Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Gen mã di truyền nhân đôi ADN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 11 trang )

TÔI SẼ ĐỖ ĐẠI HỌC 2018

LUYỆN TẬP – GEN MÃ DI TRUYỀN, QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN
Câu 1: Ở ADN mạch kép, số nucleotit loại A bằng số nucleotit loại T, nguyên nhân
là vì:
A. hai mạch của ADN xoắn kép và A chỉ liên kết với T, T chỉ liên kết với A
B. hai mạch của ADN xoắn kép và A với T có khối lượng bằng nhau.
C. hai mạch của ADN xoắn kép và A với T là 2 loại bazo lớn.
D. ADN nằm ở vùng nhân hoặc nằm ở trong nhân tế bào
Câu 2: Điều nào sau đây chỉ có ở gen của sinh vật nhân thực mà không có ở gen
của sinh vật nhân sơ
A. mang thông tin di truyền đặc trưng cho loài
B. có cấu trúc hai mạch xoắn kép, xếp song song và ngược chiều nhau
C. được cấu tạo từ 4 loại nucleotit theo nguyên tắc đa phân phân và nguyên tắc bổ
sung
D. vùng mã hóa ở một số gen có chứa các đoạn exon xen kẽ các đoạn intron
Câu 3: Các phân tử AND ở trong nhân của cùng một tế bào sinh dưỡng
A. nhân đôi độc lập và diễn ra ở các thời điểm khác nhau của cùng một tế bào sinh
dưỡng
B. có số lượng, hàm lượng ổn định và đặc trưng cho loài
C. mang các gen không phân mảnh và tồn tại theo cặp alen
D. có độ dài và số lượng nucleotit luôn bằng nhau
Câu 4: Đặc điểm nào sau đây không có ở AND của vi khuẩn?
A. hai đầu nối lại tạo thành ADN vòng
B. cấu tạo theo nguyên tắc đa phân
C. cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung
D. liên kết với protein histon để tạo nên NST
Câu 5: Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở ADN của ti thể màng không có ở ADN ở
trong nhân tế bào
A. được cấu trúc từ 4 loại đơn phân A, T, G, X theo nguyên tắc đa phân
B. mang gen quy định tổng hợp protein cho bào quan ti thể


C. có cấu trúc dạng vòng, có hàm lượng ổn định và đặc trưng cho loài
D. được phân chia không đều cho các tế bào con khi phân bào
Câu 6: Vùng điều hoà của gen cấu trúc nằm ở vị trí nào của gen?
A. Đầu 5, mạch mã gốc
B. Đầu 3, mạch mã gốc
C. Nằm ở giữa gen
D. Nằm ở cuối gen
Câu 7: Giả sử một gen được cấu tạo từ 3 loại nuclêôtit: A, T, G thì trên mạch gốc
của gen này có thể có tối đa bao nhiêu loại mã bộ ba?
GV: Dương Thị Thu Hà – page TỰ HỌC SINH HỌC 9.0

1


TÔI SẼ ĐỖ ĐẠI HỌC 2018

A. 6 loại mã bộ ba.
B. 3 loại mã bộ ba.
C. 27 loại mã bộ ba. D. 9
loại mã bộ ba.
Câu 8: Có bao nhiêu bộ mã có chứa nu loại A?
A. 25
B. 27
C. 37
D. 41
Câu 9: Ở sinh vật nhân thực, trình tự nuclêôtit trong vùng mã hóa của gen nhưng
không mã hóa axit amin được gọi là
A. đoạn intron.
B. đoạn êxôn.
C. gen phân mảnh.

D. vùng
vận hành.
Câu 10: Vùng điều hoà là vùng
A. quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong phân tử prôtêin
B. mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã
C. mang thông tin mã hoá các axit amin
D. mang tín hiệu kết thúc phiên mã
Câu 11: Trong 64 bộ ba mã di truyền, có 3 bộ ba không mã hoá cho axit amin nào.
Các bộ ba đó là:
A. UGU, UAA, UAG B. UUG, UGA, UAG
C. UAG, UAA, UGA
D.
UUG, UAA, UGA
Câu 12: Trong quá trình nhân đôi ADN, vì sao trên mỗi chạc tái bản có một mạch
được tổng hợp liên tục còn mạch kia được tổng hợp gián đoạn?
A. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’
B. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên một mạch.
C. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 3’→5’.
D. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 5’→3’.
Câu 13: Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là
A. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền.
B. mã mở đầu là AUG, mã kết thúc là UAA, UAG, UGA.
C. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin.
D. một bộ ba mã hoá chỉ mã hoá cho một loại axit amin.
Câu 14: Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài
ngoại lệ, điều này biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền?
A. Mã di truyền có tính đặc hiệu.
B. Mã di truyền có tính thoái hóa.
C. Mã di truyền có tính phổ biến.
D. Mã di truyền luôn là mã bộ ba.

Câu 15: Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi
pôlipeptit hay một phân tử ARN được gọi là
A. codon.
B. gen.
C. anticodon.
D. mã di
truyền.
Câu 16: Gen cấu trúc của vi khuẩn có đặc điểm gì?
GV: Dương Thị Thu Hà – page TỰ HỌC SINH HỌC 9.0

2


TÔI SẼ ĐỖ ĐẠI HỌC 2018

A. Phân mảnh

B. Vùng mã hoá không liên tục

C. Không phân mảnh
D. Không mã hoá axit amin mở
đầu
Câu 17: Quá trình nhân đôi ADN được thực hiện theo nguyên tắc gì?
A. Hai mạch được tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung song song liên tục.
B. Một mạch được tổng hợp gián đoạn, một mạch được tổng hợp liên tục.
C. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
D. Mạch liên tục hướng vào, mạch gián đoạn hướng ra chạc ba tái bản.
Câu 18: Bản chất của mã di truyền là
A. trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin
trong prôtêin.

B. các axit amin đựơc mã hoá trong gen.
C. ba nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một axit amin.
D. một bộ ba mã hoá cho một axit amin.
Câu 19: Vùng kết thúc của gen là vùng
A. mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã
B. mang tín hiệu kết thúc phiên mã
C. quy định trình tự sắp xếp các aa trong phân tử prôtêin
D. mang thông tin mã hoá các aa
Câu 20: Mã di truyền mang tính thoái hoá, tức là:
A. nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin
B. tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền
C. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền
D. một bộ ba mã di truyền chỉ mã hoá cho một axit amin
Câu 21: Mã di truyền có tính phổ biến, tức là
A. tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền
B. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin
C. một bô ba mã di truyền chỉ mã hoá cho một axit amin
D. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền, trừ một vài loài ngoại lệ
Câu 22: Mỗi ADN con sau nhân đôi đều có một mạch của ADN mẹ, một mạch
được hình thành từ các nuclêôtit tự do. nguyên tắc
A. bổ sung.
B. bán bảo toàn. C. bổ sung và bảo toàn.
D. bổ sung
và bán bảo toàn.
Câu 23: Mỗi gen mã hoá prôtêin điển hình gồm các vùng theo trình tự là:
A. vùng điều hoà, vùng vận hành, vùng mã hoá.
B. vùng điều hoà, vùng mã hoá, vùng kết thúc.
C. vùng điều hoà, vùng vận hành, vùng kết thúc.
GV: Dương Thị Thu Hà – page TỰ HỌC SINH HỌC 9.0


3


TÔI SẼ ĐỖ ĐẠI HỌC 2018

D. vùng vận hành, vùng mã hoá, vùng kết thúc.
Câu 24: Gen là một đoạn của phân tử ADN
A. mang thông tin mã hoá chuỗi polipeptit hay phân tử ARN.
B. mang thông tin di truyền của các loài.
C. mang thông tin cấu trúc của phân tử prôtêin.
D. chứa các bộ 3 mã hoá các axit amin.
Câu 25: Vùng nào của gen quyết định cấu trúc phân tử protêin do nó quy định tổng
hợp?
A. Vùng kết thúc.
B. Vùng điều hòa.
C. Vùng mã hóa.
D. Cả ba
vùng của gen.
Câu 26: Trong quá trình nhân đôi ADN, các đoạn Okazaki được nối lại với nhau
thành mạch liên tục nhờ enzim nối,
A. ADN gliraza
B. ADN pôlimeraza C. hêlicaza
D. ADN
ligaza
Câu 27: Intron là
A. đoạn gen mã hóa axit amin.
B. đoạn gen không mã hóa axit
amin.
C. gen phân mảnh xen kẽ với các êxôn.
D. đoạn gen mang tính hiệu kết

thúc phiên mã.
Câu 28: Vai trò của enzim ADN pôlimeraza trong quá trình nhân đôi ADN là:
A. tháo xoắn phân tử ADN.
B. lắp ráp các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của
ADN.
C. bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch của ADN.
D. nối các đoạn Okazaki với nhau.
Câu 29: Thời điểm và vị trí diễn ra quá trình tái bản là:
A. Kì trung gian giữa 2 lần phân bào – Ngoài tế bào chất
B. Kì đầu của phân bào – Ngoài tế bào chất
C. Kì trung gian giữa 2 lần phân bào – Trong nhân tế bào
D. Kì đầu của phân bào – Trong nhân tế bào
Câu 30: Vùng mã hoá của gen là vùng
A. mang tín hiệu khởi động và kiểm soát phiên mã
B. mang tín
hiệu kết thúc phiên mã
C. mang tín hiệu mã hoá các axit amin
D. mang bộ ba mở đầu và bộ ba kết
thúc
Câu 31: Nhiều bộ ba khác nhau có thể cùng mã hóa một axit amin trừ AUG và
UGG, điều này biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền?
A. Mã di truyền có tính phổ biến.
B. Mã di truyền có tính đặc hiệu.
GV: Dương Thị Thu Hà – page TỰ HỌC SINH HỌC 9.0

4


TÔI SẼ ĐỖ ĐẠI HỌC 2018


C. Mã di truyền luôn là mã bộ ba.
D. Mã di truyền có tính thoái hóa.
Câu 32: Đơn vị mang thông tin di truyền trong ADN được gọi là
A. nuclêôtit.
B. bộ ba mã hóa.
C. triplet.
D. gen.
Câu 33: Đơn vị mã hoá thông tin di truyền trên ADN được gọi là
A. gen.
B. codon.
C. triplet.
D.
axit
amin.
Câu 34: Sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực khác với sự nhân đôi của ADN ở
E.Coli về:
1 : Chiều tổng hợp
2 : Các enzim tham gia
3 : Thành phần tham gia

4 : Số lượng các đơn vị nhân đôi

5 : Nguyên tắc nhân đôi
Phương án đúng là:
A. 1, 2
B. 2, 3,4
C. 2, 4
D. 2,
3, 5
Câu 35: Đặc điểm nào là không đúng đối với quá trình nhân đôi ở tế bào nhân

thực?
A. Theo nguyên tắc bán bảo toàn và bổ sung
B. Gồm nhiều đơn vị nhân đôi
C. Xảy ra ở kì trung gian giữa các lần phân bào
D. Mỗi đơn vị nhân đôi có một
chạc chữ Y
Câu 36: Enzim ADN pôlimeraza chỉ bổ sung nuclêôtit vào nhóm nào của mạch
khuôn?
A. 3, OH
B. 3, P
C. 5, OH
D. 5, P
Câu 37: Các bộ ba nào sau đây không có tính thoái hóa?
A. AUG, UAA
B. AUG, UGG
C. UAG, UAA
D. UAG, UGA
Câu 38: Có tất cả bao nhiêu bộ mã mà trong mỗi bộ mã đều có thành phần các nu
khác nhau?
A. 12
B. 24
C. 36
D. 48
Câu 40: Quá trình tự nhân đôi của ADN có các đặc điểm:
1. Diễn ra ở trong nhân, tại kì trung gian của quá trình phân bào.
2. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
3. Cả hai mạch đơn đều làm khuôn để tổng hợp mạch mới.
4. Đoạn okazaki được tổng hợp theo chiều 5/  3/.
5. Khi một phân tử ADN tự nhân đôi 2 mạch mới được tổng hợp đều được kéo
dài liên tục với sự phát triển của chạc chữ Y

6. Qua một lần nhân đôi tạo ra hai ADN con có cấu trúc giống ADN mẹ.
Phương án đúng là:
GV: Dương Thị Thu Hà – page TỰ HỌC SINH HỌC 9.0

5


TÔI SẼ ĐỖ ĐẠI HỌC 2018

A. 1, 2, 3, 4, 5.
B. 1, 2, 4, 5, 6.
C. 1, 3, 4, 5, 6.
D. 1, 2, 3, 4, 6.
Câu 40: Điều nào không đúng với cấu trúc của gen:
A. Vùng kết thúc nằm ở cuối gen mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
B. Vùng khởi đầu nằm ở đầu gen mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình
dịch mã.
C. Vùng khởi đầu nằm ở đầu gen mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình
phiên mã.
D. Vùng mã hóa ở giữa gen mang thông tin mã hóa axit amin.
Câu 42: Số mã bộ ba mã hóa cho các axit amin là
A. 61.
B. 42
C. 64.
D. 21.
Câu 43: Axit amin Mêtiônin được mã hóa bởi mã bộ ba
A. AUU.
B. AUG.
C. AUX.
D. AUA.

Câu 44: Đoạn okazaki là
A. đoạn ADN được tổng hợp một cách gián đoạn theo chiều tháo xoắn của ADN
trong quá trình nhân đôi.
B. đoạn ADN được tổng hợp một cách liên tục theo chiều tháo xoắn của ADN
trong quá trình nhân đôi.
C. đoạn ADN được tổng hợp một cách liên tục trên mạch ADN trong quá trình
nhân đôi.
D. đoạn ADN được tổng hợp gián đoạn theo hướng ngược chiều tháo xoắn của
ADN trong quá trình nhân đôi.
Câu 45: Đặc tính nào dưới đây của mã di truyền phản ánh tính thống nhất của sinh
giới:
A. Tính liên tục.
B. Tính đặc thù.
C. Tính phổ biến.
D.
Tính thoái hóa.
Câu 46: Vai trò của enzim ADN - polimeraza trong quá trình nhân đôi là
A. cung cấp năng lượng.
B. tháo xoắn ADN.
C. lắp ghép các nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung vào mạch đang tổng hợp.
D. phá vỡ các liên kết hidro giữa hai mạch của ADN.
Câu 47: Một axit amin trong phân tử protein được mã hóa trên gen dưới dạng
A. mã bộ một.
B. mã bộ hai.
C. mã bộ ba.
D.
mã bộ bốn.
Câu 49: Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế tự nhân đôi là
A. A liên kết U; G liên kết X.
B. A liên kết X; G liên kết T.

C. A liên kết T; G liên kết X.
D. A liên kết U; T liên kết A; G liên kết X; X liên kết G.
GV: Dương Thị Thu Hà – page TỰ HỌC SINH HỌC 9.0

6


TÔI SẼ ĐỖ ĐẠI HỌC 2018

Câu 50: ADN có chức năng
A. cấu tạo nên enzim, hoocmon, kháng thể.
B. cấu trúc nên màng tế bào, các bào quan.
C. cấu trúc nên tính trạng trên cơ thể sinh vật.
D. lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
Câu 51: Quá trình nhân đôi, enzim ADN polimeraza di chuyển trên mỗi mạch khuôn
của ADN
A. luôn theo chiều từ 3’ đến 5’.
B. một cách ngẫu nhiên.
C. theo chiều từ 5’ đến 3’ trên mạch này và 3’ đến 5’ trên mạch kia.
D. luôn theo chiều từ 5’ đến 3’.
Câu 52: Đặc điểm nào sau đây không có ở ADN của vi khuẩn?
A. Hai đầu nối lại tạo thành ADN vòng.
B. Cấu tạo theo nguyên tắc đa
phân.
C. Cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung.
D. liên kết với prôtêin histôn.
Câu 53: Vùng nào sau đây bị biến đổi sẽ làm thay đổi cấu trúc của mARN?
A. Vùng kết thúc.
B. Vùng mã hoá. C. Vùng điều hoà. D. Tất cả các
vùng trên gen.

Câu 54: Gen của loài sinh vật nào sau đây có cấu trúc phân mảnh?
A. E. Coli.
B. Nấm men.
C. Vi khuẩn lam.
D. Xạ khuẩn.
Câu 55: Một phân tử ADN có tổng số 3000 nuclêôtit và 3900 liên kết hiđrô. Đoạn
ADN này
A. dài 4080 Ao.
B. nặng 90 000 đvC.
C. có 600 ađênin.
D. có 5998 liên kết phôtphođieste.
Câu 56: Một đoạn ADN có 39 000 liên kết hiđrô và ađênin chiếm 20%. Đoạn ADN
này có
A. 24 000 bazơ nitơ.
B. 9 000 guanin.
o
C. chiều dài 40800A .
D. 7 800 ađênin.
Câu 57: ADN có 2 mạch xoắn kép. Trình tự sắp xếp các nuclêôtit trên đoạn mạch
số 1 là
5’ – ATTTGGGXXXGAGGX – 3’. Đoạn này có tổng số liên kết hiđrô là
A. 50.
B. 40.
C. 30.
D. 20.
7
Câu 58: Một phân tử ADN của vi khuẩn có tổng số 10 cặp nuclêôtit. Tổng số liên
kết phôtphođieste trong phân tử ADN này là
A. 107.
B. 2 x 107.

C. 107 – 2.
D. 2 x 107 – 2.
Câu 58: Một gen có 480 ađênin và 3120 liên kết hiđrô. Gen đó có số lượng nuclêôtit

A. 1800
B. 2400
C. 3000
D. 2040
GV: Dương Thị Thu Hà – page TỰ HỌC SINH HỌC 9.0

7


TÔI SẼ ĐỖ ĐẠI HỌC 2018

Câu 59: Trên một mạch của gen có 150 ađênin và 120 timin. Gen nói trên có 20%
guanin. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là
A. A = T = 180; G = X = 270
B. A = T = 270; G = X = 180
C. A = T = 360; G = X = 540
D. A = T = 540; G = X = 360
Câu 60: Một gen có chiều dài 1938 ăngstron và có 1490 liên kết hiđrô. Số lượng
từng loại nuclêôtit của gen là:
A. A = T = 250; G = X = 340
B. A = T = 340; G = X = 250
C. A = T = 350; G = X = 220
D. A = T = 220; G = X = 350
Câu 61: Một gen có chứa 600 cặp A – T và 3900 liên kết hiđrô. Số chu kì xoắn của
gen là:
A. 90 chu kì.

B. 120 chu kì
C. 150 chu kì
D. 180 chu kì
Câu 62: Trên một mạch của gen có 25% guanin và 35% xitôzin. Chiều dài của gen
bằng 0,306 micrômet. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là:
A. A = T = 360; G = X = 540
B. A = T = 540; G = X = 360
C. A = T = 270; G = X = 630
D. A = T = 630; G = X = 270
Câu 63: Một gen nhân đôi 3 lần và đã sử dụng của môi trường 10500 nuclêôtit tự
do, trong đó riêng loại ađênin nhận của môi trường bằng 1575 nuclêôtit. Tỉ lệ phần
trăm từng loại nuclêôtit của gen là bao nhiêu?
A. A = T = 27,5%; G = X = 22,5%
B. A = T = 20% ; G = X = 30%
C. A = T = 15% ; G = X = 35%
D. A = T = 32,5%; G = X = 17,5%
Câu 64: Một gen nhân đôi 1 lần và đã sử dụng của môi trường 2400 nuclêôtit, trong
đó có 20% ađênin. Số liên kết hiđrô có trong mỗi gen con được tạo ra là:
A. 2310 liên kết
B. 1230 liên kết
C. 2130 liên kết
D.
3120 liên kết
Câu 65: Tổng khối lượng của các gen con tạo ra sau 2 lần nhân đôi của một gen mẹ
là 1440000 đơn vị cacbon. Chiều dài của mỗi gen con tạo ra là:
A. 3060 ăngstron
B. 2040 ăngstron
C. 4080 ăngstron
D.
5100 ăngstron

Câu 66: Một gen có chiều dài bằng 0,2346 micrômet thì số liên kết hóa trị giữa các
đơn phân trên mỗi mạch của gen bằng bao nhiêu?
A. 689
B. 688
C. 1378
D. 1879
Câu 67: Trên một mạch của gen có chứa 150 ađênin và 120 timin. Gen nói trên có
chứa 20% số nuclêôtit loại xitôzin. Số liên kết hiđrô của gen nói trên bằng:
A. 1080
B. 990
C. 1020
D. 1120
Câu 69: Một gen có chứa 72 vòng xoắn tiến hành tự sao 5 lần và đã sử dụng của
môi trường 10044 nuclêôtit loại timin. Tỉ lệ từng loại nuclêôtit của gen nói trên là:
A. A = T = 15%; G = X = 35%
B. A = T = 27,5%; G = X = 22,5%
GV: Dương Thị Thu Hà – page TỰ HỌC SINH HỌC 9.0

8


TÔI SẼ ĐỖ ĐẠI HỌC 2018

C. A = T = 22,5%; G = X = 27,5%
D. A = T = 25%; G = X = 25%
Câu 70: Một gen có chiều dài 3468 ăngstron và có tỉ lệ từng loại nuclêôtit bằng
nhau. Gen tự nhân đôi liên tiếp 6 lần. Kết luận nào sau đây sai là:
A. Gen có 2550 liên kết hiđrô
B. Các gen con chứa 65280 nuclêôtit
C. Môi trường cung cấp cho gen nhân đôi: A = T = G = X = 32130

D. Quá trình nhân đôi đã hình thành 128394 liên kết phôtphođieste
Câu 71: Một gen nhân đôi đã sử dụng của môi trường 42300 nuclêôtit, các gen con
được tạo ra chứa 45120 nuclêôtit. Số lần nhân đôi của gen nói trên là:
A. 4 lần
B. 6 lần
C. 7 lần
D. 5 lần
o
Câu 72: Một gen chiều dài 5100 A có số nu loại A = 2/3 một loại nu- khác tái bản
liên tiếp 4 lần. Số nu- mỗi loại môi trường nội bào cung cấp là:
A. A = T = 9000; G = X = 13500
B. A = T = 2400; G = X = 3600
C. A = T = 9600; G = X = 14400
D. A = T = 18000; G = X =
27000
Câu 73: Một đoạn ADN có chiều dài 81600A0 thực hiện nhân đôi đồng thời ở 6
đơn vị khác nhau.biết chiều dài mỗi đoạn okazaki =1000 nu.Số đoạn ARN mồi là:
A. 48
B. 46
C. 36
D. 24
Câu 74: Ở một gen, trên mạch 1 có số nucleotit loại A chiếm tỉ lệ 12% số nucleotit
𝐴 +𝑇
loại T chiếm tỉ lệ 18% tổng số nucleotit của mạch. Tỉ lệ
của gen là
𝐺+𝑋
A. 3/7
B. 7/3
C. 2/3
D. 3/2

Câu 78: Một gen có 105 chu kì xoắn và số nu loại G bằng 28%. Tổng số liên kết
hidro của gen là
A. 1344
B. 2688
C. 357
D.
2562
Câu 79: Một gen có 85 chu kì xoắn và số nu loại G chiếm tỉ lệ 24%. Số nu loại A
của gen là
A. 442.
B. 408
C. 357
D. 3150
Câu 80: Một gen có 125 chu kì xoắn và số nu loại X chiếm 26%. Số liên kết hidro
của gen là
A. 2500
B. 650
C. 600
D. 3150
Câu 81: Một gen có tổng số 1288 liên kết hidro. Trên mạch một của gen có số nu
loại T = 1,5A; G = A +T; có X = T – A. Số nu mỗi loại trên 1 chạch của gen là
A. 92A: 138T; 230G; 46X
B. 138A; 92T; 46G; 230 X
C. A = T= 230; G = X= 276
D. 70A; 105T; 175G; 35A
GV: Dương Thị Thu Hà – page TỰ HỌC SINH HỌC 9.0

9



TÔI SẼ ĐỖ ĐẠI HỌC 2018

Câu 82: Một gen có tổng số 3240 liên kết hidro. Trên mạch một của gen có tỉ lệ A:
T: G: X = 1: 2: 3: 4. Số nu mỗi loại trên mạch 1 của gen là
A. 120A; 360T; 240G; 120A
B. 120A; 240T; 360G; 480A
C. A = T= 360; G = X= 860
D. 480A; 360T; 240G; 120A
0
Câu 83: Một gen có chiều dài 1360 A . Trên mạch hai của gen có số nu loại A =
2T; có G = A + T; có X = 4T. Số nu mỗi loại của gen là
A. A = T = 120; G = X = 280
B. A = T = 80; G = X = 160C.
A = T = 408; G = X = 952
D. A = T = 952; G = X = 408
0
Câu 84: Một gen có chiều dài 2040A . Trên mạch hai của gen có số nu loại A =
4T; có G = A – T; có X = 2T. Số nu mỗi loại của gen là
A. A = T = 120; G = X = 480
B. A = T = 480; G = X = 120C.
A = T = 360; G = X = 240
D. A = T = G = X = 300
Câu 85: Một phân tử AND mạch kép nhân đôi một số lần liên tiếp đã tạo ra được
62 mạch polinucleotit mới. Khẳng định nào sau đây không đúng?
A. tất cả các mạch đơn nói trên có trình tự bổ sung với nhau từng đôi một
B. trong các phân tử AND con được tạo ra, có 31 phân tử có cấu tạo hoàn toàn từ
nguyên liệu của môi trường nội bào
C. phân tử AND nói trên đã nhân đôi liên tiếp 5 lần
D. trong các phân tử AND con được tạo ra, có 30 phân tử cấu tạo hoàn toàn từ
nguyên liệu của môi trường nội bào

Câu 86: Một gen có tổng số 2128 liên kết hidro. Trên mạch hai của gen có số nu
loại T bằng số nu loại A; số nu loại X gấp 2 lần nu loại T; số nu loại G gấp 3 lần số
nu loại A. gen nhân đôi 3 lần số nu loại A mà môi trường cung cấp cho gen nhân
đôi là
A. 1568
B. 784
C. 3136
D. 336
Câu 87: Trên mạch 1 của gen, tổng số nu loại A và G bằng 50% tổng số nu của
mạch. Trên mạch 2 của gen này, tổng số nu loại A và X bằng 60% và tổng số nu
loại X và G bằng 70% tổng số nu của mạch. Ở mạch hai, tỉ lệ số nu loại X so với
tổng số nu của mạch
A. 20%
B. 30%
C. 10%
D. 40%
6
Câu 88: Một phân tử AND vi khuẩn có chiều dài 34 10 và adenin chiếm 30% tổng
số nucleotit. Phân tử AND này nhân đôi liên tiếp 2 lần. Số nu loại G mà môi trường
cung cấp cho quá trình nhân đôi là
A. 12. 106
B. 18.106
C. 6.106
D. 9.106
Câu 89: Một phân tử ADN vi khuẩn có chiều dài 4080A0 và có A = 2G. Phân tử
AND này nhân đôi liên tiếp 5 lần. Số nu loại G mà môi trường cung cấp cho quá
trình nhân đôi là
A. 12800
B. 12400
C. 24800.

D. 24400
GV: Dương Thị Thu Hà – page TỰ HỌC SINH HỌC 9.0

10


TÔI SẼ ĐỖ ĐẠI HỌC 2018

Câu 90: Cho 1 vi khuẩn (vi khuẩn này không chứa plasmid và AND của nó được
cấu tạo từ N15) vào môi trường nuôi chỉ có N14. Sau 3 thế hệ sinh sản, người ta thu
được toàn bộ vi khuẩn, phá màng tế bào của chúng để thu lấy các phân tử AND.
Trong các phân tử AND này, loại AND chỉ có N15 (không có N14) chiếm tỉ lệ
A. 1/15
B. 0/32
C. 1/32
D.
1/31
Câu 91: Phân tử AND ở vi khuẩn E.coli chỉ chứa N15 phóng xạ. Nếu chuyển E.coli
này sang môi trường chỉ có N14 thì sau 5 lần tự sao, trong số các phân tử AND con
có bao nhiêu phân tử AND còn chứa N15?
A. 4.
B. 2.
C. 6.
D.8.
Câu 92: Một phân tử ADN tự nhân đôi 4 lần liên tiếp sẽ tạo được bao nhiêu phân
tử ADN con hoàn toàn mới(không mang sợi khuôn của ADN ban đầu):
A. 3
B. 7
C. 14
D. 15

Câu 93: Trong các đặc điểm nêu dưới đây, có bao nhiêu đặc điểm có ở quá trình
nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân thực và có ở quá trình nhân đôi ADN của sinh
vật nhân sơ?
(1) Có sự hình thành các đoạn okazaki
(2) Nucleotit mới tổng hợp được liên kết vào đầu 3’ của mạch mới
(3) Trên mỗi phân tử ADN có nhiều điểm khởi đầu quá trình tái bản
(4) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn
(5) Enzim ADN polimeraza không làm nhiệm vụ tháo xắm phân tử ADN
(6) Sử dụng 8 loại nucleotit A, T, G, X, A, U, X làm nguyên liệu.
A. 5.
B. 4
C. 3.
D. 6
Câu 94: Hàm lượng ADN trong hệ gen của nấm men có kích thước lớn hơn hàm
lượng ADN trong hệ gen của E.coli khoảng 100 lần, trong khi tốc độ tổng hợp và
lắp ráp các nucleotit vào ADN của E.coli nhanh hơn ở nấm men khoảng 7 lần. Cơ
chế giúp toàn bộ hệ gen nấm men có thể sao chép hoàn chỉnh chỉ chậm hơn hệ gen
của E. Coli khoảng vài chục lần là do
A. Tốc độ sao chép ADN của các loại enzim ở nấm men nhanh hơn ở E. Coli
B. ở nấm men có nhiều loại enzim ADN polimeraza hơn E.coli
C. cấu trúc ADN ở nấm men giúp cho enzim dễ tháo xoắn, dễ phá vỡ các liên
kết hidro
D. hệ gen nấm men có nhiều điểm khởi đầu tái bản

GV: Dương Thị Thu Hà – page TỰ HỌC SINH HỌC 9.0

11




×