Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Nghiên cứu giải pháp quản lý hệ thống giao thông huyện phú xuyên thành phố hà nội theo hướng bền vững (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (937.73 KB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
------------------------------

ĐỖ TRỌNG KHÁNH

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HỆ THỐNG
GIAO THÔNG HUYỆN PHÚ XUYÊN – TP. HÀ NỘI
THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ & CÔNG TRÌNH

Hà Nội - 2015



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
------------------------------

ĐỖ TRỌNG KHÁNH
KHÓA: 2013 - 2015

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HỆ THỐNG
GIAO THÔNG HUYỆN PHÚ XUYÊN – TP. HÀ NỘI


THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

Chuyên ngành:Quản lý đô thị & công trình
Mã số: 60.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ & CÔNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. HOÀNG VĂN HUỆ

Hà Nội - Năm 2015


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tác giả xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành đến GS.TS.
Hoàng Văn Huệ – người đã truyền thụ những kinh nghiệm, phương pháp
nghiên cứu khoa học và chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình tôi thực hiện luận
văn này.
Xin chân thành cảm ơn Quý Thầy cô trong Khoa Sau Đại Học Trường Đại Học Kiến Trúc Hà Nội đã tận tâm truyền đạt kiến thức cũng
như kinh nghiệm thực tế trong 2 năm học cao học tại trường.
Tôi cũng xin được cảm ơn UBND huyện Phú Xuyên, phòng Quản lý đô
thị huyện Phú Xuyên đã giúp tôi tiếp xúc với các nguồn tài liệu quý liên quan
đến nội dung đề tài.
Xin được gửi lời cảm ơn đến Liên hiệp Khoa học Phát triển du lịch bền
vững đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi có thể hoàn thành chương
trình học và luận văn tốt nghiệp này.
Cuối cùng, xin được gửi lời chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè và
đồng nghiệp đã ủng hộ về vật chất cũng như tinh thần để tôi hoàn thành được
khóa học cao học này.
HỌC VIÊN


Đỗ Trọng Khánh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu độc lập của
tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có
nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đỗ Trọng Khánh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................... Error! Bookmark not defined.
NỘI DUNG ..................................................... Error! Bookmark not defined.
Chương 1: Thực trạng quản lý xây dựng hệ thống giao thông huyện Phú
Xuyên – TP. Hà Nội ........................................ Error! Bookmark not defined.
1.1. Giới thiệu chung về huyện Phú
Xuyên.................................................Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Vị trí và ranh giới nghiên cứu................Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Địa hình ................................................Error! Bookmark not defined.
1.1.3. Khí hậu ..................................................Error! Bookmark not defined.
1.1.4. Thủy văn ................................................Error! Bookmark not defined.
1.1.5. Hiện trạng văn hóa - xã hội ...................Error! Bookmark not defined.
1.1.6. Hiện trạng giao thông ...........................Error! Bookmark not defined.
1.2. Hiện trạng quy hoạch hệ thống giao thông huyện Phú Xuyên – TP. Hà
Nội ................................................................. Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Tổ chức mạng lưới giao thông ...............Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Hệ thống đường Quốc lộ .......................Error! Bookmark not defined.

1.2.3. Hệ thống đường Tỉnh .............................Error! Bookmark not defined.
1.2.4. Hệ thống đường huyện...........................Error! Bookmark not defined.
1.3. Thực trạng công tác quản lý hệ thống giao thông huyện Phú Xuyên – TP.
Hà Nội............................................................ Error! Bookmark not defined.


1.3.1. Thực trạng quản lý hệ thống giao thông huyện Phú Xuyên – TP. Hà
Nội ..................................................................Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Thực trạng tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý hệ thống
giao thông huyện Phú Xuyên – TP. Hà Nội .....Error! Bookmark not defined.
1.3.3. Đánh giá thực trạng quy hoạch hệ thống giao thông huyện Phú Xuyên
– TP. Hà Nội ...................................................Error! Bookmark not defined.
1.3.4. Đánh giá thực trạng công tác quản lý hệ thống giao thông huyện Phú
Xuyên – TP. Hà Nội ........................................Error! Bookmark not defined.
1.4. Các nghiên cứu có liên quan về lĩnh vực quản lý giao thông đô thịError!
Bookmark not defined.
1.4.1. Các nghiên cứu trực tiếp tại huyện Phú XuyênError! Bookmark not defined.
1.4.2. Các nghiên cứu tương tự có liên quan ...Error! Bookmark not defined.
1.5. Những vấn đề cần giải quyết của luận vănError! Bookmark not defined.
Chương 2: Cơ sở khoa hoc về quản lý hệ thống giao thông huyện Phú Xuyên
– TP. Hà Nội theo hướng hạ tầng bền vững ... Error! Bookmark not defined.
2.1. Cơ sở lý luận nghiên cứu quản lý hệ thống giao thông đô thị theo hướng
bền vững ........................................................ Error! Bookmark not defined.

2.1.1. Các chỉ tiêu hệ thống giao thông theo hướng bền vữngError! Bookmark not de

2.1.2. Cơ sở lý thuyết về quản lý hệ thống giao thông đô thịError! Bookmark not def

2.1.3. Cơ sở về lý luận về phát triển giao thông bền vữngError! Bookmark not define
2.1.4. Vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý hệ thống giao thông đô

thị theo hướng bền vững ..................................Error! Bookmark not defined.


2.2. Cơ sở pháp lý quản lý hệ thống giao thông đô thị theo hướng bền vững
....................................................................... Error! Bookmark not defined.

2.2.1. Các văn bản pháp luật do Quốc Hội và Chính phủ ban hànhError! Bookmark n
2.2.2. Các văn bản pháp lý do cấp Bộ ban hànhError! Bookmark not defined.
2.3. Kinh nghiệm về quản lý hệ giao thông đô thị ở các nước trên thế giới và
Việt Nam theo hướng bền vững...................... Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Kinh nghiệm các nước trên Thế Giới .....Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Kinh nghiệm về quản lý hệ thống giao thông đô thị ở đô thị nước ta
hiện nay...........................................................Error! Bookmark not defined.
Chương 3: Đề xuất giải pháp về quản lý hệ thống giao thông huyện Phú
Xuyên – TP. Hà Nội theo hướng bền vững .... Error! Bookmark not defined.
3.1. Quan điểm, mục tiêu và nguyên tắc ......... Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Quan điểm .............................................Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Mục tiêu ................................................Error! Bookmark not defined.
3.1.3. Nguyên tắc.............................................Error! Bookmark not defined.
3.2. Đề xuất giải pháp về kỹ thuật, công nghệ trong quản lý hệ thống giao
huyện Phú Xuyên – TP. Hà Nội theo hướng bền vững . Error! Bookmark not
defined.
3.2.1. Khớp nối và đồng bộ mạng lưới giao thông với các hệ thống hạ tầng
kỹ thuật khác ...................................................Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Ứng dụng công nghệ ITS ( giao thông thông minh) trong việc quản lý
và khai thác HTGTĐT .....................................Error! Bookmark not defined.


3.2.3. Đề xuất giải pháp quản lý mạng lưới đường qua công tác cắm mốc chỉ


giới đường và hành lang bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuậtError! Bookmark not
3.3. Đề xuất giải pháp quản lý hệ thống giao thông huyện Phú Xuyên – TP.
Hà Nội theo hướng bền vững ........................ Error! Bookmark not defined.
3.3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý hệ thống giao thôngError! Bookmark not defined.

3.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý cho cán bộ cấp cơ sởError! Bookmark no
3.3.3 Giải pháp về cơ chế chính sách ..............Error! Bookmark not defined.
3.4. Quản lý hệ thống giao thông huyện Phú Xuyên có sự tham gia của cộng
đồng ............................................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................... Error! Bookmark not defined.
Kết luận.......................................................... Error! Bookmark not defined.
Kiến nghị ....................................................... Error! Bookmark not defined.


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
BXD
GPMB
HTGTĐT

Tên đầy đủ
Bộ Xây dựng
Giải phóng mặt bằng
Hạ tầng giao thông đô thị

HTKT

Hạ tầng kỹ thuật

KCN


Khu công nghiệp

KCHTGT

Kết cấu hạ tầng giao thông

PTBV

Phát triển bền vững

QCXD

Quy chuẩn xây dựng

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

QHXD

Quy hoạch xây dựng

QL

Quốc lộ

TL

Tỉnh lộ


TCXDVN

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

TCN

Tiêu chuẩn ngành

UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Số hiệu hình

Tên hình

Hình (1)

Mô hình phát triển bền vững

Hình (2)

Phối hợp các mục tiêu trong PTBV

Hình (3)

Phát triển bền vững theo lãnh thổ


Hình (4)

Hình 1.1

Phát triển bền vững theo ngành, lĩnh
vực
Sơ đồ minh họa mạng lưới giao thông
huyện Phú Xuyên
Bản đồ quy hoạch giao thông huyện

Hình 1.2
Hình 2.1

Phú Xuyên đến năm 2030
Sơ đồ phát triển GTĐT
Sơ đồ cơ cấu quản lý nhà nước hệ thống

Hình 3.1

giao thông huyện Phú Xuyên
Đề xuất phối hợp giữa các chủ thể

Hình 3.2

trong quản lý hệ thống giao thông


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu bảng biểu

Bảng 2.1

Tên bảng biểu
Tóm tắt các tiêu chí, chỉ tiêu chung


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giao thông vận tải giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển
kinh tế - xã hội của một địa phương. Ngành giao thông vận tải đáp ứng nhu
cầu đi lại, giao lưu của nhân dân và vận chuyển hàng hóa trong quá trình lưu
thông, đáp ứng nhu cầu về đời sống vật chất - tinh thần của nhân dân, đặc biệt
hệ thống giao thông được ví như bộ khung hay hệ thống huyết mạch của cơ
thể con người.
Huyện Phú Xuyên nằm ở phía Nam thành phố Hà Nội, cách trung tâm
Thủ đô khoảng 40km. Huyện có vị trí thuận lợi cho việc giao lưu thương mại,
phát triển kinh tế với các tuyến giao thông quan trọng chạy qua: Tuyến Quốc
lộ 1A và tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ là hai tuyến giao thông huyết
mạch nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh vùng Đồng bằng Bắc Bộ như Nam Định,
Ninh Bình… Bên cạnh đó, trên địa bàn Phú Xuyên còn có tuyến đường sắt
Bắc - Nam chạy qua là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Mặt
khác, Phú Xuyên có hai con sông chảy qua là sông Hồng ở phía đông và sông
Nhuệ ở phía Tây đặc biệt là sông Hồng có khả năng phát triển hệ thống các
cảng sông nội địa để phát triển vận tải đường sông.
Theo định hướng quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm
2030 và tầm nhìn đến năm 2050 một phần huyện Phú Xuyên trở thành chuỗi
đô thị vệ tinh quan trọng kết nối với đô thị trung tâm và là đô thị vệ tinh cửa
ngõ phía Nam của Thủ đô, đầu mối của các hành lang giao thông cấp quốc gia

như: Đường Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam, đường sắt và đường bộ cao
tốc Bắc Nam, tuyến giao thông kết nối vùng Tây Bắc (Hải Phòng - Đỗ Xá Quan Sơn - Hòa Bình) và hệ thống đường thủy sông Hồng.


2

Trong những năm qua, với điều kiện thuận lợi, Phú Xuyên là một
trong những huyện có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, nhiều dự án công
nghiệp được triển khai đầu tư, hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp ngày
càng phát triển với quy mô sản xuất mở rộng và chất lượng sản phẩm được
nâng cao… Sự tăng trưởng kinh tế, tốc độ đô thị hóa và dân số tăng nhanh, đã
tăng sức ép lớn đến cơ sở hạ tầng đặc biệt là hạ tầng giao thông vận tải.
Hệ thống giao thông Phú Xuyên tuy có những bước phát triển nhưng
chưa phù hợp, còn tồn tại những hạn chế, đặc biệt sự chia cắt do sự phát triển
thiếu đồng bộ giữa đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, Cầu Giẽ - Ninh Bình
với hệ thống đường cấp huyện và giao thông nông thôn…
Trong thời gian qua, hệ thống giao thông huyện Phú Xuyên đã được
đề cập đến trong một số quy hoạch: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quy hoạch
chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;
Quy hoạch giao thông vận tải thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm
2050; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Phú Xuyên đến
năm 2020, định hướng đến năm 2030 và Quy hoạch chung xây dựng huyện
Phú Xuyên đến năm 2030 tỉ lệ 1/10.000, song chưa giải quyết được vấn đề
chia cắt do đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình tạo ra và sự phát
triển thiếu đồng bộ giữa hệ thống giao thông cấp quốc gia, thành phố với hệ
thống giao thông cấp huyện và giao thông nông thôn đồng thời chưa đáp ứng
được việc lập các dự án đầu tư hệ thống giao thông huyện Phú Xuyên.
Một trong các yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội
đó chính là sự phát triển bền vững của hệ thống giao thông đô thị. Quy hoạch

phát triển không gian khu đô thị Phú Xuyên được phát triển hài hòa, hiện đại
chỉ khi hệ thống giao thông được quản lý tốt từ khâu lập quy hoạch, quản lý


3

xây dựng sau quy hoạch và vận hành khai thác hợp lý, hiệu quả và đồng bộ
với hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nâng cao hiệu quả công quản lý hệ thống giao thông huyện Phú Xuyên,
thành phố Hà Nội theo hướng bền vững.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hệ thống giao thông.
Phạm vi nghiên cứu:
Về thời gian: Đến năm 2030
Về không gian: Địa giới hành chính của huyện Phú Xuyên – TP. Hà
Nội
Về giới hạn nghiên cứu: Nghiên cứu quản lý hệ thống giao thông
đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa huyện Phú Xuyên ở giai đoạn vận
hành khai thác.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập số liệu, tài liệu: Áp dụng tại
chương I Tiến hành điều tra và thu thập toàn bộ các số liệu về thực trạng quy
hoạch của khu đô thị và các văn bản có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp quan sát: Áp dụng tại chương I tiến hành khảo sát thực
trạng sử dụng, quản lý vận hành hệ thống giao thông huyện Phú Xuyên.
Phương pháp kế thừa: Áp dụng tại chương II,III kế thừa có chọn lọc
những nhiên cứu về lĩnh vực giao thông, quản lý giao thông và phát triển bền
vững của các tác giả đã được công bố làm tư liệu để tham khảo và áp dụng
với điều kiện có trích dẫn nguồn gốc.

Phương pháp phân tích, tổng hợp: Áp dụng tại chương I từ các số liệu
thu thập được tiến hành phân tích đề ra các vấn đề cần giải quyết và nghiên
cứu các giải pháp cho các vấn đề.


4

Phương pháp đề xuất: Áp dụng tại chương III, từ thực trạng đã chỉ ra
những vấn đề tồn tại, căn cứ vào những có sở khoa học, cơ sở thực tiễn để đề
xuất vấn đề cần giải quyết cho đề tài.
Phương pháp chuyên gia: Sau khi đã đề xuất những giải pháp để giải
quyết vấn đề, cần tham khảo, xin ý kiến đánh giá, phản biện của các chuyên
gia, nhà khoa học, bạn bè, đồng nghiệp để có những ý kiến khách quan và
toàn diện nhất nhằm khắc phục những thiếu sót cho đề tài.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Xây dựng cơ sở khoa học để quản lý hệ thống giao
thông của khu đô thị theo hướng bền vững phù hợp với định hướng phát triển
cho các khu đô thị theo chiến lược quốc gia về phát triển hệ thống đô thị.
Ý nghĩa thực tiễn : Hoàn thiện công tác quản lý hệ thống giao thông
huyện Phú Xuyên nhằm xây dựng một khu đô thị bền vững, phát triển hài hòa
theo định hướng về phát triển đô thị vệ tinh trong quy hoạch chung xây dựng
Thủ đô Hà Nội
6. Một số khái niệm sử dụng trong luận văn
Khái niệm quản lý đô thị
Quản lý đô thị đã trở nên một chủ đề rất quan trọng đối với chính phủ
và các tổ chức phát triển quốc tế trên thế giới. Quản lý theo nghĩa rộng là làm
cho các công việc được hoàn thành thông qua các nhân sự. Quản lý liên quan
đến việc ra quyết định hoặc lựa chọn cách thức kế hoạch tổ chức, bảo vệ và sử
dụng các nguồn hưởng thụ hoặc để xây dựng vốn và tài sản cho phát triển
trong tương lai [9]

Quản lý đô thị là quá trình tác động bằng các cơ chế, chính sách của
các chủ thể quản lý đô thị ( các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội, các sở,


5

ban ngành chức năng ) vào các hoạt động đô thị nhằm thay đổi hoặc duy trì
hoạt động đó.
Trên góc độ nhà nước, quản lý nhà nước đối với đô thị là sự can thiệp
bằng quyền lực của mình ( bằng pháp luật, thông qua pháp luật ) vào các quá
trình phát triển kinh tế - xã hội ở đô thị nhằm phát triển đô thị theo định
hướng nhất định.
Mục tiêu chung của quản lý đô thị là nâng cao hiệu quả và tính hợp lý
trong quá trình sử dụng các nguồn lực của đô thị ( con người, kỹ thuật, vật
liệu, thông tin, dịch vụ cơ sở hạ tầng và hệ thống kinh tế của sản xuất ). Cụ
thể là:
- Nâng cao chất lượng và sự hoạt động một cách tổng thể của đô thị
- Đảm bảo sự phát triển và tái tạo bền vững của các khu vực đô thị
- Cung cấp các dịch vụ đô thị và cơ sở hạ tầng cơ bản để đáp ứng các
nhu cầu chức năng của đô thị và các cư dân số và làm việc trong đô thị đó,
nhằm cải thiện chất lượng sống và sức khỏe của cư dân đô thị.
Khái niệm hệ thống giao thông đô thị
Hệ thống giao thông đô thị là tập hợp của mạng lưới đường, các công
trình phục vụ giao thông và các loại phương tiện giao thông được sử dụng
trong đô thị. Giao thông đô thị một mặt phải đảm bảo công tác vận chuyển và
liên hệ thuận tiện, nhanh chóng giữa các bộ phận chức năng cơ bản của đô thị
như nơi ở, nơi làm việc, khu nghỉ ngơi, giải trí và các trung tâm của đô thị với
nhau, mặt khác phải đáp ứng các nhu cầu vận chuyển và liên hệ giữa đô thị
với các điểm dân cư khác ở xung quanh. Có thể nói giao thông đô thị là một
bộ phận hết sức quan trọng trong thết kế quy hoạch đô thị. Mạng lưới giao

thông đô thị quyết định hình thái tổ chức không gian đô thị, hướng phát triển
đô thị, cơ cấu tổ chức sử dụng đất đai và mối quan hệ giữa các bộ phận chức
năng với nhau. [6]


6

Theo thông tư số 02/2010/TT-BXD về việc Ban hành quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, ban hành kèm theo QCVN
07:2010/BXD “Các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị” đã đưa ra cụ thể các
công trình trong hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, trong đó Hệ thống giao
thông đô thị: bao gồm các công trình: Đường ô tô đô thị, Quảng trường, Hè
phố, đường đi bộ và đường xe đạp, Bãi đỗ xe, bến dừng xe buýt, bến xe liên
tỉnh, Trạm thu phí, Trạm sửa chữa ô tô, Nền đường, Áo đường, Mạng lưới
giao thông vận tải hành khách công cộng, Đường ô tô chuyên dụng, Đường
sắt đô thị, Đường thuỷ nội địa, Đường hàng không, Nút giao thông trong đô
thị, Cầu trong đô thị, Hầm giao thông trong đô thị, Tuy-nen và hào kỹ thuật,
An toàn giao thông và các thiết bị điều khiển, hướng dẫn giao thông.
Khái niệm quản lý hệ thống giao thông [10]
Hệ thống quản lý giao thông đô thị là toàn bộ phương thức điều hành
(phương pháp, trình tự, dữ liệu, chính sách, quyết định...) nhằm kết nối và
đảm bảo sự tiến hành tất cả các hoạt động có liên quan tới quản lý giao thông
đô thị. Mục tiêu của nó là cung cấp và duy trì một cách tối ưu hệ thống giao
thông đô thị và các dịch vụ liên quan đạt được các tiêu chuẩn quy định trong
khuôn khổ nguồn vốn được cấp và kinh phí được sử dụng.
Quá trình cải tạo và xây dựng các công trình giao thông đô thị phải
tuân theo quy hoạch đô thị đã được duyệt. UBND tỉnh, thành phố, thị xã, thị
trấn giao cho các cơ quan chuyên trách quản lý sử dụng và khai thác công
trình này.
Hệ thống quản lý giao thông đô thị yêu cầu phải có cách tiếp cận tổng

hợp và sử dụng phương pháp luận hệ thống. Khi xử lý các vấn đề quản lý giao
thông đô thị, phải xem xét vấn đề từ mọi khía cạnh kỹ thuật, kinh tế, xã hội và
chính trị (bao gồm cả an ninh, quốc phòng).


7

Quản lý hệ thống giao thông bao gồm:
+ Quản lý kinh tế và kỹ thuật: Sử dụng định mức, đơn giá, quy chuẩn,
tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật, quy trình kỹ thuật... để quản lý các hoạt động
trong hệ thống giao thông.
+ Quản lý tổ chức: Thiết kế và vận hành bộ máy tổ chức và quản lý nhân
lực trong hệ thống giao thông.
Hai nhóm chức năng này có quan hệ mật thiết với nhau trong mọi hoạt
động của giao thông.
Những khái niệm cơ bản về phát triển bền vững
Khái niệm phát triển bền vững (PTBV) được đề cập đến lần đầu tiên ở
Hội nghị Quốc tế của Liên hiệp quốc về môi trường từ năm 1972 tại
Stockhomlm, Thuỵ Điển. Ngày nay có nhiều định nghĩa về PTBV được đưa
ra trong đó định nghĩa của Hội đồng thế giới về Môi trường và Phát triển
(World Commission on Environment and Development, WCED, 1987) được
sử dụng phổ biến nhất:
Theo chương trình Môi trường Liên hiệp quốc (UNCEP) thì “PTBV là
quá trình nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân loại trong phạm vi đáp
ứng được của hệ sinh thái’’ [15].
Theo Ngân hàng Thế giới (WB) thì PTBV gồm 3 mục tiêu: kinh tế, xã
hội và môi trường hài hoà với nhau [15].
Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 của nước ta thì “PTBV là phát
triển đáp ứng được nhu cầu của các thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến
khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt

chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi
trường” [15].


8

Tất cả các định nghĩa về PTBV đòi hỏi cần phải nhìn nhận toàn bộ thế
giới như là một hệ thống có tính liên kết, liên tục về không gian và thời gian
để đánh giá được sự tương tác giữa các khu vực trên toàn cầu khi có một hiện
tượng nào đó xảy ra. Đây là một quá trình biến đổi mạnh mẽ, liên tục, cân
bằng và lồng ghép trên cả 3 phương diện: kinh tế, xã hội và môi trường nhằm
nâng cao chất lượng cuộc sống con người.

Hình (1): Mô hình phát triển bền vững [Nguồn Internet]
Như vậy, PTBV phải đảm bảo đồng thời cả ba mục tiêu: mục tiêu về
kinh tế, mục tiêu về xã hội và mục tiêu bảo vệ môi trường.
Mục tiêu
kinh tế

PTBV

Mục tiêu

Mục tiêu
sinh thái

Hình (2): Phối hợp các mục tiêu trong PTBV [Nguồn Internet]
PTBV là một bài toán khó, bền vững là một vấn đề khó khăn thách
thức đối với phát triển. Thế giới không của riêng ai do vây PTBV cũng không



9

phải của riêng một quốc gia nào, lĩnh vực nào. Thế giới chỉ PTBV khi và chỉ
khi các quốc gia PTBV, quốc gia PTBV khi các lĩnh vực, các ngành, các vùng
lãnh thổ của quốc gia PTBV.

Thế giới phát
triển bền vững

Quốc gia phát
triển bền vững

Địa phương phát
triển bền vững

Hình (3): Phát triển bền vững theo lãnh thổ [Nguồn Internet]

PTBV
nông
nghiệp
PTBV
Công
nghiệp

PTBV
y tế
PTBV
giáo dục


PTBV
các lĩnh

PTBV
GTVT

Hình (4): Phát triển bền vững theo ngành, lĩnh vực [Nguồn Internet]
Khái niệm phát triển bền vững GTĐT:
Theo báo cáo của Ủy ban môi trường và phát triển thế giới
(WCED,1987) thì GTĐTPTBV là một tập hợp các hoạt động giao thông cùng
nhau với các cơ sở hạ tầng liên quan trong đó chú ý đến sự cân bằng các vấn


10

đề kinh tế, xã hội và môi trường hoặc không gây ra những hệ quả xấu mà các
thế hệ sau phải gánh chịu hoặc phải giải quyết chúng [20].
* Hội đồng các Bộ trưởng Giao thông của Liên minh châu Âu cũng đã
thông qua một khái niệm về GTBV vào tháng 4/2001. Theo đó thì
GTĐTPTBV là một hệ thống thỏa mãn các tiêu chí [16]:
- Cho phép các kết nối, đáp ứng nhu cầu của con người và xã hội trong
điều kiện an toàn và phù hợp với sức khỏe con người, hệ sinh thái và sự công
bằng giữa các thế hệ kế tiếp.
- Dễ chấp nhận đối với toàn bộ cộng đồng và hỗ trợ phát triển kinh tế
cũng như sự phát triển cân bằng của các vùng.
- Giới hạn khí thải để phù hợp với khả năng “hấp thu” của hành tinh.
Chú ý đến việc sử dụng tài nguyên tái tạo được theo tỷ lệ tái sinh và sử dụng
tài nguyên không tái tạo được theo tốc độ phát triển của các tài nguyên thay
thế.
* Theo Ngân hàng thế giới (WB) và Ủy ban Nghiên cứu Giao thông Mỹ

(USTRB): GTĐTPTBV là hệ thống giao thông mà nó phục vụ tầm nhìn
chung cho việc phát triển kinh tế và xã hội của vùng và của đô thị [16]. Như
vậy GTĐTPTBV hướng tới việc phục vụ các mục tiêu: phát triển kinh tế và
tạo ra việc làm, hài hòa giữa các yếu tố kinh tế, xã hội và tự nhiên; trong đó
tập trung chủ yếu vào việc giải quyết nhu cầu đi lại cho cư dân đô thị theo các
mục đích khác nhau. GTĐTPTBV cần phải cung cấp phương thức đi lại cho
tất cả các tầng lớp trong xã hội phù hợp với khả năng đáp ứng của môi trường
dựa trên sự cân bằng lợi ích cho cả người cung cấp và người sử dụng.
Phát triển bền vững hệ thống GTĐT là phát triển đồng bộ, hài hoà trên
3 giai đoạn là Lập quy hoạch phát triển giao thông đô thị, đầu tư xây dựng và


11

khai thác vận hành giao thông đô thị đảm bảo phát triển trên 3 mặt kinh tế, xã
hội và môi trường đáp ứng yêu cầu PTBV đất nước, đồng thời đảm bảo sự
phát triển bền vững của chính hệ thống GTĐT.
Về mặt kinh tế: đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế đất nước; giảm tối đa
chi phí đầu tư xây dựng và khai thác.
Về mặt xã hội: tạo sự đi lại của người dân một cách an toàn, dễ dàng
tiếp cận, phù hợp với mọi đối tượng, bảo đảm sức khoẻ con người, đảm bảo
sự công bằng và hạn chế tác động đến cuộc sống của người dân.
Về mặt môi trường: không ảnh hưởng đến hệ sinh thái, hạn chế sự phát
thải và chất thải ra môi trường, hạn chế sự tiêu thụ các nguồn tài nguyên
không tái tạo, hạn chế tiếng ồn và sử dụng hợp lý, tiết kiệm đất.
Cấu trúc luận văn
Luận văn có cấu trúc như sau:
+ Phần mở đầu
+ Phần nội dung: gồm 3 chương:
- Chương 1: Thực trạng quản lý xây dựng hệ thống giao thông huyện

Phú Xuyên – TP. Hà Nội
- Chương 2: Cơ sở khoa hoc về quản lý hệ thống giao thông huyện Phú
Xuyên – TP. Hà Nội theo hướng hạ tầng bền vững
- Chương 3: Đề xuất giải pháp về quản lý hệ thống giao thông huyện
Phú Xuyên – TP. Hà Nội theo hướng bền vững
+ Phần Kết luận, kiến nghị
+ Phần tài liệu tham khảo


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


86

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Huyện Phú Xuyên nằm ở vị trí thuận lợi tạo điều kiện phát triển và
định hướng đô thị theo hướng bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu.
Đề tài đã làm rõ khái niệm chung về phát triển bền vững hệ thống
GTVT và phát triển bền vững giao thông đô thị. Đã đưa ra được các tiêu chí,
chỉ tiêu phát triển bền vững giao thông đô thị.
Trên cơ sở thực trạng hệ thống giao thông đô thị huyện Phú Xuyên,

kinh nghiệm quản lý phát triển bền vững hệ thống giao thông trong nước và
nước ngoài, đề tài đã xây dựng một số chỉ tiêu cụ thể về phát triển bền vững
cho từng chuyên ngành.
Đề tài cũng xây dựng định hướng phát triển bền vững giao thông đô
thị với các giải pháp:
Kỹ thuật:
-

Khớp nối và đồng bộ hệ thống giao thông đô thị huyện Phú

-

Sử dụng công nghệ giao thông thông minh trong quản lý khai

Xuyên.

thác hệ thống giao thông đô thị.
-

Cắm mốc chỉ giới đường và hành lang bảo vệ

Quản lý:
-

Kiện toàn bộ máy và tăng cường phối hợp các bộ phận quản lý

-

Nâng cao năng lực quản lý của các cán bộ cấp cơ sở


-

Giải pháp quản lý với sự tham gia của cộng đồng

Kiến nghị
UBND thành phố Hà Nội, UBND huyện Phú Xuyên cần có những cơ
chế thông thoáng để khuyến khích mọi thành phần, mọi hình thức để tạo
nguồn lực phát triển hệ thống giao thông đô thị huyện.


×