và kết quả công tác của từng thời kỳ, lịch sử thăm dò và nghiên cứu địa chất, địa vật
lý ở đây được chia làm 4 giai đoạn:

2.1.Giai đoạn trước năm 1975
Trước năm 1975 một số nhà thầu đã thu nổ mạng lưới tuyến địa chấn khu vực
trên toàn bộ thêm lục địa Nam Việt Nam. Trong khu vực nghiên cứu có các khảo sát
của Petty Ray năm 1969, Marathon và Sunning Dale năm 1974.
Bảng 2.1. Các khảo sát địa chấn trước năm 1975
STT
1
2
3

Tên lô
04, 19, 20,
21, 28, 29
20
28, 29

Tên nhà thầu/

Nhà thầu phụ

Năm thu
nổ

Số
tuyến

Tổng chiều dài
(km)

PETTY RAY

1969

53

2198,5

MARATHON
SUNNING DALE
Tổng số

1974
1974

36
116
441


2453
3344
25187

Trong khu vực Tây Nam bể Nam Côn Sơn chưa có giếng khoan nào. 4 trong 5
giếng khoan đầu tiên trong bể Nam Côn Sơn có các biểu hiện dầu khí được khoan
tập trung ở các khối nâng lô 12 nằm phía Đông khu nghiên cứu. Đây cũng là các
giếng khoan phân chia địa tầng của bể và khu vực.
Bảng 2.2. Các GK trước năm 1975 ở lô 12 phía Đông khu vực nghiên cứu
STT
1
2

Tên GK
Hồng-1X
Mía-1X

Độ sâu đáy (m)
1640
3353

3

Dừa-1X

4049

4

Dừa-2X


3652

Đá chứa
Cát kết Mioxen
Carbonat Mioxen
Cat kết Oligocen,
Carbonat Mioxen

Kết quả
Dấu hiệu khí
Có biểu hiện DK
Có dòng dầu 1540
thùng/ngày đêm
Khô


17

2.2. Giai đoạn 1976 - 1988
Giai đoạn sau giải phóng 1976, các hoạt động thăm dò trong khu vực sớm
được triển khai cùng một số hoạt động của AGIP ở các lô 04, 12 những năm 1978,
1979.
Bảng 2.3. Các khảo sát địa chấn từ năm 1976 đến năm 1988
STT

Tên lô

1
2

3

19
20
21

Tên nhà thầu/
Nhà thầu phụ thu nổ
GECO
GECO
GECO

Năm thu
nổ
1978
1979
1978

Số tuyến
24
51
21

Tổng chiều dài
(km)
1451
2648
1475

Trong khu vực lô 19, 20, 21, 22 giai đoạn này vẫn chưa có giếng khoan nào.

Bow Valley sớm có triển khai nghiên cứu trong khu vực lô 28, 29. Sau khi tổng hợp
tài liệu nhận thấy tồn tại một số bẫy cấu tạo và bẫy địa tầng trong lát cắt Oligocen
và tiến hành khoan 2 giếng 28-A-1X và 29-A-1X năm 1978. GK 28-A-1X đã gặp
dấu hiệu dầu tàn dư cho phép nhận định về sự tồn tại đá mẹ trong các bán địa hào
dọc phía Tây các đứt gẫy Sông Hậu và Sông Đồng Nai.

2.3. Giai đoạn 1988 - 1997
Những năm sau đó các nhà thầu khác lần lượt vào tham gia các lô khác thuộc
khu vực TN bể NCS. Đó là các là các hoạt động của ONGC ở lô 19, Enterprise Oil
Exploration ở lô 21, International Petroleum Ltd.(IPL) sau là Cairn điều hành ở lô
22.
Bảng 2.4. Các khảo sát địa chấn sau năm 1988

1
2
3
4
5

Tên

19
20
20
21
22

ONGC
PETRO CANADA
PETRO CANADA

EOE
IPL

6

22

CAIRN

STT

Tên nhà thầu

Xử lý
lại (km)
800
297

Năm
1988
1990
1992
1989
1990
1991

Thu nổ thêm
KL (km)
Ghi chú
1186

8x8 và 2x2 km
947
2x2 km
1748
2x2 km cả lô
2349
2x2 km cả lô
2395
4x4 km cả lô
Cấu tạo Trâu
384
Trắng 3x3 km


18
Sau khi minh giải tài liệu địa chấn các nhà thầu đã khoan 3 giếng 20-PH-1X,
21-S-1X và 22-TT-1X. Riêng ONGC đánh giá lô của mình không có tiềm năng nên
đã không khoan.
PetroCanada khoan giếng khoan 20-PH-1X từ 21/6 đến 8/1991 với chiều sâu
3985m, dừng lại ở trầm tích Oligocen sớm? (tập không phân dị đá núi lửa, tuf và
xâm nhập). Giếng khoan không gặp biểu hiện dầu khí.
Enterprise Oil Exploration đã khoan GK 21-SONG-1X từ 11/1990-1/1991 với
độ sâu 4401m. Đây là giếng khoan mở ra lát cắt Kainozoi lớn nhất ở nửa phía Tây
của bể NCS. Giếng khoan không gặp sản phẩm dầu khí do độ khép kín bẫy thấp,
không bảo tồn được hydrocacbon. Bẫy chứa chủ yếu có dạng khối-đứt gãy và dạng
hình hoa. Các tài liệu này là nguồn tài liệu quan trọng cho đánh giá sau này.
Ngoài ra trên lô 12W lân cận, do có các giếng khoan biểu hiện tốt ban đầu giai
đoạn này cũng có vài giếng khoan được các nhà thầu thực hiện. Cho đến nay cấu
tạo Chim Sáo ở phần Đông của 12W đang được đưa vào giai đoạn phát triển.


2.4. Giai đoạn 1997 - nay
Sau khi các nhà thầu dần rút khỏi hết từ các lô trên, khu vực không còn có các
hoạt động thăm dò dầu khí. VPI có thực hiện đánh giá các lô Tây Nam NCS dựa
trên các tài liệu cũ (2003). Năm 2007 PVEP có xử lí lại 10500 km 2D trên 4 lô.


19

CHƯƠNG 3. CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm địa tầng
Theo tài liệu liên kết giếng khoan, minh giải tài liệu địa chấn cũng như kết quả
phân tích địa hóa mà khu vực được chia theo các thành tạo từ cổ đến trẻ bao gồm
Móng trước Kainozoi và trầm tích Kainozoi (hình 3.1).
Do vậy, thông qua giếng khoan đã khoan trong khu vực lô 21 (Giếng khoan
21-S-1X) cũng như các giếng khoan thuộc khu vực lân cận như 20-PH-1X, 22-TT1X, phía Đông là các giếng thuộc lô 12W, 12E, phía Đông Bắc các giếng lô 11-1,
phía Đông Nam là các giếng thuộc lô 12E, 13-AS-1X cùng các liên kết khu vực thể
hiện mặt cắt đứng của địa tầng khu vực Tây Nam bể Nam Côn Sơn (hình 3.2)

3.1.1. Thành tạo trước Kainozoi.
Khu vực nghiên cứu thuộc lô 21 đã có GK 21-S-1X gặp đá móng. Cùng với
các giếng khoan đã khoan vào móng trong bể đã cho ta một số khái quát về thành hệ
này.
Các thành tạo móng trước Kainozoi là các đá magma granit, granodiorit, các
đá biến chất. Đá magma có thành phần trung tính đến axit giàu biotit. Các đá
magma đã gặp trong các giếng khoan thuộc các lô phía Tây, các khối nhô ở phần
Trung tâm bể. Các đá trầm tích biến chất gặp ở nhiều giếng khoan phía Đông Nam
khu vực (các lô 22, 13, 12, 11-1, 06). Việc bắt gặp các đá biến chất ở các giếng
khoan khu vực này khiến có nhiều dự đoán là các trầm tích trước Đệ Tam.

3.1.2. Trầm tích Kainozoi

3.1.2.1. Hệ tầng Cau (Oligoxen – E3)
Hệ tầng Cau hiện đã gặp tại nhiều giếng khoan ở nhiều lô phủ bất chỉnh hợp
trên móng trước Đệ Tam. Các trầm tích thuộc hệ tầng Cau lần đầu tiên được mô tả
chi tiết tại GK-Dừa-1X (lô 12) từ độ sâu 3680 - 4038 m. Tại giếng khoan 21-S-1X
có độ sâu từ 3591 - 3956m (Theo Đỗ Bạt). Địa tầng trầm tích của hệ tầng này bo
gồm 3 phần:
Phần dưới tồn tại trong các địa hào, phát hiện nhiều cát kết từ hạt mịn đến thô,
đôi khi rất thô hoặc sạn kết, cát kết chứa cuội, sạn và cuội kết (GK 21-S-1X: 3920-


20
3925m) màu xám sáng, xám phớt nâu hoặc nâu đỏ, tím đỏ, phân lớp dày hoặc dạng
khối, xen kẽ một khối lượng nhỏ các lớp bột kết hoặc sét màu xám tới xám tro, nâu


21

Hình 3.1. Cột địa tầng tổng hợp Tây Nam bể Nam Côn Sơn


22

Hình 3.2. Liên kết các giếng khoan 28-A-1X, 21-S-1X và 20-PH-1X

đỏ, hồng đỏ chứa các mảnh vụn than hoặc các lớp than. Sự có mặt xen kẽ của
các lớp đá phun trào núi lửa: andesit, bazan chứng minh cho giai đoạn tách giãn của
thời kì này.
Phần giữa thành phần mịn chiếm ưu thế gồm các tập sét phân lớp dày đến
dạng khối màu xám sẫm tới xám tro, xám đen xen kẽ ít bột kết, cát kết hạt từ mịn
đến thô màu sáng, xám sẫm đôi khi phớt nâu đỏ hoặc tím đỏ (GK 21-S-1X), khá

giàu vôi và vật chất hữu cơ cùng các lớp sét chứa than và than.
Phần trên cùng gồm xen kẽ cát kết hạt nhỏ đến trung màu xám tro, xám sáng
đôi chỗ có chứa glauconit, Foram và bột kết, sét kết màu xám tro đến xám xanh
hoặc nâu đỏ (GK 21-S-1X).


23
Đá sét của hệ tầng có cấu tạo phân lớp dày hoặc dạng khối, rắn chắc. Ở phần
dưới tại những khu vực bị chôn vùi sâu sét bị biến đổi khá mạnh, dần dần trở thành
argilit do bị nén ép mạnh và tái kết tinh một phần các thành phần khoáng vật sét
nguyên sinh. Đá sét thường chứa hàm lượng vật chất hữu cơ và được coi là tầng
sinh, đồng thời nhiều nơi cũng được coi là tầng chắn tốt. Khoáng vật sét gồm chủ
yếu là hydromica và kaolinit cùng một lượng nhỏ clorit.
Đá cát kết hệ tầng Cau có độ hạt mịn từ nhỏ (phần trên) hoặc hạt trung bình
đến thô, đôi khi rất thô (phần dưới), độ lựa chọn từ trung bình đến kém, hạt bán tròn
cạnh đến góc cạnh. Đa phần cát kết có thành phần rất đa khoáng, giàu felpat, thạch
anh và mảnh đá thuộc loại litharenit felpat và litharenit đôi khi lithic.
Các hoá đá cổ sinh để nhận biết hệ tầng Cau là bào tử, phấn hoa với
F.trilobata, Cicatricosisporites và Corsinipollenites
Môi trường lắng đọng trầm tích là lục địa, tam giác châu, đầm hồ vũng vịnh
chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố biển ven bờ đến biển nông. Lát cắt trầm tích có
xu hướng mịn dần về phía trên. Bề dày trầm tích Oligoxen cũng biến đổi từ 0-700m
và 1000-2000m tại trung tâm các địa hào.

3.1.2.2. Hệ tầng Dừa (Mioxen sớm – N11d)
Đá trầm tích hệ tầng Dừa phủ bất chỉnh hợp trên hệ tầng Cau. Tên và mặt cắt
đặc trưng của hệ tầng Dừa được mô tả lấy theo tên GK Dừa-1X từ độ sâu 28523680 m. Thành phần chủ yếu là cát kết, bột kết màu xám sáng, xám lục xen kẽ với
sét kết màu xám, xám đen hoặc xám xanh, các lớp sét chứa vôi, các lớp sét giàu vật
chất hữu cơ có chứa các lớp than mỏng. Đôi khi những lớp đá vôi mỏng chứa nhiều
hạt vụn hoặc đá vôi màu trắng xen kẽ trong hệ tầng. Tỷ lệ cát/sét trong toàn bộ lát

cắt nhìn tổng thể là gần tương đương nhau, tuy nhiên phần phía Tây có xu hướng
thô hơn.
Cát kết hạt nhỏ đến hạt trung, đôi khi hạt thô gặp khá phổ biến ở phần dưới
trong các khoan phần B-TB, T-TN của bể. Thành phần chủ yếu là thạch anh, felspat
và mảnh đá được gắn kết khá chặt bởi xi măng rất giàu carbonat và khoáng vật sét
kiểu cơ sở và lấp đầy, độ lựa chọn mài tròn tốt, bán góc cạnh đến bán tròn cạnh.
Ngoài ra cũng thường gặp các tập cát kết chứa các thấu kính sét hoặc là xen kẽ khá
nhịp nhàng với các lớp sét, bột kết mỏng. Sét kết chủ yếu là các khoáng vật
hydromica kaolinit và Montmorilonit. Đây là khoáng vật có tính trương nở mạnh,


24
do vậy mà tính chất chắn của các lớp đá sét trở nên tốt hơn rất nhiều và là tầng chắn
mang tính địa phương.
Môi trường ven bờ, tam giác châu thuỷ triều (sông, đồng bằng châu thổ đến
trước châu thổ xen kẽ với môi trường biển nông. Trầm tích có xu thế hạt mịn hướng
lên trên là chủ yếu, tỷ lệ cát/sét thường cao 55-80%.
Các hoá đá cổ sinh trong trầm tích của hệ tầng Dừa tương đối phong phú gồm
bào tử phấn hoa, Foraminifera và nannoplankton. Đia tầng này được xác định bởi
Forams, tảo và bào tử, phấn như Globigerinoides trilobus, Helicosphaera
amphiaperta và F. levipoli
Bề dày khoảng 600 - 800 m cho phần phía Tây và 1000 – 2000 m cho phần
phía Đông. Đặc biệt ở cánh hạ của đứt gãy Sông Đồng Nai bề dày lên đến 3500 m
thể hiện đặc trưng cho pha rift muộn.

3.1.2.3. Hệ tầng Thông – Mãng Cầu (Mioxen giữa – N 12 tmc )
Hệ tầng Thông-Mãng Cầu cũng được mô tả ở giếng khoan Dừa -1X trong
khoảng độ sâu từ 2170 – 2852m bao gồm phần dưới chủ yếu là cát kết có xen
những lớp mỏng sét kết, sét vôi có chứa glauconit và xi măng carbonat, chuyển lên
phần trên có sự xen kẽ giữa các lớp trầm tích lục nguyên vôi với đá vôi thành các

tập dày màu xám trắng.
Đá sét kết màu xám tro, xám lục đến xám xanh, gắn kết trung bình yếu với
thành phần chính là hydromica, kaolinit, hỗn hợp (illit/montmorilonit) đặc trưng
cho trầm tích biển..Cát kết phần nhiều hạt nhỏ, đôi khi hạt trung (khu vực khoan
28A-1X, 20-PH-1X, 21-S-1X), xám lục đến xám xanh, lựa chọn và mài tròn trung
bình đến tốt, phân lớp dày đến dạng khối. Phần lớn cát đều chứa glauconit, pyrit,
siderit và nhiều hóa đá biển. Nhìn chung trầm tích của hệ tầng Thông - Mãng Cầu
mới bị biến đổi thứ sinh ở giai đoạn Katagenes sớm.
Đá carbonat phát triển khá rộng rãi tại các khu vực nâng cao ở Trung tâm và
đặc biệt tại các lô thuộc phần phía Đông của bể thuộc lô 04 và 05. Đá có màu trắng,
trắng sữa, dạng khối dày chứa phong phú san hô và các hóa đá động vật khác được
thành tạo trong môi trường biển mở của thềm lục địa bao gồm đá vôi ám tiêu (gặp
nhiều tại các phần nổi cao) và các lớp đá vôi dạng thềm phát triển tại những phần
sườn thấp của các đới nâng (lô 05, 06 và 12, 28 ...). Ngoài ra, trong tập đá carbonat
cũng gặp xen kẽ các lớp đá vôi dolomit hoặc đá dolomit dạng hạt nhỏ do kết quả


25
của quá trình dolomit hóa một phần hoặc hoàn toàn của cả hai loại đá vôi kể trên.
Loại đá này ở phần phía Tây không phổ biến, chỉ bắt gặp một vài lớp mỏng tại
giếng khoan 20-PH-1X.
Hoá đá tương đối phong phú đặc trưng cho trầm tích Mioxen giữa. Địa tầng
này được xác định bởi forams, tảo, bào tử, phấn như Globorotalia mayerii,
Discoaster hamatus và F. semilobata Đới Florschuetzia meridionalis.
Môi trường thành tạo chủ yếu là lục địa, tam giác châu đến biển nông. Độ hạt
chủ yếu có xu thế thô dần lên trên.
Các trầm tích hệ tầng Thông-Mãng Cầu nằm chỉnh hợp trên hệ tầng Dừa. Bề
dày khoảng 200-300m ở phần nâng cao và đạt 500 - 900m cho các vùng trũng.

3.1.2.4. Hệ tầng Nam Côn Sơn (Mioxen muộn – N13 nmc)

Trầm tích hệ tầng Nam Côn Sơn được mô tả qua GK Dừa-1X, từ độ sâu 18682170m, nằm bất chỉnh hợp trên hệ tầng Thông – Mãng Cầu. Trầm tích chủ yếu gồm
sét kết, sét vôi màu xám lục đến xám xanh, gắn kết yếu cùng các lớp cát bột kết
chứa vôi hoá đá động vật biển và glauconit, đôi khi gặp một số thấu kính hoặc
những lớp đá vôi mỏng chứa nhiều mảnh vụn lục nguyên. Trầm tích được gắn kết
trung bình bởi xi măng carbonat có tỷ lệ cao.
Về mặt thành phần, môi trường thành tạo và các đặc tính khác của đá carbonat
hệ tầng Nam Côn Sơn là gần tương tự như đá carbonat của hệ tầng Thông-Mãng
Cầu, trừ mức độ tái kết tinh và quá trình dolomit hoá của đá xảy ra có phần yếu hơn.
Hoá đá trong hệ tầng được phát hiện gồm có 3 nhóm: bào tử phấn hoa,
Foraminifera và Nannofossil. Địa tầng này được xác định bởi forams, bào tử, phấn
như Globorotalia acostaensis, Discoaster quiqueramus và Florshuetzia maridionalis
Môi trường thành tạo từ biển nông thuộc đới trong của thềm khu vực phía Tây,
còn thuộc đới giữa-ngoài thềm ở khu vực phía Đông

3.1.2.5. Hệ tầng Biển Đông (Plioxen-Đệ Tứ - N2)
Trầm tích của hệ tầng Biển Đông đặc trưng cho trầm tích trong giai đoạn hình
thành thềm lục địa Biển Đông. Trong bể Nam Côn Sơn, mặt cắt đặc trưng của hệ
tầng tại GK 12A-1X từ độ sâu 600 - 1900m


×