Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hai bên đường mễ trì châu văn liêm, thành phố hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (617.73 KB, 25 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

TRỊNH VĂN THẢO

GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
HAI BÊN TUYẾN ĐƯỜNG MỄ TRÌ - CHÂU VĂN LIÊM,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ

Hà Nội - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

TRỊNH VĂN THẢO
KHÓA 2014 - 2016

GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
HAI BÊN TUYẾN ĐƯỜNG MỄ TRÌ - CHÂU VĂN LIÊM,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI


Chuyên ngành: Quy hoạch vùng và Đô thị
Mã số

: 60.58.01.05

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. KTS NGÔ THÁM

Hà Nội - 2016


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin cảm ơn Thầy giáo PGS.TS.KTS Ngô Thám đã tận
tình hướng dẫn, động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá
trình thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến ban giám hiệu, ban
chủ nhiệm khoa Sau đại học, các Thầy, Cô trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội
đã tạo điều kiện thuận lợi để luận văn được hoàn thành đúng thời hạn cũng
như cung cấp những kinh nghiệm quý giá và những tài liệu trong suốt quá
trình học tập và thực hiện luận văn.
Để có kết quả nghiên cứu này tôi vô cùng biết ơn sự quan tâm, động
viên giúp đỡ của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp để tôi hoàn thành tốt nhất
luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trịnh Văn Thảo



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa
học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trịnh Văn Thảo


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các hình vẽ
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 1
Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 2
Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 3
Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 3
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................... 4
Các khái niệm và thuật ngữ .................................................................... 4
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC
CẢNH QUAN TUYẾN ĐƯỜNG MỄ TRÌ - CHÂU VĂN LIÊM) ............. 6
1.1. Giới thiệu chung về tuyến đường Mễ Trì - Châu Văn Liêm ................6

1.1.1. Vị trí tuyến đường Mễ Trì - Châu Văn Liêm trong quy hoạch xây dựng
Thành phố Hà Nội .......................................................................................... 6
1.1.2. Mối liên hệ giữa khu vực nghiên cứu với khu vực xung quanh ............. 8
1.2. Thực trạng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường
Mễ Trì - Châu Văn Liêm ............................................................................ 9
1.2.1. Quy hoạch sử dụng đất ......................................................................... 9
1.2.2. Công trình kiến trúc trên tuyến đường ................................................ 19


1.2.3. Không gian công cộng và hệ thống cây xanh trên toàn tuyến đường... 21
1.2.4. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật ................................................................. 26
1.3. Những vấn đề cần giải quyết………………………… ..... ……………32
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC
CẢNH QUAN TUYẾN ĐƯỜNG MỄ TRÌ - CHÂU VĂN LIÊM34
2.1. Cơ sở pháp lý ...................................................................................... 34
2.1.1. Văn bản pháp lý ................................................................................. 34
2.1.2. Định hướng quy hoạch khu vực xung quanh tuyến đường .................. 34
2.2. Cơ sở lý luận về kiến trúc cảnh quan và thiết kế đô thị ........................ 37
2.2.1. Lý luận hình ảnh đô thị của Kevin Lynch ........................................... 37
2.2.2. Lý luận không gian đô thị của Roger Trancik ..................................... 40
2.2.3. Xu hướng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan ............................. 42
2.3. Các yếu tố tác động đến việc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan
tuyến đường Mễ Trì - Châu Văn Liêm ....................................................... 44
2.3.1. Tự nhiên ............................................................................................. 44
2.3.2. Văn hóa, xã hội................................................................................... 45
2.3.3. Khoa học kỹ thuật............................................................................... 45
2.3.4. Kinh tế ................................................................................................ 45
2.3.5. Thẩm mỹ ............................................................................................ 45
2.4. Kinh nghiệm tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan một số tuyến
đường trên thế giới và ở Việt Nam ........................................................... 46

2.4.1. Một số giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường
trên thế giới .................................................................................................. 46
2.4.2. Một số giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan trên các
tuyến đường tại Việt Nam ............................................................................ 50
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC
CẢNH QUAN TUYẾN ĐƯỜNG MỄ TRÌ - CHÂU VĂN LIÊM ........... 55


3.1. Quan điểm và nguyên tắc ................................................................... 55
3.1.1. Quan điểm .......................................................................................... 55
3.1.2. Nguyên tắc ......................................................................................... 55
3.2. Đề xuất các giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan
tuyến đường ............................................................................................... 56
3.2.1. Giải pháp cho chức năng sử dụng đất trên tuyến đường ...................... 56
3.2.2. Giải pháp cho mật độ xây dựng và tầng cao công trình trên toàn tuyến.... 67
3.2.3. Giải pháp cải tạo chỉnh trang kiến trúc mặt đứng tuyến đường ........... 69
3.2.4. Không gian công cộng và hệ thống cây xanh trên tuyến đường .......... 73
3.2.5. Hệ thống giao thông ........................................................................... 86
3.2.6. Hệ thống trang thiết bị đô thị .............................................................. 89
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận ................................................................................................ 99
2. Kiến nghị ............................................................................................ 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC BẢNG
Ký hiệu

Tên bảng


Trang

Bảng 1.1 Bảng tổng hợp hiện trạng sử dụng đất theo các ô quy hoạch

13

Bảng 1.2 Bảng thống kê các dự án và hiện trạng xây dựng

14

Bảng 1.3 Bảng thống kê tầng cao công trình

16

Bảng 1.4 Bảng thống kê cây xanh trên tuyến đường

23

Bảng 3.1 Bảng cơ cấu sử dụng đất

63


DANH MỤC CÁC BẢN VẼ
Ký hiệu

Tên bảng

Trang


Vị trí tuyến đường Mễ Trì - Châu Văn Liêm trong định
Hình 1.1.

hướng quy hoạch giao thông thủ đô Hà Nội đến năm

6

2030 tầm nhìn 2050
Hình 1.2.

Hình 1.3.

Vị trí tuyến đường nghiên cứu Mễ Trì - Châu Văn Liêm
trên địa bàn quận Nam Từ Liêm
Sơ đồ liên hệ giữa khu vực nghiên cứu với khu vực xung
quanh

7

9

Hình 1.4.

Nút giao trong khu vực nghiên cứu

11

Hình 1.5.

Sơ đồ thực trạng sử dụng đất hai bên tuyến đường


12

Hình 1.6.

Sơ đồ minh họa tầng cao hiện trạng công trình

17

Hình 1.7.

Mặt đứng hiện trạng tuyến

18

Hình 1.8.

Ảnh hiện trạng kiến trúc nhà ở

19

Hình 1.9.

Ảnh hiện trạng công trình hỗn hợp dịch vụ, thương mại

20

Hình 1.10. Ảnh hiện trạng công trình cơ quan hành chính

21


Hình 1.11. Ảnh hiện trạng công trình giáo dục

21

Hình 1.12.

Vị trí hiện trạng các không gian công cộng trên
tuyến đường

22

Hình 1.13. Thực trạng vị trí hệ thống cây xanh trục trên tuyến đường

23

Hình 1.14. Ảnh hiện trạng một số loại cây xanh trục đường

24

Hình 1.15. Ảnh hiện trạng cây xanh ở nút giao thông

24

Hình 1.16. Ảnh hiện trạng cây xanh hai bên tuyến đường

24

Hình 1.17. Ảnh hiện trạng cây xanh trang trí trên tuyến đường


25

Hình 1.18. Ảnh hiện trạng thảm cây xanh, cây xanh khuôn viên

25

Hình 1.19. Sơ đồ hiện trạng hệ thống giao thông trên tuyến đường

26


Hình 1.20. Mặt cắt hiện trạng các trục đường

27

Hình 1.21. Hiện trạng vỉa hè

28

Hình 1.22. Hiện trạng vỉa hè xuống cấp

28

Hình 1.23. Hiện trạng lòng đường bị lấn chiếm đỗ xe

28

Hình 1.24. Hiện trạng nhà chờ xe buýt

29


Hình 1.25. Hiện trạng nắp cống thoát nước mưa vỉa hè

30

Hình 1.26. Hiện trạng rác thải vứt trên vỉa hè

30

Hình 1.27. Hiện trạng cột điện, tủ điện

31

Hình 2.1.

Sơ đồ ghép quy hoạch phân khu H2-1, H2

35

Hình 2.2.

Vị trí đồ án quy hoạch phân khu đô thị H2-2

36

Hình 2.3.

Minh họa yếu tố lưu tuyến

37


Hình 2.4.

Minh họa yếu tố mảng, khu vực

38

Hình 2.5.

Minh họa yếu tố cạnh biên

38

Hình 2.6.

Minh họa yếu tố nút

39

Hình 2.7.

Minh họa yếu tố điểm nhấn

39

Hình 2.8.

Minh họa yếu tố hình nền, điểm, liên hệ

40


Hình 2.9.

Hình ảnh minh họa tuyến đường Hua Qiang Bei

47

Hình 2.10. Hình ảnh minh họa tuyến đường Hua Qiang Bei

48

Hình 2.11. Mặt bằng và mặt cắt tuyến đường Hua Qiang Bei

49

Hình 2.12.

Hình ảnh minh họa mặt bẳng tổ chức không gian kiến trúc
cảnh quan tuyến đường Thornhill Yonge Street, Canada

Hình 2.13. Hình ảnh minh họa tuyến đường Lý Thường Kiệt
Hình 2.14.

Hình ảnh minh họa ý tưởng thiết kế tuyến đường Lý
Thường Kiệt

50
51
52


Hình 2.15. Hình ảnh minh họa tuyến đường đi bộ Nguyễn Huệ

52

Hình 2.16. Hình ảnh quảng trường nhạc nước trên đường Nguyễn Huệ

53

Hình 2.17. Tổ chức không gian vỉa hè trên đường Nguyễn Huệ

53


Hình 2.18. Hệ thống trang thiết bị đô thị trên tuyến đường Nguyễn Huệ
Hình 3.1.

Sơ đồ phân vùng khu vực không gian cảnh quan tuyến
đường Mễ Trì - Châu Văn Liêm

54
57

Hình 3.2.

Mặt cắt minh họa không gian khu vực 1

58

Hình 3.3.


Mặt cắt minh họa không gian khu vực 2

58

Hình 3.4.

Mặt cắt minh họa không gian khu vực 3

59

Hình 3.5.

Sơ đồ định hướng không gian kiến trúc cảnh quan theo
dạng Nút, Điểm trên toàn tuyến đường

61

Hình 3.6.

Vị trí đề xuất bãi đỗ xe tập trung cho tuyến đường

62

Hình 3.7.

Cơ cấu sử dụng đất

62

Hình 3.8.


Mặt đứng hiện trạng nhà ở

73

Hình 3.9.

Mặt đứng sau khi cải tạo

73

Sơ đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan cho các
Hình 3.10. khu công cộng trên toàn tuyến đường Mễ Trì - Châu

74

Văn Liêm
Hình 3.11. Vị trí tổ chức không gian công cộng trong khu vực 1

75

Hình 3.12. Mặt bằng tổ chức không gian công cộng khu vực 1

76

Hình 3.13. Mặt cắt không gian công cộng khu vực 1

76

Hình 3.14. Vị trí tổ chức không gian công cộng trong khu vực 2


77

Hình 3.15. Mặt bằng tổ chức không gian công cộng khu vực 2

78

Hình 3.16. Mặt cắt không gian công cộng khu vực 2

78

Hình 3.17. Mặt bằng tổ chức không gian công cộng khu vực 3

79

Hình 3.18. Mặt cắt không gian công cộng khu vực 3

79

Hình 3.19. Vị trí tổ chức cây xanh trang trí theo khu vực

80

Hình 3.20. Mặt bằng tổ chức hệ thống cây xanh trang trí dạng 1

81

Hình 3.21. Mặt cắt hệ thống cây xanh trang trí dạng 1

81



Hình 3.22.

Hình ảnh tham khảo tổ chức hệ thống cây xanh trang
trí dạng 1

82

Hình 3.23. Mặt bằng tổ chức hệ thống cây xanh trang trí dạng 2

82

Hình 3.24. Mặt cắt tổ chức hệ thống cây xanh trang trí dạng 2

83

Hình 3.25. Hình ảnh tham khảo tổ chức hệ thống cây xanh dạng 2

84

Hình 3.26. Hình ảnh minh họa các công trình nghệ thuật tuyến đường

86

Hình 3.27. Sơ đồ bố trí gạch ốp lát trên vỉa hè tuyến đường

87

Hình 3.28.


Hình ảnh tham khảo bố trí gạch ốp lát trên vỉa hè
tuyến đường

87

Hình 3.29. Cách tổ chức hệ thống đèn tại khu vực 1

90

Hình 3.30. Cách tổ chức hệ thống đèn tại khu vực 2

90

Hình 3.31. Cách tổ chức hệ thống đèn tại khu vực 3

91

Hình 3.32. Hình ảnh minh họa chiếu sáng đường phố

91

Hình 3.33. Hình ảnh minh họa chiếu sáng công trình

92

Hình 3.34.

Hình ảnh minh họa chiếu sáng cảnh quan
công viên, đài nước


92

Hình 3.35. Minh họa vị trí biển quảng cáo trên công trình

93

Hình 3.36. Minh họa hình thức biển quảng cáo trên công trình

93

Hình ảnh minh họa công tắc ở các ngã ba, ngã tư để
người đi bộ và người tàn tật qua đường
Hình 3.38. Hình minh họa giá để xe đạp
Hình 3.37.

94
95

Hình 3.39. Hình ảnh minh họa trạm dừng xe buýt

95

Hình 3.40. Hình ảnh minh họa thùng rác thân thiện môi trường

96

Hình 3.41. Hình ảnh minh họa ghế nghỉ kết hợp cây xanh trang trí

97


Hình 3.42.

Hình ảnh minh họa ghế nghỉ có hình thức đơn giản
hiện đại

Hình 3.42. Hình ảnh minh họa nhà vệ sinh công cộng

97
98



1
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tại Quyết định số 1259/QĐ
ngày 26 tháng 7 năm 2011. Cùng với việc triển khai quy hoạch phân khu các
vùng phát triển đô thị mới, thành phố Hà Nội cũng đã tiến hành triển khai quy
hoạch cải tạo, chỉnh trang các tuyến đường đã được xây dựng trước đây để
đảm bảo cho không gian kiến trúc cảnh quan của thành phố, cũng như hệ
thống hạ tầng kỹ thuật được xây dựng phát triển hiện đại và đồng bộ, tương
xứng với vị thế thủ đô của cả nước.
Với định hướng phát triển đã và đang mở rộng của thủ đô Hà Nội về
phía Tây thì việc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan các tuyến đường
kết nối khu vực, trong đó có cửa ngõ phía Tây trung tâm Thành phố là hết
sức cần thiết, góp phần tạo dựng bộ mặt kiến trúc cảnh quan cho Thủ đô.
Tuyến đường Mễ Trì - Châu Văn Liêm là tuyến đường quan trọng đáp ứng
nhu cầu giao thông và xây dựng phát triển đô thị ở phía Tây khu vực nội đô

lịch sử. Ngoài ra, tuyến đường còn giữ vai trò liên kết các khu vực phía
Đông với khu liên hiệp thể thao Quốc gia.Tuy nhiên, về tổng thể tuyến
đường chưa tạo dựng được không gian kiến trúc cảnh quan đồng bộ toàn
tuyến nhằm tạo nên tuyến đường đẹp, hiện đại xứng đáng là tuyến đường
chính, cửa ngõ kết nối của Thủ đô.
Đến nay, chức năng sử dụng đất hai bên tuyến đường Mễ Trì - Châu
Văn Liêm cơ bản ổn định (đã được cấp có thẩm quyền xem xét và chấp thuận
về các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc). Trong đó đoạn từ nút giao đường Phạm
Hùng tới nút giao đường Lê Quang Đạo đã được đầu tư xây dựng; đoạn từ nút
giao đường Lê Quang Đạo đến nút giao đường Đại lộ Thăng Long đang triển
khai đầu tư xây dựng tuyến đường, các công trình xây dựng chính hai bên


2
tuyến đường đang trrong gian đoạn chuẩn bị đầu tư xây dựng với nhiều công
trình chức năng khác nhau. Do vậy, việc đầu tư xây dựng các công trình trên
toàn tuyến cần phải được nghiên cứu đảm bảo thống nhất, hài hòa về không
gian kiến trúc trên toàn tuyến giữa khu vực cải tạo, chỉnh trang và phát triển
xây dựng mới, các vị trí điểm nhấn kiến trúc.
Đồng thời, hiện nay các công trình đã xây dựng hai bên tuyến đường
(các công trình phục vụ dân sinh, khu dân cư hiện có, …) cũng như chi tiết
mặt đứng, tiện ích đô thị,… có hình thức, ngôn ngữ kiến trúc của các công
trình chưa có sự thống nhất, chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ người dân. Có
nhiều công trình trên tuyến đường mang một phong cách kiến trúc khác nhau.
Đặc biệt là các công trình mới cải tạo và lấn chiếm làm giảm giá trị thẩm mỹ,
cảnh quan của toàn tuyến đường cũng như khu vực xung quanh.
Chính vì vậy, việc chọn đề tài: “Giải pháp tổ chức không gian kiến
trúc cảnh quan hai bên tuyến đường Mễ Trì - Châu Văn Liêm, thành phố
Hà Nội” là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao, đáp ứng nhu cầu thực tiễn
trong việc quản lý và phát triển không gian kiến trúc trong khu vực.

Mục tiêu nghiên cứu:
- Rà soát, đánh giá thực trạng không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường.
- Đề xuất giải pháp chỉnh trang kiến trúc các công trình xây dựng hai
bên tuyến đường (nhất là đối với khu vực dân cư, làng xóm được tồn tại theo
quy hoạch). Đề xuất giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hài hòa
giữa khu vực cải tạo, chỉnh trang và phát triển xây dựng mới, các vị trí điểm
nhấn kiến trúc.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường
bao gồm:
- Hệ thống các công trình kiến trúc trên tuyến đường.


3
- Không gian công cộng và hệ thống cây xanh.
- Hệ thống giao thông và các công trình phụ trợ.
- Hệ thống trang thiết bị đô thị.
Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Hai bên tuyến đường Mễ Trì - Châu Văn Liêm:
+ Trục đường có chiều dài 2.015m. Điểm đầu là nút giao cắt với Vành
đai III, điểm cuối là nút giao cắt Đại lộ Thăng Long.
+ Chiều rộng hai bên tính từ tim đường khoảng 200m.
+ Tổng diện tích đất nghiên cứu khoảng 79,53ha.
Giới hạn về thời gian: năm 2030.
Nội dung nghiên cứu:
- Đánh giá hiện trạng kiến trúc cảnh quan tuyến đường Mễ Trì - Châu
Văn Liêm.
- Nghiên cứu, xác lập mối quan hệ của tuyến đường với quy hoạch
chung Thủ đô, khu vực với kiến trúc cảnh quan toàn thành phố.
- Bài học kinh nghiệm về tổ chức không gian KTCQ các tuyến đường

có chức năng tương đồng của Việt Nam và trên thế giới.
- Đề xuất các giải pháp tổ chức không gian KTCQ tuyến đường Mễ Trì
- Châu Văn Liêm để góp phần tạo lập Hà Nội là đô thị “Xanh - văn minh văn hiến - hiện đại”
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp tiếp cận hệ thống: Đề tài coi đối tượng nghiên cứu là
một thành phần của hệ thống không gian kiến trúc cảnh quan toàn thành phố
Hà Nội và xem xét trên mọi phương diện như kiến trúc, quy hoạch, kinh tế,
văn hóa lịch sử xã hội...
- Phương pháp thu thập số liệu từ thực tế, sách báo tạp chí
- Khảo sát thực địa, quan sát ghi chép thực địa


4
- Lấy ý kiến và tư vấn chuyên gia
Phương pháp thu thập số liệu gián tiếp: Thu thập tài liệu về cải tạo,
chỉnh trang, thiết kế đô thị qua sách báo, tài liệu và các đề tài có liên quan
trong và ngoài nước.
- Phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp đề xuất các giải pháp.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
- Ý nghĩa khoa học:
+ Góp phần hoàn thiện lý luận về tổ chức không gian kiến trúc cảnh
quan tuyến đường Thủ đô nói riêng và các tuyến đường đô thị nói chung.
+ Nghiên cứu lý luận xác định tiêu chí để tổ chức không gian kiến trúc,
lựa chịn công trình điểm nhấn, không gian trống, đảm bảo sự hài hòa và phù
hợp diện mạo, làm đẹp đô thị.
+ Luận văn là ví dụ minh họa lý thuyết về tổ chức không gian kiến trúc
cảnh quan, là tài liệu tham khảo, cơ sở khoa học cho việc giảng dạy chuyên
môn...
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Đóng góp cho việc hoàn thiện các luận văn quy hoạch cải tạo tuyến

đường trên địa bàn thành phố Hà nội.
+ Làm cơ sở tham khảo để triển khai các dự án đầu tư, quản lý xây
dựng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường Mễ Trì - Châu Văn
Liêm trước tình hình mới.
Các khái niệm và thuật ngữ:
Kiến trúc cảnh quan: là khoa học đa nghành gồm không gian vật thể đô
thị: nhà, công trình kỹ thuật, nghệ thuật, không gian công cộng, cây xanh,
biển báo và tiện nghi đô thị... Kiến trúc cảnh quan là hoạt động định hướng
của con người để tạo lập môi trường cân bằng tổng thể giữa thiên nhiên, hoạt
động của con người và không gian vật thể được xây dựng [12].


5
Không gian kiến trúc cảnh quan: là tổ hợp và liên kết các không gian
chức năng trên cơ sở tạo ra sự cân bằng và mối quan hệ tỏng hòa cua hai
nhóm thành phần tự nhiên và nhân tạo của kiến trúc cảnh quan..[12]
Cảnh quan đô thị: là môi trường nhân tạo, là hình ảnh con người thu nhận
được qua tiếp xúc với không gian đô thị. Được xác lập bởi 3 yếu tố cảnh quan
thiên nhiên, công trình xây dựng và hoạt động của con người trong đô thị [12]
Kiến trúc đô thị: là tổ hợp vật thể trong đô thị bao gồm: kiến trúc công
trình, kỹ thuật, nghệ thuật, cây xanh, tổ chức giao thông, biển báo và tiện nghi
đô thị...[12]


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.

Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


99
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận
Quá trình nghiên cứu về hiện trạng, nghiên cứu các cơ sở khoa học, lý
luận thực tiễn và đề xuất một số giải pháp về hình ảnh đô thị của đề tài “Giải
pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường Mễ Trì - Châu Văn
Liêm, thành phố Hà Nội”, Luận văn đã đưa ra một số giải pháp để giải quyết
từng vấn đề một cách cụ thể, áp dụng với tình hình thực tế và định hướng quy
hoạch phát triển không gian của tuyến đường:
- Giải pháp tổng thể :
+ Phân vùng không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường.
+ Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan theo các tuyến, điểm, nút
trên toàn tuyến đường.
- Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường :
+ Giải pháp cải tạo mặt đứng, kiến trúc đối với công trình hiện có.
+ Tổ chức thêm các không gian công cộng mới.
+ Tổ chức thêm hệ thống cây xanh trang trí trên toàn tuyến đường.
+ Tổ chức các công trình nghệ thuật.
- Đối với hệ thống giao thông và các công trình phụ trợ:
+ Tổ chức các đoạn vỉa hè đi bộ cho phù hợp tính chất với từng khu
vực của tuyến đường và công trình.
+ Đề xuất tổ chức thêm hệ thống bãi đỗ xe, đảm bảo phục vụ cho toàn
tuyến đường.
+ Cải thiện chất lượng trạm dừng xe buýt tạo sự hấp dẫn và hình ảnh

tốt cho môi trường tuyến đường.
- Đối với hệ thống trang thiết bị đô thị:
+ Giải pháp hệ thống chiếu sáng


100
+ Một số giải pháp tổ chức các biển quảng cáo
+ Đề xuất một số hình thức, vị trí mới cho hệ thống thùng rác, thông
gió, thiết bị nghỉ ngơi, nhà vệ sinh công cộng,...
Qua những nghiên cứu của Luận văn có thể kết luận những vấn đề
như sau:
- Đã hệ thống được các đặc điểm cơ bản nhất về thực trạng hình ảnh đô
thị tuyến đường.
- Tổng hợp các hệ thống cơ sở khoa học, lý luận và thực tiễn, các mô
hình, lý luận thiết kế đô thị đang được áp dụng trên thế giới và áp dụng cụ thể
vào tuyến đường Mễ Trì - Châu Văn Liêm. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đối với hình ảnh đô thị tuyến đường Mễ Trì - Châu Văn Liêm trong tương lai.
- Dựa trên những phân tích đánh giá trên, các mục tiêu chiến lược phát
triển tuyến đường đã được xây dựng. Với cách tiếp cận trên, việc đánh giá
hình ảnh đô thị, xác định các đặc trưng của tuyến phố, xây dựng viễn cảnh và
chiến lược cho tuyến phố sẽ được áp dụng cho các đường phố chính khác để
xây dựng lên một bức tranh tổng thể, hài hòa và hấp dẫn của thủ đô Hà Nội.
2. Kiến nghị
Để đảm bảo sự phát triển hài hòa, bền vững và tạo hình ảnh đô thị đặc
trưng của tuyến đường cần có thiết kế đô thị cụ thể tạo nên bản sắc riêng cho
tuyến đường.
Tuyến đường Mễ Trì - Châu Văn Liêm là tuyến đường có hình ảnh đô
thị thể hiện sự phát triển liên tiếp nối giữa khu phía Tây và khu vực nội đô
lịch sử của Hà Nội, cũng như góp phần quan trọng kết nối khu vực phía
Đông với khu liên hiệp thể thao Quốc gia. Vì vậy cần phải tiếp tục hoàn

thiện để phát huy giá trị đặc trưng của tuyến đường.
Cần phải có một số quy chế duy tu, bảo dưỡng, quản lý đồng bộ các
yếu tố tạo nên các kiến trúc đô thị, bao bồm cả cây xanh, hạ tầng kỹ thuật
khác nhau như: giao thông, điện, nước…


101
Cần xác định, nhận diện đầy đủ các kiến trúc có giá trị bao gồm các
công trình điểm nhấn…
Cần phải tổ chức giao thông hợp lý để khai thác giao thông công cộng ở
các nút giao thông quan trọng như: ngã tư Mễ Trì - Lê Quang Đạo....
Quảng bá hình ảnh các công trình kiến trúc có giá trị, các tiện ích đô thị
và cây xanh trên tuyến đường.
Các quy định cụ thể trong việc quản lý xây dựng, quy hoạch, kiến trúc,
thiết kế đô thị trong khu vực, trên tuyến phố đảm bảo giữ gìn đặc trưng và bản
sắc của toàn tuyến, hài hòa với bản sắc chung trong khu vực.
Nâng cao vai trò của cộng đồng trong công tác giám sát, khai thác sử
dụng tuyến đường. Công tác khai thác thiết kế đô thị dựa trên cơ sở lấy ý kiến
của cộng đồng dân cư.


102
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Hoàng Hải Anh, Lý thuyết quy hoạch đô thị theo phương pháp đứng,
Tạp chí xây dựng quy hoạch xây dựng số 18/2005.
2. Nguyễn Việt Châu (1999), “Nhìn nhận về quy hoạch kiến trúc cảnh
quan đường phố”, Tạp chí Kiến Trúc Việt Nam,( số 7/2004).
3. Bộ xây dựng, bảo tồn di sản kiến trúc cảnh quan Hà Nội, (1998)- Viện
nghiên cứu kiến trúc.

4. Bộ xây dựng: Thông tư số 10/2012/TT-BXD ngày 20/12/2012 về việc
hướng dẫn chi thiết một số nội dung của nghị định 64/2012/NĐ - CP
ngày 04/9/2012 của Chính phủ về cấp phép xây dựng.
5. Bộ xây dựng: Thông tư số 06/2013/TT-BXD ngày 13/5/2013 hướng
dẫn về nội dung thiết kế đô thị.
6. Bộ xây dựng: Thông tư số 16/2013/TT-BXD ngày 16/10/2013 sửa đổi,
bổ sung một số điều của thông tư số 06/2013/ TT-BXD ngày 13/5/2013
của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn về nội dung thiết kế đô thị.
7. Đặng Thái Hoàng (1999), Kiến trúc Hà Nội thế kỷ XIX - thế kỷ XX. Nhà
xuất bản Hà Nội
8. TS.KTS. Nguyễn Xuân Hinh, Bài giảng môn học thiết kế đô thị, Bài
giảng môn học cao học kiến trúc và quy hoạch trường đại học Kiến trúc
Hà Nội.
9. Hồ sơ đồ án Quy hoạch chung Hà Nội năm 2011 đến năm 2030.
10. Quốc hội: Luật Quy hoạch đô thị 2009 số 30/2009/QH12 ngày
17/06/2009.
11. Nguyễn Cao Lãnh (2005), quy hoạch phát triển các business park Mô hình tất yếu cho đô thị hiện đại.


103
12. Hàn Tất Ngạn (1996), Kiến trúc cảnh quan đô thị, NXB Xây dựng, Hà
Nội.
13. TS.KTS. Đào Ngọc Nghiêm (2010), Quá trình phát triển của Hà Nội
qua các thời kỳ trong “Hà Nội thiên nhiên kỷ - Bài học từ quá trình đô
thị hóa”.
14. Chính phủ: Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 về lập,
thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị.
15. Chính phủ: Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 về quản lý
không gian kiến trúc, cảnh quan đô thị.
16. Chính phủ: Nghị định số 39/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 về quản lý

không gian xây dựng công trình ngầm.
17. Chính phủ: Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04/09/2012 về cấp
phép xây dựng.
18. PGS.TS. Lương Tú Quyên, Lý luận quy hoạch đô thị hiện đại, bài
giảng khóa đào tạo của hội quy hoạch về đô thị và biến đổi khí hậu.
19. Ngô Huy Quỳnh, quy hoạch cải tạo và xây dựng đô thị, NXB Văn hóa
thông tin (1997) trang 42-49.
20. Đỗ Trần Tín (2012), Khai thác yếu tố cây xanh, mặt nước trong tổ
chức không gian công cộng các khu đô thị mới tại Hà Nội, luận án Tiến
sỹ, Hà Nội.
21. Quy hoạch phân khu đô thị, H2-2 tỷ lệ 1/5000, Viện Quy Hoạch Xây
Dựng Hà Nội tổ chức lập quy hoạch năm 2015.
22. Quy hoạch chi tiết huyện Từ Liêm, Hà Nội, đã được UBND Thành Phố
Hà Nội phê duyệt.
23. Kim Quảng Quân (2000), Thiết kế đô thị có minh họa, (Đặng Thái
Hoàng dịch), Nhà xuất bản Xây dựng Hà Nội


104
Tiếng Anh
24. Kevin Lyunch (1960), Image of city, The MIT Press, Boston - Jersey Los Angeles.
25. Roger Trancik (1986), Finding Lost Space - Theories of Urban Design,
Van Nostrand Company, New York.
Cổng thông tin điện tử
26. />27. />28. http//www.architonic.com/es/pmsht/hop-hop-miramondo/1231163
29. http//www.archdaily.com/47301/hua-quang-bei-road-workac/
30. />31.
32.
33. />34. https:// www.google.com/search?q=đèn-chiếu-sáng
35. https:// www.google.com/search?q=cây-hoa-trang trí

36. https:// www.google.com/search?q=public –toilets
37. />38.
39.


×