ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
VŨ THỊ CHI
HOÀN THIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC
TRẺ 3 - 6 TUỔI THEO CHỦ ĐỀ Ở TRƯỜNG MẦM NON
THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
VŨ THỊ CHI
HOÀN THIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC
TRẺ 3 - 6 TUỔI THEO CHỦ ĐỀ Ở TRƯỜNG MẦM NON
THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã ngành: 60.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN THỊ MINH HUẾ
THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn “Hoàn thiện chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo chủ đề ở
trường mầm non Thành phố Hải Dương” được thực hiện từ ngày 1 tháng 7
năm 2015 đến ngày 1 tháng 04 năm 2016.
Tôi xin cam đoan:
Luận văn này do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Thị Minh
Huế. Luận văn sử dụng những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các thông
tin đã được chọn lọc, phân tích, tổng hợp, xử lý và đưa vào luận văn đúng quy
định. Các kết quả và số liệu đảm bảo tính khách quan, trung thực có nguồn gốc
rõ ràng và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Thái Nguyên, tháng 04 năm 2016
Người thực hiện
VŨ THỊ CHI
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
i
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn và
giúp đỡ tận tình của Ban Giám hiệu, Phòng Đào ta ̣o, Khoa Tâm lý Giáo du ̣c, TS.
Trần Thị Minh Huế, các giảng viên Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu, cảm ơn các thầy cô Khoa Tâm lý Giáo
dục Trường ĐHSP Thái Nguyên đã nhiệt tình truyền đạt kiến thức cho tôi và
tiếp thêm cho tôi sức mạnh, sự tự tin để thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Trần Thị Minh Huế, người đã quan tâm
hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin cảm ơn các đồ ng chí CBQL và giáo viên các trường mầm non Thành
phố Hải Dương đã đóng góp những ý kiến trung thực, khách quan nhất giúp tôi
có sơ sở dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu của mình.
Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ
tôi trong lúc khó khăn nhất, giúp tôi có thêm sức mạnh về mặt tinh thần để
hoàn thành luận văn đúng thời hạn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 04 năm 2016
Người thực hiện
VŨ THỊ CHI
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. ii
MỤC LỤC .................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................... v
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 2
4. Giả thiết khoa học.................................................................................................... 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 3
6. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 3
7. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 3
8. Cấu trúc luận văn ..................................................................................................... 4
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOÀN THIỆN CHƯƠNG TRÌNH
GIÁO DỤC TRẺ 3 - 6 TUỔI THEO CHỦ ĐỀ Ở TRƯỜNG MẦM NON ............ 5
1.1. Tổ ng quan nghiên cứu vấn đề.............................................................................. 5
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài ........................................................ 5
1.1.2. Những nghiên cứu trong nước ........................................................... 7
1.2. Những khái niệm công cụ .................................................................................. 10
1.2.1. Chương trình giáo dục...................................................................... 10
1.2.2. Chương trình giáo dục mầm non ..................................................... 10
1.2.3. Chủ đề trong giáo dục mầm non ...................................................... 11
1.2.4. Hoàn thiện chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổ i theo chủ đề ở
trường mầm non ........................................................................................ 12
1.2.5. Biện pháp hoàn thiện chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo
chủ đề ở trường mầm non .......................................................................... 16
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
iii
1.3. Một số vấn đề về chương trình giáo dục trẻ 3 - 6 tuổi theo chủ đề ở
trường mầm non......................................................................................................... 16
1.3.1. Mục tiêu............................................................................................ 16
1.3.2. Nội dung ........................................................................................... 17
1.3.3. Phương pháp thực hiện..................................................................... 18
1.3.4. Hình thức thực hiện .......................................................................... 22
1.3.5. Vai trò của giáo viên và trẻ trong thực hiện chương trình
giáo du ̣c trẻ 3 - 6 tuổ i theo chủ đề ở trường mầ m non ............................... 23
1.3.6. Đánh giá kế t quả thực hiện chương trình GDMN cho trẻ 3
- 6 tuổi theo chủ đề .................................................................................... 23
1.3.7. Một số điều kiện đảm bảo thực hiện chương trình ......................... 25
1.4. Một số vấn đề lý luận về hoàn thiện chương trình giáo dục trẻ 3 - 6
tuổi theo chủ đề ở trường mầ m non.......................................................................... 25
1.4.1. Các cách tiếp cận cơ bản trong hoàn thiện chương trình giáo
dục trẻ 3- 6 tuổi ở trường mầ m non ........................................................... 25
1.4.2. Sự cần thiết của vấn đề hoàn thiện chương trình giáo dục trẻ
3-6 tuổi theo tiếp cận chủ đề ở trường mầm non hiện nay ........................ 27
1.4.3. Vai trò của hiê ̣u trưởng trong công tác hoàn thiêṇ chương
trin
̀ h giáo du ̣c trẻ 3- 6 tuổ i theo chủ đề ...................................................... 28
1.4.4. Nội dung hoàn thiện chương trình giáo dục trẻ 3 - 6 tuổi theo
chủ đề ......................................................................................................... 28
1.4.5. Phương pháp quản lý hoàn thiện chương trình giáo dục trẻ 3
- 6 tuổi theo chủ đề ..................................................................................... 34
1.4.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoàn thiện chương trình giáo dục
trẻ 3- 6 tuổi theo chủ đề.............................................................................. 35
Kế t luâ ̣n chương 1 ..................................................................................................... 37
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
iv
Chương 2. THỰC TRẠNG HOÀN THIỆN CHƯƠNG TRÌ NH GIÁO
DỤC TRẺ 3 - 6 TUỔI THEO CHỦ ĐỀ Ở TRƯỜNG MẦM NON
THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG................................................................................. 38
2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng ....................................................................... 38
2.1.1. Khái quát về giáo du ̣c mầ m non Thành phố Hải Dương ................. 38
2.1.2. Đánh giá chung về chương trình giáo du ̣c mầ m non hiê ̣n hành.......... 39
2.1.3. Mục tiêu khảo sát ............................................................................. 49
2.1.4. Nội dung khảo sát............................................................................. 49
2.1.5. Khách thể và địa bàn khảo sát .......................................................... 49
2.1.6. Phương pháp khảo sát ...................................................................... 49
2.1.7. Cách xử lý số liệu khảo sát .............................................................. 50
2.2. Thực trạng nhâ ̣n thức về chương trình giáo du ̣c trẻ 3-6 tuổi theo
chủ đề và hoàn thiện chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo chủ đề ở
trường mầm non........................................................................................................ 50
2.2.1. Thực trạng nhận thức về một số khái niệm ...................................... 50
2.2.2. Thực tra ̣ng nhâ ̣n thức về mu ̣c tiêu, nô ̣i dung giáo du ̣c trẻ 3 6 tuổ i theo chủ đề ở trường mầ m non ........................................................ 51
2.2.3. Thực tra ̣ng nhâ ̣n thức về phương pháp và hình thức thực hiê ̣n
chương trình giáo du ̣c trẻ 3 - 6 tuổ i theo chủ đề ở trường mầ m non ............. 54
2.2.4. Thực tra ̣ng nhâ ̣n thức về vai trò của hiêụ trưởng và giáo viên
trong viê ̣c hoàn thiê ̣n chương trình giáo du ̣c trẻ 3 - 6 tuổ i theo chủ
đề ở trường mầ m non Thành phố Hải Dương ............................................ 56
2.2.5. Thực tra ̣ng nhâ ̣n thức về nô ̣i dung hoàn thiê ̣n chương trình
giáo du ̣c trẻ 3- 6 tuổ i theo chủ đề ở trường mầ m non Thành phố
Hải Dương .................................................................................................. 57
2.3. Thực trạng tổ chức thực hiê ̣n chương trình giáo du ̣c trẻ 3-6 tuổi theo
chủ đề ở trường mầ m non Thành phố Hải Dương .................................................. 59
2.3.1. Thực trạng thực hiê ̣n nô ̣i dung giáo du ̣c trẻ 3-6 tuổi theo chủ
đề ở trường mầ m non Thành phố Hải Dương ............................................ 59
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
v
2.3.2. Thực tra ̣ng sử du ̣ng phương pháp xây dựng, thực hiê ̣n chủ đề
giáo du ̣c cho trẻ 3 - 6 tuổ i ở trường mầ m non và sử du ̣ng phương
pháp tổ chức hoa ̣t đô ̣ng giáo du ̣c cho trẻ 3-6 tuổ i theo chủ đề ở
trường mầ m non ......................................................................................... 65
2.3.3. Thực tra ̣ng sử du ̣ng hình thức tổ chức hoa ̣t đô ̣ng giáo du ̣c
cho trẻ 3-6 tuổ i theo chủ đề ở trường mầ m non ......................................... 68
2.3.4. Thực tra ̣ng đánh giá kế t quả thực hiê ̣n chương giáo du ̣c cho
trẻ 3 - 6 tuổ i theo chủ đề ở trường mầ m non.............................................. 69
2.4. Thực tra ̣ng hoàn thiện chương trình giáo dục trẻ 3 - 6 tuổi theo chủ đề
ở trường mầm non Thành phố Hải Dương .............................................................. 72
2.4.1. Thực tra ̣ng nô ̣i dung hoàn thiện chương trình giáo dục trẻ 3 6 tuổi theo chủ đề ở trường mầm non thành phố Hải Dương .................... 72
2.4.2. Thực tra ̣ng sử du ̣ng phương quản lý hoàn thiện chương trình
giáo dục trẻ 3 - 6 tuổi theo chủ đề ở trường mầm non thành phố
Hải Dương .................................................................................................. 74
2.4.3. Các yế u tố ảnh hưởng đế n hoàn thiện chương trình giáo dục
trẻ 3 - 6 tuổi theo chủ đề ở trường mầm non thành phố Hải Dương ......... 75
2.5. Đánh giá chung về khảo sát thực trạng ............................................................. 78
Kết luận chương 2 ..................................................................................................... 79
Chương 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CHƯƠNG TRÌNH
GIÁO DỤC TRẺ 3-6 TUỔI THEO CHỦ ĐỀ Ở TRƯỜNG MẦM
NON THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG ...................................................................... 80
3.1. Những nguyên tắc chỉ đạo đề xuất biện pháp................................................... 80
3.1.1. Nguyên tắ c đảm bảo tính mục tiêu giáo dục mầm non .................... 80
3.1.2. Nguyên tắ c đảm bảo tính kế thừa..................................................... 80
3.1.3. Nguyên tắ c đảm bảo tính khoa học và tính thực tiễn ....................... 81
3.1.4. Nguyên tắ c phải đảm bảo tính đồng bộ ........................................... 81
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ..................................................... 82
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
vi
3.2. Một số biện pháp hoàn thiện chương trình giáo dục trẻ 3 - 6 tuổi theo
chủ đề ở trường mầm non Thành phố Hải Dương .................................................. 83
3.2.1. Biện pháp 1: Bồi dưỡng kiến thức về hoàn thiện chương
trình giáo dục trẻ 3 - 6 tuổi theo chủ đề cho CBQL và GV ...................... 83
3.2.2. Biện pháp 2: Bồi dưỡng năng lực lâ ̣p kế hoạch, tổ chức hoa ̣t
đô ̣ng giáo du ̣c theo chủ đề và thiết kế, tổ chức hoạt động giáo dục
theo chủ đề phát sinh cho trẻ 3- 6 tuổ i ....................................................... 85
3.2.3. Biê ̣n pháp 3: Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức các
hoạt động giáo dục trẻ 3 - 6 tuổi theo chủ đề ............................................. 91
3.2.4. Biện pháp 4: Hoàn thiện hoạt động đánh giá kết quả thực
hiện chương trình giáo dục trẻ 3- 6 tuổi theo chủ đề .............................. 97
3.2.5. Biê ̣n pháp 5: Xây dựng và sử dụng hiệu quả môi trường giáo
dục cho trẻ 3- 6 tuổi theo chủ đề .............................................................. 101
3.3. Khảo nghiệm sư phạm ..................................................................................... 106
3.3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp ....................................................... 106
3.3.2. Thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của các biê ̣n pháp............ 108
Kết luận chương 3 ................................................................................................... 115
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...................................................................... 117
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 121
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt
Viết đầy đủ
BGD&ĐT
Bô ̣ Giáo du ̣c và Đào tạo
CBG
Chưa bao giờ
CBQL
Cán bộ quản lý
CS-GD
Chăm sóc giáo dục
CT
Chương trình
CT GDMN
Chương trình giáo dục mầm non
CTGD
Chương trình giáo dục
ĐK
Đôi khi
GDMN
Giáo dục mầm non
GV
Giáo viên
K
Khá
KPKH
Khám phá khoa học
KPXH
Khám phá xã hội
LQVT
Làm quen với toán
QLGD
Quản lý giáo dục
RT
Rất tốt
RTX
Rất thường xuyên
SL
Số lượng
T
Tốt
TB
Trung bình
TX
Thường xuyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.
Danh mu ̣c chủ đề giáo du ̣c theo năm học đối với trẻ 3 - 6
tuổ i trong CTGD ở trường mầ m non ........................................... 17
Bảng 2.2.
Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về mu ̣c tiêu giáo
du ̣c trẻ 3 - 6 tuổ i theo chủ đề ở trường mầ m non .......................... 52
Bảng 2.3.
Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về nô ̣i dung giáo
du ̣c trẻ 3 - 6 tuổ i theo chủ đề ở trường mầ m non .......................... 53
Bảng 2.4.
Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về phương pháp
thực hiêṇ chương triǹ h giáo du ̣c trẻ 3 - 6 tuổ i theo chủ đề ở
trường mầ m non ............................................................................ 54
Bảng 2.5.
Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về hiǹ h thức thực
hiêṇ chương triǹ h giáo du ̣c trẻ 3 - 6 tuổ i theo chủ đề ở
trường mầ m non ............................................................................ 55
Bảng 2.6.
Nhận thức vai trò của hiệu trưởng và giáo viên trong viê ̣c
hoàn thiêṇ chương triǹ h giáo du ̣c trẻ 3- 6 tuổ i theo chủ đề ở
trường mầ m non ............................................................................ 56
Bảng 2.7.
Nhận thức về nô ̣i dung hoàn thiêṇ CTGD trẻ 3- 6 tuổ i theo
chủ đề ............................................................................................ 57
Bảng 2.8.
Thực tra ̣ng thực hiêṇ các chủ đề giáo cho trẻ 3 - 6 tuổi ở
trường mầ m non Thành phố Hải Dương ....................................... 60
Bảng 2.9.
Thực tra ̣ng thực hiêṇ đảm bảo các yêu cầu trong xây dựng
và hoàn thiện nô ̣i dung giáo du ̣c trẻ 3 - 6 tuổi theo chủ đề ở
trường mầ m non Thành phố Hải Dương ....................................... 62
Bảng 2.10. Thực trạng sử dụng phương pháp xây dựng, thực hiêṇ chủ
đề giáo du ̣c cho trẻ 3- 6 tuổ i ở trường mầ m non ........................... 65
Bảng 2.11. Thực trạng sử dụng phương pháp tổ chức hoa ̣t đô ̣ng giáo
du ̣c cho trẻ 3 - 6 tuổ i theo chủ đề ở trường mầ m non ................... 67
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
v
Bảng 2.12. Thực trạng sử dụng hình thức tổ chức hoa ̣t đô ̣ng giáo du ̣c
cho trẻ 3 - 6 tuổ i theo chủ đề ở trường mầ m non .......................... 68
Bảng 2.13. Thực tra ̣ng về nô ̣i dung đánh giá kế t quả thực hiêṇ chương
giáo du ̣c cho trẻ 3 - 6 tuổ i theo chủ đề ở trường mầ m non ........... 69
Bảng 2.14. Thực tra ̣ng phương pháp đánh giá kế t quả thực hiê ̣n chương
trình giáo du ̣c cho trẻ 3 - 6 tuổ i theo chủ đề ở trường mầ m non ........ 70
Bảng 2.15. Thực tra ̣ng hiǹ h thức đánh giá kế t quả thực hiêṇ chương
giáo du ̣c cho trẻ 3 - 6 tuổ i theo chủ đề ở trường mầ m non ........... 71
Bảng 2.16. Thực tra ̣ng nô ̣i dung hoàn thiện chương trình giáo dục trẻ 3 - 6
tuổi theo chủ đề ở trường mầm non thành phố Hải Dương ............. 73
Bảng 2.17. Thực trạng sử du ̣ng phương quản lý hoàn thiện chương trình
giáo dục trẻ 3 - 6 tuổi theo chủ đề ở trường mầm non thành
phố Hải Dương .............................................................................. 74
Bảng 2.18. Các yế u tố ảnh hưởng đế n hoàn thiện chương trình giáo
dục trẻ 3 - 6 tuổi theo chủ đề ở trường mầm non thành phố
Hải Dương ..................................................................................... 77
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
vi
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục mầm non là cấ p học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân,
giữ vai trò nền tảng trong việc hình thành nhân cách con người. .
Với mu ̣c tiêu hin
̀ h thành phát triển toàn diêṇ cho trẻ về thể chấ t, nhâ ̣n
thức, ngôn ngữ, thẩ m mỹ và tình cảm kỹ năng xã hô ̣i. Muốn thực hiện được
mục tiêu đó, cần phải có một chương trình giáo dục phù hợp.
CTGDMN và tổ chức thực hiêṇ CTGDMN có vai trò quan tro ̣ng đối với
chấ t lươ ̣ng giáo du ̣c. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt
có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở bậc học tiếp theo.
Chương trình GDMN hiện hành đươ ̣c Bô ̣ Giáo du ̣c và Đào tạo ban hành
theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 là chương
trình khung cấ p quố c gia với những nô ̣i dung cố t lõi. Kèm theo chương trình là
bộ sách hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non ở tất cả các độ
tuổi. Bô ̣ sách hướng dẫn này giúp giáo viên biế t cách xây dựng kế hoa ̣ch giáo
dục và thực hiê ̣n nô ̣i dung chương trình giáo du ̣c cho trẻ theo các chủ đề .
Tuy nhiên, trên thực tế khi thực hiện CTGD trẻ 3-6 tuổ i theo chủ đề vẫn
còn mô ̣t số ha ̣n chế bấ t câ ̣p, giáo viên còn có những khó khăn, lúng túng như:
Cơ sở vâ ̣t chất, những yế u tố đảm bảo thực hiêṇ chương trình còn chưa
thực sự đươ ̣c quan tâm
Năng lực quản lý, năng lực thực hiê ̣n chương trình GDMN của CBQL và
giáo viên chưa đồ ng đề u từ khâu lập kế hoa ̣ch, tổ chức thực hiêṇ đến viê ̣c đánh
giá kế t quả thực hiện chương triǹ h.
Chưa chú ý nhiều đến việc khai thác hiệu quả giáo dục thông qua các sự
kiện, các chủ đề phát sinh của trẻ trong năm học.
Viê ̣c tổ chức thực hiê ̣n và quản lý Hoàn thiêṇ CTGD trẻ 3-6 tuổ i theo
chủ đề thì vai trò của HT các trường MN là:
1
Tạo môi trường sở vật chấ t, những yế u tố tố t nhấ t đảm bảo thực hiện
chương trình.
Bồi dưỡng cho CBQL và GV trong viêc̣ xây dựng và tổ chức thực hiê ̣n
chương trin
̀ h GDMN hiêụ quả phù hơ ̣p với trẻ, phù hơ ̣p với từng trường, đáp
ứng mu ̣c tiêu yêu cầ u của xã hô ̣i.
Đặc biệt trong thực tế, các đề tài nghiên cứu lý luận và thực tiễn về
“Hoàn thiêṇ chương trình GDMN theo chủ đề chưa có nhiề u nhà quản lý và
nhà khoa ho ̣c quan tâm nghiên cứu, ứng du ̣ng.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Hoàn
thiện chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo chủ đề ở trường mầm non
Thành phố Hải Dương”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp hoàn thiện chương trình giáo dục trẻ 3 - 6 tuổi
theo chủ đề ở một số trường mầm non Thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý chương trình giáo du ̣c trẻ 3-6 tuổ i theo chủ đề ở trường mầm non.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp hoàn thiện chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo chủ đề ở
trường mầm non Thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương.
4. Giả thiết khoa học
Nếu đề xuất được một số biện pháp hoàn thiện chương trình giáo dục
trẻ 3 - 6 tuổi theo chủ đề của hiệu trưởng ở trường mầm non Thành phố Hải
Dương theo hướng thực hiện đồng bộ các chức năng quản lý, nội dung quản
lý và thực tiễn yêu cầu đổi mới CT GDMN hiện nay để áp dụng trong quản lý
sẽ nâng cao được chất lượng giáo du ̣c trẻ 3 - 6 tuổ i ở các trường mầ m non
thành phố Hải Dương.
2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về hoàn thiện chương trình giáo dục trẻ 3-6
tuổi theo chủ đề ở trường mầm non.
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng hoàn thiện chương trình giáo dục trẻ 36 tuổi theo chủ đề trường mầm non Thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương.
5.3. Đề xuất một số biện pháp hoàn thiện chương trình giáo dục trẻ 3- 6
tuổi theo chủ đề ở trường mầm non Thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu đề xuất một số biện pháp quản lý của hiệu
trưởng trong việc hoàn thiện chương trình giáo dục theo chủ đề cho trẻ 3- 6 tuổi
ở trường mầm non công lập thành phố Hải Dương.
6.2. Về khách thể khảo sát
Đề tài kiến khảo sát trên 262 CBQLGD - GV mầm non thuộc Trường Mầm
non Thạch Khôi; Trường Mầm non Thượng Đạt; Trường Mầm non Nam Đồng;
Trường Mầm non Hương Sen; Trường Mầm non Ái Quốc; Trường Mầm non Tân
Hưng; Trường Mầm non Việt Hòa ở thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương.
6.3. Thời gian nghiên cứu
Từ ngày 1 tháng 7 năm 2015 đến ngày 1 tháng 04 năm 2016.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Đề tài sử dụng phương pháp tổng hợp, hệ thống hoá, phân tích tài liệu,
phương pháp lịch sử để nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận về quản lý, hoàn
thiện chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo chủ đề ở trường mầm non.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Đề tài sử dụng phương pháp quan sát, điều tra (viết, phỏng vấn), nghiên
cứu sản phẩm hoạt động giáo dục của giáo viên, của trẻ, phương pháp chuyên
gia để nghiên cứu thực trạng thực hiêṇ chương trình giáo dục mầm non hiện
nay và quản lý thực hiêṇ chương trình giáo dục trẻ 3- 6 tuổi theo chủ đề ở một
3
số trường mầm non Thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương và nguyên nhân
của thực trạng.
Sử dụng phương pháp chuyên gia để xin ý kiến về định hướng, nội dung,
phương pháp nghiên cứu; kiểm định tính đúng đắn của các kết quả nghiên cứu
lý luận và thực tiễn của đề tài.
Đề tài sử dụng phương pháp khảo nghiệm để xin ý kiến về các biện pháp đề
xuất, có cơ sở để khẳng định tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
7.3. Phương pháp bổ trợ: Phương pháp thống kê toán học
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu từ phiếu
khảo sát, phỏng vấn, tính toán các chỉ số định lượng, định tính trong nghiên cứu.
8. Cấu trúc luận văn
Cấu trúc luận văn gồm 03 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoàn thiện chương trình giáo dục trẻ 3- 6
tuổi theo chủ đề ở trường mầm non.
Chương 2: Thực trạng hoàn thiêṇ chương trình giáo dục trẻ 3 - 6 tuổi
theo chủ đề ở trường Mầm non Thành phố Hải Dương
Chương 3: Một số biện pháp hoàn thiện chương trình giáo dục trẻ 3-6
tuổi theo chủ đề ở trường mầm non Thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương.
Ngoài ra, luận văn còn có phần Danh mục các chữ viết tắt, Danh mục
bảng, Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị; Tài liệu tham khảo và Phụ lục.
4
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOÀN THIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO
DỤC TRẺ 3 - 6 TUỔI THEO CHỦ ĐỀ Ở TRƯỜNG MẦM NON
1.1. Tổ ng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài
Trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ 20 đến nay, công tác nghiên cứu về
CT GDMN và phát triển CT GDMN đã được nhiều nhà nghiên cứu ở các nước
trên thế giới quan tâm.
Ở Mỹ và Anh, Hiệp hội giáo dục trẻ thơ không khuyến khích các trường
mầm non phải theo một chương trình mẫu giáo mà họ cung cấp sự hướng dẫn và
dựa trên nguồn tài liệu phong phú giáo viên được chủ động chọn nội dung, cách
thức và sự đánh giá phù hợp với trẻ. Spodek (1990), nhà giáo dục người Mỹ cho
rằng người lớn chúng ta không thể quyết định dạy trẻ cái gì (nội dung) mà quên đi
trẻ em học thế nào, bởi vì “học như thế nào” liên quan nhiều đến phương pháp.
Nội dung chương trình (học cái gì), các quá trình học (học như thế nào), các chiến
lược giảng dạy (dạy như thế nào), môi trường (hoàn cảnh học), và các chiến lược
đánh giá (cho biết việc học tập xảy ra như thế nào) là những vấn đề có quan hệ
qua lại với nhau và tạo nên chương trình GDMN (brekdekamp,1992).[27]
Ở Úc, trẻ em được khuyến khích phát triển khả năng tự chăm sóc bản
thân và tính sáng tạo ngay từ khi đi nhà trẻ. Trong giờ học, trẻ em sẽ có những
hoạt động vui chơi tập thể với các trang thiết bị, đồ chơi trong nhà - ngoài trời
được thiết kế chiều cao, độ cứng và các góc cạnh phù hợp với các em và đảm
bảo mức an toàn tối đa.
Chương trình giáo dục mầm non của New Zealand được đánh giá là tài liệu
giáo dục mầm non hàng đầu thế giới và được coi là tài liệu có giá trị quốc tế. Mục
tiêu lớn của giáo dục mầm non New Zealand là giúp trẻ tự tin vào bản thân khỏe
mạnh về thể chất và tâm hồn, có khả năng giao tiếp và tôn trọng tri thức. Trẻ mầm
non ở New Zealand có những kỹ năng học như được tự tìm điều mình quan tâm;
biết chuyên tâm vào công việc của mình; biết đối mặt với khó khăn và tìm cách
giải quyết ở mức độ nhất định; trẻ cần học cách thể hiện ý tưởng và chịu trách
nhiệm với ý tưởng và chịu trách nhiệm với ý tưởng của mình.
5
Ở Đông Nam Châu Á: Theo các chuyên gia giáo dục, thế kỷ 21, trong
điều kiện hội nhập khu vực và thế giới, các nước thành viên có điều kiện giúp
nhau cải thiện chất lượng GDMN bằng cách cải tiến các phương thức đào tạo
giáo viên mầm non và giới thiệu những hình thức nuôi dạy trẻ tốt nhất đã được
quốc tế thừa nhận mà vẫn bảo tồn văn hóa từng nước. Thực tế cho thấy các
nước như Singapore, Malaisia, Thái Lan đã áp dụng những phương pháp giáo
dục của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa riêng của từng dân tộc và
họ đưa các chương trình vào nhà trẻ và trường mẫu giáo.
Trong xu hướng đổi mới giáo dục, ngành giáo dục mầm non đang dần
tiếp cận tới nhiều nội dung, phương pháp hiện đại của thế giới. Một trong
những phương pháp được đề cập nhiều hiện nay đó là phương pháp tiếp cận
Project. Phương pháp tiếp cận Project được biết đến từ năm 1830. Đầu thế kỉ
20, tác giả Parker và Dewey đã nghiên cứu quá trình học tập tiếp cận Project
thông qua hoạt động giảng dạy và từ đó họ đã đưa ra phương pháp mới trong
quá trình giáo dục. Năm 1919, tác giả Kilpatrict đã đặt tên là phương pháp tiếp
cận Project, có nghĩa đó là những hoạt động có chủ đề. Vậy phương pháp tiếp
cận Project là gì? Theo Lilian Gkatz - ĐH Illinois tại Urbana - Champian - Mỹ:
Phương pháp tiếp cận Project (PPTCP) là nhiều hoạt động có chủ đề được thực
hiện ở một nhóm trẻ, một cá nhân trẻ trong một lớp học mầm non hoặc tại nhà.
PPTCP cung cấp cho trẻ cơ hội được tập luyện trở thành "nhà nghiên cứu".
PPTCP thu hút trẻ, hướng dẫn trẻ cách khám phá, tìm hiểu kiến thức về những
sự kiện, hiện tượng trong môi trường xung quanh trẻ. [25]
Như vậy trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến chương trình
giáo dục mầm non và việc đổi mới và hoàn thiện chương trình giáo dục mầm non.
Đặc biệt trong xu hướng đổi mới giáo dục, ngành giáo dục mầm non đang dần tiếp
cận tới nhiều nội dung, phương pháp hiện đại của thế giới. Một trong những
phương pháp được đề cập nhiều hiện nay đó là phương pháp tiếp cận Project.
6
1.1.2. Những nghiên cứu trong nước
Trải qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển của ngành Giáo dục mầm
non, qua từng giai đoạn lịch sử, các loại chương trình lần lượt ra đời, đáp ứng
yêu cầu của từng giai đoạn phát triển kinh tế- xã hội và phát triển giáo dục.
Chương trình mẫu giáo cải tiến được ban hành vào những năm 70 và đầu
những năm 80. Nội dung giáo dục của chương trình này được cấu trúc lại theo
hai phương thức: Giáo dục và giáo dưỡng. So với chương trình cũ, chương
trình cải tiến đã hướng đến cải tiến những phương pháp giáo dục phù hợp hơn
với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, đồng thời hướng đến khắc phục tình trạng
phổ thông hóa giáo dục mẫu giáo. Tuy nhiên, phương pháp giáo dục mang tính
áp đặt của giáo viên, giáo viên nặng dùng lời mô tả, chưa biết sử dụng trò chơi
như một phương pháp dậy học giáo dục có hiệu quả.
Chương trình chỉnh lí nhà trẻ và Chương trình cái cách mẫu giáo ra đời
vào những năm 1990 - 1996, được xây dựng theo một quy trình nghiên cứu
chặt chẽ và chịu ảnh hưởng sâu sắc của những thành tựu tiến bộ của nền giáo
dục Đông Âu và Liên Xô cũ, xây dựng nô ̣i dung giáo du ̣c theo các chủ đề cụ
thể phù hợp với từng lứa tuổi. Nội dung của chương trình này đã đề cập đến cả
hai mặt: Chăm sóc và giáo dục trẻ. Chương trình đã đưa ra nội dung các bài cụ
thể và phân phối chương trình thực hiện các bài đó cho từng giai đoạn hoặc
từng tháng trong năm học. Đây là ưu điểm nhưng cũng là nhược điểm trong
chương trình này, vì với nội dung và phương pháp cụ thể như vậy sẽ dẫn đến
tình trạng áp dụng một cách đồng loạt, máy móc trong cả nước mà không tính
đến đặc điểm riêng cũng như điều kiện thực tế của từng vùng miền, địa
phương, trường lớp, đặc điểm phát triển khác nhau của trẻ, hạn chế sự chủ động
sáng tạo của giáo viên họ bị phụ thuộc vào kế hoạch chung của toàn trường và
dựa dẫm tài liệu hướng dẫn. Còn trẻ chủ yếu ghi nhớ hoặc nhắc lại, làm theo
mà thực sự chưa được khám phá, tìm tòi, trải nghiệm để nhận thức và phát
triển. Và cũng từ đó mà giáo viên cũng như những người chăm sóc giáo dục trẻ
hầu như chưa biết cách thiết kế và phát triển chương trình phù hợp với sự phát
triển của trẻ.
7
Từ năm 1996 đến năm 1999, nhiề u đề tài nghiên cứu khoa học đã được
Vụ Giáo dục Mầm non và Trung tâm nghiên cứu chiến lược và Chương trình
giáo dục mầm non thực hiện. Kết quả nghiên cứu các đề tài này đã được đưa
vào áp dụng để hướng dẫn thực hiện “Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ”
theo hướng đổi mới các hình thức giáo dục trẻ tích hợp theo chủ đề, chủ điểm
mà không xuất phát từ sự phân chia kiến thức khoa học thành các “môn học”
như trước đây. Chương trình đổi mới đã khuyến khích giáo viên áp dụng các
phương pháp giáo du ̣c khác nhau một cách sáng tạo, chú trọng vào phương
pháp thực hành trải nghiệm, trò chơi, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo
của trẻ; Coi trọng việc thiết kế, tổ chức môi trường giáo dục hướng vào đứa trẻ
đặc biệt cách xây dựng góc hoạt động nhằm tạo cơ hội cho trẻ được hoạt động
theo nhóm nhỏ hoặc cá nhân theo hứng thú, sở thích của mình. Chương trình
cho phép giáo viên tự lựa chọn chủ đề giáo dục phù hợp với nhu cầu, hứng thú
của trẻ, điều kiện thực tế của từng vùng miền và địa phương…Tuy nhiên trong
thực tế giáo viên vẫn còn máy móc trong việc lựa chọn và tổ chức thực hiện
chương trình, phụ thuộc nhiều vào sự định hướng của Ban giám hiệu và tài liệu
hướng dẫn. Bản chất của quan điểm tích hợp chưa hiểu rõ nên dẫn tới cách thực
hiện các chủ đề còn chưa phù hợp.
Tháng 9/2006, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành thí điểm chương
trình giáo dục mầm non. Chương trình này được xây dựng trên quan điểm giáo
dục tích hợp, lấy trẻ làm trung tâm, đảm bảo nguyên tắc đồng tâm phát triển,
tạo điều kiện cho mỗi trẻ được hoạt động tích cực, đáp ứng nhu cầu và hứng
thú của trẻ trong quá trình chăm sóc giáo dục.
Bước vào thế kỷ XXI, trước những yêu cầu mới của đất nước và của giáo
dục mầm non, chương trình chăm sóc - giáo dục mẫu giáo ở Việt Nam đã bộc
lộ một số hạn chế về mục tiêu, nội dung, phương pháp chăm sóc-giáo dục trẻ.
Điều đó đòi hỏi chương trình cần có những cải tiến, đổi mới. Trong “Đề án
phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006-2015” có nội dung đổi mới
chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục mầm non [17, tr.14]. Đây là tiền
8
đề cho việc triển khai thực hiện thí điểm chương trình Giáo dục mầm non mới
trong ngành giáo dục mầm non từ năm 2006. Chương trình đã tiếp thu những
tinh hoa của chương trình giáo dục mầm non trong và ngoài nước. Tư tưởng cốt
lõi của chương trình được thể hiện một cách nhất quán theo các quan điểm:
Quán triệt mục tiêu giáo dục mầm non trong giai đoạn mới; tiếp cận hoạt động
nhân cách và phát triển; giáo dục hướng vào trẻ, lấy trẻ làm trung tâm và quan
điểm tích hợp và theo chủ đề. Nội dung chương trình thể hiện những nội dung
cốt lõi, cơ bản và thống nhất trong toàn quốc, phù hợp với từng độ tuổi.
Chương trình cho phép có độ mở, giúp giáo viên chủ động và linh hoa ̣t trong
việc thực hiện chương trình vận dụng phù hợp với trẻ với điều kiện thực tế của
trường, lớp, vùng miền, địa phương.
Hiện nay GDMN ngày càng được nhận sự quan tâm của xã hội, của ban
lãnh đạo các cấp từ trung ương đến địa phương. Nhiều tài liệu, công trình nghiên
cứu, nhiều bài viết liên quan đến việc phát triển GDMN đã ra đời không nằm
ngoài tâm huyết phát triển giáo dục mầm non nước nhà. Có thể kể đến như:
- Giáo trin
̀ h: “Phát triển và tổ chức thực hiê ̣n chương trình giáo dục
mầ m non” của tác giả Nguyễn Thi ̣ Thu Hiền (Xuấ t bản năm 2008 - Nhà xuấ t
bản giáo dục). Tài liệu này cung cấp những hiểu biết và kĩ năng cơ bản về phát
triển chương trình và lập kế hoạch giáo dục, quan điểm tiếp cận và hình thức
thiết kế chương trình giáo dục; tổ chức thực hiện và đánh giá chương trình giáo
dục mầm non; xây dựng môi trường trong trường mầm non,…
- “Biê ̣n pháp quản lý viê ̣c thực hiê ̣n chương trình thí điể m giáo dục mầ m non
của Phòng giáo dục mầm non Sở giáo dục và Đào tạo Tỉnh Hải Dương” 2008Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục của Hoàng Thi Dinh,
Đại học Sư pha ̣m I.
̣
Ngày 25 tháng 7 năm 2009, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban
hành chính thức Chương trình giáo dục mầm non, kèm theo ký Thông tư số
17/2009/TT-BGDĐT [1, tr.1]
- Tài liệu tập huấn nâng cao năng lực quản lý thực hiện chương trình
giáo dục mầm non thí điểm (2009), Bộ Giáo dục và Đào tạo - Học viện quản lý
giáo dục, Hà Nội.[2]
9
- “Một số giải pháp quản lý công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn
cho giáo viên mầm non Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh” 2013, luận văn Thạc
sĩ khoa học giáo dục của Nguyễn Thị Duyên Hồng, Đại học Vinh.[7]
- “Giải pháp quản lý thực hiện chương trình giáo dục mầm non ở các
trường mầm non quận Tân Bình thành phố Hồ Chí Minh” 2014 - Luận văn
Thạc sĩ khoa học giáo dục của Đào Thuy ̣ Duy Thảo, Đại học Vinh.[14]
Tuy nhiên, các tài liệu trên chưa đi sâu vào nghiên cứu thực trạng
việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới tại các trường mầm
non, có tài liệu chỉ dừng ở mức độ bồi dưỡng kiến thức về quản lý thực
hiện chương trình.
1.2. Những khái niệm công cụ
1.2.1. Chương trình giáo dục
CTGD là sự trình bày có hệ thống một kế hoạch tổng thể các hoạt động
giáo dục trong một thời gian xác định, trong đó nêu lên các mục tiêu học tập
mà người học cần đạt được, đồng thời xác định rõ phạm vi, mức độ nội dung
học tập, các phương pháp, phương tiện, cách thức tổ chức học tập, các cách
thức đánh giá kết quả học tập nhằm đạt được mục tiêu học tập đã đề ra.
1.2.2. Chương trình giáo dục mầm non
CT GDMN là sự trình bày có hệ thống một kế hoạch tổng thể các hoạt
động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trong một thời gian xác định, trong
đó nêu lên các mục tiêu giáo dục mà trẻ cần đạt được, đồng thời xác định rõ
phạm vi, mức độ nội dung chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, các phương
pháp, phương tiện, cách thức tổ chức, cách thức đánh giá kết quả hoạt động
chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ nhằm đạt được mục tiêu GDMN đã đề ra.
CT GDMN là văn bản pháp quy do Bô ̣ giáo du ̣c và Đào ta ̣o ban hành trong
đó quy đinh
̣ những căn cứ để triển khai và chỉ đạo công tác chăm sóc giáo dục trẻ
trong các cơ sở giáo dục mầm non trong cả nước, đồng thời là căn cứ để đào tạo bồi
dưỡng giáo viên mầm non, tăng cường cơ sở vật chất và đảm bảo các điều kiện thực
hiện CT GDMN có chất lượng.
10
CT GDMN là đề cương về kế hoạch hành động sư phạm gồm những
thành tố cơ bản cấu thành chương trình liên qua chặt chẽ và ảnh hưởng lẫn
nhau từ mục tiêu giáo dục, nội dung, phương pháp, các hoạt động giáo dục đến
đánh giá kết quả giáo dục và các điều kiện cần và đủ để thực hiện chương trình.
Chương trình cung cấp những định hướng chăm sóc - giáo dục trẻ cơ bản nhất
cho giáo viên và những người chăm sóc trẻ.
CT GDMN bao gồm nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục và những
hoạt động diễn ra trong và ngoài lớp suốt thời gian trẻ ở trường cùng sự phối
hợp với gia đình.
Chương trình vừa mang tính hoạch định theo kế hoạch của người lớn,
vừa mang tính tự chọn theo nhu cầu, hứng thú của trẻ.
1.2.3. Chủ đề trong giáo dục mầm non
Chủ đề trong GDMN là mô ̣t phần nội dung kiến thức, kỹ năng phản ánh
tương đố i tro ̣n veṇ một mảng của cuô ̣c sống mà ở đó trẻ có thể tìm hiểu, khám
phá và học theo nhiều cách khác nhau dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo
viên trong một khoảng thời gian thích hợp, thông qua các hoạt đô ̣ng giáo dục
phù hợp với mu ̣c tiêu đô ̣ tuổ i và khả năng nhâ ̣n thức của trẻ.
Trong CT GDMN cấ u trúc của CT ở lứa tuổ i mẫu giáo đươ ̣c xây dựng
theo những chủ đề rõ nét trong năm ho ̣c. Trẻ đươ ̣c khám phá 9 đến 10 chủ đề
chính như: Trường mầ m non; Bản thân; Gia đình; Nghề nghiệp; Thế giới đô ̣ng
vâ ̣t; Thế giới thực vâ ̣t; Giao thông; Nước và hiện tươ ̣ng tự nhiên; Quê hương Đấ t nước - Bác Hồ; Trường tiể u ho ̣c. Một chủ đề lớn có thể bao gồm nhiề u chủ
đề nhỏ. Ví du ̣: Từ chủ đề Quê hương - Đất nước - Bác Hồ có thể phát triển
thành các chủ đề nhánh như: Phường Thạch Khôi của em, Thành phố Hải
Dương trong mắt bé, Người Việt Nam, Bác Hồ với thiếu nhi, Thủ đô Hà Nội....
Căn cứ vào mu ̣c tiêu, nô ̣i dung, yêu cầ u của đô ̣ tuổ i giáo viên có thể xây
dựng kế hoa ̣ch tổ chức các hoa ̣t đô ̣ng giáo du ̣c trẻ theo mỗi chủ đề trong
khoảng thời gian 2 đế n 5 tuầ n.
11
Chủ đề có thể cụ thể nhưng có thể trừu tượng, có thể mang tính địa
phương nhưng cũng có thể mang tính chung. Trẻ càng nhỏ, chủ đề càng phải cụ
thể, gần gũi và mang tính địa phương có quy mô nhỏ để trẻ có thể liên hệ với
những hiểu biết và kinh nghiệm đã có của mình.
Như vậy quan niệm về phạm vi một chủ đề thường rất linh hoạt. Kiến thức
trong một chủ đề mang tính tích hợp, vì thế để giúp trẻ khám phá, chiếm lĩnh
dược từng chủ đề, giáo viên cần có được sự hiểu biết đầy đủ về chủ đề, phải vận
dụng tri thức từ các ngành hoặc các lĩnh vực khác nhau (khoa học tự nhiên, khoa
học xã hội, nghệ thuật, sức khỏe, dinh dưỡng ... ), phải hiểu biết về trẻ và môi
trường giáo dục để xây dựng các hoạt động giáo dục theo các lĩnh vực phát triển,
tổ chức các hoạt động này linh hoạt, sáng tạo, dựa trên nhu cầu và khả năng của
trẻ. Tên chủ đề thường bắt đầu với một khái niệm rộng nhưng đơn giản dễ hiểu
với trẻ. Có thể tổ chức cho trẻ khám phá chủ đề nhiều tuần tùy theo một sự quan
tâm thích thú của trẻ (VD: Bé là ai? Gia đình, Trường mầm non...).
Theo Feeney’ S. và cộng sự (1995) có 4 yếu tố cần chú ý khi thực hiện
tiếp cận chủ đề (thematic approach);
[1]. Chủ đề cần tính đến nhu cầu, hứng thú của trẻ và những kiến thức
bắt nguồn từ thực tế cuộc sống;
[2]. Chủ đề cần được thể hiện trong các hoạt động cả ngày ở trường;
[3]. Chủ đề cần được thể hiện ở sự lựa chọn và cung cấp các đồ dùng học
liệu ở các khu vực chơi trong lớp;
[4]. Chủ đề cần được tiến hành tối thiểu trong 1 tuần, đảm bảo vừa có sự
lặp lại vửa mở rộng các cơ hội học cho trẻ hàng ngày.[24]
1.2.4. Hoàn thiện chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổ i theo chủ đề ở trường
mầm non
Có mô ̣t số khái niê ̣m gầ n gũi với khái niê ̣m hoàn thiện chương, theo quan
điểm của chúng tôi, cầ n xác đinh
̣ và chỉ ra mỗi quan hệ giữa các khái niê ̣m này với
khái niệm hoàn thiện chương trình giáo dục giáo dục trẻ 3 - 6 tuổi theo chủ đề.
- Phát triển
Theo Từ điển Tiếng Việt của tác giả Hoàng Phê: “Phát triển là biến
đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn
giản đến phức tạp” [10].
12
Theo Từ điển Quản lí xã hội của Nguyễn Tuấn Dũng, Nguyễn Minh Hợp:
“Phát triển là sự biến đổi hợp quy luật có phương hướng không đảo ngược, được
đặc trưng bởi sự chuyển biến chất lượng, bởi sự chuyển biến sang một trình độ
mới, phát triển được hiểu là đặc điểm cơ bản của vật chất, là nguyên tắc giải thích
về sự tồn tại và hoạt động của các hệ thống cân bằng động” [4].
Thuật ngữ “phát triển” có nhiều cách định nghĩa xuất phát từ những cấp
độ xem xét khác nhau. Chúng tôi hiểu phát triển là sự thay đổi hay biến đổi tiến
bộ, là một phương thức của vận động hay là quá trình diễn ra có nguyên nhân,
dưới những hình thức khác nhau như tăng trưởng, tiến hóa, phân hóa, chuyển
đổi, mở rộng, cuối cùng tạo ra những biến đổi về chất, nhờ vậy cơ cấu của tổ
chức, phương thức tồn tại và vận động của sự vật cùng chức năng vốn có của
nó ngày càng biến đổi tiến bộ hay hoàn thiện hơn.
- Phát triển chương trình
Theo tác giả Nguyễn Văn Khôi:“Phát triển chương trình là một quá
trình thường xuyên, liên tục làm cho chương trình ngày càng hoàn thiện; thực
chất đó chính là các đợt cải cách giáo dục để đổi mới/điều chỉnh chương
trình” [6,tr16].
Thuật ngữ Phát triển chương trình mà chúng tôi đề cập đến ở đây
tương đương với thuật ngữ tiếng anh là Curriculum Development. Thuật ngữ
này đôi khi cũng được thay thế cho thuật ngữ “Curriculum making” hay
“Curiculum design” tức là làm chương trình, thiết kế chương trình hay xây
dựng chương trình.
Tuy nhiên, ngay cả khi phát triển chương trình được dùng với nghĩa như
xây dựng hoặc thiết kế chương trình thì vẫn cần đến việc xem xét nó như một
quá trình liên tục phát triển và hoàn thiện chương trình giáo du ̣c hơn một trạng
thái hay một giai đoạn cô lập, tách rời.
Phát triển chương trình giáo dục cũng có thể là nghiên cứu, xây dựng
một chương trình giáo dục mới thay thế cho chương trình giáo dục cũ, không
còn phù hợp và đáp ứng yêu cầu giáo dục - đào tạo trong từng giai đoạn, từng
13