Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

TÌM HIỂU về GIÁ TRỊ LỊCH sử văn hóa KHU DI TÍCH CÁCH MẠNG HANG CO PHƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.55 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
KHOA: KHOA HỌC XÃ HỘI

BÁO CÁO TỔNG KẾT

GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VĂN HÓA KHU DI TÍCH
CÁCH MẠNG HANG CO PHƯỜNG
(Phú lệ, Quan Hóa, Thanh Hóa)

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
NĂM HỌC 2016 – 20017

Thuộc nhóm ngành khoa học: KHXH-NV

THANH HÓA, THÁNG 04/2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
KHOA: KHOA HỌC XÃ HỘI

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
NĂM HỌC 2016 – 2017

GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VĂN HÓA
KHU DI TÍCH CÁCH MẠNG HANG CO PHƯỜNG
(Phú lệ, Quan Hóa, Thanh Hóa)

Thuộc nhóm ngành khoa học: KHXH-NV
Nhóm sinh viên thực hiện:


1.Phạm Thị Lan
2.Nguyễn Thị Mai Hương
3.Phạm Văn Sáng
4.Trần Thị Sửu

THANH HÓA, THÁNG 04/2017


MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã thu thập được những số liệu cần
thiết phục vụ cho việc viết đề tài của chúng tôi. Chúng tôi xin cam đoan rằng
những số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài là trung thực, các kết quả
nghiên cứu là do chính chúng tôi thực hiện, các tài liệu tham khảo được trích
dẫn đầy đủ. Nếu số liệu và kết quả của đề tài không trung thực, chúng tôi xin
chịu mọi trách nhiệm.
Thanh Hóa, ngày 13 tháng 04 năm 2017
Chủ nhiệm đề tài
Nhóm nghiên cứu K18 ĐHSP Lịch sử

4


LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu khoa học là một hoạt động bổ ích, và cũng là niềm vui vinh dự
đối với chúng tôi. Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã nhận được rất
nhiều sự quan tâm và giúp đỡ.
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này, chúng tôi xin gửi lời cảm

ơn chân thành tói: phòng văn hóa và thể thao xã Phú lệ, Ban quản lí khu di tích
cách mạng hang Co Phường đã tạo điều kiện cho chúng tôi đến thực địa tìm hiểu
về khu di tích, đồng thời cung cấp cho chúng tôi nhiều thông tin hữu ích là
nguồn tư liệu để viết bài.
Chúng tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo Trường Đại học Hồng Đức đã chỉ
bảo và dạy dỗ em trong suốt quá trình nghiên cứu vừa qua. Chúng tôi cũng cảm
ơn bạn bè đã giúp đỡ chúng tôi trong quá trình làm đề tài nghiên cứu.
Cuối cùng, chúng em xin cảm ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn Tiến sĩ
Lê Sĩ Hưng người thầy đã luôn quan tâm, chỉ bảo tận tình không chỉ về kiến
thức mà còn cả phong cách cũng như thái độ làm việc nghiêm túc, để chúng em
có thẻ hoàn thành đề tài một cách tốt đẹp nhất.
Chúng em chân thành cảm ơn!
Thanh Hóa, ngày 13 tháng 04 năm 2017
Chủ nhiệm đề tài
Nhóm nghiên cứu k18 ĐHSP Lịch sử

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khu di tích cách mạng hang Co Phường Bản Sại, xã Phú lệ là trọng điểm
của khu vực xã Phú lệ nói riêng và huyện Quan Hóa nói chung.Hang Co Phường
không chỉ có ý nghĩa về lịch sử mà còn là một danh thắng đẹp. Nhưng trước giờ
chưa hề có một công trình nghiên cứu cụ thể nào đi sâu vào tường tận của khu di
tích này. Chính vì vậy, chúng tôi đã quyết định chọn khu di tích làm đề tài này
để nghiên cứu cụ thể và đi sâu vào tìm hiểu hơn về khu di tích nhằm đánh giá
đúng về giá trị lịch sử của khu di tích.
Và sau khi nghiên cứu hoàn thành thì đây cũng là một tư liệu hiểu ích
giúp cho thế hệ trẻ ở huyện Quan Hóa hay thế hệ trẻ trên cả nước ta hiểu rõ hơn

về khu di tích cách mạng hang Co Phường. Đặc biệt cũng giúp cho thế hệ trẻ
hiểu hơn về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, bên cạnh đó nó
cũng là một tư liệu của các nhà nghiên cứu khoa học để tìm ra nhiều cái mới mẽ
hơn nhằm góp phần thêm vào nét đẹp của văn hóa – lịch sử của tỉnh Thanh Hóa
nói riêng và của Việt Nam nói chung. Từ thực tế trên nhóm chúng tôi đã quyết
định chọn đề tài “Giá trị lịch sử - văn hóa của khu di tích cách mạng hang Co
Phường (Bản Sại, xã Phú Lệ, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa) để làm đề tài
nghiên cứu khoa học cho nhóm.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hiện nay đã có một số bài nghiên cứu về khu di tích này. Nhìn chung, phần
lớn những nghiên cứu này chưa đi sâu phân tích và hệ thóng hóa các giá trị văn
hóa,lịch sử đặc sắc khác của khu di tích cũng như chưa nhìn nhận, đánh giá, và có
phương án khai thác những giá trị đó dưới góc độ là nguồn tài nguyên hấp dẫn
phục vụ hoạt động du lịch của huyện Quan Hóa nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói
chung.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là khu di tích cách mạng hang Co Phường (Bản Sại –
xã Phú lệ - huyện Quan Hóa – tỉnh Thanh Hóa).
6


4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là khu di tích cách mạng hang Co Phường(xã Phú Lệ
-huyện Quan Hóa- tỉnh Thanh Hóa).
5. Mục đích và mục tiêu của nghiên cứu
5.1. Mục đích
Nghiên cứu đề tài để tìm hiểu về di tích lịch sử - văn hóa là tìm hiểu về
cội nguồn của dân tộc để kế thừa và phát huy, góp phần làm đẹp thêm truyền
thống văn hóa. Di tích cách mạng hang Co Phường sẽ trở nên ý nghĩa hơn nếu ta
đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích từng lớp văn hóa chứa đựng trong nó để

góp phần hiểu sâu hơn về cội nguồn dân tộc để giữ gìn, bảo tồn những tinh hoa
văn hóa, truyền thống dựng nước và chống giắc ngoại xâm của dân tộc Việt
Nam. Từ đó kết hợp hài hòa giữa quá khứ, hiện tại và hướng tới tương lai.
5.2. Mục tiêu
Tìm ra những cái mới, cái bản sắc văn hóa – lịch sử lâu đời của dân tộc
Việt Nam ta.
Đánh giá đúng giá trị văn hóa – lịch sử của khu di tích từ đó đánh giá đúng
giá trị lịch sử của khu di tích cách mạng hang Co Phường (Bản Sại – xã Phú Lệ huyện Quan Hóa – tỉnh Thanh Hóa).
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện tốt được đề tài nghiên cứu khoa học này chúng tôi đã sử
dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau trong đó có hai phương pháp
quan trọng nhất đó là: Phương pháp logic và Phương pháp lịch sử bên cạnh đó
chúng tôi cũng sử dụng một số phương pháp khác nữa bao gồm cả các phương
pháp nghiên cứu chung của ngành khoa học xã hội và những phương pháp
nghiên cứu đặc thù của chuyên ngành dân tộc học bao gồm:
+ Phương pháp nghiên cứu khảo sát thực địa: Sau khi đã lên kế hoạch kĩ
lưỡng về nhiệm vụ của thành viên trong nhóm, tới ngày 19 tháng 12 năm 2016
chúng tôi lên đường về khu di tích cách mạng hang Co Phường nhóm làm đề tài
7


của chúng tôi đã ở lại đây 2 ngày để nghiên cứu và tìm hiểu thông tin tài liệu.
+ Phương pháp điều tra: qua những lần chúng tôi xuống thực địa thì chúng
tôi đã điều tra một số vấn đề xoay quanh khu di tích và đã được rất nhiều tài
liệu.
+ Phương pháp phỏng vấn lấy ý kiến: Qua 2 ngày ở lại khu di tích, qua tìm
hiểu của Bác quản lí khu di tích chúng tôi đã thu thập được rất nhiều thông tin
quan trọng, bên cạnh đó chúng tôi đã lên kế hoạch từ trước và lập một số câu hỏi
để tham khảo ý kiến của người dân xung quanh và khách du lịch và cũng lấy
được nhiều thông tin có ý nghĩa. Số liệu điều tra được chúng tôi tổng hợp ở

dưới.
+ Phương pháp xử lý tài liệu thu thập được: sau khi đã thu thập đủ các
nguồn thông tin từ thực địa khảo sát tới những thông tin trên mạng. Chúng tôi đã
cùng nhau thảo luận và chọn lọc ra những thông tin chính xác về khu di tích để
đưa vào bài nghiên cứu.
Bên cạnh đó trong thời gian nghiên cứu đề tài nghiên cứu khoa học về
hang Co Phường chúng tôi cũng có nghiên cứu thêm và tìm kiếm tài liệu trên
Google để tổng hợp thông tin một cách đầy đủ và chính xác nhất.

8


9


Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT PHÚ LỆ
1.1. Vị trí địa lý
Phú Lệ là một xã thuộc huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam.
Xã có diện tích 45,14 km², dân số năm 1999 là 1.640 người, mật độ dân số
đạt 36 người/km².
Quan Hóa là một huyện miền núi phía tây bắc tỉnh Thanh Hóa. Huyện có
diện tích tự nhiên là 996.17 km² với dân số: 42.474 người. phía tây giáp
huyện Mường Lát cùng tỉnh và có một đoạn biên giới với Lào khoảng 4,8 km.
phía bắc giáp hai huyện Mộc Châu của tỉnh Sơn La và Mai Châu của tỉnh Hòa
Bình phía đông giáp huyện Bá Thước và phía nam giáp huyện Quan Sơn đều
cùng tỉnh Thanh Hóa.

Cầu treo Phú Lệ bắc qua sông Mã nối xã Phú Lệ và xã Phú Sơn cùng
thuộc huyện Quan Hóa

Hành chính: Tổ chức hành chính của huyện Quan Hóa gồm 17 xã: Hiền
Chung, Hiền Kiệt, Hồi Xuân, Nam Động, Nam Tiến, Nam Xuân, Phú Lệ, Phú
Nghiêm, Phú Sơn, Phú Thanh, Phú Xuân, Thành Sơn, Thanh Xuân, Thiên
Phủ, Trung Sơn, Trung Thành, Xuân Phú và 1 thị trấn Quan Hóa.

10


1.2. Quá trình hình thành làng xã
Sau năm 1954, huyện Quan Hóa có 16 xã: Hiền Chung, Hồi Xuân, Nam
Động, Phú Lệ, Phú Nghiêm, Phú Xuân, Quang Chiểu, Sơn Lư, Sơn Thủy, Tam
Chung, Tam Lư, Thiên Phủ, Trung Hạ, Trung Thành, Trung Thượng, Trung
Xuân.
Ngày 6-3-1963, chia xã Tam Chung thành 3 xã: Tam Chung, Trung Lý, Pù
Nhi; chia xã Sơn Thủy thành 2 xã: Sơn Thủy và Sơn Điện; chia xã Trung Thành
thành 2 xã: Trung Thành và Trung Sơn.
Ngày 13-4-1966, chia xã Hiền Chung thành 2 xã: Hiền Chung và Hiền
Kiệt; chia xã Nam Động thành 3 xã: Nam Động, Nam Tiến, Nam Xuân.
Ngày 14-12-1984, chia xã Tam Trung thành hai xã lấy tên là xã Tén Tằn và
xã Tam Chung; chia xã Quang Chiểu thành hai xã lấy tên là xã Mường Chanh và
xã Quang Chiểu.
Ngày 5-1-1987, thành lập thị trấn Quan Hoa - thị trấn huyện lị huyện Quan
Hóa trên cơ sở một phần diện tích và dân số của xã Hồi Xuân.
Ngày 29-2-1988, chia xã Phú Nghiêm thành hai xã lấy tên là xã Phú
Nghiêm và xã Xuân Phú; chia xã Phú Xuân thành 2 xã lấy tên là xã Phú Xuân và
xã Thanh Xuân; chia xã Phú Lệ thành 3 xã lấy tên là xã Phú Lệ, xã Phú Sơn và
xã Phú Thanh; chia xã Sơn Lư thành 2 xã lấy tên là xã Sơn Lư và xã Sơn Hà;
chia xã Trung Thành thành 2 xã lấy tên là xã Trung Thành và xã Thành Sơn;
chia xã Tam Lư thành 2 xã lấy tên là xã Tam Lư và xã Tam Thanh.
Cuối năm 1995, huyện Quan Hóa có thị trấn Quan Hóa và 32 xã: Hiền

Chung, Hiền Kiệt, Hồi Xuân, Mường Chanh, Nam Động, Nam Tiến, Nam Xuân,
Phú Lệ, Phú Nghiêm, Phú Sơn, Phú Thanh, Phú Xuân, Pù Nhi, Quang Chiểu,
Sơn Điện, Sơn Hà, Sơn Lư, Sơn Thủy, Tam Chung, Tam Lư, Tam Thanh, Tén
Tằn, Thành Sơn, Thanh Xuân, Thiên Phủ, Trung Hạ, Trung Lý, Trung Sơn,
Trung Thành, Trung Thượng, Trung Xuân, Xuân Phú.
Ngày 18-11-1996:
- Tách 6 xã: Trung Lý, Tam Chung, Pù Nhi, Tén Tằn, Quang Chiểu, Mường
11


Chanh thành lập huyện Mường Lát.
- Tách 9 xã: Trung Thượng, Trung Hạ, Trung Xuân, Sơn Thủy, Sơn Điện,
Sơn Hà, Sơn Lư, Tam Lư, Tam Thanh thành lập huyện Quan Sơn.
Từ đó, huyện Quan Hóa còn lại 1 thị trấn và 17 xã, giữ nguyên trạng đến
nay.

Vị trí huyện Quan Hóa trên bản đồ tỉnh Thanh Hóa
1.3. Truyền thống cách mạng
Việt nam là một quốc gia đa dân tộc, 54 dân tộc anh em là 54 màu sắc văn
hóa khác nhau tạo nên một nền văn hóa riêng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân
tộc, đồng thời nước ta còn có một truyền thống cách mạng bất khuất. Ở mỗi khu
vực,vùng miền khác nhau sẽ có những đặc trưng, sắc thái khác nhau, miền núi
Thanh Hóa nói chung và vùng đất Quan Hóa nói riêng cũng giữ trong mình
những truyền thống cách mạng hào hùng của cha ông ta.
12


Từ xa xưa người dân Quan Hóa đã nuôi trong mình lòng yêu nước,giữ gìn
và bảo vệ độc lập dân tộc, giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh. Thực tế chứng
minh vào năm 1953 nhân dân tại bản Sại xã Phú Lệ huyện Quan Hóa đã cùng

các dân công hỏa tuyến chiến đấu chống thực dân pháp trong chiến dịch thượng
Lào, người dân rất nhiệt tình giúp đỡ về lương thực thực phẩm cho đến sức
người sức của.
Ngày nay người dân Quan Hóa tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng
của ông cha ta và luôn khắc ghi trong tâm can công lao ấy.

13


Chương 2
DI TÍCH CÁCH MẠNG HANG CO PHƯỜNG
2.1. Tên gọi di tích
Hang Co Phương (còn có tên là Co Phường, người dân tộc Thái gọi là hang
Cây Khế) thuộc Bản Sại, xã Phú Lệ, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Trong
chiến tranh, đây là căn cứ và là điểm trung chuyển lương thực, vũ khí của quân
ta lên Thượng Lào và Tây Bắc phục vụ cho chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
Để chặn tuyến đường huyết mạch này, quân Pháp tìm đủ mọi cách chia cắt nên
ra sức bắn phá.
2.2. Địa điểm phân bố - đường đi đến di tích
Cụm di tích lịch sử cách mạng hang Co Phườngnay thuộc Bản Sại, xã Phú
Lệ,huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Từ thành phố Thanh Hóa dọc theo Quốc lộ 45, qua quốc lộ 217, rẻ quốc
lộ15C. Ta đến với trung tâm xã Phú Lệ. Từ trung tâm xã Phú Lệ, qua cầu bắc
qua sông Mã khoảng 3km ta đến với Bản Sại, xã Phú Lệ
2.3. Sự kiện, nhân vật lịch sử liên quan đến di tích
Di tích hang Co Phường: “Máy bay quân Pháp ập đến gầm rú, xé tan bầu
trời Quan Hóa, thả 3 quả bom xuống hang Co Phương. Trong phút chốc, những
tảng đá lớn đổ xuống, vùi những dân công hỏa tuyến ở độ tuổi đẹp nhất của đời
người”.
Hang Co Phương (còn có tên là Co Phường, người dân tộc Thái gọi là hang

Cây Khế) thuộc Bản Sại, xã Phú Lệ, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Trong
chiến tranh, đây là căn cứ và là điểm trung chuyển lương thực, vũ khí của quân
ta lên Thượng Lào và Tây Bắc phục vụ cho chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
Để chặn tuyến đường huyết mạch này, quân Pháp tìm đủ mọi cách chia cắt nên ra
sức bắn phá.

14


Hang Co Phương, nơi các dân công hỏa tuyến anh dũng hy sinh ngày 2-4-1953
Ngày định mệnh: Nỗi ám ảnh về một thời khốc liệt vẫn hằn trong đôi mắt
của cụ Hà Văn Nhậm, một nhân chứng sống của Bản Sại.Cụ kể lại rằng:
“Khoảng 15 giờ ngày 2-4-1953, máy bay của Pháp thi nhau quần thảo, bắn
phá. Xã Phú Lệ chìm trong lửa đạn. Sau những tiếng nổ rung trời, đất đá bắn
tung tóe. Tiếng dân quân, bộ đội hướng dẫn người dân trốn bom đạn, tiếng la hét
của những người bị thương vang vọng núi rừng. Sau khi thả 3 quả bom tàn phá
Co Phường, máy bay rút đi. Chúng tôi chạy ra thì thấy hang đã sập”.
Lúc này, trong hang có dân công hỏa tuyến của xã Thiệu Nguyên, huyện
Thiệu Hóa, mới lên nhận nhiệm vụ bảo vệ tuyến đường 15A đi Vạn Mai, tỉnh
Hòa Bình. “Không biết lúc đó có bao nhiêu người đã chết, bị thương, chỉ nghe
tiếng kêu cứu vọng ra. Nhân dân, bộ đội và dân công tập trung tìm mọi cách cứu
nhưng vô vọng vì những khối đá nặng hàng trăm tấn bịt kín cửa hang, không có
cách nào dịch chuyển được. Người dân chỉ còn cách cho thức ăn vào máng
15


luồng rồi đưa vào hang. Khoảng 10 ngày sau, chúng tôi không còn nghe tiếng
kêu cứu, lúc này mọi người biết chắc các anh chị đã tử nạn”.
Nhắc về những dân công hỏa tuyến đã vĩnh viễn nằm lại trong hang Co
Phương, người dân nơi đây ai cũng tiếc thương. Họ đều đang ở tuổi 18-20 và

hầu như chưa ai lập gia đình. “Các anh chị ở đây rất tốt. Lúc rảnh rỗi, họ thường
lên thăm bà con trong bản, dạy chữ cho các em nhỏ nên dân bản ai cũng quý,
cũng thương. Hôm hay tin các anh chị bị vùi lấp trong hang đá, người dân chúng
tôi khóc thương và vô cùng căm thù quân xâm lược” - một cụ trong bản cho
biết.
Trong ngày định mệnh đó, trong hang có 16 người nhưng 1 đã may mắn
sống sót do đang ra sông gánh nước. Ngày chúng tôi tìm về Bản Sại, dân ở đây
kể lại người này đã mất cách đây nhiều năm. Khi còn sống, rất nhiều lần bà tìm
đến hang Co Phương ngồi khóc một mình.

Ông Nguyễn Văn Thoa (trái) kể lại những kỷ niệm về người chị gái dân công đã
hy sinh tại hang Co Phương Ảnh: Tuấn Minh
Họ tên cụ thể liệt sĩ là: Nguyễn Dụng Phước, Nguyễn Chí Hoằng, Nguyễn
16


Thị Thiêm, Nguyễn Thị Diễu, Nguyễn Thị Tố, Nguyễn Đình Đống, Nguyễn Thị
Mứt, Nguyễn Thị Toản, Nguyễn Thị Hội, Nguyễn Thị Vận, Nguyễn Chí Toàn,
Nguyễn Thị Viên (đều ở xã Thiệu Nguyên), Lê Thị Nhiễu, Lê Đình Sơn (ở xã
Thiệu Duy), Lê Văn Hợp, Đỗ Đình Vực (xã Thiệu Hợp).
2.4. Khảo tả di tích
- Về lịch sử Co Phường: đến nay mặc dù có nhiều ý kiến về sự ra đời của
hang co phường tuy nhiên theo số liệu ghi ở cửa hang đó là vào ngày 2 tháng 4
năm 1953.
Hang Co Phường, còn gọi là Co Phương, tại xã Phú Lệ, huyện Quan Hóa,
tỉnh Thanh Hóa trở thành nơi yên nghỉ ngàn đời của những người con kiên
trung.
Hang Co Phường nằm trong quần thể dãy núi lớn Pố Há, tại xã Phú Lệ,
huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Theo tiếng dân tộc Thái thì hang Co Phương
có nghĩa là “hang có cây khế”. Theo khảo sát của Sở Văn Hóa - Thể Thao và Du

lịch tỉnh Thanh Hóa, hang Co Phương là hang núi do thiên nhiên kiến tạo có
diện tích khoảng từ 18 - 20 mét vuông, nơi cao nhất của trần hang khoảng 4 mét.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đặc biệt là trong chiến dịch
Thượng Lào của liên quân Lào-Việt, hang Co Phường có vai trò vô cùng quan
trọng. Đây vừa là kho, trạm quân lương lại cũng là nơi trú chân của bộ đội,
thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến của ta. Thời điểm đó tuyến đường
bộ 15A, đoạn qua xã Phú Lệ thường bị máy bay của giặc Pháp ném bom, bắn
phá. Để đảm bảo giao thông, đoạn đường này luôn có lực lượng thanh niên xung
phong túc trực, đảm bảo giao thông thông suốt.
2.5. Các hiện vật trong di tích
- Các mảnh bom
- Những đống đá lớn nhỏ sập ở cửa hang vẫn còn nguyên vẹn
- Danh bia liệt sĩ hy sinh trong hang Co Phường
2.6. Giá trị lịch sử - Văn hóa
Cụm di tích cách mạng hang Co Phường là cụm di tích không chỉ liên quan
17


đến sinh hoạt của nhân dân thuộc Bản Sại xã Phú Lệ huyện quan Hóa mà nó còn
là nơi lưu giữ những nét văn hóa truyền thống làng xã của người xưa để lại.
Hang Co Phường là di tích lịch sử văn hóa in dấu công lao đánh giặc hào
hùng của nhân dân thanh hóa ta, giúp nước chính là nhân lên sức mạnh, lòng tin
của nhân dân trong công chống giặc ngoại xâm để giành thắng lợi của dân tộc ta.
Vì vậy về mặt lịch sử cũng như văn hóa đây là một di tích cho chúng ta những
hiểu biết quan trọng, mà mảnh đất Phú lệ là nơi ghi lại những dấu ấn đó.
Để tỏ lòng biết ơn và ngưỡng mộ đối với những người đã có công trong
việc bảo vệ nhân dân, đất nước, nhân dân Bản Sại xã Phú Lệ cũng như nhân dân
nhiều nơi trong tỉnh Thanh Hóa nói riêng và cả nước nói chung,đã lập miếu thờ
phụng các vị anh hùng liệt sĩ để tạo thêm sức mạnh trong cuộc sống lao động,
chiến đấu của cộng đồng là hết sức cần thiết.

Ngày nay, nhân dân Bản Sại và nhân dân quanh vùng vẫn luôn hương khói
kính cẩn thờ phụng các vị anh hùng liệt sĩ, một phần là tưởng nhớ công lao của
các vị anh hùng,mặt khác nâng cao tinh thần, sức mạnh, lòng yêu nước, tinh
thần đoàn kết của người dân nơi đây .Vào ngày 27 tháng 7 hàng năm nhân dân
Bản Sại xã phú lệ lại tổ chức lễ dâng hương để tưởng nhớ các vị anh hùng liệt sĩ.
Bảng khảo sát ý kiến của nhân dân và khách du lịch về giá trị lịch sử - văn
hóa của khu di tích cách mạng hang Co Phường
Ý kiến của 50 người dân quanh và 10 khách du lịch về giá trị lịch sử của
khu di tích
Mức độ

Người dân
Khách du lịch

Rất quan trọng
Số
lượng
40
7

Quan trọng

80%

Số
lượng
10

70%


3

(%)

(%)

Không quan
trọng
Số lượng

(%)

20%

0

0

30%

0

0

Qua bảng số liệu thu thập được ta thấy được, phần lớn có ý kiến của cả
người dân và khách du là khu di tích cách mạng hang Co Phường rất quan trọng
18


đối với giá trị lịch sử - văn hóa của xã Phú Lệ nói riêng và cả huyện Quan Hóa

nói chung. Bởi theo ý kiến của nhân dân cho biết khu di tích này đã tồn tại cách
đây 57 năm là cụm di tích không chỉ liên quan đến đời sống sinh hoạt mà nó còn
là nơi lưu giữ những nét lịch sử, văn hóa truyền thống làng xã của người xưa để
lại.
2.7. Biện pháp bảo vệ và sử dụng khu di tích
- Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 5 (Khoá VIII)
về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc. Tăng cường và nâng cao hiệu quả của các cấp uỷ đảng, chính quyền và các
cơ quan liên quan trong việc bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn
hóa của khu di tích, nhằm giáo dục truyền thống và phục vụ phát triển kinh tế,
nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân Bản Sại huyện Quan Hóa
- Cần có sự kết hợp giữa địa phương xã, thị trấn thực hiện Luật Di sản văn
hóa, các nghị định của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch về công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa; thường
xuyên tuyên truyền, vận động nhân dân trên địa bàn, hang Co Phường hiểu rõ ý
nghĩa, giá trị các di tích lịch sử - văn hóa; làm cho người dân thấy được mình
vừa là người bảo vệ vừa là người được hưởng lợi từ việc phát huy giá trị của khu
di tích, từ đó có ý thức, trách nhiệm và những hành động thiết thực trong việc
giữ gìn, bảo vệ, phát huy giá trị lịch sử cũng như văn hóa của khu di tích cách
mạng hang Co Phường.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động đến mọi tầng lớp nhân dân trên
địa bàn có trách nhiệm bảo vệ, không được xâm phạm đến di tích cách mạng
hang Co Phường.
Chủ động phối hợp với các cơ quan báo, đài tuyên truyền, quảng bá tiềm
năng phát triển du lịch từ giá trị các di tích lịch sử - văn hóa của hang Co
Phường.
2.8. Thực trạng và các giải pháp đối khu di tích
2.8.1. Thực trạng khu di tích
Cụm di tích cách mạng hang Co Phường hiện đã và đang được chính
quyền, nhân dân địa phương bảo quản và phát huy các giá trị.

19


- Từ năm 1954, chính quyền và nhân dân địa phương đã lập đền thờ để
tưởng nhớ. Hiện đền thờ đã và đang đưa vào sử dụng phục vụ nhân dân nhắm
phát huy giá trị của di tích.
Mặc dù bị hủy hoại nghiêm trọng bởi nhiều lý do khác nhau, song đến nay
cụm di tích đã từng bước trùng tu, tôn tạo lại thì nhân dân đến viếng thăm và
hành lễ ở đền ngày một đông. các công trình trùng tu, tồn tạo và phục hồi đều
được dựng trên khuôn viên cũ của di tích. mặc dù chưa được khang trang, bề
thế, đúng với nguyên trạng và xứng tầm với những gì nó đã từng tồn tại nhưng
cũng đã phần nào đáp ứng được nguyện vọng tha thiết của nhân dân.
2.8.2. Các giải pháp
Trên cơ sở gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của địa phương
theo tinh thần của Luật Di sản căn hóa, UBND Xã Phú Lệ đã có tờ trình đề nghị
phòng văn hóa - thông tin, UBND huyện Quan Hóa xem xét và có công văn đề
nghị các cơ quan chuyên môn của tỉnh thanh hóa nghiên cứu, khảo sát cụm di
tích cách mạng hang Co Phường.
Với những giá trị lịch sử văn hóa, khoa học nêu trên, cần được xếp hạng là
di tích lịch sử cấp tỉnh nhằm bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa dân tộc.
Trên cơ sở đó năm 2012 hang Co Phường thuộc bản sại, xã Phú Lệ, đã
được UBND tỉnh Thanh Hóa xếp hạng di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh.
Giờ đây, hang Co Phường đã là di tích lịch sử cách mạng, là nơi gìn giữ
giá trị lịch sử văn hóa của dân tộc.
2.9. Một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch của khu di tích cách
mạng hang Co Phường (Bản Sại – xã Phú Lệ - huyện Quan Hóa – tỉnh
Thanh Hóa)
- Quảng bá giới thiệu hình ảnh của khu di tích cách mạng hang co phường
thông qua phương tiện thông tin đại chúng.
- Khôi phục và phục dựng khu di tích

- Để có thể thu hút khách du lịch đến với khu di tích cách mạng hang Co
Phường còn cần rất nhiều sự đầu tư cả về vật chất lẫn phương tiện kỹ thuật
.Chính vì vậy cần kêu gọi đầu tư đối với khu di tích.
- Nâng cao trình độ văn hóa của người dân nơi đây
20


- Sự phát triển của khu du lịch gắn bó chặt chẽ với sự phát triển của điểm
đến du lịch, phải kết hợp với các điểm du lịch khác để làm cho du lịch của tỉnh
Thanh Hóa nói riêng mà cả Việt Nam nói chung phát triển mạnh hơn, thu hút
được một lượng khách du lịch nước ngoài ngày càng nhiều hơn.

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đài việt sử ký toàn thư - NXB KHXH - Hà Nội 1998.
2. Tên làng Việt Nam đầu thế kỉ XI.
3. Huyện Uỷ, HĐND, UBND huyện Quan Hóa
4. tên làng xã thanh hóa tập - tập 1.
5. Địa chỉ Tỉnh Thanh Hóa.
6. Thanh Hóa chư thần lục.

22



×