Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Đề xuất giải pháp quản lý chất lượng thiết kế công trình xây dựng tại viện thiết kế bộ quốc phòng (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (427.21 KB, 13 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

----------------------------

PHẠM QUANG ĐẠT

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
TẠI VIỆN THIẾT KẾ - BỘ QUỐC PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP

Hà Nội - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRUỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
---------------------------------------

PHẠM QUANG ĐẠT
KHÓA: 2014 - 2016

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ


CHẤT LƯỢNG THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
TẠI VIỆN THIẾT KẾ - BỘ QUỐC PHÒNG

Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình DD&CN
Mã số: 60.58.02.08

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

NGUỜI HUỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN VĂN TẤN

HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN

Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn thầy giáo
PGS.TS. TRẦN VĂN TẤN, người đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn khoa học và giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Khoa
sau đại học của nhà trường cùng các thầy cô giáo, những người đã trang bị kiến thức
cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn tất cả các bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ nhiệt
tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

PHẠM QUANG ĐẠT



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn
gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

PHẠM QUANG ĐẠT


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .......................................................... 2
6. Kết cấu của luận văn ......................................................................................... 2
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THIẾT KẾ VÀ QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CỦA VIỆN THIẾT KẾ BỘ QUỐC PHÒNG ............................................................................................... 3
1.1. Giới thiệu về Viện Thiết kế - Bộ Quốc phòng ............................................ 3
1.1.1. Tên giao dịch, địa chỉ, năm thành lập ......................................................... 3
1.1.2. Sơ đồ tổ chức ............................................................................................. 4
1.1.3. Các lĩnh vực hoạt động .............................................................................. 5
1.2. Tình hình chất lượng thiết kế công trình xây dựng ở Việt Nam ............... 6
1.2.1. Sự cố công trình liên quan đến chất lượng thiết kế nền móng: .................... 7
1.2.3. Sự cố công trình liên quan đến chất lượng thiết kế kết cấu bê tông cốt thép ..... 11
1.3. Thực trạng và chất lượng công trình xây dựng do thiết kế tại Viện Thiết
kế - Bộ Quốc phòng ......................................................................................... 13

1.3.1. Thống kê các dự án do Viện thực hiện từ 2010 -2015 .............................. 13
1.3.2. Thực trạng chất lượng thiết kế công trình xây dựng do Viện thực hiện..... 16
1.3.3. Nguyên nhân suy giảm chất lượng thiết kế công trình xây dựng do Viện
thực hiện............................................................................................................ 17
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng và nhận xét về chất lượng thiết kế công trình xây
dựng của Viện Thiết kế - Bộ Quốc phòng....................................................... 35
1.4.1. Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thiết kế ............................ 35
1.4.2. Nhận xét chung về chất lượng thiết kế ..................................................... 36
1.5. Tổ chức quản lý chất lượng thiết kế tại Viện Thiết kế - Bộ Quốc phòng37
1.5.1. Sơ đồ tổ chức quản lý chất lượng thiết kế của Viện .................................. 37
1.5.2. Nội dung và quy định về quản lý chất lượng thiết kế của Viện ................. 38
1.5.3. Quy trình và trách nhiệm trong quản lý chất lượng thiết kế của Viện ....... 41


1.5.4. Đánh giá về chất lượng thiết kế của Viện ................................................ 42
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG ............. 44
2.1. Cơ sở khoa học về thực hiện thiết kế và quản lý thiết kế ........................ 44
2.1.1. Khái niệm, ý nghĩa, yêu cầu của thiết kế công trình xây dựng .................. 44
2.1.2. Chất lượng thiết kế, biểu hiện và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
thiết kế công trình xây dựng .............................................................................. 47
2.1.3. Quản lý chất lượng thiết kế công trình xây dựng ...................................... 50
2.1.4. Điều kiện năng lực của tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình 57
2.1.5. Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN/ISO 9001:2008 ........................ 58
2.2. Cơ sở pháp lý về quản lý chất lượng thiết kế công trình xây dựng ........ 60
2.2.1. Nghị định của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn về quản lý chất lượng
thiết kế............................................................................................................... 60
2.2.2. Quy định của pháp luật về quản lý chất lượng thiết kế ............................. 65
2.2.3. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn phục vụ công tác thiết kế ................................ 71
2.2.4. Khung quy chuẩn, tiêu chuẩn phục vụ thiết kế ......................................... 73

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI
VIỆN THIẾT KẾ - BỘ QUỐC PHÒNG ............................................................ 75
3.1. Đề xuất giải pháp về tổ chức, kỹ thuật và cơ chế quản lý chất lượng thiết
kế ...................................................................................................................... 75
3.1.1. Giải pháp về tổ chức quản lý chất lượng thiết kế ...................................... 75
3.1.2. Giải pháp về kỹ thuật nhằm quản lý tốt chất lượng thiết kế ...................... 80
3.1.3. Giải pháp về cơ chế quản lý chất lượng thiết kế ...................................... 90
3.2. Đề xuất một số giải pháp cụ thể phục vụ quản lý chất lượng thiết kế kết
cấu .................................................................................................................... 96
3.2.1. Sơ đồ khối thể hiện quá trình lựa chọn giải pháp kết cấu tối ưu ................ 96
3.2.2. Hệ thống giám định và phương thức thực hiện giám định quản lý chất
lượng thiết kế kết cấu......................................................................................... 97
3.2.3. Đề xuất quy định cụ thể trong trình tự quản lý chất lượng thiết kế kết cấu
công trình .......................................................................................................... 99
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Trụ sở Viện Thiết kế - Bộ Quốc phòng .................................................... 3
Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức Viện Thiết kế - Bộ Quốc phòng ......................................... 4
Hình 1.3. Nền bị lún do tải trọng của lớp đất đắp, tôn nền ....................................... 7
Hình 1.4. Công trình trên sườn dốc .......................................................................... 8
Hình 1.5. Sự cố sập rạp Nguyễn Trãi - Hà Đông do tải trọng ................................... 9
Hình 1.6. Công trình gạch đá cũ bị sập do chọn sai giải pháp cải tạo ..................... 11
Hình 1.7. Công trình đập chắn nhà máy lọc dầu Dung quất ................................... 12
Hình 1.8. Các hạng mục hư hỏng, bong tróc .......................................................... 22
Hình 1.9. Trần nhà bị nứt, thấm dột ....................................................................... 22
Hình 1.10. Sơ đồ kết và tải trọng lên khung 6 tầng ................................................ 23

Hình 1.11. Đường ống dẫn nước công trình “X” .................................................... 26
Hình 1.12. Cột chịu nén bị phá hoại do cấu tạo cốt đai không đảm bảo.................. 30
Hình 1.13. Trình tự thực hiện và quản lý chất lượng thiết kế trước 1/7/2015 ......... 37
Hình 1.14. Trình tự thực hiện và quản lý chất lượng thiết kế sau 1/7/2015............. 37
Hình 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong đầu tư xây dựng cơ bản...... 48
Hình 3.1. Quy trình tự kiểm soát chất lượng thiết kế của tổ chức tư vấn thiết kế.... 79
Hình 3.2. Quy trình quản lý chất lượng khảo sát phục vụ thiết kế .......................... 80
Hình 3.3. Quy trình thiết kế cơ sở .......................................................................... 87
Hình 3.4. Quy trình thẩm tra thiết kế kỹ thuật ........................................................ 88
Hình 3.5. Quy trình kiểm tra thiết kế bản vẽ thi công ............................................. 90
Hình 3.6. Quy trình kiểm tra nội bộ ....................................................................... 91
Hình 3.7. Quy trình kiểm tra chéo chất lượng thiết kế............................................ 93
Hình 3.8. Quy trình thẩm tra bên thứ ba độc lập .................................................... 95
Hình 3.9. Sơ đồ khối thể hiện quá trình tính toán lựa chọn giải pháp kết cấu “tối ưu” .... 96
Hình 3.10. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của hệ thống giám định quản lý chất lượng
thiết kế .................................................................................................................. 98
Hình 3.11. Phương thức thực hiện giám định quản lý chất lượng thiết kế .............. 99


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Dự án đầu tư xây dựng gồm một hoặc nhiều loại công trình, mỗi loại công trình
có một hoặc nhiều cấp công trình. Tùy theo loại, cấp của công trình và hình thức thực
hiện dự án, việc quy định thiết kế xây dựng công trình là một bước, hai bước hoặc ba
bước. Trước khi đưa dự án vào khai thác sử dụng, mỗi dự án đầu tư xây dựng công
trình đều trải qua khâu chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư với rất nhiều công đoạn, từ
khi lựa chọn chủ trương đầu tư đến khi hình thành xây dựng. Những yếu tố này phụ
thuộc vào các công đoạn từ khảo sát, thiết kế và thi công xây dựng. Công đoạn có vị trí
quan trọng quyết định mức độ an toàn của công trình, quyết định đến chi phí… là công

tác thiết kế.
Trong thời gian qua có nhiều công trình thiết kế thiếu an toàn dẫn đến chất lượng
công trình không đảm bảo hoặc thiết kế quá an toàn gây ra lãng phí lớn, đặc biệt là các
công trình vốn ngân sách Nhà nước. Hơn thế nữa một số tác giả thiết kế thiếu tinh thần
nghề nghiệp, thiếu năng lực và ít đầu tư chuyên môn đã tạo ra những đồ án không xứng
đáng. Có người chọn phương án phức tạp để chỉ có “phe ta” thi công được mà thôi. Có
người vì quá “bảo mạng” nên gây ra lãng phí cho chủ đầu tư và xã hội. Có những
phương án rất kém về sử dụng và thẩm mỹ đến mức độ “bất ngờ quá tệ”, gây thiệt hại
to lớn cho chủ đầu tư. Tinh thần “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”, không xem mỗi
đồ án là một tác phẩm, là một đứa con, là danh dự của mình, đã lan tỏa trong giới thiết
kế. Do vậy, kiểm soát được chất lượng thiết kế là một khâu rất cần thiết, nhưng thời
gian qua công tác này đã bị coi nhẹ. Vì vậy việc quản lý chất lượng thiết kế đang trở
thành một vấn đề bức xúc.
Viện Thiết kế - Bộ Quốc phòng là doanh nghiệp hạng 1 trong lĩnh vức Tư vấn thiết kế
trong quân đội. Với nhiều năm kinh nghiệm và hàng ngàn công trình được thiết kế, bên cạnh
những thành tích đạt được, Viện cũng còn một số tồn tại và hạn chế trong lĩnh lực tư vấn
thiết kế công trình trong và ngoài quân đội. Là một cán bộ đang công tác tại đơn vị, tác giả
chọn đề tài "Đề xuất giải pháp quản lý chất lượng thiết kế công trình xây dựng tại Viện
Thiết kế - Bộ Quốc phòng" làm đề tài của luận văn tốt nghiệp.


2
2. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nắm vững quy định của Pháp luật, đề xuất giải pháp quản lý chất
lượng thiết kế của Viện, mối quan hệ nhà thầu thiết kế với các chủ thể liên quan và các
công đoạn thẩm tra thiết kế của cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác thiết kế và quản lý chất lượng
thiết kế.
Phạm vi nghiên cứu là chất lượng công tác thiết kế (kết cấu), công tác tổ chức

quản lý chất lượng thiết kế của Viện Thiết kế - Bộ Quốc phòng và sự phối hợp với cơ
quan quản lý Nhà nước về xây dựng, với chủ đầu tư trong việc thẩm tra, thẩm định, phê
duyệt các bước thiết kế.
Thời gian nghiên cứu: từ 2011-2015.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phương pháp thực tiễn thông qua việc thu thập các tình huống
thường gặp trong thiết kế gây lãng phí hoặc không an toàn làm đối tượng phòng ngừa
và đề xuất giải pháp.
Kết hợp sử dụng phương pháp phân tích định tính và định lượng.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Góp phần hoàn thiện công tác quản lý công tác thiết kế trong quân đội phù hợp với
quy định mới của pháp luật.
6. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phẩn mở đầu, kết luận và kiến nghị luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Thực trạng công tác thiết kế và quản lý chất lượng thiết kế công trình
xây dựng của Viện Thiết kế - Bộ Quốc phòng
Chương 2: Cơ sở khoa học và pháp lý đối với công tác quản lý chất lượng thiết
kế công trình xây dựng
Chương 3: Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng thiết kế
công trình xây dựng tại Viện Thiết kế - Bộ Quốc phòng


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:


TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


105
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Qua việc phân tích tình hình chất lượng thiết kế công trình xây dựng ở Việt Nam,
phân tích thực trạng và chất lượng thiết kế công trình xây dựng do Viện Thiết kế - Bộ
Quốc phòng đảm nhận. Tác giả đã phát hiện ra những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
thiết kế công trình, kèm theo nhận xét về chất lượng thiết kế công trình xây dựng của
Viện Thiết kế - Bộ Quốc phòng.
Dựa trên cơ cấu tổ chức quản lý chất lượng thiết kế tại Viện Thiết kế - Bộ Quốc
phòng. Căn cứ vào cơ sở khoa học về thiết kế và quản lý chất lượng thiết kế xây dựng,
căn cứ vào cơ sở pháp lý về quản lý chất lượng thiết kế công trình xây dựng. Tác giả
luận văn đã đạt được một số kết quả nghiên cứu cơ bản sau:
- Đề xuất giải pháp chung về tổ chức, kỹ thuật và cơ chế quản lý chất lượng thiết
kế bao gồm giải pháp về tổ chức quản lý chất lượng thiết kế, giải pháp về kỹ thuật
nhằm quản lý tốt chất lượng thiết kế và giải pháp về cơ chế quản lý chất lượng thiết kế.
- Đề xuất một số giải pháp cụ thể phục vụ quản lý chất lượng thiết kế kết cấu như:
Sơ đồ khối thể hiện quá trình lựa chọn giải pháp kết cấu tối ưu; Hệ thống giám định và
phương thức thực hiện giám định quản lý chất lượng thiết kế kết cấu; Quy định cụ thể
trong trình tự quản lý chất lượng thiết kế kết cấu công trình.
KIẾN NGHỊ
- Để hoàn thiện công tác quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình, các đề
xuất trong luận văn phải được quán triệt ngay từ khâu đầu tiên của công tác thiết kế.
Phải luôn được quán triệt trong các buổi giao ban đầu tuần đối với những sai phạm đã
gặp, phổ biến kinh nghiệm đã xử lý để làm bài học cho các công trình tiếp sau.
- Để Viện Thiết kế - Bộ Quốc phòng không mắc các sai lầm, em mong muốn
được công khai các đề xuất chung và cụ thể để các chủ trì thiết kế cũng như các cán bộ
thiết kết không lặp lại trong tương lai.



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Bắc (1998), Thống kê và phân tích các sự cố công trình xây dựng công
nghiệp và dân dụng ở Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kỹ thuật, Đại học xây dựng Hà Nội.
2. Bộ Quốc phòng, Quyết định số 3556/QĐ-BQP (22/9/2010) về việc thành lập Viện
Thiết kế - Bộ Quốc phòng.
3. Bộ Xây dựng, Quyết định số 10/2008/QĐ-BXD về việc ban hành Quy định điều kiện
năng lực của nhà thầu khi thi công công việc, hạng mục công trình hoặc công trình
xây dựng có yêu cầu đặc biệt..
4. Bộ Xây dựng (2013), Thông tư số 10/2013/TT-BXD quy định chi tiết một số nội
dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
5. Bộ Xây dựng (2015), (Dự thảo) Thông tư quy định chi tiết một số nội dung về quản
lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
6. Bộ Xây dựng (2013), Thông tư số 13/2013/TT-BXD quy định thẩm tra, thẩm định và
phê duyệt thiết kế xây dựng công trình.
7. Bộ Xây dựng (2009), Thông tư số 22/2009/TT-BXD quy định chi tiết về điều kiện
năng lực trong hoạt động xây dựng.
8. Bộ Xây dựng, Điều tra và tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước nhằm giảm thiểu
sự cố nền móng công trình.
9. Chính phủ (2015), Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 về quản lý dự án
đầu tư xây dựng.
10. Chính phủ (2015), Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015, về quản lý chất
lượng và bảo trì công trình xây dựng.
11. Trần Chủng (2008), Sự cố và bài học. Bài giảng tại các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ
Tư vấn giám sát thi công xây dựng.
12. Trần Chủng (2013), Quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình; Chương
trình Bồi dưỡng nghiệp vụ QLDA ĐTXD theo thông tư 25/2009/TT-BXD.
13. Vương Hách (2011), Sổ tay xử lý sự cố xây dựng, NXB Xây dựng.



14. Nguyễn Văn Hùng, Trần Chủng và CTV (2006): Phân tích, đánh giá sự cố các
công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp Việt Nam. Đề tài cấp Bộ mã số RD
65, Hà nội, 2006.
15. Lê Văn Kiểm (2009), Hư hỏng sửa chữa - gia cường kết cấu bê tông cốt thép,
NXB Xây dựng.
16. Trần Hồng Mai, Một giải pháp nâng cao chất lượng thiết kế - giá xây dựng trong tổ
chức tư vấn. Tạp chí Kinh tế Xây dựng 1/2007.
17. Quốc hội (2014), Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014.
18. Tiêu chuẩn thiết kế: TCVN/ISO-9001:2008
19. Trung tâm tin học Bộ Xây dựng số 1-2005, Công nghệ mới xây dựng nhà và công
trình trên thế giới.
20. Viện Thiết Kế - Bộ Quốc phòng. Báo cáo tổng kết thường niên 2011-2015.
21. Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế (International Organization for Standardization - ISO).



×