Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án giao thông theo quy hoạch quận tây hồ (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 23 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

BÙI XUÂN CƯỜNG

GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
CÁC DỰ ÁN GIAO THÔNG THEO QUY HOẠCH QUẬN TÂY HỒ

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

BÙI XUÂN CƯỜNG
KHÓA 2014-2016

GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
CÁC DỰ ÁN GIAO THÔNG THEO QUY HOẠCH QUẬN TÂY HỒ
Chuyên ngành: Quản lý đô thị & Công trình
Mã số: 60. 58. 01. 06



LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. TRẦN CHỦNG

Hà Nội – 2016


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành đến thầy giáo
PGS. TS. Trần Chủng, người thầy đã dành rất nhiều thời gian và công sức hướng
dẫn cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Khoa sau Đại học, ban giám hiệu nhà
trường cùng các thầy, cô giáo Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã hướng dẫn và
giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn.
Cuối cùng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến các cơ quan, đồng nghiệp,
bạn bè và người thân đã tạo điều kiện, động viên và giúp đỡ tôi trong công việc,
cung cấp tài liệu, khích lệ và trao đổi ý kiến trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, năm 2016
Tác giả Luận văn

Bùi Xuân Cường


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sỹ: Giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực
hiện các dự án giao thông theo quy hoạch quận Tây Hồ là công trình nghiên
cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của

Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả Luận văn

Bùi Xuân Cường


MỤC LỤC
Lời cảm ơn.
Lời cam đoan.
Mục lục.
Danh mục các từ viết tắt trong luận văn.
Danh mục sơ đồ.
Danh mục bảng biểu.
LỜI MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài……………………………………………….

1

Mục đích nghiên cứu…………………………………………...

2

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu…………………

2

Phương pháp nghiên cứu……………………………………….

2


Cấu trúc của luận văn…………………………………………..

2

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ
ÁN HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ QUẬN TÂY HỒ……
4
1.1. Giới thiệu về quận Tây Hồ TP Hà Nội………………….

4

1.1.1.Vị trí địa lý và tình hình xã hội…………………………..
4
1.1.2. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn năm 20112015…………………………………………………………….
10
1.2. Hiện trạng giao thông quận Tây Hồ…………………….

11

1.2.1. Hiện trạng giao thông theo quy hoạch…………………..

11

1.2.2. Kết quả thực hiện………………………………………..

16

1.2.3. Những tồn tại của các dự án giao thông…………………


21

1.3. Tiến độ thực hiện các dự án……………………………..

22

1.3.1. Những dự án điển hình về đạt tiến độ…………………..

23


1.3.2. Những dự án giao thông theo quy hoạch bị chậm tiến độ

24

1.3.3. Những bài học và nguyên nhân chậm tiến độ…………...

26

1.4. Nhận xét và giới hạn phạm vi nghiên cứu………………

33

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC ĐẢM
BẢO TIẾN ĐỘ CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐÔ THỊ …
35
2.1. Cơ sở pháp lý……………………………………………..

35


2.1.1. Các văn bản, quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành
35
2.1.2. Các văn bản, quy phạm pháp luật do UBND Thành phố Hà Nội
ban hành……………………………………………………………..46
2.1.3. Các văn bản quy định công tác quản lý do UBND quận ban
hành………………………………………………………………….47
2.2. Cơ sở khoa học…………………………………………...

48

2.2.1. Các tiêu chí về tiến độ thực hiện dự án………………….

48

2.2.2. Trình tự một dự án đầu tư xây dựng…………………….

49

2.2.3. Quản lý thời gian và tiến độ của dự án đầu tư…………..

51

2.3. Cơ sở thực tiễn……………………………………………
55
2.3.1. Kinh nghiệm thực hiện dự án giao thông quy hoạch Thành phố
Hà Nội………………………………………………………….
55
2.3.2. Kinh nghiệm dự án giao thông theo quy hoạch quận Tây Hồ 65
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ
TRIỂN KHAI CÁC DỰ ÁN GIAO THÔNG QUẬN TÂY HỒ HÀ

NỘI……………………………………………………………
69
3.1. Giới thiệu kế hoạch đầu tư dự án giao thông gđ 2016-2020 69
3.1.1. Mục tiêu, định hướng, kế hoạch đầu tư giai đoạn năm 20162020 của cả quận Tây Hồ………………………………………
69
3.1.2. Kế hoạch đầu tư dự án giao thông giai đoạn 2016-2020..

72


3.2. Giải pháp cơ chế chính sách……………………………..

74

3.2.1. Về quản lý quy hoạch……………………………………

74

3.2.2. Phân cấp quản lý………………………………………...

76

3.3. Giải pháp kỹ thuật……………………………………….

80

3.3.1. Tổ chức thi công hợp lý…………………………………

80


3.3.2. Giải pháp tạo mặt bằng sạch…………………………….

86

3.3.3. Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật…………………….

87

3.4. Giải pháp tổ chức………………………………………...

88

3.5. Giải pháp kinh tế…………………………………………

90

3.5.1. Thúc đẩy tiến độ GPMB………………………………...

90

3.5.2. Áp dụng chế độ làm ngoài giờ…………………………..

91

3.5.3. Giải pháp bố trí nguồn vốn thực hiện GPMB…………...

91

3.5.4. Hỗ trợ nguồn vốn từ Thành phố và các nguồn vốn khác..


92

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Tài liệu.


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Cụm từ viết tắt

UBND

Ủy ban nhân dân

QLDA

Quản lý dự án

CĐT

Chủ đầu tư

GPMB

Giải phóng mặt bằng

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam


QHXD

Qui hoạch xây dựng


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số hiệu bảng, biểu
Bảng 1.1

Tên bảng, biểu

Số liệu dân số, mật độ dân số qua các năm.
Công tác giao kế hoạch và kết quả thực hiện vốn đầu tư

Bảng 1.2

xây dựng quận Tây Hồ giai đoạn năm (2011-2015).
Công tác quyết toán và giải ngân vốn đầu tư xây dựng

Bảng 1.3

quận Tây Hồ giai đoạn (2011-2015).

Bảng 1.4

Kết quả thực hiện đầu tư giao thông theo quy hoạch.

Bảng 1.5


Dự án giao thông theo quy hoạch đạt tiến độ thực hiện.

Bảng 1.6

Một số dự án giao thông bị chậm tiến độ thực hiện.

Bảng 1.7

Kế hoạch đầu tư dự án giao thông giai đoạn 2016- 2020.


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ,...
Số hiệu hình

Tên hình

Hình 1.1.

Bản đồ quy hoạch chi tiết quận Tây Hồ.

Hình 1.2.

Các yếu tố tác động đến công tác quản lý tiến độ của
dự án.

Hình 1.3.

Quy trình lập tiến độ thi công xây dựng của dự án

Hình 1.4


Sơ đồ quản lý quá trình thực thi tiến độ thi công của
dự á

Hình 1.5

Giải pháp quản lý tiến độ thi công dự án xây dựng


1

MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài.
Nước ta thoát khỏi chiến tranh và xây dựng đất nước được khoảng 40
năm, có xuất phát điểm từ một nền kinh tế nông nghiệp mà hạ tầng cơ sở, hạ
tầng kinh tế còn yếu kém nên các dự án đầu tư công vào lĩnh vực này là rất
lớn. Trong những năm qua, nguồn kinh phí đầu tư xây dựng toàn xã hội
chiếm đến 42% GDP trong đó vốn đầu tư công chiếm 60%. Việc sử dụng có
hiệu quả nguồn vốn đầu tư xây dựng này có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát
triển bền vững. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong việc đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội như hệ thống công trình giao thông, công
nghiệp, dịch vụ, đô thị và các công trình phúc lợi xã hội như bệnh viện,
trường học… đã góp phần quan trọng thay đổi bộ mặt đất nước, chuyển dịch
cơ cấu kinh tế phục vụ tăng trưởng kinh tế, cải thiện đáng kể cuộc sống của
nhân dân. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là hiệu quả đầu tư xây dựng thấp,
chất lượng công trình kém, thời gian xây dựng kéo dài, lãng phí thất thoát
còn rất lớn.
Quận Tây Hồ được xác định là trung tâm dịch vụ - du lịch, trung tâm văn
hoá, là vùng bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của Thủ đô Hà Nội. Theo định
hướng phát triển của Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, quận Tây Hồ thuộc khu

vực phát triển của Thành phố trung tâm. Như vậy, trong tương lai, Tây Hồ sẽ
là khu vực trung tâm của Thủ đô Hà Nội. Dân số của quận đến năm 2020 dự
kiến là 184.000 người, mật độ dân số là 7.666 người/km2 [19].
Theo quy hoạch được duyệt thì UBND quận Tây Hồ có 58 tuyến đường
theo quy hoạch (tại địa bàn phường Thụy Khuê có 08 tuyến đường; phường
Xuân La có 07 tuyến đường; phường Phú Thượng có 08 tuyến đường; phường
Nhật Tân có 06 tuyến đường; phường Tứ Liên có 05 tuyến đường; phường


2

Quảng An có 14 tuyến đường; phường Yên Phụ có 06 tuyến đường; phường
Bưởi có 05 tuyến đường) [23]. Đến nay đã hoàn thành đưa vào sử dụng 05
tuyến đường chiếm tỷ lệ 9% (10/58); đang triển khai thực hiện 6 tuyến đường
nhưng gặp rất nhiều khó khăn vướng mắc; tính trung bình một tuyến đường
theo quy hoạch với chiều dài khoảng 500m và rộng 17,5m thì thời gian thực
hiện dự án 5-7 năm. Thời gian thực hiện mở rộng tuyến đường theo quy
hoạch gặp nhiều khó khăn do vướng mắc về công tác giải phóng mặt bằng,
nguồn vốn thực hiện tuyến đường thường lớn, do quy hoạch nhiều khu vực
chưa hợp lý …
Chính vì vậy, là một cán bộ thuộc quận Tây Hồ đang tham gia công tác
quản lý phát triển đô thị, học viên chọn đề tài “Giải pháp đẩy nhanh tiến độ
thực hiện các dự án giao thông theo quy hoạch - quận Tây Hồ” làm đề tài của
Luận văn tốt nghiệp là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn đối với địa phương.
* Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở điều tra khảo sát thực tế, phân tích tình hình thực hiện các dự
án giao thông theo quy hoạch đã được triển khai, căn cứ các chính sách mới và
khoa học về quản lý dự án, Luận văn đề xuất giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực
hiện các dự án giao thông theo quy hoạch quận Tây Hồ.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: Các tuyến đường giao thông theo quy hoạch
tại quận Tây Hồ.
- Phạm vi nghiên cứu: Công tác quản lý tiến độ các dự án giao thông
theo quy hoạch tại quận Tây Hồ.
* Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra thu thập và xử lý đánh giá số liệu, tài liệu.
- Phương pháp hệ thống hoá, phân tích, so sánh, tổng hợp.
* Cấu trúc luận văn:


3

Chương 1: Tổng quan về công tác quản lý các dự án hạ tầng kỹ thuật
đô thị quận Tây Hồ.
Chương 2: Cơ sở pháp lý, khoa học và thực tiễn để đẩy nhanh tiến độ
thực hiện dự án.
Chương 3: Giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án giao thông
theo quy hoạch quận Tây Hồ.


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN



94

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Thực trạng tình hình triển khai các dự án giao thông theo quy hoạch tại
quận Tây Hồ TP Hà Nội, vấn đề nóng nhất là tiến độ thực hiện các dự án.
Trên cơ sở các quy định của PL, các bài học lý thuyết và thực tiễn, Luận văn
đã đề xuất được các giải pháp sau có khả thi áp dụng vào điều kiện quận Tây
Hồ:
a) Giải pháp thể chế:
- Về cơ chế chính sách mạnh mẽ giao quận Tây Hồ trong phân cấp quản
lý về các tuyến đường giao thông.
- Điều chỉnh quy hoạch khu vực ngoài đê phù hợp với hiên trạng.
b) Giải pháp tổ chức: Thành lập Ban quản lý chuyên ngành để thực hiện
dự án, cụ thể đối dự án giao thông thì có ban chuyên thực hiện dự án
về giao thông và nhất là trong Ban có bộ phân chuyên về thực hiện
công tác GPMB.
c) Giải pháp kỹ thuật:
- Tổ chức thi công hợp lý theo nguyên lý “cuốn chiếu” để đẩy nhanh tiến
độ thực hiện.
- Giải pháp tạo mặt bằng sạch: Bằng cách mở rộng bề mặt đường không
thực hiện công tác GPMB.
- Ứng dụng khoa học kỹ thuật: vật liệu mới và thiết bị công nghệ để đẩy
nhanh tiến độ thi công dự án.
d) Giải pháp kinh tế:
- Thúc đẩy tiến độ GPMB: Xác định ngay từ đầu giá đền bù GPMB
tương ứng giá ngoài thị trường giao dịch (có thể là nhân ngay với hệ
số k =1,8 hay 2,0 so với giá nhà nước quy định) để lập dự án đầu tư
và phê duyệt dự án.



95

Với giải pháp này ta sẽ xác định ngay được giá đền bù phù hợp với giá
thị trường và người dân được đền bù sẵn sàng bàn giao để thực hiện GPMB
sớm nhất.
Với giải pháp này rút ngắn thời gian GPMB và chính điều này đẩy
nhanh tiến độ thực hiện dự án.
- Áp dụng chế độ làm ngoài giờ: Để đảm bảo tiến độ thi công cả ngày và
đêm thì phải đề xuất tính thêm đơn giá làm ngoài giờ cho các công
nhân thực hiện công việc về đêm.
- Bố trí nguồn vốn GPMB: Với giáp pháp này là ta ưu tiên bố trí vốn cho
dự án GPMB nhanh và đạt tiến độ đề ra.
- Hỗ trợ nguồn vốn từ Thành phố và các nguồn vốn khác: Hỗ trợ nguồn
vốn từ Thành phố để thực hiện dự án lớn cụ thể Thành phố bố trí tiền
thực hiện GPMB cho dự án giao thông theo quy hoạch.
- Ngân sách quận và kêu gọi xã hội hóa (trong đó ngân sách quận: cho
UBND quận thu toàn bộ tiền sử dụng đất khi thực hiện đấu giá đất
không phải nộp lại cho ngân sách thành phố).
KIẾN NGHỊ
a. Kiến nghị đối với Chính phủ.
Hoàn thiện hệ thống văn bản chính sách, hệ thống các qui định về đơn
giá xây dựng, về thủ tục hành chính đối với việc thẩm định dự án xây dựng và
hệ thống tiêu chuẩn trong thiết kế, thi công công trình xây dựng, làm cơ sở
căn cứ cho công tác thực hiện dự án, tránh cho quá trình tiến hành dự án xây
dựng phải sửa chữa nhiều lần.
Khi ban hành hệ thống Luật pháp mới Chính phủ cần có những văn bản
hướng dẫn cụ thể và kịp thời để cho hệ thống chính sách mới nhanh chóng
được thực hiện. Không phải vừa tiến hành vừa sửa chữa cho phù hợp với văn

bản hiện hành.


96

Việc sửa đổi hệ thống Luật và chính sách cho phù hợp với sự phát triển
kinh tế xã hội là cần thiết nhưng khi ban hành cần có những văn bản hướng
dẫn thật cụ thể cho những công trình đang thi công dang dở, còn gặp vướng
mắc chưa được phê duyệt. Giúp cho các công trình đang tiến hành dang dở
không cần phải làm lại nhiều lần mới được thẩm định thanh, quyết toán hợp
đồng.
Riêng đối với hệ thống các văn bản hành chính hướng dẫn công tác
GPMB cần cụ thể và cần được tiến hành đồng bộ từ Chính phủ tới UBND các
cấp thực hiện.
Đối với các dự án xây dựng phát triển cần được thông báo rộng rãi và
giải thích cho người dân hiểu để có được sự hợp tác của người dân, giúp cho
công tác GPMB được thực hiện nhanh chóng.
Hiện nay, vốn đầu tư xây dựng cơ bản chủ yếu do Ngân sách Nhà nước
hoặc đo những khoản viện trợ đầu tư của nước ngoài. Vì vậy Chính phủ cần
có những chính sách, biện pháp nhằm kêu gọi đầu tư từ trong nước đối với
các công trình xây dựng giao thông, công trình hạ tầng công cộng, nhằm phát
huy được thế mạnh của các doanh nghiệp trong nước, tạo thuận lợi cho.
b. Kiến nghị đối với UBND các cấp.
Một dự án xây dựng có liên quan tới nhiều các sở ban ngành vì vậy
UBND thành phố cần có cơ chế hoạt động thông thoáng giúp cho các sở, ban,
ngành có sự phối hợp chặt chẽ với nhau, để quá trình thoả thuận diễn ra nhanh
chóng.
UBND các cấp cần ban hành những chính sách đền bù GPMB và chính
sách hỗ trợ sau GPMB cụ thể đối với từng trường hợp để công tác GPMB
được tiến hành nhanh chóng. Cần có những chính sách điều chỉnh giá đất đền

bù sao cho sát với thực tế giúp nhân dân nhanh chóng ổn định sau GPMB,
nhờ vậy mà công tác giải phóng mới đảm bảo tiến độ.


97

Nên có những chính sách, hướng phát triển kinh tế địa phương nhằm ổn
định đời sống cho các hộ dân trong khu vực mất đất (nhất là các hộ dân mất
đất nông nghiệp) để họ nhanh chóng ổn định đời sống.
Đề nghị các cơ quan ra soát, công khai qui trình, thủ tục dự án, thực hiện
cải cách hành chính theo cơ chế một cửa, góp phần đẩy nhanh tiến độ dự án.
c. Kiến nghị về công tác quản lý đô thị
* Đối với Chính phủ
Quy hoach phát triển hệ thống giao thông có liên quan mật thiết với
quy hoạch sử dụng đất. Vì vậy, nên tiến hành quy hoạch sử dụng đất đi kèm
với quy hoạch phát triển hệ thống giao thông đô thị.
Nên có quy hoạch tổng thể và định hường phát triển giao thông đô thị
nói riêng và phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng nói chung để làm cơ sở cho các
cấp thực hiện đầu tư phát triển các dự án xây dựng cơ bản.
Nên có biện pháp và công cụ bình ổn giá cả, bình ổn tài chính để tránh
được những rủi ro cao trong quá trình thực hiện dự án đầu tư. Bình ổn lãi suất
vốn vay ngân hàng khuyến khích các chủ dự án vay vốn để đầu tư phát triển
hệ thống giao thông.
* Đối với UBND thành phố
Cần sớm ban hành ban hành qui định một số nội dung về quản lý đầu tư
và xây dựng đối với các dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố Hà Nội thay thế
Quyết định số 09/2012/QĐ-UBND ngày 21/5/2012 của UBND Thành phố Hà
Nội; Quy định phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội
trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015 theo Quyết định số
12/2014/QĐ-UBND ngày 26/2/2014 của UBND Thành phố Hà Nội Sửa đổi,

bổ sung một số điều quy định về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực
kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015 ban hành


98

kèm theo Quyết định số 11/2011/QĐ-UBND ngày 02/3/2011 của UBND
Thành phố Hà Nội và một số chính sách khác liên quan đến đầu tư.
Cần thực công tác kiểm tra, thanh tra thường xuyên để có thể nắm được
những thuận lợi khó khăn của các dự án đang triển khai để có chỉ đạo nhanh
chóng, kịp thời, tránh cho khoảng thời gian chờ đợi phải kéo dài. Nắm rõ
được năng lực, khả năng thực hiện của chủ đầu tư để có hướng thu hồi dự án
ngay khi dự án bị chậm trẽ chủ đầu tư không đủ năng lực giải quyết và giao
cho chủ đầu tư khác có đủ năng lực thực hiện.
Công tác quản lý tiến độ các dự án xây dựng là đặc biệt quan trọng, cần
được chú trọng hơn nữa để từ đó phát hiện ra những sai sót trong từng giai
đoạn để kịp thời can thiệp, tháo gỡ tránh cho dự án phải kéo dài.
Công tác đánh giá thẩm định dự án cần làm một cách nghiêm túc để có
sự đánh giá đúng về tầm quan trọng của dự án, tránh đầu tư giàn trải gây tình
trạng không hiệu quả trong đầu tư, đầu tư thiếu trọng điểm dẫn tới tình trnạg
thiếu vốn và thiếu quỹ đất trong đầu tư cơ bản.
Công tác thẩm định năng lực tài chính của chủ đầu tư cần được làm một
cách chặt chẽ, để cho dự án được giao cho những chủ đầu tư có đủ năng lực,
tránh dự án bị chậm trễ.


99

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ Tài nguyên và môi trường (2014), Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT
ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi
tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
2. Bộ xây dựng (2016), Thông tư số 01/2016/TT-BXD ngày 01/02/2016 của
Bộ Xây dựng ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ
tầng kỹ thuật.
3. Bộ xây dựng (2016), Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 của
Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
4. Chính phủ (2015), Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/05/2015 về Quy
định chi tiết một số nội dung về qui hoạch.
5. Chính phủ (2015), Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 về Quản
lý dự án đầu tư xây dựng
6. Chính phủ (2015), Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm
2015 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu
tư công.
7. Quốc hội (2009), Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12.
8. Quốc hội (2012), Luật thủ đô số 25/2012/QH13.
9. Quốc hội (2013), Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013.
10. Quốc hội (2013), Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013.
11. Quốc hội (2014), Luật Luật đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày
18/06/2014.
12. Quốc hội (2014), Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014.


100

13. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Quyết định số 47/2001/QĐ-UB ngày
29/6/2001 về Qui hoạch chi tiết quận Tây Hồ tỷ lệ 1/2.000.
14. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Quyết định số 11/2011/QĐ-UBND
ngày 02/3/2011 về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã

hội trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015.
15. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Quyết định số 09/2012/QĐ-UBND
ngày 21/5/2012 về ban hành qui định một số nội dung về quản lý đầu tư và
xây dựng đối với các dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
16. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Quyết định số 12/2014/QĐ_UBND
ngày 26/2/2014 về Sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về phân cấp
quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố
Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015 ban hành kèm theo Quyết định số
11/2011/QĐ-UBND ngày 02/3/2011 của UBND Thành phố Hà Nội.
17. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Quyết định số 4177/QĐ-UBND ngày
08/8/2014 về việc phê duyệt Quy hoạch phân khu đô thị khu vực Hồ Tây
và phụ cận (A6), tỷ lệ 1/2000 thuộc địa bàn quận Tây Hồ, thành phố Hà
Nội.
18. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Quyết định số 6632/QĐ-UBND ngày
02/12/2015 về phê duyệt Quy hoạch phân khu đô thị H2-1, tỷ lệ 1/2000.
19. Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ, Báo cáo số 76/BC-UBND ngày 03/2/2016
về
Thống kế các chỉ tiêu của quận Tây Hồ từ khi thành lập quận đến năm 2015;
20. Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ, Báo cáo số 88/BC-UBND ngày 23/3/2016
về Kết quả phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010-2015 của quận Tây Hồ;
21. Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ, Báo cáo số 88/BC-UBND ngày 23/3/2016


101

về Đề xuất chủ trương đầu tư dự án xây dựng mở rộng tuyến đường Đặng
Thai Mai.
22. Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ, Báo cáo số 88/BC-UBND ngày 23/3/2016
về Đề xuất chủ trương đầu tư dự án xây dựng mở rộng tuyến đường Xuân
Diệu.

23. Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ, Công văn số 1354/BC-UBND ngày
03/12/2015 về Tổng hợp bản đồ quy hoạch chi tiết giao thông theo quy
hoạch của quận Tây Hồ.
24. Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ, Kế hoạch số 121/KH-UBND ngày
08/6/2015 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020 của
quận Tây Hồ;
25. Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ, Kế hoạch số 122/KH-UBND ngày
08/6/2015 của UBND quận Tây Hồ về kế hoạch đầu tư công trung hạn 5
năm giai đoạn 2016-2020 của quận Tây Hồ;


102



×