Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Quản lý hệ thống giao thông và hệ thống thoát nước khu đô thị mới tây nam linh đàm, hoàng mai , hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 24 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-------------------------------------

TẠ QUANG VINH

QUẢN LÝ HỆ THỐNG GIAO THÔNG VÀ HỆ
THỐNG THOÁT NƯỚC KHU ĐÔ THỊ MỚI TÂY
NAM LINH ĐÀM, HOÀNG MAI, HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

HÀ NỘI - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
---------------------------------------

TẠ QUANG VINH
KHÓA: 2014 - 2016

QUẢN LÝ HỆ THỐNG GIAO THÔNG VÀ HỆ
THỐNG THOÁT NƯỚC KHU ĐÔ THỊ MỚI TÂY


NAM LINH ĐÀM, HOÀNG MAI, HÀ NỘI
Chuyên ngành

: Quản lý đô thị và công trình

Mã số

: 60.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. Nguyễn Trọng Phượng

HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu, với sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo; sự
động viên của bạn bè, đồng nghiệp; sự sẻ chia, ủng hộ của gia đình, hôm nay
tôi đã hoàn thành luận văn thạc sỹ.
Để đạt được kết quả này, trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các thầy,
cô giáo đã tham giảng dạy, truyền thụ những kiến thức quý báu cho tôi trong
suốt quá trình học tập. Đặc biệt, cảm ơn PGS.TS Nguyễn Trọng Phượng,
người đã dành nhiều tâm huyết, tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
làm luận văn. Những nhận xét, đóng góp sâu sắc của thầy là những gợi ý quý
báu để tôi giải quyết các vấn đề tốt hơn cho đề tài của mình.
Xin cảm ơn tất cả bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, tạo điều kiện giúp
đỡ tôi trong công việc để có thời gian hoàn thành luận văn.
Và cuối cùng, cảm ơn gia đình và người thân đã luôn ủng hộ, chia sẻ

cùng tôi những khó khăn trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Một lần nữa xin được cảm ơn tất cả !
Hà Nội,

tháng

năm 2016

Học viên

Tạ Quang Vinh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa
học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận văn

Tạ Quang Vinh


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
Trang

PHẦN MỞ ĐẦU

1

Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Các khái niệm
Cấu trúc luận văn
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HỆ THỐNG GIAO 7
THÔNG VÀ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC KHU ĐÔ THỊ
MỚI TÂY NAM LINH ĐÀM, HOÀNG MAI, HÀ NỘI.
1.1

Giới thiệu chung về khu đô thị mới Tây Nam Linh Đàm, 7
Hoàng Mai, Hà Nội.

1.1.1

Vị trí địa lý

7

1.1.2

Đặc điểm địa chất công trình


8

1.1.3

Điều kiện khí hậu

8

1.1.4

Hiện trạng sử dụng đất

9

1.1.5

Quy hoạch không gian, kiến trúc, cảnh quan

12


1.1.6

Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật

13

1.2

Thực trạng công tác quản lý hệ thống giao thông và hệ thống 17

thoát nước tại các khu đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội

1.2.1

Hiện trạng hệ thống giao thông và hệ thống thoát nước khu đô thị 17
mới Tây Nam Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội

1.2.2

Thực trạng công tác quản lý hệ thống giao thông và hệ thống thoát 20
nước khu đô thị mới Tây Nam Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội

1.3

Thực trạng công tác quản lý hệ thống giao thông và hệ thống 22
thoát nước khu đô thị mới Tây Nam Linh Đàm, Hoàng Mai,
Hà Nội

1.3.1

Hiện trạng hệ thống giao thông và hệ thống thoát nước khu đô thị 22
mới Tây Nam Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội

1.3.2

Thực trạng công tác quản lý hệ thống giao thông và hệ thống thoát 31
nước khu đô thị mới Tây Nam Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội

1.4


Thực trạng sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý 38
hệ thống giao thông và hệ thống thoát nước khu đô thị mới
Tây Nam Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội.

1.4

Đánh giá, nhận xét thực trạng công tác quản lý hệ thống giao 39
thông và hệ thống thoát nước khu đô thị mới Tây Nam Linh
Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội.

1.4.1

Ưu điểm.

39

1.4.2

Nhược điểm.

40

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ 42
HỆ THỐNG GIAO THÔNG VÀ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC
KHU ĐÔ THỊ MỚI TÂY NAM LINH ĐÀM, HOÀNG MAI,
HÀ NỘI.
2.1

Cơ sở lý luận trong quản lý hệ thống giao thông và hệ thống 42



thoát nước.
2.1.1

Vai trò, đặc điểm, nội dung của hệ thống giao thông và hệ thống 42
thoát nước khu dân cư đô thị.

2.1.2

Các yêu cầu cơ bản và nguyên tắc quản lý hệ thống giao thông và

44

hệ thống thoát nước khu dân cư đô thị.
2.1.3

Các yêu cầu, nguyên tắc và hình thức thiết lập cơ cấu tổ chức quản 52
lý hệ thống giao thông và hệ thống thoát nước khu dân cư đô thị.

2.1.4

Vai trò tham gia của cộng đồng trong quản lý hệ thống giao thông

60

và hệ thống thoát nước khu dân cư đô thị.
2.2

Cơ sở pháp lý trong quản lý hệ thống giao thông và hệ thống


60

thoát nước khu đô thị mới Tây Nam Linh Đàm, Hoàng Mai,
Hà Nội.
2.2.1

Định hướng quy hoạch phát triển hệ thống giao thông và hệ thống 61
thoát nước thành phố Hà Nội đến năm 2030.

2.2.2

Hệ thống văn bản pháp quy của nhà nước liên quan đến giao 64
thông, thoát nước đô thị.

2.2.3

Các văn bản của thành phố Hà Nội về quản lý giao thông và thoát

67

nước khu dân cư đô thị.
2.3

Kinh nghiệm quản lý hệ thống giao thông và thoát nước khu 68
đô thị mới tại Việt Nam và nước ngoài

2.3.1

Kinh nghiệm quản lý hệ thống giao thông và thoát nước khu đô thị 68
mới tại Việt Nam


2.3.2

Kinh nghiệm quản lý hệ thống giao thông và thoát nước khu dân 70
cư đô thị mới nước ngoài
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HỆ 75
THỐNG GIAO THÔNG VÀ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC
KHU ĐÔ THỊ MỚI TÂY NAM LINH ĐÀM, HOÀNG MAI,


HÀ NỘI.
3.1

Giải pháp quản lý kỹ thuật hệ thống giao thông và hệ thống 75
thoát nước khu đô thị mới Tây Nam Linh Đàm, Hoàng Mai,
Hà Nội.

3.1.1

Giải pháp quản lý kỹ thuật áp dụng cho hệ thống giao thông khu 75
đô thị mới Tây Nam Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội.

3.1.2

Giải pháp quản lý kỹ thuật áp dụng cho hệ thống thoát nước khu 79
đô thị mới Tây Nam Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội.

3.2

Đề xuất bổ sung cơ chế quản lý hệ thống giao thông và hệ


83

thống thoát nước khu đô thị mới Tây Nam Linh Đàm, Hoàng
Mai, Hà Nội.
3.2.1

Đề xuất lập Điều lệ quản lý thực hiện dự án khu đô thị mới

83

3.2.2

Đề xuất thay đổi phương thức quản lý hạ tầng kỹ thuật khu đô thị

88

3.3

Giải pháp về cơ cấu tổ chức quản lý hệ thống giao thông và

89

thoát nước khu đô thị mới Tây Nam Linh Đàm, Hoàng Mai,
Hà Nội.
3.3.1

Cơ cấu tổ chức quản lý hệ thống giao thông và hệ thống thoát 89
nước khu đô thị mới Tây Nam Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội.


3.3.2

Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý hệ thống giao thông và

94

hệ thống thoát nước khu đô thị mới Tây Nam Linh Đàm, Hoàng
Mai, Hà Nội.
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Kiến nghị
Tài liệu tham khảo

97


Danh mục từ viết tắt

BQLDA

Ban quản lý dự án

BXD

Bộ xây dựng

CĐT

Chủ đầu tư


CTR

Chất thải rắn

CTXD

Công trình xây dựng

DAXD

Dự án xây dựng



Giai đoạn

GT

Giao thông

GS

Giám sát

HTKT

Hạ tầng kỹ thuật

HTGT


Hạ tầng giao thông

KĐT

Khu đô thị

KĐTM

Khu đô thị mới

NĐ - CP

Nghị định - Chính phủ

NXB

Nhà xuất bản

QCXDVN

Quy chuẩn xây dựng Việt Nam



Quyết định

TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên


TK

Thiết kế

TT

Thông tư

TTg

Thủ tướng

TKBV

Thiết kế bản vẽ

UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
STT

Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang


1

Bảng 1.1

Tổng hợp quy hoạch sử dụng đất

10

2

Bảng 2.1

3

Bảng 2.2

Quy định về các loại đường trong
đô thị
Khoảng cách an toàn vệ sinh môi
trường tối thiểu

47-48

52


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
STT

Số hiệu hình


Tên hình

Trang

1

Hình 1.1

Vị trí khu đô thị Tây Nam Linh Đàm

8

2

Hình 1.2

Mạng lưới quy hoạch giao thông

23

3

Hình 1.3

Mặt cắt ngang điển hình 1-1

23

4


Hình 1.4

Mặt cắt ngang điển hình 6-6

24

5

Hình 1.5

6

Hình 1.6

7

Hình 1.7

8

Hình 1.8

9

Hình 1.9

10

Hình 1.10


11

Hình 1.11

Vỉa hè hư hỏng không được sửa chữa

35

12

Hình 1.12

Mặt đường xuống cấp, hư hỏng

36

13

Hình 1.13

Vỉa hè bị chiếm dụng

36

14

Hình 1.14

Ga thu nước mặt bị mất lắp đậy


37

15

Hình 2.1

Mối quan hệ trong cơ cấu tổ chức

54

16

Hình 2.2

Sơ đồ tổ cơ cấu tổ chức trực tuyến

55

Đường giao thông đối ngoại tại khu đô
thị mới Tây Nam Linh Đàm

24

Mặt cắt ngang đường giao thông nội bộ 25
Đường giao thông khu vực tại khu đô
thị mới Tây Nam Linh Đàm
Vỉa hè đường giao thông tại khu đô thị
mới Tây Nam Linh Đàm
Ga thu nước mặt và hồ chứa Linh Đàm

Mô hình quản lý của Ban quản lý dự án
HUD

26

28
30
32


17

Hình 2.3

Sơ đồ cơ cấu tổ chức chức năng

56

18

Hình 2.4

Sơ đồ cơ cấu trực tuyến - tham mưu

57

19

Hình 2.5


Sơ đồ cơ cấu trực tuyến - chức năng

58

20

Hình 2.6

Sơ đồ cơ cấu chương trình mục tiêu

58

21

Hình 2.7

Sơ đồ cơ cấu ma trận

59

22

Hình 2.8

23

Hình 3.1

24


Hình 3.2

25

Hình 3.3

26

Hình 3.4

27

Hình 3.5

28

Hình 3.6

Sơ đồ hệ thống thoát nước thải Nhật
Bản
Bố trí biển báo và sơn kẻ đường tại các
nút giao thông
Bố trí các vị trí đỗ xe tạm trên các
tuyến đường nhánh
Barie hạn chế xe có tải trọng lớn
Nắp hố ga bằng bê tông hoặc
composite
Rãnh tam giác và hố ga thu nước mưa
Trạm xử lý nước thải và bể tự hoại theo
công nghệ MBBR


72

76

77
78
80
80
83

Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của BQL
29

Hình 3.7

dự án Khu đô thị mới Tây Nam Linh

91

Đàm
30

Hình 3.8

Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ phận quản lý
hạ tầng kỹ thuật

93



Sơ đồ sự tham gia của cộng đồng trong
31

Hình 3.9

việc quản lý hệ thống giao thông, thoát
nước khu đô thị mới Tây Nam Linh
Đàm

96


1

PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, trên cả nước có hàng loạt các khu đô thị mới
được hình thành cùng với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ đã tạo nên bước
phát triển xây dựng khá nhanh góp phần hình thành nên bộ mặt đô thị đổi
mới, từng bước nâng cao chất lượng đô thị, cải thiện đời sống của người dân,
tạo lập một nền tảng phát triển đô thị bền vững.
Hà Nội là đô thị đặc biệt của Việt Nam, nơi tập trung dân cư đông đúc,
đây cũng chính là nơi mà các khu đô thị mới được phát triển mạnh mẽ để tạo
cơ hội cho nhiều người ở các tầng lớp khác nhau có chỗ ở và tạo diện mạo
đẹp cho đô thị.
Khu đô thị mới Linh Đàm (Hà Nội) là dự án đô thị mới do HUD đầu tư
và triển khai xây dựng tại Hà Nội. Dự án đã được hội Kiến trúc sư Việt Nam
bình chọn danh hiệu Công trình kiến trúc tiêu biểu thời đổi mới và được Bộ
xây dựng công nhận là một trong hai khu đô thị kiểu mẫu đầu tiên của cả

nước.
Trên thực tế, nhiều dự án xây dựng khu đô thị mới trên địa bàn quận
Hoàng Mai nói chung và khu đô thị mới Tây Nam Linh Đàm nói riêng đã,
đang và sẽ phải đối mặt với những khó khăn trong công tác quản lý hạ tầng kỹ
thuật, trong đó đặc biệt là tình trạng giao thông và thoát nước của khu. Do
vậy, vấn đề quản lý hệ thống giao thông và hệ thống thoát nước khu đô thị
mới Tây Nam Linh Đàm là vấn đề hết sức nóng bỏng, khiến nhiều nhà quản
lý, nhà chuyên môn đang phải nghiên cứu và đề xuất các giải pháp quản lý
đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, chất lượng và hiệu quả.
Chính vì vậy, đề tài “Quản lý hệ thống giao thông và hệ thống thoát
nước khu đô thị mới Tây Nam Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội” là thực sự
cần thiết nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản lý kỹ thuật hạ tầng cho các


2

khu đô thị mới nói chung và khu đô thị mới Tây Nam Linh Đàm, Hoàng Mai,
Hà Nội nói riêng.
Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng hệ thống giao thông và hệ thống thoát nước khu đô
thị mới Tây Nam Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội;
- Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất một số giải pháp trong
công tác quản lý hệ thống giao thông và hệ thống thoát nước khu đô thị mới
Tây Nam Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hệ thống giao thông và hệ thống thoát
nước khu đô thị mới Tây Nam Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu: Khu đô thị mới Tây Nam Linh Đàm, Hoàng Mai,
Hà Nội.
Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập số liệu, tài liệu: Điều tra và
thu thập toàn bộ các số liệu về thực trạng quy hoạch của khu đô thị và các văn
bản có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp chuyên gia, kế thừa: có chọn lọc các tài liệu và kế thừa
kết quả nghiên cứu của các đề tài nghiên cứu khoa học và các dự án khác có
liên quan;
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: hệ thống hóa, phân tích, so sánh,
tổng hợp để đưa ra các giải pháp quản lý hệ thống giao thông và hệ thống
thoát nước khu đô thị mới cho phù hợp.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Đưa ra các giải pháp trên cơ sở khoa học để quản lý
hệ thống giao thông và hệ thống thoát nước của khu đô thị mới.
- Ý nghĩa thực tiễn: Hoàn chỉnh các giải pháp quản lý hệ thống giao


3

thông và hệ thống thoát nước khu đô thị mới Tây Nam Linh Đàm nhằm xây
dựng một khu đô thị mới hài hòa với thiên nhiên, môi trường, hạ tầng đồng bộ
và hiện đại, mang đặc thù riêng cho khu vực.
Các khái niệm
a. Khái niệm khu đô thị mới
Khái niệm khu đô thị mới theo Nghị định số 02/2006/NDD-CP ngày
05/01/2006 (Nghị định ban hành quy chế Khu đô thị mới của Chính phủ):
“Dự án khu đô thị mới” (sau đây gọi là dự án cấp 1) là dự án đầu tư xây dựng
một khu đô thị đồng bộ có hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng
xã hội, khu dân cư và các công trình dịch vụ khác, được phát triển nối tiếp đô
thị hiện có hoặc hình thành khu đô thị tách biệt, có ranh giới và chức năng
được xác định phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền phê duyệt; khu đô thị mới có địa giới hành chính thuộc

một tỉnh. Ðồng thời Nghị định số 02/2006/NDD-CP ngày 05/01/2006 của
Chính phủ cũng khẳng định Dự án khu đô thị mới được lập có quy mô chiếm
đất từ 50 ha trở lên. Trường hợp diện tích đất để dành cho dự án nằm trong
quy hoạch đất đô thị nhưng bị hạn chế bởi các dự án khác hoặc bởi khu đô thị
đang tồn tại thì cho phép lập dự án khu đô thị mới có quy mô dưới 50 ha
nhưng không được nhỏ hơn 20 ha.
Trong Luật Quy hoạch Đô thị số 30/2009/QH12: “Đô thị mới là đô thị
dự kiến hình thành trong tương lai theo định hướng quy hoạch tổng thể hệ
thống đô thị quốc gia, được đầu tư xây dựng từng bước đạt các tiêu chí của đô
thị theo quy định của pháp luật. Khu đô thị mới là một khu vực trong đô thị,
được đầu tư xây dựng mới đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và nhà
ở.”
b. Khái niệm hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị
Theo khoản 5 điều 3 của Luật xây dựng số 16/2003/QH11: “Hệ thống


4

công trình hạ tầng kỹ thuật bao gồm hệ thống giao thông, thông tin liên lạc,
cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước, xử lý các
chất thải và các công trình khác.”
Theo thông tư số 02/2010/TT-BXD về việc Ban hành quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, ban hành kèm theo QCVN
07:2010/BXD “Các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị” đã đưa ra cụ thể các
công trình trong hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị:
- Hệ thống các công trình giao thông đô thị;
- Hệ thống các công trình cấp nước đô thị;
- Hệ thống các công trình thoát nước đô thị;
- Hệ thống các công trình cấp điện đô thị;
- Hệ thống các công trình cấp xăng dầu và khí đốt đô thị;

- Hệ thống các công trình chiếu sáng đô thị;
- Hệ thống các công trình thông tin đô thị;
- Hệ thống thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn và nhà vệ sinh công
cộng;
- Nhà tang lễ và nghĩa trang đô thị.
Hệ thống giao thông đô thị: bao gồm các công trình: Đường ô tô đô thị,
Quảng trường, Hè phố, đường đi bộ và đường xe đạp, Bãi đỗ xe, bến dừng xe
buýt, bến xe liên tỉnh, Trạm thu phí, Trạm sửa chữa ô tô, Nền đường, Áo
đường, Mạng lưới giao thông vận tải hành khách công cộng, Đường ô tô
chuyên dụng, Đường sắt đô thị, Đường thuỷ nội địa, Đường hàng không, Nút
giao thông trong đô thị, Cầu trong đô thị, Hầm giao thông trong đô thị, Tuynen và hào kỹ thuật, An toàn giao thông và các thiết bị điều khiển, hướng dẫn
giao thông.
Hệ thống thoát nước đô thị: là một tổ hợp các thiết bị, công trình kỹ
thuật, mạng lưới thoát nước và các phương tiện để thu gom nước thải từ nơi


5

phát sinh, dẫn - vận chuyển đến các công trình xử lý, khử trùng và xả nước
thải ra nguồn tiếp nhận.
c. Khái niệm quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật
Hệ thống quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị là toàn bộ phương thức
điều hành (phương pháp, trình tự, dữ liệu, chính sách, quyết định...) nhằm kết
nối và đảm bảo sự tiến hành tất cả các hoạt động có liên quan tới quản lý cơ
sở hạ tầng kỹ thuật đô thị. Mục tiêu của nó là cung cấp và duy trì một cách tối
ưu hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị và các dịch vụ liên quan đạt được
các tiêu chuẩn quy định trong khuôn khổ nguồn vốn được cấp và kinh phí
được sử dụng.
Quá trình cải tạo và xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô
thị phải tuân theo quy hoạch đô thị đã được duyệt. UBND tỉnh, thành phố, thị

xã, thị trấn giao cho các cơ quan chuyên trách quản lý sử dụng và khai thác
công trình này.
Hệ thống quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị yêu cầu phải có cách tiếp
cận tổng hợp và sử dụng phương pháp luận hệ thống. Khi xử lý các vấn đề
quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị, phải xem xét vấn đề từ mọi khía cạnh kỹ
thuật, kinh tế, xã hội và chính trị (bao gồm cả an ninh, quốc phòng).
Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật bao gồm:
+ Quản lý kinh tế và kỹ thuật: Sử dụng định mức, đơn giá, quy chuẩn,
tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật, quy trình kỹ thuật... để quản lý các hoạt động
trong hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
+ Quản lý tổ chức: Thiết kế và vận hành bộ máy tổ chức và quản lý nhân
lực trong hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
Hai nhóm chức năng này có quan hệ mật thiết với nhau trong mọi hoạt
động của hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
Cấu trúc luận văn


6

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn có ba
chương gồm có:
- Chương I: Thực trạng quản lý hệ thống giao thông và hệ thống thoát
nước khu đô thị mới Tây Nam Tây Nam Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội.
- Chương II: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý hệ thống giao thông và
hệ thống thoát nước khu đô thị mới Tây Nam Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội.
- Chương III: Đề xuất giải pháp quản lý hệ thống giao thông và hệ thống
thoát nước khu đô thị mới Tây Nam Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội.


THÔNG BÁO

Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


97

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Với trung tâm là bán đảo Linh Đàm, khu đô thị được quy hoạch là
KĐTM thích ứng với đại bộ phận dân cư, thích ứng khí hậu, tôn trọng cảnh
quan sinh thái; công cụ tổng hợp của “thiết kế kiến trúc”, “thiết kế đô thị” và
“thiết kế cảnh quan” thông qua không gian cảnh quan hài hòa toàn khu vực.
Để phòng ngừa rủi ro trong dự án nói chung cũng như đề xuất các giải pháp
nhằm đổi mới trong công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị, đề tài luận văn
“Quản lý hệ thống giao thông và hệ thống thoát nước khu đô thị mới Tây
Nam Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội” đã đóng góp được một phần nhỏ trong
việc giải quyết những vấn đề cần giải quyết và định hướng, đồng thời đây là
mô hình quy hoạch và phát triển khu đô thị có nhiều ưu điểm, có thể coi là
kinh nghiệm tốt để nhân rộng trong cả nước nhằm góp phần định hướng phát
triển bền vững cho các đô thị Việt Nam.
KIẾN NGHỊ
- Cần xây dựng một điều lệ chung về quản lý hạ tầng kỹ thuật khu đô thị
mới cho người dân, chính quyền và Chủ đầu tư để cùng phát huy sáng tạo tập
thể, nâng cao ý thức cộng đồng.. trong công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật.

- Đối với chủ đầu tư cần thiết phải xây dựng một quy chế để quản lý hệ
thống hạ tầng kỹ thuật một cách hoàn chỉnh. Quản lý thi công xây dựng công
trình theo đúng quy hoạch và mục tiêu đề ra, phân chia quản lý rõ ràng mạch
lạc để nâng cao chất lượng dự án. Lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành hạng mục
công trình để nắm rõ, xử lý kịp thời các sự cố, hư hỏng.
- Đối với địa phương cần thành lập một đội tổ chức quản lý giám sát
trong đó có sự tham gia của cộng đồng. Đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ
chuyên môn cao.
- Cần áp dụng những mô hình quản lý mới theo đề xuất hoặc theo những


98

nước phát triển trong khu vực để tạo nên những mô hình tiết kiệm năng
lượng, bảo vệ môi trường, phát triển hạ tầng xanh trong tương lai.
- Xã hội hóa công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật trong giai đọan khai thác
đưa vào sử dụng là cần thiết, phù hợp với thực tế, với lợi ích của cộng đồng
và nên khuyến khích nhiều thành phần tham gia.
Các giải pháp kiến nghị đưa ra không chỉ áp dụng riêng cho khu đô thị
mới Tây Nam Linh Đàm mà còn có thể là hướng phát triển cho các khu đô thị
khác trên địa bàn quận Hoàng Mai nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thế Bá (2004), Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, Tài
liệu giảng dạy lớp Cao học quản lý đô thị, Trường Đại Học Kiến Trúc Hà
Nội, Nxb Xây Dựng, Hà Nội.
2. Bộ Xây dựng (1999), Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô
thị Việt Nam đến năm 2020, Hà Nội.
3. Bộ Xây dựng (2006), Thông tư số 04/2006/TT-BXD ngày 18/08/2006

hướng dẫn thực hiện Quy chế khu đô thị mới ban hành kèm theo Nghị định
02/2006/NĐ-CP, Hà Nội.
4. Bộ Xây dựng (2008), Thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày 22/02/2008
Hướng dẫn quản lý đường đô thị, Hà Nội.
5. Bộ Xây dựng (2008), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây
dựng, Hà Nội.
6. Bộ Xây dựng (2008), Đường đô thị - Yêu cầu thiết kế TCXDVN
107:2007, Hà Nội.
7. Chính phủ (2005), Nghị định số 80/2005/NĐ-CP ngày 18/04/2005 về
ban hành Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng, Hà Nội.
8. Chính phủ (2006), Nghị định số 02/2006/NĐ-CP ngày 05/11/2006 về
ban hành Quy chế khu đô thị mới, Hà Nội.
9. Chính phủ (2014), Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014
của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải, Hà Nội.
10. Chính phủ (2010), Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 về
Quy định quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, Hà Nội.
11. Dự án Quốc gia VIE/95/050 (1998), Quy hoạch và Quản lý đô thị có
sự tham gia của cộng đồng, Hà Nội.
12. Đỗ Hậu (2008), Quy hoạch xây dựng đô thị với sự tham gia của cộng
đồng, NXB Xây dựng, Hà Nội.


13. Guy Leclerc và TS.Phạm Trọng Mạnh (2000), Bài giảng môn học
Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, Trung tâm đào tạo quốc tế, Trường
Đại học Kiến trúc Hà Nội.
14. Nguyễn Hòang Lân (2005), Thoát nước và xử lý nước thải tại Nhật
Bản, Vụ Hạ tầng kỹ thuật đô thị, Bộ Xây dựng, 67.
15. Nguyễn Công Tiến (2010), “Kinh nghiệm quy hoạch tái thiết đô thị
Singapore”, Tạp chí kiến trúc Việt Nam (số 3+4).
16. Phạm Trọng Mạnh (2006), Quản lý hạ tầng kỹ thuật, NXB Xây

dựng, Hà Nội.
17. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật
xây dựng, Hà Nội
18. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật
quy hoạch đô thị, Hà Nội.
19. Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn
đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1259/QĐ-TTg
ngày 26/7/2011.
20. Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị (2010), Quy chế Quản
lý quy hoạch Khu đô thị mới Tây Nam Linh Đàm, Hà Nội.
21. Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị (2010), Quy hoạch
chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu đô thị mới Tây Nam Linh Đàm, Hà Nội.
22. Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị (2010), Thuyết minh
dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Tây Nam Linh Đàm, Hà Nội.
23. UBND thành phố Hà Nội (2015), Báo cáo tổng hợp kinh tế xã hội
thành phố Hà Nội, Hà Nội.
24. UBND thành phố Hà Nội (2006), Quyết định số 82/2006/QĐ-UBND
ngày 29/5/2006 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Quy hoạch
chi tiết khu đô thị mới Tây Nam hồ Linh Đàm tỷ lệ 1/500, Hà Nội.



×