Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Đánh giá kiến trúc nhà ở thấp tầng đã thiết kế xây dựng trong các khu đô thị mới tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (467.08 KB, 25 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

NGUYỄN ĐỨC HÙNG

ĐÁNH GIÁ KIẾN TRÚC NHÀ Ở THẤP TẦNG ĐÃ THIẾT KẾ
XÂY DỰNG TRONG CÁC KHU ĐÔ THỊ MỚI TẠI THÀNH PHỐ
ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KIẾN TRÚC

Hà Nội – 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

NGUYỄN ĐỨC HÙNG
KHOÁ 2014-2016

ĐÁNH GIÁ KIẾN TRÚC NHÀ Ở THẤP TẦNG ĐÃ THIẾT KẾ
XÂY DỰNG TRONG CÁC KHU ĐÔ THỊ MỚI TẠI THÀNH PHỐ
ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH


Chuyên ngành: Kiến trúc công trình
Mã số: 60.58.01.02

LUẬN VĂN THẠC SỸ KIẾN TRÚC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. ĐẶNG ĐỨC QUANG

Hà Nội – 2016


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên học viên xin gửi đến thầy giáo PGS.TS Đặng Đức Quang lời cảm
ơn sâu sắc. Được sự giúp đỡ, hướng dẫn và chỉ bảo nhiệt tình của thầy giáo, học viên
đã cố gắng nghiên cứu, thu thập tài liệu để hoàn thành luận văn đúng thời hạn.
Xin cảm ơn các Thầy, Cô giáo trong khoa đã hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện
thuận lợi cho học viên trong quá trình học tập và hoàn thành bài luận văn này.
Song, với trình độ và thời gian có hạn, chắc chắn luận văn không thể tránh khỏi
những khiếm khuyết, vì vậy học viên mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các
thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp để hoàn thiện và nâng cao đề tài nghiên cứu này.
Một lần nữa học viên chân thành cảm ơn.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn với đề tài "Đánh giá kiến trúc nhà ở thấp tầng đã thiết
kế xây dựng trong các khu đô thị mới tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình" này
là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả
nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận văn

Nguyễn Đức Hùng



MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục từ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các hình vẽ
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
Lý do chọn đề tài: ..................................................................................................... 1
Mục đích nghiên cứu: ............................................................................................... 2
Đối tượng và phạm vi - giới hạn nghiên cứu: ............................................................ 2
Phương pháp nghiên cứu: ......................................................................................... 2
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: ................................................................. 3
Các khái niệm dùng trong luận văn: ......................................................................... 3
Cấu trúc Luận văn: ................................................................................................... 5
PHẦN NỘI DUNG..................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG KIẾN TRÚC NHÀ Ở THẤP TẦNG TRONG CÁC
KHU ĐÔ THỊ MỚI TẠI THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH ........ 6
1.1. Giới thiệu các khu đô thị mới tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình và việc
xây dựng nhà ở thấp tầng hiện nay ........................................................................... 6
1.1.1. Giới thiệu các khu đô thị mới tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. .... 6
1.1.2. Thực trạng kiến trúc nhà ở thấp tầng thiết kế xây dựng trong các đô thị mới
tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình: .......................................................... 21
1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến thiết kế nhà ở thấp tầng trong các đô
thị mới: ................................................................................................................... 28
1.2.1. Các nghiên cứu khoa học về thiết kế nhà ở thấp tầng trong các đô thị mới: 28
1.2.2. Các luận văn liên quan đến thiết kế nhà ở thấp tầng trong các đô thị mới: . 28

1.2.3. Các luận án liên quan đến thiết kế nhà ở thấp tầng trong các đô thị mới: ... 28


1.3. Các vấn đề cần nghiên cứu đối với nhà ở thấp tầng thiết kế xây dựng trong các
đô thị mới tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình: ............................................ 28
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ ĐÁNH GIÁ KIẾN TRÚC NHÀ Ở THẤP
TẦNG ĐÃ THIẾT KẾ XÂY DỰNG TRONG CÁC KHU ĐÔ THỊ MỚI TẠI
THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH (CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ)
.................................................................................................................................. 30
2.1. Cơ sở xây dựng tiêu chí đánh giá kiến trúc nhà ở thấp tầng: ............................ 30
2.1.1. Nguyên lý thiết kế nhà ở:........................................................................... 30
2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu chí đánh giá kiến trúc nhà ở thấp tầng: ...... 39
2.1.3. Định hướng phát triển nhà ở tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 - 2020: ....... 55
2.2. Xây dựng tiêu chí thực tiễn trong việc thiết kế nhà ở thấp tầng trong các đô thị
mới tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. ...................................................... 58
2.2.1. Thích dụng dây chuyền công năng:............................................................ 58
2.2.2. Hình thức mỹ quan. ................................................................................... 58
2.2.3. Cấu trúc áp dụng. ...................................................................................... 62
2.2.4. Vật liệu:..................................................................................................... 63
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ KIẾN TRÚC NHÀ Ở THẤP TẦNG THIẾT KẾ XÂY
DỰNG TRONG CÁC ĐÔ THỊ MỚI TẠI THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH
QUẢNG BÌNH ......................................................................................................... 66
3.1. Quan điểm đánh giá thiết kế xây dựng nhà ở thấp tầng tại thành phố Đồng Hới,
tỉnh Quảng Bình: .................................................................................................... 66
3.2. Đánh giá kiến trúc nhà ở thấp tầng đã thiết kế xây dựng trong các khu đô thị
mới tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình ....................................................... 66
3.2.1. Khu đô thị Bắc Trần Hưng Đạo: ................................................................ 66
3.2.2. Khu đô thị Nam Trần Hưng Đạo: .............................................................. 76
3.2.3. Khu đô thị Sa Động: .................................................................................. 87
3.2.4. Khu đô thị Đức Ninh Đông: ...................................................................... 98

3.3. Định hướng thiết kế xây dựng kiến trúc nhà ở thấp tầng tại thành phố Đồng
Hới, tỉnh Quảng Bình ........................................................................................... 110
3.3.1. Định hướng về sử dụng đất:..................................................................... 110
3.3.2. Định hướng về thiết kế: ........................................................................... 110
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 113


Kết Luận: ............................................................................................................. 113
Kiến Nghị:............................................................................................................ 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tên đầy đủ

BXD

Bộ xây dựng

CTXD

Công trình xây dựng

KĐTM

Khu đô thị mới

NĐ - CP


Nghị định – Chính phủ

NOTT

Nhà ở thấp tầng

NXB

Nhà xuất bản

QCXDVN

Quy chuẩn xây dựng Việt Nam



Quyết định

TT

Thông tư

TTg

Thủ tướng

UBND

Ủy ban nhân dân



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Số hiệu bảng

Tên bảng
Các đơn vị hành chính thành phố Đồng Hới

Bảng 1.1
Thông tin các lô đất ở khu đô thị Bắc Trần Hưng Đạo
Bảng 1.2
Tổng hợp sử dụng đất khu đô thị Nam Trần Hưng Đạo
Bảng 1.3
Tổng hợp sử dụng đất khu đô thị Sa Động
Bảng 1.4
Tổng hợp sử dụng đất khu đô thị Đức Ninh Đông
Bảng 1.5
Độ vươn tối đa của ban công (Kích thước tính bằng mét)
Bảng 2.1

Bảng 2.2

Bảng đánh giá theo tiêu chí Thích dụng dây chuyền công
năng
Bảng đánh giá theo tiêu chí Hình thức mỹ quan

Bảng 2.3
Bảng đánh giá theo tiêu chí tính bền vữn
Bảng 2.4

Bảng đánh giá theo tiêu chí Vật liệu
Bảng 2.5

Bảng 3.1

Bảng đánh giá về thích dụng dây chuyền công năng nhà
liên kế (khu đô thị Bắc Trần Hưng Đạo)
Bảng đánh giá về hình thức mỹ quan nhà liên kế

Bảng 3.2

(khu đô thị Bắc Trần Hưng Đạo)


Bảng đánh giá về cấu trúc áp dụng trong nhà liên kế
Bảng 3.3

(khu đô thị Bắc Trần Hưng Đạo)
Bảng Đánh giá về vật liệu nhà liên kế

Bảng 3.4

(khu đô thị Bắc Trần Hưng Đạo)

Bảng 3.5

Bảng tổng hợp đánh giá nhà ở thấp tầng trong khu đô
thị Bắc Trần Hưng Đạo
Bảng đánh giá về thích dụng dây chuyền công năng


Bảng 3.6

nhà liên kế (khu đô thị Nam Trần Hưng Đạo)
Bảng đánh giá về hình thức mỹ quan nhà liên kế

Bảng 3.7

(khu đô thị Nam Trần Hưng Đạo)
Bảng đánh giá về cấu trúc áp dụng trong nhà liên kế

Bảng 3.8

(khu đô thị Nam Trần Hưng Đạo)
Bảng đánh giá về vật liệu nhà liên kế

Bảng 3.9

(khu đô thị Nam Trần Hưng Đạo)
Bảng tổng hợp đánh giá nhà ở thấp tầng trong khu đô

Bảng 3.10

thị Nam Trần Hưng Đạo
Bảng đánh giá về thích dụng dây chuyền công năng

Bảng 3.11

nhà liên kế (khu đô thị Sa Động)
Bảng đánh giá về hình thức mỹ quan nhà liên kế


Bảng 3.12

(khu đô thị Sa Động)
Bảng đánh giá về cấu trúc áp dụng trong nhà liên kế

Bảng 3.13

(khu đô thị Sa Động)
Bảng đánh giá về vật liệu nhà liên kế

Bảng 3.14

(khu đô thị Sa Động)
Bảng tổng hợp đánh giá nhà ở thấp tầng trong khu đô

Bảng 3.15

thị Sa Động
Bảng đánh giá về thích dụng dây chuyền công năng

Bảng 3.16

nhà liên kế (khu đô thị Đức Ninh Đông)


Bảng đánh giá về hình thức mỹ quan nhà liên kế
Bảng 3.17

(khu đô thị Đức Ninh Đông)
Bảng đánh giá về cấu trúc áp dụng trong nhà liên kế


Bảng 3.18

(khu đô thị Đức Ninh Đông)
Bảng đánh giá về vật liệu nhà liên kế

Bảng 3.19

(khu đô thị Đức Ninh Đông)
Bảng tổng hợp đánh giá nhà ở thấp tầng trong khu đô

Bảng 3.20

thị Đức Ninh Đông
Bảng tổng hợp đánh giá nhà ở thấp tầng trong các khu

Bảng 3.21

đô thị mới tại thành phố Đồng Hới


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Số hiệu hình

Tên hình
Vị trí địa lý thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

Hình 1.1
Vị trí các khu đô thị mới tại thành phố Đồng Hới

Hình 1.2

Hình 1.3

Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng SDĐ khu đô thị phía
Bắc đường Trần Hưng Đạo – tp. Đồng Hới
Mặt bằng điển hình nhà liên kế 8x16m khu đô thị

Hình 1.4

Bắc Trần Hưng Đạo
Mặt đứng điển hình nhà liên kế 8x16m khu đô thị

Hình 1.5

Bắc Trần Hưng Đạo

Hình 1.6

Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng SDĐ khu đô thị phía
Nam đường Trần Hưng Đạo – tp. Đồng Hới
Mặt bằng điển hình nhà liên kế 8x20m khu đô thị

Hình 1.7

Nam Trần Hưng Đạo
Mặt đứng điển hình nhà liên kế 8x20m khu đô thị

Hình 1.8


Nam Trần Hưng Đạo
Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng SDĐ khu đô thị Sa

Hình 1.9

Động – tp. Đồng Hới

Hình 1.10

Mặt bằng điển hình nhà liên kế 8x20m khu đô thị Sa
Động

Hình 1.11

Mặt đứng điển hình nhà liên kế 8x20m khu đô thị Sa
Động

Hình 1.12

Mặt bằng SDĐ khu đô thị Đức Ninh Đông – tp. Đồng
Hới
Mặt bằng điển hình nhà liên kế 8x20m khu đô thị

Hình 1.13

Đức Ninh Đông


Mặt đứng điển hình nhà liên kế 8x20m khu đô thị
Hình 1.14


Đức Ninh Đông

Hình 1.15

Phối cảnh nhà ở thấp tầng thiết kế xây dựng trong khu
đô thị mới tại thành phố Đồng Hới

Hình 1.16

Một số mặt bằng thiết kế xây dựng trong khu đô thị mới
tại thành phố Đồng Hới

Hình 1.17

Thực trạng sự hỗn độn trong kiến trúc nhà ở thấp tầng
khu đô thị Bắc Trần Hưng Đạo – tp. Đồng Hới

Hình 1.18

Sự yếu kém trong khâu quản lý xây dựng nhà ở thấp tầng
tại các khu đô thị mới thể hiện ở hình thức công trình

Hình 1.19

Chênh lệch độ cao các tầng giữa 2 nhà ở trên cùng một
tuyến phố

Hình 1.20


2 công trình canh nhau nhưng không đồng bộ về hình
thức mặt đứng
Quy định cao độ nền nhà (Đơn vị tính bằng milimét)

Hình 2.1
Quy định về độ vươn ra của các bộ phận công trình
Hình 2.2

(Đơn vị tính bằng milimét)
Độ vươn ra cho phép của mái đón, mái hè phố

Hình 2.3

(Đơn vị tính bằng milimét)

Hình 2.4

Quy định móng nhà giáp đường (Đơn vị tính bằng
milimét)
Quy định cổng, hàng rào (Đơn vị tính bằng milimét)

Hình 2.5
Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu chí đánh giá
Hình 2.6
Công năng theo phong tục tập quán tại địa phương
Hình 2.7


1


PHẦN MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài:
Có thể nói nhà ở có ý nghĩa rất lớn trong quốc kế dân sinh, nó luôn là tâm điểm
của những vấn đề xã hội, bất luận ở không gian hay thời gian nào. Nhà ở là loại
hình kiến trúc xuất hiện sớm nhất. Đó là những không gian kiến trúc phục vụ cho
đời sống sinh hoạt gia đình và con người. Trước tiên, nhà ở đơn thuần chỉ là một nơi
trú thân đơn giản nhằm bảo vệ con người chống lại những bất lợi của điều kiện thiên
nhiên hoang dã như nắng, mưa, tuyết, gió, lũ, bão, thú rừng...đồng thời tạo điều kiện
thuận lợi cho người và gia đình của họ những điều kiện để nghỉ ngơi tái phục sức
lao động, sinh con đẻ cái để bảo vệ nòi giống, sau cùng còn có thể làm kinh tế để
sinh tồn và phát triển.
Trong xã hội hiện đại, nhà ở còn là những trung tâm tiêu thụ, nơi hưởng những
thành tựu của khoa học kỹ thuật do xã hội cung cấp với đầy đủ những tiện nghi của
văn minh đô thị. Nhà ở từ một đơn vị “kinh tế - hưởng thụ” vẫn còn đang tiến hoá
dần để đến xã hội tương lai trở thành một đơn vị “tổ ấm - sáng tạo” của con người
trong xã hội công nghệ thông tin, sinh học hiện đại. Nhà ở - tổ ấm gia đình ngày
nay, thực sự là một phúc lợi lớn của con người do xã hội văn minh đem lại. Tại nhà
ở, con người cần có những phòng ốc, những không gian để thoả mãn mọi nhu cầu
ngày càng cao của con người về thể chất, tinh thần và trí tuệ; tiến tới nhà ở sẽ có
những thư viện gia đình, xưởng sáng tác hay nghiên cứu và những tiện nghi phục vụ
chất lượng sống cao cấp.
Hiện nay tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình trong quá trình phát triển
đang ngày càng xuất hiện nhiều quy hoạch khu đô thị mới, trong đó nhà ở thấp tầng
chiếm 1 tỷ lệ lớn (50% - 60%) diện tích chiếm đất. Riêng ở thành phố Đồng Hới,
tỉnh Quảng Bình đã thiết kế xây dựng nhiều nhà ở thấp tầng, tuy nhiên vấn đề còn
tồn tại đó là: một mặt tích cực đã cải thiện được cuộc sống cho người dân, nhưng
bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những mặt tiêu cực của nó, như chưa phù hợp tiêu
chuẩn, chưa tuân thủ theo thiết kế mẫu trong quy hoạch... Mặc dù nhà ở thấp tầng
được thiết kế xây dựng với số lượng rất nhiều như vậy, nhưng lại chưa có bất kỳ



2

một nghiên cứu nào nhằm đánh giá để rút ra được bài học kinh nghiệm,và định
hướng kiến trúc cho nhà ở thấp tầng trong tương lai. Vì các lý do trên tôi đã chọn đề
tài: “Đánh giá nhà ở thấp tầng đã thiết kế xây dựng trong các khu đô thị mới
tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình” đây là việc thực sự cần thiết, giúp
tổng hợp, đánh giá thực trạng kiến trúc nhà ở thấp tầng trong các khu đô thị mới
hiện nay, tiếp đó sẽ xác định được phương hướng thiết kế kiến trúc nhà ở thấp tầng
trong tương lai, sao cho tạo lập được môi trường ở đáp ứng tốt nhu cầu vật chất và
tinh thần của người dân; góp phần phát triển thành phố Đồng Hới một cách bền
vững.
* Mục đích nghiên cứu:
Đánh giá được hiện trạng kiến trúc nhà ở thấp tầng đã thiết kế xây dựng
trong các đô thị mới tại thành phố Đồng Hới, từ đó định hướng thiết kế nhà ở thấp
tầng trong tương lai nhằm phát huy các ưu điểm và tránh các nhược điểm còn tồn
tại.
* Đối tượng và phạm vi - giới hạn nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kiến trúc nhà ở thấp tầng đã thiết kế xây
dựng.
Phạm vi là khu các khu đô thị mới tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình từ
năm 2000 đến nay.
Giới hạn nghiên cứu: đánh giá kiến trúc nhà liên kế đã thiết kế xây dựng.
* Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp khảo sát thực địa, thu thập số liệu, tư liệu, các thông tin trên cơ
sở đo đạc thực tế, sách báo, mạng internet, nhằm nắm bắt thông tin tổng quát liên
quan đến nhà ở thấp tầng thiết kế xây dựng trong các đô thị mới tại địa phương để
có cái nhìn tổng quan.
- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp nhằm tạo ra số liệu thực tế và
phân loại số liệu theo mục tiêu nghiên cứu.

- Phương pháp tiếp cận hệ thống, tiếp cận vấn đề từ nhiều góc độ, nhiều
phương diện khác nhau: kiến trúc, quy hoạch, văn hóa, lịch sử, xã hội…;


3

- Phương pháp đối chiếu, so sánh để đánh giá và định hướng thiết kế xây dựng
nhà ở thấp tầng trong tương lai.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
- Ý nghĩa khoa học: Bổ sung nguồn tài liệu nghiên cứu về kiến trúc nhà ở thấp
tầng trong các khu đô thị mới tại địa bàn thành phố Đồng Hới.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ định hướng cho kiến trúc
nhà ở thấp tầng trong các khu đô thị mới trong tương lai.
* Các khái niệm dùng trong luận văn:
1. Khu Đô thị mới: Khu đô thị mới là một khu vực trong đô thị, được đầu tư
xây dựng mới đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và nhà ở [22].
2. Nhóm nhà ở: được giới hạn bởi các đường cấp phân khu vực trở lên. Nhóm
nhà ở chung cư bao gồm: diện tích chiếm đất của bản thân các khối nhà chung cư,
diện tích sân đường và sân chơi nội bộ nhóm nhà ở, bãi đỗ xe nội bộ và sân vườn
trong nhóm nhà ở.
Nhóm nhà ở liên kế, nhà ở riêng lẻ bao gồm: diện tích các lô đất xây dựng nhà
ở của các hộ gia đình (đất ở), diện tích đường nhóm nhà ở (đường giao thông chung
dẫn đến các lô đất của các hộ gia đình), diện tích vườn hoa, sân chơi nội bộ nhóm
nhà ở.
Trong các sân chơi nội bộ được phép bố trí các công trình sinh hoạt văn hóa
cộng đồng với quy mô phù hợp với nhu cầu của cộng đồng trong phạm vi phục vụ
[21].
3. Đất ở: là diện tích chiếm đất của các công trình nhà ở chung cư (trong lô đất
dành cho xây dựng nhà chung cư) hoặc là diện tích trong khuôn viên các lô đất ở
dạng liên kế và nhà ở riêng lẻ (bao gồm diện tích chiếm đất của các công trình nhà ở

liên kế và nhà ở riêng lẻ và sân vườn, đường dẫn riêng vào nhà ở liên kế hoặc nhà ở
riêng lẻ đó, không bao gồm đường giao thông chung) [21].
4. Nhà ở liên kế : Là loại nhà ở riêng, gồm các căn hộ được xây dựng liền
nhau, thông nhiều tầng được xây dựng sát nhau thành dãy trong những lô đất nằm


4

liền nhau và có chiều rộng nhỏ hơn nhiều lần so với chiều sâu (chiều dài) của nhà,
cùng sử dụng chung một hệ thống hạ tầng của khu vực đô thị [28].
5. Mật độ xây dựng:
Mật độ xây dựng thuần (net-tô) là tỷ lệ diện tích chiếm đất của các công trình
kiến trúc xây dựng trên tổng diện tích lô đất (không bao gồm diện tích chiếm đất
của các công trình như: các tiểu cảnh trang trí, bể bơi, sân thể thao ngòai trời (trừ
sân ten-nit và sân thể thao được xây dựng cố định và chiếm khối tích không gian
trên mặt đất), bể cảnh…) [21].


5

* Cấu trúc Luận văn:
Lý do chọn đề tài

PHẦN MỞ ĐẦU

Mục đích nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi – giới hạn nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Các khái niệm dùng trong luận văn


PHẦN

KẾT
LUẬN

TÀI LIỆU

THAM KHẢO

PHẦN NỘI DUNG

Cấu trúc luận văn
CHƯƠNG 1

Thực trạng kiến trúc nhà ở thấp tầng đã thiết
kế xây dựng trong các khu đô thị mới tại
thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

CHƯƠNG 2

Cơ sở khoa học để đánh giá kiến trúc nhà ở
thấp tầng đã thiết kế xây dựng trong các khu
đô thị mới tại thành phố Đồng Hới, tỉnh
Quảng Bình

CHƯƠNG 3

Đánh giá kiến trúc nhà ở thấp tầng đã thiết kế
xây dựng trong các khu đô thị mới tại thành

phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


113

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết Luận:
Qua đề tài nghiên cứu khoa học “Đánh giá kiến trúc nhà ở thấp tầng đã thiết kế
xây dựng trong các khu đô thị mới tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình” tác
giả nhận thấy tồn tại một số điểm như sau:
* Về ưu điểm:
+ Dây chuyền công năng: trong thiết kế mặt bằng hợp lý, 70% đạt loại tốt,
30% đạt loại khá, diện tích các phòng chức năng sử dụng đảm bảo tiện nghi và phù
hợp với tập tính sinh hoạt tại địa phương. Các mẫu đều có chú ý bố trí mảng xanh
và khoảng trống thông tầng lấy sáng, điều hòa vi khí hậu, thông gió cho công trình.
+ Hình thức công trình: được thiết kế với phong cách hiện đại (trên 80%), theo

đúng xu hướng kiến trúc đang phát triển hiện nay tại địa phương. Liên kết giữa 2
nhà gần nhau đạt loại tốt 33%, các công trình này liên kết với nhau chặt chẽ, hợp lý,
tạo được khối thống nhất hoàn chỉnh, đẹp.
+ Cấu trúc áp dụng: Các công trình có kết cấu đảm bảo, hệ thống trang thiết bị
kỹ thuật được thiết kế, lắp đặt khoa học 100% đạt loại khá tốt, phù hợp với điều
kiện khoa học kỹ thuật tại địa phương.
+ Vật liệu: Có sự phối hợp sử dụng các loại vật liệu hiện đại với nhau, 50% đạt
loại khá tốt. Trong đó các mẫu sử dụng vật liệu hợp lý, nâng cao được vẻ đẹp cho
công trình.
* Về nhược điểm:
+ Dây chuyền công năng: Có bố trí mảng xanh và khoảng trống thông tầng
nhưng vẫn còn khá ít, thường chỉ chiểm 10% diện tích xây dựng công trình. Với
điều kiện khí hậu khắc nghiệt nắng nóng tại địa phương thì diện tích cây xanh, mặt
nước nên tăng lên 20% trên tổng số diện tích đất xây dựng công trình như tiêu chí
đã đề ra, nhằm giảm bức xạ nhiệt, tạo môi trường sống thoáng đãng, mát mẻ, thoải
mái cho người sử dụng.
+ Hình thức công trình: Cần đầu tư nâng cao hơn nữa về độ thẫm mỹ, cụ thể là
xử lý các màng miếng, nhấn hình khối chính phụ rõ ràng, ấn tượng hơn nữa. Liên


114

kết giữa 2 nhà gần nhau có đến 67% loại trung bình và kém vì chưa có sự liên kết
hoặc liên kết nhưng không hợp lý, nhìn còn rời rạc và chưa đẹp.
+ Cấu trúc áp dụng: Chưa áp dụng các công nghệ mới vào công trình (sàn bê
tông nhẹ, gạch không nung, bình nước nóng năng lượng mặt trời…) nhằm tiết kiệm
chi phí và thời gian xây dựng công trình, giảm tác hại đối với môi trường.
+ Vật liệu: vẫn còn 50% các mẫu loại trung bình và kém vì phối hợp vật liệu
chưa tốt, hoặc sử dụng không hợp lý khiến công trình nhìn rối mắt, không được đẹp.
Kiến Nghị:

Hiện tại các khu đô thị mới vẫn đang trong quá trình san lấp mặt bằng, chưa
xây dựng nhiều do đó qua luận văn này, tác giả có một số kiến nghị như sau:
* Kiến nghị với các tổ chức, cá nhân tư vấn thiết kế:
- Thực hiện việc giám sát tác giả theo quy định của pháp luật, phải chịu các
trách nhiệm liên quan đến tính hợp lý trong sử dụng, về mỹ quan cũng như độ bền
vững của công trình.
- Khi thiết kế cần nghiên cứu sâu hơn nữa điều kiện khí hậu tại địa phương
(nắng, mưa, gió bão…) từ đó đưa ra các phương án tối ưu nhất, đặc biệt là khả năng
hạn chế được tác động của gió phơn Tây Nam khô nóng, giảm bớt nắng và bức xạ
nhiệt từ mặt trời chiếu vào công trình (tăng diện tích cây xanh, mặt nước…).
- Các đơn vị tư vấn cần nghiên cứu các công nghệ và vật liệu xây dựng mới, ví
dụ sàn bê tông nhẹ, gạch không nung, bình nước nóng năng lượng mặt trời… sẽ
giúp giảm thời gian, chi phí xây dựng công trình, giảm tác động đến môi trường, tận
dụng được nguồn năng lượng mặt trời để biến thành năng lượng sạch phục vụ cho
nhu cầu sử dụng của người dân.
* Kiến nghị với các cơ quan chức năng có thẩm quyền:
Mặc dù các mẫu thiết kế cơ bản đáp ứng được các yêu cầu về kiến trúc, tuy
nhiên thực tế thì hiện tại đa số chưa được xây dựng, còn các công trình xây lên có
hình thức kiến trúc chưa thống nhất theo một ngôn ngữ. Đa số các công trình được
xây dựng tự phát, hoặc biến tấu không chính xác với bản thiết kế đã được phê
duyệt. Do đó:


115

+ Kiến nghị các cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét, chỉnh sửa lại hồ
sơ thiết kế, cụ thể là khắc phục những nhược điểm còn tồn tại như trong đề tài mà
tác giả đã đề cập.
+ Các cơ quan chức năng cần thực hiện nghiêm ngặt trong khâu quản lý xây
dựng công trình, tránh tối đa các trường hợp xây nhà tự phát, làm ảnh hưởng đến bộ

mặt chung của đô thị.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Huy Bá (2009). Môi trường khí hậu biến đổi, NXB Đại học quốc gia TP.
Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
2. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (năm 1999 và 2000), Báo cáo Hiện
trạng Môi trường Việt Nam,
3. Bộ xây dựng (1997), Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, tập III, Nxb Xây dựng.
4. Trần Ngọc Chấn (1998), Kỹ thuật thông gió, Nhà xuất bản Xây dựng Hà
Nội.
5. Trần Tiến Đạt (2008), Giải pháp kiến trúc mặt đứng nhà ở liên kế trong khu
đô thị mới, Luận văn thạc sĩ kiến trúc, trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
6. Phạm Ngọc Đăng (1997), Môi trường không khí. Nxb Khoa học và kỹ thuật.
7. Phạm Ngọc Đăng, Trần Việt Liễn (1994), Môi trường khí hậu (Giáo trình
cao học). Trường Đại học Xây dựng Hà Nội.
8. Phạm Ngọc Đăng (2002), Nhiệt và khí hậu kiến trúc. Nxb Xây dựng.
9. Phạm Ngọc Đăng (1966), Vật lý kiến trúc, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
10. Phạm Ngọc Đăng (chủ trì) và nnk (1987), Báo cáo đề tài NCKH “Mái nhà
phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới”. Hà Nội, UBKH&KTNN cấp giấy chứng
nhận quyền tác giả, số 87-52-014, ngày 26-01-1988.
11. Trần Huy Hùng (2012), Tổ chức không gian kiến trúc nhà ở trong khu đô
thị mới tại Quảng Bình, Luận văn thạc sĩ kiến trúc, trường Đại học Kiến trúc Hà
Nội, tr.33-37.
12. Trần Việt Liễn (1986), Phân vùng khí hậu xây dựng Việt Nam. Tập báo cáo
công trình NCKH, Hội nghị Khoa học lần thứ II. Viện Khí tượng Thủy văn.
13. Trình Xuân Minh, Hoàng Hạnh Mỹ (2000), Phương pháp tính toán và thiết
kế nền nhà chống nồm. Tập công trình khoa học “Môi trường đô thị, công nghiệp và
nông thôn”. Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam – Đại học Kiến trúc Hà Nội - Viện
nghiên cứu KHKT Bảo hộ Lao động. Hà Nội.

14. Trần Tuấn Minh (2011), Khảo sát, đánh giá các giải pháp thông gió tự
nhiên trong nhà ở thấp tầng tại thành phố Huế, Luận văn thạc sĩ kiến trúc, trường
Đại học Kiến trúc Hà Nội.


15. Vương Quốc Mỹ (1966), Khí hậu và nhà ở, UBXDCBNN, Hà Nội.
16. Phạm Đức Nguyên, Nguyễn Thu Hòa, Trần Quốc Bảo (1998), Các giải
pháp kiến trúc khí hậu Việt Nam.
17. Phạm Đức Nguyên, Trần Quốc Bảo (2002), Kiến trúc sinh khí hậu, Tạp chí
kiến trúc.
18. Phạm Đức Nguyên (3/2002), Kính trong nhà và nhà kính, Tạp chí Xây
dựng.
19. Phạm Đức Nguyên, Đỗ Khắc Thắng (3/2002), Thiết kế nhà ở vùng Vinh
theo sinh khí hậu, Tạp chí Kiến trúc Việt Nam.
20. Trần Lương Nguyên (2013), Tổ chức không gian kiến trúc nhà ở liên kế
phố trong các khu đô thị mới tại Hà Nội, Luận văn thạc sĩ kiến trúc, trường Đại học
Kiến trúc Hà Nội, tr.52-60, 69-83.
21. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Quy hoạch xây dựng (2014), QCVN
01:2014/BXD, Bộ xây dựng (tr.3).
22. Luật Quy hoạch đô thị, Nghị quyết số 51/2001/QH10 (tr.1).
23. Hoàng Huy Thắng (2002), Kiến trúc nhiệt đới ẩm, Nxb Xây dựng.
24. Hoàng Huy Thắng và ctg (1997), Kiến trúc và khí hậu nhiệt đới Việt Nam.
Nxb Xây dựng.
25. Hoàng Huy Thắng (1991), Thiết kế kiến trúc ở môi trường khí hậu nóng
ẩm, Nhà xuất bản Đại học và GDCN, Hà Nội.
26. Đỗ Thành Thuận (2011), Đánh giá kiến trúc biệt thự đã xây dựng trong các
khu đô thị mới tại khu vực phía Đông Bắc Hà Nội, Luận văn thạc sĩ kiến trúc,
trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
27. Nguyễn Đức Thiềm (2006), Nguyên lý thiết kế kiến trúc dân dụng - Kiến
trúc nhà ở, NXB Xây Dựng, tr.38-51.

28. Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam (2012), TCVN 9411 : 2012 - Nhà ở liên kế
- Tiêu chuẩn thiết kế, Bộ xây dựng, tr.6, tr.13-20.
29. Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc (1978), Khí hậu Việt Nam, Nxb Khoa học
và kỹ thuật.


30. Đào Anh Tú (2012), Giải pháp thiết kế nhà ở thấp tầng tích hợp hệ thống
năng lượng mặt trời tại Hà Nội, Luận văn thạc sĩ kiến trúc, trường Đại học Kiến
trúc Hà Nội.
31. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình,(2011) Quyết định số 30/2011/QĐUBND – Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011-2020, tr.79.
32. Viện nghiên cứu Kiến trúc (1997), Kiến trúc và khí hậu nhiệt đới Việt Nam.
Nhà xuất bản Xây dựng. Hà Nội.
Website cổng thông tin điện tử một số cơ quan, đơn vị:
33.Chính phủ Việt nam:

/>
34. Cổng TTĐT Quảng Bình:

/>
35. Sở Xây dựng Quảng Bình:

/>
36. Cổng TTĐT Tp. Đồng Hới: />

×