Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Đánh giá tác động của Sở hữu nước ngoài đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán giai đoạn 20092016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 120 trang )

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
***

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA SỞ HỮU NƯỚC NGOÀI ĐẾN KẾT
QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THỦY SẢN
NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM

THUỘC NHÓM NGÀNH KHOA HỌC: KINH TẾ TÀI CHÍNH

HÀ NỘI, THÁNG 3/2017


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÁC ĐỘNG CỦA SỞ HỮU NƯỚC NGOÀI
TỚI KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THỦY
SẢN NIÊM YẾT ......................................................................................................... 5
1.1. Cấu trúc sở hữu trong doanh nghiệp .................................................................. 5
1.1.1. Quan điểm về cấu trúc sở hữu trong doanh nghiệp ...................................... 5
1.1.2. Phân loại ..................................................................................................... 6
1.1.2.1. Phân loại theo mức độ sở hữu................................................................ 6
1.1.2.2. Phân loại theo chủ thể sở hữu ................................................................ 7
1.2. Sở hữu nước ngoài và đánh giá tác động của sở hữu nước ngoài trong doanh
nghiệp. ..................................................................................................................... 7
1.2.1. Các quan điểm về sở hữu nước ngoài .......................................................... 7
1.2.2. Hình thức và tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong doanh nghiệp ........................... 8
1.2.2.1. Các hình thức sở hữu nước ngoài chủ yếu trong các doanh nghiệp tại
Việt Nam ........................................................................................................... 8


1.2.2.2. Tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong các doanh nghiệp tại Việt Nam .............. 9
1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các chỉ tiêu phản ánh kết quả
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ................................................................. 11
1.3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ...................................... 11
1.3.1.1. Khái niệm............................................................................................ 11
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp ........................ 14
1.3.2.1. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản ......................................... 14
1.3.2.2. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu ................................... 14
1.3.2.3. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu ............................................ 14
1.3.2.4. Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản ....................................................... 15
1.4. Đánh giá các nghiên cứu trước đây về tác động của sở hữu nước ngoài đến hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp................................................................... 16
1.4.1. Nhóm các nghiên cứu kết luận tác động của thành phần sở hữu nước ngoài
đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là tích cực .......................................... 17
1.4.2. Nhóm nghiên cứu ảnh hưởng của SHNN tới kết quả kinh doanh của các
doanh nghiệp là tiêu cực ...................................................................................... 18
i


KẾT LUẬN CHƯƠNG I ........................................................................................... 25
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 26
2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu và giả thuyết nghiên cứu ................................... 26
2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu .................................................................... 26
2.1.2. Giả thuyết nghiên cứu................................................................................ 27
2.2. Mô hình và phương pháp nghiên cứu ............................................................... 27
2.2.1. Mô hình nghiên cứu................................................................................... 27
2.2.1.1. Biến lựa chọn ...................................................................................... 27
2.2.1.2. Mô hình nghiên cứu ............................................................................ 31
2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 32
2.3.1. Phương pháp định tính............................................................................... 32

2.3.2. Phương pháp định lượng ........................................................................... 32
CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA SỞ HỮU NƯỚC NGOÀI ĐẾN
KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP THỦY SẢN NIÊM YẾT TẠI
VIỆT NAM ............................................................................................................... 37
3.1. Tổng quan các doanh nghiệp thủy sản niêm yết tại Việt Nam. ......................... 37
3.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển ngành thủy sản Việt Nam ..... 37
3.1.2. Khái quát đặc điểm hoạt động KD của DN thủy sản Việt Nam ................. 40
3.1.2.1.Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản ................................................................ 41
3.1.2.2. Lĩnh vực khai thác thuỷ sản ................................................................. 42
3.1.2.3. Lĩnh vực chế biến thuỷ sản .................................................................. 43
3.1.2.4. Cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp trong ngành...................... 43
3.1.3 .Khái quát tình hình tài chính của các DN thủy sản niêm yết tại Việt Nam . 48
3.1.3.1 Quy mô và cơ cấu vốn kinh doanh ....................................................... 48
3.1.3.2. Khả năng thanh toán của các DN thủy sản niêm yết giai đoạn 2009-2016 .. 50
3.1.3.3. Hệ số nợ của các DN thủy sản niêm yết giai đoạn 2009-2016.............. 52
3.1.3.4. Khả năng sinh lời của các DN thủy sản niêm yết giai đoạn 2009-2016 53
3.2. Tình hình sở hữu nước ngoài trong ngành thủy sản Việt Nam......................... 54
3.3. Thực trạng tác động của SHNN đến KQKD của DN thủy sản niêm yết trên
TTCK Việt Nam ..................................................................................................... 57
3.3.1. Phân tích định tính ..................................................................................... 57

ii


3.3.1.1. Đánh giá ảnh hưởng của SHNN tới tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản các
DN thủy sản niêm yết giai đoạn 2009-2016 ..................................................... 59
3.3.1.2. Đánh giá ảnh hưởng của tỉ lệ SHNN đến tỉ suất LNST trên vốn chủ sở
hữu của các DN thủy sản niêm yết ................................................................... 64
3.3.1.3. Đánh giá ảnh hưởng của tỉ lệ SHNN đến tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên
doanh thu ROS................................................................................................. 70

3.3.2. Phân tích định lượng ................................................................................. 75
3.3.2.1. Kết quả thống kê ................................................................................. 75
3.3.2.2. Lựa chọn mô hình ước lượng .............................................................. 79
3.3.2.3. Kiểm định sự phù hợp của mô hình ..................................................... 85
3.3.2.4. Kết luận............................................................................................... 88
3.4. Đánh giá chung về sở hữu nước ngoài và các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả
kinh doanh của các doanh nghiệp thủy sản niêm yết giai đoạn 2009-2016 .............. 91
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 93
4.1. Cơ hội, thách thức và phương hướng phát triển của ngành thủy sản Việt Nam........ 93
4.1.1. Cơ hội và thách thức của ngành thủy sản trong thời gian tới ...................... 94
4.2. Tình hình đầu tư nước ngoài vào ngành thủy sản Việt Nam thời gian tới ....... 100
4.2.1. Đầu tư trực tiếp FDI trong lĩnh vực thủy sản ........................................... 100
4.2.2. Quy mô đầu tư ......................................................................................... 101
4.2.3. Xu hướng đầu tư ...................................................................................... 101
4.2.4. Các nhà đầu tư nước ngoài ..................................................................... 102
4.3. Một số kiến nghị nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài để cải thiện kết quả kinh
doanh của các doanh nghiệp niêm yế ngành thủy sản ........................................... 103
4.4. Điều kiện thực hiện các giải pháp .................................................................. 105
4.4.1. Ổn định kinh tế vĩ mô .............................................................................. 105
4.4.2. Ổn định kinh tế vi mô, thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho ngành ............ 105
4.4.3. Tháo gỡ rào cản tín dụng ......................................................................... 106
4.4.4. Thị trường chứng khoán phát triển........................................................... 106
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 108
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................. 110

iii


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Quy mô tổng tài sản bình quân của các doanh nghiệp thủy sản niêm yết giai

đoạn 2009-2016. (triệu đồng) ..................................................................................... 49
Hình 3.2. Cơ cấu tài sản của các doanh nghiệp thủy sản niêm yết giai đoạn 20092016. ......................................................................................................................... 50
Hình 3.3. Khả năng thanh toán của các doanh nghiệp thủy sản niêm yết giai đoạn
2009-2016 ................................................................................................................. 51
Hình 3.4. Hệ số nợ của các DN thủy sản niêm yết qua từng năm từ 2009-2016 ......... 52
Hình 3.5. Tỉ suất lợi nhuận của các DN thủy sản niêm yết giai đoạn 2009-2016. ....... 53
Hình 3.6. Tỉ lệ sở hữu nước ngoài trung bình của các DN thủy sản trong mẫu nghiên
cứu giai đoạn 2009-2016............................................................................................ 56
Hình 3.7. Tỉ lệ sở hữu nước ngoài trung bình của hai nhóm doanh nghiệp thủy sản
niêm yết giai đoạn 2009-2016 .................................................................................... 58
Hình 3.8. Tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản bình quân của các DN thủy sản
giai đoạn 2009-2016 .................................................................................................. 59
Hình 3.9. Tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân các nhóm DN giai
đoạn 2009-2016. ........................................................................................................ 65
Hình 3.10. Tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu bình quân của 2 nhóm DN trong
giai đoạn 2009-2016. ................................................................................................. 70
Hình 4.1. Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam giai đoạn 2005-2016 ........ 94
Hình 4.2. Biểu đồ so sánh lộ trình cắt giảm thuế của Việt Nam và các nước trong
khuôn khổ các hiệp định FTA giữa ASEAN và đối tác. ............................................. 95
Hình 4.3. Sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản Việt Nam qua từng giai đoạn
1995-2016 ................................................................................................................. 99

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tổng hợp các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài
và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ............................................. 19
Bảng 2.1.Các doanh nghiệp niêm yết trong mẫu nghiên cứu. ..................................... 26
Bảng 2.2. Tổng hợp các biến trong mô hình nghiên cứu ............................................ 31

Bảng 3.1: Tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại các doanh nghiệp thủy sản niêm yết ............... 55
Bảng 3.2: phân loại nhóm DN theo tỉ lệ SHNN giai đoạn 2009-2016......................... 57
Bảng 3.3: Tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản các DN thủy sản có tỉ lệ SHNN
trên 7% trong giai đoạn 2009-2016. .......................................................... 60
Bảng 3.4: Tỉ suất LNST trên tổng tài sản các DN thủy sản có tỉ lệ SHNN dưới 7% giai
đoạn 2009-2016 ........................................................................................ 63
Bảng 3.5. Tỉ suất LNST trên vốn chủ sở hữu của các DN có SHNN trên 7% giai đoạn
2009-2016. ................................................................................................ 66
Bảng 3.6. Tỉ suất sinh lời của các doanh nghiệp có tỉ lệ SHNN dưới 7% giai đoạn
2009-2016 ................................................................................................. 68
Bảng 3.7: Tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu của các DN có SHNN trên 7% giai
đoạn 2009-2016. ....................................................................................... 70
Bảng 3.8: Tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu của các DN có tỉ lệ SHNN dưới
7% 2009-2016. ......................................................................................... 73
Bảng 3.9. Kết quả mô tả thống kê. ............................................................................. 75
Bảng 3.10: ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình............................. 78
Bảng 3.11: Kết quả mô hình FEM tác động SHNN tới tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên
vốn kinh doanh bình quân ......................................................................... 80
Bảng 3.12. Kết quả mô hình REM tác động SHNN tới tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên
vốn kinh doanh bình quân ......................................................................... 81
Bảng 3.13: Kết quả kiểm định hausman test mô hình tác động SHNN tới tỉ suất lợi
nhuận sau thuế trên doanh thu ................................................................... 82
Bảng 3.14: Kết quả mô hình FEM tác động SHNN tới tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên
doanh thu .................................................................................................. 83
Bảng 3.15: Kết quả mô hình FEM tác động SHNN tới tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên
doanh thu .................................................................................................. 84
v


Bảng 3.16: Kết quả kiểm định Hausman tác động SHNN tới tỉ suất lợi nhuận sau thuế

trên doanh thu ........................................................................................... 85
Bảng 3.17: Kết quả kiểm định ĐCT tác động SHNN tới tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên
vốn kinh doanh bình quân ......................................................................... 86
Bảng 3.18: Kết quả kiểm định ĐCT tác động SHNN tới tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên
doanh thu .................................................................................................. 86
Bảng 3.19: Kết quả kiểm định PSSS thay đổi tác động SHNN tới tỉ suất lợi nhuận sau
thuế trên doanh thu ................................................................................... 87
Bảng 3.20: Kết quả kiểm định PSSS thay đổi tác động SHNN tới tới tỉ suất lợi nhuận
sau thuế trên vốn kinh doanh bình quân .................................................... 87

vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. AEC: Cộng đồng kinh tế ASEAN.
2. BCH: Ban chấp hành.
3. BH&CCDV: Bán hàng và cung cấp dịch vụ.
4. CNXH : Chủ nghĩa xã hội.
5. CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
6. CBXK : Chế biến xuất khẩu
7. DN: Doanh nghiệp
8. ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
9. ĐCT : Đa cộng tuyến
10. EBIT: Lợi nhuận trước lãi vay và thuế
11. EU: Liên minh Châu Âu (the European Union)
12. FTA: Hiệp định thương mại tự do
13. HĐQT: Hội đồng quản trị
14. HN: Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội.
15. HOSE: Sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh.
16. KHCN: Khoa học công nghệ

17. KNTT: Khả năng thanh toán
18. LNST: Lợi nhuận sau thuế
19. NH: Ngân hàng
20. NHTM: Ngân hàng thương mại
21. NK: Nhập khẩu
22. SX: Sản xuất
23. VAC: Vườn ao chuồng
24. VASEP: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam
25. TSNH: Tài sản ngắn hạn
26. TSDH: Tài sản dài hạn
27. TPP: Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương.

vii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài nghiên cứu
Xuất phát từ cơ sở lý luận cấu trúc sở hữu ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động,
giá trị doanh nghiệp; sở hữu nước ngoài tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chuyển
giao công nghệ, chuyển giao kinh nghiệm quản lý, tăng nguồn vốn đầu tư, nâng cao
chất lượng lao động,vv…giúp cho các doanh nghiệp giảm thiểu chi phí, tối đa hóa giá
trị doanh nghiệp. Nhận ra tầm quan trọng của các nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã
kí kết nhiều hiệp định song phương, đa phương như TPP, AEC,vv…để đẩy mạnh
nguồn vốn FDI, thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, việc nâng trần sở hữu nước
ngoài chưa thể đảm bảo vốn đầu tư sẽ vào doanh nghiệp ồ ạt bởi qui mô của doanh
nghiệp phải lớn mới thu hút được nhà đầu tư, hoặc phải có lợi thế đặc biệt trong lĩnh
vực được nhà đầu tư nước ngoài quan tâm. Các nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư
vào các ngành có tiềm năng phát triển cao, trong đó ngành thủy sản của Việt Nam
cũng đang đứng trong top 5 về xuất khẩu trên thế giới và chưa có sự quan tâm cũng
như đầu tư lớn của nhà nước. Ví dụ như việc Portunas, một công ty thủy sản Iceland,

vừa mua lại một nhà máy chế biến cá da trơn tại Việt Nam, chỉ là một trong số những
điển hình cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đang muốn nhảy vào ngành thủy sản
Việt Nam. Hơn nữa các doanh nghiệp thủy sản niêm yết ở Việt Nam hoạt động chưa
được hiệu quả, quản lí chi phí chưa thật sự tốt nên hiệu quả kinh doanh đem lại thấp.
Điển hình là các doanh nghiệp thủy sản vùng đồng bằng sông Cửu Long từ năm 2012
trở về đây dùng vốn sai mục đích đầu tư khi vay ngắn hạn để đầu tư cho trung hạn và
dài hạn đang trên bờ vực phá sản. Chính vì vậy, chúng ta cần nghiên cứu rõ hơn về tác
động của sở hữu nước ngoài đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam
nói chung và doanh nghiệp thủy sản nói riêng để có biện pháp can thiệp hợp lý.
Trong thời kì đổi mới và hội nhập, đặc biệt là khi nhà nước ban hành các chính
sách sửa đổi như nghị định 60/2015/NĐ-CP thì tính chính xác của đề tài cần phải được
chú trọng. Chính vì vậy, đánh giá về tác động của sở hữu nước ngoài tới kết quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp mà đặc biệt là các doanh nghiệp thủy sản được
niêm yết trên thị trường cần được nghiên cứu định lượng theo các tiêu thức quan trọng
như nghiên cứu các doanh nghiệp theo các nhóm ngành quan trọng. Từ đó đưa ra
được kết luận về các vấn đề còn hạn chế, các khoảng trống chưa được làm rõ để thiết
1


lập mục tiêu. Kết quả dự kiến của công trình này sẽ là kiến nghị,đề xuất và cách thức
xác định tỉ lệ tối ưu của các nhà đầu tư nước ngoài nên đạt được cho các doanh
nghiệp ngành thủy sản. Mục tiêu cuối cùng của công trình chính là xác định mức độ
ảnh hưởng của sở hữu nước ngoài hiện tại tới kết quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp và việc điều chỉnh cấu trúc đó như thế nào để đảm bảo kết quả kinh
doanh tốt nhất của doanh nghiệp.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế đi kèm sự chấm dứt chưa triệt để của khủng
hoảng kinh tế toàn cầu, việc kí kết các hiệp định thương mại như TPP, FTA sẽ tác
động mạnh mẽ đến kinh tế nước nhà.Các dòng vốn ngoại sẽ đổ vào thị trường Việt
Nam tiếp cận các doanh nghiệp với tốc độ ồ ạt không chỉ mang lại những cơ hội mà
còn có cả những thách thức. Để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh

nghiệp cả nước nói chung, trong ngành thủy sản nói riêng, công trình nghiên cứu tác
động của sở hữu nước ngoài đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp thủy sản
niêm yết là cần thiết. Từ đó đánh giá sát thực về sở hữu nước ngoài của các doanh
nghiệp, phân tích nguyên nhân, đưa ra giải pháp cho các doanh nghiệp và phần nào
làm giàu cho kho tàng học thuật về chủ đề này ở Việt Nam.
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài
Trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, đề tài cấu trúc sở hữu hay sở hữu nhà
nước trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đã sớm được tiếp cận, số lượng
các công trình nghiên cứu cũng rất phong phú. Tuy nhiên đề cập về vấn đề sở hữu
nước ngoài tại các doanh nghiệp vẫn còn rất mới mẻ với các nhà nghiên cứu trên thế
giới, đặc biệt là Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế. Có thể kể đến một số thành
công của các học giả. Xuất phát là những nghiên cứu nền móng về “tỷ lệ sở hữu của
nhà đầu tư nước ngoài đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán” của Kim và
Singal(2000) hay Pavabutr và Yan (2007),vv….đều cho thấy lợi ích của vốn đầu tư
nước ngoài đối với thị trường chứng khoán ngày càng tăng. Nghiên cứu đến từ Mỹ của
Bohn và Tesar (1996), của Froot, O’Connell và Seasholes (2001)…cũng đều chỉ ra tác
động dương (+) của dòng vốn nước ngoài đến xu hướng giá chứng khoán. Tuy nhiên
vẫn còn nhiều khoảng trống trong các công trình này vì đối tượng và phạm vi nghiên
cứu của các công trình mới chỉ dừng lại ở giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nói
chung cũng như việc chưa đánh giá được tác động của sở hữu nước ngoài đến kết quả
2


hoạt động kinh doanh của từng ngành, nhóm ngành cụ thể, từ đó chưa đánh giá chính
xác được vai trò quan trọng của sở hữu nước ngoài đến kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp. Xây dựng trên nền tảng các nghiên cứu trên, ở Việt Nam và một số quốc gia
trong khu vực phát triển cũng đóng góp những công trình mang tính cụ thể hơn. Ví dụ
như đề tài của Phung DN & Le TPV 2013 về “sở hữu nước ngoài, cơ cấu vốn và hiệu
quả kinh doanh; dẫn chứng thực nghiệm từ kết quả kinh doanh ở Việt Nam” hay hội
thảo quốc gia về “Tái cấu trúc các doanh nghiệp niêm yết xây dựng theo hướng tăng tỷ

trọng sở hữu nước ngoài” của Lê Đức Hoàng và các cộng sự đã chỉ ra mối quan hệ phi
tuyến tính giữa sở hữu nước ngoài với hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp và đánh giá rằng đây là mối quan hệ tích cực. Từ đó, nhóm đưa ra các khuyến
nghị đề xuất trong việc tái cơ cấu sở hữu, tăng mức sở hữu nước ngoài và giảm sở hữu
nhà nước ở các doanh nghiệp để đảm bảo kinh doanh hiệu quả nhất. Tuy nhiên đề tài
này cũng như luận án trước đó của nhóm được thực hiện với bộ số liệu trước năm
2015, trước khi nhà nước có những chính sách sửa đổi, đang trong quá trình phê duyệt
nên về lâu dài, các mặt tác động của sở hữu nước ngoài có thể không thích hợp với
thời điểm hiện tại. Dĩ nhiên sẽ còn nhiều khoảng trống tồn đọng trong đó như phạm vi
nghiên cứu chỉ dừng lại ở các doanh nghiệp xây dựng niêm yết, các kết luận chỉ mang
tính khách quan, chưa thể hiện chính xác các tác động cụ thể của sở hữu nước ngoài
đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết. Một số đề tài khác gần
đây của các quốc gia như Trung Quốc (Yan Wang 1999; Ruan W, Tian G & Ma
2011;Lifei Mao 2015; …) cũng chỉ đưa ra các kết luận về sở hữu nhà nước và tái cơ
cấu nguồn vốn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp, vai trò của sở hữu nước
ngoài đến kết quả kinh doanh còn mờ nhạt. Nghiên cứu tại Nhật của Kwangwoo Park
(2001) về quan hệ giữa tỉ số Q-Tobin và sở hữu nước ngoài thì chỉ ra rằng những nhà
đầu tư lớn chỉ nên đầu tư với một lượng nhất định, nếu vượt quá sở hữu thường đầu tư
vào những doanh nghiệp có quy mô lớn và quản lý tốt.
Các đề tài trên tuy đã phần nào đánh giá được những tác động của sở hữu nước
ngoài đến hiệu quả kinh doanh, cơ cấu nguồn vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp hay giá
trị doanh nghiệp nhưng vẫn còn hạn chế trên một số phương diện như hạn chế về
ngành nghề, số liệu thu thập, kết quả hoạt động. Vì vậy việc nghiên cứu đề tài sẽ trong
giai đoạn hiện nay là điều thực sự cần thiết.
3


3. Mục đích nghiên cứu
Trình bày các nội dung lý luận cơ bản về sở hữu nước ngoài và kết quả hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp thủy sản niêm yết.

Lượng hóa tác động của sở hữu nước ngoài tới kết quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp thủy sản niêm yết ở Việt Nam. Làm rõ tác động của sở hữu nước ngoài
tác động như thế nào đến kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thủy sản
niêm yết ở Việt Nam, từ đó đánh giá thực trạng sở hữu nước ngoài tại các doanh
nghiệp thủy sản niêm yết.
Đề xuất các kiến nghị nhằm định hướng các doanh nghiệp thủy sản niêm yết có
sở hữu nước ngoài để góp phần gia tăng kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Tỷ lệ sở hữu nước ngoài ở các doang nhiệp niêm yết và
tác động của nó đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại 16 doanh nghiệp thủy
sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ 2009-2016.
Đối với các doanh nghiệp thủy sản niêm yết, đề tài tiếp cận tác động của sở hữu
nước ngoài đến hiệu quả kinh doanh tại các doanh nghiệp này.
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Phương pháp luận: phương pháp duy vật biện chứng.
Phương pháp nghiên cứu: So sánh, phân tích, tổng hợp, ứng dụng mô hình kinh tế
lượng để đánh giá tác động của sở hữu nước ngoài đến các chỉ tiêu tài chính phản ánh
kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

4


CHƯƠNG I:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÁC ĐỘNG CỦA SỞ HỮU NƯỚC NGOÀI TỚI KẾT
QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THỦY SẢN
NIÊM YẾT
1.1. Cấu trúc sở hữu trong doanh nghiệp
1.1.1. Quan điểm về cấu trúc sở hữu trong doanh nghiệp

Khởi đầu cho lý thuyết chứng minh sự tồn tại mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu
và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là nghiên cứu của Jensen & Meckling (1976)
với lí thuyết về chi phí đại diện của doanh nghiệp. Theo đó thì cấu trúc sở hữu thực
chất là một cơ chế quản trị trong doanh nghiệp, một trong những yếu tố quyết định
đến tăng trưởng và phát triển của các doanh nghiệp. Các học giả theo quan điểm trên
đã phân loại cấu trúc vốn gồm các nhà đầu tư bên trong (nhà quản lý) và các nhà đầu
tư bên ngoài ( chủ nợ và chủ sở hữu). Gursory&Aydogan (2002) lại chia cấu trúc sở
hữu bao gồm sở hữu tập trung và sở hữu hỗn hợp. Fazlzadeh (2011) và các nhà nghiên
cứu khác thì cho rằng cấu trúc sở hữu phân thành hai loại là sở hữu phân tán và tập
trung. Abel Ebel và Okafor(2010) xây dựng cấu trúc sở hữu theo tỷ lệ cổ phần nắm giữ
bởi sở hữu quản lí, sở hữu tổ chức, sở hữu nhà nước, sở hữu nước ngoài, sở hữu gia
đình,…
Kế thừa thành quả nghiên cứu của các học giả thế giới, ở Việt Nam cũng có
nhiều công trình về cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động trong các doanh nghiệp
niêm yết của các học giả như Võ Xuân Vinh, Nguyễn Hồng Sơn,Võ Thị Hồng Diễm,
Phạm Băng Trinh, Phạm Quốc Việt, Lê Đức Hoàng,...
Cấu trúc sở hữu theo nghĩa đơn giản nhất là cơ cấu vốn góp trong công ty, từ đó
ta xác định được quyền lợi và trách nhiệm của các bên tham gia góp vốn trong doanh
nghiệp, quan niệm trên được nhắc đến trong công trình nghiên cứu của Ths. Võ Hồng
Diễm (2013) về “Cấu trúc sở hữu, quản trị công ty và giá trị doanh nghiệp bằng chứng
các công ty niêm yết ở Việt Nam”. Trong nghiên cứu của Lê Đức Hoàng và các cộng
sự (2015) về “tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả kinh doanh” cũng chỉ ra rõ
khái niệm của cấu trúc sở hữu và được hiểu là sự phân bổ vốn chủ sở hữu theo mối
tương quan tỷ lệ vốn chủ sở hữu được nắm giữ bởi các chủ sở hữu. Hoàng và các cộng
5


sự đã xem xét và phân chia cấu trúc sở hữu thành cấu trúc sở hữu tập trung và sở hữu
phân tán.
Cấu trúc sở hữu của doanh nghiệp xét trên khía cạnh mức độ tập trung quyền sở

hữu được đại diện bằng quyền sở hữu, quyền kiểm soát hay quyền dòng tiền, mặc dù
có sự khác biệt về định nghĩa, cách tính nhưng có mối liên quan với nhau. Quyền sở
hữu liên quan đến nắm giữ cổ phần. Quyền kiểm soát là quyền biểu quyết các vấn đề
có ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Quyền dòng tiền là quyền được hưởng cổ tức và các
lợi ích tài chính khác. Cổ đông kiểm soát (chủ sở hữu sau cùng) là cổ đông có tổng
quyền kiểm soát trực tiếp và gián tiếp lớn nhất.
1.1.2. Phân loại
1.1.2.1. Phân loại theo mức độ sở hữu
Phân loại cấu trúc sở hữu theo nghiên cứu của Gursory&Aydogan (2002) được
xét trên 2 khía cạnh chính là:
Sở hữu tập trung (Ownership concentration), được hiểu là việc cá nhân, nhóm
cá nhân, tổ chức liên quan hoặc sở hữu phần lớn vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp
và có quyền chi phối các quyết định của doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp, quyền sở
hữu tập trung là những cổ đông nắm giữ nhiều cổ phiếu nhất, đồng thời chịu ảnh
hưởng nhiều nhất đến rủi ro và chi phí giám sát (Pedersen & Thomsen,1999). Trong
nghiên cứu của Rokwaro (2013) khái niệm mức độ tập trung sở hữu được sử dụng là
tỷ lệ sở hữu của 5 cổ đông lớn nhất trong các NH của Kenya. Wen (2013) cũng sử
dụng mức độ tập trung sở hữu trong các NHTM nhà nước và các NHNTM tư nhân của
Trung Quốc là tỷ lệ sở hữu của các cổ đông lớn nhất.
Sở hữu phân tán ( Ownership dispersion): được hiểu là việc không có cá nhân,
nhóm cá nhân, tổ chức nào sở hữu đa số vốn của doanh nghiệp và có quyền chi phối
vốn của doanh nghiệp. Cấu trúc sở hữu phân tán bao gồm các tỷ lệ sở hữu khác nhau
liên quan đến các đặc tính của cổ đông như: Tỷ lệ sở hữu nước ngoài, tỷ lệ sở hữu tư
nhân, tỷ lệ sở hữu nhà nước, tỷ lệ sở hữu ngân hàng,…được đề cập đến trong các
nghiên cứu của Rokwaro, 2013, Wen, 2013, Anstoniadis, 2010, Peong, 2012. Cấu trúc
sở hữu phân tán tồn tại rất phổ biến ở các quốc gia phát triển, có nhiều điều kiện về
kinh tế, văn hóa, chính trị, giáo dục,…như Anh, Mỹ. Với một số các quốc gia khác
6



như Đông Âu, Trung Quốc hay chính Việt Nam là các quốc gia có cấu trúc sở hữu mà
trong đó tỷ lệ sở hữu nhà nước trong doanh nghiệp có phần trăm cao hơn cấu trúc sở
hữu nước ngoài, sở hữu tổ chức, cá nhân,hay gia đình,… Tuy nhiên những tác động
mà nó đem lại cho kết quả của các doanh nghiệp lại khác nhau.
1.1.2.2. Phân loại theo chủ thể sở hữu
Ngoài việc phân loại theo mức độ sở hữu thì cấu trúc sở hữu có thể phân loại theo các
đối tượng sở hữu như sở hữu tư nhân, sở hữu nhà nước, sở hữu ngân hàng, sở hữu
nước ngoài…
1.2. Sở hữu nước ngoài và đánh giá tác động của sở hữu nước ngoài trong doanh
nghiệp.
1.2.1. Các quan điểm về sở hữu nước ngoài
Có rất nhiều các tranh cãi xung quanh việc sở hữu nước ngoài ảnh hưởng như
thế nào đến các mặt của doanh nghiệp (hiệu quả hoạt động, giá trị doanh nghiệp, cơ
cấu nguồn vốn, khả năng thao túng,…) và các nghiên cứu cũng ra đời từ đó. Tuy nhiên
chưa có nghiên cứu nào đề cập một cách cụ thể về khái niệm sở hữu nước ngoài.
Trong nghị định 60 NĐ-CP mới đây của chính phủ về ban hành, sửa đổi các điều luật
về đầu tư chứng khoán cũng đã đưa ra khái niệm về tỷ lệ sở hữu nước ngoài. Theo đó
thì Tỷ lệ sở hữu nước ngoài là tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp có quyền biểu quyết
của tất cả nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51%
vốn điều lệ trở lên trong một công ty đại chúng . Khái niệm này đưa ra một cách cụ thể
hơn về một tỉ lệ sở hữu nước ngoài trong các công ty, cụ thể trong bài nghiên cứu này
là các doanh nghiệp cổ phần thủy sản trên thị trường chứng khoán niêm yết. Dựa trên
nghị định 60 NĐ-CP sở hữu nước ngoài được hiểu là quyền sở hữu cổ phần, phần vốn
góp có quyền biểu quyết của tất cả các nhà đầu tư nước ngoài hoặc các tổ chức có
nhà đầu tư nước ngoài trong một công ty đại chúng.
Ta có thể thấy các quan điểm trên về sở hữu nước ngoài và tỷ lệ sở hữu nước ngoài
gần như giống nhau. Và đứng trên quan điểm của trường phái nào thì ta vẫn có thể rút
ra những kết luận cụ thể :

7



Về mặt định tính, sở hữu nước ngoài trước tiên đề cập đến quyền sở hữu, quyền quyết
định hoặc kiểm soát trong một doanh nghiệp của các cổ đông nắm giữ cổ phiếu.
Chủ thể sở hữu nước ngoài ở đây là nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn vào doanh nghiệp
trở thành cổ đông, cổ đông nước ngoài nắm giữ tỷ lệ sở hữu nhất định trong công ty cổ
phần, chính là sở hữu nước ngoài.
Đối tượng sở hữu nước ngoài chính là vốn đầu tư, vốn chủ sở hữu của các nhà đầu tư
nước ngoài trong doanh nghiệp. Cụ thể hóa trong các công ty cổ phần thì sở hữu nước
ngoài là các cổ phần hoặc phần vốn góp của các cổ đông nước ngoài trong doanh
nghiệp.
Tỷ lệ sở hữu nước ngoài (Room) hiện nay là tỷ lệ vốn đầu tư mà các nhà đầu tư nước
ngoài được phép khi đầu tư nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trong các doanh nghiệp FII và
100% với các doanh nghiệp FDI do chính phủ qui định ở Việt Nam. (Tỷ lệ sở hữu
nước ngoài cụ thể sẽ được trình bày rõ ở phần sau).
1.2.2. Hình thức và tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong doanh nghiệp
1.2.2.1. Các hình thức sở hữu nước ngoài chủ yếu trong các doanh nghiệp tại Việt
Nam
Trong các lý luận về các nhân tố tác động đến hoạt động của doanh nghiệp thì
nhân tố vốn luôn được đề cập trước hết. Một khi nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh
hơn, nó cần nhiều vốn hơn nữa. Nếu vốn trong nước không đủ thì dòng tiền đầu tư từ
nước ngoài bao gồm vốn đầu tư trực tiếp lẫn gián tiếp (FDI và FII) trở thành nguồn tài
chính vô cùng quan trọng với bất kì quốc gia nào, đặc biệt là các thị trường mới nổi
như Việt Nam. Việc rót hai nguồn vốn trên vào các doanh nghiệp cũng chính là việc
hình thành quyền sở hữu nước ngoài và là hai hình thức sở hữu nước ngoài chủ yếu.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một phương thức thâm nhập thị trường
nước ngoài với sự kiểm soát cao. Công ty đầu tư vốn cổ phần hoặc vốn vào các quốc
gia khác nhằm mục đích xây dựng hoặc mua lại các nhà máy sản xuất, các công ty
con, văn phòng bán hàng hoặc các cơ sở cần thiết khác. Quyền sở hữu ở nước ngoài về
các cơ sở nhà xưởng cho phép công ty duy trì sự hiện diện của mình và bảo đảm sự kết

nối trực tiếp với khách hàng và đối tác. Về phương diện này, FDI là một dạng vốn cổ
8


phần hay quyền sở hữu của việc thâm nhập vào thị trường nước ngoài. Việc hiện diện
ở nước sở tại là rất cấp bách khi mà các hoạt động chuỗi giá trị quan trọng phải được
tiến hành trên thị trường.
Đầu tư gián tiếp (FII) là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ
phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và các
định chế tài chính trung gian mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt
động đầu tư. Thực tiễn thu hút FII ở Việt Nam trong thời gian qua cho thấy đây là một
thị trường mới nổi đầy tiềm năng và thu hút nhiều kì vọng của các nhà đầu tư nước
ngoài.
1.2.2.2. Tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong các doanh nghiệp tại Việt Nam
Theo như trình bày ở trên thì trần sở hữu nước ngoài được qui định cụ thể và
mới nhất tại nghị định 60/2015 NĐ-CP là 100% đối với các công ty đại chúng với điều
kiện nhất định.
Cụ thể, tại khoản 2 điều 1 nghị định 60/2015/NĐ-CP có nêu rõ:
a) Trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định về tỷ lệ
sở hữu nước ngoài, thì thực hiện theo điều ước quốc tế;
b) Trường hợp công ty đại chúng hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh
doanh mà pháp luật về đầu tư, pháp luật liên quan có quy định về tỷ lệ sở hữu nước
ngoài thì thực hiện theo quy định tại pháp luật đó.
Đối với công ty đại chúng hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có
điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài mà chưa có quy định cụ thể về sở
hữu nước ngoài, thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa là 49%;
c) Trường hợp công ty đại chúng hoạt động đa ngành, nghề, có quy định khác
nhau về tỷ lệ sở hữu nước ngoài, thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài không vượt quá mức thấp
nhất trong các ngành, nghề (mà công ty đó hoạt động) có quy định về tỷ lệ sở hữu
nước ngoài, trừ trường hợp điều ước quốc tế có quy định khác;

d) Đối với công ty đại chúng không thuộc các trường hợp quy định trên, tỷ lệ sở
hữu nước ngoài là không hạn chế, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.
9


Nghị định cũng quy định, đối với doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần
hóa theo hình thức chào bán chứng khoán ra công chúng thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài
thực hiện theo quy định pháp luật về cổ phần hóa. Trường hợp pháp luật về cổ phần
hóa không có quy định, tỷ lệ này thực hiện theo quy định tương ứng trên.
Như vậy với các công ty không có quy định cụ thể với tỷ lệ sở hữu nước ngoài
thì con số đề ra là 100% cho các nhà đầu tư. Tỷ lệ này ở Trung Quốc gần giống với
Việt Nam trước khi nghị định 60 ra đời, cụ thể hơn chính quyền Bắc Kinh đặt ra
những quy định riêng về sở hữu ngoại cho từng ngành và thường ở mức từ 49% đến
51%, riêng lĩnh vực ngân hàng, tài chính là 49%.
Một số quốc gia phát triển ở châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore… đều
không có quy định riêng về tỷ lệ sở hữu tối đa đối với các NĐT nước ngoài trong việc
sở hữu cổ phần tại các tổ chức phát hành cổ phiếu. Room cho các NĐT ngoại sẽ do
điều lệ của từng công ty quyết định.Trên thị trường chứng khoán Nhật Bản, chỉ có 17
công ty quy định mức giới hạn sở hữu của NĐT ngoại, thuộc một số ngành đặc thù
như hàng không, viễn thông... Trong số đó, có 5 công ty nhà đầu tư nước ngoài chỉ
được sở hữu tối đa 33,3% cổ phần là Nippon Airways, Japan Airlines Corp, Skymark
Airline, Nippon Telegraph & Telephone Corp, JSAT Corp. Một số công ty còn lại quy
định NĐT nước ngoài chỉ được sở hữu tối đa 20%.
Một quốc gia khác trong khu vực có phần trăm đầu tư ngoại giống với Việt
Nam và Trung Quốc, đó chính là Thái Lan với việc tỷ lệ cổ phiếu của một công ty do
các cá nhân, tổ chức ngoài nước nắm giữ bị giới hạn ở một tỷ lệ nhất định, đối với
phần lớn các công ty niêm yết là 49%, riêng lĩnh vực ngân hàng, tài chính là 25%. Tại
Hàn Quốc, không có mức giới hạn được đặt ra đối với các NĐT nước ngoài tại TTCK
nước này. Tuy nhiên, một số công ty đặc thù, thường là những tập đoàn lâu đời của
Hàn Quốc, sẽ có điều lệ quy định riêng về mức giới hạn đối với NĐT ngoại. Hay ở

Singapore, tuy TTCK nước này không đặt ra rào cản đối với các NĐT nước ngoài,
nhưng một số công ty trong nước thường quy định mức giới hạn riêng trong điều lệ
hoạt động. Đây chủ yếu là các công ty thuộc lĩnh vực ngân hàng, hàng không, giao
thông quốc gia, truyền thông… và mức giới hạn thường trong khoảng từ 19% đến
70%.

10


Bên cạnh các quốc gia không đặt ra những giới hạn đối với NĐT ngoại, phần
lớn các quốc gia khác tại châu Á đều có những quy định, cách thức riêng để quản lý
dòng vốn đầu tư nước ngoài vào TTCK.
1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các chỉ tiêu phản ánh kết
quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
1.3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
1.3.1.1. Khái niệm
Hiện nay, các nghiên cứu tổng quan về kết quả hoạt động kinh doanh trong các
doanh nghiệp trên thế giới còn rất hạn chế. Đa số các học giả quan tâm nhiều đến mặt
chất hơn mặt lượng và đào sâu nghiên cứu về hiệu quả của việc sử dụng vốn trong
doanh nghiệp. Tuy nhiên để đánh giá được hiệu quả của quá trình đầu tư ta phải có
được kết quả kinh doanh cuả doanh nghiệp đó trong một thời kỳ nhất định. Kết quả
hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh là hai phạm trù gắn liền với nhau, hỗ trợ
cho nhau, có kết quả mới đánh giá được hiệu quả và từ hiệu quả mới phản ánh được
kết quả của cả quá trình. Dựa trên quan điểm đó kết hợp với việc tổng hợp và phân
tích các cách nhìn, trường phái khác nhau ta có thể đưa ra khái niệm về kết quả kinh
doanh.
Với tư tưởng tự do kinh doanh, Adam Smith đã đồng nhất hai khái niệm hiệu
quả kinh doanh và kết quả kinh doanh và cho rằng hiệu quả kinh doanh chính là kết
quả kinh doanh đạt được trong hoạt động kinh tế, là doanh thu tiêu thụ hàng hóa. Hạn
chế của quan điểm này là việc bỏ qua yếu tố chi phí (đầu vào), chỉ xem xét đến doanh

thu (đầu ra) của hoạt động kinh tế. Hạn chế đó đã làm nảy sinh mâu thuẫn đó là nếu
các doanh nghiệp có cùng một mức doanh thu tiêu thụ sản phẩm thì kết quả kinh
doanh thu được giữa các doanh nghiệp đó là như nhau.
Theo chế độ kế toán hiện hành, hoạt động của một doanh nghiệp bao gồm hoạt
động kinh doanh và các hoạt động khác. Trong hoạt động kinh doanh thì được chia
làm hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính.
Như vậy, đứng trên quan điểm của Kế toán thì kết quả kinh doanh của một
doanh nghiệp là kết quả cuối cùng về các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động
11


tài chính và hoạt động khác của doanh nghiệp trong một thời kì nhất định. Kết quả
kinh doanh biểu hiện phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí của các
hoạt động kinh tế đã được thực hiện trong doanh nghiệp, hay nói cách khác Kết quả
kinh doanh chính là lợi nhuận của doanh nghiệp trong một thời kì nhất định.
Khái niệm trên đã đồng nhất được bản chất của kết quả kinh doanh với cách
nhìn của các nhà nghiên cứu khác và phản ánh được yếu tố chi phí (đầu vào) trong
hoạt động của doanh nghiệp. Nếu doanh thu lớn hơn chi phí thì kết quả thu được biểu
hiện bằng lãi và ngược lại nếu doanh thu nhỏ hơn chi phí kết quả kinh doanh biểu hiện
bằng lỗ.
Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là tổng kết quả các khâu mua hàng, gia
công chế biến, đóng gói và tiêu thụ. Do đó KQKD chịu tác động của rất nhiều yếu tố
như giá bán, giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý, kết cấu mặt hàng tiêu
thụ.Ngoài ra doanh nghiệp còn các hoạt động khác như các hoạt động tài chính và
nhiều hoạt động khác nữa. Bởi vậy kết quả hoạt động kinh doanh là sự thể hiện tổng
hợp mợi hoạt động của doanh nghiệp và thường được xác định theo từng kỳ nhất định.
Kết quả kinh doanh khi đánh giá phải xem xét qua từng thời kỳ kinh doanh, và trong
từng giai đoạn KQKD được thể hiện qua phần lãi, lỗ ở phần báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh (BO2) của các doanh nghiệp.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp phản

ánh một cách tổng quan tình hình và kết quả kinh doanh trong một kì kế toán.
Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện ở kết quả về số lượng và
kết quả về chất lượng.
Kết quả về số lượng
Kết quả về số lượng thể hiện số hàng hóa dịch vụ tiêu thụ được trong kỳ. Số
lượng tiêu thụ lớn chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả và
ngược và ngược lại nếu số tiêu thụ giảm sút chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp suy giảm, ảnh hưởng đến KQKD.
Kết quả về mặt chất lượng
Doanh thu bán hàng
12


Doanh thu bán hàng là tổng giá trị hàng hóa được tiêu thụ và thanh toán trong
kỳ. Đây là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh KQKD theo doanh số thực tế tiêu thụ được, là
cơ sở để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
Doanh thu bán hàng = giá bán đơn vị sản phẩm * sản lượng sản phẩm tiêu thụ
Doanh thu thuần
Doanh thu thuần là doanh thu bán hàng sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ
doanh thu. Các khoản trừ doanh thu gồm có giảm giá hàng bán, giá trị hàng bán bị trả
lại, chi phí sửa chữa hàng hóa bị hư hỏng trong thời gian bảo hành, các khoản thuế
gián thu được tính trong giá bán… Doanh thu thuần là cơ sở để xác định lãi (lỗ) của
hoạt động kinh doanh.
Doanh thu thuần BH&CCDV= doanh thu bán hàng – Các khoản giảm trừ
doanh thu
Giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán là tổng chi phí sản xuất của số sản phẩm, hàng hóa được tiêu
thụ ở trong kì. Giá vốn hàng bán được kế toán xác định theo một trong các phương
pháp: Nhập trước xuất trước; nhập sau xuất trước; bình quân gia quyền…
Giá vốn hàng bán = giá vốn hàng bán đơn vị sản phẩm * sản lượng sản phẩm

tiêu thụ
Lợi nhuận
Lợi nhuận là chỉ tiêu biểu hiện khối lượng giá trị thặng dư do lao động của
doanh nghiệp tạo ra trong kỳ, phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh.
Đối với chỉ tiêu lợi nhuận, do mỗi doanh nghiệp có một cơ cấu nguồn vốn có
thể khác nhau, thuế suất có thể khác nhau, lượng tài sản sử dụng cho hoạt động kinh
doanh khác nhau, nên để đảm bảo việc so sánh và đánh giá tình hình tài chính các nhà
quản trị tài chính xác định chỉ tiêu lợi nhuận như sau:
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT)= Doanh thu thuần bán hàng – giá vốn
hàng bán – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lí doanh nghiệp.
Hoặc EBIT = Doanh thu thuần – Tổng chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh
13


Lợi nhuận trước thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh = EBIT – lãi vay vốn
phải trả trong kỳ.
Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế (1- Thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp).
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp
1.3.2.1. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản
Tỷ suất này còn được gọi là tỷ suất sinh lời ròng của tài sản.
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên
vốn kinh doanh ROA

=

Lợi nhuận sau thuế trong kỳ
Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ

*100%


ROA là chỉ số cung cấp thông tin cho nhà đầu tư về các khoản lợi nhuận sau
thuế được tạo ra từ lượng vốn đầu tư, tức là cứ một đồng đầu tư vào tổng tài sản thì tạo
ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tài sản của một doanh nghiệp được hình thành
từ nợ và vốn chủ sở hữu.Cả hai nguồn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động
của doanh nghiệp. nếu ROA càng cao thì kết quả đem lại sẽ càng tốt vì cho thấy doanh
nghiệp đang kiếm được nhiều lợi nhuận từ tổng tài sản.
1.3.2.2. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu
Đây là một chỉ tiêu mà các nhà đầu tư rất quan tâm. Hệ số này đo lường mức lợi nhuận
sau thuế thu được trên mỗi đồng vốn của chủ sở hữu trong kì. Cách xác định như sau:
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên
vốn chủ sở hữu (ROE)

=

Lợi nhuận sau thuế trong kỳ
Vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ

*100%

Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp tất cả các khía cạnh về trình độ quản trị tài
chính gồm trình độ quản trị doanh thu và chi phí, trình độ quản trị tài sản, trình độ
quản trị nguồn vốn của doanh nghiệp.
1.3.2.3. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu
Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần
trong kì của doanh nghiệp. Nó thể hiện khi thực hiện một đồng doanh thu trong kì,
doanh nghiệp có thể thu được bao nhiêu lợi nhuận
14



Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên
doanh thu ROS

=

Lợi nhuận sau thuế trong kỳ
Doanh thu thuần trong kỳ

*100%

Chỉ tiêu này cũng phản ánh khả năng quản lí, tiết kiệm chi phí của một doanh
nghiệp. Nếu doanh nghiệp quản lí chi phí tốt thì sẽ nâng cao được tỉ số này. Bên cạnh
đó, tỷ suất này còn phụ thuộc khá lớn vào đặc điểm kinh tế kĩ thuật của ngành kinh
doanh và chiến lược cạnh tranh của các DN. Đối với một doanh nghiệp kinh doanh đa
ngành, việc thay đổi hệ số ROS còn có thể do doanh nghiệp điều chỉnh thay đổi cơ cấu
sản phẩm tiêu thụ.
1.3.2.4. Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản
Chỉ tiêu này còn đợc gọi là tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh
doanh (BEP). Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tài sản hay vốn kinh doanh
không tính đến ảnh hưởng của nguồn gốc vốn kinh doanh và thuế thu nhập doanh
nghiệp. Cách xác định như sau:
Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài
sản (BEP)

=

Lợi nhuận trước lãi vay và thuế
Tổng tài sản (hay VKD bình quân)

*100%


Chỉ tiêu này có tác dụng rất lớn trong việc xem xét mối quan hệ với lãi suất vay
vốn để đánh giá việc sử dụng vốn vay có tác động tích cực hay tiêu cực đối với khả
năng sinh lời của vốn chủ sở hữu.
Việc sử dụng các chỉ tiêu tài chính là rất cần thiết trong việc đánh giá kết quả
hoạt động của doanh nghiệp. Thông thường khi đánh giá kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp ta có thể sử dụng 2 nhóm chỉ tiêu đó là chỉ tiêu kế toán (accountingbased measures) và nhóm chỉ tiêu phản ánh giá trị thị trường ( market – based
measures).
Nhóm chỉ tiêu kế toán được rất nhiều các nhà nghiên cứu sử dụng trong các
công trình trước đây, đó là tỷ suất giữ kết quả đạt được ( doanh thu, lợi nhuận) và các
yếu tố đầu vào (tài sản, nguồn vốn, vốn đầu tư, vốn chủ sở hữu) như ROE, ROA, ROS,
BEP… Tuy nhiên trong nhóm chỉ số này có 2 hệ số được sử dụng phổ biến đó là hệ số
ROA và ROS. Lợi nhuận được đưa vào để tính toán 2 chỉ số trên thường được các học
giả lựa chọn là NI ( NET INCOME lợi nhuận ròng hoặc lợi nhuận sau thuế) như
nghiên cứu của Wei & Xiao 2009; Lee & Zhang 2011; Fazlzadeh 2011; Lam và các
15


tác giả 2012, Võ Thị Hồng Diễm 2013,… Tuy nhiên cũng có một số nghiên cứu khác
sử dụng lợi nhuận thuần cộng với lãi vay (trước hoặc sau thuế) như Shah, Butt &
Saeed,2011; Thomsen & Pedersen,2000), lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) Lee
& Buck 2011; Wang & Xiao 2011),… hoặc đơn giản chỉ là lợi nhuận thuần trong các
công trình nghiên cứu của Li,Sun & Zou 2009; Tian & Estrin 2008. Trong khi đó có
những nghiên cứu lại cho rằng nên dùng lợi nhuận trước thuế, lãi vay, hao mòn và
khấu hao EBITDA.
Trong các chỉ số trên, các tỷ số ROA và ROS là những chỉ tiêu dự báo hiệu quả
cho kết quả sản xuất kinh doanh và phản ánh khả năng lợi nhuận mà doanh nghiệp đã
đạt được trong kì. Hai chỉ tiêu này là cách nhìn về quá khứ hoặc đánh giá khả năng lợi
nhuận ngắn hạn của doanh nghiệp. Như vậy, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp có thể được đánh giá thông qua việc kết hợp các tỷ số trên ,mặc dù có thể có

các cách tính khác nhau, chủ yếu do cách xác định lợi nhuận trong tính toán hệ số, sự
kết hợp của hai tỷ số này có thể đưa ra cho nhà quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp, cổ
đông và thị trường những đánh giá bao quát về kết quả hoạt động trong quá khứ cũng
như tiềm năng lợi nhuận và tăng trưởng trong tương lai của doanh nghiệp.
1.4. Đánh giá các nghiên cứu trước đây về tác động của sở hữu nước ngoài đến
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp
Xuyên suốt quá trình thực hiện, nhóm đã tham khảo và tìm hiểu một số nghiên
cứu khoa học thực nghiệm trên thế giới từ những năm của thập niên 90 trở đi và gần
đây nhất là của Oktay Tas & Selin Duz Tan năm 2016 . Mặc dù hầu hết các kết quả
của những bài nghiên cứu về sở hữu nước ngoài tác động đến kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp còn nhiều tranh cãi, nhưng phần lớn các bài nghiên cứu này đều cho
rằng sở hữu nước ngoài có tác động tích cực đến kết quả hoạt động kinh doanh. Tuy
nhiên cũng có những bài viết kết luận rằng mối tương quan giữa sở hữu nước ngoài và
hiệu suất hoạt động kinh doanh là một hình chữ U ngược được thể hiện trên đồ thị.
Mối quan hệ này xuất hiện khá nhiều trong các nghiên cứu gần đây tại các thị trường
mới nổi như Úc, Trung Quốc,…và phản ánh rằng khi SHNN tăng lên đến một giới hạn
nhất định và vượt qua giới hạn đó sẽ làm cho KQKD của các DN giảm xuống. Điểm
thay đổi của đồ thị (turning point) chính là điểm thể hiện tỉ lệ SHNN tối ưu (cho
KQKD lớn nhất) của DN.
16


Bên cạnh đó, có cả những nghiên cứu kết luận không chỉ sở hữu nước ngoài mà
cả cấu trúc sở hữu không có tương quan với hiệu suất kinh doanh ở các quốc gia như
Bồ Đào Nha hay Hy Lạp. Để có cách nhìn tổng quan và mới mẻ hơn, nhóm đã chia
các nghiên cứu trên thế giới trong giai đoạn gần đây 2010-2016 thành các nhóm đề tài
về mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài đến kết quả hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp là cùng chiều, ngược chiều và không có mối quan hệ.
1.4.1. Nhóm các nghiên cứu kết luận tác động của thành phần sở hữu nước ngoài
đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là tích cực

Tuy sở hữu nước ngoài chiếm tỉ trọng không lớn trong cấu trúc sở hữu nhưng
nó lại là một phần quan trọng trong cấu trúc sở hữu của các công ty tại các thị trường
mới nổi (Douma và cộng sự 2006). Ủng hộ quan điểm trên có những bài viết của
Zeitun & Almudehki 2012; Uwuigbe & Olusnmi 2012,…đều đưa ra một kết luận sở
hữu nước ngoài làm tăng giá trị doanh nghiệp, thông qua đó kết quả kinh doanh của
các công ty đạt được sẽ gia tăng đáng kể. Lí giải cho nhận định trên, tác giả Võ Hồng
Diễm trong luận văn nghiên cứu cấu trúc sở hữu quản trị công ty và giá trị doanh
nghiệp có nêu hai lí do. Thứ nhất là do sở hữu nước ngoài cung cấp một nguồn vốn lớn
đem đến thành quả tốt hơn do giảm chi phí đại diện thông qua việc thực hiện vai trò
giám sát. Sự góp mặt của các NĐT nước ngoài trong HĐQT có thể làm tăng tính minh
bạch trong quản trị tài chính bởi họ thường xó xu hướng nét tránh rủi ro và đưa ra các
qui định chặt chẽ trong các vấn đề quản lí, giám sát ở các công ty này. Tác phong làm
việc công nghiệp và thái độ tôn trọng các chuẩn mực đạo đức trong quản trị doanh
nghiệp sẽ làm tăng niềm tin của các nhà đầu tư kéo theo đó hoạt động của DN ở các
nước đang phát triển sẽ hiệu quả hơn (Kim 2011; Choi,Sul & Min 2012). Sở hữu nước
ngoài thật sự có giá trị khi chủ sở hữu nước ngoài nằm trong số các cổ đông giám sát
của công ty ( Mishra & Rattia 2011). Thứ hai, nhà đầu tư nước ngoài có nguồn lực tài
chính, công nghệ và kinh nghiệm tốt hơn so với các nhà đầu tư trong nước ( Huang &
Shiu 2009) và có thể chuyển giao công nghệ cũng như khả năng quản lí và hiểu biết
về thị trường nước đầu tư tốt ( Gurunlu & Gursoy,2010; Romalis 2011; Zeitun &
Almudehki 2012,…). Trong ngiên cứu của Gurunlu & Gursoy 2010 có phân tích rằng
các nhà nước ngoài không chỉ rót vốn mà còn đầu tư công nghệ, kĩ thuật tiến tiến, kinh

17


×