Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Vận dụng tư tưởng đổi mới của hồ chí minh vào công cuộc đổi mới hiện nay cần phải chú trọng vận dụng những gì và vận dụng như thế nào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.59 KB, 18 trang )

MỞ ĐẦU
Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn
hóa thế giới. Người đã đặt nền móng cho con đường phát triển của xã hội Việt
Nam hiện đại trong thế kỷ này – con đường từ độc lập dân tộc tới chủ nghĩa
xã hội, gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Đó là quy luật phát triển
của cách mạng Việt Nam trong thời đại mới mà Người đã phát hiện ra từ
những năm hai mươi của thế kỷ XX, gắn liền với bước ngoặt hành trình tư
tưởng của Người: từ chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, Người đã đến
với chủ nghĩa Mác – Lê nin, trở thành một người cộng sản, phấn đấu cho sự
toàn thắng của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Người đã mở ra thời
đại phát triển rực rỡ nhất trong lịch sử nước ta.
Không chỉ là một nhà tư tưởng, nhà mácxít sáng tạo lớn của cách mạng
Việt Nam, Hồ Chí Minh còn là nhà chính trị lỗi lạc của dân tộc Việt Nam.
Người là sự kết tinh và tỏa sáng những gì ưu tú, tốt đẹp nhất của trí tuệ và đạo
đức Việt Nam, tiêu biểu cho sự cao quý của tâm hồn, tình cảm con người Việt
Nam, là người thể hiện chân thực và sinh động nhất những giá trị thuộc về
tinh hoa và bản sắc văn hóa Việt Nam. Và cho đến hôm nay, tư tưởng của
Người là đang là ngọn đuốc sáng dẫn đường cho cách mạng Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay, như Đảng ta đã nhận định: Đảng lấy Chủ nghĩa Mác – Lê
nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành
động của Đảng.
Ngày nay, trước yêu cầu phát triển của đất nước, hội nhập và phát triển,
cùng với những thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, còn không ít khó khăn và
thách thức, đòi hỏi Đảng không ngừng nâng cao năng lực, tinh thần và trí tuệ
để đưa sự nghiệp đổi mới đất nước đi đến thắng lợi cuối cùng. Đòi hỏi chúng
ta trở lại với tư tưởng Hồ Chí Minh, trở lại với tư tưởng đổi mới của Người,
làm nền tảng, kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng. Với lý do đấy, tác
giả chọn vấn đề: “Vận dụng tư tưởng đổi mới của Hồ Chí Minh vào công
cuộc đổi mới hiện nay cần phải chú trọng vận dụng những gì? Và vận
dụng như thế nào?” làm tiểu luận kết thúc môn học này.
1




NỘI DUNG
I. Quan niệm Hồ Chí Minh về đổi mới
1.1. Xung quanh khái niệm Hồ Chí Minh về đổi mới

Đổi mới là 1 khái niệm xuất hiện mới ở nước ta vào những năm 80 của
thế kỷ XX khi chúng ta bàn đến vấn đề đổi mới, xây dựng đất nước tại Đại
hội VI của Đảng năm 1986. Và Đại hội VI cũng là Đại hội đánh dấu bước
ngoặt của sự nghiệp đổi mới đất nước, từ đây, đổi mới trở thành nhiệm vụ
trung tâm của toàn Đảng, toàn dân, là mục tiêu xây dựng và phát triển đất
nước. Cũng từ đây, đổi mới trở thành một khái niệm trung tâm của các khoa
học chính trị ở Việt Nam.
Đổi mới là khái niệm có rất sớm trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Ngay từ
những tác phẩm cách mạng đầu tiên của mình, Người đã đề cập một cách giả dị
dễ hiểu trong tác phẩm Đường Kách Mệnh đổi mới là “ phá cái cũ, đổi ra cái

mới”. Theo Hồ Chí Minh, đổi mới là sự biến đổi theo chiều hướng tích cực.
Đó chính là sự thay thế cái cũ (lạc hậu, lỗi thời, thậm chí phản động, cản trở
sự phát triển) bằng cái mới (tiến bộ, lành mạnh, phục vụ cho sự phát triển chứ
ko phải cái mới bất kỳ). Đổi mới là sự biến đổi về chất có ý nghĩa như 1 cuộc
cách mạng. Tức là sự thay đổi căn bản, toàn diện, sâu sắc, có tính triệt để.
Các nhà kinh điển cho rằng: cách mạng là sự nhảy vọt của lịch sử, là
phương thức tất yếu của lịch sử để thay kiểu này bằng kiểu khác. Còn Hồ Chí
Minh chỉ ra rằng, đổi mới chính là một cuộc cách mạng, giải phóng những cái
cũ đó là lạc hậu, lỗi thời, để tiến lên cái mới là tốt đẹp, tiến bộ, phát triển.
Hồ Chí Minh cho rằng, trong đổi mới nó diễn ra như 1 cuộc đấu tranh,
đây là một cuộc đấu tranh lâu dài, phức tạp, gian khổ. Vì nó động chạm đến
tâm lý con người, thói quen, tổ chức và bộ máy. Người nhận xét: trong thực tế
có những cái cũ tuy lỗi thời, lạc hậu, tuy là xấu nhưng vì người ta đã quá quen

nên người ta cho là bình thường.
Theo Hồ Chí Minh, đổi mới đòi hỏi phải bắt đầu từ đổi mới tư duy, tức
là thay đổi cách nghĩ để rồi thay đổi cách làm, để vượt qua những thói quen
2


xấu và xây dựng những thói quen tốt, làm cho đổi mới hướng tới sự phát
triển, đổi mới có một liên hệ mật thiết thiết với văn hóa. Trên thực tế, đổi mới
là cả một quá trình xây dựng văn hóa, gồm cả trí tuệ, khoa học, đạo đức và
văn hóa. Và tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc" là tác phẩm đầu tiên về đổi mới
trong điều kiện Đảng cầm quyền. Đó không chỉ là khoa học mà còn là đạo
đức, không chỉ là chính trị mà còn là văn hóa, không chỉ nâng cao cao Đảng,
làm cho một Đảng thực sự là một Đảng chân chính và cách mạng mà còn tăng
cường nhà nước - tăng cường sức mạnh quyền lực của nhân dân, không chỉ đề
cao trách nhiệm của người cán bộ, đảng viên mà còn đề cao trách nhiệm của
dân, vai trò, vị trí của dân. Tác phẩm đã đặt ra những vấn đề mấu chốt, cốt lõi
cho tư tưởng đổi mới trong toàn Đảng mang ý nghĩ lý luận sâu sắc khi bàn về
khai niệm đổi mới.
1.2. Những cơ sở hình thành tư tưởng đổi mới của Hồ Chí Minh
Tư tưởng đổi mới Hồ Chí Minh được xuất hiện ngay từ những năm đầu
thế kỷ XX, khi Người quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước. Người không
chọn con đường của Phan Bội Châu hay Phan Chu Trinh, cũng không đi theo
con đường của các sĩ phu yêu nước mà lựa chọn ra nước ngoài, sang Pháp đã
là một sự đổi mới. Sự lựa chọn đó được bắt nguồn từ những nhân tố khách
quan và cá nhân Hồ Chí Minh, góp phần hình thành tư tưởng đổi mới của
Người.
Gia đình, quê hướng xứ sở là yếu tố đầu tiên góp phần định hướng
trong tư tưởng đổi mới Hồ Chí Minh.
Sinh ra và lớn lên trên quê hương giàu truyền thống yêu nước, hiếu học
của đã vun đắp cho Hồ Chí Minh một tinh thần hiếu học, không ngừng học

hỏi và tìm hiểu để đổi mới mình. Ngay từ khi tham gia học trường tiểu học
Pháp - Việt ở Vinh, Người đã tiếp cận với những từ: tự do - bình đẳng - bác ai.
Chính điều đó trở thành động lực thôi thúc Người ra đi nước ngoài, tìm hiểu
những gì ẩn đằng sau những chữ ấy.

3


Trong bối cảnh đất nước lầm than, nộ lê một cổ hai tròng, Người đã
chứng kiến cuộc sống cực khổ của nhân dân ta, sự hèn nhát của triều đình nhà
Nguyễn can tâm bán nước đã trở thành sự căm giận đối với mỗi người con
yêu nước. Các phong trào yêu nước không ngừng nổ ra mạnh mẽ, khẳng định
tinh thần yêu nước của nhân dân ta, đồng thời thể hiện nhiệt huyết của những
người con yêu nước. Và Hồ Chí Minh cũng vậy, Người tham gia phong trào
chống thuế ở Trung Kỳ và các cuộc biểu tình của nhân dân đã bị thực dân
Pháp khủng bố một cách trắng trợn. Từ trong các phong trào yêu nước ấy, tạo
cho Người giác quan chính trị, sự nhạy bén để nhận biết và tiếp thu tinh thần
yêu nước của nhân dân.
Sự thất bại của các phong trào yêu nước của nhân dân ta vào những
năm đầu thế kỷ XX cho thấy sự khủng hoảng về đường lối lãnh đạo dẫn đến
sự bế tắc. Tại thời điểm này, Hồ Chí Minh không chọn con đường Đông Du
của Phan Bội Châu, hay con đường cải lương của Phan Chu Trinh, Người
cũng không tán thành con đường cứu nước theo khuynh hướng phong kiến
của Hoàng Hoa Thám, của phong trào Cần Vương... Cái Người lựa chọn là
con đường ra nước ngoài để tìm đường cứu nước, mà đó chính là nước Pháp.
Người muốn trở lại với chính nơi đã đề ra tự do - bình đẳng - bác ai để xem
những gì ẩn đằng sau các chữ ấy. Đấy cũng chính là sự đổi mới, sự tiến bộ khi
Người dám vượt qua sự lựa chọn của các sĩ phu yêu nước, các nhà lãnh đạo
cách mạng để tìm cho mình một hướng đi riêng. Và chính sự lựa chọn đó
đánh dấu sự ra đời của con đường cứu nước giải phóng dân tộc, mang đậm

dấu ấn Hồ Chí Minh: gắn độc lập dân tộc với Chủ nghĩa xã hội, mang ấm no,
hạnh phúc đến cho nhân dân.
Những phẩm chất chính trị cá nhân Hồ Chí Minh:
Hồ Chí Minh là Người sớm có bản lĩnh chính trị, sự nhảy cảm rất sớm
về chính trị. Ngay từ khi 13 tuổi Người đã bộc lộ chính kiến của mình về
những gì ẩn sau tự do - bình đẳng - bác ai. Với một năng lực tư duy phê phán
tinh tường, Người luôn đặt cho mình những câu hỏi để đi tìm sự thật, bản
4


chất, chân lý. Chính tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo của mình giúp Người
sáng suốt trong sự lựa chọn con đường cứu nước giải phóng dân tộc.
Tư duy độc lập tự chủ giúp Người vượt qua những giáo điều, những
con đường mòn để tự mình khai phá một cách nghĩ, làm mới. Người đã tìm
cho mình con đường ra nước ngoài để tìm đường cứu nước, giải phóng dân
tộc, thể hiện một bản lĩnh chính trị phi thường của Hồ Chí Minh. Bởi lúc này
các nhà yêu nước vẫn đang bị bao vây trong tư tưởng phong kiến, tư sản thì
Hồ Chí Minh dám cho mình một con đường mới, một lựa chọn mới mẻ và
đầy thử thách.
Cũng như nhiều người đến với Chủ nghĩa Mác Lênin nhưng tại sao Hồ
Chí Minh lại tìm ra con đường cứu nước giải phóng dân tộc. Chính tư duy
sáng tạo, độc lập, tự chủ, bản lĩnh chính trị vừng vàng mà Hồ Chí Minh đến
với Chủ nghĩa Mác - Lênin, tiếp thu cái cốt ấy để vận dụng vào thực tiễn.
Người dạy: Chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ là khoa học mà còn là đạo đức.
Đọc hàng trăm hàng nghìn quyển sách Mác - Lênin mà ăn ở với nhau ko có
tình nghĩa thì làm sao gọi là Mác - Lênin được. Học chủ nghĩa Mác - Lênin
cốt để áp dụng vào công việc thực tế cho nó đúng, cho nên ko phải thuộc lòng
từng câu từng chữ như một con vẹt (Lênin gọi là con mọt sách) mà phải nắm
lấy tinh thần, phương pháp của Mác – Lênin để ứng xử với con người và công
việc cho đúng. Và chính chủ nghĩa Mác - Lênin đã giúp Người tìm ra con

đường cứu nước giải phóng dân tộc mình.
2.3. Những giai đoạn và bước ngoặt trong sự hình thành tư tưởng đổi mới
của Hồ Chí Minh
Tư tưởng đổi mới Hồ Chí Minh được hình thành từ chặng đường dài
của lịch sử, gắn với quá trình Người ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân
tộc. Ngay từ nhỏ, Người trực tiếp chứng kiến tình cảnh người dân lao động ở
quê hương sống lam lũ, cực khổ, bị đè nén dưới ách thống trị thực dân, phong
kiến. Thời kỳ Người học tiểu học ở Vinh, quan sát công nhân đi làm ở nhà
máy diêm, xe lửa sau buổi đi làm về trông lam lũ, rách rưới, kiệt sức. Khi
5


Người tham gia cuộc biểu tình chống thuế ở Trung Kỳ đã chứng kiến bọn đế
quốc, thực dân đàn áp, bắn giết dã man. Chính những điều đó đã thôi thúc
Người đi tìm bản chất của chủ nghĩa đế quốc, thực dân, tìm con đường cứu
nước giải phóng dân tộc, đánh dấu một sự tiến bộ trong tư tưởng của các nhà
yêu nước đương thời.
Ngày 5/6/11, Người một thân một mình bước chân xuống tàu biển ra đi
tìm đường cứu nước. Người làm những công việc nặng nhọc: đốt lò, rửa chảo,
rửa rau, gọt măng tây… Người dành dụm từng ly cà phê cho người thủy thủ
nước ngoài để họ dạy tiếng Pháp, và dạy họ tiếng Việt. Người học dưới ánh
trăng hoặc dưới bóng đèn vàng vọt để tích trữ kiến thức cho mình. Và chính
sự học hỏi này làm nên nhà văn hóa Hồ Chí Minh, nhà ngoại ngữ, nhà chính
trị của cách mạng Việt Nam.
Có thể nói, Hồ Chí Minh chính là một cuộc đời học tập gắn liền lao
động gắn liền tranh đấu. Tư tưởng đổi mới nảy sinh chính từ trường học thực
tiễn này. Cái mới và tư tưởng đổi mới của Hồ Chí Minh ở giai đoạn này thể
hiện:
Trước hết, Người vượt qua những đường mòn lối cũ để ra đi tìm đường
cứu nước mới. Dù rất kính trọng Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh nhưng ko đi

theo những chỉ dẫn của các ông. Phan Bộ Châu chọn Hồ Chí Minh là lứa đầu
tiên để đưa sang Nhật nhưng Người không đi. Phan Chu Trinh sau này thốt
lên: thế hệ chúng tôi bất cập mất rồi, cách mạng phải chông trờ vào thế hệ các
anh như cây đang xanh, như nụ đang chồi.
Thứ hai: Hồ Chí Minh có phương thức hoạt động để tìm ra chân lý rất
độc đáo: đi từ thực tiễn đến với lý luận và từ lý luận quay trở về thực tiễn.
Thực tiễn gắn liền với lao động (bồi bàn, sửa ảnh, viết báo, dịch sách, vẽ
tranh…). Chính từ thực tiễn đó mà Người đã làm nên bản lĩnh của một nhà
cách mạng, không ngại gian khổ, khó khăn, vượt lên tất cả.
Giai đoạn 1911- 1920, Hồ Chí Minh mất 10 năm để đi tìm chân lý.
Người khảo nghiệm rất nhiều lý thuyết (đọc Rút xô, Xanhximông, Sác lơ
6


Phurie…), cuối cùng chọn chủ nghĩa Mác - Lênin, hiểu được cách mạng
tháng Mười Nga, đặc biệt là tiếp thu Luận cương của Lênin, gia nhập Đảng
Cộng sản Pháp. Hồ Chí Minh là người dân thuộc địa mà cuối cùng trở thành
người sáng lập ra đảng cộng sản ở chính quốc là một điều độc đáo. Đây là giai
đoạn tìm đường (đang cân nhắc) và nhận đường (nhận ra chân lý). Gắn với
bước ngoặt từ chiến sĩ yêu nước trở thành người cộng sản, từ tinh thần yêu
nước dân tộc đến với tinh thần quốc tế. Người rút ra những kết luận quan
trọng:
Ở đâu thì nhân dân lao động cũng tốt, dù khác màu da, tiếng nói nhưng
chung cảnh ngộ nô lệ thì phải đoàn kết với nhau. Ở đâu trên thế giới này đế
quốc, thực dân cũng là kẻ xấu, lũ ác quỷ đều phải đánh đổ. Trên thế giới chỉ
có hai loại người: tốt, xấu. Ở đâu cũng chỉ có một tình hữu ái mà thôi – hữu ái
vô sản. Người ví chủ nghĩa thực dân như con đỉa hai vòi, muốn tiêu diệt nó thì
phải cắt bỏ cả hai vòi, và Người chủ trương làm cách mạng triệt để, cách
mạng đến nơi, để dân không còn phải cực khổ nữa.
Người cũng chỉ ra rằng: cách mạng phải như con chim hai cánh, một

cánh vỗ ở thuộc địa, một cánh vỗ ở chính quốc, Vì vậy đoàn kết quốc tế, đoàn
kết các dân tộc bị áp bức là một điều tất yếu làm nên sức mạnh của cách
mạng.
Giai đoạn 1920 - 1930: Nguyễn Ái Quốc tiếp nhận sâu sắc chủ nghĩa
Mác - Lênin và giải quyết thành công về mặt lý luận vấn đề giải phóng dân
tộc trên lập trường giai cấp công nhân. Sau này phát triển thành độc lập dân
tộc - chủ nghĩa xã hội, đây là phát kiến vĩ đại nhất của Hồ Chí Minh về mặt
chính trị, giờ nó trở thành quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam. Bởi
trong mệnh đề này đã bao hàm tư tưởng: bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Và
chính Hồ Chí Minh là người mác xít đầu tiên truyền bá chủ nghĩa Mác vào
Việt Nam, sáng lập nên Đảng cộng sản Việt Nam, tác giả của chính cương,
sách lược vắn tắt, điều lệ Đảng, đặt nền móng cho chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam.
7


Giai đoạn 1930 - 1945: giai đoạn cách mạng giải phóng dân tộc.
Người sáng lập ra nền dân chủ cộng hòa, khai sinh ra một thời đại mới cho
Việt Nam, Đảng ta đánh giá đó chính là thời đại Hồ Chí Minh. Người xây
dựng chế độ dân chủ, nhất là tư tưởng dân chủ trong Hiến pháp 46 – bản hiến
pháp mẫu mực nhất, đỉnh cao của các bản hiến pháp Việt Nam, bây giờ chưa
vượt qua được.
Giai đoạn 1946 - 1969: Hồ Chí Minh tiếp tục cách mạng giải phóng
dân tộc và thể hiện tư tưởng đổi mới qua một số tác phẩm tiêu biểu. Trong
giai đoạn này, một mặt Người vừa lãnh đạo cách mạng Việt Nam vừa là
Người đi đầu trong xây dựng, đổi mới và chỉnh đốn Đảng. Trong các tác
phẩm của mình "Đời sống mới", "Sửa đổi lối làm việc", “Di Chúc”.... Người
đã đề cập đến vấn đề đổi mới, chỉnh đốn trong Đảng. Thiên tài của Hồ Chí
Minh là Người dự báo thắng lợi của chúng ta trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nước: đế quốc Mỹ nhất định thua, nhân dân Việt Nam nhất định

thắng; đế quốc Mỹ chỉ chấp nhận thua khi chúng thua trên bầu trời Hà Nội.
Và tác phẩm "Di Chúc" của Người có giá trị lịch sử to lớn đối với dân tộc.
Người đã chỉ ra hai điều quan trọng. Một là, định nghĩa về đổi mới: Người
viết và sửa năm 1968: Đây là một cuộc chiến đấu khổng lồ giữa cái tốt tươi,
mới mẻ với cái xấu xa, hư hỏng. Hai là, Người đưa ra quan niệm mới về chủ
nghĩa xã hội mà không dùng một từ nào về chủ nghĩa xã hội: Điều mong
muốn cuối cùng của tôi là xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất,
độc lập, dân chủ, giàu mạnh. Và đây là tác phẩm cuối cùng mà Người viết về
đổi mới một cách toàn diện và sâu sắc nhất, có ý nghĩa lịch sử to lớn đối vận
dụng vào công cuộc đổi mới hiện nay của Đảng ta.
II. Những nội dung cơ bản khi vận dụng tư tưởng đổi mới Hồ Chí Minh
vào thực tiễn hiện nay.
2.1. Một số nguyên tắc quán triệt trong việc vận dụng tư tưởng đổi mới Hồ
Chí Minh vào thực tiễn hiện nay

8


Thứ nhất: phải xuất phát từ thực tiễn (đổi mới hiện nay) và có quan
điểm lịch sử - cụ thể để xem xét, nghiên cứu và tìm tòi những sự vận dụng cho
đúng đắn. Khi chúng ta tiếp cận tư tưởng Hồ Chí Minh là tiếp cận tư tưởng
của một vĩ nhân. Toàn bộ những gì thuộc về tư tưởng Hồ Chí Minh bắt đầu từ
1911và kết thúc 1969. Phải nhấn mạnh điều này để tránh vào một khuynh
hướng sai lầm là hiện đại hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh, lấy nhận thức của ngày
hôm nay để áp vào tư tưởng của các vĩ nhân trong quá khứ. Hồ Chí Minh là
sản phẩm của lịch sử, mà sản phẩm của lịch sử bao giờ cũng chịu tác động
của thời cuộc, hoàn cảnh. Thời Hồ Chí Minh chưa có việc một đảng mác xít
lãnh đạo xây dựng nền kinh tế thị trường. Do đó, nhiều tư tưởng của Người
rất mới mẻ, hiện đại nhưng vẫn phải xem xét trong hoàn cảnh lịch sử - cụ thể.
Thứ hai: phải thấm nhuần, lĩnh hội đầy đủ và sâu sắc một quan điểm

rất quan trọng của Hồ Chí Minh, trở thành sợi chỉ đỏ trong việc vận dụng.
Đó là sự thống nhất giữa tư tưởng – phương pháp – phong cách. Tư
tưởng là lý luận, học thuyết. Phương pháp là cách thể hiện và cách thể hiện
của Hồ Chí Minh là ở trên tầm tư tưởng. Phong cách là bản sắc độc đáo của
Hồ Chí Minh, là cái chúng ta nhìn thấy ở Người, dấu ấn trong từng bài nói,
bài viết, trong phong cách làm việc, phong cách lãnh đạo của Người.
Đó là sự thống nhất giữa lời nói và việc làm, nói ít làm nhiều, chủ yếu
là hành động. Có nhiều khi Người không nói, chỉ làm, lấy việc làm tự nó nói
lên tư tưởng của mình. Trong quá trình xây dựng và chỉnh đốn Đảng, Người
chú trọng nhiều đến vấn đề đạo đức của Người cách mạng: cần kiệm liêm
chính, chí công vô tư. Chính bản thân Người là tấm gương mẫu mực về đạo
đức của Người cán bộ cách mạng, suốt đời vì nước vì dân.
Đó là sự thống nhất làm một giữa lý luận với thực tiễn. Nhà lý luận Hồ
Chí Minh có nhiều tư tưởng, quan điểm. Nhà hoạt động thực tiễn Hồ Chí
Minh có biết bao gương sáng trong thực tiễn. Ở Hồ Chí Minh đạt đến một
công thức: lý luận hóa thực tiễn và thực tiễn hóa lý luận. Lý luận hóa thực tiễn
là tổng kết thực tiễn để nâng lên thành lý luận. Thực tiễn hóa lý luận là đưa lý
9


luận vào cuộc sống, làm cho lý luận trở thành thực tiễn, gọi là hiệu quả thực
tiễn.
Đó là sự thống nhất giữa chính trị với khoa học với đạo đức với văn
hóa. Người tự nhận mình là một nhà chính trị chuyên nghiệp. Các hồ sơ, thẻ
đi dự Quốc tế Cộng sản ở Mátxcơva đều ghi là hoạt động chính trị. Một nhà
chính trị chuyên nghiệp 60 năm hoạt động như Người mà cuối cùng trên ngực
không có một tấm huân chương nào.
Hồ Chí Minh còn là biểu tượng tốt đẹp nhất về sự hài hòa. Trong sự hài
hòa của Hồ Chí Minh ta thấy rất toàn diện, Người không bỏ một mặt nào.
Trong đời sống xã hội có bốn lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa.

Trong ứng xử Hồ Chí Minh cũng rất hài hòa, phải thấu tình đạt lý, phê bình
công việc chứ không xúc phạm con người. Hài hòa dân tộc – quốc tế, đề cao
dân tộc mình nhưng không xem nhẹ quốc tế, rất chú trọng truyền thống nhưng
không xem nhẹ hiện đại, chú trọng các công việc thực tế hàng ngày mà không
rơi vào thiển cận, thực dụng. Vì sự hài hòa đó nên Người là một nhà biện
chứng, tư duy uyển chuyển, không cứng nhắc, giáo điều.
Thứ ba: chú trọng nhận thức (về Hồ Chí Minh) nhưng cái đích tiến tới
phải là thực hành, hành động. Chính vì vậy mà Đảng ta phát động cuộc vận
động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, không tách rời
giữa học và hành, trong học có hành, trong hành cũng tiếp tục học. Chỉ khi
hành mới đạt đến mục đích của vận dụng. Thước đo của nó là làm cho con
người phát triển hoàn thiện hơn, cuộc sống tốt đẹp hơn, xã hội phát triển lành
mạnh hơn. Làm cho cái hay, tốt ngày càng nảy nở như hoa mùa xuân. Cái
xấu, dở ngày càng hạn chế và mất dần đi.
2.2. Nội dung vận dụng tư tưởng đổi mới của Hồ Chí Minh vào sự nghiệp
đổi mới hiện nay
Điểm quan trọng đầu tiên có tính chất tiền đề là phải đổi mới tư duy, ý
thức, nhận thức. Thay đổi cách nghĩ để thay đổi cách làm. Cách nghĩ mới thì
cách làm sẽ mới. Người đổi mới là người năng động, sáng tạo. Con người ko
10


chịu đổi mới là người bảo thủ, trì trệ. Cuộc đời Hồ Chí Minh tại sao lại không
đi theo con đường của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh dù đó là những bậc vĩ
nhân ở hàng cha chú? Vì con đường của họ cuối cùng đều thất bại. Người đã
vượt qua hết những hạn chế đó, tìm cho mình một cách đi mới là dựa vào
chính mình. Dân của một nước thuộc địa mà lại đến tận bản xứ, quê hương
của chủ nghĩa thực dân để tìm hiểu về nó, người thuộc địa mà lại trở thành
lãnh tụ của đảng cộng sản ở bản xứ. TS.Đài Trang có nói: Hồ Chí Minh thực
ra là một người theo chủ nghĩa dân tộc. Người dùng khái niệm chủ nghĩa dân

tộc dù chỉ một lần nhưng quan trọng là Người giải quyết vấn đề dân tộc trên
lập trường của công nhân chứ không phải tư sản.
Muốn vậy phải chống giáo điều, dập khuôn, máy móc, sao chép, bắt
chước một cách mù quáng. Hồ Chí Minh là người sáng tạo, học rất nhiều
nhưng chỉ để tham khảo chứ không bắt chước ai. Người nói: phương Đông có
gì hay cũng phải học, phương Tây có gì hay cũng phải học, học cốt là để làm
phong phú mình, không bắt chước, sao chép. Thời kỳ quan hệ các đảng cộng
sản phức tạp, lúc này ta còn phải phụ thuộc nhiều vào Liên Xô mà Người vẫn
tuyên bố: ta và Liên Xô rất khác nhau, học tập kinh nghiệm của Liên Xô là
cần thiết nhưng làm khác với Liên Xô vẫn cứ là người Mác xít.
Phải chống chủ quan duy ý chí. Người đề rất cao ý chí (Quyết chí ắt
làm nên/ Gian nan rèn luyện mới thành công) nhưng không rơi vào duy tâm,
chủ quan duy ý chí. Và Người đưa ra cách giải quyết thấu đáo mối quan hệ
giữa cũ và mới, thực chất là kế thừa để phát triển. Đồng thời phải chống bệnh
hình thức, phù phiếm, khoa trương – những bệnh dễ gặp ở những người nhận
thức kém, tư duy nông dân.
Muốn đổi mới tư duy được thì phải rất chú trọng việc học để nâng cao
học vấn, học thức. Có hiểu biết, trí tuệ thì mới đổi mới được. Người nói:
đường đời là chiếc thang không có nấc chót, học tập là quyển vở không có
trang cuối cùng. Bởi vậy, trong hành trình ra đi tìm đường cứu nước, Người
không chỉ làm giàu vốn trí tuệ của mình mà còn làm giàu vốn ngoại ngữ với
11


rất nhiều thứ tiếng. Vì thế, Người tiếp khách nước nào nói tiếng nước đó,
không cần phiên dịch. Ngay cả lúc ở trên giường bệnh vẫn cố gắng học thêm
một ngoại ngữ. Với Người, học là sự nghiệp cả đời, học không ngừng nghỉ.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào sự nghiệp đổi mới hôm nay là
phải chú trọng mấy vấn đề sau:
Thứ nhất: công tác xây dựng đảng.

Xây dựng Đảng là nhiệm vụ thường xuyên, hàng đầu được Người quan
tâm. Ngay trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, tác phẩm đầu tiên của Hồ
Chí Minh bàn về vấn đề đổi mới trong Đảng, Người đã đề cập vấn đề đổi mới
trong Đảng một cách toàn diện từ đạo đức, văn hóa, chính trị.
Trước hết phải xây dựng Đảng ta thành một Đảng chân chính cách
mạng. Người gọi, Đảng ta là con nòi của giai cấp công nhân, của dân tộc.
Lịch sử Đảng ta là cả một pho lịch sử bằng vàng. Người yêu cầu mỗi cán bộ
đảng viên tốt nhất và thiết thực nhất là thực hành đúng 12 điều về xây dựng
đảng ở trong “Sửa đổi lối làm việc”.
Xây dựng đảng, phải xây dựng đầy đủ và toàn diện về các mặt: chính
trị (để có đường lối đúng), tư tưởng, tổ chức. Về mặt tư tưởng, Người nói: bây
giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, cách
mạng nhất là chủ nghĩa Mác – Lênin. Vì vậy, Người yêu cầu Người cán bộ
đảng viên phải đứng học tập chủ nghĩa Mác – Lênin là nền tảng tư tưởng của
Đảng. Về mặt tổ chức, Đảng phải là một tổ chức chặt chẽ. Là đảng chiến đấu,
hành động thì phải trăm người như một. Kỷ luật đảng là kỷ luật sắt, ko ai bắt
buộc nhưng phải theo, tuân thủ. Ở trong đảng phải xây dựng của đạo đức, chú
trọng rèn luyện lối sống. Đảng ban hành Nghị quyết 19 điều cấm đảng viên ko
được làm: với những người không còn xứng đáng nữa thì lập tức xử lý, không
đợi hết nhiệm kỳ, cũng không đợi đến tuổi nghỉ hưu.
Người rất chú trọng quy luật tự phê bình và phê bình – coi đây là quy
luật phát triển của Đảng. Trước hết là tự phê bình, tự nhận ra khuyết điểm của
mình rồi đến phê bình người khác. Nhưng trong tự phê bình và phê bình,
12


Người luôn quán triệt phương châm có lý có tình, không được xuê xoa, thỏa
hiệp, chín bỏ làm mười. Phê bình phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau.
Phê bình công việc chứ ko xúc phạm con người, làm tổn thương nhân cách.
Hồ Chí Minh còn cụ thể hóa thành phương châm: có lỗi phải dũng cảm nhận

lỗi, nhận lỗi trước dân không có gì đáng xấu hổ cả, dân càng kính trọng; một
đảng mà không có dũng khí tự phê bình và phê bình, không dũng cảm sửa
chữa khuyết điểm, sai lầm là một đảng hỏng; một đảng mà dũng cảm sửa
chữa sai lầm là đảng chân chính, cách mạng, mau mắn thắng lợi.
Xây dựng và chỉnh đốn Đảng là nhằm củng cố quan hệ máu thịt giữa
đảng với dân, dân với đảng. Đảng phải gương mẫu hy sinh, phải vì quyền lợi
của nhân dân. Tại Đại hội VI, Tổng Bí thư Trường Chinh nhấn mạnh: Đảng ta
đã mắc rất nhiều sai lầm, trong khi đảng mắc sai lầm mà dân vẫn kiên nhẫn
chờ đợi đảng sửa chữa, bởi vậy Đảng không được phụ lòng dân. Câu nói này
được dân chúng rất tin tưởng, là cơ sở cho người cán bộ đảng viên làm
gương, phải sống gần gũi với nhân dân, phải hiểu dân thì dân mới tin đảng, xa
dân là làm mất cơ sở xã hội của Đảng.
Phải gắn liền xây dựng Đảng - đổi mới Đảng – chỉnh đốn Đảng. Theo
Người, xây dựng là việc thường xuyên, cần thiết trong mỗi Đảng. Trải qua
quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam và cho đến nay, Đảng giương cao
ngọn cờ lãnh đạo toàn dân ta tiến hành sự nghiệp đổi mới. Trải qua 82 năm
tuổi, Đảng đã không ngừng nâng cao trí tuệ, lãnh đạo toàn dân đưa đất nước
hội nhập và phát triển. Trước yêu cầu đó, Đảng phải đổi mới sao cho đảng
năng động, tháo vát, không trì trệ, bảo thủ.
Thứ hai: Thực hành dân chủ, xây dựng nhà nước pháp quyền của dân
do dân và vì dân. Đây là một trong những thực hành lớn nhất, thể hiện rất rõ
tư tưởng đổi mới của Hồ Chí Minh.
Phải đề cao vai trò động lực của dân chủ. Người xem thực hành dân
chủ rộng rãi là chiếc chìa khóa vạn năng để giải quyết mọi khó khăn. Mọi sự
bê bối, phức tạp xảy ra chỉ vì vi phạm dân chủ. Bởi vậy, chủ trương xây dựng
13


nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nhà nước của dân, do dân vì dân
trong tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành ngay sau khi Cách mạng Tháng

Tám thành công. Ngay sau khi đọc Bản Tuyên Ngôn độc lập khai sinh ra
nước Việt Nam Dân chủ công hòa, Người đã cho lập Hiến Pháp, tiến hành
Tổng tuyển cử, thể hiện tính dân chủ công khai, rộng rãi của một nhà nước
dân chủ của dân.
Muốn thực hành dân chủ phải vận dụng nội dung thiết thực của dân
chủ, chứ dân chủ ko đơn giản là một khái niệm khoa học, tuyên truyền hình
thức. Muốn dân chủ cho dân thì trước hết phải lo cơm ăn áo mặc, nhà ở, học
hành, chữa bệnh cho dân. Dân chỉ biết đến tự do dân chủ khi dân được ăn no
mặc ấm. Năm 1946 Người nói trong chỉ thị: chúng ta phải làm ngay bốn việc:
làm cho dân có ăn, có mặc, có chỗ ở, được học hành. Và đó cũng chính là
ham muốn, khát vọng của Hồ Chí Minh: Tôi có một ham muốn, ham muốn
tột bậc, làm sao cho nước được độc lập, dân được tự do, đồng bào ai cũng có
cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.
Muốn xây dựng dân chủ phải chú trọng tăng cường hiệu lực quản lý
của Nhà nước. Theo Người, vì muốn có dân chủ thì phải thông qua Nhà nước,
nhà nước là đại diện cho nhân dân thực hành dân chủ. Người nói: xét xử ở tòa
án mà sai thì phải xin lỗi, bồi thường về vật chất và uy tín cho người ta, phải
đăng công khai lời xin lỗi trên báo. Muốn tăng cường hiệu lực của nhà nước
thì phải làm cho nhà nước này thành nhà nước pháp quyền dân chủ. Trong
nhà nước pháp quyền thì luật pháp là tối thượng, ko ai được đứng ngoài vòng
pháp luật, kể cả Chủ tịch nước. Luật pháp phải thiêng liêng như thần thánh, ai
cũng phải sợ (Trăm điều phải có thần linh pháp quyền).
Chú trọng xây dựng cả lập pháp (Quốc hội – cơ quan quyền lực cao
nhất), hành pháp (Chính phủ), tư pháp (Viện kiểm sát, tòa án). Tất cả theo Hồ
Chí Minh phải quang minh chính đại, mọi việc rõ ràng minh bạch, không
khuất tất, mù mờ. Phải công khai thông tin. Hiện nay, Chính phủ có thể giao
dịch trực tiếp với người dân qua cổng điện tử. Nhà nước chuyển từ thống trị,
cai trị sang nhà nước dịch vụ công.

14



Chống lãng phí, tham ô, quan liêu là một trong những phương pháp
thực hành dân chủ. Trong bản “Di Chúc” thiêng liêng được Người viết ở mặt
sau một tờ bản tin, hai cái lãng phí nguy hiểm nhất là lãng phí thời gian, công
sức (sức người, sức của). Lãng phí là ko thương dân. Tham ô là ăn cắp của
dân, có tội với dân, kẻ thù của cách mạng. Người chỉ ra nguyên nhân của
quan liêu: là do xa dân, không tin dân, khinh dân, ghét dân và không thương
dân.
Phải cải cách thể chế, bộ máy, phương thức làm việc từ Đảng đến Nhà
nước, mặt trận và các đoàn thể. Bây giờ ta gọi chung là đổi mới hệ thống
chính trị. Để đảm bảo dân chủ, phát huy quyền làm chủ của dân, thực hiện
dân là chủ và dân làm chủ. Cần chú trọng ban hành các chính sách, tổ chức
thực hiện chính sách cho đúng. Đây là điểm thiết thực nhất với dân, dân được
hưởng hay dân bị thiệt là do chính sách. Trong chính sách phải chú trọng:
chính sách phải thiết thực, chính sách thực chất là giải pháp; chính sách phải
công bằng, công khai, dân chủ.
Phải đảm bảo cho người dân được tham gia đánh giá chính sách, phải
căn cứ vào tiếng nói của dân mà điều chỉnh chính sách cho hợp lý. Đặc biệt là
chính sách với nông dân, nông nghiệp, nông thôn (xóa đói giảm nghèo, ngân
hàng chính sách, chính sách dạy nghề cho nông dân, chính sách đất đai…).
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đổi mới vào chính sách thì phải quan
trọng nhất là chính sách phát triển kinh tế, sản xuất, năng suất lao động. Cụ
thể bây giờ phải phát triển kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, xây
dựng những thương hiệu, tăng thị phần của Việt Nam, kiểm soát nợ công, ko
đặt nhà nước và chính phủ vào tình trạng vỡ nợ (vay nhiều, đến hạn mà ko trả
được), vỡ nợ về kinh tế dẫn đến phụ thuộc về chính trị, mất nước. Chú trọng
gắn chính sách kinh tế với chính sách xã hội, giải quyết các vấn đề an sinh xã
hội như: lương cho người về hưu, chữa bệnh cho người nghèo, chăm lo đối
tượng dễ bị tổn thương (người dị tật, mù câm điếc, người bị nhiễm chất độc

da cam, người sống vùng thiên tai địch họa), học hành cho trẻ em. Chính sách
trọng dụng, tôn vinh (về mặt tinh thần), đãi ngộ (về mặt vật chất) người tài.
Mục tiêu của chính sách là vì dân, vì con người.
15


Thứ ba: Cần chú trọng đề cao đạo đức, văn hóa, phải giáo dục, thực
hành văn hóa đạo đức trong toàn đảng, toàn dân. Người nói: “Vì lợi ích mười
năm trông cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” hay “Muốn xây dựng chủ
nghĩa xã hội, phải có những con người xã hội chủ nghĩa”, “Dùng văn hóa soi
đường cho quốc dân đi”. Phải thực hành cái gọi là “đạo làm người” của người
cách mạng. Theo Người, văn hóa là phải giáo dục cho các thế hệ người Việt
Nam đức tính bao dung, khoan dung, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường.
Phải có tình thương giữa người với người. Tất cả những điều này xoay quanh
một chữ: chống giặc nội xâm – chủ nghĩa cá nhân – vị kỷ, vụ lợi, tham lam,
chỉ vì mình mà hại người. Người gọi đây là căn bệnh mẹ, bệnh gốc, đẻ ra
hàng trăm bệnh con là những thói hư tật xấu làm hư hỏng tổ chức, cán bộ,
thậm chí làm đổ vỡ cả chế độ. Người trù tính, chống chủ nghĩa cá nhân là
phải chống suốt đời, liên tục; chống lại những thói hư hỏng, xấu xa trong
chính bản thân mình mà trước hết là trong cán bộ, đảng viên, những người
lãnh đạo. Chống chủ nghĩa cá nhân phải chấp nhận một thực tế là có không ít
sự đau đớn ở trong lòng, vì phải mổ xẻ bản thân, sửa đổi bản thân.
Như vậy, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào sự nghiệp đổi mới xây
dựng đất nước hiện này là yêu cầu cần thiết đối với Đảng ta. Tư tưởng của
Người là nền tảng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta. Để làm được như
vậy, đòi hỏi mỗi người cán bộ, đảng viên phải thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí
Minh, tấm gương đạo đức của Người cách mạng cần kiệm liêm chính, chí
công vô tư, suốt đời vì nước vì dân. Học tập tư tưởng đổi mới của Người đòi
hỏi Đảng ta không ngừng đẩy mạnh công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng,
phải quán triệt sâu sắc các quan điểm của Hồ Chí Minh về đổi mới, nhằm xây

dựng Đảng trong sạch vững mạnh, thực hành dân chủ rộng rãi, phát huy vai
trò của dân chủ trong Nhà nước Pháp quyền của dân do dân và vì dân. Đây là
nhân tố đảm bảo cho sự thắng lợi của sự nghiệp đổi mới và xây dựng đất
nước mà Đảng đang lãnh đạo toàn dân tiến hành từ Đại hội VI.

16


KẾT LUẬN
Tư tưởng Hồ Chí Minh là cả một hệ thống lớn, toàn diện những vấn đề
ở tầm quan điểm và chiến lược về cách mạng Việt Nam, đóng góp vào kho
tàng lý luận của cách mạng thế giới. Tư tưởng Hồ Chí Minh ko chỉ là sự vận
dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin mà còn là kết tinh cả tinh
hoa văn hóa phương Đông, phương Tây, đặc biệt là tinh hoa văn hóa dân tộc
Việt Nam để vươn tới tầm cao của tư tưởng thời đại. Các học giả nước ngoài
từ xa nhìn vào, đánh giá rất khách quan về Hồ Chí Minh. Bảo tàng Pari nước
Pháp nhận định: Hồ Chí Minh là sự xuất hiện của những lời giải đúng đắn
trước vô số những câu trả hỏi sai lầm của lịch sử. Điều này hệt như Lênin
đánh giá Mác, Ăngghen: Chủ nghĩa Mác ra đời là câu trả lời đúng đắn nhất
của lịch sử, hạn chế những sai lầm lớn nhất của lịch sử (chủ nghĩa duy tâm,
phép siêu hình). Lênin coi đó là thành tựu vĩ đại nhất của lịch sử từ trước tới
nay. Còn với Việt Nam, sự xuất hiện tư tưởng Hồ Chí Minh đã chấm dứt một
thời kỳ triền miên khủng hoảng về đường lối cứu nước.
Và trong bối cảnh hiện nay, tư tưởng Hồ Chí Minh đang là nền tảng tư
tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng (khẳng định của Đại hội VII –
1991). Đảng ta tiến hành đổi mới đánh dấu bằng Đại Hội VI – Đại hội của đổi
mới, mà thực chất là sự trở về với tư tưởng Hồ Chí Minh. Chúng ta đang trở
lại với tư tưởng của Người, từ trong các tác phẩm “Đời sống mới”, “Nâng
cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”, “Sửa đổi lối làm
việc”, “Di Chúc”....và từ thực tiễn lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Người là

điển hình mẫu mực cho một sự nhất quán giữa nhận thức và hành động, lý
luận và thực tiễn, nói và làm. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào sự nghiệp
đổi mới hiện nay đòi hỏi chúng ta phải căn cứ vào thực tiễn đất nước, phải
chú trọng công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, thực hành dân chủ rộng rãi
trong nhân dân. Đây là điều kiện tiên quyết đảm bảo sự thắng lợi của sự
nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo trong giai đoạn hiện nay.

17


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS. Hoàng Chí Bảo (2011), Tìm hiểu phương pháp Hồ Chí Minh,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. GS. Đặng Xuân Kỳ (2004), Phương pháp và phong cách Hồ Chí
Minh, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
3. Hồ Chí Minh (2000) Toàn tập (12 tập). Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
4. GS. Phạm Xuân Nam chủ biên (2005-2009), Triết lý phát triển ở
Việt Nam - mấy vấn đề cốt yếu, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5. GS. Trần Nhâm (2009), Hồ Chí Minh nhà tư tưởng thiên tài, Nxb.
Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
6. Nhiều tác giả (1979), Thế giới ca ngợi và thương tiếc Chủ tịch Hồ
Chí Minh, Nxb Sự Thật, Hà Nội.
7. Nhiều tác giả (2000), Danh nhân Hồ Chí Minh, Nxb Lao động, Hà
Nội.
8. GS. Song Thành, (2005), Hồ Chí Minh nhà tư tưởng lỗi lạc, Nxb Lý
luận Chính trị, Hà Nội.

18




×