Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Quản lý giao thông công cộng thành phố vinh tỉnh nghệ an (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 20 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

NGUYỄN THỪA TRỌNG

QUẢN LÝ GIAO THÔNG CÔNG CỘNG THÀNH
PHỐ VINH – TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SỸ
QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TR ÌNH

Hà Nội - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

NGUYỄN THỪA TRỌNG
KHÓA 2014 - 2016

QUẢN LÝ GIAO THÔNG CÔNG CỘNG THÀNH
PHỐ VINH – TỈNH NGHỆ AN


Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số

: 60.58.01.06

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. HỒ NGỌC HÙNG

Hà Nội – 2016


LỜI CÁM ƠN

Lời đầu tiên, tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô
trong Khoa Sau Đại Học, Trường Đại Học Kiến Trúc Hà Nội đã
tận tâm truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi
trong suốt thời gian học tập vừa qua.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành cảm ơn đến
PGS.TS. Hồ Ngọc Hùng đã hướng dẫn, truyền thụ những kinh
nghiệm, những phương pháp nghiên cứu và giúp đỡ, chỉ bảo tận
tình tôi suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Xin được gửi lời cảm ơn đến Viện Quy hoạch – Kiến trúc
xây dựng Nghệ An, Sở Xây dựng tỉnh Nghệ An, Sở Giao thông
vận tải tỉnh Nghệ An và UBND Thành phố Vinh đã tạo điều kiện
giúp đỡ và cung cấp các tài liệu cho tôi trong suốt nghiên cứu và
hoàn thành cuốn luận văn này.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà nội, tháng 06 năm 2016



Lêi cam ®oan

Tôi xin cam đoan luận văn dưới đây là kết quả nghiên cứu của riêng cá
nhân tôi, không sao chép của ai. Nội dung luận văn có tham khảo và sử
dụng một số tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và
các trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn.

T¸c gi¶ luËn v¨n.


DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT

- GTCC: Giao thông công cộng
- VTHKCC: Vận tải hành khách công cộng
- QLNN: Quản lý nhà nước
- CSHT: Cơ sở hạ tầng


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1

Sông Lam Tại vị trí Núi Mèo - Núi Cơm

Hình 1.2

Sông Lam tại vị trí bãi nổi

Hình 1.3


Rừng Bần - Hưng Hòa

Hình 1.4

Cảng Bến Thủy

Hình 1.5

Bản đồ mạng lưới giao thông công cộng thành phố Vinh

Hình 1.6

Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý hệ thống giao thông công cộng
thành phố Vinh

Hình 2.2

Sơ đồ quy hoạchgiao thông công cộng thành phố Vinh

Hình 2.2

Tuyến đường sắt đô thị sau năm 2030

Hình 2.3

Bản đồ mạng lưới GTCC - TP Hà Nội năm 2003

Hình 2.4

Mô hình tổ chức quản lý GTCC TP. Hà Nội


Hình 2.5

Cơ cấu tổ chức & quản lý hoạt động VTHKCC tại Tp. HCM

Hình 2.6

Cổng ERP trên đường phố Singapore

Hình 2.7

Xe điện ở The Hague

Hình 2.8

BRT trên làn đường riêng ở Curitiba

Hình 2.9

Mạng lưới BRT ở Curitiba hiện nay

Hình 3.1

Các thành phần của GIS

Hình 3.2

Mô hình quản lý hệ thống giao thông thành phố Vinh

Hình 3.3


Xén hè cho điểm dừng xe buýt

Hình 3.4. Sơ đồ mô hình tổ chức quản lý GTCC


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1:

Giá trị tăng thêm, Tốc độ tăng trưởng và Cơ cấu kinh tế TP
Vinh giai đoạn 2006 - 2013

Bảng 1.2:

Tổng hợp các chỉ tiêu hiện trạng nhà ở nội thành khu vực
Vinhtổng hợp các chỉ tiêu hiện trạng nhà ở ngoại thành khu vực
Vinh

Bảng 1.3:

tổng hợp các chỉ tiêu hiện trạng nhà ở ngoại thành khu vực
Vinh

Bảng 1.4:

Tổng hợp hiện trạng số lượng ô tô, xe máy thành phố Vinh

Bảng 1.5:


Tổng hợp các loại đường đô thị Tp. Vinh
Thống kê hiện trạng lưu lượng xe ô tô qua các cửa ngõ chính
thành phố Vinh
Các bến xe khách thành phố Vinh
Thống kê các bãi đậu xe buýt (tạm thời)
Mật độ mạng lưới tuyến hợp lý cho các loại phương tiện
Sức chở của các loại phương tiện
Định mức xác định loại phương tiện
Quy định độ dốc dọc đường ứng với chiều dài dải chuyển tốc
độ
Quy định độ rộng ứng với tính chất tuyến đường
Khả năng chuyên chở hành khách các loại phương tiện giao
thông

Bảng 1.6:
Bảng 1.7:
Bảng 1.8:
Bảng 2.1.
Bảng 2.2 :
Bảng 2.3 :
Bảng 2.4:
Bảng 2.5:
Bảng 2.6:

Bảng 2.8:
Bảng 2.9:
Bảng 2.10:

Khả năng chuyên chở hành khách các loại phương tiện giao
thông

Diện tích các loại gara ôtô và xe điện:
Tiêu chuẩn để thiết kế bến xe ôtô công cộng:
Danh sách bến xe buýt

Bảng 2.11:

Tuyến xe buýt đường dài kết nối với các đô thị trong vùng

Bảng 2.12:

Kết quả hoạt động xe buýt ở Hà Nội từ năm 2000 đến 2005

Bảng 2.7:


1

MỤC LỤC
Danh mục các chữ cái viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục hình ảnh
PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu. ............................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu. ....................................................................... 2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. ............................................... 2
6. Cấu trúc luận văn.................................................................................... 3
7. Một số khái niệm cơ bản ........................................................................ 3
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIAO THÔNG CÔNG

CỘNG THÀNH PHỐ VINH – TỈNH NGHỆ AN ....................................... 6
1.1.Giới thiệu chung về thành phố Vinh – tỉnh Nghệ An............................. 6
1.1.1.

Vị trí địa lý: ............................................................................... 6

1.1.2.

Điều kiện tự nhiên: .................................................................... 6

1.2.3. Hiện trạng sử dụng đất, dân số và lao động.................................. 10
1.2.4. Hiện trạng kinh tế - xã hội ............................................................ 10
1.2.5. Hiện trạng hạ tầng xã hội ............................................................. 14
1.2.6. Hiện trạng các khu ở .................................................................... 17
1.2.7. Hiện trạng sử dụng ô tô, xe máy ................................................... 18
1.2. Hiện trạng giao thông thành phố Vinh ............................................... 19
1.2.1. Giao thông đường bộ .................................................................... 19
1.2.2. Đường sắt ..................................................................................... 27
1.2.3. Đường không ................................................................................ 27


2

1.2.4. Đường thủy, cảng biển .................................................................. 29
1.3. Thực trạng công tác quản lý giao thông công cộng tại thành phố Vinh –
tỉnh Nghệ An. ............................................................................................ 29
1.3.1. Hiện trạng giao thông công cộng tại thành phố Vinh .................... 29
1.3.2. Thực trạng công tác quản lý hệ thống giao thông công cộng tại
thành phố Vinh ....................................................................................... 34
1.4. Đánh giá thực trạng công tác quản lý hệ thống giao thông công cộng

tại thành phố Vinh – tỉnh Nghệ An ............................................................ 36
1.5. Những vấn đề cần nghiên cứu giải quyết ........................................... 38
CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ QUẢN LÝ GIAO THÔNG
CÔNG CỘNG TẠI THÀNH PHỐ VINH – TỈNH NGHỆ AN ................. 39
2.1. Cơ sở lý luận trong quản lý giao thông công cộng ........................... 39
2.1.1. Vai trò, đặc điểm của giao thông công cộng ................................. 39
2.2.2. Các yêu cầu và hình thức cơ cấu tổ chức quản lý giao thông công
cộng ............................................................................................................. 41
2.2. Cơ sở pháp lý trong quản lý giao thông công cộng tại thành phố Vinh –
tỉnh Nghệ An ................................................................................................ 46
2.2.1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến giao thông
công cộng ..................................................................................................... 46
2.2.2. Định hướng phát triển giao thông công cộng thành phố Vinh đến
năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ............................................................... 56
2.3. Kinh nghiệm quản lý giao thông công cộng của một số đô thị ở Việt
Nam và trên thế giới .................................................................................. 63
2.3.1. Kinh nghiệm quản lý hệ thống giao thông công cộng ở trong nước
..................................................................................................................... 63
2.3.2. Kinh nghiệm quản lý hệ thống giao thông công cộng trên thế giới 72
2.4. Bài học về kinh nghiệm quản lý GTCC. ............................................ 76


3

CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HỆ THỐNG GIAO
THÔNG CÔNG CỘNG THÀNH PHỐ VINH – TỈNH NGHỆ AN ......... 78
3.1. Quan điểm và nguyên tắc về quản lý hệ thống giao thông công cộng tại
thành phố Vinh – tỉnh Nghệ An. ................................................................... 78
3.1.1. Các quan điểm. ............................................................................. 78
3.1.2. Các nguyên tắc. ............................................................................ 79

3.2. Giải pháp kỹ thuật ............................................................................. 83
3.2.1. Sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý hệ thống giao thông
công cộng ............................................................................................... 83
3.2.2. Hoàn thiện, phát triển mạng lưới giao thông công cộng trên cơ sở
tích hợp quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch giao thông công cộng .... 86
3.2.3. Quản lý hạ tầng kỹ thuật giao thông công cộng ............................ 88
3.3. Các giải pháp về tổ chức quản lý ....................................................... 90
3.3.1. Đề xuất về mô hình tổ chức quản lý .............................................. 90
3.3.2. Đề xuất về tổ chức đơn vị khai thác: ............................................. 92
3.4. Giải pháp về kinh tế........................................................................... 95
3.4.1. Về giá vé và hỗ trợ giá cho giao thông công cộng......................... 95
3.4.2. Về thu hút các nguồn vốn đầu tư ................................................... 99
Phần kết luận và kiến nghị....................................................................... 107
1. Kết luận. ............................................................................................ 107
2. Kiến nghị. .......................................................................................... 108
Tài liệu tham khảo.................................................................................... 109


4


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đô thị hóa là một xu hướng tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế
xã hội. Một trong những đặc trưng và thách thức lớn nhất của quá trình đô thị
hóa là giải quyết vấn đề giao thông đô thị. Vấn đề này luôn được các quốc gia
trên thế giới đặc biệt quan tâm, tuy nhiên không phải quốc gia nào cũng giải
quyết thành công. Hiện nay ở các đô thị lớn, cùng với tốc độ tăng trưởng kinh
tế là quá trình gia tăng nhanh dân số, nhu cầu đi lại, dẫn đến sự gia tăng
không ngừng các phương tiện giao thông cá nhân cả về số lượng và chủng

loại. Giải quyết tốt vấn đề giao thông đô thị là tiền đề và điều kiện cơ bản cho
quá trình phát triển đô thị bền vững. Ngược lại, nó sẽ trở thành lực cản lớn đối
với sự phát triển kinh tế xã hội. Giao thông công cộng là một trong những giải
pháp hữu hiệu giải quyết vấn đề nêu trên.
Thành phố Vinh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Nghệ
An và là trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng Bắc Trung bộ. Năm 2008 thành
phố Vinh trở thành Đô thị loại I. Hiện tại, thành phố Vinh đang chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, chú trọng phát triển công nghiệp và các ngành dịch vụ, hình
thành và phát triển nhiều khu công nghiệp mới của thành phố Vinh và vùng
phụ cận. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế này sẽ dẫn đến tăng nhanh tốc độ đô
thị hoá và dân số, từ đó nhu cầu đi lại sẽ ngày càng gia tăng. Thời gian gần
đây, tình trạng ùn tắc giao thông thường diễn ra trên các tuyến đường Thành
phố Vinh, nhất là vào thời điểm tan tầm. Mặc dù chưa đến mức trầm trọng
như các đô thị lớn Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh nhưng đó là biểu hiện
quá tải về mật độ người, phương tiện tham gia giao thông trên địa bàn thành
phố. Việc đi lại hiện nay chủ yếu sử dụng phương tiện cá nhân hầu hết là ô tô


và xe máy, dễ dẫn đến ùn tắc và gia tăng tai nạn giao thông, tăng ô nhiễm môi
trường và lãng phí nhiên liệu ...
Phát triển và hoàn thiện hệ thống giao thông công cộng là giải pháp
khoa học mà các nước tiên tiến trên thế giới đã áp dụng cho giao thông đô thị.
Nó phục vụ việc đi lại của nhân dân thuận tiện với chi phí thấp, giảm tai nạn
và ùn tắc giao thông, giảm ô nhiễm môi trường, thiết lập văn minh đô thị. Tuy
nhiên, công tác quản lý và hoàn thiện hệ thống giao thông công cộng thành
phố Vinh vẫn chưa chú trọng đúng mực.
Chính vì vậy, đề tài “Quản lý hệ thống giao thông công cộng thành phố
Vinh – tỉnh Nghệ An” là thực sự cần thiết.
2. Mục đích nghiên cứu.
- Đề xuất một số giải pháp quản lý hệ thống giao thông công cộng

thành phố Vinh – tỉnh Nghệ An nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị, phục
vụ nhu cầu đi lại của người dân thành phố Vinh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: công tác quản lý hệ thống giao thông công cộng
thành phố Vinh – tỉnh Nghệ An.
- Phạm vi nghiên cứu: thành phố Vinh – tỉnh Nghệ An giai đoạn 20152020.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa, thu thập tài liệu;
- Phương pháp kế thừa;
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá.
- Phương pháp chuyên gia.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.


- Ý nghĩa khoa học: Đóng góp cơ sở lý luậnvề quản lý hệ thống giao
thông công cộng.
- Ý nghĩa thực tiễn: Hoàn thiện các giải pháp quản lý hệ thống giao
thông công cộng thành phố Vinh nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân
góp phần giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông trước mắt và lâu dài cho thành
phố Vinh.
6. Cấu trúc luận văn.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn có ba
chương gồm có:
- Chương I: Thực trạng công tác quản lý hệ thống giao thông công cộng
thành phố Vinh.
- Chương II: Cơ sở khoa học để quản lý hệ thống giao thông công cộng
thành phố Vinh.
- Chương III: Đề xuất một số giải pháp quản lý hệ thống giao thông công
cộng thành phố Vinh.
7. Một số khái niệm cơ bản

Giao thông: theo định nghĩa rộng có thể hiểu là sự thông tin, liên hệ, liên
lạc bằng mọi hình thức. Theo nghĩa hẹp có thể hiểu hình thức liên hệ ở đây là
bằng phương tiện vận chuyển con người và hàng hóa đi lại trên tuyến đường.
Giao thông đô thị (GTĐT): Hệ thống GTĐT bao gồm các công trình
giao thông, các công trình phục vụ giao thông, các phương tiện vận chuyển và
hệ thống tổ chức quản lý và khai thác giao thông nhằm đảm bảo liên hệ và lưu
thông thuận tiện, nhanh chóng và an toàn trong phạm vi đô thị và giữa đô thị
với khu vực bên ngoài.
Giao thông đối ngoại đô thị: Là một bộ phận của hệ thống GTĐT , đảm
nhận nhiệm vụ liên hệ giữa đô thị với bên ngoài, giữa các đô thị với nhau và


giữa đô thị với các vùng khác trong nước. Tùy theo mối liên hệ giữa đô thị
với các vùng khác trong nước, cũng như điều kiện tự nhiên, có thể dùng các
loại hình vận tải: đường sắt, đường ô tô, đường thủy, đường hàng không.
Giao thông đối nội đô thị: là hệ thống giao thông bên trong đô thị, có
nhiệm vụ đảm bảo sự liên hệ thuận tiện giữa các khu vực bên trong đô thị với
nhau cũng như nối với giao thông đối ngoại. Giao thông đối nội liên hệ với
giao thông đối ngoại thông qua các đồi mối giao thông như các ngã giao
nhau( cùng mức hoặc khác mức), bến ô tô liên tỉnh, ga đường sắt, bến cảng,
sân bay. Tùy theo quy mô, tính chất, điều kiện tự nhiên và kinh tế của môi đô
thị và nhu cầu về giao thông của đô thị mà giao thông đối nội của đô thị sẽ sử
dụng các loại hình giao thông như giao thông đối ngoại và giao thông cáp
treo. Tuy vậy hai loại hình giao thông chính thường là đường bộ và đường sắt.
Đối với giao thông hành khách, căn cứ vào tính chất sử dụng, có thể chia
làm hai loại : giao thông công công và giao thông cá nhân. Giao thông công
cộng là giao thông bằng các phương tiện thường có sức chở lớn, chạy theo
tuyến đường nhất định được quy hoạch trước, nhằm phục vụ chung cho toàn
đô thị như ô tô buýt, ô tô điện, tàu điện, tàu điện ngầm, ca nô , tàu thủy... Giao
thông cá nhân là phương tiện của tư nhân, dùng riêng, thường có sức chở nhỏ

như xe đạp, xe máy, ô tô con...
Giao thông công cộng và giao thông cá nhân có ảnh hưởng rất lớn tới
mọi mặt hoạt động của đô thị. Tùy theo trình độ phát triển kinh tế và chủ
trương chính sách từng nước, từng đô thị mà tỷ lệ hai loại giao thông này có
khác nhau. Xu hướng chung là cần ưu tiên phát triển giao thông công cộng,
hạn chế giao thông cá nhân để tránh giao thông cá nhân phát triển quá mức
gây hỗn loại trên đường phố.
Quản lý: quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có hướng đích của
chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm duy trình tính trồi của hệ thống,


sử dụng một cách tốt nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống nhằm đưa
hệ thống đến mục tiêu một cách tót nhất trong điều kiện môi trường luôn luôn
biến động. Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách
thể nhằm đạt được mục tiêu đề ra trong điều kiện biến động của môi trường.
Quản lý giao thông công cộng là quá trình tác động bằng các cơ chế,
chỉnh sách của các chủ thể quản lý (các cấp chỉnh quyền, các tổ chức xã hội,
các sở, ban ngành chức năng) vào các hoạt động giao thông công cộng nhằm
thay đổi hoặc duy trì hoạt động đỏ.


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN



Phần kết luận và kiến nghị.
1. Kết luận.
Đô thị càng phát triển đòi hỏi có một hệ thống hạ tầng có chất lượng cao và
một hệ thống giao thông công cộng hiện đại, an toàn, tiện lợi. Trong tương
lai, vấn đề đi lại của cư dân đô thị chủ yếu là phương tiện giao thông công
cộng , phương tiện giao thông cá nhân cần được hạn chế đến mức độ thấp
nhất.
Thành phố Vinh là đô thị trung tâm của tỉnh Nghệ An và khu vực Bắc
Trung Bộ. Sự phát triển của th ành phố Vinh trong tương lai đã được hoạch
định trong đồ án điều chỉnh quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội định hướng đến
năm 2030, tầm nhìn đến 2050. Nhưng hiện tại hệ thống giao thông công cộng
thành phố chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu đi lại của người dân nên đề tài quản
lý giao thông công cộng thành phố Vinh sẽ là một gợi ý để thúc đẩy sự phát
triển của hệ thống giao thông của Vinh.
Trong quá trình đô thị hóa các thành phố lớn trên thế giới cũng như ở Việt
Nam đã đạt được những kết quả đáng kể trong sự phát triển mạng lưới giao
thông công cộng nhưng cũng có nhiều hạn chế chưa được giải quyết như sự
phát triển của mạng lưới giao thông công cộng hiện nay khó có thể vận
chuyển được khối lượng hành khách tăng trưởng hằng năm, .... Những nghiên
cứu khoa học về quản lý giao thông công cộng của từng đô thị, và các yêu cầu
của yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường, phát triển bền vững, yêu cầu về quản
lý, thẩm mỹ và phù hợp với các quy định pháp quy cũng như những đề xuất
kiến nghị của tác giả đã góp phần nâng cao hiệu quả hệ thống giao thông công
cộng của đô thị.


Để nâng cao được hiệu quả của mạng lưới giao thông công cộng ở Vinh
cần có sự kết hợp đồng bộ của nhiều giải pháp như kỹ thuật, các giải pháp

về kinh tế, các giải pháp về mô hình tổ chức quản lý. Trong giai đoạn 20162020, tác giả xin kiến nghị đề xuất vấn đề sau:
Mạng lưới giao thông công cộng được xây dựng trên mạng lưới giao
thông đô thị. Để phát triển mạng lưới giao thông công cộng cần đẩy mạnh
hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật giao thông đô thị một cách đồng bộ.
Thành lập đơn vị quản lý chung các đơn vị khai thác hệ thống giao thông
công cộng.
Phát huy vai trò của quản lý Nhà nước bằng các biện pháp can thiệp
thông qua các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển giao thông công
cộng đặc biệt là xe buýt.
Tăng cường tuyên truyền, quảng bá giao thông công cộng bằng xe buýt
trên các phương tiện thông tin đại chúng, tạo mọi điều kiện thuận lợi và
khuyến khích người dân sử dụng xe buýt.
2. Kiến nghị.
Đề nghị UBND thành phố Vinh xem xét, đưa các nội dung nghiên cứu
giải pháp quản lý giao thông công cộng thành phố vào các chương trình hành
động; ứng dụng các xu hướng phát triển đô thị theo định hướng phát triển
GTCC phù hợp cho từng giai đoạn, từng khu vực của thành phố.


Tài liệu tham khảo.
[1] Nguyễn Thế Bá (1997), Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị Việt Nam,
Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội.
[2] Hồ Ngọc Hùng (2009), Giao thông trong quy hoạch đô thị, Nhà xuất bản
Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
[3] Hồ Ngọc Hùng (2015), Vấn đề tích hợp quy hoạch giao thông và quy
hoạch sử dụng đất trong quy hoạch đô thị, Bài giảng thuộc dự án phát triển
giao thông đô thị Hà Nội (hỗ trợ đối với Sở Quy hoạch và Kiến trúc thành
phố Hà Nội cho quy hoạch đô thị).
[4] Phạm Trọng Mạnh (1999), Giáo trình khoa học quản lý, Nhà xuất bản
Xây dựng, Hà Nội.

[5] Viện kiến trúc quy hoạch xây dựng tỉnh Nghệ An (2015), Điều chỉnhQuy
hoạch chung thành phố Vinh đến năm 2030, tầm nhìn 2050
[6] Trung tâm tư vấn phát triển giao thông vận tải – Trường đại học giao
thông vận tải (2015), Báo cáo tóm tắt Quy hoạch phát triển hệ thống
VTHKCC Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025



×