Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan trung tâm bảo tồn văn hóa biển và làng chài cửa vạn (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (547.13 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN VĂN THẮNG
KHÓA 2013 - 2015

QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TRUNG
TÂM BẢO TỒN VĂN HÓA BIỂN VÀ LÀNG CHÀI CỬA VẠN
TRÊN VỊNH HẠ LONG TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN VĂN THẮNG
KHÓA 2013 - 2015

QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TRUNG
TÂM BẢO TỒN VĂN HÓA BIỂN VÀ LÀNG CHÀI CỬA VẠN
TRÊN VỊNH HẠ LONG TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06


LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN VŨ PHƯƠNG

Hà Nội, tháng 6 năm 2015


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý đô thị và công
trình. Với lòng kính trọng và biết ơn, tác giả xin chân thành cảm ơn:
PGS.TS. Nguyễn Vũ Phương là người hướng dẫn khoa học có trình độ
và kinh nghiệm đã hướng dẫn tận tình, trách nhiệm và hiệu quả.
Khoa Sau Đại học - Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội đã hướng dẫn giúp đỡ
để tác giả hoàn thành khóa học và luận văn này. Tác giả cũng bày tỏ cảm ơn
tới các thầy, cô là giảng viên khoa Sau Đại học – Trường ĐH Kiến trúc Hà
Nội đã giảng dạy giúp có được những kiến thức trong thời gian học tập.
Phòng Quy hoạch - Sở Xây dựng Quảng Ninh; Phòng Quản lý các công
trình VH – Sở VHTT TT và DL; Phòng Quản lý đô thị - thành phố Hạ Long;
Ban Quản lý Vịnh Hạ Long đã giúp đỡ, hỗ trợ tài liệu phục vụ nghiên cứu.
Tuy đã rất cố gắng, nhưng do thời gian, kiến thức và sự hiểu biết có hạn
Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả mong nhận được sự đóng
góp ý kiến của Hội đồng khoa học Trường ĐH Kiến trúc Hà nội, các thầy cô
giáo, đồng nghiệp và bạn bè. Đặc biệt mong nhận được sự quan tâm của thầy
cô trực tiếp phản biện đối với Luận văn này để nội dung luận văn được hoàn
thiện hơn, có tính thực tiễn hơn, góp phần cải thiện công tác quản lý không
gian kiến trúc cảnh quan trên vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà nội, ngày tháng 6 năm 2015
Tác giả luận văn


Nguyễn Văn Thắng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa
học độc lập, dựa trên những kiến thức được trang bị và hiểu biết của cá nhân.
Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có
nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Văn Thắng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 4
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 5
Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 6
Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 6
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................... 6
Một số khái niệm cơ bản ............................................................................ 7
Cấu trúc luận văn
NỘI DUNG ..............................................................................................................11
CHƯƠNG I: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUY
HOẠCH, QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KTCQ TRUNG TÂM BẢO TỒN VĂN
HÓA BIỂN VÀ LÀNG CHÀI CỬA VẠN TRÊN VỊNH HẠ LONG .................11


1.1. Lịch sử hình thành và cộng đồng dân cư trên vịnh Hạ Long .............. 11
1.1.1. Lịch sử hình thành .......................................................................... 11
1.1.2. Cộng đồng dân cư và Trung tâm Bảo tồn văn hóa biển ................... 13
1.2. Cư trú và sinh hoạt, sản xuất của ngư dân các làng chài – Thực trạng
xưa và nay: ............................................................................................... 18
1.3. Quy hoạch và quản lý không gian KTCQ Trung tâm Bảo tồn văn hóa
biển và làng chài Cửa Vạn. Thực trạng những năm gần đây ..................... 27
1.3.1. Những quy hoạch đã được triển khai lập và phê duyệt .................... 27
1.3.2. Quy hoạch CTXD Trung tâm Bảo tồn văn hóa biển và Làng chài Cửa
Vạn trên vịnh Hạ Long ............................................................................. 33
1.3.3. Thực trạng quy hoạch và quản lý không gian KTCQ Trung tâm Bảo
tồn văn hóa biển và Làng chài Cửa Vạn trên vịnh Hạ Long:..................... 54
1.3.4. Thực trạng bộ máy quản lý ............................................................. 64


1.4. Sự tham gia của cộng đồng - thực trạng hiện nay............................... 71
1.5. Các vấn đề cần nghiên cứu ................................................................ 73
CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VIỆC QUẢN LÝ KHÔNG GIAN
KTCQ TT BẢO TỒN VĂN HÓA BIỂN VÀ LÀNG CHÀI CỬA VẠN TRÊN
VỊNH HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH .............................................................75

2.1. Cơ sở lý thuyết .................................................................................. 75
2.2. Cơ sở pháp lý..................................................................................... 82
2.3. Kinh nghiệm trong công tác quản lý không gian KTCQ tại các khu
làng truyền thống ở Việt Nam và trên thế giới .......................................... 85
2.4. Cộng đồng trong công tác quản lý không gian KTCQ ....................... 90
2.5. Các yếu tố tác động đến quy hoạch và quản lý không gian KTCQ
Trung tâm bảo tồn văn hóa biển và làng chài Cửa Vạn ............................. 93
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KTCQ TRUNG TÂM

BẢO TỒN VĂN HÓA BIỂN VÀ LÀNG CHÀI CỬA VẠN TRÊN VỊNH HẠ
LONG .......................................................................................................................97

3.1. Quan điểm và nguyên tắc quản lý ...................................................... 97
3.1.1. Quan điểm quản lý ...................................................................... 97
3.1.2. Nguyên tắc quản lý ..................................................................... 98
3.2. Giải pháp rà soát, điều chỉnh và thực hiện quy hoạch ........................ 98
3.3. Giải pháp Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đối với các khu
chức năng trong Trung tâm Bảo tồn văn hóa biển và làng chài Cửa Vạn.100
3.4. Giải pháp Quản lý đối với các công trình kiến trúc .......................... 109
3.5. Giải pháp Quản lý cảnh quan môi trường ........................................ 115
3.6. Giải pháp về Cơ chế chính sách ....................................................... 116
3.7. Nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý hiện nay.............................. 118
3.8. Vai trò và sự tham gia của cộng đồng .............................................. 122
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................1
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................4


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Cụm từ viết tắt

Viết tắt

Nghị định – Chính phủ

NĐ-CP

Bộ Xây dựng
Ủy ban nhân dân
Thành phố


BXD
UBND
TP

Du lịch sinh thái

DLST

Kiến trúc cảnh quan

KTCQ

Trung tâm bảo tồn

TTBT

Nhà xuất bản

NXB

Luật Di sản

LDs

Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam

QCXDVN

Thông tư


TT

Quy hoạch

QH

Quy hoạch chi tiết

QHCT

Vệ sinh môi trường

VSMT

Chất thải rắn
Trung tâm bảo tồn văn hóa biển
Kiến trúc cảnh quan

CTR
TTBTVHB
KTCQ

Comment [u1]:


DANH MỤC HÌNH MINH HỌA
Stt
Hình 1.1


Nội dung
Vịnh Hạ long – Di sản thiên nhiên thế giới

Trang
11

Hình 1.2

Vị trí làng chài Cửa Vạn trên vịnh Hạ Long

17

Hình 1.3

Những con thuyền truyền thống của ngư dân

18

Hình 1.4

Phương tiện kiếm sống – ngôi nhà di động

19

Hình 1.5

Một góc làng chài Cửa Vạn ngày nay

20


Hình 1.6

Nhà bè – nhà ở của ngư dân ngày nay

21

Hình 1.7

Môi trường bị ô nhiễm do các hoạt động của con người

23

Hình 1.8

Không gian nghiên cứu QH bảo tồn trên vịnh Hạ Long

27

Hình 1.9

Bản đồ QH các trung tâm, các khu vực bảo tồn

30

Hình 1.10 Bản đồ QHSDĐ Trung tâm BTVH biển

35

Hình 1.11 Bản đồ tổ chức KGKTCQ Trung tâm BTVH biển


44

Hình 1.12 Tổ chức không gian ở theo mô hình làng truyền thống

51

Hình 1.13 Mô hình nhà ở trong quy hoạch

51

Hình 1.14 Phối cảnh Trung tâm BTVH biển trên vịnh Hạ Long

54

Hình 1.15 Nhà trung tâm DV biển - Nghỉ đêm trên Hồ Ba Hầm

55

Hình 1.16 Trụ sở, nhà sinh hoạt cộng đồng – TTVH nổi Cửa Vạn

56

Hình 1.17 Nhà biểu diễn ngoài trời – TTVH nổi Cửa Vạn

57

Hình 1.18 Đến trường trên làng chài Cửa Vạn

57


Hình 1.19 Điểm trường trên làng chài Cửa vạn

58

Hình 1.20 Phối cảnh QH khu làng chài Cửa vạn

59

Hình 1.21 Phối cảnh QH khu nhà ở làng chài Cống Tàu

60

Hình 1.22 Phối cảnh QH nhóm nhà ở làng chài Cống Tàu

60

Hình 1.23 Mặt bằng nhà ở - làng chài Cống Tàu

61

Hình 1.24 Mô hình nhà bè, làng chài Cửa vạn

61

Hình 1.25 Tổ chức cây xanh cảnh quan kết hợp với lối đi lại

62

Hình 1.26 Tổ chức lối đi với thảm thực vật tự nhiên


63

Hình 3.1

103

Minh họa sử dụng khoảng lùi


Stt
Hình 3.2

Nội dung
Minh họa đặt biển quảng cáo

Hình 3.3

Minh họa trồng cây xanh

Trang
115
116

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Số hiệu bảng, biểu

Tên bảng, biểu

Trang


Bảng 1.1

Hiện trạng dân cư trên vịnh Hạ Long

16

Bảng 1.2

Hệ thống xử lý CTR trên vịnh Hạ Long

24

Bảng 1.3

Phân khu chức năng TTBTVH biển

31

Bảng 1.4

Hiện trạng SDĐ khu TTBTVH biển

34

Bảng 1.5

Cơ cấu SDĐ QH khu TTBTVH biển

36


Bảng 1.6

QH sử dụng đất khu TTBTVH biển

46

Bảng 1.7

QH các khu dịch vụ - Du lịch

49

Bảng 1.8

QH các điểm Du lịch

49

Bảng 2.1

Cơ cấu kinh tế do thành phố Quản lý

94

Bảng 2.2

Tổng hợp vốn đầu tư triển

96


Bảng 3.2

Phân khu chức năng quy hoạch, quản lý

101

DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Số hiệu
Sơ đồ 1.1

Tên sơ đồ
Sơ đồ cơ cấu quản lý hiện nay

Trang
70


1

MỞ ĐẦU
Lý do lựa chọn đề tài
Quảng Ninh là một tỉnh địa đầu vùng đông bắc của Tổ quốc, Quảng
Ninh có biên giới trên đất liền và trên biển với các cửa khẩu giao thương nhộn
nhịp nhất trên cả tuyến biên giới Việt - Trung trong bối cảnh quan hệ hợp tác
Việt - Trung cũng như ASEAN - Trung Quốc ngày càng được củng cố, mở
rộng. Với vị trí địa lý đặc biệt quan trọng, tiềm lực kinh tế được xây dựng qua
gần 30 năm đổi mới đã giúp Quảng Ninh có vị thế ngày càng quan trọng trong
hợp tác Hai hành lang - Một vành đai kinh tế Việt Nam - Trung Quốc. Quảng
Ninh được ví như một Việt Nam thu nhỏ và là một điểm đến đầy tiềm năng
hứa hẹn nhiều cơ hội để phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch cũng như khám

phá những trải nghiệm mới mẻ về con người, về vùng đất đậm nét văn hóa và
lịch sử.
Với một bề dày truyền thống dựng nước và giữ nước của Cha ông, theo
dòng chảy của lịch sử, Quảng Ninh cũng như bao vùng miền khác đã trải qua
bao thăng trầm với những biến cố, thịch suy và trường tồn cùng với vận mệnh
của dân tộc. Quảng Ninh ngày nay được biết tới không phải chỉ là vùng đất
khai thác “ vàng đen” nổi tiếng của cả nước, không phải chỉ bởi những con số
thống kê về tăng trưởng và phát triển hay vì Quảng Ninh có một danh lam
thắng cảnh nổi tiếng là Vịnh Hạ Long mà Quảng Ninh còn được biêt tới là
một vùng đất mang đậm bản sắc văn hóa với những nét vừa đặc trưng nhưng
cũng hết sức đa dạng, phảng phất hơi thở của dân tộc và thời đại.
Nằm trong lòng vịnh Hạ Long, có diện tích quy hoạch là 1.131,0 Ha
được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 142/2002/QĐ-TTg ngày
21/10/2002 theo Đồ án Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản Vịnh Hạ
Long đến năm 2020 ( tỷ lệ 1/25000), Trung tâm Bảo tồn Văn hóa biển mà


2

làng chài Cửa Vạn là hạt nhân mang trong mình một vẻ đẹp nguyên sơ và độc
đáo. Được hình thành từ làng chài Cửa Vạn (có nguồn gốc từ hai làng chài cổ
là Giang Võng, Trúc Võng) và hai làng chài khác là làng Hồ Ba Hầm và làng
Cống Tàu cùng một số các hòn đảo nhỏ nằm rải rác xung quanh tạo thành
không gian chính của trung tâm. Cùng với ba trung tâm khác là Trung tâm
bảo tồn Hang động, Trung tâm bảo tồn công viên Vạn Cảnh, Trung tâm phát
triển giải trí tạo thành không gian chủ đạo và bao trùm toàn bộ không gian
bảo tồn vịnh Hạ Long, là nội dung cốt lõi trong quy hoạch Bảo tồn và phát
huy giá trị di sản Vịnh Hạ Long đến năm 2020.
Được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2002, tuy nhiên việc triển
khai lập các quy hoạch, thực hiện và quản lý đến nay còn chậm, còn nhiều bất

cập và hạn chế. Một mặt, trong những năm gần đây tốc độ đô thị hóa diễn ra
quá nhanh, khó kiểm soát dẫn đến phương thức lối sống có những biến dạng,
nhiều phong tục tập quán tốt đẹp bị tác động và có nguy cơ bị mai một. Các
làng chài ngày nay đã có nhiều sự thay đổi. Mặt khác, do ảnh hưởng của việc
khai thác du lịch thiếu kế hoạch, thiếu sự hiểu biết nhất định về các giá trị
truyền thống, các giá trị lịch sử, văn hóa... đã phá vỡ những trật tự cũ một
cách gượng ép thô bạo, môi trường thiên nhiên bị xâm hại nghiêm trọng. Hình
thái, cấu trúc của làng chài Cửa Vạn và các làng chài khác trên vịnh Hạ Long
có nhiều biến đổi. Không gian bị thu hẹp, các giá trị về văn hóa, kiến trúc bị
xuống cấp, biến dạng và bị ngoại lai... Những vấn đề này đã đe dọa trực tiếp
đến tính toàn vẹn của khu làng chài. Người dân và khách tham quan, những
người yêu mến Hạ Long đang dần mất đi những khái niệm và ấn tượng về
khu vực giàu giá trị lịch sử và nhân văn này.
Trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên được nhận dạng thì
mâu thuẫn giữa lợi ích sản xuất thủy hải sản với phát triển du lịch, mâu thuẫn
giữa phát triển kinh tế đô thị với bảo tồn phát huy giá trị di sản, bảo vệ môi


3

trường, mâu thuẫn giữa ổn định và nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho
người dân... là một trong những nguyên nhân then chốt cần phải giải quyết
trong việc hoạch định mọi kế hoạch phát triển kinh tế trong vùng.
Để giải quyết vấn đề này, trên cơ sở định hướng trong Quy hoạch bảo
tồn và phát huy giá trị di sản Vịnh Hạ Long đến năm 2020, năm 2012 UBND
tỉnh Quảng Ninh đã cho lập Quy hoạch chi tiết xây dựng: Bảo tồn và phát huy
giá trị di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long đến năm 2020 tỷ lệ 1/2000 và
một số các quy hoạch chi tiết các điểm dân cư trên vịnh Hạ Long.
Tuy nhiên, giữa việc lập và thực hiện sau khi quy hoạch được duyệt đã
có nhiều biến đổi. Sức ép từ quá trình khai thác du lịch, đánh bắt và chế biến

thủy hải sản...diễn ra một cách tự phát, thiếu một sự quản lý chung nhất hợp
lý và khoa học dẫn đến tình trạng mất kiểm soát, tính ưu việt mà quy hoạch đã
đưa ra không triển khai được. Thực tế cho thấy, việc triển khai thực hiện và
quản lý xây dựng, kiến trúc cảnh quan theo quy hoạch có những điều bất cập,
công tác quản lý (quy hoạch và xây dựng) chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra,
bộ máy quản lý còn mỏng chưa đủ năng lực và tính chuyên nghiệp để thích
ứng với sự phát triển và thay đổi nhanh chóng của thực tiễn hoặc bị chồng
chéo giữa nhiều cấp nghành trên cùng một địa bàn.... Các chế tài xử lý, hướng
dẫn đưa ra chưa phù hợp, thiếu tính khoa học hoặc chưa sát với thực tế, công
tác tuyên truyền còn bị xem nhẹ... đã dẫn tới những sai khác đáng tiếc. Do
phát triển tự phát, và chủ yếu là do người dân tự bỏ kinh phí để xây dựng nên
bộ mặt các khu làng chài trở nên lộn xộn, sắp đặt tùy tiện, thiếu hài hoà,
không gian cảnh quan thiếu đặc trưng… Kiến trúc công trình, đặc biệt là nhà
ở không được thực hiện một cách đầy đủ và nghiêm túc, chắp vá, thiếu chọn
lọc theo quy hoạch. Việc sử dụng vật liệu, màu sắc còn tạm bợ. Trong sáng
tác kiến trúc tồn tại xu hướng bắt chước áp đặt, thiếu sự tôn trọng thiên nhiên,
nghệ thuật truyền thống...


4

Từ những vấn đề nêu trên, việc nghiên cứu đề tài “ Quản lý không gian
kiến trúc cảnh quan Trung tâm bảo tồn Văn hóa biển và Làng chài Cửa Vạn
trên vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ” theo quy hoạch là rất cần thiết và mang
tính thực tiễn cao.
Là một mảng không gian rất lớn, trong khuôn khổ bài viết, luận văn này
quan tâm nghiên cứu công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan trong
phạm vi Khu bảo tồn Văn hóa biển ( tên gọi trong Quy hoạch bảo tồn và phát
huy giá trị di sản Vịnh Hạ Long đến năm 2020) mà làng chài Cửa Vạn là hạt
nhân tiêu biểu theo quy hoạch đã được phê duyệt - Đây là vấn đề cần được

nghiên cứu nhằm mục đích xây dựng Khu bảo tồn Văn hóa biển có tính khả
thi cao, đem lại sự khang trang hiện đại và có bản sắc. Các ngôi làng chài
được quy hoạch sẽ lưu giữ được nét đẹp truyền thống, phù hợp với tâm lý,
phong tục tập quán sinh hoạt và sản xuất của người dân. Qua đó giúp đời sống
của người dân được đảm bảo ngày càng nâng cao, môi trường được phục hồi
ngày một tốt hơn. Mặt khác cũng góp phần hoàn thiện thể chế chính sách hệ
thống văn bản quản lý hiện nay.
Mục đích nghiên cứu
Luận văn góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn các vấn đề về
quản lý không gian kiến trúc cảnh quan theo quy hoạch đã được phê duyệt để
hướng tới việc bảo tồn các giá trị về không gian kiến trúc cảnh quan khu làng
chài Cửa Vạn nói riêng và khu Bảo tồn văn hóa biển nói chung. Từ đó tìm ra
các mặt được và chưa được, các nguyên nhân khách quan và chủ quan... để
tìm ra các giải pháp liên quan về quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng và
quản lý không gian kiến trúc cảnh quan, môi trường sau quy hoạch... nhằm
hướng tới phát triển du lịch theo hướng thân thiện và bền vững.
Đề xuất một số biện pháp nhằm quản lý quy hoạch, quản lý không gian
kiến trúc cảnh quan và bảo tồn theo quy hoạch đã được duyệt một cách hiệu


5

quả. Tạo và tăng các điều kiện sống, sinh hoạt, giáo dục phù hợp với tâm lý
và tập quán sinh hoạt của ngư dân. Đồng thời nhằm nâng cao nhận thức của
người dân làng chài nói riêng, nhân dân cả nước và khách tham quan nói
chung về việc khai thác, sử dụng kết hợp với bảo tồn các giá trị văn hóa kiến
trúc và phát triển du lịch, bảo vệ môi trường.
Tạo sự thống nhất hài hòa với không gian cảnh quan chung theo một
kịch bản thống nhất, có kiểm soát. Góp phần bảo vệ và làm tăng giá trị cho kỳ
quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.

Là cơ sở để quản lý, phối kết với các loại quy hoạch chuyên ngành khác
trong tổng kịch bản phát triển Vùng Vịnh Hạ Long theo hướng phát triển bền
vững trên nền tảng một quy hoạch hợp nhất.
Duy trì giải pháp tiếp cận thiên nhiên phù hợp, hài hoà nhằm hướng tới
một môi trường sinh thái bền vững.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Không gian kiến trúc cảnh quan khu làng chài
Cửa Vạn nói riêng và Trung tâm Bảo tồn văn hóa biển nói chung theo Quy
hoạch chi tiết xây dựng Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản thiên nhiên thế
giới Vịnh Hạ Long đến năm 2020 đã được phê duyệt.
Phạm vi nghiên cứu: Toàn bộ không gian Trung tâm Bảo tồn văn hóa
biển, bao gồm một số làng chài điển hình trên Vịnh Hạ Long ( gồm 3 làng
chài: Hồ Ba Hầm, Cống Tầu, Cửa Vạn) nằm trên 2 đảo Hang Trai, đảo Đầu
Bê và một số đảo lân cận. Trong đó tập trung nghiên cứu tại khu làng chài
Cửa Vạn vì cộng đồng dân cư ở đây mang đầy đủ những đặc trưng của một
làng chài thủy cư có mặt lâu đời trên Vịnh Hạ Long.
Qui mô nghiên cứu là 1.131,0 Ha.


6

Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập và xử lý thông tin, tư liệu... qua đó phân tích đánh
giá thực trạng;
Phương pháp nghiên cứu trên bản đồ và khảo sát thực địa;
Phương pháp điều tra xã hội học;
Phương pháp phân tích, tổng hợp, xử lý bằng các công cụ tin học, suy
luận logic để đề xuất các giải pháp, chính sách quản lý, bảo tồn...
Nội dung nghiên cứu
Khảo sát, đánh giá về các nội dung trong quy hoạch đã được lập. Thực

trạng xây dựng và quản lý không gian kiến trúc cảnh quan Trung tâm Bảo tồn
văn hóa biển nói chung và khu làng chài Cửa Vạn nói riêng theo quy hoạch đã
được phê duyệt;
Thực trạng về quản lý, khai thác sử dụng các tiềm năng của khu làng
chài trong lĩnh vực du lịch và bảo vệ môi trường.
Những cơ sở, căn cứ pháp lý và chính sách cho công tác quản lý, bảo tồn
các giá trị văn hóa kiến trúc cảnh quan khu vực.
Đề xuất các giải pháp quản lý để sử dụng trên cơ sở đánh giá những mặt
hạn chế, những mặt còn tồn tại.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học:
+ Đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn không gian kiến trúc cảnh quan
khu Trung tâm Bảo tồn văn hóa biển và làng chài Cửa Vạn theo quy hoạch
bảo tồn gắn với phát triển du lịch bền vững một cách cụ thể, phù hợp với địa
phương;
+ Góp phần cụ thể hóa cơ sở lý luận, khoa học trong công tác quản lý
gắn với ổn định và phát triển đời sống vật chất, tinh thần của ngư dân;


7

Ý nghĩa thực tiễn:
+ Góp phần hoàn thiện các giải pháp cho công tác quản lý, bảo tồn cũng
như phát huy các giá trị về văn hóa, kiến trúc cảnh quan để từ đó có phương
án gắn kết với việc phát triển du lịch một cách bền vững và bảo vệ môi trường
+ Chung tay góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa, đặc trưng kiến trúc của
không gian làng chài hướng tới sự hài hòa giữa bảo tồn và phát triển các
không gian. Đem lại sự phong phú đa dạng phục vụ cho du lịch và phát triển
kinh tế;
+ Góp phần nâng cao giá trị và vai trò của không gian làng xã trong công

cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước theo phương châm đổi mới –
hiện đại – dân tộc;
+ Cân bằng giữa đời sống văn hóa tinh thần và đời sống vật chất. Đồng
thời tạo ra giá trị cộng đồng trong cộng đồng;
Một số khái niệm cơ bản
 Cảnh quan: Tùy theo mỗi ngành có một cách quan niệm khác nhau về
cảnh quan. Theo các nhà kiến trúc cảnh quan: Phong cảnh là một không gian
hạn chế, mở ra những điểm nhất định. Đó là những thành phần thiên nhiên và
nhân tạo mang đến cho con người những cảm xúc và tâm trạng khác nhau.
Còn cảnh quan là một tổ hợp phong cảnh có thể khác nhau, nhưng tạo nên
một biểu tượng thống nhất về đặc điểm thiên nhiên chung của địa phương.
Con người chịu tác động của môi trường cảnh quan thông qua tất cả các
giác quan (chủ yếu là thị giác). Môi trường này được hình thành do hệ quả tác
động tương hỗ của các thành phần cảnh quan. Hệ thống mối quan hệ này đã
tạo nên nét đặc trưng cho mỗi vùng với kiểu cảnh quan khác nhau. Tùy theo
cách phân loại mà ta có các loại cảnh quan như: Cảnh quan đô thị, cảnh quan
nông thôn hay cảnh quan biển, cảnh quan núi, đồng bằng.


8

 Kiến trúc cảnh quan: Là hoạt động định hướng của con người tác động
vào môi trường nhân tạo để làm cân bằng mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố
thiên nhiên và nhân tạo, tạo nên sự tổng hòa giữa chúng. Kiến trúc cảnh quan
là một môn khoa học tổng hợp, liên quan đến nhiều lĩnh vực chuyên ngành
khác nhau (quy hoạch không gian, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc công
trình, điêu khắc hội họa...) nhằm đáp ứng các yêu cầu về công năng, thẩm mỹ,
môi trường của con người.
 Quy chế quản lý kiến trúc đô thị: Là các quy định hướng dẫn các tổ
chức, cá nhân thực hiện việc đầu tư xây dựng, cải tạo chỉnh trang trong đô thị

phù hợp với các đồ án QHXD đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đồ án
Thiết kế đô thị (đã và đang được nghiên cứu); làm cơ sở để các cơ quan quản
lý nhà nước và chính quyền địa phương quản lý việc quy hoạch và đầu tư xây
dựng theo đơn vị hành chính (Thành phố, quận, thị xã, phường, thị trấn), các
khu vực đặc thù, các khu chức năng trong đô thị một cách hiệu quả, làm căn
cứ để quản lý cấp phép xây dựng mới, cải tạo chỉnh trang các công trình kiến
trúc, thiết kế cảnh quan trong đô thị nhằm nâng cao chất lượng và thẩm mĩ
kiến trúc cho toàn đô thị.
 Để tạo điều kiện cho chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân chủ
động nắm bắt thông tin, chỉ dẫn, các quy định cần thiết phù hợp với các đồ án
QHXD đã được phê duyệt để triển khai công tác quản lý và thực hiện đầu tư
xây dựng đô thị trên các địa bàn, từ phạm vi rộng toàn thành phố đến phạm vi
hẹp (các quận, phường, các khu vực đặc thù, các khu chức năng) một cách
hiệu quả.
 Đối với các công trình kiến trúc đặc biệt (công trình điểm nhấn, công
trình có ý nghĩa lịch sử - văn hoá của địa phương) quy định cụ thể quản lý
KTĐT chủ yếu là các nội dung: quy định vị trí, ranh giới, quy mô, tính chất,
chức năng, phạm vi ranh giới bảo vệ (cấm xây dựng), hình thức kiến trúc,


9

tường rào, cổng, bố trí sân vườn, cây xanh, quảng cáo, đèn chiếu sáng, bãi đỗ
xe, quy định về bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan v.v..
 Sự tham gia của cộng đồng: Là quá trình trong đó các nhóm dân cư của
cộng đồng tác động vào quá trình quy hoạch, thực hiện, quản lý sử dựng hoặc
duy trì một dịch vụ, trang thiết bị hay phạm vi hoạt động. Các hoạt động cá
nhân không có tổ chức sẽ không được coi là sự tham gia của cộng đồng.
Sự tham gia của cộng đồng là một quá trình mà Chính phủ và cộng đồng
cùng nhận một số trách nhiệm cụ thể và tiến hành các hoạt động để cung cấp

các dịch vụ đô thị cho tất cả cộng đồng.
Sự tham gia của cộng đồng là đảm bảo cho những người chịu ảnh hưởng
của dự án được tham gia vào việc quyết định dự án.
Sự tham gia của cộng đồng là tìm và huy động các nguồn lực của cộng
đồng, qua đó để tăng lợi ích cho cộng đồng dân cư giảm các chi phí, tăng hiệu
quả kinh tế và hiệu quả chính trị cho nhà nước.
Các khái niệm trong Luật Di sản Văn hóa [14]:
 Di sản văn hóa vật thể: Là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ
vật, bảo vật quốc gia.
 Danh lam thắng cảnh: Là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự
kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử
thẩm mỹ, khoa học.
 Tu bổ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh: Là hoạt động
nhằm tu sửa, gia cố, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
 Di sản văn hóa Việt Nam được sử dụng nhằm mục đích:
1. Phát huy giá trị di sản văn hóa vì lợi ích của toàn xã hội;
2. Phát huy truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam;


10

Cấu trúc luận văn


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan hiện nay là giải pháp quan trọng
và phù hợp với xu hướng phát triển mới với nhiều ưu thế:
+ Tạo dựng được cảnh quan khu Trung tâm bảo tồn văn hóa biển theo
chiều hướng tốt, tạo sự thống nhất hài hòa về không gian kiến trúc cảnh quan
giữa các khu vực trong tổng thể quy hoạch.
+ Tạo dựng bộ mặt kiến trúc khang trang, có trật tự và bản sắc riêng.
Đề tài đề cập đến các vấn đề: Thực trạng công tác quy hoạch và quản lý
không gian kiến trúc cảnh quan khu Trung tâm bảo tồn văn hóa biển và làng
chài Cửa Vạn trên vịnh Hạ Long; Cơ sở khoa học cho việc quản lý không
gian kiến trúc cảnh quan các khu làng truyền thống; Đề xuất các giải pháp
quản lý không gian kiến trúc cảnh quan khu vực nêu trên.
Để xây dựng khu Trung tâm bảo tồn văn hóa biển và làng chài Cửa Vạn
trên vịnh Hạ Long, các quan điểm cơ bản cần thể hiện rõ trên tất cả các mặt
liên quan như Quy hoạch, Kiến trúc và Cảnh quan, hay nói cách khác là phải
đồng bộ, thống nhất từ đầu đến cuối, từ tổng thể không gian đến các yếu tố
cấu thành. Qua đó, luận văn đề xuất xây dựng quy định quản lý trên từng khu
vực, các khu chức năng cụ thể và theo từng thể loại công trình.
Nhằm quản lý không gian kiến trúc cảnh quan Trung tâm Bảo tồn văn
hóa biển và làng chài Cửa Vạn trên vịnh Hạ Long – tỉnh Quảng Ninh đạt hiệu
quả luận văn đề xuất một số giải pháp:
+ Sớm lập, trình thẩm định và phê duyệt Quy chế quản lý quy hoạch
kiến trúc cảnh quan cho toàn bộ vịnh Hạ Long và các khu vực riêng rẽ trong

quy hoạch sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức thực hiện và quản lý dự án
trong giai đoạn thực hiện đầu tư, các hoạt động liên quan đến việc xây dựng,


kinh doanh, vận hành, khai thác, chuyển giao, hoàn thành các thủ tục, dự án
đảm bảo chất lượng và tiến độ.
+ Giải pháp sự tham gia của cộng đồng cũng là giải pháp cấp thiết cần
tăng cường triển khai áp dụng, vì cộng đồng dân cư là thành phần trực tiếp sử
dụng công trình trong khu vực, là người biết rõ nhất yêu cầu cấp thiết của
cộng đồng là gì. Việc nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp,
các cơ quan chuyên môn và sự tham gia của cộng đồng dân cư trong đầu tư
xây dựng, quản lý không gian kiến trúc cảnh quan nhằm cân đối hài hòa giữa
trách nhiệm - lợi ích - nhu cầu, cùng hướng tới mục tiêu chung là phát triển
bền vững.
Những đề xuất của luận văn là những vấn đề thực tiễn và có vai trò quan
trọng trong công cuộc xây dựng thành phố Hạ Long cũng như di sản thiên
nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.
KIẾN NGHỊ
- Đối với các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực quy hoạch, kiến trúc
và xây dựng:
+ Cần nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác quản lý không gian kiến
trúc cảnh quan các khu vực di sản cần phải bảo tồn, từ đó ban hành bổ sung
hoàn thiện hoặc thay thế những cơ chế, chính sách không phù hợp. Trong đó
cần phân định rõ vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương trong công
tác kiểm soát, đánh giá chất lượng quy hoạch, chất lượng thiết kế kiến trúc và
xây dựng công trình cũng như thu hút Chủ đầu tư, người dân... tham gia cùng
hoặc thay mặt Nhà nước để quản lý tốt không gian kiến trúc cảnh quan.
+ Thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc đầu tư xây dựng và quản lý vận
hành công trình tại các khu vực nhằm kịp thời phát hiện các sai phạm và có
biện pháp xử lý theo quy định.

- Đối với các cấp chính quyền, các cơ quan chuyên môn:


+ Tạo cơ chế, chính sách phù hợp nhằm đa dạng hóa và xã hội hóa các
nguồn lực đầu tư phát triển theo hình thức cùng chia sẻ lợi ích - trách nhiệm
(huy động tối đa các nguồn vốn đầu tư để giảm gánh nặng cho ngân sách nhà
nước như: các nguồn ODA, FDI, huy động từ nhân dân, v.v…).
+ Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức cộng
đồng, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý có trình độ
chuyên môn cao, chuyên sâu, công nhân có tay nghề giỏi, chú trọng việc ứng
dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh
quan.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu trong nước:
1. Toan Ánh ( 1996): Phong tục thờ cúng trong gia đình Việt nam, NXB Văn
Hóa Dân Tộc;
2. Đào Duy Anh ( 2000), Việt Nam văn hóa sử cương, NXB Văn hóa –
Thông tin;
3. Trần Thúy Anh ( 2011), Giáo trình Du lịch văn hóa, NXB Giáo dục Việt
Nam;
4. Nguyễn thế Bá (2004), “Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị”, NXB Xây
dựng;
5. Đặng văn Bài ( 1995): Vấn đề quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo tồn di
sản, Tạp chí Văn hóa thông tin ( số 2);
6. Đặng văn Bài – Nguyễn Hữu Toàn ( 2006): Bảo tàng hóa di sản văn hóa
làng, Bộ Văn hóa -Thông tin, Cục Di sản văn hóa;
7. Đặng văn Bài ( 2001): Bảo tồn di sản văn hóa ở Việt Nam, Tài liệu bài
giảng Bảo tồn di sản kiến trúc đô thị Việt Nam, Đại học Kiến trúc Hà Nội;

8. Phan Kế Bính ( 1991), Việt Nam làng xã, Nxb Hà Nội, Hà Nội;
9. PGS.Ts. Phạm Hùng Cường, Giá trị di sản kiến trúc cảnh quan trong các
làng xã truyền thống;
10.Vũ Cao Đàm (1998), “ Phương pháp luận nghiên cứu khoa học”, Nxb
KH&KT;
11. Đỗ Hậu, “Quy hoạch xây dựng đô thị với sự tham gia của cộng đồng”;
12. Nguyễn Đình Hương, Nguyễn Hữu Đoàn (2003) “ Giáo trình Quản lý đô
thị”, trường Đại học Kinh tế quốc dân, Nxb Thống kê;


13. Hướng tới sự tham gia của nhiều thành phần trong quản lý và phát triển
đô thị_VIE/95/051 (1998);
14. Nguyễn Khởi ( 2002), Bảo tồn và trùng tu các di tích kiến trúc, Nxb Xây
dựng, Hà Nội;
15. Nguyễn Tố Lăng (thứ tư 22.9.2010), “Quản lý phát triển đô thị bền vững –
Một số bài học kinh nghiệm”, Cổng thông tin điện tử Hội quy hoạch phát
triển đô thị Việt Nam – www.ashui.com, Hà Nội;
16. Hàn Tất Ngạn (1999), “Kiến trúc cảnh quan”, Nxb Xây dựng;
17. Nguyễn Quang Ngọc ( 2009), Một số vấn đề làng xã Việt Nam, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội;
18. Nguyễn Đức Thiềm ( 2000), Góp phần tìm hiểu bản sắc kiến trúc truyền
thống Việt Nam, Nxb Xây dựng;
19. Nhất Thanh, Vũ Văn Khiếu ( 2005), Phong tục làng xóm Việt Nam: Đất lề
quê thói, Nxb Phương Đông, Cà Mau;
20. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật Xây
dựng;
21. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Nhà ở;
22. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật Quy
hoạch đô thị;
23. Quốc hội nước CHXHCN Việt nam, Luật Di sản văn hóa;

24. Quốc hội nước CHXHCN Việt nam, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Di sản văn hóa;
25. Quốc hội nước CHXHCN Việt nam, Luật Du lịch;
26. Quốc hội nước CHXHCN Việt nam, Luật Bảo vệ môi trường;


×