Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Giải pháp quy hoạch cải tạo, chỉnh tranh tuyến đường nguyễn hữu cảnh, thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (604.12 KB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

PHẠM ANH TUẤN

GIẢI PHÁP QUY HOẠCH CẢI TẠO, CHỈNH TRANG
TUYẾN ĐƯỜNG NGUYỄN HỮU CẢNH,
THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ

Hà Nội - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

PHẠM ANH TUẤN
KHOÁ: 2014 – 2016

GIẢI PHÁP QUY HOẠCH CẢI TẠO, CHỈNH TRANG
TUYẾN ĐƯỜNG NGUYỄN HỮU CẢNH,
THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH



Chuyên ngành: Quy hoạch vùng và đô thị
Mã số: 60.58.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS. TS. KTS. ĐỖ HẬU

Hà Nội – 2016


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến giáo viên hướng dẫn
trực tiếp GS TS KTS Đỗ Hậu, người đã giúp đỡ, chỉ bảo cho tôi một cách tận
tình trong quá trình nghiên cứu đề tài cũng như thực hiện luận văn.
Cảm ơn các thầy cô trong hội đồng khoa học đã trao đổi, góp ý cho luận
văn của tôi. Cám ơn toàn thể giảng viên, cán bộ khoa Sau đại học Trường đại
học Kiến trúc Hà Nội đã hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực
hiện luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Viện Quy hoạch xây dựng
Quảng Bình, đã tạo điều kiện, hỗ trợ tôi các tài liệu phục vụ cho nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, các đồng
nghiệp, những người đã ủng hộ, giúp đỡ để tôi có thể dành nhiều thời gian cho
học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 6 năm 2016.


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Giải pháp quy hoạch cải tạo, chỉnh
trang tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình”
là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết
quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Phạm Anh Tuấn


MỤC LỤC
Lời cảm ơn.
Lời cam đoan.
Mục lục.
Danh mục các chữ viết tắt.
Danh mục các bảng, biểu.
Danh mục các hình vẽ, sơ đồ.
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài: .......................................................................................................... 1
Mục đích nghiên cứu: ................................................................................................... 2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ............................................................................. 2
Nội dung nghiên cứu: ................................................................................................... 2
Phương pháp nghiên cứu: ........................................................................................... 3
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: ................................................................. 3
Cấu trúc luận văn: ........................................................................................................ 4
Các khái niệm, thuật ngữ trong luận văn:................................................................ 4
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG TUYẾN ĐƯỜNG NGUYỄN HỮU CẢNH
1.1.

Tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh và mối quan hệ trong tổng thể quy

hoạch chung thành phố Đồng Hới. ................................................................. 7

1.1.1. Vị trí tuyến đường trong quy hoạch chung thành phố Đồng Hới: ................... 7
1.1.2. Chức năng của tuyến đường: .............................................................................. 8
1.1.3. Dân cư:.................................................................................................................. 9
1.1.4. Mối liên hệ giữa khu vực nghiên cứu với đô thị và khu vực xung quanh: .... 10
1.1.5. Khái quát sự hình thành và phát triển của tuyến đường: ................................ 11
1.1.6. Các dự án đã thực hiện: ..................................................................................... 12


1.2.

Thực trạng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan: .............................. 13

1.2.1. Tổng thể không gian tuyến đường:................................................................... 13
1.2.2. Thực trạng sử dụng đất: ..................................................................................... 14
1.2.3. Công trình kiến trúc: .......................................................................................... 20
1.2.4. Cây xanh và không gian mở. ............................................................................ 26
1.2.5. Tiện ích đô thị..................................................................................................... 29
1.2.6. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật.................................................................................. 32
1.3.

Nhận diện các vấn đề cần nghiên cứu. ......................................................... 34

1.3.1. Đánh giá tổng hợp:............................................................................................. 34
1.3.2. Những vấn đề cần nghiên cứu: ......................................................................... 36
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CHO GIẢI PHÁP QUY HOẠCH
CẢI TẠO, CHỈNH TRANG TUYẾN ĐƯỜNG NGUYỄN HỮU CẢNH
2.1.


Cơ sở lý luận. .................................................................................................... 38

2.1.1. Các quan điểm về quy hoạch cải tạo, chỉnh trang đô thị: ............................... 38
2.1.2. Các xu hướng quy hoạch cải tạo, chỉnh trang đô thị. ...................................... 45
2.2.

Cơ sở pháp lý. ................................................................................................... 47

2.2.1. Văn bản pháp lý: ................................................................................................ 47
2.2.2. Quy chuẩn, quy phạm:....................................................................................... 49
2.2.3. Các quy hoạch liên quan đến tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh:.................... 49
2.3.

Những yếu tố tác động đến giải pháp quy hoạch cải tạo, chỉnh trang. .. 60

2.3.1. Điều kiện tự nhiên.............................................................................................. 60
2.3.2. Yếu tố kinh tế, văn hóa - xã hội. ....................................................................... 61
2.3.3. Yếu tố hiện trạng:............................................................................................... 66
2.3.4. Yếu tố quy hoạch: .............................................................................................. 67
2.3.5. Yếu tố cơ chế, chính sách:................................................................................. 67
2.3.6. Yếu tố khoa học - kỹ thuật, thẩm mỹ: .............................................................. 68
2.4.

Các bài học kinh nghiệm trong nước và trên thế giới. .............................. 69


2.4.1. Bài học kinh nghiệm tại Việt Nam: .................................................................. 69
2.4.2. Bài học kinh nghiệm trên thế giới: ................................................................... 70
2.4.3. Những vấn đề đúc rút từ những bài học kinh nghiệm thực tiễn:.................... 72
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUY HOẠCH CẢI TẠO, CHỈNH TRANG

TUYẾN ĐƯỜNG NGUYỄN HỮU CẢNH
3.1.

Quan điểm và mục tiêu. .................................................................................. 73

3.1.1. Quan điểm: ......................................................................................................... 73
3.1.2. Mục tiêu: ............................................................................................................. 73
3.2.

Các nguyên tắc của quy hoạch cải tạo, chỉnh trang. ................................. 74

3.3.

Phân vùng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan. ................................ 75

3.4.

Giải pháp quy hoạch cải tạo, chỉnh trang tổng thể. ................................... 76

3.4.1. Quy hoạch sử dụng đất: ..................................................................................... 76
3.4.2. Tổ chức không gian: .......................................................................................... 81
3.4.3. Cây xanh, mặt nước và không gian mở: .......................................................... 86
3.4.4. Trang thiết bị tiện ích đô thị: ............................................................................. 92
3.4.5. Công trình hạ tầng kỹ thuật: .............................................................................. 97
3.5.

Giải pháp quy hoạch cải tạo, chỉnh trang cụ thể cho từng khu vực. ...... 99

3.6.


Giải pháp thực hiện quy hoạch cải tạo, chỉnh trang. ..............................103

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận: .......................................................................................................................109
Kiến nghị:.....................................................................................................................111
TÀI LIỆU THAM KHẢO.


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

KGKTCQ

Không gian kiến trúc cảnh quan

NXB

Nhà xuất bản

QCXDVN

Quy chuẩn xây dựngViệt Nam

QHC

Quy hoạch chung

QHCT


Quy hoạch chi tiết

QHĐT

Quy hoạch đô thị

SDĐ

Sử dụng đất

TKĐT

Thiết kế đô thị

TNHH

Tránh nhiệm hữu hạn

Tp

Thành phố

TTHC

Trung tâm hành chính

UBND

Uỷ ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Số hiệu bảng

Tên bảng

Bảng 1.1

Dân số, mật độ dân số các xã/phường của Tp.Đồng Hới.

Bảng 1.2

Bảng thống kê hiện trạng sử dụng đất toàn tuyến đường.

Bảng 2.1

Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Tp. Đồng Hới
từ 2010 – 2015.
Một số chỉ tiêu về phát triển nông – lâm – thủy sản
của Tp. Đồng Hới.
Bảng thống kê chức năng sử dụng đất toàn tuyến đường.

Bảng 2.2
Bảng 3.1


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Số hiệu hình

Tên hình


Hình 1.1

Hình 1.9

Vị trí tuyến đường trên bản đồ QHC
thành phố Đồng Hới.
Giới hạn khu vực nghiên cứu.
Sơ đồ liên hệ giữa khu vực nghiên cứu
và khu vực xung quanh.
Thực trạng SDĐ tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh.
Hiện trạng SDĐ đoạn từ đường Quang Trung
đến đường Lê Lợi.
Hiện trạng SDĐ đoạn từ đường Lê Lợi đến Nguyễn Trãi.
Hiện trạng SDĐ đoạn từ đường Nguyễn Trãi
đến Nguyễn Trường Tộ.
Hiện trạng SDĐ đoạn từ đường Nguyễn Trường Tộ
đến Trần Hưng Đạo.
Hiện trạng nhà ở liền kề phía Đông Bắc.

Hình 1.10

Hiện trạng nhà ở liền kề phía Tây Nam.

Hình 1.11

Hiện trạng công trình dịch vụ.

Hình 1.12


Hình1.14

Hiện trạng công trình kiến trúc đẹp phía Tây Nam.
Hiện trạng công trình cần xây dựng, cải tạo,
chỉnh trang phía Tây Nam.
Hiện trạng công trình phía Đông Bắc.

Hình1.15

Hiện trạng công trình trụ sở phía Tây Nam.

Hình1.16

Hiện trạng công trình thể thao, dịch vụ phía Đông Bắc.

Hình1.17

Hiện trạng công trình chưa được đầu tư.

Hình1.18

Hiện trạng nhà ở liền kề phía Đông Bắc.

Hình1.19

Hiện trạng nhà ở liền kề phía Tây Nam.

Hình 1.20

Hiện trạng các khu vực cần đầu tư xây mới.


Hình 1.21

Hiện trạng cây xanh hai bên tuyến đường.

Hình 1.22

Hiện trạng cây xanh ở các nút giao thông.

Hình 1.2
Hình 1.3
Hình 1.4
Hình 1.5
Hình 1.6
Hình 1.7
Hình 1.8

Hinh1.13


Số hiệu hình

Tên hình

Hình 1.23

Hiện trạng cây xanh trang trí ở các công trình.

Hình 1.24


Dải cây xanh phân cách đường Nguyễn Hữu Cảnh.

Hình 1.25

Hình ảnh công viên Hồ Trạm.

Hình 1.26

Hình ảnh vườn hoa trước khu dân cư.

Hình 1.27

Hiện trạng biển quảng cáo.

Hình 1.28

Hiện trạng khu vực chưa được lát vỉa hè.

Hình 1.29

Hiện trạng lát vỉa hè trên tuyến đường.

Hình 1.30

Hiện trạng thùng rác trên tuyến phố.

Hình 1.31

Hiện trạng hệ thống các cột đèn chiếu sáng tuyến đường.


Hình 1.32

Hiện trạng hệ thống trạm biến áp trên tuyến đường.

Hình 2.1

Sơ đồ minh họa tầng bậc hệ thống không gian.

Hình 2.2

Mối liên hệ giữa 3 loại lý luận TKĐT.

Hình 2.3

Minh họa về lưu tuyến.

Hình 2.4

Minh họa về khu vực.

Hình 2.5

Minh họa về cạnh biên.

Hình 2.6

Minh họa về nút.

Hình 2.7


Minh họa về cột mốc.

Hình 2.8

Bản đồ quy hoạch SDĐ Tp. Đồng Hới.

Hình 2.9

Bản đồ quy hoạch SDĐ khu TTHC tỉnh Quảng Bình.

Hình 2.10

Bản đồ quy hoạch SDĐ khu đô thị Bắc Lê Lợi.

Hình 2.11

Hình ảnh tuyến đường Nguyễn Văn Linh – Đà Nẵng.

Hình 2.12

Hình ảnh tuyến đường Nguyễn Tất Thành– Đà Nẵng.

Hình 2.13

Mặt bẳng tổ chức KGKTCQ tuyến đường Thornhill Yonge

Hình 2.14

Trục chính thành phố Washington.


Hình 2.15

Hình ảnh minh họa tuyến đường Hua Qiang Bei.


Số hiệu hình

Tên hình

Hình 3.1

Phân vùng tổ chức KGKTCQ tuyến đường.

Hình 3.2

Quy hoạch SDĐ tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh.

Hình 3.3

Hình 3.7

Sơ đồ tổ chức không gian tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh.
Sơ đồ điểm nhấn cảnh quan
trên tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh.
Sơ đồ mặt đứng minh họa cụm điểm nhấn
và nhịp điệu kiến trúc.
Đề xuất cải tạo mặt đứng công trình nhà liên kế (đoạn từ
đường Nguyễn Trường Tộ đến đường Trần Hưng Đạo).
Minh họa phối cảnh đoạn phố sau khi cải tạo.


Hình 3.8

Minh họa chiều cao cho công trình xây mới.

Hình 3.9

Sơ đồ hệ thống cây xanh kết nối tuyến đường.

Hình 3.10

Minh họa cây xanh bóng mát.

Hình 3.11

Minh họa đề xuất bồn hoa trang trí vỉa hè.

Hình 3.12

Một số loài cây xanh trục đường.

Hình 3.13

Minh họa cây xanh trang trí.

Hình 3.14

Minh họa tổ chức cây xanh ven hồ.

Hình 3.15


Minh họa cho khu vực nghỉ ngơi trong công viên.

Hình 3.16

Minh họa một số mẫu ghế nghỉ trên vỉa hè.

Hình 3.17

Hình minh họa ghế nghỉ kết hợp cây xanh trang trí.

Hình 3.18

Minh họa về chiếu sáng giao thông đô thị.

Hình 3.19

Minh họa về chiếu sáng cảnh quan.

Hình 3.20

Minh họa về chiếu sáng công trình.

Hình 3.21

Mặt cắt minh họa về lắp đặt bảng quảng cáo.

Hình 3.22

Hình ảnh minh họa thùng rác thân thiện môi trường.


Hình 3.23

Hình ảnh minh họa nhà vệ sinh công cộng.

Hình 3.24

Một số hình thức tạo hình nghệ thuật trong công viên.

Hình 3.4
Hình 3.5
Hình 3.6


Số hiệu hình

Tên hình

Hình 3.25

Mặt cắt ngang đường Nguyễn Hữu Cảnh
đoạn qua khu dân cư.
Phối cảnh tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh
đoạn qua khu dân cư.
Phối cảnh minh hoạ công trình điểm nhấn.
Minh hoạ không gian cây xanh kết hợp bãi đỗ xe
phía Bắc Tỉnh uỷ.
Minh hoạ không gian cây xanh kết hợp bãi đỗ xe
phía Nam Tỉnh uỷ.
Mặt cắt đại diện qua KG cây xanh phía Nam Tỉnh uỷ


Hình 3.26
Hình 3.27
Hình 3.28
Hình 3.29
Hình 3.30
Hình 3.31
Hình 3.32
Hình 3.33

Phối cảnh minh hoạ công trình điểm nhấn.
Minh hoạ không gian cây xanh kết hợp bãi đỗ xe
trước khu vực Bể bơi.
Phối cảnh minh hoạ tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh sau
khi thực hiện quy hoạch cải tạo, chỉnh trang.


1

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Thành phố Đồng Hới là một đơn vị hành chính gắn liền với quá trình
hình thành, phát triển của tỉnh Quảng Bình. Trải qua nhiều biến cố thăng trầm
của lịch sử, Tp. Đồng Hới vẫn không ngừng phát triển. Trong thời kỳ 1964 1975, cùng với Quảng Bình, Đồng Hới vừa là tuyến đầu đánnh Mỹ vừa là hậu
phương trực tiếp của tiền tuyến lớn miền Nam anh hùng, nơi đã có những phong
trào “xe chưa qua nhà không tiếc, đường chưa thông không tiếc máu, tiếc
xương”, “chiến đấu giỏi, sản xuất giỏi”… những tên làng, tên đất, tên người
như: dòng Nhật Lệ, Trận địa pháo lão dân quân Đức Ninh, em bé Bảo Ninh;
các anh hùng: Quách Xuân Kỳ, Trương Pháp, Lê Trạm, Nguyễn Thị Suốt,
Nguyễn Thị Khứu, Phạm Dung Hạnh, Phạm Thị Nghèng… đã đi vào lịch sử.
Ngày 30/07/2014 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1270/QĐ-TTg

công nhận Tp. Đồng Hới là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Quảng Bình. Trước xu
thế hội nhập, Tp. Đồng Hới với sinh lực mới, sức sống mới đang vươn mình
khẳng định vai trò vừa là hạt nhân thúc đẩy, vừa là hậu phương dịch vụ cho sự
phát triển các khu kinh tế, du lịch trong tỉnh, khu vực và quốc tế.
Tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh có chiều dài khoảng 1,5 km, nối hai
tuyến đường Trần Hưng Đạo và Quang Trung (Quốc lộ 1), là hai tuyến đường
huyết mạch và có tầm ảnh hưởng đến sự phát triển của Tp. Đồng Hới. Theo
QHC điều chỉnh Tp. Đồng Hới được phê duyệt tại Quyết định số 1538/QĐUBND ngày 06/7/2012 của UBND tỉnh Quảng Bình và các đồ án QHCT liên
quan, tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh được định hướng là tuyến trục chính đô
thị, kết nối khu vực quy hoạch các khối cơ quan ban ngành tỉnh và các khu vực
lân cận. Như vậy, đây là một tuyến đường có vị trí quan trọng và ảnh hưởng
lớn đến các hoạt động giao thông, kinh tế, xã hội... của Tp. Đồng Hới. Tuy
nhiên KGKTCQ tuyến phố vẫn chưa được quan tâm đúng mức, nhiều công


2

trình đang xây dựng một cách tự phát, chưa có sự thống nhất về không gian
kiến trúc và thẩm mỹ.
Luận văn với đề tài “Giải pháp quy hoạch cải tạo, chỉnh trang tuyến
đường Nguyễn Hữu Cảnh, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình” là đề tài cần
thiết, có tính khoa học và thực tiễn góp phần tạo nên hình ảnh đô thị Đồng Hới
“Xanh – Văn minh – Năng động – Hiện đại”.
Mục đích nghiên cứu:
Đề xuất giải pháp quy hoạch cải tạo, chỉnh trang tuyến đường Nguyễn
Hữu Cảnh hài hoà với định hướng cảnh quan chung toàn tuyến, nhằm nâng cao
chất lượng cảnh quan đô thị của Tp. Đồng Hới.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
+ Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố cấu thành KGKTCQ tuyến đường
đô thị.

+ Phạm vi nghiên cứu: Đường Nguyễn Hữu Cảnh thuộc Tp. Đồng Hới,
tỉnh Quảng Bình, với các giới hạn như sau:
- Giới hạn về không gian: Trong phạm vi 30 - 200m từ tim đường về hai
phía tuyến đường đoạn từ đường Quang Trung đến đường Trần Hưng Đạo với
chiều dài 1,5 km, tổng diện tích khoảng 16,5 ha. Được giới hạn bởi điểm đầu
tuyến là nút giao với đường Quang Trung, điểm cuối là nút giao với đường
Trần Hưng Đạo.
- Giới hạn về thời gian: Phạm vi nghiên cứu căn cứ theo QHC của Tp.
Đồng Hới đến năm 2020 định hướng đến năm 2035.
Nội dung nghiên cứu:
+ Phân tích, đánh giá thực trạng tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh. Nghiên
cứu, xác lập mối quan hệ của tuyến đường trong QHC Tp. Đồng Hới.
+ Nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về thiết kế quy hoạch cải tạo,


3

chỉnh trang.
+ Đề xuất các giải pháp quy hoạch cải tạo, chỉnh trang cho toàn tuyến
đường theo hướng “Xanh – Văn minh – Năng động – Hiện đại”, góp phần phát
triển thành phố Đồng Hới một cách bền vững.
Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp điều tra: khảo sát một nhóm đối tượng trên diện rộng để
phát hiện các quy luật phân bố và các đặc điểm của đối tượng;
- Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm: nghiên cứu và xem xét
lại những thành quả thực tiễn trong quá khứ để rút ra kết luận bổ ích cho thực
tiễn và khoa học;
- Phương pháp chuyên gia: sử dụng trí tuệ của đội ngũ chuyên gia để
xem xét nhận định bản chất của đối tượng, tìm ra một giải pháp tối ưu.

- Phương pháp cộng đồng.
+ Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết;
- Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
+ Ý nghĩa khoa học:
- Góp phần bổ sung thêm lý luận về quy hoạch cải tạo, chỉnh trang tuyến
phố chính của đô thị.
- Hoàn thiện lý luận xác định tiêu chí để thực hiện công tác quy hoạch
cải tạo, chỉnh trang tuyến phố, lựa chọn công trình điểm nhấn, không gian trống,
đảm bảo sự hài hòa và phù hợp tạo diện mạo, làm đẹp đô thị.
+ Ý nghĩa thực tiễn:
- Đóng góp cho đồ án quy hoạch cải tạo, chỉnh trang các tuyến đường
chính trên địa bàn Tp. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.


4

- Làm cơ sở tham khảo để triển khai các dự án đầu tư, quản lý xây dựng
KGKTCQ tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh trước tình hình mới.
Cấu trúc luận văn:
Luận văn gồm 3 phần và 3 chương:
MỞ ĐẦU.
NỘI DUNG.
Chương 1: Thực trạng tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh.
Chương 2: Cơ sở khoa học cho giải pháp quy hoạch cải tạo, chỉnh trang
tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh.
Chương 3: Giải pháp quy hoạch cải tạo, chỉnh trang tuyến đường Nguyễn
Hữu Cảnh.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.

Tài liệu tham khảo.
Các khái niệm, thuật ngữ trong luận văn:
Đô thị: là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu
hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành
chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển
kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm
nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn. [18]
Quy hoạch đô thị: là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô
thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để
tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể
hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị. [18]
Quy hoạch chung: là việc tổ chức không gian, hệ thống các công trình
hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở cho một đô thị phù hợp với
sự phát triển kinh tế - xã hội của đô thị, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát
triển bền vững. [18]


5

Quy hoạch chi tiết: là việc phân chia và xác định chỉ tiêu sử dụng đất quy
hoạch đô thị, yêu cầu quản lý kiến trúc, cảnh quan của từng lô đất; bố trí công
trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội nhằm cụ thể hoá nội dung của
quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chung. [18]
Quy hoạch cải tạo, chỉnh trang đô thị bao gồm: Các dự án cải tạo mở
mới, mở rộng các tuyến đường trong đô thị cũ; Các dự án trên lô đất có diện
tích nhỏ hơn 5 ha; Các dự án cải tạo, chỉnh trang mặt ngoài, kết cấu các công
trình trong khu vực đô thị hiện hữu nhưng không làm thay đổi quá 10% các chỉ
tiêu sử dụng đất của khu vực. [18]
Kiến trúc đô thị: là tổ hợp các vật thể trong đô thị, bao gồm các công
trình kiến trúc, kỹ thuật, nghệ thuật, quảng cáo mà sự tồn tại, hình ảnh, kiểu

dáng của chúng chi phối hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị. [18]
Không gian đô thị: là không gian bao gồm các vật thể kiến trúc đô thị,
cây xanh, mặt nước trong đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô
thị.[18]
Cảnh quan đô thị: là không gian cụ thể có nhiều hướng quan sát ở trong
đô thị như không gian trước tổ hợp kiến trúc, quảng trường, đường phố, hè,
đường đi bộ, công viên, thảm thực vật, vườn cây, vườn hoa, đồi, núi, gò đất,
đảo, cù lao, triền đất tự nhiên, dải đất ven bờ biển, mặt hồ, mặt sông, kênh, rạch
trong đô thị và không gian sử dụng chung thuộc đô thị. [18]
Chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị: là chỉ tiêu để quản lý phát triển
không gian, kiến trúc được xác định cụ thể cho một khu vực hay một lô đất bao
gồm mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, chiều cao xây dựng tối đa, tối thiểu
của công trình. [18]
Hạ tầng kỹ thuật khung: là hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật chính
cấp đô thị, bao gồm các trục giao thông, tuyến truyền tải năng lượng, tuyến
truyền dẫn cấp nước, tuyến cống thoát nước, tuyến thông tin viễn thông và các


6

công trình đầu mối kỹ thuật. [18]
Không gian ngầm: là không gian dưới mặt đất được quy hoạch để sử
dụng cho mục đích xây dựng công trình ngầm đô thị. [18]
Mật độ xây dựng: là tỷ lệ diện tích chiếm đất của các công trình kiến trúc
xây dựng trên tổng diện tích lô đất (không bao gồm diện tích chiếm đất của các
công trình như: các tiểu cảnh trang trí, bể bơi, sân thể thao ngoài trời (trừ sân
ten-nit và sân thể thao được xây dựng cố định và chiếm khối tích không gian
trên mặt đất), bể cảnh…). [17]
Chỉ giới đường đỏ: là đường ranh giới phân định giữa phần lô đất để xây
dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc các công

trình kỹ thuật hạ tầng công cộng. [19]
Chỉ giới xây dựng: là đường giới hạn cho phép xây dựng nhà, công trình
trên lô đất. [19]
Khoảng lùi: là khoảng cách giữa chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây
dựng.[17]
Chiều cao công trình xây dựng: là chiều cao toàn bộ công trình tính từ
cao độ mặt đất đặt công trình theo quy hoạch được duyệt tới điểm cao nhất của
công trình, kể cả mái tum hoặc mái dốc. [17]


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


109

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận:
Công cuộc đô thị hoá vẫn đang tiếp diễn ở các thành phố trên cả nước
nói chung và Tp. Đồng Hới nói riêng. Dưới sự tác động chung của phát triển,
thời kỳ kinh tế thị trường, sức ép dân số, nhất là tác động nhiều chiều của toàn
cầu hóa, Tp Đồng Hới đang phải ứng chịu những biến đổi sâu sắc về mọi mặt.
Việc quy hoạch cải tạo, chỉnh trang hình ảnh đô thị cho các tuyến đường trục

chính đặc biệt là tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh là việc làm cấp thiết cần thực
hiện ngay và mang ý nghĩa thực tiễn cao.
Những hạn chế về nguồn lực phát triển đô thị Đồng Hới chưa thực sự
được phát huy hết, hạ tầng cơ sở đô thị còn nhiều yếu kém, công tác quản lý
của chính quyền đô thị chưa nhuần nhuyễn và thực sự hiệu quả, phong cách và
lối sống văn minh đô thị trong khối dân cư chưa đạt trình độ cao… Nhưng cùng
với sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động xây dựng, công tác quản lý kiến trúc
đô thị cũng đạt được những bước tiến triển nhất định. Sự thay đổi này không
những góp phần đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và cải thiện môi trường sống cho
nhân dân mà còn tạo ra một diện mạo kiến trúc đô thị mới. Tp. Đồng Hới sẽ
tiếp tục được mở rộng, nâng cấp về chất lượng, khắc phục dần những hạn chế
và khẳng định được sức sống mãnh liệt của mình trong quá trình đô thị hoá của
cả nước, trở thành một trong những trung tâm đô thị chính của dãi đất miền
Trung.
Qua quá trình đánh giá về hiện trạng, nghiên cứu các cơ sở khoa học, lý
luận thực tiễn, luận văn với đề tài: “Giải pháp quy hoạch cải tạo, chỉnh trang
tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình” đã
đưa ra một số giải pháp để giải quyết từng vấn đề một cách cụ thể, áp dụng với
tình hình thực tế và định hướng quy hoạch phát triển không gian của tuyến
đường Nguyễn Hữu Cảnh, có thể kết luận những vẫn đề như sau:


110

+ Đã hệ thống được các đặc điểm cơ bản nhất về thực trạng hình ảnh đô
thị tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh.
+ Tổng hợp các hệ thống cơ sở khoa học, lý luận và thực tiễn, các mô
hình, lý luận TKĐT đang được áp dụng trên thế giới và áp dụng cụ thể vào
tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đối với hình
ảnh đô thị tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh trong tương lai.

+ Qua những phân tích đánh giá trên, các mục tiêu chiến lược phát triển
tuyến phố đã được xây dựng. Với cách tiếp cận có hệ thống, việc đánh giá hình
ảnh đô thị, xác định các đặc trưng của tuyến phố, xây dựng viễn cảnh và chiến
lược cho tuyến phố sẽ được áp dụng cho các đường phố chính khác để xây dựng
lên một bức tranh tổng thể, hài hào và hấp dẫn của Tp. Đồng Hới. Để đảm bảo
sự phát bền vững và tạo hình ảnh đô thị đặc trưng của tuyến đường Nguyễn
Hữu Cảnh cần quan tâm:
- Chuyển đổi chức năng sử dụng đất tại một số vị trí cho phù hợp với
QHC Tp. Đồng Hới và QHCT khu TTHC tỉnh đã được phê duyệt.
- Tổ chức cải tạo, tôn tạo và xây mới các không gian trên tuyến theo
hướng tăng diện tích công cộng, cây xanh công viên, mặt nước, bãi đỗ xe, phát
triển đồng bộ trên các mặt Kinh tế - Văn Hóa - Môi trường sống.
- Quan tâm đúng mức để khuyến khích đầu tư, phát triển kinh tế tạo nên
động lực và điều kiện để người dân sinh sống và làm việc trong khu vực có thể
đảm bảo cuộc sống hài hòa với việc gìn giữ các giá trị và hình ảnh đặc trưng
của tuyến phố.
- Phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, nâng cao khả năng giao tiếp cộng
đồng nhằm thúc đẩy du lịch Đồng Hới.
- Hoàn thiện các tuyến đường cắt ngang theo QHC thành phố và các
QHCT có liên quan, đảm bảo giao thông đi lại, nhất là tại các nút giao.


111

- Các trang thiết bị trên toàn tuyến, đèn đường, đèn giao thông, biển hiệu,
quảng cáo, các chi tiết trang trí... khi được sử dụng đều tuân thủ các quy định
chặt chẽ, mang dáng dấp của thời kỳ phát triển thành phố, phù hợp với không
gian và đặc trưng của tuyến.
+ Để đảm bảo sự phát triển hài hòa, bền vững và tạo hình ảnh đô thị đặc
trưng của tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh cần có TKĐT cụ thể tạo nên bản sắc

riêng cho tuyến phố.
Kiến nghị:
+ Tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh là tuyến đường trục chính đô thị kết
nối hai trục Đông – Tây của thành phố, đồng thời đây cũng là tuyến đường có
hình ảnh đô thị thể hiện sự phát triển liên tiếp nối giữa khu TTHC mới của tỉnh
ở phía Tây và khu nội thành Đồng Hới ở phía Đông. Vì vậy, cần phải tiếp tục
hoàn thiện để phát huy giá trị đặc trưng của tuyến đường:
- Cần phải có một quy chế duy tu, bảo dưỡng đồng bộ các yếu tố tạo nên
các kiến trúc đô thị, bao gồm cả cây xanh, hạ tầng kỹ thuật khác nhau như giao
thông, điện, nước…
- Cần phải xác định, nhận diện đầy đủ các kiến trúc có giá trị bao gồm
các công trình điểm nhấn…
- Quảng bá hình ảnh các công trình kiến trúc có giá trị, các tiện ích đô thị
và cây xanh trên tuyến phố.
- Đề ra các quy định cụ thể trong việc quản lý xây dựng, quy hoạch, kiến
trúc, TKĐT trong khu vực, trên tuyến đường đảm bảo gìn giữ đặc trưng và bản
sắc của toàn tuyến, hài hòa với bản sắc chung trong cả khu vực.
- Nâng cao vai trò của cộng đồng trong công tác giám sát, khai thác sử
dụng tuyến phố. Công tác khai thác TKĐT dựa trên cơ sở lấy ý kiến của cộng
đồng dân cư.


112

+ Kiến nghị với UBND các cấp:
- Tổ chức lập Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị theo quy định
tại và có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, giám sát, tổ chức việc thực hiện Quy
chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị.
- Quy định trách nhiệm cho các cơ quan chức năng trực thuộc về quản lý
không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị tại địa bàn; phân cấp và quy định nhiệm

vụ cụ thể cho đơn vị, cá nhân trực tiếp theo dõi, giám sát, thực hiện việc quản
lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị.
- Trực tiếp xem xét, quyết định theo thẩm quyền về các nội dung liên
quan đến quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị như: chủ trương đầu
tư xây dựng công trình; cơ chế hỗ trợ người dân; nội dung dự án, quy trình xây
dựng; quản lý, khai thác, bảo trì, sửa chữa, cải tạo công trình, cảnh quan đô thị.
- Thông báo cho chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng tình trạng xuống cấp, hư
hỏng của cảnh quan, kiến trúc đô thị; xử lý các thông tin phản ảnh của người
dân về việc thực hiện Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị đối với tổ
chức, cá nhân có liên quan đến việc xây dựng mới, sở hữu, sử dụng công trình
kiến trúc đô thị; xử lý các trường hợp vi phạm Quy chế quản lý không gian,
kiến trúc, cảnh quan đô thị theo quy định pháp luật.
+ Kiến nghị với chủ đầu tư, người dân sinh sống hai bên tuyến đường:
- Tuân thủ các quy định thuộc Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô
thị do chính quyền đô thị ban hành và các quy định quản lý đô thị liên quan
khác; bảo vệ gìn giữ hình ảnh, tình trạng hiện có của công trình kiến trúc đang
sở hữu, đang sử dụng; khi công trình hư hỏng, phải sửa chữa kịp thời.
Khi xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp công trình kiến trúc đô thị phải
thực hiện đúng quy hoạch đô thị và Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô
thị được duyệt. Chỉ sau khi được phép của cơ quan có thẩm quyền mới được
thay đổi về kiến trúc, chức năng sử dụng, kết cấu chịu lực của công trình; thêm


113

hoặc bớt các bộ phận, thay đổi hình thức và chất liệu lợp mái nhà, màu sắc công
trình, chất liệu ốp, chi tiết hoặc các bộ phận thuộc mặt ngoài công trình.
+ Kiến nghị với các tổ chức, cá nhân tư vấn thiết kế:
- Tuân thủ các điều kiện năng lực, kinh nghiệm, hành nghề theo quy định
của pháp luật.

- Tổ chức tư vấn thiết kế, tác giả phương án thiết kế, chủ nhiệm đồ án
thực hiện giám sát tác giả theo quy định pháp luật; chịu trách nhiệm liên quan
về mỹ quan, độ bền vững, an toàn và tính hợp lý trong sử dụng, phù hợp với
môi trường, kiến trúc, cảnh quan, đô thị.
- Tuân thủ các quy định về quản lý đô thị theo quy hoạch được duyệt,
quy chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn thiết kế.
+ Kiến nghị với nhà thầu xây dựng:
- Nhà thầu xây dựng công trình kiến trúc đô thị có trách nhiệm hoàn
thành đúng thiết kế, đúng thời hạn và các quy định đã cam kết trong hợp đồng.
- Trong quá trình thi công, hoàn thiện, sửa chữa, bảo trì công trình phải
có biện pháp hạn chế tối đa các ảnh hưởng xấu đến cộng đồng dân cư, đến
không gian, kiến trúc, cảnh quan khu vực nơi có công trình do mình xây dựng.
- Có trách nhiệm cùng với chủ đầu tư trong việc lập biện pháp bảo vệ
trong cả quá trình thi công, phá dỡ; tái tạo môi trường, không gian, cảnh quan
bị hư hại do thi công công trình gây ra.
- Tuân thủ các quy định tại giấy phép xây dựng và các quy định về kiến
trúc đô thị hiện hành có liên quan.
+ Giám sát cộng đồng đối với việc quản lý không gian, kiến trúc, cảnh
quan đô thị:
Đại diện của cộng đồng dân cư hoặc cá nhân được quyền: giám sát các
hoạt động của chính quyền đô thị, của tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các


114

quy định pháp luật về xây dựng, quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị; trong việc
bảo vệ, khai thác, sửa chữa, chỉnh trang các công trình kiến trúc và cảnh quan
đô thị theo quy định của pháp luật hiện hành; phản ảnh các hành vi vi phạm
quy định quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị trong khu vực với chính quyền đô
thị trực tiếp quản lý.

+ Quản lý về duy tu, bảo trì công trình, cảnh quan đô thị:
- Chính quyền đô thị quy định quy trình, thời hạn duy tu, bảo trì công
trình kiến trúc, cảnh quan đô thị theo quy định pháp luật về xây dựng, đảm bảo
an toàn trong sử dụng và duy trì mỹ quan đô thị.
- Khi công trình kiến trúc, cảnh quan đô thị bị xuống cấp, hư hỏng trước
thời hạn quy định bảo trì, chính quyền đô thị hoặc cơ quan được ủy quyền có
trách nhiệm thông báo và chỉ đạo chủ sở hữu hoặc người đang sử dụng, cơ quan
quản lý công trình kịp thời khắc phục, sửa chữa.


×