Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Quản lý đường đô thị ven biển chân núi bài thơ thành phố hạ long tỉnh quảng ninh (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 22 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

PHẠM MẠNH HÙNG

QUẢN LÝ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ VEN BIỂN CHÂN NÚI BÀI THƠ
THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH.

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
Hà Nội - 2016


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
HỌC VIÊN: PHẠM MẠNH HÙNG
KHÓA: 2014-2016; LỚP: CH2014-QL4

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
QUẢN LÝ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ VEN BIỂN CHÂN NÚI BÀI THƠ


THÀNH PHỐ
LONG,
QUẢNG
HỌCHẠ
VIÊN:
PHẠMTỈNH
MẠNH
HÙNG NINH.
KHÓA:
Chuyên ngành:
Quản2014-2016
lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06

QUẢN LÝ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ VEN BIỂN CHÂN NÚI BÀI THƠ
THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH.
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN
LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
Mã số: 60.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. PHẠM TRỌNG MẠNH

Quảng Ninh, năm 2016



NộiLỤC
- 2016
MỤC


LỜI CẢM ƠN

Trước hết tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại
học Kiến Trúc Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô Khoa Sau đại học đã tận tình
truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Đồng thời tôi
cũng gửi lời cám ơn đến Ban giám hiệu nhà trường cùng quý thầy cô giáo Khoa
sau đại học đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành
khóa học.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến thầy PGS.TS Phạm Trọng Mạnh đã
dành rất nhiều thời gian và tâm huyết, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Nhân đây, tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của quý cơ quan liên
quan đã cung cấp những tài liệu thông tin quý báu để tôi hoàn thành luận văn.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn này bằng tất cả khả
năng của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận
được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn ./.
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Người cảm ơn

Phạm Mạnh Hùng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ

ràng ./.
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Người cam đoan

Phạm Mạnh Hùng


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng biểu, sơ đồ
Danh mục các hình vẽ
PHẦN MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài:...............................................................................

1

* Mục tiêu nghiên cứu:..........................................................................

3

* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................

3

* Phương pháp nghiên cứu:..................................................................


3

* Một số khái niệm cơ bản....................................................................

3

* Cấu trúc luận văn:.............................................................................

5

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ VEN
BIỂN CHÂN NÚI BÀI THƠ ..............................................................

6

1.1 Khái quát về đường đô thị ven biển chân núi Bài Thơ thành phố
Hạ Long:.....................................................................................................

6

1.1.1 Điều kiện tự nhiên xã hội:.........................................................

6

1.1.2 Vị trí, giới hạn tuyến đường: ....................................................

12



1.1.3 Chức năng, vai trò của đường đô thị ven biển chân núi Bài
Thơ thành phố Hạ Long:..........................................................................

15

1.2 Thực trạng quản lý kỹ thuật đường đô thị ven biển chân núi
Bài Thơ thành phố Hạ Long.................................................................

16

1.2.1 Thực trạng giao thông của thành phố Hạ Long......................

16

1.2.2 Thực trạng quản lý kỹ thuật đường đô thị ven biển..............

18

1.3 Thực trạng cơ cấu tổ chức quản lý đường đô thị........................

23

1.3.1 Thực trạng sơ đồ tổ chức quản lý đường đô thị.....................

23

1.3.2 Bộ máy hành chính thực hiện chức năng quản lý đường đô thị

24


1.4 Thực trạng sự tham gia của cộng đồng trong quản lý đường đô
thị.............................................................................................................

33

1.4.1 Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý quy hoạch...............

33

1.4.2 Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý đường đô thị.........

34

1.5 Những vấn đề tồn tại trong công tác quản lý đường đô thị ven
biển chân núi Bài Thơ thành phố Hạ Long:........................................

36

1.5.1 Tồn tại về quản lý kỹ thuật ....................................................

36

1.5.2 Tồn tại về quản lý tổ chức........................................................

38

1.5.3 Tồn tại về sự tham gia của cộng đồng.....................................

38


CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ
ĐƯỜNG ĐÔ THỊ...................................................................................

40

2.1 Cơ sở lý thuyết quản lý đường đô thị .........................................

40

2.1.1 Cơ sở lý thuyết quản lý giao thông..........................................

40

2.1.2 Cơ sở lý thuyết quản lý thoát nước mưa..................................

48


2.1.3 Cơ sở lý thuyết quản lý kè biển................................................

50

2.2 Cơ sở quản lý tổ chức.....................................................................

52

2.2.1 Quản lý.....................................................................................

52


2.2.2 Tổ chức.....................................................................................

53

2.2.3 Cơ cấu tổ chức..........................................................................

54

2.2.4 Bộ máy quản lý........................................................................

54

2.2.5 Tổ chức bộ máy quản lý...........................................................

54

2.2.6 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý...............................................

54

2.2.7 Lao động quản lý......................................................................

54

2.3 Cơ sở pháp lý quản lý đường đô thị...............................................

55

2.3.1 Hệ thống Luật và các văn bản dưới Luật của nhà nước về
quản lý đường đô thị................................................................................


55

2.3.2 Hệ thống các văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
về quản lý đường đô thị...........................................................................

58

2.4 Cơ sở về sự tham gia của cộng đồng..............................................

59

2.4.1 Một số khái niệm cơ bản...........................................................

59

2.4.2 Cơ sở lý thuyết về sự tham gia của cộng đồng........................

59

2.5 Kinh nghiệm thực tiễn quản lý đường đô thị ...............................

60

2.5.1 Kinh nghiệm thực tiễn quản lý đường đô thị trên thế giới...

60

2.5.2 Kinh nghiệm thực tiễn quản lý đường đô thị tại Việt Nam...


71

CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT VỀ QUẢN LÝ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ VEN
BIỂN CHÂN NÚI BÀI THƠ THÀNH PHỐ HẠ LONG...................

74

3.1 Đề xuất về quản lý kỹ thuật:...........................................................

74


3.1.1 Đề xuất về quản lý quy hoạch:..................................................

74

3.1.2 Đề xuất về quản lý thiết kế:.....................................................

81

3.2 Quản lý tổ chức, sơ đồ chức năng:.................................................

94

3.2.1 Cơ cấu tổ chức, sơ đồ chức năng…………………………….

94

3.2.2 Công tác quản lý:……………………………………………


96

3.3 Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý đường đô thị:.............

99

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................

102

Kết luận....................................................................................................

102

Kiến nghị.................................................................................................

102

Tài liệu tham khảo


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

UBND

Ủy ban nhân dân

HĐND

Hội đồng nhân dân


ATGT

An toàn giao thông

GPMB

Giải phóng mặt bằng

BTCT DƯL

Bê tông cốt thép dự ứng lực

NSNN

Ngân sách nhà nước

BĐKH

Biến đổi khí hậu

TGCĐ

Tham gia cộng đồng

QHĐT

Quy hoạch đô thị



DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Số hiệu bảng,
biểu

Tên bảng, biểu

Trang

Bảng 1.1

Dân số các phường của thành phố Hạ Long

10

Bảng 1.2

Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý đường đô thị

23


DANH MỤC CÁC HÌNH MINH HỌA
Số hiệu hình

Tên hình

Trang

Hình 1.1


Sơ đồ tuyến đường đô thị bao quanh núi Bài Thơ.

12

Hình 1.2

Mặt cắt ngang tuyến đường đoạn qua cầu Bài Thơ số
01.

13

Hình 1.3

Mặt cắt ngang phần đường dẫn.

13

Hình 1.4

Hình ảnh tuyến đường phần đường dẫn đầu tuyến đã
đượcđầu tư xây dựng hoàn thiện.

14

Hình 1.5

Cầu Bài Thơ số 01 lúc hoàn thiện.

14


Hình 1.6

Đoạn đường từ cổng UBND thành phố đến cuối tuyến
không được đầu tư xây dựng.

15

Hình 1.7

Sơ đồ mạng lưới giao thông Thành phố Hạ Long.

16

Hình 1.8

Hệ thống cây xanh trên tuyến đường bao biển núi Bài
Thơ.

19

Hình 1.9

Tình trạng lấn chiếm vỉa hè bán hàng, làm nơi tập kết
vật liệu tại đường bao biển núi Bài Thơ

20

Hình 1.10


Hệ thống cáp điện thi công ngổn ngang trên vỉa hè
tuyến đường bao biển núi Bài Thơ.

21

Hình 1.11

Kè mái nghiêng bằng đá hộc tại công trình đường bao
biển cột 8, thành phố Hạ Long.

22

Hình 1.12

Kè trọng lực bằng bê tông khối xếp tại công trình cảng
mới, thành phố Hạ Long.

22

Hình 1.13

Kè bảo vệ bờ có dạng tường chắn bằng cọc ván BTCT
DƯL kéo trước kết hợp bản neo và dầm mũ tại công
trình đường ô tô bao núi Bài Thơ.

22

Hình 1.14

1.18: Một đoạn kè bị sập do bão tại công trình cảng

mới thành phố Hạ Long.

23

Hình 1.15

Thủy triều xuống làm trơ rác, xác động vật tại chân kè
đường bao biển núi Bài Thơ thành phố Hạ Long.

23

Hình 1.16

Một đoạn đường bao biển núi Bài Thơ thành phố Hạ


Long chưa được đầu tư.

36

Hình 1.17

Hệ thống lan can phòng hộ đỉnh kè bị mất đoạn phía
cổng UBND thành phố.

37

Hình 2.1

Tàu điện bánh sắt tốc độ cao tại Brussels


61

Hình 2.2

Sơ đồ giao thông Brussels hiện tại

62

Hình 2.3

Sơ đồ thành phố Brussels khi nâng cấp giao thông công
cộng

63

Hình 3.1

Hệ thống hè đường được đầu tư.

84

Hình 3.2

Vỉa hè bằng đá tại quảng trường Cột 3.

85

Hình 3.3


Đề xuất đầu tư mở rộng tuyến đường thành 4 làn xe
(Trong hình vẽ thể hiện đoạn qua cầu).

86


1

PHẦN MỞ ĐẦU
 Lý do chọn đề tài:
Thành phố Hạ Long được thành lập ngày 27/12/1993 trên cơ sở Thị xã
Hồng Gai cũ, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của tỉnh Quảng
Ninh, nằm trong vùng kinh tế động lực Bắc Bộ, có diện tích đất tự nhiên
27.195,03 ha và 434 km2 mặt biển vịnh Hạ Long.
Là thành phố biển nằm bên bờ vịnh Hạ Long xinh đẹp, nơi đây được đã
được tổ chức UNESCO hai lần vinh danh là di sản thiên nhiên của thế giới,
được tổ chức New Seven Wonder vinh danh là một trong bảy kỳ quan thiên
nhiên mới của thế giới. Nơi đây có tiềm năng nổi trội về kinh tế du lịch và
cảng biển do có vị trí thuận lợi nằm dọc theo bờ vịnh Hạ Long với chiều dài
50km bờ biển. Hạ Long vừa có rừng, vừa có biển và là vùng đất giàu về tài
nguyên khoáng sản. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội
của Thành phố.
Thành phố Hạ Long được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận
là đô thị loại I tại Quyết định số 1838/2013/QĐ-TTg ngày 10/10/2013 với địa
giới hành chính gồm 20 phường, dân số 367.220 người (dân số thường trú
227.874 người; 139.346 dân số quy đổi),
Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hạ Long đến năm 2020 đã được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 250/2003/QĐ-TTg ngày
20/11/2003; trong đó xác định thành phố Hạ Long là trung tâm chính trị, văn
hoá, dịch vụ và là đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng của tỉnh Quảng Ninh.

Sau 2 năm được công nhận là đô thị loại I, thành phố Hạ Long đã có
những bước phát triển mạnh trên các mặt kinh tế - xã hội, với tốc độ đô thị
hóa nhanh và gia tăng dân cư cơ học cao; bộ mặt đô thị có nhiều thay đổi theo
chiều hướng tích cực, thu hút số lượng lớn dân cư từ nơi khác đến làm việc và


2

sinh sống; nhiều dự án khu dân cư đã và đang triển khai, hình thành đã thực
sự chuyển mình, đạt những thành tựu vượt bậc trong mọi mặt.
Tuyến đường đô thị ven biển chân núi Bài Thơ là một trong những
công trình hạ tầng kỹ thuật tạo điểm nhấn cho không gian kiến trúc đô thị Hạ
Long nói riêng, tỉnh Quảng Ninh nói chung. Công trình góp phần hoàn thiện
cơ sở hạ tầng giao thông đi lại trong khu vực, tạo không gian kiến trúc hài hòa
với thiên nhiên, kết hợp và gìn giữ, tôn vinh cụm di tích lịch sử khu văn hóa
núi Bài Thơ (Bài Thơ là ngọn núi nổi tiếng nằm giữa trung tâm của thành
phố, soi mình bên bờ Vịnh Hạ Long xinh đẹp, có mặt phía Đông Nam giáp
biển. Nơi đây có rất nhiều di tích lịch sử như chùa Long Tiên, đền thờ Đức
ông Trần Quốc Nghiễn, trên vách đá có ghi những bài thơ của các nhà thơ nổi
tiếng trong đó có bài thơ nổi tiếng của Vua Lê Thánh Tông).
Trong quá trình phát triển của thành phố Hạ Long, Tuyến đường đô thị
ven biển chân núi Bài Thơ bị tác động mạnh bởi quá trình đô thị hoá. Cạnh
tuyến đường là các cụm dân cư hiện đang cư trú hoạt động thương mại và một
số công trình công cộng của thành phố. Trật tự xây dựng còn lỏng lẻo, ý thức
chấp hành các quy định về quản lý đô thị của một bộ phận dân cư còn kém,
công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật, công tác quản lý đất đai còn nhiều tồn tại
chưa phát huy hiệu quả.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, việc nghiên cứu “Quản lý đường đô
thị ven biển chân núi Bài Thơ thành phố Hạ Long” là rất cần thiết và mang
tính thực tiễn cao.

Luận văn này quan tâm, nghiên cứu Quản lý đường đô thị ven biển chân
núi Bài Thơ thành phố Hạ Long để tìm ra giải pháp hợp lý nhất về quản lý
quy hoạch, quản lý kỹ thuật và phát triển bền vững với sự tham gia của cộng
đồng, để Tuyến đường đô thị ven biển chân núi Bài Thơ thành phố Hạ Long
trở thành tuyến đường khang trang sạch đẹp, có hệ thống hạ tầng kỹ thuật


3

đồng bộ, có kiến trúc không gian cảnh quan đẹp, xứng đáng với vị trí trung
tâm của thành phố Hạ Long.
 Mục tiêu nghiên cứu:
- Đánh giá tổng quan về công tác quản lý Tuyến đường đô thị ven biển
chân núi Bài Thơ thành phố Hạ Long.
- Tham khảo các bài học kinh nghiệm trong nước và quốc tế về quản lý
tuyến đường.
- Đề xuất giải pháp hữu hiệu trong công tác quản lý đường đô thị ven
biển chân núi Bài Thơ thành phố Hạ Long.
 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Trên đường đô thị có nhiều công trình kỹ thuật
nhưng đề tài chỉ nghiên cứu công tác quản lý giao thông; quản lý thoát nước
mưa; quản lý tuyến kè biển đường đô thị ven biển chân núi Bài Thơ nhằm xác
định những tồn tại và đề ra các giải pháp quản lý tuyến đường một cách tốt
nhất, khoa học nhất.
- Phạm vi nghiên cứu: Chiều dài tuyến đường nghiên cứu từ ngã tư cột
đồng hồ đến UBND thành phố Hạ Long.
 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp khảo sát, điều tra, thu thập số liệu.
- Phương pháp kế thừa.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp

 Một số khái niệm cơ bản
* Một số khái niệm cơ bản về quản lý đường đô thị:
- Đường đô thị (hay đường phố): là đường bộ nằm trong phạm vi địa
giới hành chính đô thị, được giới hạn bởi chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch
được cấp có thẩm quyền phê duyệt.


4

- Hè (hay vỉa hè, hè phố): là bộ phận của đường đô thị, phục vụ chủ yếu
cho người đi bộ và kết hợp là nơi bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị dọc
tuyến.
- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị dọc tuyến bao gồm các đường dây,
đường ống và tuynen, hào kỹ thuật đặt dọc các tuyến đường đô thị.
- Lòng đường là bộ phận của đường đô thị, được giới hạn bởi phía
trong hai bên bó vỉa, có thể bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị dọc tuyến
khi cần thiết.
- Phần xe chạy là bộ phận của đường đô thị, phục vụ chủ yếu cho các
phương tiện tham gia hoạt động giao thông.
- Chỉ giới đường đỏ của đường đô thị là đường ranh giới được xác định
trên bản đồ quy hoạch và thực địa, để phân định ranh giới giữa phần đất được
dành cho đường giao thông đô thị, các công trình phụ trợ phục vụ giao thông
đô thị với phần đất dành cho các công trình khác, không gian công cộng khác.
- Chỉ giới xây dựng là đường giới hạn cho phép xây dựng công trình
trên lô đất.
- Hành lang an toàn đường đô thị là bề rộng tính từ mép đường đến chỉ
giới xây dựng theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Uỷ ban nhân dân các cấp:
+ Uỷ ban nhân cân cấp tỉnh: Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương.

+ Uỷ ban nhân dân cấp huyện: Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thành
phố, thị xã trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
+ Uỷ ban nhân dân cấp xã: Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn [3].
* Một số khái niệm cơ bản về thoát nước:
Hoạt động thoát nước là các hoạt động có liên quan trong lĩnh vực thoát
nước, bao gồm: quy hoạch, tư vấn thiết kế, đầu tư xây dựng, quản lý, vận
hành và khai thác, sử dụng hệ thống thoát nước.


5

Dịch vụ thoát nước là hoạt động quản lý, vận hành hệ thống thoát nước
nhằm đáp ứng yêu cầu thoát nước mưa, nước thải và xử lý nước thải của các
đối tượng có nhu cầu thoát nước theo các quy định của pháp luật.
Hệ thống thoát nước bao gồm mạng lưới cống, kênh mương thu gom và
chuyển tải, hồ điều hoà, các công trình đầu mối (trạm bơm, nhà máy xử lý,
cửa xả) và phụ trợ khác nhằm mục đích thu gom, vận chuyển, tiêu thoát nước
mưa, nước thải và xử lý nước thải. Hệ thống thoát nước được chia làm các
loại sau đây:
- Hệ thống thoát nước chung là hệ thống trong đó tất cả mọi loại nước
thải, nước mưa được thu gom trong cùng một hệ thống.
- Hệ thống thoát nước riêng là hệ thống thoát nước mưa và nước thải
riêng biệt;
- Hệ thống thoát nước nửa riêng là hệ thống thoát nước chung có tuyến
cống bao để tách nước thải đưa về nhà máy xử lý.
Hệ thống thoát nước mưa bao gồm mạng lưới cống, kênh mương thu
gom và chuyển tải, hồ điều hoà, các công trình đầu mối (trạm bơm, cửa xả...)
và phụ trợ khác nhằm mục đích thu gom và tiêu thoát nước mưa. [4]
 Cấu trúc luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham
khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương.

Chương 1: Thực trạng quản lý đường đô thị ven biển chân núi Bài Thơ
thành phố Hạ Long.
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý đường đô thị.
Chương 3: Đề xuất về quản lý đường đô thị ven biển chân núi Bài Thơ
thành phố Hạ Long.
Kết luận và kiến nghị.
Phụ lục.


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


102

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 Kết luận
Đề tài “Quản lý đường đô thị ven biển chân núi Bài Thơ thành phố Hạ
Long” được thực hiện dựa trên cơ sở các tài liệu thu thập kết hợp với việc
khảo sát hiện trạng và công tác thị sát thực địa, tổng hợp và kế thừa những tài
liệu có liên quan. Thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng,
quản lý tuyến đường đô thị ven biển chân núi Bài Thơ là một tiền đề quan
trọng trong mục tiêu xây dựng đô thị Hạ Long trở thành đô thị kiểu mẫu. Điều

này góp phần tạo dựng cho thành phố Hạ Long trở thành đô thị biển kiểu
mẫu, phát triển bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế biển, du lịch, dịch vụ
nhằm phát huy hết giá trị vốn có của Hạ Long, tạo ra môi trường sống an toàn
cho người dân. Các đề xuất được đưa ra trong luận văn dựa trên nghiên cứu,
đánh giá thực trạng về công tác quản lý giao thông; quản lý thoát nước mưa;
quản lý tuyến kè biển đường đô thị ven biển chân núi Bài Thơ, đối chiếu với
các quy định của nhà nước về quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật, tham khảo
kinh nghiệm quản lý đường đô thị tại Việt Nam và trên thế giới. Từ đó tác giả
đưa ra các nhóm đề xuất bao gồm:
- Đề xuất về quản lý quy hoạch tuyến đường đô thị ven biển chân núi
Bài Thơ.
- Đề xuất về quản lý thiết kế tuyến đường đô thị ven biển chân núi Bài
Thơ.
- Đề xuất về quản lý tổ chức, sơ đồ chức năng quản lý tuyến đường đô
thị ven biển chân núi Bài Thơ.
- Đề xuất về sự tham gia của cộng đồng trong quản lý tuyến đường đô
thị ven biển chân núi Bài Thơ.
 Kiến nghị
Về mặt khoa học, bằng các nghiên cứu cụ thể, tác giả đã phân tích,
đánh giá những tồn tại và làm sáng rõ những mặt hạn chế về cơ sở hạ tầng


103

tuyến đường đô thị ven biển chân núi Bài Thơ, thành phố Hạ Long, tỉnh
Quảng Ninh từ đó đề xuất các giải pháp thực hiện góp phần hoàn thiện tuyến
đường. Các kết quả đã đạt được của đề tài sau khi nghiên cứu:
- Giải pháp quản lý tuyến đường đô thị ven biển chân núi Bài Thơ
thành phố Hạ Long trong đó có quản lý đường giao thông đô thị, quản lý thoát
nước mưa, quản lý hệ thống kè biển.

- Giải pháp nâng cao chất lượng về hè đường.
- Giải pháp nâng cao chất lượng về thoát nước tuyến đường.
- Giải pháp nâng cao chất lượng công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật
(ngầm hoá).
- Giải pháp quản lý công trình đường dây đường ống ngầm. Để có thể
thực hiện được việc bố trí công trình đường dây, đường ống ngầm nhằm nâng
cao chất lượng cơ sở hạ tầng cho tuyến đường thì cần phải có sự phối kết hợp
giữa các sở ban ngành và có những cơ chế chính sách riêng một mặt tạo cơ sở
pháp lý, mặt khác thu hút vốn đầu tư từ nhiều nguồn vốn khác nhau phục vụ
công tác xây dựng.
- Giải pháp đầu tư xây dựng đồng bộ tuyến đường (đoạn cuối tuyến).
Lựa chọn kết cấu có độ bền cao và đảm bảo các chỉ tiêu về kinh tế - kỹ thuật
đồng thời phải tránh được các tồn tại đang xảy ra đối với các tuyến đường đô
thị của thành phố hiện nay.


1
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Xây dựng (2007), Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam, đường đô thị - Yêu
cầu thiết kế TCXDVN 104-2007.
2. Bộ Xây dựng (2008), quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng
QCVN 01:2008 (Ban hành kèm theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BXD ngày
03/4/2008);
3. Bộ Xây dựng (2008) Thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày 20/02/2008 của
Bộ Xây dựng hướng dẫn quản lý đường đô thị;
4. Chính phủ (2007), Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 về thoát
nước đô thị và khu công nghiệp.
5. Nguyễn Ngọc Châu (2001), Quản lý đô thị, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà
Nội.
6. Nguyễn Ngọc Dung (2007), Quản lý ngành cấp, thoát nước đô thị, Trường

Đại học Kiến trúc Hà Nội.
7. Nguyễn Ngọc Dung (2012), Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, tài
liệu giảng dạy Sau đại học Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
8. Phạm Trọng Mạnh (1999), Khoa học quản lý, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà
Nội.
9. Phạm Trọng Mạnh (2005), Quản lý đô thị, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà
Nội.
10. Phạm Trọng Mạnh (2006), Quản lý Hệ thống Hạ tầng kỹ thuật đô thị,
NXB Xây dựng, Hà Nội.
11. Phạm Trọng Mạnh (2014), Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật khu đất xây dựng
đô thị, NXB Xây dựng, Hà Nội;
12. Quốc hội khóa 13 - Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 năm 2014
13. Quốc hội khóa 12 - Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/ QH12 năm
2008
14. Quốc hội khóa 12 - Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 năm 2009
15. Quốc hội khóa 13 - Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13.


2
16. Trần Văn Mô (2002), Thoát nước đô thị một số vấn đề lý thuyết và thực
tiễn ở Việt Nam, NXB Xây dựng, Hà Nội.
17. Đoàn Duy Tùng (2015), Quản lý giao thông đường bộ trên địa bàn quận
Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
18. UBND tỉnh Quảng Ninh (2008) Quy hoạch tổng mặt bằng tuyến đường
bao biển được phê duyệt tại Quyết định số 3830/QĐ-UBND ngày 03/12/2008.
19. UBND tỉnh Quảng Ninh (2009) Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường ô tô
bao núi Bài Thơ phía biển đã được phê duyệt tại Quyết định số 545/QĐUBND ngày 3/3/2009.
20. Viện quy hoạch đô thị và nông thôn Quốc gia (2013), Thuyết minh điều
chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đến
năm 2030, tầm nhìn ngoài năm 2050.

Tài liệu WEB SITE:
21. www.halongcity.gov.vn; www.google.com/maps; www.ashui.com/;



×