Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Thực trạng và trào lưu cánh tả ở mỹ la tinh tiểu luận cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.1 KB, 31 trang )

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mỹ Latinh là khu vực địa lý trải dài từ Mexico xuống hết Nam Mỹ,
với tổng diện tích trên 20, 5 triệu km và dân số trên 500 triệu người; có 33 quốc
2

gia độc lập và 14 vùng lãnh thổ (các đảo nhỏ thuộc Anh, Pháp và Hà Lan). Trừ
người Brasil nói tiếng Bồ Đào Nha, tất cả người dân các nước còn lại ở Mỹ
Latinh đều nói tiếng Tây Ban Nha. Nét độc đáo về ngôn ngữ và văn hoá trên đây
của các dân tộc dân chủ tiến bộ ở Mỹ Latinh là yếu tố hỗ trợ cho các khuynh
hướng, phong trào chính trị lan toả nhanh chóng và rộng khắp châu lục.

Bản đồ Mỹ Latinh
Từ đầu những năm 1990 (thế kỷ XX), ở Mỹ Latinh đã xuất hiện xu
hướng thiên tả và ngày càng phát triển mạnh, đến đầu thế kỷ XXI nú đã thực
sự trở thành một trào lưu chính trị - xã hội có tiếng vang lớn không chỉ ở khu
vực, mà còn trên quy mô toàn thế giới. Điển hình ở Mỹ Latinh hiện có 4 quốc
gia là Venezuela, Bolivia, Ecuador và Nicaragua lựa chọn con đường xây


dựng “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI”. Trên thực tế có 4 yếu tố chính để hình
thành nên bước phát triển mới của trào lưu cánh tả Mỹ Latinh:
Một là, các phong trào xã hội mạnh mẽ với sự tham gia của các tầng lớp
nhân dân rộng rói đòi hỏi phải có sự thay đổi để thoát khỏi tình trạng mất dân
chủ và bất bình đẳng xã hội ngày càng nghiêm trọng, do việc áp dụng ồ ạt
“chủ nghĩa tự do mới”. Một mô hình quản lý kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa
kiểu Mỹ, tuy mang lại một số kết quả tức thời, nhưng những mặt trái của nú là
những hậu quả nặng nề của sự áp đặt mô hình chủ nghĩa tự do mới đã làm gia
tăng sự lệ thuộc của các nước Mỹ Latinh vào tư bản độc quyền nhà nước, nhất
là tư bản Mỹ, lợi ích quốc gia và nền độc lập dân tộc bị phương hại. Do đó, ở
Mỹ Latinh, đồng thời với sự thức tỉnh ý thức tự chủ, tự tôn dân tộc của các


tầng lớp xã hội, đã dấy lên phong trào đấu tranh ngày càng mạnh mẽ của giai
cấp công nhân và nhân dân lao động vì mục tiêu dân sinh, dân chủ, tiến bộ xã
hội. Đây là điều kiện thuận lợi để các lực lượng cánh tả khu vực đẩy mạnh
hoạt động và trở thành lực lượng đi đầu cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tự do
mới, chống sự lệ thuộc vào Mỹ, bảo vệ độc lập chủ quyền và bình đẳng trong
quan hệ quốc tế.
Hai là: Các lực lượng cánh tả và các đảng cộng sản thay đổi phương
thức đấu tranh, chuyển từ hoạt động vũ trang sang chú trọng vận động quần
chúng nhân dân thấy được sự cần thiết khách quan phải thực hiện những cải
cách sâu rộng, từ bỏ mô hình kinh tế chủ nghĩa tự do mới, thực hiện dân chủ,
công bằng tiến bộ xã hội.. Đây thực sự là bước phát triển mới của trào lưu
cánh tả Mỹ Latinh, đồng thời trở thành một hiện tượng nổi bật trong thực tiễn
chính trị thế giới sau “chiến tranh lạnh”. Khởi đầu cho bước phát triển mới
của trào lưu cánh tả Mỹ Latinh là thắng lợi của ông Hugo Chavez tại cuộc bầu
cử tổng thống năm 1998 ở Venezuela. Sự kiện này có ảnh hưởng tích cực đối
với thắng lợi tiếp theo của các lực lượng cánh tả ở các quốc gia Mỹ Latinh
khác như: Chile, Brasil, Argentina, Panama, Bolivia,
Nicaragua ,Ecuador.
2


Ba là : Các cuộc cải cách (Venezuela, goị là cách mạng) mang tính dân
tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, nhằm củng cố độc lập dân tộc và chủ quyền
quốc gia, đảm bảo các quyền dân sinh, dân chủ cho người dân … Trong trào
lưu này, các “thủ lĩnh” nổi lên từ các phong trào đấu tranh vì dân sinh, dân
chủ có vai trò đặc biệt quan trọng, trong khi các chính đảng, kể cả các Đảng
cộng sản, cánh tả (trừ Đảng Lao động Brasil hiện chưa có vị trí, vai trò gì
đáng kể). Tuy nhiên, bản thân các “thủ lĩnh” ở Mỹ Latinh cũng như các lực
lượng tham gia liên minh cầm quyền đều đã nhận thức rõ nhu cầu cấp thiết
phải xây dựng một chính đảng làm nũng cốt chính trị cho tiến trình cải cách.

Đồng thời thông qua công tác vận động, tổ chức quần chúng tham gia phong
trào xã hội và trực tiếp tham gia đấu tranh. Vì vậy các Đảng Cộng sản, đảng
cánh tả ở các nước Mỹ Latinh đều có những bước phục hồi và phát triển rõ rệt
cả về tổ chức và lực lượng, nâng cao vị trí trên trường quốc tế. Ấn tượng của
trào lưu cánh tả Mỹ Latinh không chỉ dừng lại ở thắng lợi của họ trong các
cuộc bầu cử, mà còn thể hiện qua việc thực hiện những chính sách kinh tế - xã
hội có xu hướng tiến bộ. Kể từ khi nắm chính quyền, các chính phủ cánh tả đã
tuyên bố hoặc đã tiến hành cải cách kinh tế - xã hội, chuyển từ mô hình chủ
nghĩa tự do mới sang mô hình thực hiện kinh tế thị trường kết hợp với việc
giải quyết các vấn đề xã hội. Những cải cách của các chính phủ cánh tả đã thu
được kết quả bước đầu rất tích cực, kinh tế phục hồi và có bước tăng trưởng khá,
chính trị đi vào ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện, tỷ lệ người nghèo giảm
từ 44 % năm 2002 xuống 38 % năm 2006 .Về đối ngoại có nhiều nhà lãnh đạo
thực thi chính sách đối ngoại mềm dẻo, linh hoạt, thúc đẩy hợp tác đa
phương. Tuy chưa thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mỹ nhưng chính sách đối ngoại
của các chính phủ cánh tả đã thể hiện rõ xu hướng độc lập hơn . Xu hướng
liên kết ở khu vực này khá rõ nét: Cuba, Bolivia và Venezuela ký hiệp ước
thương mại (ALBA), thách thức ý tưởng thành lập khu vực mậu dịch tự do
của Mỹ. Hội nghị bốn nước Brasil, Argentina, Venezuela và Bolivia, thúc đẩy
liên kết Mỹ Latinh trong khuôn khổ khối thị trường chung Nam Mỹ
3


(MERCOSUR) tăng cường hợp tác với Cuba, mở rộng hợp tác với EU, Trung
Quốc, Nhật Bản và các nước khác.
Bốn là, quá trình tập hợp lực lượng của các đảng cộng sản, cánh tả, tiến
bộ Mỹ La tinh thông qua các diễn đàn, hội nghị quốc tế cũng là yếu tố thuận
lợi giúp cánh tả khu vực củng cố và mở rộng ảnh hưởng của mình. Ngoài diễn
đàn Sao pao lô, cánh tả Mỹ Latinh còn thường xuyên tổ chức hội thảo quốc tế
thu hút sự tham gia của hàng chục đảng cộng sản, công nhân cánh tả ở Mỹ

Latinh , châu Âu và châu Á. Bên cạnh đó, Hội nghị “Toàn cầu húa và những
vấn đề của sự phát triển” do Cu Ba đăng cai tổ chức cũng là một diễn đàn
rộng rói thu hút sự tham gia của đại diện các đảng cộng sản, cánh tả cùng với
các tổ chức quốc tế, các nhà kinh tế có quan điểm tiến bộ.
2.Tính cấp thiết của đề tài
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế 1973- 1975 và 1980- 1982, chịu tác
động và chịu sức ép của Mỹ và Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF) đại đa số các nước Mỹ
Latinh đã áp dụng mô hình kinh tế chủ nghĩa tự do mới vs các đặc trưng cơ bản
là giảm tới mức tối thiểu sự can thiệp của nhà nước đối với kinh tế; thực hiện tư
nhân hóa đến mức tối đa, tự do hóa thương mại và đầu tư; cắt giảm phúc lợi xã
hội…Và sau gần 30 năm áp dụng mô hình này, trừ một số kết quả kinh tế nhất
định ở Chilê và cộng hòa Đôminican, hầu hết các nước Mỹ Latinh đều lâm vào
khủng hoảng kinh tế- xã hội sâu sắc.
- Kinh tế lâm vào trì trệ.
- Mỹ Latinh với những món nợ nước ngoài tăng nhanh ( 1985 là 300
tỉ USD, năm 2003 là 750 tỉ USD) và gấp nhiều lần kim gạch xuất nhập
khẩu, trở thành một trong những cản trở chính đối với sự phát triển của các
nước Mỹ Latinh.
- Phân hóa giàu nghèo và tình trạng nghèo đói ngày một gay gắt.
- Thất nghiệp và tệ nạn xã hội ngày một gia tăng ; văn hóa mất dần
bản sắc dân tộc, lối sống thực dụng kiểu Mỹ ngày càng lan rộng.
4


- Tình trạng kinh tế- xã hội đã tạo nên bầu không khí xã hội bất bình
ngày càng gia tăng và sẵn sàng bùng nổ ở các nước Mỹ Latinh.
Chính trong bối cảnh đó đã hình thành các phong trào xã hội to lớn, thể hiện
nhu cầu bức thiết của đông đảo của các tầng lớp nhân dân đòi phải có sự thay đổi
ở các nước Mỹ Latinh. Đây là cơ sở khách quan cho sự hình thành xu hướng
thiên tả và thúc đẩy xu thế này trở thành trào lưu cảnh tả hiện nay ở Mỹ Latinh.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
Là một bộ phận cấu thành hữu cơ của cách mạng thế giới, hơn bảy
thập niên qua, ĐCS Việt Nam một mặt thường xuyên nhận được sự cổ vũ,
động viên, giúp đỡ về vật chất và tinh thần của các lực lượng cách mạng ở
khắp các châu lục, trong đó có nhân dân các nước Mỹ Latinh; Nhiều người
trong thế hệ đó nay đang nắm giữ những cương vị lãnh đạo quan trọng trong
chính quyền, các lực lượng chính trị hoặc trong các lĩnh vực kinh tế, tiếp tục
mong muốn thúc đẩy quan hệ với Việt nam. Sự phát triển mạnh mẽ của lực
lượng cánh tả ở khu vực Mỹ Latinh sau chiến tranh lạnh là một nhân tố thuận
lợi mới cho sự phát triển quan hệ giữa nước ta với khu vực Mỹ Latinh. Hiện
nay ngoài việc củng cố và tăng cường tình đoàn kết, quan hệ chính trị, ngoại
giao với các nước Mỹ Latinh, Việt Nam đang chú trọng đẩy mạnh quan hệ
kinh tế, thương mại, khoa học, công nghệ , đi vào một số lĩnh vực cụ thể phù
hợp với thế mạnh và đáp ứng nhu cầu của nhau.
Để củng cố và tăng cường một cách hiệu quả mối quan hệ với phong trào
cánh tả Mỹ Latinh, chúng ta cần hiểu rõ tình hình thực tế, đường lối, chiến
lược, sách lược cũng như triển vọng của phong trào những năm sắp tới. Do
vậy, việc nghiên cứu sự vận động, những biến chuyển của phong trào cánh tả
Mỹ Latinh có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách đối với sự nghiệp cách
mạng nước ta, đồng thời đây cũng là một đóng góp nhất định đối với việc
nghiên cứu về phong trào Cộng sản và phong trào cánh tả hiện nay. Vì vậy, tôi
lựa chọn đề tài " Thực trạng và triển vọng của trào lưu cảnh tả ở khu vực Mỹ la
tinh" làm hướng nghiên cứu của mình.
B. NỘI DUNG
5


I. Thực trạng các nước Mỹ Latinh
1. Bối cảnh kinh tế – xã hội các nước Mỹ Latinh
Có thể phân các chính phủ hiện tại của các quốc gia Mỹ Latinh thành 3

loại:
- Thứ nhất là các chính phủ cánh hữu, đồng minh của Washington, đóng
một vai trò năng động và chiếm lĩnh các vị trí chiến lược trong khu vực, gồm:
Colombia, Peru và Mexico.
- Thứ hai là các chính phủ ''cánh tả” nhưng thực chất lại áp dụng các
chính sách tự do mới và ủng hộ tầng lớp tư sản quốc gia hoặc khu vực trong
các dự án của mình, gồm: Brazil, Urugoay, Chile, Nicaragoa và Argentina.
Các chính phủ này ngụy trang đường lối tự do mới của mình bằng các chương
trình xã hội; ví dụ, các gia đình nghèo tại Brazil nhận được một chút trợ cấp
trực tiếp từ Nhà nước, điều đảm bảo sự ủng hộ của quần chúng đối với đảng
cầm quyền tại những khu vực chậm phát triển của đất nước. Một số chính phủ
trong số này dự tính thắt chặt quan hệ với Washington, đặc biệt là qua các
thỏa thuận tự do thương mại. Chile đã ký thỏa thuận này với Mỹ. Brazil của
Tổng thống Lula da Silva cũng đang tìm kiếm một thỏa thuận tương tự, tuy
nhiên vẫn tồn tại những khác biệt lớn trong quan điểm của chính phủ Lula với
Washington. Những bất đồng này xuất phát từ việc chính phủ bảo vệ quyền
lợi của tầng lớp tư sản Brazil, những người luôn e ngại tự do thương mại sẽ
ảnh hưởng tới nền nông nghiệp và một loạt các ngành công nghiệp địa
phương, đặc biệt là những ngành hướng tới xuất khẩu, đồng thời họ cũng
không chấp nhận chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ.
- Thứ ba bao gồm Venezuela; Bolivia và Ecuador, với các chính phủ
cánh tả chống đối mạnh mẽ giới tư bản địa phương và nước ngoài trong các
lĩnh vực kinh tế quan trọng. Còn một mình Cuba có thể được xếp vào một
phân loại thứ 4.
6


Hơn bất cứ một khu vực nào khác trên thế giới, Mỹ Latinh là nơi
diên ra nhiều diễn đàn chính trị, xã hội thường niên của các lực lượng cảnh tả
và tiến bộ, tiêu biểu là các diễn đàn lớn sau đây:

- Từ tháng 7-1990, theo sáng kiến của Đảng Lao động Braxin, đã cho ra
đời “ diễn đàn Xao Paolô” với tư cách một diễn đàn thường niên của các
đảng. Phong trào cảnh tả của Mỹ Latinh và các khu vực khác trên thế giới
cùng có chung lập trường chống đế quốc, chống chủ nghĩa tự do mới, vì một
xã hội tốt đẹp hơn. Hoạt động của diễn đàn do nhóm làm việc gồm 4 Đảng.
- Từ năm 1997, Đảng Lao động Mêhicoo đã có sáng kiến tổ chức hội
thảo quốc tế “ Các đảng chính trị và một xã hội mới” và sáng kiến này đã
được các ĐẢng Cộng sản, cảnh tả Mỹ LAtinh cũng như trên thế giới ủng hộ,
trở thành một điễn đàn thương niên để các Đảng trao đổi kinh nghiệm đấu
tranh chính trị vì một xã hội mới, phát triển về kinh tế và công bằng về xã hội.
- Từ năm 1999 đến nay, Cuba đăng cai tổ chức hội nghị quốc tế thương
niên với chủ để “ Toàn cầu hóa và các vấn đề phát triển”. Đây cũng là một
diễn đàn thường niên của các lực lượng cảnh tả, tiến bộ. Tham dự hội nghị
còn có các chính khách, nhân sĩ, các nhà nghiên cứu có quan điểm tiến bộ và
đại diện các tổ chức quốc tế và khu vực, các cơ quân thuộc Liên hợp quốc…
- Mỹ Latinh là nơi diễn ra diễn đàn xã hội thế giới (WSF) – một diễn đàn
mở với khẩu hiệu “ Một thế giới khác là có thể” của các lực lượng xã hội rộng
rãi chống chủ nghĩa tự do mới, chống quá trình toàn cầu hóa tư bản chủ nghĩa
do các nước tư bản phát triển, các tập đoàn công ty đa quốc gia thao túng, vì
một quá trình toàn cầu hóa chú trọng đến một xã hội nhiều hơn, có lợi cho tất
cả mọi người, cho tất cả các quốc gia dân tộc, vì sự phát triển bền vững của
toàn nhân loại, xây dựng một xã hội lấy con người làm trung tâm.
2. Những đặc điểm của các chính phủ đang cầm quyền tại
Venezuela, Ecuador và Bolivia:
*Tầm quan trọng của các phong trào quần chúng
7


Cần nhấn mạnh rằng chúng ta có thể hiểu được nền chính trị tại
Venezuela, Bolivia và Ecuador nếu biết rõ về sức mạnh của các phong trào

quần chúng trong lịch sử hiện đại của những nước này. Tại Ecuador, bốn
Tổng thống cánh hữu đã bị các phong trào quần chúng ''tống về nhà'' từ năm
1997 tới năm 2005. Tại Bolivia, nhiều cuộc đấu tranh chống lại quá trình tư
hữu hóa tài nguyên nước đang nổi lên trong giai đoạn 2000- 2004, và vào
tháng l0/2003, những người lao động ngành khí đốt (ngành kinh tế xương
sống của Bolivia- ND) đã lật đổ Tổng thống khi đó là Gonzaio Sánchez
Lơzada và buộc ông ta phải tháo chạy sang Mỹ. Còn tại Vênêxuêta thì từ năm
l989, người ta đã biết tới những phong trào quần chúng quan trọng mở đường
cho cuộc đấu tranh xã hội chống lại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (LMF), mà sau đó đã
lan ra mức độ toàn cầu. Những ngoạn mục hơn cả là các cuộc vận động quần
chúng khổng lồ một cách tự phát vào ngày l2/4/2002 phản đối cuộc đảo chính
(bất thành) nhân lật đổ Tổng thống Hugo Chávez, và các phong trào quần
chúng này đã trực tiếp đưa nhà lãnh đạo cánh tả trở lai Phủ Tổng thống
Miraflores một ngày sau đó. Các phong trào quần chúng to lớn là nhân tố
quyết định tới sự xuất hiện và tồn vong của các chính phủ hiện tại của
Venezuela, Bolivia và Ecuador.
Các bản Hiến pháp mới
Điểm quan trọng thứ hai trong chính sách của các- quốc gia này là việc
xem xét lại Hiến pháp. Vào năm 1999, trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng
thống Chávez, Venezuela đã thông qua một bản Hiến pháp mới dân chủ hơn
bằng trưng cầu ý dân. Bản Hiến pháp này, với một số điều vừa được sửa đổi
và đầu năm 2009, bảo đảm các quyền lợi về văn hóa, kinh tế và xã hội cho đa
số quần chúng. Ngoài ra, bản Hiến pháp này cũng đặt ra một cơ chế cho phép
phế truất Tổng thống cũng như các chức vụ dân bầu ở mọi cấp qua con đường
dân chủ. Hiến pháp mới của Venezuela sau đó đã tạo cảm hứng cho các quá
trình tương tự tại Ecuador (tháng 8/2.008) và Bolivia (tháng l/2009). Đây và
những cải cách thực sự sâu sắc. Tuy nhiên, phương tiện truyền thông tại các
8



nước phát triển hơn không những chỉ im lặng trước những thay đổi chính trị
dân chủ này mà thậm chí còn khuấy động hàng loạt chiến dịch bôi nhỏ nhằm
biến hình ảnh của các nguyên thủ của Venezuela, Êcuađô và Bolivia thành
những kẻ dân túy, thô lỗ và độc đoán.
Những kinh nghiệm đúc rút từ các bản Hiến pháp mới tại 3 quốc gia này
rất phong phú, có thể trở thành nguồn cảm hứng cho nhân dân và các lực
lượng chính trị tại nhiều nước khác. Tất nhiên, những quyết sách từ
Venezuela, Bolivia và Ecuador cũng có nhiều nhược điểm và hạn chế lớn cần
được phân tích.
*Khôi phục quyền kiểm soát của Nhà nước đối với các tài nguyên thiên
nhiên .
Một điểm quan trọng thứ ba là Venezuela, Bolivia và Ecuador đã áp
dụng nhiều biện pháp nhằm củng cố khu vực kinh tế nhà nước và giành lại
quyền kiểm soát các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tại Venezuela, Nhà nước
đã nắm lại tập đoàn dầu khí PDVSA mà trong quá khứ, mặc dù mang danh
nghĩa một công ty quốc doanh, lại ưu tiên các quyền lợi cá nhân và khai báo
một phần đáng kể doanh thu của mình tại Mỹ. Đó là một cuộc đấu tranh gai
góc. Giới tư bản đã từng tổ chức cuộc đảo chính vào tháng 4/2002 và sau đó
là cuộc đình công làm tê liệt công ty khổng lồ này vào tháng 12/2002 và tháng
1/2003. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Venezuela tụt thê thảm trong vài
tháng đầu năm 2003, tuy nhiên cuối cùng chính phủ đã kiểm soát được tình
thế với sự trợ giúp của đa số nhân dân. Nhà nước Venezuela cũng đã giành lại
quyền nắm giữ Orinoco, dải dầu khí quan trọng, nhất của quốc gia Nam Mỹ
này. Tại Venezuela, Nhà nước chiếm khoảng 2/3 sản lượng dầu khí và 1/3 còn
lại là của các tập đoàn tư nhân lớn, nhưng hiện tại nguồn tài nguyên này được
khai thác trong khuôn khổ của các hợp đồng đã được tái thương lượng, đem
lại cho Nhà nước doanh thu lớn hơn nhiều so với trước đây. Cần phải kể tới
các lĩnh vực khác đã được quốc hữu hóa như: sản xuất và phân phối điện
năng, viễn thông (CANTV), luyện kim (SIDOR, với 15.OOO nhân công), sản
9



xuất xi măng và một số công ty sản xuất lương thực (Cargill). Ngoài ra còn
phải kể tới cuộc cải cách ruộng đất, hướng tới việc giao đất cho người lao
động trực tiếp Bolivia quốc hữu hóa ngành dầu khí vào năm 2006 và Tổng
thống Evo Morales đã điều quân đội tới nắm giữ các mỏ dầu khí, thưng hiện
tại các công ty đa quốc gia vẫn hoạt động và trên thực tế vẫn là các đơn vị
khai thác. Bolivia vẫn chưa có nhà máy lọc dầu, trong khi các nhà máy của
Ecuador không đáp ứng nhu cầu. Hai nước này xuất khẩu dầu thô và nhập
nhiên liệu và các sản phẩm phụ trong lọc Dầu. Điều này cho thấy tầm quan
trọng của các thỏa thuận chiến lược giữa Venezuela, Ecuador và Bolivia trong
lĩnh vực dầu khí nhằm củng cố quyền tự chủ kinh tế của Kitô và La Pát.
Có điểm chung giữa Venezuela, Bolivia và Ecuador và các nước thuộc
phân loại thứ 2 (Brazil, Urugoay, Chile và Argentina) là việc tất cả đều theo
đuổi các chương trình trợ cấp công. Không nên đơn thuần phản đối chính sách
này vì nó tạo thêm việc làm, nâng cao mức lương và bảo đảm các quyền lợi
xã hội và kinh tế của những người được hưởng lương, nông dân, thợ thủ công,
tiểu thương và những người hưởng trợ cấp hưu trí.
Venezuela và Bolivia đã có những bước tiến theo hướng này, nhưng vẫn
còn rất nhiều việc phải làm ở phía trước.
*Các thỏa thuận thương mại của nhân dân:
Trái ngược với các hiệp định tự do thương mại mà một số nước Mỹ
Latinh đã ký với Mỹ hoặc Liên minh châu Âu, cần phải nêu bật các thỏa
thuận mới giữa các chính phủ Venezuela, Bolivia và Cuba. Ví dụ, 20.000 bác
sĩ Cuba đang làm việc tình nguyện tại Venezuela để củng cố mạng lưới y tế
miễn phí của quốc gia này, đặc biệt là tại các vùng nghèo khó, hay việc các
bệnh viện của Cuba đã thực hiện 40.000 ca mổ miễn phí cho các bệnh nhân
Vênêxụêla. Đổi lại, chủ yếu là theo phương thức thanh toán phi tiền tệ,
Venezuela cung cấp xăng dầu cho Cuba. Những thỏa thuận theo hướng này
cũng được Venezuela và Bolivia ký kết. Một yếu tố tích cực khác trong quá

10


trình thúc đẩy hội nhập của các quốc gia này là việc mở rộng ALBA (dự án
Sự lựa chọn Bolival cho châu Mỹ). Ban đầu dự án này chỉ có Cuba,
Venezuela, Nicaragoa và Bolivia, tới năm 2008, đã có thêm Honduras và
Cộng hòa Dominica, và cùng với nó là sự tiếp cận đáng kể của Êcuado.
Trải nghiệm của những quốc gia này trên thực tế rất khác so với hình ảnh
tô vẽ châm biếm trên phần lớn các phương tiện truyền thông phương tây.
Nhưng những quá trình đang được tiến hành này khá phức tạp và đôi lúc còn
trái ngược nhau, ở đây không thể loại trừ khả năng thụt lùi của những tiến
trình này, và thậm chí, có thể là các chính phủ này không đủ sức đi xa và hoàn
thành các cải cách chính trị và xã hội có lợi cho nhân dân. Những âm mưu
gây bất ổn của tầng lớp thống trị địa phương kết hợp với Washington sẽ kìm
hãm những bước tiến này, và sự mềm yếu của các chính phủ tiến bộ có thể
đưa họ tới một đích đến khác so với dự tính. Nhà kinh tế Claudio Katz đã chỉ
ra một nguy cơ thực tế: ''Diễn biến lịch sử tiếp sau cuộc cách mạng Mexico
( 1910 - 1920, đây được coi 1à cuộc cách mạng xã hội đầu tiên của thế kỷ XX
- ND) minh hoạ cho khả năng chệch hướng của các tiến trình dân tộc chủ
nghĩa hiện tại. Trong hàng thập kỷ, sự kiện này vẫn được kỷ niệm chính thức
như cột mốc giải phóng con người, nhưng trên thực tế, giai cấp tư bản vẫn
chiếm lĩnh vị trí lãnh đạo thông qua Nhà nước. Có nhiều câu chuyện về việc
những '''chiến sĩ cách mạng; làm giàu bằng nguồn công quỹ do đa số nhân dân
đóng góp. Sự song hành của huyền thoại giải phóng con người và thực tế áp
bức trong vài thập kỷ tại Mexico cần được Venezuela, Bolivia và Êcuado,
xem xét một cách cẩn thận. Việc tạo ra một bộ phận được biệt đãi - xuất phát
từ chính quá trình giải phóng nhân dân là một trong những mối nguy hiểm lớn
nhất mà các lực lượng cấp tiến tại ba nước này phải đối mặt''.
3. Những nhân tố hình thành phong trào của Mỹ Latinh hiện nay
Xu thế thiên tả hình thành ở Mỹ Latinh cuối những năm 80 đầu những

năm 90 của thế kỷ XX và lớn mạnh thành một phong trào chính trị rộng rói,
11


ảnh hưởng hầu khắp khu vực Mỹ Latinh. Phong trào này đã làm thay đổi đáng
kể diện mạo chính trị ở khu vực vốn được coi là " sân sau" của Mỹ, gây lên
những lo ngại trong giới cầm quyền ở Oa-sinh-tơn. Sau hai thập kỷ nhìn lại,
các nhà nghiên cứu chính trị trên thế giới vẫn đang tìm câu trả lời cho câu hỏi:
Nhân tố kinh tế, chính trị, xã hội nào đó dẫn đến sự hình thành và thúc đẩy sự
hát triển của phong trào này? Các nghiên cứu ban đầu đã cho thấy, ba nhóm
nhân tố sau đây giữ vai trò quan trọng trong việc thay đổi diện mạo chính trị
Mỹ La tinh.
Những hậu quả kinh tế- xã hội hết sức nặng nề do việc áp dụng mô hình
tự do mới đã dẫn đến sự bần cùng húa khu vực Mỹ Latinh
Từ 1981 đến 2002, tính trung bình cả khu vực Mỹ Latinh, có hơn 8 năm
kinh tế tăng trưởng âm; các nước có kinh tế tăng trưởng âm kéo dài nhất là
Vờ - nê - zu - ê - la (12 năm), Ác - hen - ti - na (11 năm), Bô - li - vi - a và Pê
- ru (10 năm); và nước có kinh tế tăng trưởng âm ngắn nhất là Chi - lê (3
năm). Theo đánh giá của Uỷ ban kinh tế Mỹ Latinh (CEPAL) và Trung tâm
nghiên cứu Châu Mỹ (CEA) thuộc Trung ương Đảng Cộng sản Cu-ba, tốc độ
tăng trưởng kinh tế Mỹ Latinh những năm 1980 là 1%/năm; 1990 - 1997 là
2,7%/năm; 1998 - 2003 là 1%/năm.
Nợ nước ngoài của các nước Mỹ Latinh tăng nhanh (1985 là 300 tỉ USD;
2003 là 750 tỉ USD), trở thành một trong những cản trở chính đối với sự phát
triển của các nước khu vực. Nợ nước ngoài của các nước Mỹ Latinh đều gấp
nhiều lần kim ngạch xuất khẩu (KNXK).
Phân hoá giàu nghèo ngày càng sâu sắc và tình trạng nghèo đói gay gắt
đã gây lên sự phản kháng xã hội rộng lớn, thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh
vì công bằng, dân chủ. Mỹ La tinh có hơn 500 triệu dân, thì có đến 227 triệu
người (44%) sống nghèo khổ, trong đó 92 triệu người sống dưới mức nghèo

khổ, 11% dân số bị suy dinh dưỡng trầm trọng.
Thất nghiệp và tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng. Văn hoá mất dần bản
sắc dân tộc; lối sống thực dụng kiểu Mỹ ngày càng lan rộng...Tỷ lệ thất
12


nghiệp (2003) tính chung đối với tất cả các nước Mỹ Latinh là 10,7% . Khu
vực Mỹ La tinh “nổi tiếng” là nơi sản xuất ma tuý lớn nhất thế giới (sản lượng
1995 là 309. 400 tấn). Mỹ La tinh cũng là khu vực có tỷ lệ người mù chữ cao
trên thế giới (trên 50 triệu người). lãnh tụ của các chính bộ... (đào tạo miễn
phí hàng nghìn sinh viên; cử hàng trăm nghìn lượt bác sĩ, giáo viờn… sang
giúp các nước Mỹ La tinh; riêng ở Vờ - nê - zu - ê - la đang có gần 40 nghìn
bác sĩ, giáo viên, nhân viên y tế Cu - ba đang làm việc). Vờ-nờ-zu-ờ-la cam
kết đảm bảo nguồn cung cấp dầu mỏ theo giá ổn định cho các nước Mỹ
Latinh (riêng Cu-ba, Vờ - nê - zu - ê - la hiện cung cấp mỗi ngày 100 nghìn
thùng dầu, giá chỉ bằng 1/ 2 giá thế giới). Để phá thế độc quyền thông tin của
các hãng thông tấn, truyền hình Mỹ và phương Tây, 2/2004, theo sáng kiến
của Tổng thống Vờ-nờ-xu-ờ-la, các nước Mỹ Latinh đã thành lập kênh truyền
hình cổ phần TELESUR, trong đó Ác - hen - ti - na giữ 20% cổ phần, Cu-ba:
19%, U-ru-goay: 10%, Vờ-nờ-xu-ờ-la: 31%, Bra-xin: 20%.
Sự ổn định và phát triển của các nước XHCN là nguồn động viên, cổ vũ
phong trào độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội ở Mỹ Latinh. Các mối
quan hệ hữu nghị, ủng hộ và hỗ trợ, hợp tác bình đẳng và cùng có lợi giữa các
nước XHCN và các nước Mỹ Latinh là nhân tố quan trọng thúc đẩy trào lưu
cánh tả ở Mỹ Latinh. Chủ tịch Đảng Cộng sản Vờ-nờ-xu-ờ-la, Hờ - rô - ni mô Ca - rê - ra khẳng định: “Đoàn kết quốc tế là một nhân tố vô cùng quan
trọng trong bối cảnh quốc tế và khu vực hiện nay. Đoàn kết quốc tế, đặc biệt
đoàn kết khu vực, sẽ giúp Vờ - nê - zu - ê - la củng cố được chính quyền trước
cuộc tấn công trên mọi phương diện của chủ nghĩa đế quốc”.
Diễn đàn chính trị - xã hội thường niên – nơi trao đổi kinh nghiệm đấu
tranh chính trị của phong trào cánh tả Mỹ Latinh

Từ đầu những năm 1990, ở Mỹ La tinh đã xuất hiện xu thế thiên tả và
phát triển mạnh lên thành một trào lưu vào đầu thế kỷ XXI bởi khu vực này là
nơi diễn ra nhiều diễn đàn chính trị - xã hội thường niên của các lực lượng
13


cánh tả và tiến bộ. Tháng 7-1990, theo sáng kiến của Đảng Lao động Bra - xin
(PT " Diễn đàn Xao Pao-lụ" ), đã ra đời với tư cách một diễn đàn thường niên
của các đảng, các phong trào cánh tả Mỹ Latinh và các khu vực khác trên thế
giới.
Diễn đàn xã hội thế giới được tổ chức mỗi năm một lần; ba lần đầu diễn
ra tại Bra - xin vào các năm 2001, 2002 và 2003; sau đó, được tổ chức luân
phiên tại Mỹ Latinh, châu Á và châu Phi nhằm thu hút sự chú ý của dư luận
thế giới đối với các vấn đề mà các nước đang phát triển đang phải đối mặt
trong bối cảnh toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ. Năm nay (2009), Diễn đàn Xã
hội Thế giới được tổ chức tại thành phố Belem (Bra-xin). Tại đây, lãnh đạo
các nước Mỹ Latinh đã kêu gọi các nước tiến hành cuộc cải tổ chủ nghĩa tư
bản toàn cầu. Phát biểu trước báo giới, Tổng thống Vờ - nê - zu - ê - la U - gụ
Cha - vết và Tổng thống Ê - cu - a - đo Ra - pha - ờn Cô - rê - a (Rafael
Correa) nêu rõ, chủ nghĩa tư bản đang trong cơn khủng hoảng và cho rằng nền
kinh tế đầu tàu thế giới Mỹ phải chịu trách nhiệm đã gây nên ' ' cơn bão'' tài
chính toàn cầu hiện nay. Theo ông Cha-vết, nghèo khổ và thất nghiệp đang
gia tăng, và thế giới đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng trong hệ thống
tư bản toàn cầu. Vì thế, theo các nhà lãnh đạo cánh tả ở Mỹ Latinh thì đã đến
lúc “cần nhanh chóng tiến hành một cuộc cải tổ chủ nghĩa tư bản trên phạm vi
toàn cầu”. Đề cập Diễn đàn Xã hội Thế giới lần thứ 9 này, Tổng thống Cha vết nêu rõ diễn đàn cần tiếp tục phản đối các hiệp định tự do thương mại cũng
như các sáng kiến kinh tế tự do mới được Mỹ bảo trợ tại khu vực Mỹ La-tinh.
Trong khi đó, Tổng thống Cô - rê - a khẳng định hệ thống tự do kiểu mới sai
lầm này đã sụp đổ và Diễn đàn Xã hội Thế giới chính là một phần giải pháp.
Những nhân tố trên đây có thể được coi là điều kiện kinh tế, xã hội thuận

lợi để phong trào cánh tả xuất hiện, lớn mạnh và trở thành một trào lưu chính
trị ở Mỹ Latinh. Với những bước đi ban đầu, phong trào này hứa hẹn một
14


tương lai tươi sáng, thay thế một thực tại ảm đạm, kéo dài nhiều thập kỷ qua ở
Mỹ Latinh.
* Nguyên nhân của sự thắng lợi
Nguyên nhân quan trọng đưa đến thắng lợi của các lực lượng cánh tả Mỹ
La - tinh là việc các lực lượng này đã tìm kiếm hình thức đấu tranh thích hợp
trong tình hình mới - từ hoạt động vũ trang chuyển sang vận động quần chúng
nhân dân, liên kết với các phong trào dân chủ và tiến bộ khác trong nước và
khu vực, đấu tranh trên nghị trường với các chính sách, mục tiêu được lòng
dân, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân
chủ, bình đẳng xã hội. Sáng kiến của Đảng Lao động Bra - xin về thành lập
Diễn đàn Sao Pau - lô của cánh tả Mỹ La - tinh ngay lập tức nhận được sự
ủng hộ rất tích cực của Đảng Cộng sản Cu-ba, Đảng Cách mạng dân chủ Mờhi-cụ, Đảng Mặt trận Rộng rói U - ru - goay và các đảng, phong trào cánh tả
khác. Diễn đàn trở thành một hình thức phối hợp hoạt động mới có hiệu quả
thiết thực của cánh tả Mỹ La - tinh đấu tranh chống chủ nghĩa tự do mới, bảo
vệ lợi ích và nền độc lập dân tộc vì phát triển bền vững, vì tình đoàn kết giữa
các dân tộc và bình đẳng húa các quan hệ quốc tế...

Đảng Mặt trận giải phóng dân tộc Pha - ra - bun - đô Mac - ti (FMLN)
ở En Xan-va-đo, các lực lượng kháng chiến ở Pờ-ru, Cụ-lụm-bi-a, U-rugoay, Bụ-li-vi-a... đã từng bước chuyển từ phương thức đấu tranh vũ trang
sang đấu tranh nghị trường công khai hợp pháp. Trong đấu tranh chính trị,
cánh tả Mỹ La - tinh chú trọng đưa ra những chính sách kinh tế, xã hội đáp
ứng nguyện vọng của quần chúng lao động, nhất là tầng lớp dân nghèo vốn
chịu nhiều thua thiệt, rủi ro từ mô hình chủ nghĩa tự do mới. Trong Cương
lĩnh tranh cử Tổng thống Bụ-li-vi-a, E. Mô - ra - let chủ trương thúc đẩy
cải cách kinh tế, xã hội theo hướng tăng cường vai trò quản lý của nhà

nước, nhất là kiểm soát các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tăng nguồn thu
15


ngân sách phục vụ các chương trình xã hội. Những ưu tiên hàng đầu dành
cho việc quốc hữu húa ngành dầu khí, cải cách ruộng đất, làm trong sạch
bộ máy nhà nước, bài trừ quần chúng lao động, chú trọng mục tiêu phát
triển kinh tế bền vững. Tổng thống Bô - li - vi - a E Mô - ra - lét tiến hành
sửa đổi Hiến pháp, khẳng định tiếp tục giương cao ngọn cờ đấu tranh cho
bình đẳng, hũa bình và công lý xã hội, chống nghèo đói, bảo vệ chủ quyền
và quyền tự quyết dân tộc, quốc hữu húa ngành năng lượng, công nghiệp
húa các ngành sản xuất chè và ca cao... Tổng thống mới đắc cử của Ni - ca
- ra - goa Đ. Oúc - tê - ga cam kết tập trung ưu tiên hàng đầu cho việc thúc
đẩy các chính sách kinh tế và xã hội nhằm xúa bỏ nghèo đói, bất bình đẳng
xã hội, ủng hộ hiệp định tự do thương mại, đồng thời khẳng định chủ
trương hợp tác với các doanh nghiệp tư nhân, bảo đảm đầu tư cho giới đầu
tư thuộc mọi thành phần kinh tế trên tinh thần hũa giải và đoàn kết dân tộc.
II. Triển vọng của trào lưu cảnh tả ở Mỹ Latinh
1. Viễn cảnh tương lai và cạnh tranh ảnh hưởng
Theo các chuyên gia phân tích khu vực, tại Mỹ La-tinh trong trung và
dài hạn có thể diễn ra ba viễn cảnh: Một là, Mỹ tiếp tục duy trì được vị thế bá
chủ thế giới và khu vực. Hai là, Mỹ mất vị thế bá chủ thế giới, nhưng tiếp tục
duy trì được ảnh hưởng sâu rộng đối với Mỹ La-tinh. Ba là, Mỹ mất cả vị trí
bá chủ thế giới và khu vực.
Trong các viễn cảnh nêu trên, nếu diễn ra viễn cảnh thứ ba sẽ là một
thuận lợi lớn đối với phong trào cánh tả Mỹ La-tinh, vì bản đồ chính trị Mỹ
La-tinh hiện nay đang được đánh dấu với một số đảng cánh tả cầm quyền tại
các nước, như: Cu-ba (Cuba), Vê-nê-du-ê-la (Venezuela), Ni-ca-ra-goa
(Nicaragua), En Xan-va-đo (El Salvador), Bra-xin (Brazil), Ê-cu-a-đo
(Ecuador), Bô-li-vi-a (Bolivia), U-ru-goay (Uruguay), Pa-ra-goay (Paraguay),

16


Ác-hen-ti-na (Argentina) và Cộng hòa Đô-mi-ni-ca (Dominica). Trong số các
nước nêu trên, Cu-ba đã giành được chính quyền bằng đấu tranh vũ trang năm
1961, còn các chính phủ cánh tả khác giành được chính quyền bằng đấu tranh
nghị trường, khởi đầu là cuộc đấu tranh của phong trào cộng hòa do Tổng
thống Vê-nê-du-ê-la Hu-gô Cha-vết lãnh đạo giành thắng lợi năm 1998 và gần
đây nhất là chiến thắng của phe cánh tả tại En Xan-va-đo năm 2009.
Lực lượng cánh tả tại các nước Mỹ La-tinh có đường lối chính trị, biện
pháp đấu tranh khác nhau, song có một số đặc điểm chung là: kế thừa một số
chính sách của chủ nghĩa tự do mới, chính sách phát triển bảo thủ mang tính
thực dân; giai cấp tư sản tại các nước Mỹ La-tinh chống đối mọi chính sách
tái phân chia quyền lực, tài nguyên và của cải vật chất của xã hội. Các nước
vốn là “mẫu quốc” của Mỹ La-tinh như: Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh,
Pháp và cả Mỹ, đều có thái độ chống lại các chính phủ cánh tả Mỹ La-tinh có
chính sách ưu tiên cho các tiến trình hội nhập khu vực.
Hiện nay, tại Mỹ La-tinh đang tồn tại nhiều tổ chức ủng hộ hội nhập khu
vực như Khối Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR), Liên minh các
quốc gia Nam Mỹ (UNASUR), Liên minh Bô-li-va của các dân tộc Nam Mỹ
(ALBA) và Cộng đồng các quốc gia Mỹ La-tinh và Ca-ri-bê (Caribe)
(CELAC). Một số nước tham gia ký các sáng kiến hội nhập như: các hiệp
định thương mại tiểu vùng, hiệp định thương mại tự do song phương và đa
phương nhằm phục vụ cho các mục tiêu hội nhập, tiến tới hình thành một Khu
vực Tự do thương mại của các nước Mỹ La-tinh.
Tại khu vực cũng đang diễn ra sự cạnh tranh ảnh hưởng mạnh mẽ giữa
Mỹ và các nước thuộc nhóm BRICS trên lĩnh vực kinh tế, thương mại. Sự
cạnh tranh ảnh hưởng này đã biến Mỹ La-tinh trở thành khu vực thu hút sự
quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế, trở thành một trong những khu vực kinh
tế năng động, có vị thế địa chiến lược quan trọng trên thế giới.

17


2. Những thách thức phải vượt qua
Theo các nhà nghiên cứu, các chính phủ cánh tả Mỹ La-tinh sẽ phải đối
phó với những thách thức lớn về lý luận, chiến lược phát triển và nhiệm vụ
nặng nề như:
Một là, phải đương đầu với sự chống phá của Mỹ và phe cánh hữu, sử
dụng các thủ đoạn: thông tin tuyên truyền chống các chính phủ cánh tả; gây
chia rẽ các nước cánh tả Mỹ La-tinh, phân loại các nước ôn hòa và cấp tiến,
tiến hành kích động, gây xung đột lợi ích giữa các nước này; phát động các
chiến dịch nhằm gây bất ổn định, hậu thuẫn các cuộc đảo chính lật đổ các
chính phủ cánh tả, như đã thực hiện tại Hon-đu-rát (Honduras) năm 2009; hỗ
trợ cho các đảng cánh hữu ra tranh cử, với chiến thuật này Mỹ đã thành công
ở Pa-na-ma (Panama), Cô-xta Ri-ca (Costa Rica) và Chi-lê (Chile); gây sức
ép quân sự thông qua việc tái thành lập Hạm đội IV, mở rộng chuỗi các căn cứ
quân sự của Mỹ và các đồng minh châu Âu trong khu vực.
Hai là, cánh tả phải đương đầu với nguy cơ mất chính quyền đã giành
được qua bầu cử từ các âm mưu chống phá của phe cánh hữu.
Ba là, sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi tham gia tranh cử, năm 2011 đã
diễn ra các cuộc bầu cử tại Goa-tê-ma-la (Guatemala), Ác-hen-ti-na và Ni-cara-goa, năm 2012 tại Vê-nê-du-ê-la và Mê-xi-cô (Mehico).
Bốn là, các chính phủ cánh tả đang chịu sức ép từ yêu cầu phải thúc đẩy
và kiểm soát tiến trình đổi mới cơ cấu về dân chủ, nhân quyền. Cánh tả Mỹ
La-tinh hiện nay vẫn đang phải đương đầu với sự chống phá quyết liệt cả
trong và ngoài nước về vấn đề “dân chủ, nhân quyền”.

18


Tiến trình thay đổi cơ cấu xây dựng trên cơ sở một chính phủ được bầu

cử hoàn toàn khác so với được xây dựng trên những chính phủ cách mạng.
Các chính phủ cầm quyền với sự tham gia của cánh tả thường là các liên minh
chính trị (bao gồm các đảng cánh tả, trung tả và thậm chí cả cánh hữu) vận
hành trong khuôn khổ của chủ nghĩa tư bản, vì thế các chính sách dù xét trên
phương diện nào cũng đều có lợi cho giai cấp tư bản.
Ngoài sự chống đối của cánh hữu, các chính phủ cánh tả còn gặp sự
chống đối từ ngay trong nội bộ lực lượng cánh tả, vì có những bộ phận đấu
tranh chống sự thỏa hiệp với giới tư sản và việc áp dụng các chính sách mà họ
cho là của chủ nghĩa tư bản. Bra-xin là một ví dụ điển hình về sự phức tạp và
khó khăn để tiến hành thay đổi cơ cấu theo hướng dân chủ. Để tiến hành cải
cách cơ cấu hoặc ít nhất là xây dựng lực lượng, chính phủ cánh tả cần phải có
đường lối chính trị vững chắc. Nếu không có cơ sở lý luận chính trị có tính
thuyết phục thì các chính phủ cánh tả dễ bị lật đổ như đã từng diễn ra tại Honđu-rát. Để đối phó với thách thức này, cánh tả Mỹ La-tinh không thể nóng vội
và cũng không được quá chậm chạp, cần phải đánh giá tình hình khách quan,
tương quan lực lượng và nối lại các cuộc tranh luận chiến lược công khai hoặc
tổ chức các cuộc trưng cầu dân ý về sự thay đổi, điều chỉnh cơ cấu, như kinh
nghiệm của Đảng Thống nhất Nhân dân Chi-lê.
Năm là, đẩy nhanh tiến trình hội nhập nhằm khai thác tối đa tiềm năng
của khu vực và hạn chế sự can thiệp của chủ nghĩa đế quốc.
Sáu là, làm chủ và bảo vệ được bản sắc nền văn hóa Mỹ La-tinh và Ca-ribê, vì hiện nay lối sống và văn hóa Mỹ đang có ảnh hưởng rất lớn đến khu vực.
Bảy là, mở rộng lực lượng cánh tả Mỹ La-tinh và Ca-ri-bê, cụ thể là tăng
cường khả năng liên kết, phối hợp giữa các chính phủ, đảng phái và phong
trào xã hội tiến bộ khu vực. Nếu không đạt được mục tiêu này, cánh tả Mỹ
19


La-tinh ngày càng khó khăn khi đối phó với sự chống phá của phe cánh hữu
cũng như các thách thức nảy sinh từ hội nhập khu vực và bất ổn trên thế giới.
3. Những giải pháp chủ yếu
Các chuyên gia phân tích cho rằng, cánh tả Mỹ La-tinh phải khắc phục

các yếu tố tiêu cực như: khủng hoảng về đường lối phát triển dân tộc, dân chủ
và XHCN, vốn đã bị ảnh hưởng, chi phối bởi học thuyết “chủ nghĩa tự do
mới”; Chưa đưa ra được các cương lĩnh, chiến lược tranh cử đúng đắn để bảo
đảm thắng lợi và tham gia vào thể chế nhà nước; thiếu lý luận thực tiễn về
việc xây dựng các mặt trận đa giai cấp, tầng lớp trong khi giai cấp những
người lao động đang có nguy cơ bị chia rẽ và suy yếu.
Các yếu tố tiêu cực nêu trên có những tác động khác nhau đối với các
phong trào, tổ chức cánh tả trong khu vực. Tuy nhiên, hiện nay tại Mỹ La-tinh
đang tồn tại ba xu hướng chính trong phe cánh tả, đó là: chủ nghĩa trung lập,
chủ nghĩa không tưởng và chủ nghĩa phong trào. Ở các nước có nền kinh tế
công nghiệp đa dạng như Bra-xin và U-ru-goay thì sự đối kháng chính trị - xã
hội đã áp đặt được giới hạn đối với chủ nghĩa tự do mới. Do đó, Đảng Lao
động Bra-xin và Đảng Mặt trận U-ru-goay cầm quyền được lâu dài hơn. Mặc
dù cánh hữu thất cử nhưng tầm ảnh hưởng vẫn còn và có thể ngăn chặn các
tiến trình sửa đổi hiến pháp và cải cách cơ cấu. Tại các nước này, chủ nghĩa
thực dụng trung tả chiếm ưu thế trong khi chủ nghĩa không tưởng và chủ
nghĩa phong trào hầu như không tồn tại.
Giữa các điều kiện chủ quan và khách quan, chỉ có một giải pháp để phát
triển khu vực nói chung và từng quốc gia nói riêng đó là giải pháp hội nhập,
đây cũng là chủ đề chính trong các cuộc tranh luận chính trị của phe cánh tả
Mỹ La-tinh. Hội nhập không bảo đảm cho tương lai của CNXH của các nước
Mỹ La-tinh và Ca-ri-bê và cũng không phải toàn bộ các chiến lược hội nhập
đều tương thích với các chiến lược xây dựng CNXH tại các nước cánh tả khu
20


vực. Tuy nhiên, trong bối cảnh thế giới hiện nay, hội nhập là cách duy nhất
đưa CNXH phát triển thực sự. Vì vậy, để phát triển và mở rộng lực lượng của
mình mà không bị mất đi định hướng chính trị, cánh tả Mỹ La-tinh cần phải
chú trọng tranh luận, nghiên cứu sâu về chủ nghĩa tư bản thế kỷ XXI, so sánh

với CNXH thế kỷ XX để từ đó tìm ra được những giải pháp nhằm giải quyết
mối quan hệ biện chứng giữa cải tạo quốc gia và hội nhập khu vực và quốc
tế.
Mặc dù cánh tả Mỹ La-tinh đang phải đối phó với nhiều khó khăn, thách
thức, song vẫn còn những dấu hiệu tích cực về triển vọng hội nhập khu vực.
Ngoài việc UNASUR đã có chiến lược đối phó với những tác động của khủng
hoảng tài chính thế giới; vào tháng 12 tới, cánh tả Mỹ La-tinh sẽ đánh dấu
bước phát triển mới về hội nhập với việc thành lập Cộng đồng kinh tế Mỹ Latinh và Ca-ri-bê. Trong bối cảnh tình hình hiện nay, đối với cánh tả Mỹ Latinh, việc đẩy nhanh tiến trình hội nhập khu vực Mỹ La-tinh và Ca-ri-bê đã,
đang và sẽ là giải pháp tối ưu nhằm từng bước vượt qua những khó khăn,
thách thức nêu trên.
Có thể thấy, hội nhập khu vực là giải pháp mà các nhà lãnh đạo cánh tả
Mỹ La-tinh lựa chọn để phát triển đất nước nói riêng và phong trào cánh tả
Mỹ La-tinh nói chung. Trên cơ sở đó, nâng cao tính độc lập của khu vực trước
những ảnh hưởng của Mỹ, tạo tiền đề để các nước trong khu vực có thể hỗ
trợ, giúp đỡ lẫn nhau, thúc đẩy hợp tác kinh tế, chính trị, quân sự và văn hóa
khu vực và tiểu khu vực.

C. KẾT LUẬN
Vào thập kỷ 30 của thế kỷ trước, hay những năm sau cuộc khủng hoảng
Phô Uôn năm 1929, l2 nước Mỹ Latinh đã phải hứng chịu ảnh hưởng trực
21


tiếp, và kết quả là họ đình hoãn việc trả các khoản nợ nước ngoài, chủ yếu là
với các ngân hàng Bắc Mỹ và Tây Âu. Một vài nước trong số này, điển hình
là Brazil và Mexico, đã buộc các chủ nợ của mình phải cắt giảm từ 50 tới
90% các khoản nợ. Mexico là quốc gia đi xa nhất trong các cải cách kinh tế
và xã hội. Trong thời kỳ cầm quyền của Tổng thống Lázalo Cárdenas, ngành
công nghiệp dầu khí đã được quốc hữu hóa hoàn toàn mà không có bồi hoàn
cho các tập đoàn độc quyền của Mỹ.

Ngoài ra, l6 triệu héc ta đất cũng được quốc hữu hóa và phần lớn được
trao trả cho cộng đồng thổ dân dưới hình thức tài sản cộng đồng. Từ những
năm 30 và tới tận giữa những năm 60, một số chính phủ tại Mỹ Latinh đã thực
hiện các chính sách công rất năng động với mục đích hướng tới phát triển nội
tại, điều mà sau này được đặt tên là công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu. Mặt
khác, từ năm 1959, cách mạng Cuba đã cố gắng đưa nội hàm xã hội chủ nghĩa
và quá trình hội nhập khu vực theo tư tưởng Simon Bolivar, nhưng nội hàm
này đã bị mai mòn với cuộc cách mạng tại Bolivia (1952 – 1964).
Sự can thiệp của Mỹ, với sự ủng hộ của tầng lớp thống trị và các lực
lượng vũ trang bản địa, đóng vai trò quyết định trong việc chấm dứt chu kỳ
giải phóng xã hội này: cuộc bao vây cấm vận Cuba từ năm 1962, kết nối quân
sự với Brazil từ năm 1964, can thiệp vào San to Domingo năm 1965,dựng lên
chế độ độc tài Banzer tại Bolivia năm 1971, cuộc đảo chính quân sự của
Pinochet tại Chile năm 1973, và thiết lập các nền độc tài tại Urugoay và
Argentina. Mô hình tự do mới được áp dụng đầu tiên tại Chile, với nhà độc tài
Pinochet và sự trợ giúp của giới trí thức trong tổ chức ''Chicago boys'' của
Milton Friedman, sau đó đã được áp đặt lên toàn lục địa, và được thúc đẩy bởi
cuộc khủng hoảng nợ công bùng nổ vào năm 1982. Sau sự sụp đổ của các nền
độc tài trong thập kỷ 80, mô hình tự do mới vẫn còn hiệu lực chủ yếu nhờ vào
các kế hoạch điều chỉnh cấu trúc và mô hình Đồng thuận Washington đây là
bản danh sách các chính sách kinh tế được các tổ chức tài chính quốc tế và
trung tâm kinh tế có trụ sở tại Washington khởi xướng và cho là chương trình
22


kinh tế tốt nhất mà các nước Mỹ Latinh cần để áp dụng để thúc đẩy tăng
trưởng. Những người chỉ trích, bao gồm cả các nhà kinh tế uy tín của Mỹ, cho
rằng đây chẳng qua là phương thức mở cửa thị trường lao động của các nước
đang phát triển cho các công ty thuộc thế giới thứ nhất bóc lột - ND). Các
chính phủ Mỹ Latinh đã không đủ khả năng hình thành một mặt trận chung,

và đa số trong số họ ngoan ngoãn áp dụng các biện pháp do Ngân hàng Thế
giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMP) soạn thảo.
Quá trình này tạo ra sự bất mãn lớn trong dân chúng, tạo tiền đề cho sự
tái tập hợp các lực lượng quần chúng và dẫn tới một chu kỳ thắng cử của các
lực lượng cánh tả và trung tả, bắt đầu bằng Tổng thống Chávez vào năm
1998, những lực lượng đã cam kết đưa ra một mô hình khác biệt dựa trên
công bằng xã hội.
Vào đầu thế kỷ này, mô hình hội nhập khu vực theo tư tưởng Bolivar đã
có một lực đẩy mới, nhưng nếu muốn đưa chu kỳ tiến bộ này đi xa hơn, cần
phải ôn lại những bài học, của quá khứ. Điều mà Mỹ Latinh thiếu trong các
thập kỷ từ 1940 tới 1970 là một dự án của riêng mình để hội nhập các nền
kinh tế và các dân tộc, kết hợp với sự tái phân chia của cải thực sự và có lợi
cho giai cấp lao động.
Điểm sống còn hiện tại là ý thức được rằng ngày nay tại Mỹ Latinh tồn
tại cuộc tranh cãi giữa hai mô hình hội nhập có tính giai cấp đối lập nhau. Các
tầng lớp tư bản Brazil và Argentina (hai nền kinh tế lớn nhất Nam Mỹ) ủng hộ
sự hội nhập có lợi cho sự thống trị kinh tế của họ với phần còn lại của khu
vực. Quyền lợi của các công ty thuộc hai quốc gia này, đặc biệt là từ Brazil, là
rất lớn trong toàn bộ khu vực, từ dầu khí, các công trình hạ tầng cơ sở lớn, tới
khai khoáng, luyện kim, nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm. Họ theo
đuổi mô hình của Liên minh châu Âu, với cơ sở là một nền kinh tế thống nhất
do tư bản lớn kiểm soát. Tầng lớp tư sản của hai nước này muốn người lao
động trong toàn bộ khu vực cạnh tranh lẫn nhau để họ được hưởng lợi nhiều
23


nhất có thể và trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường thế giới. Xét từ quan
điểm cánh tả, sẽ là bi kịch nếu chấp nhận một chính sách hai giai đoạn: ủng
hộ một sự hợp nhất Mỹ Latinh theo mô hình châu Âu, do tư bản lớn kiểm
soát, và sau đó là hy vọng hão huyền về việc sẽ thúc đẩy quá trình giải phóng

xã hội. Không nên bước và cuộc chơi của các nhà tư bản và cố tỏ ra khôn
ngoan hơn họ.
Một mô hình hội nhập khác, dựa trên tư tưởng Bolivar, muốn đưa nội
đung công bằng xã hội vào quá trình hội nhập. Điều này bao hàm việc khôi
phục quyền kiểm soát công đối với các tài nguyên thiên nhiên trong khu vực
và đối với các phương tiện tầm vĩ mô dành cho sản xuất, tín dụng và thương
mại. Cần phải cân bằng các thành tựu xã hội dành cho người lao động và sản
xuất nhỏ, đồng thời giảm thiểu khoảng cách giữa các nền kinh tế. Các nước
trong khu vực cần nâng cấp mạng lưới giao thông xuyên quốc gia, với ý thức
cao về môi trường (ví dụ, phát triển đường sắt và các phương tiện giao thông
công cộng khác trước khi xây dựng đường cao tốc). Cần phải ủng hộ các nhà
sản xuất tư nhân nhỏ trong nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, thủ công, thương
mại, dịch vụ v.v. . . Quá trình giải phóng xã hội theo mô hình Bolivar trong
thế kỷ XXI nên hướng tới việc phá bỏ sự thống trị tư bản và trợ giúp các hình
thức sở hữu có chức năng xã hội như sở hữu cá nhân nhỏ, sở hữu công, sở
hữu hợp tác xã, sở hữu cộng đồng và sở hữu tập thể v..v. . . Đồng thời, quá
trình hội nhập Mỹ Latinh cần dựa trên một kiến trúc tài chính, tư pháp và
chính trị chung.
Các Ngân hàng trung ương Mỹ Latinh quy tụ gần 400 tỷ USD dự trữ
ngoại tệ. Đây không phải khoản tiền có thể xem thường và cần được sử dụng
và thời điểm hợp lý có lợi cho sự hội nhập khu vực và tạo bình phong bảo vệ
khu vực này khỏi các tác động của khủng hoảng kinh tế tài chính từ Bắc Mỹ
và châu Âu.

24


Tuy nhiên cũng không nên quá ảo tưởng, Mỹ Latinh đang mất dần cơ hội
quý giá của mình. Trong khi các chính phủ vẫn theo đuổi các chính sách
truyền thống: ký các thỏa thuận song phương về đầu tư, chấp nhận hoặc tiếp

tục thương lượng về những hiệp định thương mại tự do, sử dụng dự trữ ngoại
tệ để mua trái phiếu của Mỹ (hay nói cách khác, là cho nước siêu cường vay
vốn) hay thực hiện các thương vụ hoán đổi tiền tệ mà thị trường của nó đã
chìm xuống cùng với những Lehman Brothers, AIG, v.v, tiến hành trả tiền
trước cho IMF, Ngân hàng Thế giới và Câu lạc bộ Pari, thừa nhận vai trò của
Trung tâm quốc tế giải quyết tranh chấp đầu tư của Ngân hàng thế giới
(ICSID) trong việc xử lý những khúc mắc về quyền lợi giữa các nước với các
công ty xuyên quốc gia, tiếp tục Vòng đàm phán Đôha và duy trì sự chiếm
đóng quân sự tại Haiti. Sau sự khởi đầu ồn ào và đầy hứa hẹn vào năm 2007,
các sáng kiến hội nhập Mỹ La tinh dường như đã chững lại trong năm 2008.
Kế hoạch thành lập Ngân hàng phương Nam đã chậm trễ và các cuộc
bàn thảo vẫn không có nhiều tiến bộ. Cần khắc phục những sai lầm và đưa nội
dung thực sự tiến bộ vào tổ chức mới này và biến nó thành một thể chế dân
chủ, theo hình thức một nước một phiếu (một số nước sáng lập, trước hết là
Brazil đòi tỷ lệ phiếu tính theo tiền đóng góp - ND) và minh bạch, với lực
lượng kiểm toán từ bên ngoài. Thay vì các dự án hạ tầng lớn, do các công ty
tư nhân thực hiện, có hại cho môi trường và chỉ hướng tới mục tiêu tạo ra lợi
nhuận tối đa, các nhà cầm quyền cần ưu tiên hỗ trợ các chính sách chủ quyền
lương thực, cải cách nông nghiệp, phát triển nghiên cứu trong lĩnh vực y tế và
xây dựng nền công nghiệp dược phẩm có thể sản xuất sản phẩm đại trà chất
lượng cao, ủng hộ các phương tiện giao thông công cộng, sử dụng các nguồn
năng lượng thay thế, hạn chế khai thác tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi
trường, thúc đẩy quá trình hội nhập giáo dục . . .
Trái với suy nghĩ của nhiều người, vấn đề nợ công vẫn chưa được giải
quyết. Đúng là các khoản nợ nước ngoài đã giảm bớt, nhưng chúng đã được
25


×