Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình tại sở xây dựng vĩnh long (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (800.77 KB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

TRẦN MINH THUẬN

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
TẠI SỞ XÂY DỰNG VĨNH LONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP

Hà Nội - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

TRẦN MINH THUẬN
KHÓA: 2014-2016

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
TẠI SỞ XÂY DỰNG VĨNH LONG


Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trìnhdân dụng và công nghiệp
Mã số: 60.58.02.08

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

NGUỜI HUỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. LÊ VĂN KIỀU

2. TS. NGUYỄN VĂN ĐỨC

Hà Nội - 2016


LỜI CẢM ƠN
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Kỹ thuật xây dựng dân dụng và công
nghiệp với đề tài: "Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng thiết kế xây dựng
công trình tại Sở Xây dựng Vĩnh Long" được hoàn thành với sự giúp đỡ rất
nhều của Khoa Đào tạo Sau Đại học - Trường Đại học kiến Trúc Hà Nội, cùng
các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô giáo trong Khoa đào tạo Sau
đại học của Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn,
truyền đạt kiến thức trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS. Lê Văn Kiều
và TS. Nguyễn Văn Đức đã nhiệt tình hướng dẫn trong suốt thời gian nghiên
cứu, hoàn thiện luận văn.
Với thời gian và trình độ còn hạn chế, luận văn không thể tránh khỏi
những thiếu sót và rất mong nhận được hướng dẫn và đóng góp ý kiến của quý
thầy cô giáo, của đồng nghiệp.
Lần nữa, xin cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN


Trần Minh Thuận


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc
lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực
và có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trần Minh Thuận


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài ..………….…………………...….…………………... 1
Mục đích nghiên cứu ……………….……….………..……….………... 2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ……….……….……….……………. 2
Phương pháp nghiên cứu ..……..……….….……………….…………... 3
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ………….……….…………... 3
Kết cấu của luận văn ………………………………....……...…………. 3
NỘI DUNG
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG THIẾT KẾ VÀ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ………. 4
1.1. Tình hình sự cố công trình xây dựng, nguyên nhân gây ra sự cố …… 4
1.1.1. Một số sự cố công trình trong những năm gần đây ……..………… 4

1.1.2. Một số sự cố công trình liên quan đến chất lượng thiết kế ………… 7
1.2. Nguyên nhân của sự cố và sự suy giảm chất lượng công trình xây dựng
do thiết kế ……………………………………………………….…………… 10
1.2.1. Nguyên nhân do việc áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn phục vụ thiết
kế …………………………………………………………………………….. 11
1.2.2. Nguyên nhân do phương án thiết kế ..………………………….…. 12
1.2.3. Nguyên nhân do số liệu đầu vào của hồ sơ khảo sát ………….…. 15
1.2.4. Nguyên nhân do năng lực thiết kế ………………………….……. 17
1.2.5. Nguyên nhân do quy trình thiết kế ………………………….……. 19


1.3. Các yếu tố ảnh hưởng và nhận xét về chất lượng thiết kế công trình xây
dựng……….………………………………………………………..………. 20
1.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thiết kế ………..…. 20
1.3.2. Nhận xét chung về chất lượng thiết kế……………………………. 22
1.4. Công tác quản lý chất lượng thiết kế tại Sở Xây dựng Vĩnh Long .… 24
1.4.1. Cách thức quản lý chất lượng thiết kế xây dựng ………………….. 24
1.4.2. Quy trình quản lý chất lượng thiết kế ….………………………… 27
1.4.3. Đánh giá và nhận xét về công tác quản lý chất lượng thiết kế xây
dựng tại Sở Xây dựng Vĩnh Long ….…………………………………… 32
Chương 2. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ KHOA HỌC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN
LÝ CHẤT LƯỢNG THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ……………… 39
2.1. Cơ sở pháp lý ....................................................................................... 39
2.1.1. Các văn bản quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng .. 39
2.1.2. Quy định của pháp luật về quản lý chất lượng thiết kế ................... 54
2.2. Cơ sở Khoa học về thực hiện thiết kế và quản lý thiết kế ................... 56
2.2.1. Quy chuẩn, tiêu chuẩn phục vụ thiết kế ........................................... 57
2.2.2. Điều kiện năng lực của chủ nhiệm lập dự án, chủ nhiệm, chủ trì thiết
kế ………………………………………………………………………… 59
2.2.3. Tổ chức, điều hành và quản lý chất lượng thiết kế .......................... 61

2.2.4. Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN/ISO 9001:2008 ............... 64
Chương 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI SỞ XÂY DỰNG
VĨNH LONG ................................................................................................... 69
3.1. Giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách …………………………... 69
3.1.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý ……………………………….….. 69
3.1.2. Ban hành các chính sách phù hợp đặc điểm từng vùng, từng địa
phương …………………………………………………………………... 70


3.2. Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý, điều hành .................................. 70
3.2.1. Quản lý chuyên môn, nghiệp vụ ...................................................... 71
3.2.2. Quản lý năng lực tổ chức, cá nhân hoạt động thiết kế xây dựng ..... 73
3.2.3. Quản lý, kiểm soát số liệu đầu vào phục vụ thiết kế........................ 74
3.3. Giải pháp nâng cao chất lượng thiết kế từ nguồn nhân lực, cải thiện điều
kiện làm việc ..................................................................................................... 79
3.3.1. Đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực............................. 79
3.3.2. Trang bị máy móc, thiết bị phục vụ công việc thiết kế xây dựng... 81
3.4. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm thiết kế ………………… 82
3.4.1. Quản lý chất lượng thiết kế ………………...…………………… 82
3.4.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm thiết kế …………………………… 83
3.5. Giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý chất lượng thiết kế ………. 85
3.5.1. Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng thiết kế theo TCVN/ISO
9001:2008 ……………………………………………………………….. 85
3.5.2. Quy trình kiểm soát chất lượng thiết kế theo TCVN/ISO
9001:2008……………………………………………………………….…… 86
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ …….………………………….…………. 91
Kết luận …………………………………………………………………. 91
Kiến nghị ………………………………………………………………… 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………



DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu hình
Hình 1.1

Hình 1.2

Tên hình
Công trình xây dựng cao ốc văn phòng Pacific gây sập
dãy nhà của Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ
Hiện trường vụ sập mái vòm Trung tâm hội nghị quốc tế
và tiệc cưới Cần Thơ


1

MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài:
Mỗi dự án đầu tư xây dựng công trình đều phải trải qua rất nhiều giai đoạn,
từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư với việc lựa chọn chủ trương đầu tư, khảo sát lập dự
án, báo cáo tiền khả thi, báo cáo khả thi,… Giai đoạn triển khai thực hiện đầu tư
cũng rất nhiều công đoạn từ việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công
xây dựng, nghiệm thu đưa công trình vào khai thác sử dụng,... Hiệu quả đầu tư
của dự án phụ thuộc rất nhiều vào năng lực chủ quan của con người và được đo
đếm bằng lợi ích của mỗi dự án thông qua chất lượng của công trình, thời gian
đưa công trình vào khai thác và chi phí hợp lý. Những yếu tố này phụ thuộc vào
các công đoạn từ khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng và việc khai thác sử dụng.
Một công đoạn ban đầu có vị trí quan trọng quyết định mức độ an toàn của công
trình, quyết định đến chi phí đầu tư chính là công tác thiết kế..

Trong thời gian qua có nhiều công trình thiết kế thiếu an toàn dẫn đến chất
lượng công trình không đảm bảo hoặc thiết kế quá an toàn gây ra lãng phí rất
lớn, đặc biệt là các công trình vốn ngân sách Nhà nước. Trong những năm gần
đây, công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng nói chung trong đó có công
tác quản lý chất lượng thiết kế được quản lý chặt chẽ hơn rất nhiều. Về năng lực
các tổ chức, cá nhân tham gia công tác tư vấn thiết kế từng bước được nâng lên.
Song, công tác quản lý chất lượng thiết kế xây dựng nói chung, đặc biệt tại địa
bàn tỉnh Vĩnh Long cũng còn nhiều bất cập, chưa hợp lý, chưa đáp ứng được tốc
độ xây dựng tại địa bàn, có nhiều vấn đề cần phải được cải thiện, nâng cao.
Tất cả các sự cố công trình xảy ra, dù với nguyên nhân đơn giản hay phức
tạp đều có dấu ấn của công tác quản lý chất lượng thiết kế. Một phần là do chế
tài xử lý các sai phạm trong công tác quản lý chất lượng thiết kế chưa hợp lý,
chưa gắn đầy đủ trách nhiệm các tổ chức, cá nhân tham gia công tác tư vấn thiết
kế vào kết quả thực hiện dự án.


2

Là một chuyên viên đang công tác tại một đơn vị chuyên môn thuộc Sở Xây
dựng Vĩnh Long, tác giả chọn đề tài "Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng
thiết kế xây dựng công trình tại Sở Xây dựng Vĩnh Long" làm đề tài của luận
văn tốt nghiệp nhằm nêu lên thực trạng công tác quản lý chất lượng công trình
xây dựng nói chung trong đó có công tác quản lý chất lượng thiết kế tại địa bàn
tỉnh Vĩnh Long, từ cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành trong lĩnh
vực đầu tư xây dựng và các văn bản pháp lý liên quan đề xuất một số giải pháp
nhằm hoàn thiện dần công tác quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình
trong lĩnh vực đầu tư xây dựng.
* Mục đích nghiên cứu:

Nhằm mục đích cải tiến, nâng cao và hoàn thiện dần công tác quản lý chất

lượng thiết kế xây dựng tại địa phương, đáp ứng nhu cầu phát triển ngành xây
dựng của tỉnh, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về chất lượng công
trình trong đó có công tác quản lý chất lượng thiết kế xây dựng thông qua công
tác thẩm tra, thẩm định thiết kế tại Sở Xây dựng Vĩnh Long trong thời gian tới
nhằm hạn chế đến mực thấp nhất thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng; đảm
bảo an toàn trong thi công xây dựng và quản lý, khai thác sử dụng; đáp ứng yêu
cầu về chất lượng, tương xứng với niên hạn, tuổi thọ của từng cấp, loại công
trình theo các quy định mới của ngành xây dựng là mục đích chính mà luận văn
cần tập trung nghiên cứu.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các chủ thể liên quan tới công tác
quản lý đầu tư xây dựng nói chung, từ cấp quyết định đầu tư, chủ đầu tư công
trình, tư vấn khảo sát, thiết kê, tư vấn thẩm tra, cơ quan chuyên môn có chức
năng quản lý nhà nước về chất lượng công trình.


3

Phạm vi nghiên cứu là công tác quản lý chất lượng thiết kế xây dựng tại Sở
Xây dựng Vĩnh Long, thông qua việc thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự án đầu
tư xây dựng theo phân cấp,...
* Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phương pháp lý thuyết thông qua nghiên cứu các quy
định của pháp luật về quản lý chất lượng thiết kế xây dựng, tham khảo tài liệu,
kinh nghiệm các quốc gia thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng công trình,
kết hợp với phương pháp thực tiễn, điều tra thu thập, phân tích, đánh giá tình
hình chất lượng công trình tại địa phương, thông qua các số liệu báo cáo và các
tình huống thường gặp trong thiết kế gây lãng phí chi phí đầu tư xây dựng hoặc
không đảm bảo an toàn cho “sản phẩm đầu tư của ngành xây dựng” khi nghiệm

thu đưa vào khai thác sử dụng làm đối tượng phòng ngừa.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:

Góp phần hoàn thiện công tác quản lý chất lượng thiết kế xây dựng phù hợp
với quy định mới của pháp luật về xây dựng hiện hành; nâng cao hiệu quả, hiệu
lực quản lý nhà nước về chất lượng công trình trong xây dựng, đảm bảo an toàn
cho công trình, tránh lãng phí trong đầu tư xây dựng.
* Kết cấu của luận văn:
Ngoài phẩn mở đầu, kết luận và kiến nghị luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Tổng quan về chất lượng thiết kế và công tác quản lý thiết kế xây
dựng công trình
Chương 2. Cơ sở pháp lý và khoa học đối với công tác quản lý chất lượng
thiết kế công trình xây dựng
Chương 3. Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng thiết kế
công trình xây dựng tại Sở Xây dựng Vĩnh Long


4

NỘI DUNG
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG THIẾT KẾ VÀ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1.1. Tình hình sự cố công trình xây dựng, nguyên nhân gây ra sự cố
Theo thống kê mỗi năm cả nước có khoảng 50.000 công trình xây dựng
được đầu tư, bao gồm bệnh viện, trường học, khách sạn, chung cư cao tầng,
trung tâm thương mại; các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, hệ thống cầu, đường
hầm giao thông; cảng biển, cảng hàng không; khu chế xuất, khu công nghiệp,
nhà máy, xí nghiệp; hồ chứa nước; hệ thống cấp thoát nước trong đô thị, hệ
thống xử lý chất thải rắn,…

Tuy nhiên, theo quy định của Luật Xây dựng năm 2003 và các văn bản
hướng dẫn dưới Luật trước đây, các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng trong
quản lý chất lượng công trình chưa được phân định rõ ràng khiến chủ đầu tư tự
thẩm định thiết kế, nghiệm thu, đưa công trình vào sử dụng mà không có sự kiểm
tra của cơ quan nhà nước về xây dựng nên xãy ra nhiều tiêu cực, bất cập. Trong
giai đoạn này không ít sự cố công trình đã xảy ra, tuy có rất nhiều nguyên nhân
dẫn đến sự cố công trình nhưng điểm chung của sự cố là gây thiệt hại nhiều về
tính mạng và sức khẻo con người, vốn đầu tư, đặc biệt gây ra những tai tiếng và
dư luận không tốt trong ngành xây dựng.
1.1.1. Một số sự cố công trình trong những năm gần đây
1. Sự cố trong quá trình xây dựng công trình cao ốc văn phòng Pacific gây
sập dãy nhà của Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ, tại số 43-45-47 đường
Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
Theo Báo Tuổi trẻ Online (28/02/2008), lúc 18 giờ 30 phút ngày 9-102007, gồm ba tầng hầm, một tầng kỹ thuật (chiều sâu 11,8m), một trệt và 20 tầng
lầu, tổng diện tích sàn xây dựng trên 22.000m2. Theo cơ quan chức năng sự cố


5

gây thiệt hại khoảng 4,6 tỉ đồng và nhiều hồ sơ, tài liệu quan trọng,... hậu quả sự
cố làm sụp đổ hoàn toàn một khối nhà thuộc Viện Khoa học xã hội vùng Nam
Bộ và hư hỏng các khối nhà khác”.
Nguyên nhân sự cố: theo kết quả điều tra, thu thập được qua khám nghiệm
hiện trường cùng kết quả giám định, cơ quan điều tra nhận định hành vi xây
dựng công trình cao ốc Pacific không đúng với giấy phép xây dựng đã được cấp,
chủ đầu tư tự thay đổi thiết kế kỹ thuật, thi công sai giấy phép xây dựng được
cấp, tăng lên thành sáu tầng hầm (chiều sâu 21,1m), một tầng trệt, 21 lầu, tổng
diện tích sàn xây dựng lên tới hơn 41.000m2, cũng theo nhận định của cơ quan
chức năng đây là vi phạm nghiêm trọng quy định về xây dựng gây hậu quả
nghiêm trọng, cần khởi tố để điều tra, xử lý trách nhiệm của các cá nhân liên

quan.

Hình 1.1. Công trình xây dựng cao ốc văn phòng Pacific gây sập dãy
nhà của Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ
2. Sự cố sập mái vòm Trung tâm hội nghị quốc tế và tiệc cưới Cần Thơ.
Theo Báo Người lao động (06/10/2015), vào lúc 13 giờ 35 phút, ngày 3/10/2015,
thuộc khu du lịch sông Hậu, cồn Cái Khế, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều,
thành phố Cần Thơ đã khiến một người chết, bốn người bị thương. Theo cơ quan
chức năng, công trình xây dựng sai phép lần thứ 2.


6

Nguyên nhân được xác định do chủ đầu tư công trình xây dựng sai thiết kế
được được cấp, điều đáng lưu ý là khi cơ quan chức năng phát hiện công trình sai
phép (chủ đầu tư đã tự ý cho xây công trình thành hình chữ nhật 2 mặt, diện tích
tăng lên 6.808 m2) đã lập biên bản, đình chỉ thi công để chủ đầu tư thực hiện thủ
tục điều chỉnh giấy phép và được cấp lại giấy phép cho chủ đầu tư với diện tích
điều chỉnh là 6.868 m2, các nội dung khác vẫn giữ nguyên. Tuy nhiên, khi xây
dựng, chủ đầu tư tiếp tục sai phạm, cho thi công 2 cửa phụ của nhà hàng được
dịch chuyển vào trong một nhịp cột, khoảng 5m; độ cao mái vòm cũng được
nâng lên nhưng không có seno đối trọng bên trong. Sự việc trên được giới
chuyên môn đánh giá rất nguy hiểm, làm cho mái vòm nằm lệch khỏi vị trí đấu
nối sắt vào đà bêtông trần. Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến lệch tâm chịu lực,
gây sập khi tháo dàn chống đỡ bên dưới.

Hình 1.2. Hiện trường vụ sập mái vòm Trung tâm
hội nghị quốc tếvà tiệc cưới Cần Thơ
Bài học kinh nghiệm từ những sự cố:
Bất kỳ một sự cố công trình hay một tai nạn nghề nghiệp nào trong xây

dựng, trước hết bản thân nó phải được coi là một phần hay một mắt xích trong hệ
thống nhiều mắt xích của hoạt động xây dựng. Dù vậy không có nghĩa ngành xây
dựng coi sự cố hoặc những sai phạm kỹ thuật là đương nhiên trong hoạt động


7

xây dựng mà cần phải thừa nhận thực tế đó để chủ động phòng ngừa các rủi ro
kỹ thuật. Chỉ có thể tránh khỏi các rủi ro đó khi đã xác định rõ các nguyên nhân
rủi ro và chủ động có các giải pháp phòng ngừa trong quản lý chất lượng công
trình ở các giai đoạn khảo sát, thiết kế, thi công và khai thác sử dụng. Những
nguyên nhân từ những sai sót kỹ thuật, những sự cố công trình xây dựng được
chọn lọc thành các bài học. Vì vậy, việc phân tích nguyên nhân sự cố, sai sót kỹ
thuật nên được coi là một lĩnh vực cần được đầu tư nghiên cứu một cách hệ
thống trong chiến lược phát triển khoa học công nghệ xây dựng trong thời gian
tới. Từ những sô liệu thống kê thực tế cho thấy, những sự cố xảy ra hàng năm
đều ở giai đoạn đang thi công và có chung nguồn gốc là sự hiểu biết của chúng ta
còn chưa đầy đủ về những tác động đặc biệt của thiên nhiên, sự thiếu độ dự trữ
về độ bền, độ ổn định của chính bản thân các giải pháp trong quá trình xây dựng.
1.1.2. Một số sự cố công trình liên quan đến chất lượng thiết kế
1. Sự cố công trình liên quan đến chất lượng thiết kế nền móng:
Nhiều công trình bị hư hỏng do phương án nền móng không thích hợp. Lý
do chính là do không tìm hiểu kỹ điều kiện địa chất của công trình và địa chất
thủy văn của khu vực xây dựng, do hiểu không đúng các bài toán cơ học đất có
liên quan đến độ bền, biến dạng, ổn định và quang cảnh phân bố ứng suất và khả
năng biến dạng trong đất nền. Cụ thể là:
a) Mô hình hóa sự làm việc của đất nền không sát với thực tế;
b) Do không hiểu hết các hạn chế của từng biện pháp thi công;
c) Chọn sơ đồ kết cấu bên trên không thích hợp với điều kiện đất nền;
d) Nhầm lẫn về tải trọng, chưa đủ kinh nghiệm và kiến thức trong việc xem

xét tác động tương hỗ giữa nền, móng và kết cấu bên trên;
đ) Không tính hoặc tính không đúng độ lún công trình;
e) Giải pháp nền móng sai như:


8

- Quá tải đối với đất nền: Quá tải đối với đất nền là trường hợp đối với tiêu
chuẩn giới hạn thứ nhất (về độ bền) đã không đạt. Thường xảy ra đối với các lớp
đất yếu hoặc thấu kính bùn xen kẹp, và một số trường hợp đất đắp tôn nền không
được xem là một loại tải trọng, cùng với tải trọng của công trình truyền lên đất
nền bên dưới và gây cho công trình những độ lún đáng kể.
- Bố trí nhiều dạng móng dưới cùng một công trình, móng đặt ở những độ
sâu khác nhau. Độ lún của các móng khác nhau dẫn đến công trình bị lún lệch.
- Khi xây dựng công trình mới cạnh công trình cũ sẽ xảy ra hiện tượng ứng
suất dưới nền tăng làm cho công trình bị lún.
2. Sự cố công trình liên quan đến chất lượng thiết kế phần thân
Trong công tác thiết kế kết cấu phần thân công trình thường gặp những sai
sót có thể dẫn đến những sự cố đáng tiếc ngoài mong muốn như:
a) Sai sót về kích thước:
Trong bước thiết kế kỹ thuật việc tính toán thiết kế kết cấu thường được
phân ra để thiết kế. Tuy nhiên, đối với công trình có quy mô lớn công việc này
được phân ra thành các nhóm kỹ sư chuyên ngành hẹp, các nhóm này tiến hành
thiết kế một cách độc lập, các phần việc chuyên nghành này chỉ được giáp nối
khi các nhóm đã cơ bản hoàn thành xong phần việc của mình. Vấn đề bất cập ở
chỗ khi các phần việc được giáp nối thông qua các bản vẽ không chính thức,
hoặc các bản vẽ nhỏ, khó đọc. Chính những điều này đã gây ra những nhầm lẫn
đáng tiếc trong tính toán thiết kế kết cấu công trình.
b) Sai sót do sơ đồ tính toán:
Trong tính toán kết cấu, con người được sự hỗ trợ rất nhiều của các phần

mềm phân tích kết cấu, về cơ bản, sơ đồ tính toán kết cấu thường được người
thiết kế lập giống công trình thực cả về hình dáng, kích thước và vật liệu sử dụng
cho kết cấu. Tuy nhiên, việc quá phụ thuộc vào phần mềm kết cấu, thiếu kiểm tra
đối chứng cũng có thể gây ra những sai lầm đáng tiếc trong tính toán thiết kế.


9

c) Sai sót do bỏ qua kiểm tra điều kiện ổn định của kết cấu:
Trong tính toán thiết kế, đối với những thiết kế thông thường, các nhà thiết
kế, các kỹ sư thiết kế thường tính toán kiểm tra kết cấu theo trạng thái giới hạn
thứ nhất. Trong trạng thái giới hạn thứ nhất, chỉ tính toán kiểm tra đối với điều
kiện đảm bảo khả năng chịu lực, thiếu kiểm tra điều kiện ổn định của kết cấu.
Đối với những công trình có quy mô nhỏ, kích thước cấu kiện kết cấu không lớn,
thì việc kiểm tra theo điều kiện ổn định có thể bỏ qua. Tuy nhiên, đối với các
công trình có quy mô lớn, kích thước cấu kiện phức tạp thì việc kiểm tra theo
điều kiện ổn định là rất cần thiết.
d) Sai sót do tính toán tải trọng:
Khi tính toán tải trọng tác dụng lên kết cấu cũng thường gây ra những sai
sót, trong đó sai sót tập trung chủ yếu ở việc lựa chọn giá trị tải trọng, lấy hệ số
tổ hợp của tải trọng…
đ) Sai sót bố trí cốt thép không hợp lý:
Trong kết cấu bê tông cốt thép, cốt thép được bố trí để khắc phục nhược
điểm của bê tông là chịu kéo kém. Việc bố trí cốt thép không đúng sẽ dẫn đến bê
tông không chịu được ứng suất và kết cấu bị nứt.
e) Sai sót giảm kích thước của cấu kiện bê tông cốt thép:
Trong cấu kiện bê tông cốt thép, bê tông chịu lực cắt là chủ yếu, vì lý do
nào đó tiết diện bê tông tại những vùng có lực cắt lớn phải giảm bớt tiết diện, sẽ
làm giảm khả năng chịu lực cắt của cấu kiện. Khi giảm bớt tiết diện của bê tông,
nhà thiết kế không kiểm tra đã dẫn đến cấu kiện bị nứt và xảy ra sự cố công

trình.
g) Sai sót từ việc thiết kế sửa chữa và cải tạo công trình cũ:
Các công trình xây dựng thường có tuổi thọ từ hàng chục năm đến trăm
năm. Trong quá trình sử dụng và khai thác công trình, thì mục đích sử dụng
nhiều khi có những thay đổi so với thiết kế ban đầu, để đáp ứng nhu cầu sử dụng,


10

phải sửa chữa, cải tạo, nâng cấp công trình hiện có để thay đổi tính năng, quy mô
đáp ứng được chức năng mới mà sử dụng yêu cầu. Trong quá trình thiết kế,
nhiều khi các nhà thiết kế đã không xác định tuổi thọ còn lại của công trình cần
cải tạo, tuổi thọ của phần công trình được để lại của công trình cải tạo, xem tuổi
thọ của chúng còn tương đương với tuổi của phần công trình được nâng cấp cải
tạo hay không dẫn đến tình trạng tuổi thọ của từng phần của công trình được cải
tạo không đồng đều và tuổi thọ của toàn bộ công trình bị giảm.
Đồng thời, Nhà thiết kế chưa quan tâm đến sơ đồ chịu lực của công trình cũ
và sơ đồ chịu lực của công trình sau khi cải tạo. Sự khác biệt quá xa của sơ đồ
kết cấu mới sau khi cải tạo và sơ đồ kết cấu của công trình cũ, đã dẫn đến sự can
thiệp quá sâu vào kết cấu của công trình cũ và dẫn đến sự cố của công trình xây
dựng.
1.2. Nguyên nhân của sự cố và sự suy giảm chất lượng công trình xây dựng
do thiết kế
Đặc tính khác biệt của sản phẩm xây dựng (công trình xây dựng) với các
sản phẩm tiêu dùng khác bởi giá trị lớn, tuổi thọ cao và là loại sản phẩm riêng
biệt ít khi trùng lặp. Người sử dụng ít có kiến thức, kinh nghiệm vì có khi cả đời
chỉ làm chủ một vài sản phẩm (nhà cửa). Chính vì vậy, không thể xem các công
trình xây dựng như những loại sản phẩm bình thường, đồng thời còn cần có
chính sách cụ thể góp phần nâng cao chất lượng công trình xây dựng, đặc biệt ở
khâu thiết kế, hiện còn nhiều vấn đề phải bàn.

Trước hết, đó là chất lượng rất đáng báo động. Có nhiều nguyên nhân
nhưng khởi đầu là do cung cách giao nhận thiết kế hiện nay rất phức tạp và tiêu
cực: nhận việc do quen biết, do “lại quả”, do thế thần. Không ít người cho rằng
có một “dây chuyền” trong khâu thiết kế - thẩm định - giấy phép xây dựng. Cho
nên nhiều chủ đầu tư cần nhiều việc hơn là chất lượng.


11

Đáng nói là có không ít người thiết kế thiếu tinh thần trách nhiệm nghề
nghiệp, thiếu năng lực và ít đầu tư chuyên môn đã tạo ra những đồ án không
xứng đáng. Có người chọn phương án phức tạp để nhằm loại bớt đối thủ thi
công, có người vì quá “bảo mạng” nên gây ra lãng phí cho chủ đầu tư và xã hội.
Có những phương án rất kém về sử dụng và thẩm mỹ đến mức độ “bất ngờ quá
tệ”, gây thiệt hại to lớn cho chủ đầu tư. Tinh thần “sống chết mặc bay, tiền thầy
bỏ túi”, không xem mỗi đồ án là một tác phẩm, là một đứa con, là danh dự của
mình, đã lan tỏa trong giới thiết kế. Hậu quả là công trình bị suy giảm chất
lượng, phát sinh sự cố. Nguyên nhân các sự cố này có thể điểm qua những nhóm
nguyên nhân sau:
1.2.1. Nguyên nhân do việc áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn phục vụ thiết kế
Trong thiết kế xây dựng, việc áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn là hết sức
cần thiết. Nhiều trường hợp không những sử dụng các tiêu chuẩn của Việt Nam
mà còn phải tham khảo, sử dụng cả các tiêu chuẩn của nước ngoài.
Quy chuẩn xây dựng là các quy định bắt buộc áp dụng trong hoạt động xây
dựng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng ban hành. Đó là
các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu bắt buộc phải tuân thủ đối với mọi hoạt động xây
dựng và các giải pháp, các tiêu chuẩn xây dựng được sử dụng để đạt được các
yêu cầu đó.
Tiêu chuẩn xây dựng là các quy định về chuẩn mực kỹ thuật, định mức kinh
tế - kỹ thuật, trình tự thực hiện các công việc kỹ thuật, các chỉ tiêu, các chỉ số kỹ

thuật và các chỉ số tự nhiên được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành hoặc
công nhận để áp dụng trong hoạt động xây dựng. Tiêu chuẩn xây dựng gồm tiêu
chuẩn bắt buộc áp dụng và tiêu chuẩn khuyến khích áp dụng.
Tuy nhiên, trên thực tế một số tác giả chưa quan tâm, chưa áp dụng quy
chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế, một số khác thì áp dụng sai quy chuẩn, tiêu chuẩn
thiết kế dẫn đến những sự cố đáng tiếc trong quá trình thi công, vận hành khai


12

thác, sử dụng… Những sai sót thông thường do chưa áp dụng hoặc áp dụng sai
quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế như: Thiết kế lan can (ban công, ô thang) các công
trình cao tầng bố trí các thanh ngang rất nguy hiểm đối với trẻ em hay leo trèo;
áp dụng sai quy chuẩn về thiết kế hệ thống cửa đi cho các công trình công cộng
thiết kế mở vào rất nguy hiểm khi công trình gặp sự cố cháy, nổ; tiêu chuẩn thiết
kế hệ thống điện không hợp lý rất nguy hiểm khi va chạm đối với trường hợp đặt
thấp,…
Mặc khác, do mỗi quốc gia có quy chuẩn xây dựng khác nhau do có các quy
định cho các thông số kỹ thuật ở mỗi công trình là khác nhau. Đôi khi một số tác
giả chọn quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế của một số quốc gia khác dùng cho công
tác thiết kế xây dựng tại Việt Nam mà không am tường các điều kiện khí hậu, địa
lý, địa chất thủy văn từng vùng, miền của Việt Nam.
1.2.2. Nguyên nhân do phương án thiết kế
Phương án thiết kế không phù hợp có thể dẫn đến sự cố đáng tiếc, trong
thiết kế xây dựng các phương pháp thiết kế phải phù hợp với trình tự thiết kế,
tuân thủ các quy định cơ bản, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng.
Thực tế không ít trường hợp tác giả thiết kế chọn lựa phương án thiết kế nền
móng không hợp lý gây ra sự cố cho chính công trình đang thi công hoặc các
công trình lân cận. Một số dự án đầu tư xây dựng do chọn lựa phương án thiết kế
không phù hợp nên không thu hút được nguồn vốn đầu tư, làm chậm tiến độ, kéo

dài thời gian thực hiện và hoàn thành dự án gây ảnh hưởng chất lượng công
trình.
Một số sai sót từ việc chọn chọn phương án thiết kế không phù hợp:
1. Sai sót do phương pháp tính toán
- Sai sót sơ đồ tính toán: Sơ đồ kết cấu là khâu quyết định đến độ bền vững
của công trình. Sơ đồ kết cấu phải phản ánh được giả thiết chịu lực và các tải
trọng thực tế. Sơ đồ kết cấu bảo đảm sự chịu lực và biến dạng khi có nhiều dạng


13

tải trọng tác động riêng biệt và tổ hợp. Sơ đồ kết cấu sai sẽ dẫn đến hư hỏng của
kết cấu. Chọn sơ đồ kết cấu sai dẫn đến tình trạng giữa sơ đồ tính khác với sơ đồ
tải thực nhiều, dẫn đến thiếu thép hoặc thừa thép, làm cho công trình không đáp
ứng về mặt chịu lực.
- Bỏ qua kiểm tra điều kiện ổn định của kết cấu: Khi tính toán thiết kế, đối
với những thiết kế thông thường, các kỹ sư thiết kế thường tính toán kiểm tra kết
cấu theo trạng thái giới hạn thứ nhất. Tuy nhiên, trong trạng thái giới hạn thứ
nhất, chỉ tính toán kiểm tra đối với điều kiện đảm bảo khả năng chịu lực, bỏ qua
kiểm tra điều kiện ổn định của kết cấu. Đối với những công trình có quy mô nhỏ,
kích thước cấu kiện kết cấu không lớn, thì việc kiểm tra theo điều kiện ổn định
được có thể bỏ qua. Tuy nhiên, đối với các các công trình có quy mô không nhỏ,
kích thước cấu kiện lớn thì việc kiểm tra theo điều kiện ổn định là rất cần thiết.
- Bố trí cốt thép không hợp lý: Trong kết cấu bê tông cốt thép, cốt thép được
bố trí để khắc phục nhược điểm của bê tông là chịu kéo kém. Việc bố trí cốt thép
không đúng sẽ dẫn đến bê tông không chịu được ứng suất và kết cấu bị nứt.
2. Sai sót do dùng quá nhiều giải pháp cấu tạo
Với một số các cấu kiện không lớn đa phần người thiết kế không tính toán
mà bố trí cốt thép, tiết diện theo cấu tạo. Tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều
những cấu kiện lớn người thiết kế cũng sử dụng các giải pháp cấu tạo để bố trí dễ

dẫn tới những sai sót gây hư hỏng cho công trình.
Một số người thiết kế khi lựa chọn các yêu cầu về cấu tạo cho công trình lại
chọn giải pháp cấu tạo lớn hơn quá nhiều so với yêu cầu trong tiêu chuẩn hoặc
các quy định. Ví dụ lớp bê tông bảo vệ cốt thép cho dầm trong trường hợp ngoài
nhà (gần nơi ẩm thấp) là 25mm và đường kính cốt thép lớn nhất nhưng do người
thiết muốn an toàn cho kết cấu lại chọn lớp bảo vệ lớn hơn yêu cầu vô tình đã
làm giảm chiều cao làm việc của cấu kiện dẫn đến làm giảm khả năng làm việc
của cấu kiện.


14

3. Sai sót do không coi trọng giải pháp cấu tạo
Trong tính toán kết cấu bê tông cốt thép có những loại tải trọng và tác động
chúng ta không kể đến trong quá trình tính toán như: hiện tượng co ngót, từ biến,
lún lệch... mà được giải quyết bằng các giải pháp cấu tạo như: bố trí khe nhiệt,
khe lún, thép cấu tạo... Điều đó cho thấy việc các giải pháp cấu tạo là rất quan
trọng, nếu các kết cấu không có các giải pháp cấu tạo có thể dẫn đến những hư
hỏng cho kết cấu.
4. Sai sót do chỉ định vật liệu thiết kế không phù hợp
Vật liệu sử dụng trong kết cấu bê tông cốt thép chủ yếu chỉ gồm 2 phần
chính là bê tông và cốt thép:
- Với vật liệu bê tông nếu cường độ không đủ, ngoài làm ảnh hưởng đến khả
năng chịu lực của kết cấu còn làm giảm tính chống thấm, độ bền của kết cấu.
Thông thường nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chỉ định cường độ bê tông không đủ
do nguyên nhân thiết kế là:
+ Chỉ định tỉ lệ cấp phối bê tông không tốt trong khi nó là một nhân tố quan
trọng quyết định chất lượng của bê tông trong đó tỉ lệ nước – xi măng, cũng như
lượng nước dùng, tỉ lệ cát, sỏi...
+ Chất lượng vật liệu được thiết kế cho cấp phối bê tông không đảm bảo

chất lượng.
- Đối với cốt thép cũng là một thành phần hết sức quan trọng trong kết cấu
bê tông cốt thép nên những sai sót trong lựa chọn cốt thép cũng ảnh hưởng rất
nhiều đến chất chất lượng của kết cấu. Việc lựa chọn, chỉ định cốt thép phải phù
hợp với mỗi loại cấu kiện và phải phù hợp với từng điều kiện làm việc của cấu
kiện đó.
5. Sai sót do công tác phục vụ thiết kế
Công tác phục vụ thiết kế chủ yếu bao gồm các công tác cung cấp số liệu
đầu vào cho người thiết kế.


15

- Trong bước thiết kế kỹ thuật việc tính toán thiết kế kết cấu thường được
phân ra để thiết kế. Tuy nhiên, đối với công trình có quy mô lớn công việc này
được phân ra thành các nhóm kỹ sư chuyên ngành hẹp, các nhóm này tiến hành
thiết kế một cách độc lập, các phần việc chuyên ngành này chỉ được giáp nối khi
các nhóm đã cơ bản hoàn thành xong phần việc của mình. Vấn đề bất cập ở chỗ
khi các phần việc được giáp nối thông qua các bản vẽ không chính thức, hoặc
các bản vẽ nhỏ, khó đọc. Chính những điều này đã gây ra những nhầm lẫn đáng
tiếc trong tính toán thiết kế kết cấu công trình. Nguyên nhân của sai sót này là do
sự phối hợp giữa các nhóm thiết kế không chặt chẽ, khâu kiểm bản vẽ không
được gây lên nhầm lẫn đáng tiếc xảy ra trong việc tính toán thiết kế kết cấu công
trình. Cùng với sai sót đó là thiếu sự quan sát tổng thể của người thiết kế trong
việc kiểm soát chất lượng công trình.
- Các công trình xây dựng thường có tuổi thọ từ hàng chục năm đến trăm
năm. Trong quá trình sử dụng và khai thác công trình, thì mục đích sử dụng
nhiều khi có những thay đổi so với thiết kế ban đầu, để đáp ứng nhu cầu sử dụng,
phải sửa chữa, cải tạo, nâng cấp công trình hiện có để thay đổi tính năng, quy mô
đáp ứng được chức năng mới mà sử dụng yêu cầu. Trong quá trình thiết kế,

nhiều khi các nhà thiết kế đã không xác định tuổi thọ còn lại của công trình cần
cải tạo, tuổi thọ của phần công trình được để lại của công trình cải tạo, xem tuổi
thọ của chúng còn tương đương với tuổi của phần công trình được nâng cấp cải
tạo hay không dẫn đến tình trạng tuổi thọ của từng phần của công trình được cải
tạo không đồng đều và tuổi thọ của toàn bộ công trình bị giảm. Đồng thời nhà
thiết kế chưa quan tâm đến sơ đồ chịu lực của công trình cũ và sơ đồ chịu lực của
công trình sau khi cải tạo. Sự khác biệt quá xa của sơ đồ kết cấu mới sau khi cải
tạo và sơ đồ kết cấu của công trình cũ, đã dẫn đến sự can thiệp quá sâu vào kết
cấu của công trình cũ và dẫn đến sự cố của công trình xây dựng.
1.2.3. Nguyên nhân do số liệu đầu vào của hồ sơ khảo sát


16

Những sai sót thường mắc phải trong công tác khảo sát địa chất như:
- Không phát hiện được hoặc phát hiện không đầy đủ quy luật phân bố theo
chiều rộng và theo chiều sâu các phân vị địa tầng, đặc biệt các đất lớp yếu hoặc
các đới yếu trong khu vực xây dựng và khu vực liên quan khác;
- Khoảng cách khảo sát giữa các lỗ khoan quá lớn nên không thể phản ánh
chính xác tình hình thực tế của các lớp đất về thế nằm và vị trí của nó trong nền
đất dẫn đến nhầm lẫn trong việc dùng giải pháp móng không thích ứng như chọn
chiều dài cọc không đúng, đặt vị trí khe lún không phải tại nơi có biến đổi chiều
dày và tính chất đất nền…. Điển hình công trình xây dựng trụ sở làm việc Ủy
ban nhân dân xã Thuận An, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long (xây dựng năm
2012). Do công tác khảo sát địa kỹ thuật sơ sài, thiếu sự hiểu biết về nền đất;
đánh giá sai về các chỉ tiêu cơ lý của nền đất không phát hiện đầy đủ quy luật
phân bố theo chiều rộng và theo chiều sâu các lớp đất yếu, đánh giá các đặc
trưng tính chất xây dựng của các phân vị địa tầng có mặt trong khu vực xây dựng
không chính xác, dẫn đến phát sinh thiết kế chiều dài cọc từ 25m ban đầu tăng
lên 37m cho toàn bộ cọc gia cố đối với công trình. Tuy chi phí phát sinh không

nhiều (khoản 350 triệu đồng so với 6,5 tỷ đồng đầu tư cho dự án), nhưng đã làm
kéo dài tiến độ thi công, mất thời gian hơn 3 tháng điều chỉnh, phê duyệt thiết kế
dự toán. Rất may những sai sót trên đã được phát hiện và khắc phục kịp thời, nếu
không phát hiện thì thiệt hại là không thể lường được khi đã đưa công trình vào
sử dụng.
- Đánh giá không chính xác các đặc trưng tính chất xây dựng của các phân
vị địa tầng có mặt trong khu vực xây dựng; thiếu sự hiểu biết về nền đất hay do
công tác khảo sát địa kỹ thuật sơ sài; đánh giá sai về các chỉ tiêu cơ lý của nền
đất;
- Độ sâu lỗ khoan khảo sát địa chất không đủ nên không thể xác định được
chiều dày các lớp đất nằm trong phạm vi ảnh hưởng của móng và nhất là không


17

xác định được lớp đất chịu lực mà công trình đặt vào lớp đó. Điều này dễ dẫn
đến sự lựa chọn giải pháp móng không đủ căn cứ hoặc độ tin cậy thấp mà hậu
quả của nó sẽ rất khó lường về mặt kỹ thuật lẫn kinh tế;
- Báo cáo kết quả khảo sát địa chất công trình và thí nghiệm không rõ ràng
chuẩn xác. Nguồn tư liệu thường hay sai sót nhất là các số liệu về nước ngầm,
đặc biệt là sai lầm về dòng chảy và thẩm thấu nước mặt thay đổi. Khi khảo sát
địa hình cần khảo sát cả về khả năng thay đổi dòng chảy của nước mặt trong các
vùng thực vật khác nhau; phải chú ý khả năng thẩm thấu nước mặt của đất liền
xung quanh và ảnh hưởng của tải trọng công trình bên cạnh. Tất cả những điều
vừa nói có thể gây chuyển động và trượt bề mặt;
- Không phát hiện được sự phát sinh và chiều hướng phát triển của các quá
trình địa kỹ thuật có thể dẫn tới sự mất ổn định của công trình xây dựng. Nhiều
trường hợp không thể lường trước khả năng xảy ra sự cố cho những công trình
đã đưa vào sử dụng do các nguyên đất nền bị nhão, thẩm lậu, bị ngập lụt, thay
đổi tính chất cơ lý của đất do chịu tác động của chấn động, mực nước ngầm bị

dâng cao hoặc hạ thấp, thay đổi lớn về nhiệt độ, ảnh hưởng sinh vật học và hóa
học hoặc do tổng hợp các nguyên nhân trên cùng các hiện tượng khác. Những
điều này có liên quan đến công tác khai thác và bảo trì công trình cũng như giữ
gìn môi trường địa chất không bị biến đổi bất lợi cho công trình.
- Không điều tra, khảo sát công trình lân cận và các tác động ăn mòn của
môi trường…;
Những sai sót trên thường dẫn đến những tốn kém khi phải khảo sát lại (nếu
phát hiện trước thiết kế), thay đổi thiết kế (phát hiện khi chuẩn bị thi công). Còn
nếu không phát hiện được thì thiệt hại là không thể kể được khi đã đưa công
trình vào sử dụng.
1.2.4. Nguyên nhân do năng lực thiết kế


×