Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Giải pháp tổ chức không gian bảo tồn di tích lịch sử văn hóa khu sơn lăng cấm địa tại thj xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (920.66 KB, 18 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

TRẦN THỊ HẠNH

GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN BẢO TỒN DI
TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA KHU SƠN LĂNG CẤM ĐỊA
TẠI THỊ XÃ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ

Hà Nội - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

TRẦN THỊ HẠNH
KHÓA: 2014 - 2016

GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN BẢO TỒN DI
TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA KHU SƠN LĂNG CẤM ĐỊA
TẠI THỊ XÃ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành: Quy hoạch vùng và Đô thị


Mã số: 60.58.01.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ TRỌNG BÌNH

Hà Nội - 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện Luận văn thạc sĩ Quy hoạch vùng
và đô thị với đề tài “Giải tổ chức không gian bảo tồn di tích lịch sử văn hóa khu
Sơn lăng cấm địa tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh”, tôi đã nhận được sự giúp đỡ,
hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo, giảng viên trường Đại học Kiến trúc Hà
Nội, các thầy cô trong Khoa Sau đại học của trường. Tôi xin chân thành cảm ơn
các thầy cô đã cung cấp những kiến thức quý báu và giúp tôi hoàn thành Luận
văn.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS. Lê Trọng Bình đã trực tiếp
và tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành
Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn cơ quan, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã
quan tâm, động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin hứa sẽ tiếp tục và thường xuyên học tập, nghiên cứu để nâng cao sự hiểu
biết để vận dụng các kiến thức đã được học tập, nghiên cứu vào cuộc sống thực
tiễn tốt hơn.
Bắc Ninh, ngày .… tháng 6 năm 2016
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trần Thị Hạnh



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có
nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trần Thị Hạnh


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng, biể u
Danh mục các hình vẽ
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
Lý do chọn đề tài. ........................................................................................... 1
Mục đích nghiên cứu. ..................................................................................... 2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................... 2
Nội dung nghiên cứu. ...................................................................................... 2
Phương pháp nghiên cứu. ................................................................................ 3
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. ........................................................ 3
Cấu trúc luận văn. ........................................................................................... 4
Các thuật ngữ, khái niệm sử dụng trong Luận văn. .......................................... 4
PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................... 6
CHƢƠNG I: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN BẢO TỒN DI
TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA KHU LĂNG SƠN CẤM ĐỊA ....................... 6
1.1. Khái quát về khu di tích Sơn lăng cấm địa. ........................................... 6
1.1.1. Vị trí, phạm vi khu di tích.................................................................. 6
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển....................................................... 10

1.1.3. Ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, tâm linh ............................................... 11
1.2. Hiện trạng khu di tích Sơn lăng cấm địa ............................................. 13
1.2.1. Các yếu tố tự nhiên ......................................................................... 13
1.2.2. Hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật ................................................... 16


1.2.3. Kiến trúc cảnh quan khu vực di tích ................................................ 19
1.2.4. Các yếu tố di sản văn hóa vật thể .................................................... 25
1.2.5. Các yếu tố di sản văn hoá phi vật thể............................................... 29
1.3. Thực trạng về công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích ...... 31
1.3.1. Các quy hoạch, các dự án đầu tư liên quan trong khu vực di tích ..... 31
1.3.2. Công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích .................. 33
1.4. Đánh giá tổng hợp và các vấn đề cần nghiên cứu................................ 35
1.4.1. Đánh giá tổng hợp: .......................................................................... 35
1.4.2. Các vấn đề cần nghiên cứu: ............................................................. 39
CHƢƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN BẢO
TỒN KHU DI TÍCH SƠN LĂNG CẤM ĐỊA ........................................... 40
2.1. Nguyên tắc về tổ chức không gian gắn với bảo tồn và phát huy giá trị các
di sản văn hoá vật thể khu di tích .............................................................. 40
2.1.1.Nguyên tắc phát triển bền vững gắn với bảo tồn và phát huy giá trị . 40
2.1.2. Nguyên tắc tổ chức không gian ....................................................... 43
2.2. Cơ sở pháp lý của việc tổ chức không gian khu di tích Sơn lăng cấm địa
................................................................................................................. 49
2.2.1. Văn bản pháp luật: .......................................................................... 49
2.2.2. Các quy hoạch, định hướng, dự án liên quan đến bảo tồn và phát huy giá
trị khu di tích ............................................................................................ 55
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức không gian khu di tích gắn với bảo
tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá ........................................................ 59
2.3.1. Yếu tố tự nhiên ............................................................................... 59
2.3.2. Yếu tố kinh tế- văn hóa xã hội ......................................................... 59

2.3.3. Yếu tố khoa học kỹ thuật ................................................................ 60
2.3.4. Yếu tố công năng- thẩm mỹ............................................................. 61


2.3.5. Sự tham gia của cộng đồng và dân cư .............................................. 61
2.3.6. Du khách và kết nối các cơ sở du lịch trong tỉnh.............................. 63
2.4. Kinh nghiệm trong nước và quốc tế về công tác quy hoạch bảo tồn và phát
huy giá trị di sản vật thể ............................................................................ 65
2.4.1. Kinh nghiệm trên Thế Giới .............................................................. 65
2.4.2. Kinh nghiệm tại Việt Nam ............................................................... 67
2.4.3. Các bài học kinh nghiệm được rút ra ............................................... 70
CHƢƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG BẢO TỒN DI
TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA KHU SƠN LĂNG CẤM ĐỊA ..................... 72
3.1. Quan điểm, mục tiêu .......................................................................... 72
3.1.1. Quan điểm: ..................................................................................... 72
3.1.2. Mục tiêu:......................................................................................... 73
3.2. Phân vùng bảo tồn tôn tạo khu di tích Sơn lăng cấm địa ..................... 74
3.2.1. Nguyên tắc phân vùng ..................................................................... 74
3.2.2. Cơ cấu phân vùng cụ thể ................................................................. 75
3.3. Các yêu cầu đối với từng vùng ........................................................... 77
3.4. Các giải pháp cụ thể ........................................................................... 80
3.4.1.Đối với các khu chức năng hỗ trợ gắn với bảo tồn ............................ 80
3.4.2.Giải pháp phát huy giá trị khu di tích ................................................ 92
3.4.3. Giải pháp về chính sách bảo tồn và phát huy giá trị ......................... 98
3.4.4. Giải pháp huy động sự tham gia của cộng đồng nhằm phát huy giá trị,
gắn với trách nhiệm bảo tồn, tôn tạo, bảo vệ di tích để phát triển bền vững
............................................................................................................... 101
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................... 104
Kết luận ...................................................................................................... 104
Kiến nghị .................................................................................................... 105



DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Số hiệu

Tên bảng biểu

bảng biểu

Trang

Bảng 1.1

Bảng thống kê các triều vua thời Lý

9

Bảng 1.2

Bảng đánh giá hiện trạng sử dụng đất

41

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hiệu

Tên hình

hình
Hình 1.1


Hình 1.2

Hiện trạng di tích lịch sử văn hóa khu Sơn lăng cấm địa thị xã Từ Sơn - tỉnh Bắc Ninh
Khoanh vùng quy hoạch bảo tồn khu di tích Sơn lăng
cấm địa - Quy hoạch chung phường Đình Bảng

Trang

8

10

Hình 1.3

Lăng Lý Thái Tổ

21

Hình 1.4

Lăng Lý Thái Tông

22

Hình 1.5

Lăng Lý Thánh Tông

22


Hình 1.6

Lăng Lý Nhân Tông

23

Hình 1.7

Lăng Lý Thần Tông

23

Hình 1.8

Lăng Lý Cao Tông

24

Hình 1.9

Lăng Lý Huệ Tông

24

Hình 1.10

Lăng bà Phạm Thị

25


Hình 1.11

Lăng Nguyên Phi Ỷ Lan

26

Hình 1.12

Hình ảnh di tích đền Đô - Di tích được xếp hạng cấp
Quốc gia năm 1991

28


Hình 1.13

Hình ảnh sông Tiêu Tương

29

Hình 1.14

Khoanh vùng quy hoạch du lịch sinh thái tâm linh

30

Hình 1.15

Hình 1.16


Tượng Lý Công Uẩn (tức Lý Thái Tổ) đã ăn sâu vào
tiềm thức của người Việt
Quan họ một trong những biểu tượng văn hóa đặc
trưng của người Bắc Ninh

31

31

Hình 1.17

Hát quan họ trong các lễ hội truyền thống

32

Hình 1.18

Định hướng không gian QH vùng tỉnh Bắc Ninh

33

Bảng chỉ dẫn bằng hình ảnh về sơ đồ quần thể di tích
Hình 1.19

Sơn lăng cấm địa dược đặt ở đền Đô, phục vụ khách

35

tham quan.

Hình 2.1

Mô hình quy hoạch chùa

86

Hình 2.2

Quy hoạch mạng lưới các khu di lịch tỉnh Bắc Ninh

87

Hình 2.3
Hình 2.4
Hình 2.5

Ngôi nhà tranh hàng trăm năn tuổi được bảo tồn khá
nguyên vẹn
Đền mặt trời Konark
Không gian kiến trúc gắn cảnh quan, mặt nước sinh
thái

87
87
90

Hình 2.6

Không gian cảnh quan tự nhiên


90

Hình 2.7

Quang cảnh Yên Tử trong quy hoạch

91

Hình 2.8

Khu vực chùa mới cách xa chùa cũ

93

Hình 3.1

Sơ đồ phân vùng bảo vệ và định hướng quy hoạch

97

Hình 3.2

Dự kiến cây trồng trong khu vực Sơn lăng cấm địa

81

Hình 3.3

Sơ đồ không gian kiến trúc cảnh quan


83

Hình 3.4

Phân khu chức năng hỗ trợ phát triển khu Sơn lăng cấm
địa

84


Hình 3.5
Hình 3.6
Hình 3.7

Tổ chức tuyến đi bộ cho hoạt động di lịch, hành hương,
lễ Phật
Bảo tồn đất canh tác nông nghiệp giữa các dãy núi
Mô hình phát triển đô thị sinh thái và sân Gofl dọc sông
Đuống

86
86
87

Hình 3.8

Bổ sung các hoạt động trong khu Sơn lăng cấm địa

87


Hình 3.9

Hình ảnh tự nhiên khu lăng Lý Thái Tổ

90

Hình 3.10

Hình ảnh làng quê truyền thống vùng Bắc Bộ

91

Hình 3.11

Hình ảnh nhà ở nông thôn trong làng cũ

91

Hình 3.12

Cải tạo kiến trúc nhà mới dọc tuyến đường

91

Hình 3.13

Hình 3.14

Hình 3.15


Hình 3.16

Không gian kiến trúc nhà ở nông thôn truyền thống Bắc
Bộ
Mẫu nhà ở nông thôn mới cần có yếu tố kiến trúc truyền
thống
Kiên kết khu Sơn lăng cấm địa với mạng lưới di tích và
du lịch toàn tỉnh Bắc Ninh
Tổ chức không gian khu Sơn lăng cấm địa trong bố cục
kiến trúc cảnh quan đô thị

93

93

97

98


PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài.
Lịch sử đã ghi nhận Triều Lý (1009-1225) trải qua 216 năm trị vì đất nước
là một triều đại hưng thịnh để lại dấu ấn tự hào cho đất nước. Đặc biệt, vua Lý
Công Uẩn - một vị vua tài đức song toàn đã quyết định sáng suốt là: rời đô từ Hoa
Lư ra thành Đại La (tháng 8/1010) sau là kinh đô Thăng Long và ngày nay là thủ
đô Hà Nội. Vương triều thời Lý tạo dựng một bước phát triển toàn diện về các
mặt văn hóa, chính trị, quân sự, kinh tế trong lịch sử Việt Nam - thời kỳ thịnh
vượng nhất phải kể các năm từ 1072-1127 (thời vua Lý Nhân Tông). Nhân dân đã
xây dựng khu Đền Đô để thờ 8 vị vua triều Lý. Phía Nam và Tây Nam khu Đền

Đô là khu đất yên tĩnh, bốn mùa cỏ cây xanh mát. Ngoài ra khu đất đã được các
nhà phong thuỷ từ 1000 năm trước chọn để làm nơi đặt Lăng mộ các triều vua nhà
Lý chắc chắn đã phải được tính toán rất kỹ về mọi mặt. Vào dịp kỷ niệm 1010
năm Thăng Long sắp tới, khu vực này cần phải được quan tâm về các mặt: quy
hoạch lại việc sử dụng đất đai, các Lăng tẩm của các triều vua Lý phải được bảo
tồn, tôn tạo cho khang trang. Các nhà chuyên môn về phong thuỷ, các ban ngành
chức năng và các bậc lãnh đạo của tỉnh Bắc Ninh đã nhất trí chủ trương phải lập
QHCT bảo tồn, tôn tạo Khu lăng sơn cấm địa nhằm mục tiêu tạo thành một tuyến
du lịch tâm linh sinh thái từ khu di tích Đền Đô - sông Tiêu Tương lịch sử - Khu
sơn lăng Cấm Địa.
Chính vì vậy việc lập Giải pháp tổ chức không gian bảo tồn di tích lịch sử
văn hóa khu Sơn lăng cấm địa tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh là hết sức cần thiết
và đóng vai trò quan trọng góp phần đưa ra giải pháp quy hoạch quản lý sử dụng
đất, phát triển tuyến du lịch của Bắc Ninh trong toàn quốc, đồng thời là dịp bảo
tồn di tích lịch sử vàng son đã để lại của một thời hưng thịnh của các vương triều
nhà Lý.


2

Mục đích nghiên cứu.
- Xác định vai trò, chức năng khu Sơn Lăng Cấm Địa nhà Lý trong vùng du
lịch Hà Nội - Bắc Ninh, kết nối với khu du lịch sinh thái - tâm linh của tỉnh Bắc
Ninh tạo thành hệ sinh thái phía Bắc.
- Đề xuất mô hình du lịch của khu lăng mộ các vua triều Lý (khu Sơn Lăng
Cấm Địa) trở thành một tuyến du lịch hành hương vào các dịp đại lễ lớn.
- Tạo cảnh quan kiến trúc sạch, đẹp, tôn vinh nét văn hoá tâm linh dân tộc
Việt Nam, tạo được một khu du lịch độc đáo đó là: Du lịch tâm linh và sinh thái
của thời Lý - một triều đại có lịch sử vàng son. Khu Sơn Lăng Cấm Địa là nơi an
nghỉ của 8 vị vua nhà Lý và thân tộc Hoàng Đế thời Lý, có ý nghĩa biểu tượng về

một vương triều nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. Một vương triều hưng thịnh, có
nhiều chính sách đẩy mạnh sự phát triển của xã hội Việt Nam về các mặt: văn
hoá, chính trị, kinh tế, quân sự… một vương triều để lại dấu ấn đáng kể trong lịch
sử.
- Tổ chức tốt hệ thống hạ tầng kỹ thuật của khu bảo tồn di tích lịch sử văn
hóa, kết nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị của đô thị Từ Sơn.
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp quy hoạch di tích lịch sử văn hóa khu
Sơn Lăng Cấm Địa tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Diện tích nghiên cứu là khu Sơn Lăng Cấm Địa có S=
210 ha.
+ Về thời gian : đến năm 2030
Nội dung nghiên cứu.
- Quá trình hình thành, phát triển và hiện trạng quy hoạch khu Sơn Lăng
Cấm Địa.


3

- Phân tích và đánh giá tổng hợp, đối chiếu so sánh trên cơ sở các kết quả
khảo sát, điều tra trong khu Sơn Lăng Cấm Địa và khu vực lân cận.
- Đề xuất giải pháp quy hoạch, những nguyên tắc cải tạo cho Khu Sơn
Lăng Cấm Địa nhằm khẳng định vai trò, vừa gìn giữ và bảo tồn lịch sử văn hóa,
vừa đồng thời quản lý, bảo vệ được toàn Khu Sơn Lăng Cấm Địa, đúng như di
nguyện của Người xưa để lại.
Phƣơng pháp nghiên cứu.
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau:
* Phương pháp phân tích tổng hợp:
- Thu thập tài liệu thông tin, điều tra, khảo sát, và thực địa từ đó phân tích

đánh giá tổng hợp nhằm xác lập cách nhìn khái quát và rút ra những đặc trưng về
không gian kiến trúc cảnh quan của từng phân khu chức năng đô thị.
- Phân tích tổng hợp các cơ sở khoa học để hoàn thiện phương pháp luận
- Phân tích, so sánh, kế thừa, chọn lọc các kinh nghiệm thực tế trong nước
và quốc tế liên quan đến vấn đề quy hoạch bảo tồn di tích lịch sử văn hóa
* Phương pháp chuyên gia: phỏng vấn chuyên gia, suy luận logic về lĩnh
vực vấn đề quy hoạch bảo tồn di tích lịch sử văn hóa hiện nay, từ đó rút ra bài học
kinh nghiệm cho việc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan.
* Phương pháp điều tra xã hội học: Khảo sát, phát phiếu điều tra, bảng câu
hỏi và phỏng vấn trực tiếp; tổng hợp xử lý và đánh giá kết quả điều tra.
* Phương pháp dự báo: Nhằm dự báo xu hướng phát triển đô thị, biến động
dân cư, biến đổi cơ cấu lao động các ngành nghề, cơ sở dự báo phát triển đô thị
là các dự báo về phát triển kinh tế xã hội các ngành, định hướng phát triển không
gian đô thị và theo định hướng quy hoạch vùng tỉnh.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
* Ý nghĩa khoa học:


4

Trên cơ sở khoa học, qua nghiên cứu đề xuất các giải pháp quy hoạch để phát huy
giá trị di tích lịch sử, văn hóa gắn với khai thác du lịch; đưa ra giải pháp tổ chức
có tính khả thi cao, gắn kết hài hòa với các không gian lân cận; làm cơ sở quản lý
và triển khai đầu tư xây dựng bảo tồn, tôn tạo các công trình di tích gìn giữ và bảo
vệ công trình khu di tích lịch sử, tâm linh trong khu vực Sơn Lăng Cấm Địa.
* Ý nghĩa thực tiễn:
+ Bảo tồn và khai thác bền vững khu di tích lịch sử "Sơn Lăng Cấm Địa“
trong quá trình phát triển ở Bắc Ninh. Giải pháp tổ chức phát huy giá trị lịch sử,
văn hóa được nghiên cứu và đề xuất hợp lý có thể áp dụng vào việc hoàn chỉnh
các quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch nông thôn và các dự án xung quanh.

+ Kết quả nghiên cứu có thể nhân rộng trở thành điển hình trong quy hoạch
bảo tồn, phát huy giá trị các khu di tích lịch sử, văn hóa tâm linh trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh, áp dụng trong qúa trình triển khai và thực hiện quy hoạch các bước tiếp
theo sau Quy hoạch vùng tỉnh Bắc Ninh, quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh đang
triển khai và các đồ án phân khu, quy hoạch chi tiết khác.
Cấu trúc luận văn.
Ngoài phần MỞ ĐẦU và KẾT LUẬN, Luận văn có phần NỘI DUNG
gồm 3 chương:
+ Chương 1: Thực trạng tổ chức không gian bảo tồn di tích lịch sử văn hóa
khu Sơn Lăng Cấm Địa
+ Chương 2: Cơ sở khoa học về tổ chức không gian bảo tồn khu di tích Sơn
Lăng Cấm Địa
+ Chương 3: Các giải pháp tổ chức không gian bảo tồn di tích lịch sử văn
hóa khu Sơn Lăng Cấm Địa
Các thuật ngữ, khái niệm sử dụng trong Luận văn.


5

- Không gian văn hóa: Là khái niệm mềm dẻo, linh hoạt. Nó không có ranh
giới, biên giới cứng của các địa phương. điều kiện tự nhiên và môi trường sinh thái là
giới hạn của không gian văn hoá.
- Hình thái kiến trúc: Sự biểu hiện của tổ chức không gian trong một khu vực
nhất định, chịu ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, địa hình và
những vấn đề lịch sử. Hình thái kiến trúc cũng là một mô hình tổ chức theo các
chuỗi, các cụm, các tuyến... bám theo địa hình đặc trưng khu vực. Nó cũng thể hiện
những đặc trưng như kiểu quần cư, văn hoá sinh hoạt cộng đồng, tập trung hoặc
phân tán của các hệ thống cấu trúc các công trình kiến trúc. Mô hình tổ chức của
hình thái này có sự chuyển đổi theo tiến trình lịch sử và thể hiện ưu nhựơc điểm cúa
nó thông qua các vấn đề nêu trên.

- Di sản văn hóa phi vật thể: Khoản 1 điều 2 mục I Công ước bảo vệ di sản
văn hóa phi vật thể của UNESCO năm 2003 đã ghi nhận:
Di sản văn hóa phi vật thể được hiểu là các tập quán, các hình thức thể hiện,
biểu đạt, tri thức, kĩ năng và kèm theo đó là những công cụ đồ vật, đồ tạo tác và các
không gian văn hóa có liên quan mà các cộng đồng, các nhóm người và trong một số
trường hợp là các cá nhân, công nhận là một phần di sản văn hóa của họ. Được
chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, di sản văn hóa phi vật thể được các cộng
đồng, các nhóm người không ngừng tái tạo để thích nghi với môi trường và mối quan
hệ qua lại giữa cộng đồng với tự nhiên và lịch sử của họ, đồng thời hình thành trong
họ ý thức về bản sắc và sự kế tục, qua đó khích lệ thêm sự tôn trọng đối với đa dạng
văn hóa và tính sáng tạo của con người. Vì những mục đích của Công ước này, chỉ
xét đến những di sản văn hóa phi vật thể phù hợp với các văn kiện quốc tế hiện hành
về quyền con người, cũng như những yêu cầu về sự tôn trọng lẫn nhau giữa các cộng
đồng, các nhóm người và cá nhân, và về phát triển bền vững. [1]


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


104

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


Kết luận
- Hiện nay, chúng ta đang đối mặt với những mâu thuẫn giữa nhu cầu phát
triển, quá trình đô thị hóa dồn dập với yêu cầu bảo vệ nguyên trạng di tích lịch sử
văn hóa; giữa thực tiễn của ngành bảo tồn với khả năng đầu tư ngân sách hạn hẹp
của nhà nước; công tác bảo tồn di tích với khả năng trình độ của cán bộ bảo tồn
bảo tàng còn hạn chế. Bên cạnh đó, còn có sự phá hoại của tự nhiên; những hành
động vô thức hoặc hữu thức của con người... Dù ngành văn hóa rất cố gắng trong
vấn đề bảo vệ di tích, nhưng vẫn không tránh khỏi một số di tích lịch sử văn hóa
bị xâm hại, hủy hoại hay xuống cấp.
- Để công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa trong tỉnh được bền
vững, lan tỏa, ngành Văn hóa cần sớm xây dựng kế hoạch nghiên cứu khảo sát,
thông qua các nhà sử học có uy tín cùng những sử liệu lịch sử tin cậy để đánh giá
đúng thực trạng các di tích lịch sử văn hóa, trên cơ sở đó lập qui hoạch tổng thể
bảo tồn đối với từng di tích, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội của các
địa phương, của tỉnh.
+ Sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí đầu tư của Nhà nước và đóng góp
của nhân dân từng bước tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa. Cần đưa di sản
gần hơn với đời sống của người dân, để mọi người hiểu và nhận thức đầy đủ hơn
về giá trị của di sản từ đó ý thức bảo vệ di sản sẽ được nâng cao.
+ Áp dụng những thành tựu khoa học và kỹ thuật mới vào lĩnh vực bảo tồn
và phát huy di tích như thành tựu tin học phục vụ cho việc xây dựng và quản lý hệ
thống dữ liệu về di tích và bảo tàng, ứng dụng hoá chất vào việc bảo quản di tích,
sử dụng vật liệu hiện đại cho việc tu bổ di tích; ứng dụng công nghệ 3D trong việc
phục dựng không gian di tích …


105

+ Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng, cá nhân vào các hoạt động bảo

tồn di tích, phục hồi các giá trị văn hóa truyền thống và phát triển du lịch văn hóa,
góp phần thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hóa
gắn với phát triển du lịch bền vững, phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội
của địa phương.
Kiến nghị
- Nâng cấp khu di tích Sơn lăng cấm địa và khu vực Đền Đô kết hợp với
một số khu tâm linh trong khu vực như chùa Phật Tích, chùa Dâu, chùa Bút Tháp
thành chuỗi “đô thị du lịch” phục vụ văn hóa tâm linh.
- Mở rộng phạm vi ranh giới hoặc điều chỉnh ranh giới quy hoạch khu di
tích văn hóa lịch sử Sơn lăng cấm địa về phía Đông và phíaNam, giáp sông
Đuống để tổ chức mối liên hệ với không gian tiếp cận từ phía bến cảng sông
Đuống. Sơn lăng cấm địa kết nối với đền Đô, với khu du lịch sinh thái tâm linh
Phật Tích để từ đó kết nối với bến Cảng Dền, tuyến du lịch dọc sông Đuống và
quỹ đất triền sông thành tuyến du lịch hành hương, lễ Phật và tìm hiểu lịch sử cội
nguồn dân tộc.



×