Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Quản lý hệ thống cấp nước bên trong nhà CT1 hoàng cầu thành phố hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 20 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

VŨ BÌNH SƠN

QUẢN LÝ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC
BÊN TRONG NHÀ CT1 - HOÀNG CẦU - THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

VŨ BÌNH SƠN
KHÓA 2014-2016

QUẢN LÝ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC
BÊN TRONG NHÀ CT1 – HOÀNG CẦU – THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06


LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG

Hà Nội - 2016


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin được tỏ lòng biết ơn và gửi lời cảm ơn chân thành đến
PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dung, người đã dành nhiều tâm huyết, tận tình hướng dẫn
tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Những nhận xét, đóng góp sâu sắc của Cô là
những gợi ý quý báu để tôi giải quyết các vấn đề tốt hơn cho đề tài của mình.
Ngoài ra, trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi còn nhận
được nhiều sự quan tâm giúp đỡ của các thầy, cô giáo, sự động viên của bạn bè,
đồng nghiệp, sự ủng hộ của gia đình và người thân, hôm nay tôi đã hoàn thành luận
văn thạc sỹ này.
Xin cảm ơn gia đình và người thân đã luôn ủng hộ, chia sẻ cùng tôi những
khó khăn trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Xin cảm ơn tất cả bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, tạo điều kiện giúp đỡ tôi
hoàn thành luận văn.
Hà Nội, tháng 06 năm 2016
Học viên

Vũ Bình Sơn


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc
lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và

có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Vũ Bình Sơn


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục bảng, biểu
Danh mục hình vẽ, sơ đồ
MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài......................................................................................................1
* Mục dích nghiên cứu...............................................................................................2
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................2
* Phương pháp nghiên cứu........................................................................................2
* Ý nghĩ khoa học và thực tiễn của đề tài.................................................................2
* Cấu trúc của luận văn.............................................................................................2
* Một số khái niệm có liên quan................................................................................3
NỘI DUNG
CHƯƠNG I. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG CẤP
NƯỚC BÊN TRONG NHÀ CT1 - HOÀNG CẦU - THÀNH PHỐ HÀ NỘI….5
1.1. Giới thiệu chung về nhà ở CT1 - Hoàng Cầu - Thành phố Hà Nội…….…..5
1.1.1.Vị trí, đặc điểm khu nhà CT1………………………………………….....5
1.1.2.Quy mô nhà CT1………………………………………………………….6
1.1.3.Các hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên trong nhà CT1………………………12
1.2. Hiện trạng hệ thống cấp nước bên trong nhà CT1 - Hoàng cầu - Thành
phố Hà Nội……………………………………………………..................................……18

1.2.1.Hiện trạng hệ thống cấp nước trong nhà………………………………...18
1.2.2.Hiện trạng hệ thống cấp nước chữa cháy trong nhà……………………..20


1.3. Thực trạng công tác quản lý hệ thống cấp nước bên trong nhà ở CT1 Hoàng cầu -Thành phố Hà Nội………………....…………….................................…24
1.3.1.Thực trạng mô hình quản lý và cung cấp dịch vụ cấp nước sinh hoạt và
chữa cháy nhà CT1…………………………………………………………….24
1.3.2.Các quy định về cung cấp dịch vụ cấp nước sinh hoạt và chữa cháy nhà
CT1 hiện hành…………………………………………………………………26
1.4. Đánh giá thực trạng quản lý hệ thống cấp nước bên trong nhà ở CT1 Hoàng cầu - Thành Phố Hà Nội.......................................................................................28
1.4.1.Đánh giá hiện trạng hệ thống cấp nước sinh hoạt và chữa cháy bên trong
Trong nhà CT1 - Hoàng cầu - Thành phố Hà Nội…………………………..…28
1.4.2.Đánh giá thực trạng quản lý hệ thống cấp nước sinh hoạt và chữa cháy bên
trong nhà CT1 - Hoàng cầu - Thành phố Hà Nội……………………………...31
1.4.3.Những vấn đề tồn tại luận văn cần giải quyết…………………………...32
CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ HỆ THỐNG
CẤP NƯỚC BÊN TRONG NHÀ CT1 – HOÀNG CẦU - THÀNH PHỐ HÀ
NỘI…………………………………….……………………………………………36
2.1. Cơ sở pháp lý quản lý hệ thống cấp nước nhà cao tầng……………….......…36
2.1.1. Các văn bản do nhà nước ban hành……………………………………..36
2.1.2. Các văn bản do Hà Nội ban hành cấp nước sinh hoạt và chữa cháy cho
nhà cao tầng của TP Hà Nội hiện đang áp dụng……………………………….37
2.1.3. Các Quy chuẩn, quy phạm cấp nước trong nhà………………………...38
2.2. Cơ sở lý luận quản lý hệ thống cấp nước nhà cao tầng………………......….39
2.2.1. Các quy định quản lý kỹ thuật hệ thống cấp nước sinh hoạt nhà cao
tầng…………………………………………………………………………….39
2.2.2. Các quy định quản lý kỹ thuật hệ thống cấp nước chữa cháy nhà cao
tầng…………………………………………………………………………….50
2.3 Cơ sở lý luận phần mềm quản lý cấp nước sinh hoạt và chữa cháy….......…53
2.3.1. Cơ sở lý luận phần mềm quản lý cấp nước sinh hoạt BMS………….…53



2.3.2. Cơ sở lý luận phần mềm quản lý hệ thống báo cháy tự động hệ địa chỉ
LOOP…………………………………………………………………………..56
2.4.Kinh nghiệm quản lý hệ thống cấp nước sinh hoạt và chữa cháy…...........…57
2.4.1. Kinh nghiệm quản lý hệ thống cấp nước sinh hoạt tại tòa nhà trung tâm
thương mại - căn hộ cao cấp cho thuê vincom2, Hà Nội…………………...…57
2.4.2. Kinh nghiệm quản lý hệ thống cấp nước chữa cháy tại Khu đô thị mới
Bắc An Khánh…………………………………………………………………62
CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC
BÊN TRONG NHÀ CT1 - HOÀNG CẦU - THÀNH PHỐ HÀ NỘI…………...68
3.1. Đề xuất giải pháp kỹ thuật:……………………………………………….............68
3.1.1. Đề xuất bổ sung thêm thiết bị giảm áp cho hệ thống cấp nước sinh hoạt
…………………………………………………………………………………68
3.1.2. Đề xuất lắp đặt thêm đầu chữa cháy tự động trong căn hộ……………...70
3.2. Đề xuất giải pháp quản lý:……………………………...........……………………73
3.2.1. Đề xuất thành lập Ban quản trị tòa nhà quản lý dịch vụ cấp nước sinh
hoạt và chữa cháy……………………………………………………………...73
3.2.2 Giải pháp quản lý bảo trì, sửa chữa, vệ sinh, thay thế mới hệ thống cấp
nước sinh hoạt và chữa cháy…………………………………………………...84
3.3. Áp dụng phần mềm quản lý cấp nước sinh hoạt và chữa cháy:…......……...93
3.3.1. Áp dụng phần mềm quản lý cấp nước sinh hoạt BMS…………………93
3.3.2. Áp dụng phần mềm quản lý hệ thống báo cháy tự động hệ địa chỉ
LOOP…………………………………………………………………………..97
3.3.3. Đánh giá hiệu quả quản lý bằng phần mềm BMS và LOOP báo cháy.101
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………………………..………..102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

TP

Thành phố

UBND

Ủy ban nhân dân

HDND

Hội đồng nhân dân

QHKT

Quy hoạch kiến trúc

GPMB

Giải phóng mặt bằng

GPQH

Giấy phép quy hoạch

TCXD


Tiêu chuẩn xây dựng

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

ATVSLĐ

An toàn vệ sinh lao động


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số hiệu bảng, biểu

Tên bảng, biểu
Bảng chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc nhà CT1

Bảng 1.1:
Bảng thông số diện tích nhà CT1
Bảng 1.2:


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Số hiệu hình

Tên hình


Hình 1.1

Bản đồ vị trí nhà CT1 -Hoàng Cầu

Hình 1.2

Mặt bằng Quy hoạch tổng thể dự án -Hoàng Cầu

Hình 1.3

Hình ảnh về phối cảnh tổng thể nhà CT1 -Hoàng Cầu

Hình 1.4

Sơ họa chi tiết họng chữa cháy khô

Hình 1.5

Sơ họa chi tiết hộp chữa cháy trong nhà

Hình 1.6

Sơ họa chi tiết đầu chữa cháy bán tự động

Hình 1.7

Hình 1.8

Sơ đồ hiện trạng quản lý và cung cấp dịch vụ cấp nước sinh

hoạt
Sơ đồ hiện trạng quản lý và cung cấp dịch vụ cấp nước chữa
cháy

Hình 1.9

Sơ đồ hiện trạng cụm van giảm áp

Hình 1.10

Sơ đồ cụm van giảm áp không lắp đai giữ gây hỏng phụ kiện

Hình 1.1

Hình 1.12

Hiện trạng sơ đồ nguyên lý cấp nước sinh hoạt trong nhà
CT1
Hiện trạng sơ đồ nguyên lý cấp nước chữa cháy trong nhà
CT1

Hình 1.13

Mặt bằng hiện trạng cấp nước chữa cháy bên trong nhà CT1

Hình 2.1

Sơ đồ phân vùng nối tiếp

Hình 2.2


Sơ đồ phân vùng song song

Hình 2.3

Sơ đồ phân vùng cân bằng bể chứa với thiết bị điều hòa áp
lực


Số hiệu hình
Hình 2.4

Hình 2.5

Tên hình
Khi áp lực đường ống nước bên ngoài hoàn toàn không đảm
bảo
Sơ đồ đun nước nóng bằng nồi hơi và thiết bị đun nước nóng
bằng dung tích

Hình 2.6

Sơ đồ hệ thống cấp nước bể bơi

Hình 2.7

Sơ đồ hệ thống chữa cháy tự động

Hình 2.8


Sơ đồ tổng quan Hệ thống BMS

Hình 2.9

Sơ đồ điều khiển của hệ thống báo cháy địa chỉ

Hình 2.10

Mặt đứng tòa nhà trung tâm thương mại - căn hộ cao cấp
cho thuê vincom2, Hà Nội.

Hình 2.11

Vị trí khu đô thị Bắc An Khánh

Hình 2.12

Một góc khu đô thị Bắc An Khánh

Hình 3.1

Hình 3.2

Hình 3.3
Hình 3.4
Hình 3.5

Giải pháp đề xuất nguyên lý cấp nước sinh hoạt bên trong
nhà CT1.
Giải pháp đề xuất nguyên lý cấp nước chữa cháy bên trong

nhà CT1.
Giải pháp đề xuất mặt bằng cấp nước chữa cháy bên trong
nhà CT1.
Giải pháp đề xuất mô hình đơn vị quản lý tòa nhà CT1.
Sơ đồ nguyên lý điều khiển và giám sát bơm cấp nước sinh
hoạt nhà CT1


1

MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Nền kinh tế nước ta trong những năm qua đã chấm dứt được tình trạng suy
thoái, phát triển tương đối toàn diện và liên tục tăng trưởng với nhịp độ cao. Nền
kinh tế nước ta được chuyển đổi một bước theo hướng khai thác khả năng đầu tư và
phát triển toàn diện xã hội, lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm tiêu chuẩn chọn phương
hướng hiệu quả quy mô đầu tư.
Trong những năm gần đây, mức sống của người dân được nâng cao cùng với sự
phát triển nhanh chóng về dân số nên nhu cầu của người dân Việt Nam đối với thị
trường bất động sản phân khúc căn hộ chung cư cao cấp tăng lên rõ rệt. Trong
những năm gần đây dân số Hà Nội tăng lên đáng kể, nên nhiều dự án nhà ở chung
cư cũng phát triển không ngừng tuy nhiên số dự án xây dựng căn hộ cao cấp lại
chưa đáp ứng kịp với nhu cầu.
Qua nghiên cứu thị trường bất động sản tại Hà Nội tại thời điểm hiện nay cho
thấy rằng nhu cầu mua căn hộ cao cấp không hề thấp, nên sự cạnh tranh của các nhà
đầu tư trong giai đoạn này là rất lớn, cạnh tranh về giá trị sản phẩm, vị trí, dịch vụ
và đặt biệt là chất lượng các hệ thống thiết bị phải hiện đại.
Trong thời gian gần đây nhiều dự án chung cư cao tầng tại Hà Nội nói riếng và
cả nước nói chung có tình trạng thường xuyên bị mất nước, thiếu nước giờ cao
điểm, nước không đảm bảo vệ sinh và nước ở họng chữa cháy không có khi xảy ra

cháy, thiết bị chữa cháy không hoạt động khi xảy ra cháy....Nên gây tâm lý e ngại
cho người dân khi sống ở chung cư.
Để đảm bảo có cuộc sống tốt và an toàn cho người dân sinh sống trong các căn
hộ chung cư cao tầng thì nhà đầu tư cần đáp ứng những nhu cầu về dịch vụ đô thi
phù hợp và hiện đại, chất lượng công trình phải được đảm bảo. Đây là một trong
những yếu tố có tính chất quyết định trong thành công của mô hình phát triển chung
cư cao tầng.
Các dự án chung cư cao tầng hiện nay được trang bị nhiều thiết bị cấp nước
sinh hoạt và chữa cháy hiện đại để phù hợp với nhu cầu của người dân và xu hướng


2

phát triển của Xã hội thì cần phải có mô một hình quản lý hệ thống cấp nước sinh
hoạt và chữa cháy cho công trình phù hợp.
Chính vì những lý do trên, em đã chọn đề tài “Quản lý hệ thống cấp nước bên
trong nhà CT1 - Hoàng Cầu - Thành phố Hà Nội” làm luận án tốt nghiệp của
mình.
* Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý hệ thống cấp nước sinh hoạt và chữa
cháy bên trong nhà CT1 - Hoàng Cầu - Thành phố Hà Nội.
- Đề xuất giải pháp quản lý hệ thống cấp nước sinh hoạt và chữa cháy bên trong
nhà CT1 - Hoàng Cầu - Thành phố Hà Nội.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: quản lý hệ thống cấp nước sinh hoạt và chữa cháy bên
trong nhà cao tầng.
- Phạm vi nghiên cứu: Chung cư CT1 - Hoàng Cầu - Thành phố Hà Nội.
* Phương pháp nghiên cứu
- Điều tra, thu thập số liệu, khảo sát hiện trạng và điều tra xã hội học.
- Phân tích, tổng hợp tài liệu

- Kế thừa.
- So sánh, đối chiếu
- Phương pháp chuyên gia
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đánh giá thực trạng công tác quản lý hệ thống cấp nước bên trong nhà CT1 Hoàng Cầu - Thành phố Hà Nội có ý nghĩa khoa học trong việc đề xuất các giải
pháp quản lý hiệu quả.
Đưa ra giải pháp quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống cấp nước
sinh hoạt và chữa cháy bên trong nhà CT1 - Hoàng Cầu - Thành phố Hà Nội .
* Cấu trúc của luận văn:
- Chương I: Thực trạng công tác quản lý hệ thống cấp nước bên trong nhà CT1 Hoàng Cầu - Thành phố Hà Nội.


3

- Chương II: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý hệ thống cấp nước bên trong
nhà CT1 - Hoàng Cầu - Thành phố Hà Nội.
- Chương III: Đề xuất giải pháp quản lý hệ thống cấp nước bên trong nhà CT1 Hoàng Cầu - Thành phố Hà Nội.
* Một số khái niệm có liên quan
- Khái niệm hệ thống cấp nước sinh hoạt trong nhà cao tầng:[14]
Là hệ thống cấp nước có nhiệm vụ đưa nước từ mạng lưới đường ống dịch vụ
ngoài nhà đến mọi thiết bị, dụng cụ vệ sinh bên trong nhà, kể cả thiết bị ở vị trí bất
lợi nhất. Muốn đưa nước đến mọi dụng cụ vệ sinh trong công trình thí áp lực và lưu
lượng của đường ống nước ngoài nhà phải đủ để cấp nước đầy đủ và liên tục cho
công trình. Nếu lưu lượng và áp lực trong một số giờ nào đó không đảm bảo hoặc
hoàn thoàn không đảm bảo cho công trình, thì phải có biện pháp khắc phục bằng
các công trình tăng áp như máy bơm và công trình điều hòa và dự trữ như bể chức
và đài nước.
Hệ thống cấp nước trong nhà bao gồm các bộ phận
+ Đường ống dẫn nước vào nhà nối liền đường ống cấp nước bên ngoài với nút
đồng hồ đo nước.

+ Nút đồng hồ đo nước gồm có đồng hồ và các thiết bị kèm theo
+ Mạng lưới cấp nước trong nhà gồm:
 Các đường ống chính nối từ đồng hồ và các thiết bị kèm theo
 Các ống đứng dẫn nước lên các tầng
 Các ống nhánh dẫn nước từ ống đứng đến các dụng cụ vệ sinh.
 Các thiết bị cấp nước (thiết bị lấy nước, thiết bị đóng mở nước, điều chỉnh,
phòng ngừa...)
- Khái niệm hệ thống cấp nước chữa cháy trong nhà cao tầng: [6][7][21]
Hệ thống cấp nước chữa cháy trong nhà được chia làm hai loại chính
+ Hệ thống cấp nước chữa cháy thông thường:
Hệ thống cấp nước chữa cháy thông thường được kết hợp với hệ thống cấp
nước sinh hoạt. Bao gồm ống đứng cấp nước chữa cháy lên các tầng nhà và được


4

nối với vòi phun chữa cháy đặt ở các tầng trong các hộp chữa cháy.
Áp lực của hệ thống cấp nước chữa cháy thông thường có thể do máy bơm chữa
cháy trong trạm bơm cấp II cung cấp khi hệ thống cấp nước đô thị áp lực cao. Hoặc
có thể do máy bơm chữa cháy riêng của các ngôi nhà cục bộ thiết kế hệ thống cấp
nước chữa cháy đảm nhiệm. Tuy nhiên, hiện nay các đô thị Việt Nam vẫn đang sử
dụng hệ thống cấp nước chữa cháy thông thường sử dụng dưới hình thức chữa cháy
cục bộ vẫn là phổ biến.
+ Hệ thống cấp nước chữa cháy tự động :
Việc cung cấp nước chữa cháy trong các nhà cao tầng là không thể thiếu được.
Nhà cao tầng phải bố trí hệ thống cấp nước chữa cháy bên trong và bên ngoài nhà.
Phải đảm bảo cấp nước liên tục cho nhu cầu sử dụng nước trong nhà ở cao tầng.
Phải đặt két nước áp lực hoặc bể chứa nước trên mái nhà cao tầng để đảm bảo
khối lượng nước dự trữ nhằm điều chỉnh chế độ nước không điều hòa và cấp nước
chữa cháy trong thời gian 10 phút.

- Khái niệm về công tác quản lý hệ thống cấp nước sinh hoạt và chữa cháy
trong nhà cao tầng.
Công tác quản lý hệ thống cấp nước sinh hoạt và chữa cháy trong nhà cao tầng
là quản lý việc vận hành mạng lưới đường ống cũng như các công trình, thiết bị trên
mạng lưới đường ống cấp nước theo đúng thiết kế đảm bảo cho hệ thống hoạt động
thông suốt cũng như có các giải pháp khắc phục sự cố một cách nhanh chóng và
hiệu quả khi có sự cố xảy ra đối với hệ thống.


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Tòa nhà CT1 - Hoàng Cầu là một công trình nhà ở chung cư cao cấp với 23 tầng
và 4 tầm hầm. Tòa nhà có hệ thống hạ tầng kỹ thuật nói chung cũng như hệ thống
cấp nước sinh hoạt và chữa cháy tương tương đối đồng bộ và hiện đại.Vì vậy vấn đề
quản lý kỹ thuật cũng như quản lý vận hành phải mang tính hiện đại là cơ sở để có
thể áp dụng các công nghệ cao và hiện đại cho công tác quản lý hệ thống cấp nước
sinh hoạt và chữa cháy cho tòa nhà.
Vấn đề tồn tại của một đơn vị quản lý dịch vụ với nhiều chức năng từ quản lý
chung các vấn đề của tòa nhà cũng như giải quyết các vấn đề phát sinh về kỹ thuật

trong công tác bảo trì, sửa chữa tòa nhà, các vấn đề về khách hàng sử dụng. Do đó
cần phải xây dựng được một quy chế quản lý chung cho toà nhà để có thể vừa giải
quyết được các vấn đề kỹ thuật vừa đảm bảo tốt nhất lợi ích của khách hàng.
Việc áp dụng hệ thống quản lý tòa nhà BMS, quản lý hệ thống báo cháy tự động
hệ địa chỉ LOOP và xây dựng quy chế cho việc quản lý cấp nước sinh hoạt và chữa
cháy sẽ giúp đơn vị quản lý dịch vụ của tòa nhà hoạt động một cách hiệu quả và dễ
dàng hơn trong việc trong việc quản lý hệ thống cấp nước sinh hoạt và chữa cháy
bên trong tòa nhà CT1.
2. Kiến nghị
Đề xuất áp dụng hệ thống quản lý tòa nhà BMS và quản lý hệ thống báo cháy tự
động hệ địa chỉ LOOP vào các công trình tương tự ở Hà Nội để nâng cao chất lượng
quản lý các hệ thống kỹ thuật nói chung cũng như hệ thống cấp nước sinh hoạt và
chữa cháy của toàn nhà được hiệu quả đáp ứng được yêu cầu về chất lượng cuộc
sống trong sự phát triển mạnh của đất nước.
Xây dựng một quy chế quản lý chung cho các loại hình nhà ở tương tự để có thể
áp dụng cho các tòa nhà khác.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ xây dựng (2010), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ
thuật đô thị - QCVN 07: 2010/BXD.
2. Bộ y tế (2009), Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt – QCVN
02:2009/BYT ban hành theo thông tư số 05/2009/BYT ngày 17/6/2009.
3. Bộ xây dựng (2012), Thông tư số 08/2012/TT-BXD ngày 21/11/2012, về
hướng dẫn thực hiện đảm bảo an toàn cấp nước.
4. Bộ tài chính – Bộ xây dựng – Bộ nông nghiệp và PTNT (2012). Thông tư
liên tịch số 75/2012/TTLT/BTC-BXD-BNN ngày 15/5/2012, về việc hướng
dẫn “ nguyên tắc, phương pháp xác định và thẩm quyền quyết định giá tiêu
thụ nước sạch tại các khu đô thị, khu công nghiệp và khu vực nông thôn”.
5. Bộ tài chính (2012), Thông tư số 88/2012/TT-BTC ngày 28/5/2012, về việc “

Ban hành khung giá tiêu thụ nước sạch”.
6. Bộ công an (2014), Thông tư số 11/2014/TT-BCA của Bộ Công an hướng
dẫn thi hành Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 và Nghị định số
46/2012/NĐ-CP ngày 22/5/2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Phòng cháy và chữa cháy.
7. Bộ công an (2014), Thông tư số 66/2014/TT-BCA của Bộ Công an quy định
chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày
31/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và
chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và
chữa cháy.
8. Bộ xây dựng (2016), Thông tư số 02/2016/TT-BXD ngày 15/2/2016 Ban
hành quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư.
9. Chính phủ (2007), nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007, Về sản
xuất, cung cấp và kinh doanh nước sạch.
10. Chính phủ (2011), nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011, về sửa
đổi, bổ sung một số điểu của nghị định 117/2007/NĐ-CP.


11. Chính phủ (2013), nghị định số 201/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một
số điều của Luật Tài nguyên nước 2012
12. Chính phủ (2014), nghị định 79/2014/ NĐ-CP ngày 31/7/2014 Quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy luật sửa đổi bổ
sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.\
13. Chính phủ (2015), nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm
2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Nhà ở.
14. Nguyễn Ngọc Dung (2003), Cấp nước đô thị, Nxb Xây Dựng.
15. Nguyễn Ngọc Dung (2008), Công tác quản lý cấp nước tại các đô thị Việt
Nam – Thực trạng và giải pháp, Hội thảo khoa học Quy hoạch phát triển đô

thị.
16. Nguyễn Thị Ngọc Dung (2014), Quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị, Trường đại
học Kiến Trúc Hà Nội.
17. Nguyễn Ngọc Dung (2006), Kinh nghiệm quản lý cấp nước tại thành phố
Montreal, Canada, Tạp chí quy hoạch xây dựng.
18. Nguyễn Thế Minh (2014), Lựa chọn hệ thống cấp nước chữa cháy cho
chung cư cao tầng phù hợp với điều kiện Việt Nam, luận văn thạc sỹ kỹ
thuật cơ sở hạ tầng, Trường đại học Kiến trúc Hà Nội.
19. Quốc hội (2014), Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014.
20. Quốc hội (2012), Luật Tài nguyên nước
21. Quốc hội (2013), Luật Phòng cháy chữa cháy
22. Thủ tướng chính phủ (2009), Quyết định số 1929/2009/QĐ-TTg, phê duyệt
“ Định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến
năm 2025 tầm nhìn đến năm 2050”.
23. Thủ tướng chính phủ (2009), Quyết định số 2174/2009/QĐ-TTg, phê duyệt
“ Chương trình quốc gia, chống thất thoát thất thu nước sạch đến năm
2025”.


24. Quy chuẩn 06:2010/BXD: Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho
nhà và công trình
25. Quy chuẩn cấp nước trong nhà và công trình, Quyết định số: 47/1999/QĐBXD về việc phê duyệt quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và
công trình.
26. Trịnh Đức Tiến (2010), Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý hệ
thống cấp thoát nước trong công trình trung tâm thương mại – căn hộ cao
cấp cho thuê VinCom2, Hà Nội, luận văn thạc sỹ quản lý đô thị và công
trình, Trường đại học Kiến trúc Hà Nội.
27. www.xaydung.gov.vn.




×