Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Quản lý phòng chống sạt lở khu vực đất, đá thải của mỏ than trên địa bàn phường mông dương, thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 22 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

LÊ XUÂN BÌNH

QUẢN LÝ PHÒNG CHỐNG SẠT LỞ KHU VỰC
ĐẤT, ĐÁ THẢI CỦA MỎ THAN TRÊN ĐỊA BÀN
PHƯỜNG MÔNG DƯƠNG, THÀNH PHỐ
CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội - 2016


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

LÊ XUÂN BÌNH
KHÓA 2014 - 2016

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

QUẢN LÝ PHÒNG CHỐNG SẠT LỞ KHU VỰC
ĐẤT, ĐÁ THẢI CỦA MỎ THAN TRÊN ĐỊA BÀN


PHƯỜNG MÔNG DƯƠNG, THÀNH PHỐ
CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH

Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. PHẠM TRỌNG MẠNH
2. TS. LÊ THỊ MINH PHƯƠNG

Hà Nội - 2016


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Xây dựng,
Ban Giám hiệu Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Khoa Sau đại học - Trường Đại
học Kiến trúc Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, thực
hiện luận văn.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS Phạm Trọng
Mạnh và TS. Lê Thị Minh Phương đã nhiệt tình hướng dẫn, truyền thụ những kinh
nghiệm, những phương pháp nghiên cứu quý báu trong suốt thời gian tôi nghiên
cứu và thực hiện đề tài luận văn này và tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
các thầy, cô Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn
tôi trong suốt quá trình học tập tại Trường.
Cuối cùng tôi xin trân trọng cám ơn Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng
Ninh - Cơ quan nơi tôi đang công tác, Sở Xây dựng Quảng Ninh, Ủy ban nhân dân
thành phố Cẩm Phả cùng các đồng nghiệp, gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, tạo điều
kiện và động viên tôi trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian nghiên

cứu thực hiện luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 6/2016
Tác giả luận văn

Lê Xuân Bình


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc
lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và
có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lê Xuân Bình


MỤC LỤC

Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài.

1

* Mục đích nghiên cứu.


2

* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

2

* Phương pháp nghiên cứu.

3

* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.

3

* Các khái niệm (thuật ngữ).

3

* Cấu trúc luận văn.

4

NỘI DUNG
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÒNG CHỐNG SẠT

5

LỞ KHU VỰC ĐẤT, ĐÁ THẢI CỦA MỎ THAN TRÊN ĐỊA BÀN
PHƯỜNG MÔNG DƯƠNG, THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH
QUẢNG NINH.

1.1. Khái quát về khu vực đất đá thải của mỏ than tại phường

5

Mông Dương, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh:
1.1.1. Vị trí địa lý.

5

1.1.2. Vị trí phường Mông Dương, thành phố Cẩm Phả.

7

1.1.3. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, khí hậu.

7

1.1.4. Điều kiện thủy văn.

8


1.1.5. Quá trình hình thành các bãi đất đá thải.

9

1.2. Thực trạng quy hoạch khu vực đất đá thải của mỏ than tại

10


phường Mông Dương, thành phố Cẩm Phả.
1.2.1. Hiện trạng khu vực đất đá thải của các mỏ than tại phường Mông

10

Dương, thành phố Cẩm Phả.
1.2.2. Thực trạng quy hoạch khu vực đất đá thải ở mỏ than.

12

1.2.3. Đánh giá tổng hợp.

17

1.3. Thực trạng quản lý phòng chống sạt lở đất, đá thải trong quá

18

trình khai thác tại mỏ than trên địa bàn phường Mông Dương,
thành phố Cẩm Phả.
1.3.1. Công tác công bố công khai quy hoạch được duyệt.

18

1.3.2. Công tác cắm mốc giới và quản lý mốc giới ngoài thực địa.

19

1.3.3. Công tác quản lý thực hiện quy hoạch.


19

1.3.4. Công tác ban hành các quy định về quản lý khu vực đổ đất đá

20

thải.
1.3.5. Tổ chức bộ máy quản lý

21

1.3.6. Sự tham gia của cộng đồng trong việc quản lý phòng chống sạt

25

lở khu vực đất đá thải:
1.3.7. Đánh giá tổng hợp:

26

1.4. Những vấn đề tồn tại trong công tác quản lý việc đổ đất, đá

26

thải trong quá trình khai thác than tại phường Mông Dương,
thành phố Cẩm Phả:
1.4.1. Về quy hoạch.

26


1.4.2. Về cơ chế.

28

1.4.3. Thực trạng tổ chức.

41


1.4.4. Sự tham gia của cộng đồng.

44

CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ PHÒNG CHỐNG

46

SẠT LỞ KHU VỰC ĐẤT, ĐÁ THẢI TẠI CÁC MỎ THAN TRÊN
ĐỊA BÀN PHƯỜNG MÔNG DƯƠNG, THÀNH PHỐ CẨM PHẢ,
TỈNH QUẢNG NINH.
2.1. Cơ sở lý luận quản lý phòng chống sạt lở khu vực đất đá thải

46

tại các mỏ than trên địa bàn phường Mông Dương, thành phố Cẩm
Phả.
2.1.1. Cơ sở về quy hoạch.

46


2.1.2. Cơ sở lý luận về quản lý kỹ thuật.

51

2.2. Cơ sở pháp lý.

52

2.2.1. Hệ thống các văn bản quy định của pháp luật ; các quy chuẩn,

52

tiêu chuẩn có liên quan.
2.2.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng

54

Ninh đến năm 2030.
2.2.3. Định hướng phát triển kinh tế xã hội thành phố Cẩm Phả đến

56

năm 2030.
2.2.4 Phương hướng phát triển kinh tế xã hội thành phố Cẩm Phả đến

57

năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
2.2.5 Các Quy định quản lý khu vực đổ đất đá thải theo quy hoạch


58

được duyệt.
2.3 Cơ sở về quản lý, tổ chức.

58

2.3.1. Công tác quản lý.

58

2.3.2. Công tác tổ chức thực hiện.

60

2.4. Cơ sở về sự tham gia cộng đồng.

60


2.4.1. Ý nghĩa sự tham gia của cộng đồng.

60

2.4.2. Vai trò và giá trị của sự tham gia của cộng đồng trong quy hoạch

61

CHƯƠNG III : CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ PHÒNG CHỐNG


64

SẠT LỞ KHU VỰC ĐẤT, ĐÁ THẢI TẠI CÁC MỎ THAN TRÊN
ĐỊA BÀN PHƯỜNG MÔNG DƯƠNG, THÀNH PHỐ CẨM PHẢ,
TỈNH QUẢNG NINH.
3.1. Quan điểm, mục tiêu và nguyên tắc quản lý các vị trí đổ đất đá

64

thải từ khai thác mỏ than.
3.1.1. Quan điểm.

64

3.1.2. Mục tiêu.

65

3.1.3. Nguyên tắc.

65

3.2. Giải pháp quản lý quy hoạch bãi đổ thải.

66

3.2.1. Mối quan hệ về phương pháp lập quy hoạch và quản lý quy

66


hoạch.
3.2.2. Đề xuất các giải pháp quản lý.

68

3.2.3. Công tác lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch.

70

3.2.4. Công tác quản lý thực hiện quy hoạch.

70

3.3. Giải pháp về cơ chế quản lý.

76

3.3.1. Ban hành đồng bộ các văn bản quy định về quản lý đổ thải.

76

3.3.2. Các chế tài.

77

3.3.3. Công tác thanh tra, kiểm tra.

78

3.4. Giải pháp quản lý tổ chức bộ máy quản lý.


78

3.4.1. Đề xuất tổ chức bộ máy quản lý.

78

3.4.2. Các giải pháp nâng cao năng lực của bộ máy quản lý.

78

3.5. Giải pháp quản lý việc đổ đất đá thải có sự tham gia quản lý

80


của cộng đồng.
3.5.1. Giải pháp quản lý môi trường

84

3.5.2. Giải pháp quản lý hệ thống cây xanh

85

3.6. Giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý

86

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


89

Kết luận.

89

Kiến nghị.

91

TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 - Vị trí TP Cẩm Phả trên bản đồ Việt Nam

5

Hình 1.2 - Vị trí nghiên cứu

9

Hình 1.3 - Sơ đồ đóng góp kinh tế của ngành công nghiệp khai thác than

11

Hình 1.4 - Hiện trạng khu vực đổ đất đá thải của mỏ than

17


Hình 1.5 - Sơ đồ tổ chức bộ máy

22

Hình 1.6 - Chỉ đạo thực hiện quy hoạch

32

Hình 1.7 - Hệ thống xử lý nước thải mỏ tại khai trường khai thác than

34

Hình 1.8 - Sơ đồ Tổ chức bộ máy nhà nước để thực hiện quy hoạch

42

Hình 2.1 - Sơ đồ nguyên tắc trong hoạt động xây dựng

47

Hình 3.1 - Cải tạo hồ sau khai thác

71

Hình 3.2 - Sơ đồ giải pháp tổ chức bộ máy quản lý

81

Hình 3.3 - Mô hình quản lý có sự tham gia của cộng đồng


87

Hình 3.4 - Sơ đồ Hệ thống thông tin quản lý quy hoạch - xây dựng

89


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TKV

Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam

HTKT

Hạ tầng kỹ thuật

THCS

Trung học cơ sở

FOB

Chi phí giao sản phẩm

QLĐT

Quản lý đô t


CTT

Công ty than

PTTH

Phát thanh truyền hình

UBND

Ủy ban nhân dân

TGĐ

Tổng giám đốc

RAME

ổn định và phủ xanh bãi thải mỏ, xử lý nước thải mỏ

Đô thị ECO2

Đô thị sinh thái kiêm kinh tế

ODA

nguồn vốn hỗ trợ phát triển từ các tổ chức quốc tế

GEF


Quỹ môi trường toàn cầu

WB

Ngân hàng Thế giới

ADB

Ngân hàng phát triển Châu Á

UNDP

Chương trình phát triển Liên hợp quốc

GIS

Hệ thống thông tin địa lý


1

Ở ĐẦU
* Lý do chọn đề tài:
- Hiện nay, khi đến thành phố Cẩm Phả, từ đầu thành phố (từ phía
đường 18A) có thể thấy rõ những “quả núi đất” nhân tạo khổng lồ, lừng lững
cạnh trung tâm thành phố, cao hơn các quả đồi tự nhiên lân cận. Với độ liên
kết kém, khi mưa nhiều, các khu vực đất đá thải rơi vào tình trạng “no nước”,
thì việc những “quả núi đất” đổ ập xuống phía dưới chỉ còn lại là vấn đề thời
gian. Với khối lượng đất bóc, đổ thải của TKV ở riêng vùng Cẩm Phả đã là
158 triệu m3/năm, chủ yếu tập trung ở bãi thải ngoài Nam Khe Tam - Đông

Khe Sim, Đông Cao Sơn và Bàng Nâu. Vì vậy, việc các bãi đất đá thải này
ngày một “phình” ra và cao lên là điều hoàn toàn dễ hiểu. Dự tính hàng năm
sản lượng khai thác than sẽ tăng lên nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ và xuất
khẩu, bên cạnh đó lượng đất đá bóc ra sẽ tăng lên rất nhiều.
- Với mức độ đổ thải như trên thì vấn đề về đảm bảo an toàn các bãi
thải than, nhất là trong tình hình biến đổi khí hậu như hiện nay là một nhiệm
vụ cấp bách, cần phải được giải quyết triệt để.
- Sau đợt mưa lụt lịch sử vừa qua tại Quảng Ninh, trước hậu quả
nghiêm trọng của vụ sạt lở bãi thải mỏ Cao Sơn, các ngành chức năng và
TKV đã khẩn trương tìm nguyên nhân và đưa ra giải pháp khắc phục. Theo đó
các đơn vị thống nhất cần phải thực hiện nghiêm túc quy trình đổ thải đất đá
và củng cố lại tất cả các tiêu chí an toàn của khu vực đất đá thải. Đó là củng
cố lại hệ thống các tầng bãi thải; nạo vét, gia cố hệ thống thoát nước, hồ lắng,
đê đập chắn đất đá, làm mới đê đập chắn đất đá tại các vị trí xung yếu; củng
cố hệ thống tầng thải, đai thoát nước của các khu vực đất đá thải, phân chia
thoát nước hợp lý…Tuy nhiên, theo đánh giá của giới chuyên môn, đây mới
chỉ là những giải pháp tạm thời, trước mắt, mang tính xử lý tình thế. Để có
được khu vực đất đá thải thật sự an toàn, mang tính bền vững, lâu dài và phù


2

hợp với tình hình biến đổi khí hậu, mưa lớn thì cần phải giải được các bài
toán về quy hoạch khu vực đất đá thải theo vùng; giảm độ cao khu vực đất đá
thải, di chuyển dân cư trong vùng khu vực đất đá thải.
- Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, việc nghiên cứu đề tài “Quản lý
khu vực đổ đất, đá thải của mỏ than trên địa bàn phường Mông Dương, thành
phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh” là rất cần thiết, cấp bách. Nếu không có biện
pháp, giải pháp quản lý tốt khu vực đất đá thải của mỏ than thì trong tương lai
gần thành phố Cẩm Phả sẽ phải gánh chịu nhiều ảnh hưởng do tình trạng ô

nhiễm môi trường dẫn đến đời sống kinh tế, xã hội: chất lượng sống của
người dân đô thị đi xuống, đi ngược lại với chủ trương định hướng phát triển
kinh tế chuyển đổi từ “Nâu” sang “Xanh” của tỉnh.
- Luận văn này cần được nghiên cứu để đưa ra thực trạng tình hình
quản lý đất đá thải tại các mỏ than trên địa bàn phường Mông Dương, thành
phố Cẩm Phả, nguyên nhân và đánh giá những tác động của vấn đề ảnh hưởng
đến môi trường sống đô thị đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố
theo định hướng phát triển bền vững.
* Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu, đánh giá thực trạng
công tác quản lý khu vực đất, đá thải của mỏ than; nghiên cứu cơ sở khoa học
và thực tiễn quản lý khu vực đất, đá thải của mỏ than trên địa bàn phường
Mông Dương, thành phố Cẩm Phả và đề xuất các giải pháp quản lý khu vực
đất, đá thải để phòng chống sạt, lở khu vực đất, đá thải của mỏ than trên địa
bàn phường Mông Dương, thành phố Cẩm Phả.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các giải pháp quản lý khu vực
đất, đá thải của mỏ than trên địa bàn phường Mông Dương, thành phố Cẩm


3

Phả để phòng chống sạt, lở khi mùa mưa bão đảm bảo an sinh xã hội cho
người dân sinh sống phía dưới khu vực đổ thải.
- Phạm vi nghiên cứu: Khu vực đất đá thải và phía dưới khu vực đất đá
thải thải thuộc phường Mông Dương, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh
với diện tích khoảng 200 ha.
* Phương pháp nghiên cứu:
- Thu thập tài liệu, số liệu và thực hiện nghiên cứu, khảo sát thực tế khu
vực đất đá thải của mỏ than và khu vực lân cận trên địa bàn phường Mông

Dương, thành phố Cẩm Phả.
- Tổng hợp, phân tích các tài liệu tham khảo và nghiên cứu các quy
định, chính sách có liên quan về công tác quản lý quy hoạch trên địa bàn
thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh và công tác quản lý quy hoạch tại khu
vực đất đá thải của mỏ than thuộc phường Mông Dương, thành phố Cẩm Phả;
nghiên cứu các cơ sở khoa học và thực tiễn, những kinh nghiệm trong công
tác quản lý quy hoạch đổ đất đá thải của một số đơn vị trong ngành than đã và
đang thực hiện, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp quản lý quy hoạch tốt hơn
đối với khu vực đổ đất đá thải của mỏ than theo quy hoạch chung của thành
phố Cẩm Phả.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
- Ý nghĩa khoa học: Xây dựng cơ sở khoa học, làm rõ một số vấn đề
tồn tại, bất cập cần giải quyết và nêu những quy định mới nhất của nhà nước
trong công tác quản lý việc đổ đất, đá thải tại các mỏ than trên địa bàn Mông
Dương, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
- Ý nghĩa thực tiễn: Giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc, đề
xuất các giải pháp quản lý quy hoạch khu vực đất đá thải.
* Các khái niệm (thuật ngữ):
- Khái niệm về hạ tầng kỹ thuật:


4

+ Kết cấu hạ tầng: là tài sản vật chất và các hoạt động hạ tầng có liên
quan dùng để phục vụ các nhu cầu kinh tế xã hội của cộng đồng dân cư. Kết
cấu hạ tầng bao gồm: hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật (HTKT).
+ Cao độ khống chế: Cao độ san nền thấp nhất.
+ Cao độ xây dựng: Cao độ san nền tại từng vị trí xây dựng.
- Khái niệm về đất đá thải mỏ than:
+ Khai thác mỏ: Là một hoạt động công nghiệp không giống các hoạt

động công nghiệp khác về nhiều mặt, như phải di dời một khối lượng lớn đất
đá ra khỏi lòng đất tạo nên một khoảng trống rất lớn và rất sâu.
+ Ô nhiễm đất: là hậu quả của hoạt động sản xuất của con người làm
thay đổi các nhân tố sinh thái quá ngưỡng sinh thái sinh thái của quần xã sống
trong đất.
* Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Kiến nghị, phần Phụ lục; luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1: Thực trạng quản lý phòng chống sạt lở khu vực đất, đá thải
của mỏ than trên địa bàn phường Mông Dương, thành phố Cẩm Phả, tỉnh
Quảng Ninh.
Chương 2: Cơ sở khoa học quản lý khu vực đất, đá thải tại các mỏ than
trên địa bàn phường Mông Dương, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
Chương 3: Các giải pháp quản lý phòng chống sạt lở khu vực đất,
đá thải tại các mỏ than trên địa bàn phường mông dương, thành phố Cẩm
Phả, tỉnh Quảng Ninh.


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


90


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
* Kết luận:
- Việc hình thành các khu đổ đất thải mới trong quá trình khai thác và
phát triển của các Tổng công ty, tập đoàn than đóng vai trò rất quan trọng,
nhằm tạo ra những khu vực đổ đất thải riêng lẻ, cải tạo môi trường sống và
sinh hoạt tốt hơn cho người dân. Việc hình thành các khu đổ đất thải mới là
quá trình dài song song với quá trình đầu tư, quản lý, khai thác sử dụng và
vận hành quản lý hành chính. Tuy nhiên hệ thống văn bản pháp luật hiện nay
đang trong qúa trình xây dựng và hoàn thiện do đó chưa điều tiết hết các vấn
đề đang diễn ra trong quá trình đầu tư và phát triển khu đổ đất thải mới và cần
sớm được bổ sung để triển khai một cách hiệu quả.
- Trên thực tế việc quản lý xây dựng theo quy hoạch, kế hoạch, đảm
bảo tiến độ, đáp ứng nhu cầu sử dụng của Tổng công ty, tập đoàn than tại các
khu vực khai thác mới còn nhiều hạn chế gây ra bức xúc và sung đột giữa
Chủ đầu tư, các cơ quan chức năng và đặc biệt là những người dân sinh sống
trong khu vực đổ đất thải mới.
- Những năm gần đây, công tác quản lý đổ đất thải theo quy hoạch tuy
đã đạt được những kết quả tích cực nhưng vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập. Do
đó cần phải được nhìn nhận là một vấn đề khoa học về quản lý, phải được đổi
mới. Đánh giá về sự quản lý đổ đất thải ở Việt Nam thì phần lớn còn thiếu
kinh nghiệm trong việc quản lý thực hiện xây dựng theo quy hoạch, tình trạng
đổ đất thải lộn xộn, chồng chéo và không tuân thủ theo đúng quy hoạch và
quy định quản lý, không phát huy được sức mạnh của cộng đồng trong việc
quản lý.
- Nhận thức được vấn đề này, việc nghiên cứu quản lý xây dựng theo
quy hoạch Thực trạng quản lý phòng chống sạt lở khu vực đất, đá thải của mỏ
than trên địa bàn phường Mông Dương, thành phố Cẩm phả, tỉnh Quảng Ninh



91

để triển khai đồng bộ theo quy hoạch được duyệt, cải thiện bộ mặt đô thị, cải
thiện môi trường sống của nhân dân là rất cần thiết và cấp bách nhằn đề xuất
các giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý phòng chống sạt lở
khu vực đất, đá thải của mỏ than trên địa bàn phường Mông Dương, thành
phố Cẩm phả.
- Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý xây dựng theo quy
hoạch tại thành phố Cẩm Phả và khu vực đất, đá thải của mỏ than trên địa bàn
phường Mông Dương, đánh giá những tồn tại, nguyên nhân và nghiên cứu cơ
sở khoa học về các yếu tố xã hội, yếu tố kinh tế thị trường và học tập, rút kinh
nghiệm thực tiễn trong công tác quản lý phòng chống sạt lở đổ đất tại thành
phố lớn có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý phòng chống sạt lở đất
đá thải như Lào Cai,Tuyên Quang, luận văn đề xuất 08 giải pháp để việc quản
lý nhằm góp phần để quản lý phòng chống sạt lở khu vực đất, đá thải của mỏ
than trên địa bàn phường Mông Dương, thành phố Cẩm phả được triển khai
đồng bộ, hoàn thiện theo tiến độ, cải thiện bộ mặt đô thị, tạo môi trường sống
thu hút người dân đến sịnh sông ổn định và bền vững.
* Kiến nghị:
- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức hệ thống quản lý việc đổ, đất đá thải đến
cấp phường, xã; KCN. Phấn đấu không còn cán bộ kiêm nhiệm hoạt động
quản lý việc đổ, đất đá thải.
- Phải có chính sách đảm bảo hoàn tất việc đổ, đất đá thải và đảm bảo
xử lý chung đạt yêu cầu trước năm 2020 cho tất cả các khu vực khai thác tài
nguyên trên địa bàn.
Tăng cường thực thi pháp luật về BVMT trên địa bàn, chú trọng công
tác thanh tra, kiểm tra và giám sát việc đổ, đất đá thải trong thời gian tới.


92


- Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức bảo vệ môi
trường, giáo dục môi trường, làm cho ý thức bảo vệ môi trường trở thành thói
quen, đi sâu vào nếp sống của mọi tầng lớp trong xã hội.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chính phủ (2013), Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/1/2013 về
việc quản lý đầu tư phát triển đô thị.
2. Chính phủ (2010), Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về
lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị.
3. Chính phủ (2010), Nghị định số 39/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về
quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị.
4. Chính phủ (2010), Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 Về
quản lý cây xanh đô thị;
5. Chính phủ, Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 07/02/2013 về quy hoạch
sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 2015) tỉnh Quảng Ninh;
6. Chính phủ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/05/2015 về Quy
định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
7. Công ty CP Tin học, Công nghệ và Môi trường, các dự án “Cải tạo,
phục hồi cảnh quan môi trường bãi thải Nam Đèo Nai”.
8. Đỗ Thị Lâm, Tuyển chọn một số loài cây và kỹ thuật gây trồng để cố
định bãi thải tại các mỏ than ở vùng Đông Bắc, Tạp chí Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, số 12/2003.
9. Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2014.
10. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày
02/12/2008 về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với
biến đổi khí hậu;
11. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 34/2009/QĐ-TTg ngày
02/3/2009 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển vành đai kinh tế ven biển

Vịnh Bắc Bộ đến năm 2020;


12. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 60/2012/QĐ-TTg ngày
09/01/2012 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến
năm 2020 có xét triển vọng đến năm 2030;
13. Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 02/03/2012 về
việc chấn chỉnh công tác quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu
kinh tế, khu công nghiệp và cụm công nghiệp;
14. Thủ tướng Chính phủ Quyết định số 1393/2012/QĐ-TTg ngày
25/9/2012 về việc phê duyệt chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh trong
giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2050;
15. Thủ tướng Chính phủ Quyết định số 1064/QĐ-TTg ngày 8/7/2013 về
việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du
và Miền núi phía Bắc đến năm 2020;
16. Thủ tướng Chính phủ Quyết định số 198/2014/QĐ-TTg ngày
25/01/2014 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
17. Thủ tướng Chính phủ Quyết định số 2622/QĐ-TTg ngày 31/12/2013
về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng
Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
18. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 98/2008/QĐ-TTg ngày
11/7/2008 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hành lang kinh tế Lạng Sơn
- Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh đến năm 2020;
19. Phạm Trọng Mạnh (2005), “Quản lý đô thị”, NXB Xây dựng.
20. Quốc hội (2005), Luật Đầu tư số 59/2005/QH11.
21. Quốc hội (2009), Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12.
22. Quốc hội (2014), Luật Xây dựng số 50/2014/QH13.
23. Tài liệu Web
24. www.moc.gov.vn, Cổng thông tin điện tử Bộ Xây dựng.



25. www.quangninh.gov.vn, Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh.
26. www.ashui.com, website của Hội quy hoạch phát triển đô thị Việt
Nam.



×