Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông son, tỉnh quảng bình( từ bến thuyền du lịch tới cửa động phong nha, tỉnh quảng bình) (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (699.07 KB, 25 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------o0o----------

NGUYỄN THÀNH LONG

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN
KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
HAI BÊN BỜ SÔNG SON, TỈNH QUẢNG BÌNH
(từ bến thuyền du lịch tới cửa động Phong Nha, tỉnh Quảng Bình)

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ

Hà Nội – 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------o0o----------

NGUYỄN THÀNH LONG
KHÓA: 2014 – 2016

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN
KIẾN TRÚC CẢNH QUAN


HAI BÊN BỜ SÔNG SON, TỈNH QUẢNG BÌNH
(từ bến thuyền du lịch tới của động Phong Nha, tỉnh Quảng Bình)

Chuyên ngành: Quy hoạch vùng và Đô thị
Mã số: 60.58.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS TS KTS NGUYỄN TỐ LĂNG

Hà Nội – 2016


LỜI BIẾT ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới quý thầy cô khoa đào tạo sau đại học,
khoa quy hoạch trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, các thầy cô giáo trực tiếp đóng
góp ý kiến quý báu qua các kì kiểm tra tiến độ; gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã
giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện tốt cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thiện luận
văn.
Đặc biệt, tôi chân thành cảm ơn PGS. TS. KTS Nguyễn Tố Lăng người thầy
đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để tôi hoàn thành luận văn
này.
Dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện, song trong quá trình thực
hiện luận văn sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Tác giả tất mong nhận được sự góp ý,
chỉ dẫn của quý thầy cô và các bạn bè đồng nghiệp.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là hoàn toàn trung thực và có
nguồn góc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thành Long


DANH MỤC CÁC HÌNH MINH HỌA
Số hiệu hình
Hình 1.1.
Hình 1.2.
Hình 1.3.
Hình 1.4.
Hình 1.5.

Tên hình
Bản đồ ranh giới hành chính vườn Quốc gia Phong Nha –
Kẻ Bàng
Các khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam
Sơ đồ tuyến hành lang di sản miền Trung
Sơ đồ phân vùng vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng
Sơ đồ hiện trạng khu vực nghiên cứu

Trang
10
11

11
13
15

Hình 1.6.

Sơ đồ hiện trạng xây dựng khu vực dân cư tại khu vực
nghiên cứu

19

Hình 1.7.

Hiện trạng mặt đứng xây dựng khu vực dân cư hai bên bờ
sông

21

Hình 1.8.

Sơ đồ hiện trạng bến thuyền tại khu vực nghiên cứu

23

Hình 1.9.
Hình 1.10.
Hình 1.11.
Hình 1.12.

Sơ đồ hiện trạng di tích lịch sử tại khu vực nghiên cứu

Giao thông bờ nam
Giao thông bờ bắc
Sơ đồ minh họa hướng thoát lũ qua khu trung tâm dịch vụ
Phong Nha (khi chưa xây dựng tuyến đường HCM qua sông
Son)

25
27
27
33

Sơ đồ minh họa hướng thoát lũ qua khu trung tâm dịch
Hình 1.13.

vụ Phong Nha (khi xây dựng tuyến đường HCM qua

33

sông Son)
Hình 1.14.
Hình 2.1.

Sơ đồ hiện trạng cảnh quan hai bên bờ sông khu vực
nghiên cứu
Sơ đồ phát triển bền vững

36
48



Hình 2.2.
Hình 2.3.

Sơ đồ định hướng phát triển không gian Vườn Quốc gia
Phong Nha – Kẽ Bàng

Sơ đồ định hướng phát triên không gian kiến trúc cảnh

58
58

quan khu vực nghiên cứu
Hình 2.4.

Hình 3.1.

Hình 3.2.

Hình 3.3.
Hình 3.4.
Hình 3.5.

Hình 3.6.

Mặt bằng tổng thể của toàn bộ khu vườn The
Australian Garden
Minh họa giải pháp cải tạo chỉnh trang tại bến thuyền
du lịch
Khu vực trụ sở ban quản lý vườn Quốc gia Phong Nha
– Kẻ Bàng

Minh hoạ giải pháp công trình dân cư trong khu vực
nghiên cứu
Phối cảnh minh hoạ hai bên bờ sông Son
Minh họa cảnh quan bên bờ sông Son khu vực dân cư
sau khi cải tạo
Sơ đồ ý tưởng bố trí cảnh quan hai bên bờ sông Son
(khu vực nghiên cứu)

69

74

77

80
84
84

86


MỤC LỤC
 Lời cảm ơn
 Lời cam đoan
 Mục lục
 Danh mục các bảng, biểu
 Danh mục các hình vẽ, đồ thị
PHẦN I: MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài…………….…………………………………………...1
Mục đích nghiên cứu

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài
Khái niệm khoa học, thuật ngữ
Cấu trúc luân văn
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương I: Thực trạng công tác tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hai
bên bờ sông Son (từ bến thuyền du lịch đến cửa động Phong Nha) thuộc khu
du lịch sinh thái Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình.........9
1.1. Thực trạng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tại vườn Quốc
gia Phong Nha – Kẻ Bàng...................................................................................9
1.1.1. Khái quát chung về vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.....................9
1.1.2. Phân vùng di tích, danh thắng trong quần thể di sản thiên nhiên thế giới
vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng...............................................................12
1.2. Thực trạng kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông Son khu vực nghiên
cứu (từ bến thuyền du lịch tới cửa động Phong Nha, tỉnh Quảng Bình)..14


1.2.1. Lịch sử sông Son........................................................................................14
1.2.2. Giới thiệu chung về khu vực nghiên cứu.................................................15
1.2.3. Hiện trạng công trình kiến trúc và hạ tầng kĩ thuật khu vực nghiên
cứu..........................................................................................................................19
1.2.4. Hiện trạng cảnh quan khu vực nghiên cứu....................................30
1.3. Các vấn đề cần nghiên cứu........................................................................37
Chương II: Cơ sở lý luận và thực tiễn công tác tổ chức không gian nhằm bảo
tồn và phát huy giá trị kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông Son khu vực
nghiên cứu.....................................................................................................................40
2.1. Cơ sở lý luận.................................................................................................40
2.1.1. Vai trò và đặc điểm, nội dung của tổ chức không gian nhằm bảo
tồn và phát huy giá trị kiến trúc cảnh quan...................................................40

2.1.2. Các yêu cầu cơ bản về nội dung đối với tổ chức không gian nhằm bảo
tồn và phát huy kiến trúc cảnh quan....................................................................45
2.1.3. Các yêu cầu, nguyên tắc và hình thức thiết lập mô hình, hình thái về tổ
chức không gian nhằm bảo tồn và phát huy giá trị kiến trúc cảnh
quan........................................................................................................................46
2.2. Cơ sở pháp lý................................................................................................51
2.2.1. Cơ sở pháp lý quốc tế và Việt Nam về quy hoạch bảo tồn và phát huy di
sản thiên nhiên thế giới.........................................................................................51
2.2.2. Các đồ án quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết, công trình nghiên cứu
trong khu vực nghiên cứu....................................................................................56
2.2.3. Cơ sở, văn bản pháp lý về khu vực vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ
Bàng.......................................................................................................................59
2.3. Các yếu tố cơ bản tác động đến việc tổ chức không gian.....................61
2.3.1. Điều kiện tự nhiên......................................................................................61
2.3.2. Yếu tố kinh tế.............................................................................................64


2.3.3. Yếu tố văn hóa xã hội................................................................................65
2.4. Kinh nghiệm trong nước và quốc tế........................................................66
2.4.1. Kinh nghiệm trong nước............................................................................66
2.4.2. Kinh nghiệm quốc tế..................................................................................69
Chương III: Giải pháp tổ chức không gian nhằm bảo tồn và phát huy giá trị
kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông Son khu vực nghi.......................................71
3.1. Các quan điểm và mục tiêu.......................................................................71
3.1.1. Quan điểm...................................................................................................71
3.1.2. Mục tiêu......................................................................................................72
3.2. Giải pháp tổ chức không gian nhằm bảo tồn và phát huy giá trị kiến
trúc cảnh quan....................................................................................................73

3.2.1. Giải pháp xây dựng và tôn tạo các công trình kiến trúc.................74

3.2.2. Giải pháp xây dựng và tôn tạo cảnh quan hai bên bờ sông Son........83
3.2.3. Giải pháp bảo tồn và phát huy các di tích thắng cảnh cần được phục
hồi, tôn tạo đưa vào khai thác du lịch.............................................................90
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................94
Kết luận...........................................................................................................................94
Kiến nghị........................................................................................................................96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................


1

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
 Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đang dần từng bước
chuyển dịch cơ cấu của khu vực Công nghiệp được thực hiện gắn liền với sự
phát triển của các ngành theo hướng đa dạng hóa, từng bước hình thành một
số ngành trọng điểm, ngành mũi nhọn có tốc độ phát triển cao có đủ khả năng
để khai thác và phát triển các nguồn lực của đất nước, thu hút được vốn đầu tư
nước ngoài, với lẽ đó mà Đảng và Nhà nước ta xác định du lịch là một ngành
kinh tế tổng hợp, ngày càng có vị trí quan trọng đối với phát triển kinh tế,
chính trị, xã hội và bảo vệ tài nguyên môi trường; du lịch góp phần vào
chuyển dịch cơ cấu kinh tế; mang lại nguồn thu ngân sách quốc gia; thu hút
vốn đầu tư và xuất khẩu hàng hóa tại chổ; tác động tích cực đối với phát triển
các ngành kinh tế có liên quan, đặc biệt là ngành thủ công mỹ nghệ; du lịch
góp phần thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, tạo ra nhiều việc làm và
có thu nhập thường xuyên cho người lao động tại nhiều vùng, miền khác
nhau, trong đó có cộng đồng dân cư tại các vùng sâu, vùng xa, biên giới hải
đảo; làm thay đổi diện mạo và cải thiện điều kiện dân sinh; thúc đẩy, bảo tồn
và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, là cầu
nối, giao lưu văn hóa giữa các vùng, miền trong nước và du lịch góp phần

quan trọng đối với bảo tồn, nâng cao nhận thức thức trách nhiệm cho cộng
đồng đối với công tác gìn giữ và bảo vệ tài nguyên và môi trường.
Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội vấn đề đặt lên hàng đầu là
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, gắn liền với việc phát triển
kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên môi trường. “Tập trung phát triển một số
ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao như: du lịch,
hàng hải ...” bảo đảm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn


2

minh. “Từng bước hình thành hệ thống đô thị có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện
đại, thân thiện với môi trường ...” đã được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XII của Đảng ta xác định.
Quảng Bình là một vùng đất hẹp thuộc khu vực miền Trung có đầy nắng
và gió Lào rất khó để phát triển kinh tế; may mắn thay nơi đây đã được thiên
nhiên ban tặng nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng thu hút được hàng trăm nghìn
lượt khách trong nước và quốc tế đến tham quan nghỉ dưỡng. Mà đặc biệt là
đến với khu du lịch sinh thái Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Tháng 9
năm 2012 trong chuyến công tác và làm việc tại tỉnh Quảng Bình của Phó
Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Phó thủ tướng đã lưu ý địa phương “về vấn đề
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tỉnh cần chú ý gắn với tiềm năng, lợi thế ở địa
phương, trong đó cần ưu tiên phát triển thương mại, du lịch và dịch vụ vì đây
là những lĩnh vực mà tỉnh có tiềm năng và lợi thế, nhất là Di sản Thiên nhiên
thế giới Phong Nha-Kẻ Bàng”.
Quần thể Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng thuộc tỉnh Quảng Bình miền Trung Việt Nam. Với tổng diện tích 343.300ha, trong đó vùng lõi là
123.300ha và vùng đệm là 220.000ha, vùng lõi của Vườn quốc gia Phong
Nha - Kẻ Bàng là 85.754 ha, Phong Nha - Kẻ Bàng thuộc địa phận các huyện
Quảng Ninh, Bố Trạch và Minh Hóa, cách thành phố Đồng Hới 50km về
hướng tây bắc.

Bên cạnh giá trị về lịch sử địa chất, địa hình, địa mạo, Phong Nha - Kẻ
Bàng còn được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho những cảnh quan kì bí, hùng
vĩ. Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng ẩn chứa bao điều bí ẩn của tự nhiên,
những hang động như những lâu đài lộng lẫy trong lòng núi đá vôi được tạo
tác từ hàng triệu năm trước. (Động Thiên đường, Hang Sơn Đoòng v.v ...)


3

Phong Nha - Kẻ Bàng được ví như một bảo tàng địa chất khổng lồ có giá
trị và mang ý nghĩa toàn cầu bởi cấu trúc địa lý phức tạp, tập hợp nhiều loại
đá khác nhau như sa thạch, thạch anh, phiến thạch, đá vôi chứa silic, đá macnơ, đá granodiorite, đá diorite, đá aplite, pegmatite... Phong Nha - Kẻ Bàng
cũng chứa đựng lịch sử phát triển địa chất phức tạp, lâu dài từ 400 triệu năm
trước của trái đất. Trải qua các giai đoạn kiến tạo quan trọng và các pha
chuyển động đứt gãy, phối tảng, uốn nếp đã tạo ra các dãy núi trùng điệp và
các bồn trầm tích bị sụt lún. Những biến động trên cũng đã góp phần tạo nên
sự đa dạng về địa chất, địa hình, địa mạo. Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ
Bàng Phong Nha đã được UNESCO công nhận lần 2 là Di sản thiên nhiên thế
giới với tiêu chí đa dạng sinh học, sinh thái vào tháng 7 năm 2015.
Kể từ khi trở thành di sản thế giới, lượng khách du lịch đến đây tăng vọt,
tuy nhiên hiện nay công tác quy hoạch tại đây còn nhiều bất cập. Không gian
cảnh quan các khu vực tham quan chưa được đầu tư đúng mức. Vẫn còn
nhiều lộn xộn trong kiến trúc, cảnh quan cũng như công tác quản lý còn thiếu
chặt chẽ, chưa đồng bộ. Một trong những khu vực cần thiết phải đầu tư để thể
hiện điểm nhấn, ấn tượng của du khách khi đến với Vườn quốc gia Phong
Nha - Kẻ Bàng là tuyến tham quan du lịch trên dòng sông Son, đoạn đoạn từ
bến thuyền du lịch (hay còn gọi là bến thuyền Xuân Sơn) đến cửa động Phong
Nha. Bên cạnh động Phong Nha là động Tiên Sơn có thể nói là điểm đến thu
hút lượng khách chủ yếu đối với Phong Nha - Kẻ Bàng đã được đưa vào khai
thác từ lâu nay. Điều này cho thấy, hiện nay du khách chưa được thưởng thức

và khám phá một cách đầy đủ vẻ đẹp của di sản này. Việc tổ chức quy hoạch
không gian kiến trúc cảnh quan dọc tuyến hai bên bờ sông Son đoạn đoạn từ
bến thuyền du lịch (hay còn gọi là bến thuyền Xuân Sơn) đến cửa động Phong
Nha là góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản thiên nhiên thế giới, khai
thác vẻ đẹp nội tại của dòng sông, dòng sông Son luôn bình dị và đong đầy


4

bao kỷ niệm trong chiến tranh. Không những là Di sản thiên nhiên thế giới,
Phong Nha còn chứa đựng trong đó bao huyền thoại lịch sử mà ta chưa khám
phá hết.
Với lẽ đó, đề tài “Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ
sông Son” (đoạn đoạn từ bến thuyền Xuân Sơn đến cửa động Phong Nha) là
thực sự cần thiết nhằm góp phần hoàn thiện công tác bảo tồn, gìn giữ và phát
huy giá trị di sản thiên nhiên thế giới, nhằm từng bước chỉnh trang quy hoạch
ngày một văn minh, hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách đến tham
quan “Phong Nha đệ nhất động” được thưởng ngoạn đầy đủ các kỳ quan do
thiên nhiên ban tặng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch và quảng bá
hình ảnh Việt Nam nói chung, Quảng Bình nói riêng ra thế giới thông qua
nhiều kênh khác nhau.
 Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ
sông Son (đoạn từ bến thuyền Xuân Sơn tới cửa động Phong Nha) theo quy
hoạch chung đã phê duyệt nhằm thể hiện, tôn tạo vẻ đẹp vốn có cũng như giá
trị độc đáo về tự nhiên, văn hóa và lịch sử; gắn du lịch với phát triển kinh tế
địa phương, phát huy giá trị di sản thiên nhiên thế giới để di sản thiên nhiên
trở thành một trong những vùng du lịch sinh thái, du lịch nghiên cứu khoa học
kỹ thuật hấp dẫn “bậc nhất” khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tạo ra được
động lực quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình

và khu vực Bắc Trung Bộ.
 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông
Son (đoạn từ bến thuyền Xuân Sơn tới cửa động Phong Nha).


5

Phạm vi nghiên cứu: Hai bên bờ khúc sông Son với chiều dài khoảng 4,8
km được tính từ cửa động Phong Nha cho tới bến thuyền du lịch (hay còn gọi
là bến thuyền Xuân Sơn). Đây là khu vực thuộc xã Sơn Trạch chạy qua các
thôn: thôn Hà Đới, thôn Na, thôn Xuân Tiến.
 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích đánh giá tổng hợp (điều tra, khảo sát, thu thập
thông tin thực địa): Thống kê số liệu để xử lý, sắp xếp, phân loại số liệu, tính
toán các chỉ tiêu đặc trưng, chia đối tượng thành các phần nhỏ để nghiên cứu,
phân tích thuộc tính, tính chất của từng yếu tố tác động từ đó tìm ra bản chất
của vấn đề cho luận văn;
Phương pháp nghiên cứu có chọn lọc các tài liệu và kế thừa kết quả
nghiên cứu của các đề tài nghiên cứư khoa học và các dự án có liên quan;
Phương pháp hệ thống hoá, phân tích, so sánh, tổng hợp thực trạng.
Phương pháp tham khảo, học tập, rút kinh nghiệm từ các ý tưởng của các
nhà chuyên môn đã đề xuất trước đó. Vận dụng các mô hình tổ chức không
gian và thiết kế đô thị của các khu vực có đặc điểm tương đồng từ đó vận
dụng với những lý luận thực tiễn để đưa ra giải pháp tổ chức không gian kiến
trúc cảnh quan khu vực nghiên cứu hợp lý nhất.
 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Đưa ra các giải pháp trên cơ sở khoa học nhằm bảo
tồn và phát huy giá trị không gian tự nhiên mang tính chất văn hoá lịch sử có
giá trị.

Ý nghĩa thực tiễn: Hoàn chỉnh các giải pháp quy hoạch bảo tồn và phát
huy giá trị di sản thiên nhiên thế giới hài hoà với thiên nhiên, môi trường,
mang đặc thù riêng cho khu vực, từng bước xây dựng, bảo tồn, hoàn thiện


6

Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng trở thành khu du lịch trọng điểm có ý
nghĩa quốc gia và quốc tế.
 Khái niệm khoa học, thuật ngữ
Di sản thiên nhiên thế giới: là danh thắng của một quốc gia như rừng, dãy
núi, hồ, sa mạc, ... do các nước có tham gia Công ước Di sản thế giới đề cử
cho Ủy ban Di sản thế giới, được công nhận và quản lý bởi UNESCO. Sau
đó Ủy ban Di sản thế giới sẽ lập danh mục, đặt tên và bảo tồn những vị trí nổi
bật về văn hóa hay đặc điểm tự nhiên cho di sản nhân loại chung. Trong đó:
Các đặc điểm tự nhiên bao gồm các hoạt động sáng tạo vật lý hoặc sinh
học hoặc các nhóm các hoạt động kiến tạo có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo
quan điểm thẩm mỹ hoặc khoa học.
Các hoạt động kiến tạo địa chất hoặc địa lý tự nhiên và các khu vực có
ranh giới được xác định chính xác tạo thành một môi trường sống của các loài
động thực vật đang bị đe dọa có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm
khoa học hoặc bảo tồn.
Các địa điểm tự nhiên hoặc các vùng tự nhiên được phân định rõ ràng,
có giá trị nổi bật toàn cầu về mặt khoa học, bảo tồn hoặc thẩm mỹ.
Di tích lịch sử - văn hóa: là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật,
cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn
hóa, khoa học.
Cảnh quan: là không gian vật thể nhân tạo, thiên nhiên và những hiện
tượng xảy ra trong quá trình tác động giữa chúng với nhau và giữa chúng với
bên ngoài.

Kiến trúc cảnh quan: là một môn khoa học tổng hợp, liên quan đến nhiều
lĩnh vực, nhiều chuyên ngành khác nhau như quy hoạch không gian, quy


7

hoạch hạ tầng, kiến trúc công trình,… nhằm giải quyết những vấn đề tổ chức
môi trường nghỉ ngơi giải trí, thiết lập và cải thiện môi trường, bảo vệ môi
trường, tổ chức nghệ thuật kiến trúc.
Kiến trúc cảnh quan bao gồm thành phần tự nhiên (địa hình, mặt nước,
cây xanh, mặt nước và động vật, không trung) và thành phần nhân tạo (kiến
trúc công trình, giao thông, trang thiết bị hoàn thiện kĩ thuật). Mối tương quan
tỷ lệ về thành phần cùng quan hệ tương hỗ giữa hai thành phần này luôn biến
đổi theo thời gian, điều này làm cho cảnh quan kiến trúc luôn vận động và
phát triển.
Danh lam thắng cảnh: là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm, có sự kết
hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử,
thẩm mỹ, khoa học.
Quy hoạch cảnh quan: là việc tổ chức không gian trên một phạm vi rộng,
mà trong đó chứa đựng các môi quan hệ tương hỗ của các thành phần chức
năng, hình khối và môi trường của thiên nhiên và nhân tạo.
Bảo tồn và phát huy di sản: là những hoạt động chuyên môn nhằm bảo
đảm sự tồn tại lâu dài, ổn định của di sản (không làm thay đổi hình dạng, bảo
đảm tính nguyên vẹn) để có thể sử dụng và nâng cao giá trị của chúng.
 Cấu trúc luận văn
Cấu trúc luận văn gồm 3 phần:
Phần I: Mở đầu
Phần II: Nội dung nghiên cứu
Phần III: Kiến nghị và kết luận.



8

Nội dung nghiên cứu chia làm 3 chương:
Chương I: Thực trạng công tác Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan
hai bên bờ sông Son (từ bến thuyền du lịch tới cửa động Phong Nha) thuộc
khu du lịch sinh thái vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình.
Chương II: Cơ sở lý luận và thực tiễn công tác Tổ chức không gian nhằm
bảo tồn và phát huy giá trị kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông Son khu vực
nghiên cứu.
Chương III: Giải pháp Tổ chức không gian nhằm bảo tồn và phát huy giá
trị kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông Son khu vực nghiên cứu.


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


94

PHẦN III:
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận

Khu vực nghiên cứu có dòng sông Son còn nguyên sơ, một thắng cảnh
phong phú tuyệt đẹp do thiên nhiên ban tặng, chảy uốn lượn theo chân các dãy núi
đá vôi hùng vĩ và ôm sát những nương ngô, bãi chuối, vườn cọ, đồi sim và cùng với
các công trình di tích lịch sử ghi lại sự khí phách và hào hùng của dân tộc ta trong
kháng chiến chống Mỹ. Là điểm đầu của tuyến du thuyền trên sông Son, tham quan
động Phong Nha, động Tiên Sơn, đồng thời cũng là điểm đầu đón tiếp tại khu du
lịch sinh thái Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng một di sản thiên nhiên thế
giới.
Khu vực nghiên cứu không gian tự nhiên phong phú, đa dạng về sinh
thực vật, có giá trị về văn hóa, lịch sử. Vì vậy, việc Nghiên cứu các giải pháp
tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan là hết sức cần thiết. Nhằm gìn giữ, tôn
tạo, bảo tồn giá trị vốn có, phát huy giá trị, bảo vệ di sản thiên nhiên thế giới
ngày một bền vững.
Việc tổ chức không gian cho khu vực phải bao gồm cả bảo tồn không
gian tự nhiên, các công trình lịch sử cũng như các công trình khác trong khu
vực nghiên cứu. Tính chất đặc thù của khu vực và việc nghiên cứu tổ chức
cảnh quan đòi hỏi nghiên cứu một cách khoa học về lịch sử, về kiến trúc, văn
hóa, phong tục tập quán và nhu cầu xã hội. Qua quá trình khảo sát thực tế và
tận dụng những lợi thế của khu vực, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan
khu vực nghiên cứu dựa trên các quan điểm về bảo tồn di sản, văn hóa, lịch sử
và kế thừa các quy hoạch vẫn còn có giá trị hiệu lực đã hoàn thành từ năm
1998 đến nay nhằm phát huy giá trị về không gian kiến trúc cảnh quan.


95

Công trình nghiên cứu nhằm xác định tầm nhìn về quy hoạch xây dựng
khu vực, nghiên cứu hướng tới vị thế quốc tế là điểm đến di sản thiên nhiên
thế giới; Là trung tâm du lịch sinh thái, tham quan thắng cảnh và nghỉ dưỡng
đẳng cấp quốc tế; Dân cư sống trong khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng hướng

tới một cộng đồng nhân văn và bền vững.
Từ những kinh nghiệm cũng như các quan điểm rút ra trong quá trình
nghiên cứu, luận văn đưa ra một số giải pháp áp dụng cho việc tổ chức không
gian kiến trúc cảnh quan khu vực hai bên bờ sông Son (đoạn từ bến thuyền
Xuân Sơn đến của động Phong Nha) nhằm phát bảo tồn, tôn tạo và phát huy
giá trị di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng.
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật như giao thông, cấp điện, cấp nước, thoát
nước, xử lý môi trường, các nhu cầu sử dụng đất, tổ chức không gian trong
khu vực đã được nghiên cứu đồng bộ với các tiêu chí đáp ứng yêu cầu của
quản lý bảo tồn và phát triển bền vững khu di sản thiên nhiên thế giới Phong
Nha - Kẻ Bàng.
Trong những năm qua, Khu du lịch Phong Nha-Kẻ Bàng đã trở thành địa
chỉ yêu thích của du khách. Số lượng khách du lịch đến tham quan Phong Nha
ngày càng đông, nhất là từ khi Vườn quốc gia Phong Nha -Kẻ Bàng được
UNESCO công nhận là Di Sản Thiên Nhiên Thế Giới với hệ sinh thái đa dạng
sinh học và tiêu chí giá trị ngoại hạng về địa chất và địa mạo, trở thành vườn
quốc gia thứ ba châu Á và đầu tiên trong khu vực. Cùng với Thánh Địa Mỹ
Sơn, Phố cổ Hội An, Cố đô Huế, Di Sản Thiên Nhiên Thế Giới Phong NhaKẻ Bàng, tuyến du lịch độc đáo “Con đường Di sản Miền Trung” hình thành
và lan rộng, tạo nên sức hấp dẫn đối với khách du lịch.


96

Kiến nghị
Quy hoạch chung Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng cũng như những quy
hoạch chi tiết trong khu vực Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đã được phê
duyệt cũng như đã và đang triển khai; Điều lệ, quy chế quản lý quy hoạch Vườn
quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng hiện nay vẫn còn có hiệu lực tuy nhiên để thích ứng
nhu cầu bảo tồn và phát huy giá trị di sản thiên nhiên trong khu vực. Giới hạn trong
phạm vi luận văn được nghiên cứu, bản thân mạnh dạn kiến nghị:

- Tăng cường công tác quản lý theo quy hoạch cụ thể: Quản lý về cơ sở hạ
tầng, quản lý về mật độ xây dựng, quản lý về kiến trúc không gian cảnh quan như
khống chế độ cao, màu sắc công trình ... Yêu cầu thiết kế đối với từng lô đất, từng
khu vực chức năng riêng, cây xanh, mặt nước v.v... Nhằm bảo tồn và phát huy giá
trị của di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng;
- Kiểm soát hoạt động xây dựng trong khu vực, hạn chế xây dựng công
trình mới trong khu vực. Cần có quy định chặt chẽ nghiêm cấm lấn chiếm
không gian ảnh hưởng đến di sản;
- Đối với các công trình cũ cần tuân theo các yêu cầu về hình thái kiến
trúc, khuyến khích theo phong cách kiến trúc phù hợp với văn hóa truyền
thống, tập tục dân sinh trong khu vực;
- Nghiên cứu mô hình nông thôn mới gắn với phát triển du lịch sinh thái,
du lịch cộng đồng và bảo vệ di sản thiên nhiên;
- Nghiên cứu mô hình đô thị du lịch tại xã Sơn Trạch và xã Phúc Trạch;
- Nâng cấp hệ thống hạ tầng kĩ thuật phục vụ cho cảnh quan khu vực,
đáp ứng nhu cầu sử dụng của du khách du lịch;


97

- Liên kết với các tổ chức quốc tế về đa dạng sinh học và bảo tồn di sản
thiên nhiên để có sự hỗ trợ về vốn và nguồn lực chất xám đầu tư cho công tác
bảo tồn Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng;
- Quảng bá về giá trị của quần thể khu vực nhằm nâng cao ý thức của
cộng đồng, thu hút sự tham gia của cộng đồng trong việc bảo tồn, gìn giữ di
sản;


TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Ban quản lý Dự án khu vực Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.

2. Lê Trọng Bình (2005), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ về "Cơ sở khoa học
đề xuất tiêu chí xây dựng các đô thị du lịch tại Việt Nam".
3. Bộ Tài nguyên Môi trường (2008), bản đồ nền địa hình tỷ lệ 1/10.000.
4. Bộ Xây Dựng (2008), QCXDVN 01: 2008- Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam- Qui
hoạch Xây dựng; TCVN 7801:2008- Qui hoạch phát triển khu du lịch- Tiêu chuẩn
thiết kế.
5. Bộ Xây dựng (2008), Quy chuẩn và tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng đô thị Việt
Nam.
6. Bộ Xây dựng (2013), Thông tư 06/2013/TT-BXD hướng dẫn nội dung TKĐT.
7. Các đồ án Quy hoạch chung, Quy hoạch chi tiết, dự án quốc tế được thực hiện tại
Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng và Vùng đệm đã được nghiên cứu và phê
duyệt từ năm 1998 đến nay cùng các tài liệu, số liệu có liên quan.
8. Chính phủ (2010), Nghị định số 117/2010/NĐ-CP về tổ chức quản lý hệ thống
rừng đặc dụng.
9. Chính phủ (2010), Nghị định 38/2010/NĐCP về quản lý không gian kiến trúc
cảnh quan đô thị.
10. Công ước UNESCO 1972 về bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới và
các hiến chương của UNESCO, ICOMOS có liên quan. Công ước về đa dạng sinh
học.
11. Đỗ Hậu (2013), Vai trò của cộng đồng trong quy hoạch, xây dựng, nhà xuất bản
Xây Dựng.
12. Nguyễn Xuân Hinh Bài giảng môn học Thiết kế đô thị, bài giảng cao học kiến
trúc và quy hoạch trường đại học kiến trúc Hà Nội.
13. Kế hoạch quản lý Di sản Thế giới Phong Nha Kẻ Bàng.


14. Nguyễn Tố Lăng (2003), Thiết kế đô thị bài giảng cao học kiến trúc và quy
hoạch trường đại học kiến trúc Hà Nội.
15. Trần Nghi (2006), Đề tài nghiên cứu khoa học mã số QGTĐ-04-03, về " Đánh
giá sức chịu tải tới hạn của hệ sinh thái môi trường tự nhiên - xã hội khu di sản

thiên nhiên thế giới - vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng tỉnh Quảng Bình, đề xuất
mô hình phát triển bền vững kinh tế du lịch".
16. Trần Nghi, Trường Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học quốc gia Hà Nội) chủ
biên, phối hợp với Trung tâm Tài nguyên và Môi trường lâm nghiệp, Viện Điều tra
Quy hoạch rừng (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) biên soạn, Hồ sơ Di sản
thiên nhiên thế giới Phong Nha Kẻ Bàng.
17. Kim Quảng Quân (2000), Thiết kế đô thị có minh họa (Đặng Hoàng Thái dịch)
nhà xuất bản xây dựng Hà Nội.
18. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2014), Luật Bảo vệ môi trường.
19. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2004), Luật Bảo vệ và phát triển rừng.
20. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2013), Luật đất đai.
21. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2009), Luật di sản văn hóa sửa đổi bổ
sung.
22. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2014), Luật nhà ở
23. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2009), Luật QHĐT.
24. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2014), Luật Xây dựng.
25. Thủ tướng chính phủ (2013), Quyết định số 1062/QĐ-TTg ngày 5/7/2013 về
Điều chỉnh ranh giới Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng từ 85.754 ha lên
123.326ha
26. Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) tại Việt Nam, Hướng dẫn quản lý
Khu bảo tồn thiên nhiên, một số kinh nghiệm và bài học quốc tế.
27. Số liệu thuỷ văn, hải văn trong lưu vực sông Son.


28. Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành quy chế quản lý Vườn quốc
gia Phong Nha – Kẻ Bàng kèm theo Quyết định số 18/2007/QĐ-UBND ngày
16 tháng 8 năm 2007.
29. Viện nghiên cứu phát triển du lịch thuộc Tổng cục du lịch, Đề tài nghiên cứu
khoa học về "Nghiên cứu đề xuất tiêu chí khu du lịch sinh thái ở Việt Nam".



×