Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Đánh giá quy hoạch xây dựng khu tái định cư làng chài tại phường hà phong, hạ long (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (426.77 KB, 25 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

QUÁCH HOÀNG VIỆT

ĐÁNH GIÁ QUY HOẠCH XÂY DỰNG KHU TÁI ĐỊNH CƯ
LÀNG CHÀI TẠI PHƯỜNG HÀ PHONG, HẠ LONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ

Hà Nội - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-------------------------QUÁCH HOÀNG VIỆT
KHÓA: 2014-2016

ĐÁNH GIÁ QUY HOẠCH XÂY DỰNG KHU TÁI ĐỊNH CƯ
LÀNG CHÀI TẠI PHƯỜNG HÀ PHONG, HẠ LONG

Chuyên ngành: Quy hoạch vùng và đô thị
Mã số: 60.58.01.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. ĐẶNG ĐỨC QUANG

Hà Nội, Năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên tôi xin trân trọng cảm ơn và mong muốn được
gửi những tình cảm chân thành nhất đến gia đình, thầy
cô giáo, đồng nghiệp và những người bạn đã tạo điều
kiện hỗ trợ tôi hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành đến
thầy giáo PGS. TS. Đặng Đức Quang, người đã tận tình
hướng dẫn, giảng giải, động viên khích lệ trong suốt quá
trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong hội đồng
khoa học đã cung cấp những lời khuyên quý giá và
những tài liệu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu luận
văn của tôi.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến ban giám hiệu nhà
trường, ban chủ nhiệm khoa sau đại học đã tạo điều kiện
thuận lợi để luận văn được hoàn thành đúng thời hạn và
đạt chất lượng.
Một lần nữa tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là
trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công

trình nào trước đây.
Hà Nội, tháng 06 năm 2016
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Quách Hoàng Việt


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 3
Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 3
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ......................................................... 4
Các thuật ngữ, khái niệm sử dụng trong Luận văn ........................................... 5
Cấu trúc luận văn ............................................................................................ 6
NỘI DUNG ..................................................................................................... 7
CHƯƠNG I. THỰC TRẠNG KHU TÁI ĐỊNH CƯ LÀNG CHÀI ................. 7
TẠI PHƯỜNG HÀ PHONG, HẠ LONG ........................................................ 7
1.1. Khái quát đặc điểm khu vực nghiên cứu ................................................... 7
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................. 7
1.1.2. Đặc điểm dân cư làng chài trên Vịnh Hạ Long ...................................... 7
1.2. Hiện trạng các làng chài trên Vịnh Hạ Long ............................................. 8
1.2.1. Hiện trạng làng chài, nhà bè .................................................................. 8



1.2.2. Giải pháp đối với các nhà bè trên Vịnh Hạ Long ................................. 13
1.3. Khái quát Khu tái định cư Làng chài tại phường Hà Phong, thành phố Hạ
Long 17
1.3.1. Về đồ án Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 ............................................... 17
1.3.2. Về thực trạng Khu tái định cư Làng chài ............................................. 19
CHƯƠNG II. CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ ĐÁNH GIÁ QUY HOẠCH XÂY
DỰNG KHU TÁI ĐỊNH CƯ LÀNG CHÀI .................................................. 21
2.1. Cơ sở pháp lý ......................................................................................... 21
2.1.1. Các văn bản pháp luật .......................................................................... 21
2.1.2. Các quyết định có liên quan ................................................................. 22
2.1.3. Nội dung đồ án Quy hoạch chi tiết....................................................... 23
2.2. Các tiêu chí đánh giá Quy hoạch xây dựng đô thị ................................... 30
2.2.1. Về lựa chọn vị trí quy hoạch ................................................................ 30
2.2.2. Về quy hoạch cơ cấu sử dụng đất đô thị .............................................. 31
2.2.3. Về quy hoạch các khu chức năng đô thị ............................................... 34
2.2.4. Về hạ tầng kỹ thuật đô thị .................................................................... 36
2.2.5. Về quy hoạch môi trường đô thị .......................................................... 49
2.3. Bài học kinh nghiệm công tác đánh giá quy hoạch khu tái định cư tại Việt
Nam 51
2.3.1. Bài học về đánh giá tái định cư tại Đồng bằng sông Cửu Long ............ 57
2.3.2. Bài học về đánh giá tái định cư tại miền Trung Việt Nam.................... 60
CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ QUY HOẠCH XÂY DỰNG ............................. 65
KHU TÁI ĐỊNH CƯ LÀNG CHÀI TẠI HÀ PHONG, HẠ LONG ............... 65


3.1 Mục tiêu và nguyên tắc đánh giá ............................................................. 65
3.1.1. Mục tiêu .............................................................................................. 65
3.1.2. Nguyên tắc .......................................................................................... 65

3.2. Đánh giá Quy hoạch xây dựng Khu tái định cư làng chài tại phường Hà
Phong, Hạ Long ............................................................................................ 65
3.2.1. Lựa chọn vị trí khu đất Quy hoạch xây dựng Khu tái định cư làng chài65
3.2.2. Về quy hoạch sử dụng đất đô thị .......................................................... 72
3.2.3. Về quy hoạch xây dựng không gian chức năng đô thị .......................... 74
3.2.4. Về Quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị .................................. 79
3.2.5. Về Quy hoạch môi trường đô thị ......................................................... 87
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ............................................................................. 90
Kết luận ......................................................................................................... 90
Kiến nghị....................................................................................................... 91


DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Tên đầy đủ

BĐKH

Biến đổi khí hậu

KTCQ

Kiến trúc cảnh quan

HTKT

Hạ tầng kỹ thuật

NNPTNT


Nông nghiệp phát triển nông thôn

NTM

Nông thôn mới

QCXDVN

Quy chuẩn xây dựng Việt Nam

TCXDVN

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

KTĐC

Khu tái định cư

UBND

Ủy ban nhân dân

DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Số hiệu hình

Tên hình

Hình 1.1


Hoạt động văn hóa của người dân làng chài trên biển

Hình 1.2

Làng chài Cửa Vạn

Hình 1.3

Làng chài Vung Viêng

Hình 1.4

Lớp học trên Vịnh Hạ Long

Hình 1.5

Đám cưới trên Vịnh Hạ Long

Hình 1.6

Vị trí quy hoạch khu tái định cư Làng Chài

Hình 1.7

Tổng thể Khu tái định cư làng chài phường Hà Phong


Hình 1.8

Cảnh quan hiện trạng khu tái định cư và bến, luồng lạch


Hình 2.1

Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất

Hình 2.2
Hình 2.3

Tuyến dân cư tại xã Long thuận, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng
tháp
Các hộ dân vạn đò tái định cư tại làng Định Cư, xã Phú an,
huyện Phú Vang, tỉnh thừa thiên Huế

Hình 2.4

Quá trình xây dựng khu tái định cư thôn Thủy Diện, x. Phú
Xuân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế

Hình 3.1

Khu đất tái định cư trước và sau khi quy hoạch xây dựng

Hình 3.2

Sơ đồ mối liên hệ khu tái định cư với trung tâm hành chính

Hình 3.3

Sơ đồ mối liên hệ khu tái định cư với các công trình dịch vụ
đô thị


Hình 3.4

Sơ đồ mối liên hệ khu tái định cư với bến thuyền

Hình 3.5

Sơ đồ vị trí mối liên hệ khu tái định cư với bến tàu và các ngư
trường

Hình 3.6

Bản đồ cơ cấu sử dụng đất

Hình 3.7

Cảnh quan dãy nhà liền kề

Hình 3.8

Một căn nhà cấp 4 trong khu TĐC

Hình 3.9

Hình ảnh nhà trẻ hiện tại đang sử dụng và Khu nhà trẻ mới
đang xây dựng

Hình 3.10

Phía ngoài tường rào và cổng nhà văn hóa


Hình 3.11

Nhà văn hóa khu


Hình 3.12

Tổng mặt bằng cây xanh trong khu tái định cư và hình ảnh
hiện trạng

Hình 3.13

Tổng mặt bằng hệ thống thoát nước mưa

Hình 3.14

Vị trí đấu nối đường vào khu TĐC với đường QL18

Hình 3.15

Đường vào khu TĐC

Hình 3.16

Đường vào khu TĐC, hệ thống hạ tầng khu dân cư Núi Béo

Hình 3.17

Vị trí và hình ảnh hiện trạng tuyến đường từ khu tái định cư

tới bến tàu

Hình 3.18

Tổng mặt bằng bố trí giao thông

Hình 3.19

Mặt cắt 1A-1A và hình ảnh thực tế tuyến đường

Hình 3.20

Mặt cắt 1B-1B và hình ảnh thực tế tuyến đường

Hình 3.21

Mặt cắt 2-2 và hình ảnh thực tế tuyến đường

Hình 3.22

Mặt cắt 3-3 và hình ảnh thực tế tuyến đường

Hình 3.23

Tổng mặt bằng hệ thống thoát nước thải đô thị

Hình 3.24

Hệ thống cống thu nước thải sinh hoạt



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu
bảng, biểu

Tên bảng, biểu

Bảng 2.1

Bảng cơ cấu sử dụng đất khu tái định cư

Bảng 2.2

Bảng chỉ tiêu kỹ thuật khu tái định cư (Khu A)

Bảng 2.3

Bảng thông số các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật

Bảng 2.4

Bảng chỉ tiêu cân bằng về đất đai khu dân dụng:

Bảng 2.5

Bảng bán kính phục vụ các công trình hạt nhân

Bảng 2.6

Bảng chỉ tiêu mật độ diện tích sàn nhà ở và diện tích đất


Bảng 2.7

Mực nước tính toán–mực nước cao nhất có chu kỳ theo tần suất
(số năm)

Bảng 2.8

Nhu cầu cấp nước sinh hoạt

Bảng 2.9

Tỷ lệ thu gom chất thải rắn

Bảng 3.1

Bảng cơ cấu sử dụng đất:

Bảng 3.2

Bảng chỉ tiêu cân bằng về đất đai khu dân dụng

Bảng 3.3

Bảng đánh giá cơ cấu sử dụng đất


1

MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài
Quảng Ninh là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế
trọng điểm phía bắc đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt
Nam với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO
công nhận về giá trị thẩm mĩ và địa chất, địa mạo. Quảng Ninh có nhiều Khu
kinh tế, Trung tâm thương mại Móng Cái là đầu mối giao thương giữa hai
nước Việt Nam - Trung Quốc và các nước trong khu vực. Quảng Ninh hội tụ
những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội quan trọng trong tiến
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Là một tỉnh có nguồn tài
nguyên khoáng sản, về trữ lượng than trên toàn Việt Nam thì riêng Quảng
Ninh đã chiếm tới 90%. Nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, cung cấp vật
tư, nguyên liệu cho các ngành sản xuất trong nước và xuất khẩu, đóng góp
quan trọng cho sự phát triển kinh tế, tăng trưởng GDP của tỉnh Quảng Ninh.
Quảng Ninh với di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long 2 lần được Tổ chức
UNESCO tôn vinh. Với di tích văn hóa Yên Tử, bãi cọc Bạch Đằng, Đền Cửa
Ông, Đình Quan Lạn, Đình Trà Cổ, núi Bài Thơ... thuận lợi cho phát triển du
lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch thể thao, du lịch văn hóa tâm linh.
Đã từ lâu, hình ảnh những ngôi nhà nổi, lớp học trên sóng nước, cảnh
sinh hoạt của ngư dân vùng Vịnh… luôn có sức hấp dẫn riêng đối với du
khách khi đến tham quan Vịnh Hạ Long. Tuy nhiên, trong xu hướng phát
triển du lịch hiện nay thì Hạ Long đang chịu những áp lực về môi trường là sự
ô nhiễm và suy thoái tài nguyên. Theo số liệu thống kê, đến cuối năm 2012,
vịnh Hạ long có 650 nhà bè và làng chài nổi. Sự tồn tại của các nhà bè đã và
đang là trở ngại đến nhiều mặt đời sống xã hội, Áp lực về gia tăng dân số ở
các làng chài đang gây khó khăn cho việc kiểm soát ô nhiễm nước và bảo vệ
đa dạng sinh học trên vịnh; nhiều nhà bè nuôi trồng hải sản, kinh doanh nhà


2


hàng, nên lượng tàu và khách ra vào khu vực đã tác động đến hệ thống giao
thông đường thuỷ nội địa, gây cản trở luồng tàu chạy trên biển, ô nhiễm môi
trường nước; nhất là trẻ em các làng chài khó khăn khi tiếp cận với các dịch
vụ y tế, giáo dục…
Năm 2014, đề án “Di dời nhà bè trên vịnh Hạ Long” của tỉnh Quảng
Ninh được triển khai đồng bộ, với mục tiêu sẽ đưa hàng nghìn người dân ở
các làng chài trong quần thể Vịnh Hạ Long lên bờ an cư trong những ngôi nhà
cấp bốn kiên cố, miễn phí. Tuy nhiên, có một nghịch lí là mặc dù họ được
sống một cuộc sống an toàn hơn, kiên cố hơn nhưng hiện nay nhà một số dân
làng chài tái định cư này lại thường xuyên đóng cửa để trở lại với biển.
Nguyên nhân là họ “không biết làm gì” khi ở trên đất liền. Chủ trương xây
dựng nhà tái định cư cho ngư dân không chỉ là sự nỗ lực, vào cuộc không mệt
mỏi của chính quyền tỉnh Quảng Ninh mà còn là niềm khát khao của bao đời
người dân đi biển. Đây là chủ trương đúng đắn, đầy tính nhân văn, nhưng sau
quá trình thực hiện vẫn đang còn tồn tại nhiều vướng mắc, trăn trở bởi nhiều
nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Chính vì vậy, luận văn chọn đề tài nghiên cứu Đánh giá Quy hoạch xây
dựng Khu tái định cư làng chài là hoàn toàn cần thiết và cấp bách.

Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá những thành công, thiếu sót trong công tác quy hoạch xây
dựng và đánh giá chi tiết cụ thể các vấn đề liên quan đến quy hoạch xây dựng
khu tái định cư làng chài. Từ đó để có những định hướng, đề xuất nhằm hoàn
thiện đề án di dời, tái định cư một cách triệt để và hiệu quả.
- Giúp chính quyền địa phương giải quyết các trăn trở bấy lâu về hiệu
quả của đề án di dời, cũng chính là giúp các ngư dân sớm ổn định cuộc sống.


3


Đảm bảo hài hòa giữa nơi ăn chốn ở, làm việc hàng ngày và các nhu cầu thiết
yếu khác.
- Góp phần tạo sự hài hòa giữa sản xuất gắn với hoạt động bảo tồn, phát
triển các sản phẩm du lịch tại các làng chài, đảm bảo hài hoà giữa việc bảo
tồn văn hoá, bảo vệ môi trường cảnh quan thiên nhiên Vịnh Hạ long với việc
phát triển du lịch.
- Góp phần hoàn thiện quy hoạch vùng tỉnh Quảng Ninh và quy hoạch
chung thành phố Hạ Long

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quy hoạch xây dựng Khu tái định cư cho các
ngư dân làng chài tại phường Hà Phong, thành phố Hạ Long.
- Phạm vi nghiên cứu: Khu tái định cư làng chài Hà Phong và mối liên hệ
với các khu chức năng khác trên địa bàn thành phố Hạ Long có liên quan mật
thiết đến đối tượng nghiên cứu: khu vực đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản của
ngư dân trên vịnh, khu vực âu tàu, nơi trú bão, hệ thống giao thông trên bờ,
dưới biển, hệ thống HTKT phục vụ cho các ngư dân trong khu tái định cư.

Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp tiếp cận: Đánh giá quy hoạch xây dựng xuất phát từ điều
kiện thực trạng tồn tại của khu tái định cư sau khi đi vào hoạt động.
- Phương pháp điều tra thực địa: Công tác điều tra thực địa có mục đích
cơ bản là kiểm tra, chỉnh lý, thu thập tư liệu về tài nguyên, cơ sở hạ tầng,các
điều kiện có liên quan đến khu vực nghiên cứu, tổ chức không gian nói riêng,
đối chiếu. Sơ bộ đánh giá các yếu tố về không gian, kiến trúc cảnh quan, hạ
tầng kỹ thuật, xã hội của khu vực nghiên cứu.


4


- Phương pháp so sánh đối chiếu, vận dụng kế thừa có chọn lọc các kết
quả nghiên cứu, tài liệu có liên quan đã thực hiện: tìm tòi, phân tích, chọn lọc
những vấn đề liên quan, kế thừa, phát triển và mở rộng.
- Phương pháp phân tích, xử lý và tổng hợp: Phương pháp này được sử
dụng rất hiệu quả cho việc nghiên cứu . Đây là phương pháp quan trọng và
chủ yếu được dùng trong đề tài nghiên cứu.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
* Ý nghĩa khoa học:
- Làm tài liệu tham khảo cho công tác quy hoạch xây dựng các khu tái
định cư trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
- Góp phần bổ xung lý luận cho việc đánh giá quy hoạch xây dựng và
làm cơ sở khoa học cho công việc chuyên môn.
* Ý nghĩa thực tiễn:
- Tìm hiểu và nghiên cứu một cách khoa học, luận văn đã chỉ ra một
phần những thiếu sót trong công tác quy hoạch xây dựng, đã đánh giá chi tiết
cụ thể các vấn đề liên quan đến quy hoạch xây dựng khu tái định cư làng chài
và có những định hướng, đề xuất để hoàn thiện đề án di dời, tái định cư một
cách triệt để và hiệu quả. Giúp chính quyền địa phương giải quyết các trăn trở
bấy lâu về hiệu quả của đề án di dời, cũng chính là giúp các ngư dân sớm ổn
định cuộc sống
- Đề xuất giải pháp quy hoạch trên cơ sở khoa học mang tính khả thi có
thể áp dụng cho các khu tái định cư làng chài.
- Làm cơ sở để triển khai các dự án đầu tư, quản lý xây dựng trước tình
hình thực tế.


5


Các thuật ngữ, khái niệm sử dụng trong Luận văn
- Làng chài: là nơi tập hợp một lượng các hộ dân sinh sống trên mặt
nước, bao gồm trên biển và trên sông. Công việc chủ yếu là đánh bắt, nuôi
trồng và mua bán, trao đổi thủy hải sản.
- Khu tái định cư làng chài: là khu dân cư dành riêng cho các hộ dân sinh
sống và làm việc chủ yếu trên mặt nước. Với đầy đủ về hạ tầng kỹ thuật và hạ
tầng xã hội. Bao gồm các công trình nhà ở, điện, đường, trường, trạm.
- Điểm dân cư nông thôn: là nơi cư trú tập trung của nhiều hộ gia đình
gắn kết với nhau trong sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động xã hội khác trong
phạm vi một khu vực nhất định bao gồm trung tâm xã, thôn, làng, ấp, bản,
buôn, phum, sóc (gọi chung là thôn) được hình thành do điều kiện tự nhiên,
điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa, phong tục, tập quán và các yếu tố khác.
- Quy hoạch xây dựng: là việc tổ chức không gian của đô thị, nông thôn
và khu chức năng đặc thù; tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ
tầng xã hội; tạo lập môi trường thích hợp cho người dân sống tại các vùng
lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng,
đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi
trường.[4]
- Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật: gồm công trình giao thông, thông
tin liên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thu gom và
xử lý nước thải, chất thải rắn, nghĩa trang và công trình khác.[4]
- Hệ thống công trình hạ tầng xã hội: gồm công trình y tế, văn hóa, giáo
dục, thể thao, thương mại, dịch vụ công cộng, cây xanh, công viên và công
trình khác.[4]
- Không gian công cộng:


6

+ Không gian công cộng chuyên dụng: là không gian được thiết kế, quy

hoạch, xây dựng và sử dụng với mục đích chỉ phục vụ cho một loại hình hoạt
động công cộng nào đó. Ví dụ: không gian dịch vụ thương mại, không gian
văn hóa, không gian thể dục thể thao, không gian vui chơi giải trí v.v…
+ Không gian công cộng hỗn hợp (không gian đa dạng): bao gồm những
không gian như: quảng trường, công viên, vườn hoa, vườn dạo v.v… là những
không gian công cộng đa dạng gồm nhiều chức năng sử dụng hỗn hợp và là
không gian được sử dụng cho nhiều loại hình hoạt động như: thư giãn, vui
chơi giải trí, đi dạo, nói chuyện, ăn uống v.v
- Cảnh quan đô thị: là hình ảnh con người thu nhận được qua không gian
cảnh quan của toàn đô thị. Được xác lập bởi 3 yếu tố: Cảnh quan thiên nhiên,
công trình xây dựng và hoạt động của con người trong đô thị.
- Kiến trúc cảnh quan: là không gian vật thể bao gồm: nhà, công trình kỹ
thuật, nghệ thuật, không gian công cộng, cây xanh, biển báo và tiện nghi đô
thị...
Cấu trúc luận văn
Phần mở đầu
Phần nội dung luận văn, gồm 3 chương:
Chương I: Thực trạng khu tái định cư làng chài tại phường Hà Phong, Hạ
Long
Chương II: Cơ sở khoa học để đánh giá Quy hoạch xây dựng Khu tái
định cư làng chài tại phường Hà Phong, Hạ Long.
Chương III: Đánh giá Quy hoạch xây dựng khu tái định cư Làng chài tại
phường Hà Phong, Hạ Long
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui

lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


90

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Kết luận
Việc quy hoạch xây dựng khu tái định cư cho ngư dân làng chài trên
Vịnh Hạ Long là việc làm đúng đắn, kịp thời và đầy tính nhân văn của lãnh
đạo tỉnh Quảng Ninh. Sau 2 năm bàn giao đưa vào sử dụng đã đáp ứng được
nhu cầu nơi ăn chốn ở cho các ngư dân sinh và thể hiện được nhiều mặt tích
cực. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn nhiều những bất cập trong công tác quy
hoạch xây dựng và ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của chính các ngư dân
làng chài. Qua quá trình nghiên cứu đánh giá một cách khoa học và nghiêm
túc, tác giả đã rút ra một số kết luận về công tác quy hoạch xây dựng khu tái
định cư làng chài như sau:
1. Về lựa chọn vị trí quy hoạch xây dựng khu tái định cư làng chài:
- Khu đất chọn quy hoạch xây dựng có cảnh quan đẹp, gần biển và có
điều kiện tự nhiên thuận lợi, phù hợp với môi trường sống của người dân làng
chài.
- Khoảng cách từ khu tái định cư đến các công trình công cộng, dịch vụ
đô thị như: Ủy ban phường, trạm y tế, trường tiểu học, trường THCS, chợ...
không đảm bảo theo quy định của QCXDVN trong giới hạn bán kính 500m.
- Khoảng cách từ khu tái định cư đến các ngư trường trên Vịnh Hạ Long

và bến cá là chưa phù hợp, vì người dân phải mất hơn 1 giờ để di chuyển với
khoảng cách từ 9km đến 17km.
2. Về hệ thống hạ tầng kỹ thuật đối ngoại kết nối khu tái định cư với các
công trình công cộng, dịch vụ đô thị:
- Tuyến đường phía bắc chưa được đầu tư hoàn chỉnh, cụ thể là có những
đoạn là đường đất, chưa được đổ bê tông, gây khó khăn cho người người dân
làng chài tiếp cận với các công trình dịch vụ đô thị.


91

- Tuyến đường kết nối khu tái định cư và bến thuyền chưa được đầu tư
xây dựng. Hệ thống luồng lạch kết nối bến thuyền với Vịnh Hạ Long đã được
nạo vét, xong chưa hoàn thiện, gây trở ngại cho việc di chuyển từ bờ ra biển
của ngư dân.
3. Về dịch vụ hậu cần nghề cá: chưa được đầu tư xây dựng để đáp ứng
nhu cầu mua bán trao đổi hàng hóa, cũng như nhu cầu thiết yếu cho việc đi
biển của người dân nơi đây.
4. Về quy hoạch xây dựng các khu chức năng trong khu tái định cư: Do
sự chậm chễ trong đầu tư xây dựng nên sau 2 năm đi vào hoạt động một số
hạng mục công trình vẫn chưa đi vào sử dụng: nhà trẻ, khu cây xanh thể dục
thể thao, điểm trung chuyển rác, gây lãng phí sử dụng đất và ảnh hưởng
không nhỏ đến cuộc sống của dân cư làng chài.

Kiến nghị
1. Về vấn đề kết nối khu tái định cư với các công trình công cộng, dịch
vụ và các khu chức năng khác trong đô thị: Kiến nghị UBND tỉnh và các đơn
vị có liên quan sớm đầu tư xây dựng hoàn thiện một số tuyền đường sau:
- Tuyến đường đối ngoại phía bắc để người dân có thể tiếp cận dễ dàng
với cơ quan hành chính địa phương và các công trình dịch vụ như: trạm y tế,

trường tiểu học, THCS, chợ, trung tâm thương mại...
- Cần nhanh chóng hoàn thiện công tác nạo vét tuyến luồng Cái Xà Cong
nối với Vịnh Hạ Long để tàu bè của ngư dân có thể dễ dang tiếp cận với bến
cảng, đồng thời đầu tư đồng bộ hệ thống giao thông kết nối từ khu tái định cư
tới bến cảng nhằm nối nhịp cuộc sống trên bờ và dưới biển.
2. Mở rộng quy mô diện tích khu neo đậu để có thể đáp ứng đầy đủ cho
tàu bè cập bến tập trung vào những ngày mưa bão và lễ tết.


92

3. Đề nghị UBND tỉnh và thành phố sớm phê duyệt chủ trương quy
hoạch xây dựng khu dịch vụ hậu cần nghề cá với các chức năng chính như:
Khu chợ đầu mối, khu chế biến thủy sản, trạm cung cấp nhiên liệu, xưởng sửa
chữa đóng mới tàu thuyền và các dịch vụ thiết yếu nhằm phục vụ cho công
tác nuôi trồng, đánh bắt, mua bán thủy hải sản, nâng cao kinh tế cho các ngư
dân trong khu tái định cư.
4. Để giảm thời gian đi lại từ khu ở tới các điểm nuôi trồng thủy hải sản
trên Vịnh Hạ Long, đồng thời giảm áp lực về vấn đề môi trường trên Vịnh, đề
nghị Sở Xây dựng, Ban quản lý Vịnh Hạ Long có sự điều chỉnh quy hoạch
xây dựng các điểm nuôi trồng thủy hải sản gần bờ khu vực Cái Xà Cong, giúp
các ngư dân giải quyết vấn đề công ăn việc làm, ổn định cuộc sống.
5. Về các khu chức năng, công trình công cộng trong khu tái định cư, cần
đẩy nhanh tiến độ xây dựng khu nhà trẻ đảm bảo theo quy chuẩn xây dựng để
con em các ngư dân sớm có nơi học tập và vui chơi, giúp bố mẹ có thể yên
tâm ra biển.
Sớm đầu tư xây dựng khu cây xanh công cộng với các hạng mục: sân
TDTT, sân vui chơi trẻ em, trồng cây xanh, đường dạo để phục vụ đời sống
tinh thần cũng như thể chất cho người dân trong khu tái định cư. Đồng thời
xác định điểm trung chuyển rác thải cách xa khu dân cư và được ngăn cách

bởi cây xanh đảm bảo theo quy chuẩn xây dựng.


PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Thế Bá (1996), Kiến trúc cảnh quan đô thị, NXB Xây Dựng, Hà
Nội.
2. Nguyễn Thế Bá (2011), Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, NXB Xây
Dựng, Hà Nội.
3. Chu Tiểu Bình, Viên Nghiên cứu Quy hoạch Miền Tây Trung Quốc,
Thực tiễn quy hoạch Đô thị và suy nghĩ về sự phát triển Đô thị ở Việt
Nam.
4. Bộ Xây dựng (2008), Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD, NXB Xây dựng,
Hà Nội, 4/2008.
5. Bộ Xây dựng (2008), Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, NXB Xây dựng,
Hà Nội, 4/2008.
6. Vũ Duy Cừ (1996),Nghệ thuật tổ chức không gian kiến trúc, NXB Xây
dựng, Hà Nội.
7. Nguyễn Xuân Hinh (2015), Quy hoạch đô thị phát triển bền vững, Tài
liệu Giáo dục, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, 2015.
8. Đặng Thái Hoàng (2000),Lịch sử đô thị, NXB Xây Dựng, Hà Nội.
9. Hoàng Vĩnh Hưng (2014) Sử dụng kiến trúc cảnh quan để bảo tồn, cải
thiện hệ sinh thái và ứng phó với biến đổi khí hậu, Tạp chí xây dựng số
7,2014.
10. Ngô Xuân Lộc (1995), Thực trạng đô thị những năm qua, bài học cho
công tác quản lý đô thị, Tạp chí kiến trúc 1995.
11. Hàn Tất Ngạn (1990), Quanh vấn đề tiểu khu nhà ở, Tạp trí kiến trúc
1990.
12. Hàn Tất Ngạn (1999),Kiến trúc cảnh quan, NXB Xây dựng. Hà Nội.
13. Nguyễn Nam (2008), Tổ chức kiến trúc cảnh quan, NXB xây dựng, HN



14. Đặng Đức Quang, Quy hoạch điểm dân cư nông thôn, Tài liệu giáo dục,
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
15. Đặng Đức Quang, Quy hoạch xây dựng nông thôn mới, Tài liệu giáo
dục, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
16. Tông Minh Thông (1995), Đơn vị ở, nhà ở, tiểu khu hay ô phố. Những
vấn đề cấp bách trong quy hoạch đô thị Việt Nam, Tạp chí kiến trúc
1995.
17. Ủy ban Nhân dân thành phố Hạ Long (2012), Phương án di dời nhà bè
trên Vịnh Hạ Long.
18. Ủy ban Nhân dân thành phố Hạ Long (2012), Quyết định số 1923/QĐUBND ngày 10/8/2012 Về việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chi tiết
xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu tái định cư nhiệt điện Hà Khánh và các dự án
khác khu vực phía Đông thành phố Hạ Long tại phường Hà Phong,
thành phố Hạ Long.

TIẾNG ANH
19. Barder Gaston, Urbanisme, 4.ed. Paris 1959.
20. Clout, Hugh, Europe’s Cities in the late Twentieth Century. Amsterdam,
1994.
21. Evans, W.Houghton, Architecture and Urban Design, Lancaster,
London.
22. Jan Tanghe, Living Cities, London 1984.
23. Krier, Rob, Urban space, Academy Editions London, 1979.
24. Franton, Kennetti, Moderrn Architecture: A critical History, London
1980.
25. Gibbert, Federick, Town Design, London 1959.
26. Kenvin Lynch (1960), Image of city – Hình ảnh đô thị, The MIT Press,



Boston - Jersey City – Los Angeles.
27. Roger Trancik (1986),Finding lost space – Theories of Urban Design,
Van Nostrand Company, New York.
28. Ton Turner, Landscape Planning, By centure Hutchinson Ltd, London
WC2N, Thames and Hudson.

PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: Các văn bản pháp lí liên quan
- Quyết định số 3456/2015/QĐ-UBND ngày 02/11/2015 của UBND
tỉnh Quảng Ninh "V/v Quy định chi tiết về trình tự, thủ tục thực hiện, quản lý
dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước và dự án đầu tư theo
hình thức đối tác công tư (PPP) trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh";
- Quyết định số 2725/QĐ-UBND ngày 09/10/2013 của Ủy ban Nhân
dân "Về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hạ
Long, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn ngoài 2030";
- Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu tái định cư Nhà máy
nhiệt điện Hà Khánh và các dự án khác khu vực phía Đông thành phố Hạ
Long tại phường Hà Phong, thành phố Hạ Long đã được UBND tỉnh phê
duyệt ngày 21/2/2006;
- Văn bản số 3010/ UBND-QH1 ngày 28 tháng 6 năm 2012 của
UBND tỉnh Quảng Ninh “V/v điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết xây dựng
tỷ lệ 1/500 Khu tái định cư Nhà máy nhiệt điện Hà Khánh và các dự án khác
khu vực phía Đông thành phố Hạ Long tại phường Hà Phong, thành phố Hạ
Long”;
- Quyết định số 1923/QĐ-UBND ngày 10/8/2012 của UBND thành
phố Hạ Long “V/v điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500


Khu tái định cư Nhà máy nhiệt điện Hà Khánh và các dự án khác khu vực
phía Đông thành phố Hạ Long tại phường Hà Phong, thành phố Hạ Long”;


PHỤ LỤC 2: Quy chuẩn xây dựng Việt Nam
QCVN 06:2010/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về An toàn cháy cho
nhà và công trình;
QCVN 02:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật kỹ thuật Quốc gia về Nước sinh
hoạt;
QCVN 10:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật kỹ thuật Quốc gia về Chất
lượng nước biển ven bờ;
QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật kỹ thuật Quốc gia về Nước
thải sinh hoạt;
QCXDVN 01-2002 - Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về Xây dựng công trình
đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng;
QCVN QTĐ 8:2010/BCT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Kỹ thuật điện;
TCVN 4449-1987 - Quy hoạch xây dựng đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế;


×