Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

chính sách đối ngoại của anh đối với liên minh châu âu (EU) và tầm quan trọng đối với việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.1 KB, 21 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong tình hình hiện nay, chính trị thế giới đang có những biến động và
ngày một phức tạp. Các nước lớn trên thế giới luôn có vai trò quan trọng
trong đời sống chính trị thế giới. Mỗi một chính sách, thay đổi của những
nước này sẽ ảnh hưởng đến trực tiếp đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội
của các nước khác đồng thời ảnh hưởng gián tiếp tới Việt Nam.
Hiểu được những nguyên nhân, mục đích. . . của những chính sách đối
ngoại của các nước lớn sẽ giúp Việt Nam có được cái nhìn toàn diện và biết
được hướng đi đúng đắn, phù hợp. Từ đó sẽ giúp các nhà hoạch định chính
sách của Việt Nam có thể đưa ra được những chính sách phù hợp với tình hình
quan hệ quốc tế. Liên hiệp vương quốc Anh và bắc Ierland là một quốc gia có
lịch sử lâu đời và có nền kinh tế phát triển đứng thứ 6 trên thế giới. Đây còn là
quốc gia có mối quan hệ mật thiết với Mỹ và là thành viên quan trọng của Liên
minh châu Âu(EU). Đồng thời quốc gia này còn có những ảnh hưởng nhất định
đối với những nước thuộc địa cũ. Vì vậy việc tìm hiểu tình hình chính trị của
nước Anh, thông qua các chính sách đối ngoại của nước này có thể cho Việt
Nam dự đoán phần nào hướng đi của dòng chảy chính trị quốc tế.
Liên minh châu Âu(EU) là tổ chức kinh tế chính trị lớn nhất thế giới.
Tổ chức này có vai trò quan trọng không chỉ với đời sống chính trị mà còn cả
với đời sống kinh tế thế giới. Việt Nam cũng đang không ngừng xúc tiến quan
hệ hợp tác về kinh tế với EU. Tiêu biểu như việc Việt Nam kí với EU hiệp
định khung về “Đối tác và hợp tác toàn diện”. Anh lại là một thành viên quan
trọng của tổ chức này, là “nơi mở cửa cho phần còn lại của thế giới” đối với
EU. Chính vì vậy mỗi một chính sách đối ngoại của Anh đối với EU cũng sẽ
ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế chính trị thế giới. Nhất là trong thời
kì nhạy cảm hiện nay, khi Anh đang có ý định rút khỏi Liên minh châu Âu,
mà Việt Nam lại coi EU như một đối tác kinh tế quan trọng.
Nhận rõ sự quan trọng của việc nghiên cứu chính sách đối ngoại của
Anh đối với liên minh châu Âu (EU) và tầm quan trọng đối với Việt Nam, thì
việc nghiên cứu đề tài này là vô cùng cần thiết.


1


1.2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu đó là tìm hiểu sâu hơn về chính sách đối
ngoại của Anh với liên minh châu Âu (EU) quan từng thời kỳ ( kể từ khi gia
nhập đến nay).
Nghiên cứu về mối quan hệ hợp tác của Anh với EU và những lý do,
nguyên nhân khiến Anh đưa ra những chính sách đối ngoại đó. Qua đó có thể
hiểu được phần nào những biến động của đời sống kinh tế chính trị thế giới.
Đồng thời, tài liệu về chính sách đối ngoại của Anh đối với liên minh
châu Âu còn ít và rải rác. Việc nghiên cứu với mục đích tập hợp một cách
tổng quát về vấn đề này. Giúp làm phong phú hơn tư liệu về chính sách đối
ngoại của các nước lớn.
Nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài đó là tìm hiểu, tập hợp những
thông tin về vấn đề, kết hợp suy luận tổng kết ra bản chất, nguyên nhân và dự
đoán tình hình sẽ diễn ra trong những năm tới.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài đó là những chính sách đối ngoại của
Anh đối với liên minh châu Âu. Đây là một đối tượng quan trọng nhưng
thông tin, tài liệu về đối tượng còn ít và chưa cập nhật được tình hình trong
những năm gần đây.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài nằm trong những chính sách về kinh tế,
chính trị, văn hóa. . . của liên hiệp vương quốc Anh và bắc Ierland có ảnh
hưởng trực tiếp hoặc liên quan đến liên minh châu Âu . Ngoài ra còn có
những nhận định của những chuyên gia trong và ngoài nước về vấn đề này.
1.4 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lí luận dựa trên giáo trình “Chính sách đối ngoại của một số nước
lớn trên thế giới” của T.S Phạm Minh Sơn. Và các tin, bài báo nghiên cứu về
vấn đề này. Ngoài ra còn dựa trên một số tài liệu về quan hệ quốc tế khác.

Phương pháp được sử dụng trong tiểu luận bao gồm : Phân tích, thống
kê, so sánh. . .
2


2. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ LIÊN HIỆP VƯƠNG QUỐC ANH VÀ
BẮC IERLAND, LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU).
2.1. Khái quát địa lý , lịch sử , kinh tế , chính trị của Liên hiệp vương quốc
Anh và Bắc Ailen.

Liên hiệp vương quốc Anh và Bắc Ireland ( United Kingdom of Great
Britain and Northern Ireland), thường gọi là Anh Quốc hoặc Anh, là một quốc
gia có chủ quyền tại châu Âu. Quốc gia này nằm tại ngoài khơi đại lục châu
Âu, bao gồm đảo Anh và phần đông bắc của đảo Ireland, cùng nhiều đảo
nhỏ. Bắc Ireland là bộ phận duy nhất của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc
Ireland có một biên giới trên bộ với quốc gia khác: Cộng hòa Ireland. Ngoài
biên giới trên bộ này, bao quanh Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland
là Đại Tây Dương, trong đó biển Bắc tại phía đông và eo biển Manche tại
phía nam. Biển Ireland nằm giữa đảo Anh và đảo Ireland. Vương quốc Liên
hiệp Anh và Bắc Ireland có diện tích 243.610 km², là quốc gia có chủ quyền
rộng thứ 78 trên thế giới và rộng thứ 11 tại châu Âu.
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland là quốc gia đông dân thứ 22
trên thế giới, với khoảng 64,1 triệu cư dân. Đây là một quốc gia quân chủ lập
hiến với một thể chế đại nghị trong cai trị. Thủ đô Luân Đôn là một thành phố
toàn cầu và là trung tâm tài chính, cũng là khu vực đô thị lớn thứ tư tại châu

3


Âu. Quân chủ hiện nay là Nữ vương Elizabeth II. Vương quốc Liên hiệp Anh

và Bắc Ireland gồm bốn quốc gia: Anh (England), Scotland, Wales, và Bắc
Ireland. Ba quốc gia sau được trao quyền cai trị, Guernsey,Jersey, và đảo
Man không phải là bộ phận của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland,
các lãnh thổ này là thuộc địa hoàng gia và Chính phủ Vương quốc Liên
hiệp Anh và Bắc Ireland chịu trách nhiệm về quốc phòng và đại diện quốc
tế. Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland cũng có 14 lãnh thổ hải
ngoại, các lãnh thổ đang tranh chấp là quần đảo Falkland,Gibraltar,
và Lãnh thổ Ấn Độ Dương.
Quan hệ giữa các quốc gia trong Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc
Ireland biến hóa theo thời gian. Wales được hợp nhất vào Vương quốc
Anh theo các Đạo luật Liên Minh vào năm 1536 và 1543. Một hiệp định giữa
Anh vàScotland có kết quả là một Vương quốc Anh thống nhất vào năm 1707,
đến năm 1801 thì vương quốc này hợp nhất với Vương quốc Ireland để hình
thành Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland. Năm 1922, 5/6 lãnh thổ Ireland
ly khai khỏi Vương quốc Liên hiệp, để lại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc
Ireland như hiện nay. Các lãnh thổ hải ngoại của Vương quốc Liên hiệp Anh
và Bắc Ireland nguyên là những thuộc địa, chúng là tàn dư của Đế quốc
Anh từng bao phủ gần một phần tư đại lục trên thế giới vào cuối thế kỷ 19 và
đầu thế kỷ 20 và là đế quốc lớn nhất trong lịch sử. Ảnh hưởng của Vương
quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland có thể nhận thấy trong ngôn ngữ, văn hóa,
hệ thống tư pháp có nhiều cựu thuộc địa.
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland là một quốc gia phát triển, có
kinh tế lớn thứ sáu thế giới theo GDP danh nghĩa và lớn thứ 10 theo sức mua
tương đương. Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland được nhận định là có
một kinh tế thu nhập cao và được phân loại là rất cao theo Chỉ số phát triển
con người. Đây là quốc gia công nghiệp hóa đầu tiên trên thế giới và cường
quốc đứng đầu thế giới trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.
4



Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland duy trì vị thế một đại cường
quốc, với các ảnh hưởng đáng kể về kinh tế, văn hóa, quân sự, khoa học, và
chính trị trên quy mô quốc tế. Đây là một quốc gia vũ khí hạn nhân được công
nhận và xếp hạng 5 hay 6 về chi tiêu quân sự trên thế giới. Vương quốc Liên
hiệp Anh và Bắc Ireland là một thành viên thường trực trong Hội đồng Bảo an
Liên Hiệp Quốc kể từ phiên họp đầu tiên của cơ cấu vào năm 1946. Quốc gia
này cũng là thành viên của Liên minh châu Âu, Thịnh vượng chung các Quốc
gia, hội đồng châu Âu, G7, G8, G20, NATO, OECD, và WTO.
2.2 Giới thiệu về Liên minh châu Âu (EU)

Liên minh châu Âu hay Liên hiệp châu Âu ( European Union), cũng được
gọi là Khối Liên Âu, viết tắt là EU, là một liên minh kinh tế chính trị bao gồm
28 quốc gia thành viên thuộc Châu Âu. Liên minh châu Âu được thành lập
bởi Hiệp ước Maastricht vào ngày 1 tháng 11 năm 1993 dựa trên Cộng đồng
châu Âu (EC). Với hơn 500 triệu dân, Liên minh châu Âu chiếm 30% (18,4
nghìn tỉ đô la Mỹ năm 2008) GDP danh nghĩa và khoảng 22% (15,2 nghìn tỉ đô
la Mỹ năm 2008) GDP sức mua tương đương của thế giới.
Hiện nay, Liên minh châu Âu có diện tích là 4.422.773 km² với dân số là
492,9 triệu người (2006) ; với tổng GDP là 11.6 nghìn tỉ euro (xấp xỉ 15.7

5


nghìn tỉ USD) trong năm 2007. Hầu hết các quốc giachâu Âu đều đang là
thành viên của Liên minh châu Âu.
Liên minh châu Âu đã phát triển một thị trường chung thông qua hệ thống
luật pháp tiêu chuẩn áp dụng cho tất cả các nước thành viên nhằm đảm bảo sự
lưu thông tự do của con người, hàng hóa, dịch vụ và vốn. EU duy trì các chính
sách chung về thương mại, nông nghiệp, ngư nghiệp và phát triển địa phương.
Các nước thành viên đã chấp nhận đồng tiền chung, đồng Euro, tạo nên khu

vực đồng Euro. Liên minh châu Âu đã phát triển một vai trò nhất định trong
chính sách đối ngoại, có đại diện trong Tổ chức Thương mại Thế giới, G8, G20 nền kinh tế lớn và Liên hiệp quốc. Liên minh châu Âu đã thông qua việc bãi
bỏ kiểm tra hộ chiếu bằng Hiệp ước Schengen giữa 22 quốc gia thành viên và 4
quốc gia không phải là thành viên Liên minh châu Âu.
Là một tổ chức quốc tế, Liên minh châu Âu hoạt động thông qua một hệ
thống chính trị siêu quốc gia và liên chính phủ hỗn hợp. Những thể chế chính
trị quan trọng của Liên minh châu Âu bao gồm Ủy ban châu Âu,Nghị viện
Châu Âu Hội đồng Liên minh châu Âu, Hội đồng châu Âu, Tòa án Công lý
Liên minh châu Âu và Ngân hàng Trung ương châu Âu.
Liên minh châu Âu có nguồn gốc từ Cộng đồng Than Thép châu Âu từ 6
quốc gia thành viên ban đầu vào năm 1951. Từ đó cho đến nay, Liên minh
châu Âu đã lớn mạnh hơn về số lượng cũng như chất lượng thông qua việc
tăng cường thẩm quyền của Liên minh châu Âu.
Lịch sử của Liên Minh Châu Âu bắt đầu từ sau Chiến tranh thế giới lần
thứ 2. Có thể nói rằng nguyện vọng ngăn ngừa chiến tranh tàn phá tái diễn đã
đẩy mạnh sự hội nhập châu Âu. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Robert Schuman
là người đã nêu ra ý tưởng và đề xuất lần đầu tiên trong một bài phát biểu nổi
tiếng ngày 9 tháng 5 năm 1950. Cũng chính ngày này là ngày mà hiện nay

6


được coi là ngày sinh nhật của Liên minh châu Âu và được kỉ niệm hàng năm
là "Ngày Châu Âu".
Ban đầu, Liên minh châu Âu bao gồm 6 quốc gia thành
viên: Bỉ ,Đức, Ý, Luxembourg, Pháp, Hà Lan. Năm 1973, tăng lên thành gồm
9 quốc gia thành viên. Năm 1981, tăng lên thành 10. Năm 1986, tăng lên
thành 12. Năm 1995, tăng lên thành 15. Năm 2004, tăng lên thành 25. Năm
2007 tăng lên thành 27. Từ 01.07.2013 EU có 28 thành viên.
Quá trình gia nhập của các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu



1951: Bỉ, Đức, Ý, Luxembourg, Pháp, Hà Lan



1973: Đan Mạch, Ireland, Anh



1981: Hy Lạp



1986: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha



1995: Áo, Phần Lan, Thụy Điển



Ngày 1/5/2004: Séc, Hungary, Ba
Lan, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia,Estonia, Malta, Cộng hòa Síp



Ngày 1/1/2007: Romania, Bulgaria




1/7/2013: Croatia
Hiện nay, Liên minh châu Âu có diện tích là 4.422.773 km² với dân số là
492,9 triệu người (2006) ; với tổng GDP là 11.6 nghìn tỉ euro (xấp xỉ 15.7
nghìn tỉ USD) trong năm 2007. Hầu hết các quốc giachâu Âu đều đang là
thành viên của Liên minh châu Âu.
Tính đến cuối năm 2010, có 4 quốc gia được đánh giá là ứng viên chính
thức để kết nạp thành viên Liên minh châu Âu đó là: Iceland, Macedonia,
Montenegro và Thổ Nhĩ Kỳ. Albania, Bosnia và Herzegovina và Serbia là những
ứng viên tiềm năng. Kosovo cũng được xếp vào danh sách những ứng viên tiềm
năng gia nhập vào Liên minh châu Âu vì Ủy ban châu Âu và hầu như tất cả các
quốc gia thành viên Liên minh châu Âu khác đã thừa nhận Kosovo như một
quốc gia độc lập, tách biệt khỏi Serbia.

7


Năm quốc gia Tây Âu không phải là thành viên Liên minh châu Âu nhưng
đã có những thỏa thuận hợp tác nhất định kinh tế và pháp luật của Liên minh
châu Âu đó là: Iceland (ứng viên gia nhập Liên minh châu Âu), Liechtenstein và
Na Uy, thành viên thị trường duy nhất thông qua Khu vực kinh tế châu Âu, và
Thụy Sĩ, tương tự như trường hợp của Na Uy nhưng thông qua hiệp định song
phương giữa nước này và Liên minh châu Âu. Ngoài ra, đồng tiền chung EURO
và các lĩnh vực hợp tác khác cũng được áp dụng đối với các quốc gia thành viên
nhỏ như Andorra, Monaco, San Marino và Vatican.
3.CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN HIỆP VƯƠNG QUỐC ANH
VÀ BẮC IERLAND ĐỐI VỚI LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU).
3.1 Chính sách đối ngoại của Anh đối với Liên minh châu Âu từ khi ra
nhập đến trước cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2007.
Anh đã từng là quốc gia có nhiều thuộc địa nhất thế giới , hiện nay Anh

vẫn đứng đầu khối Thịnh vượng chung gồm 48 thành viên và còn nhiều ảnh
hưởng đến các nước thuộc địa.
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland tham gia Chiến tranh thế giới
thứ hai khi tuyên chiến với Đức vào năm 1939. Đến năm 1940, Winston
Churchill trở thành thủ tướng và đứng đầu một chính phủ liên minh. Sau khi
Đức chiến bại, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland trở thành một trong
ba cường quốc tụ họp nhằm dự tính về thế giới hậu chiến; trở thành một trong
năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên,
thế chiến khiến Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland suy yếu nghiêm
trọng và phụ thuộc về tài chính vào viện trợ Marshall và các khoản vay từ
Hoa Kỳ.
Ngay sau thế chiến, chính phủ của Công đảng khởi xướng một chương
trình cải cách triệt để, có tác động đáng kể đến xã hội Vương quốc Liên hiệp
Anh và Bắc Ireland trong các thập niên sau. Các ngành công nghiệp chủ yếu

8


và tiện ích công cộng được quốc hữu hóa, hình thành một “nhà nước phúc
lợi”, và một hệ thống y tế toàn diện nhận tài trợ công được thiết lập mang tên
Dịch vụ y tế quốc dân. Sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc tại các thuộc địa
diễn ra đồng thời với vị thế kinh tế của Anh bị suy yếu đi nhiều, do đó một
chính sách phi thuộc địa hóa là không thể tránh khỏi. Độc lập được trao
cho Ấn Độ vàPakistan vào năm 1947. Trong ba thập niên sau đó, hầu hết
thuộc địa trong Đế quốc Anh giành được độc lập, nhiều cựu thuộc địa trở
thành thành viên của Thịnh vượng chung các Quốc gia.
Năm 1973, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland gia nhập Cộng
đồng Kinh tế châu Âu (EEC), và khi EEC trở thành Liên minh châu Âu (EU)
vào năm 1992, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland là một trong 12
thành viên sáng lập.

Sau hai lần bị Pháp phủ quyết vào năm 1961 và 1967, Vương quốc Liên
hiệp Anh và Bắc Ireland tham gia Liên minh châu Âu vào năm 1973.
Chiến lược ngoại giao của Anh xem xét bản chất thay đổi của các vấn đề
cũng những cơ hội trong bối cảnh thế giới trong từng thời kỳ. Đồng thời nó
cũng xem xét ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của toàn cầu hóa. Với xu hướng
này các quốc gia trên thế giới đang ngày một xích lại gần nhau hơn , cùng với
những thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội thì toàn cầu hóa cũng đạt ra
những thách thức to lớn đòi hỏi các quốc gia phải tiến hành hợp tác để lớn
mạnh. Trong tình hình đó, các tổ chức khu vực ra đời mà EU là một tổ chức
khu vực thành công nhất hướng tới việc thành lập một cộng đồng châu Âu lớn
mạnh. Kể từ khi gia nhập, Anh luôn coi trọng quan hệ hợp tác với Linh minh
châu Âu và coi nó như “hòn đá tảng” trong chính sách đối ngoại của Anh.
Việc Anh gia nhập Liên minh châu Âu đã giúp nền kinh tế của anh phát triển
và tránh được phần nào sự cạnh tranh khốc liệt từ các cường quốc mới nổi.
Anh cùng các nước thành viên của Liên minh châu Âu đã kí hiệp ước
Hiệp ước Maastricht (hay còn gọi là Hiệp ước Liên minh Châu Âu - "Treaty

9


of European Union") vào ngày 7 tháng 2 năm 1992 tại Maastricht Hà
Lan .Hiệp ước này nhằm mục đích:


Thành lập liên minh kinh tế và tiền tệ vào cuối thập niên 1990, với một
đơn vị tiền tệ chung và một ngân hàng trung ương độc lập,



Thành lập một liên minh chính trị bao gồm việc thực hiện một chính

sách đối ngoại và an ninh chung để tiến tới có chính sách phòng thủ chung,
tăng cường hợp tác về cảnh sát và luật pháp.
Hiệp ước này đánh dấu một bước ngoặt trong tiến trình nhất thể hóa châu
Âu và dẫn đến việc thành lập Cộng đồng châu Âu.
Hiệp ước Schengen (19/6/1990) quy định quyền tự do đi lại của công dân
các nước thành viên. Đối với công dân nước ngoài chỉ cần có visa của 1 trong
9 nước trên là được phép đi lại trong toàn bộ khu vực Schengen. Tính đến
19/12 năm 2011, tổng số quốc gia công nhận hoàn toàn hiệp ước này là 26
nước , trong đó không có Anh. Qua đó có thể thấy được rằng Anh rất coi trọng
việc hợp tác về kinh tế , chính trị với EU nhưng vẫn luôn e ngại và không
muốn bị hòa tan vào trong khối liên minh này. Ở một khía cạnh nào đó , Anh
vẫn muốn giữ một khoảng cách nhất định với liên minh châu Âu. Chính vấn
đề này đã dẫn đến mâu thuẫn giữa Anh và các nước thành viên EU về vấn đề
chính sách nhập cư giai đoạn sau .
Ngoài ra Anh còn kí một số hiệp ước khác như : Hiệp ước Amsterdam ,
hiệp ước Lisbon, hiệp ước Nice.
Hiệp ước Amsterdam còn gọi là Hiệp ước Maastricht sửa đổi, ký ngày 2
tháng 10 năm 1997 tại Amsterdam, bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1 tháng
5 năm 1999, đã có một số sửa đổi và bổ sung trong các vấn đề như:

1.

Những quyền cơ bản, không phân biệt đối xử;

2.

Tư pháp và đối nội;

3.


Chính sách xã hội và việc làm;

4.

Chính sách đối ngoại và an ninh chung.

10


Hiệp ước Nice - Trụ cột thứ ba được lãnh đạo các quốc gia thành viên
châu Âu kí vào ngày 26 tháng 2 năm 2001 và bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1
tháng 2 năm 2003. Hiệp ước Nice là sự bổ sung cho Hiệp ước Maastricht và
Hiệp ước Rome. Hiệp ước Nice tập trung vào vấn đề cải cách thể chế để đón
nhận các thành viên mới theo chính sách mở rộng về phía Đông châu Âu, vốn
ban đầu là nhiệm vụ của Hiệp ước Amsterdam nhưng không được hoàn thành.
Ngày 1 tháng 12 năm 2009, Hiệp ước Lisbon – Tái cấu trúc liên minh
châu Âu chính thức có hiệu lực và đã cải tổ nhiều khía cạnh của Liên minh
châu Âu. Đặc biệt, Hiệp ước Lisbon đã thay đổi cấu trúc pháp lý của Liên
minh châu Âu bằng cách sáp nhập cấu trúc 3 trụ cột thành một chính thể pháp
lý duy nhất. Hiệp ước là cơ sở pháp lý cho vị trí Chủ tịch thường trực Hội
đồng Liên minh châu Âu, chức vụ mà ngài Herman Van Rompuy đang nắm
giữ, cũng như vị trí Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu về ngoại giao và
an ninh, chức vụ mà bà Catherine Ashton đang phụ trách.
Kể từ khi ra nhập liên minh châu Âu, Anh đã trở thành một thành viên
quan trọng và là nằm trong ban lãnh đạo, nền kinh tế của Anh cũng phục hồi
và phát triển mạnh mẽ. Có thể nói việc ra nhập EU đã giúp Anh có được
những đối tác chiến lược quan trọng về kinh tế và có được địa vị vững chắc
trong đời sống chính trị quốc tế. Nhận thấy được điều đó, thời kỳ này Anh
cũng tăng cường hợp tác về kinh tế với EU và coi đó là một trọng điểm quan
trọng trong đối ngoại.

3.2 Chính sách đối ngoại của Anh đối với Liên minh châu Âu từ năm 2007
đến nay .
Khoảng cuối thế kỷ 20, có các biến hóa lớn trong việc cai trị Vương quốc
Liên hiệp Anh và Bắc Ireland khi thiết lập chính phủ cho Scotland, Wales và
Bắc Ireland. Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland duy trì là một quốc
gia quan trọng trên quy mô toàn cầu trong ngoại giao và quân sự, có vai trò
lãnh đạo hàng đầu trong Liên minh châu Âu, Liên Hiệp Quốc và NATO. Tuy
11


nhiên, tồn tại tranh luận quanh các vụ triển khai quân sự ra hải ngoại của Anh,
đặc biệt là tại Afghanistan và Iraq. Khủng hoàng tài chính toàn cầu 2008 có
tác động nghiêm trọng đến kinh tế Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland.
Năm 2010, chính phủ liên minh tiến hành các biện pháp khắc khổ nhằm mục
đích giảm thâm hụt ngân sách và thu được kết quả. Tháng 9 năm 2014, đa số
cử tri Scotland bác bỏ đề xuất độc lập cho Scotland trong một cuộc trưng cầu
dân ý. Kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, quan hệ giữa
Anh và EU đang dần rạn nứt.
Tiêu biểu là mâu thuẫn giữa Anh và Liên minh châu Âu về vấn đề dân
nhập cư ở Anh. Theo quy định về quyền tự do đi lại của EU, công dân 28
nước thành viên khối này được phép tự do đi lại làm việc tại bất kỳ nơi nào
trong khối. Hàng trăm ngàn người từ các nước EU khác đã đổ tới Anh tìm
việc bởi Anh là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khối. Số liệu thống kê
công bố ngày 26.11.2014 cho thấy, chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm, 228 ngàn
công dân EU đã đến Anh, cao nhất trong lịch sử.
Thủ tướng Anh David Cameron đã công bố kế hoạch được mô tả là
"những cải cách cấp tiến" nhằm ngăn chặn người lao động nhập cư từ các
thành viên khác trong Liên minh châu Âu (EU), đồng thời nêu rõ, Anh sẽ phủ
quyết bất cứ quốc gia mới nào gia nhập Liên minh châu Âu trừ khi các nước
này có hành động kiểm soát tình trạng công dân của mình đổ tới các nền kinh

tế thành công hơn, trong đó có Anh. Chính sách của đảng Bảo thủ cầm quyền
đối với vấn đề nhập cư từ EU cho đến nay tập trung vào việc hạn chế người
nhập cư tiếp cận các chế độ phúc lợi xã hội của Anh quốc và kéo dài hơn thời
gian để công dân các nước thành viên mới của EU được tự do di chuyển tới
nước Anh.
Người lao động nhập cư từ các nước Liên minh châu Âu sẽ chỉ đủ điều
kiện để hưởng các hỗ trợ của nhà nước như khấu trừ thuế, nhà ở xã hội hay
trợ cấp cho người thu nhập thấp sau khi đã làm việc ở Anh ít nhất 4 năm. Con
của họ sẽ không còn được hưởng trợ cấp trẻ em nếu vẫn sống ở quê nhà. Bất
12


cứ người nhập cư nào không tìm được việc làm sau 6 tháng đến Anh cũng sẽ
bị buộc phải rời khỏi nước này. Kế hoạch mới cũng hạn chế người nhập cư
đưa thân nhân ở ngoài Liên minh châu Âu tới Anh, đồng thời siết chặt quy
định trục xuất tội phạm là người nước ngoài. Những thay đổi này sẽ tác động
tới khoảng 400 nghìn người lao động nhập cư Liên minh châu Âu hiện đang
được hưởng chính sách trợ cấp trong 4 năm đầu định cư tại Anh. Tuy nhiên,
kế hoạch nhập cư đòi hỏi Liên minh châu Âu phải có những bước đi mạnh mẽ
nhằm sửa đổi các hiệp ước châu Âu do đi ngược lại các nguyên tắc về tự do đi
lại giữa các thành viên. Đây là một vết rạn nứt lớn trong quan hệ giữa Anh và
EU , thậm chí có thể dẫn tới việc Anh sẽ ra khỏi Liên minh châu Âu EU, bởi
Anh không thể chọn lựa bất tuân thủ một trong bốn nguyên tắc cốt lõi của tổ
chức này.

Một số lượng lớn người nhập cư EU có trình độ cao đã mang lại những lợi ích kinh tế to
lớn cho nước Anh.Anh có thể sẽ phải chịu tổn thất nếu áp dụng chính sách mới về dân
nhập cư

Không chỉ mẫu thuẫn về vấn đề dân nhập cư , Anh và EU cũng bất đồng

quan điểm trong vấn đề đóng góp quỹ chung. Các nước thành viên EU mỗi
năm đều đóng góp ngân sách cho cơ quan điều hành là Ủy ban châu Âu (EC)
13


dựa trên GDP và sau đó quyết toán tùy theo mức tăng trưởng kinh tế được
quy định từ năm 1995. Năm 1984, chính quyền bảo thủ của cố thủ tướng
Margaret Thatcher đã đấu tranh và giành lại số tiền tương đương 3,92 tỷ euro
đóng góp. tháng 10.2014 , EU yêu cầu Anh – dưới tư cách một nước phát
triển, phải đóng góp thêm 1,7 tỉ bảng vào sổ chung. Nếu chấp nhận lời yêu
cầu ấy, số tiền Anh bỏ ra cho quỹ chung của EU sẽ lên đến 8,6 tỉ bảng trong
năm 2014. Điều này đã dấy lên sự phản đối của người dân Anh.
3.3 Nguyên nhân khiến Anh muốn rời khỏi Liên minh châu Âu (EU)
Nguyên nhân đầu tiên đó là Anh sợ rằng EU sẽ cải cách thất bại. Tại hội
nghị do Tổ chức châu Âu mở rộng (Open Europe) và Dự án khởi đầu mới
(Fresh Start Project) diễn ra năm 2014 , ông George Osborne - Bộ trưởng Tài
chính Anh đề cập đến việc nước này sẽ rời bỏ EU nếu khối này không thể cải
thiện sức cạnh tranh, tạo thêm việc làm, bảo vệ quyền lợi cho các quốc gia.
Điều đó sẽ đẩy EU một lần nữa lún sâu vào cuộc khủng hoảng kinh tế và tiếp
tục suy thoái.
95 nghị sĩ Quốc hội Anh cũng đã ký chung một bức thư gửi Thủ tướng
David Cameron, đề nghị trao cho Quốc hội quyền phủ quyết các văn bản luật
của EU. Như vậy có thể thấy rằng Anh luôn lo ngại về việc các chính sách
chung của EU sẽ khiến nền kinh tế tụt dốc, nhất là sau cuộc khủng hoảng kinh
tế thế giới năm 2008.
Chính sự không tin tưởng này đã khiến người dân Anh lo ngại và muốn
Anh rút lui khỏi khối liên minh này. Người dân Anh cho rằng việc nằm trong
EU cùng vói những quy định, luật pháp khiến cho nền kinh tế Anh bị kìm
hãm. Đồng thời từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2007, Anh cũng dần
mất niềm tin vào việc cải cách của khối này. Kết quả một cuộc thăm dò dư

luận năm 2014 cho thấy, có tới 51% người được hỏi yêu cầu ra khỏi EU, chỉ
có 28% cho rằng nên ở lại. Ngay trong nội bộ Đảng Bảo thủ của Thủ tướng
David Cameron cũng có 40% thành viên ủng hộ việc rời khỏi EU.

14


Nguyên nhân thứ hai đó là nền kinh tế EU đang ngày một suy thoái và
không còn lớn mạnh như trước. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2007 , EU
đã tụt hậu so với Trung Quốc và Ấn Độ. Từ năm 2008 đến 2014, nền kinh tế
EU rất trì trệ. Trong khi đó, cùng khoảng thời gian này, kinh tế Ấn Độ đã tăng
trưởng thêm 30%, Trung Quốc là 50%. Điều này cho thấy EU cần phải thực
hiện cải cách về cả quy định, chính sách và cơ cấu.
Nền kinh tế EU suy thoái cũng một phần do những bất cập trong cơ cấu
và tổ chức. Nạn tham nhũng trong nội bộ EU cũng ở mức đáng báo động.
Tổng mức thiệt hại mà tham nhũng gây ra cho nền kinh tế EU đã cao gần
bằng ngân sách chung hàng năm của cả khối. Tình trạng tham nhũng ở EU có
thể lên tới 160 tỷ euro mỗi nam. Trong một cuộc khảo sát về nận tham nhũng
của EU, tại Anh Quốc, chỉ năm trong số 1.115 người tham gia khảo sát, thấp
hơn 1%, nói họ bị đẩy vào tình thế phải đưa hối lộ. Đây là "kết quả tốt nhất so
với toàn bộ châu Âu," . Đây cũng là một nguyên nhân khiến Anh không tin
tưởng EU có thể cải cách hiệu quả.
Nền kinh tế Anh năm 2013 tăng trưởng nhanh nhất kể từ trước khi xảy ra
cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007. Báo cáo do Viện nghiên cứu
xã hội và kinh tế quốc gia Anh (NIESR) công bố ngày 10/1 cho thấy, mức
tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này trong năm 2013 đạt
1,9%, tăng mạnh so với mức 0,3% năm 2012 và cao hơn mức dự báo 1,6%
của các nhà phân tích thuộc Ngân hàng trung ương Anh. Tuy nhiên việc nền
kinh tế của Anh tăng trưởng hơn so với các nước thành viên khác cũng đồng
nghĩa với việc Anh sẽ phải nộp vào quỹ chung hơn. Người dân từ các quốc

gia kém phát triển hơn trong EU ào ạt đổ về Anh ngày càng nhiều. Các vấn đề
xã hội nảy sinh như vấn đề việc làm, trường học, y tế, nhà đất. . .khiến người
dân Anh cảm thấy việc là một thành viên của EU là một gánh nặng.
Một nguyên nhân nữa đó là người dân Anh có lòng tự tôn dân tộc rất
lớn. Anh không hề muốn hoàn toàn hòa nhập một thể với khối liên minh khu
vực. Khi đảng Độc lập vương quốc Anh (UKIP),với quan điểm “bài EU” đang
15


ngày một thắng thế và giành được sự ủng hộ của đông đảo cử tri trong cuộc
bầu cử năm 2015 thì khả năng Anh sẽ không còn là một thành viên của Liên
minh châu Âu là rất lớn.
Có 10 lý do khiến người dân Anh muốn rút lui khỏi khối liên minh này
đó là:
-

Tự do để làm cho giao dịch thương mại mạnh mẽ hơn với các quốc gia khác.
Tự do để dành tài nguyên của nước Anh hiện nay cho chính người Anh.
Quyền tự do để kiểm soát biên giới quốc gia .
Tự do để khôi phục lại hệ thống pháp luật đặc biệt của Anh.
Tự do bãi bỏ sự tốn kém giành cho EU của pháp luật.
Tự do để thực hiện tiết kiệm lớn cho người tiêu dùng Anh.
Tự do để cải thiện nền kinh tế Anh và tạo thêm công ăn việc làm.
Tự do để tái sinh thủy sản của nước Anh.
Tự do về vấn đề phúc lợi và trợ cấp xã hội
- Tự do để khôi phục lại phong tục và truyền thống của Anh
4. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP

Việc Anh có ý định rời khỏi liên minh châu Âu sẽ không chỉ ảnh hưởng
trực tiếp đến tình hình khối liên minh này mà còn ảnh hưởng tới chính nền

kinh tế chính trị của Anh. Xét ở một số khía cạnh, việc rời khỏi EU có thể
giúp Anh nhanh chóng đạt được một số lợi ích như: tiết kiệm khoảng 8 tỷ
euro mỗi năm do không phải đóng góp vào ngân sách của liên minh; thoát
khỏi chính sách nông nghiệp chung khiến giá thực phẩm của nước này có thể
16


rẻ hơn, đồng thời nước này sẽ không phải lo lắng về thuế giao dịch tài chính
và dần dần thoát khỏi các quy định tài chính châu Âu...Đây có thể là những
lợi ích trước mắt mà Anh có thể nhận được, nhưng sẽ không phải là một quyết
định đúng đắn và sáng suốt.
Những quyết định của Anh có thể không khiến các nước thành viên châu
Âu nhượng bộ mà sẽ khiến mối quan hệ này rạn nứt và việc Anh rút khỏi EU
là không thể tránh khỏi. Đây là những quyết định cẩn chứa nhiều rủi ro. Việc
thay đổi mối quan hệ Anh - EU có thể xoa dịu những người theo chủ nghĩa
bài châu Âu nhưng sẽ ảnh hưởng tới triển vọng ngoại giao của Anh nếu nước
này xa rời các đồng minh lâu năm này. Không còn sự hậu thuẫn của khối liên
minh này, rất có thể Anh sẽ gặp khó khăn về kinh tế cũng như trên trường
chính trị. Ngoài ra, lập trường không vững vàng của Anh trong vấn đề EU có
thể ảnh hưởng đến kế hoạch đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp trong
nước và các doanh nghiệp nước ngoài vào Anh.
Điều này sẽ khiến nền kinh tế xứ sương mù thêm bấp bênh khi mối quan
hệ giao dịch thương mại với thị trường EU - vốn chiếm tới một nửa kim
ngạch xuất khẩu của nước Anh sẽ xấu đi. Các hãng sản xuất ô tô coi Anh như
là đại bản doanh ở châu Âu chắc chắn sẽ phải xem lại chiến lược hoạt động
của mình, kéo theo sự rời bỏ các bộ phận lớn của ngành công nghiệp, dịch vụ
và tài chính. Những hậu quả này có thể khiến nền kinh tế Anh tụt dốc, thậm
chí lâm vào khủng hoảng và bất ổn định.
Những cái lợi trước mắt khi Anh rút khỏi liên minh châu Âu có thể sẽ
không bù lại được những tổn thất sau đó. Dân số Anh ít hơn 1% thế giới, thu

nhập bình quân chưa tới 3% GDP toàn cầu. Nếu Anh rút khỏi EU, đồng nghĩa
với việc cắt luôn 500 triệu người tiêu dùng của các nhà đầu tư Anh. Mặt khác,
khi chấp nhận sự thật rằng nền kinh tế Mỹ lớn gấp 7 lần Anh, Trung Quốc gấp
5 lần và Nhật thì lớn gấp đôi, việc tách ra là sai lầm.Thì đồng nghĩa rằng Anh
sẽ mất tiếng nói trong các cuộc hợp tác quốc tế. Việc các nước lớn trên thế

17


giới có mối quan hệ hợp tác và kiêng dè Anh cũng một phần bởi nước này
đóng vai trò quan trọng trong EU. Vậy nên việc Anh lựa chọn rút lui khỏi EU,
bỏ đi một “đồng minh thân cận” là đúng đắn trong thời điểm này.
Còn đối với liên minh châu Âu, việc Anh xem xét rút khỏi bộc lộ sự chia
rẽ sâu sắc trong lòng liên minh gồm 28 thành viên này và có thể đẩy EU đi
đến chỗ sụp đổ. Tuy nhiên, với việc loại bỏ thành viên khó chịu nhất của mình
EU có thể dễ dàng tiến lên phía trước, hướng tới một "liên minh chặt chẽ hơn
bao giờ hết".
Một khi không còn quyền phủ quyết của Anh, đồng euro có thể được ổn
định một cách dễ dàng hơn. Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu
(Eurozone) có thể trở thành cốt lõi không thể tranh cãi của EU, mở đường cho
một liên minh chính trị và kinh tế. Đây là một trong những nước cờ mạo hiểm
nếu như EU đồng ý để Anh rút khỏi.
Nếu Anh phát triển mạnh sau khi rời khỏi EU và đồng euro tiếp tục chật
vật thì vị thế của Anh có thể khiến các nước thành viên khác đặt câu hỏi về tư
cách thành viên của họ, gây nguy cơ làm đổ vỡ mô hình liên kết hiện nay của
châu Âu. Còn nếu sau khi rời khỏi EU, Anh gặp phải khó khăn trong khi EU
và Eurozone phát triển ổn định thì Anh có thể sẽ lâm vào thế cô lập. Vị thế
của Anh lúc này sẽ càng trở nên thấp bé. Hơn nữa Anh sẽ gặp phải khó khăn
lớn khi mà nền kinh tế của Anh tụt dốc do mất những đối tác làm ăn lâu năm,
còn EU ở ngay bên cạnh ngày một thống nhất và phát triển.

Trong khi đó, Mỹ và các siêu cường khác có thể sẽ nhìn nhận sự rút lui
của Anh như một dấu hiệu về sự chia rẽ và suy yếu của châu Âu. Sự hợp tác
về quốc phòng của châu Âu có thể sẽ trở nên khó khăn hơn, dù trong khuôn
khổ NATO hay trong khuôn khổ EU. EU cũng sẽ phải đối mặt với một nước
Anh tuy là một cường quốc suy yếu nhưng vẫn đủ mạnh để có thể tìm kiếm
ảnh hưởng đối với sự phát triển của khối này.

18


Giải pháp tốt nhất đó là cả Anh và EU nên tiến hành thương lượng và
nhượng bộ để tránh mâu thuẫn để giữ gìn mối quan hệ hợp tác lâu năm này.
Việc Anh rời khỏi EU sẽ đặt cả hai bên vào một tình thế nguy hiểm và không
ổn định. Việt Nam cũng nên thường xuyên theo dõi các thông tin về vấn đề
này để kịp thời để tìm ra những biện pháp nếu việc Anh rời khỏi EU có thể
dẫn đến khủng hoảng kinh tế.

KẾT LUẬN
Không thể phủ nhận việc tham gia vào liên minh châu Âu đã khiến Anh
có được rất nhiều lợi thế trên trường quốc tế. Đây là mối quan hệ hợp tác rất
đáng được Anh suy xét lại trước khi quyết định từ bỏ. Như tổng thống Mỹ
Obama nhận định rằng Anh không nên từ bỏ một “đồng minh thân cận” . Hơn
nữa hiện nay liên minh châu Âu vẫn đang là một tổ chức kinh tế chính trị lớn
nhất thế giới. Việc Anh rút khỏi EU có thể sẽ khiến nền kinh tế chính trị Anh
lâm vào trạng thái mất ổn định. Tình thế này cũng có thể sẽ đặt EU vào nguy
cơ khủng hoảng hoặc tan rã . Nếu vậy thì tình hình kinh tế, chính trị thế giới
sẽ gặp những biến động không nhỏ. Việt Nam cũng có mối quan hệ hợp tác
kinh tế với EU vì vậy cần phải theo dõi sát sao tin tức quốc tế để kịp thời có
những thay đổi phù hợp.


19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
/> /> /> /> /> /> />%C3%A0ng-%C4%91%E1%BB%83-r%E1%BB%9Di-kh%E1%BB%8Fieu-034516521.html

20


MỤC LỤC



×