TÓM TẮT
Đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng doanh nghiệp
tại Agribank thành phố Cần Thơ” được thực hiện trong thời gian từ tháng 04 năm
2015 đến tháng 1 năm 2016 với mục đích tìm hiểu thực trạng của hoạt động tín dụng
và chất lượng tín dụng của đối tượng khách hàng doanh nghiệp để từ đó xác định các
nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng doanh nghiệp trên địa bàn TP. Cần Thơ thông
qua việc chọn mẫu ngẫu nhiên từ danh sách khách hàng Agribank – thành phố Cần
Thơ, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro sử dụng vốn vay của doanh
nghiệp cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay đối với khách hàng.
Đề tài có sử dụng những tài liệu tham khảo nghiên cứu về rủi ro tín dụng doanh
nghiệp trong thời gian gần đây nhằm tham khảo các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín
dụng doanh nghiệp ở địa bàn, những rủi ro của việc sử dụng vốn vay không hiệu quả
kể cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Với mẫu điều tra 300 quan sát khách hàng doang nghiệp còn dư nợ tại thời điểm
nghiên cứu được thu thập thông tin từ kho dữ liệu IPCAS Agribank - thành phố Cần Thơ
và xem xét đối chiếu bộ hồ sơ do cán bộ tín dụng doanh nghiệp hỗ trợ, các quan sát có
phân tầng đến các chi nhánh quận, huyện của Agribank – thành phố Cần Thơ, đề tài đã
sử dụng mô hình hồi quy probit và phần mềm Stata để phân tích các nhân tố ảnh hưởng
đến rủi ro tín dụng của doanh nghiệp trên địa bàn. Kết quả phân tích từ mô hình hồi quy
cho thấy các nhân tố: Thời gian hoạt động của doanh nghiệp, tỷ suất sinh lợi và tốc độ
tăng doanh thu có tương quan nghịch với rủi ro tín dụng của doanh nghiệp và các nhân
tố: Ngành nghề kinh doanh, lịch sử quan hệ với các tổ chức tín dụng và giới tính của chủ
doanh nghiệp có tương quan thuận với rủi ro tín dụng của doanh nghiệp.
Kết quả thu thập thông tin từ kho dữ liệu IPCAS thông qua nghiên cứu định định
lượng, đề tài đã xác định các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng và đề ra một số giải
pháp hàm ý quản trị nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, nâng cao kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của khách hàng doanh nghiệp, giảm thiểu rủi ro tín dụng doanh
nghiệp trên địa bàn, đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng cho ngân hàng.
-iii-
ABSTRACT
The study "Analysis of factors affecting corporate credit risk at the Agribank
Can Tho branch" is done in the period from April 2015 to January 2016 with the aims
to find out the status of credit operations and the credit quality of corporate customers
to determine which factors affect corporate credit risk in the Can Tho city, on the
basis of which set out measures to limit the risks of using loans as well as improving
the efficiency of using loans in this area.
This study uses the references on corporate credit risk in recent times to refer
to the factors affecting credit risk in this area, the risks of using ineffective loans
including objective and subjective reasons.
With 300 observations are collected from enterprises with formal credit loans
in the districts of Can Tho city, the study used the probit regression model and Stata
software to analyze the factors affecting the credit risk of the enterprises in the
locality. Analytical results from the regression model showed that the factors: Time
of business operation, return on equity and speed of revenue growth have negative
correlation relationship with the corporate credit risk and the factors: business, the
history of relationship with the credit institutions and the gender of the corporate
owner have positive correlation relationship with the credit risk.
Results obtained through quantitative researching, the study identified the
factors affecting the credit risk and set out some solutions to improve the efficiency
of loans and collect the repay loans on time, and minimizing the risk.
-iv-
MỤC LỤC
Trang tựa
Quyết định giao đề tài
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iii
ABSTRACT ............................................................................................................. iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................................x
DANH SÁCH CÁC HÌNH...................................................................................... xi
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ......................................................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU................................................................................2
2.1 Mục tiêu chung ..............................................................................................2
2.2 Mục tiêu cụ thể ..............................................................................................3
3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ...................................................................................3
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .....................................................3
4.1 Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................3
4.2 Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................3
4.2.1 Phạm vi về thời gian...............................................................................3
4.2.2 Phạm vi về không gian ...........................................................................3
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................................4
5.1 Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................4
5.2 Phương pháp phân tích ..................................................................................5
6 CẤU TRÚC LUẬN VĂN ..................................................................................10
7 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ..................................................................................10
PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................................13
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........13
-v-
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ...........................................................................................13
1.1.1 Rủi ro tín dụng của ngân hàng .................................................................13
1.1.2 Những vấn đề chung về tín dụng và phân loại tín dụng ..........................14
1.1.2.1 Khái niệm tín dụng ............................................................................14
1.1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng ....................................................................15
1.1.3 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng .................................................................16
1.1.4 Các dấu hiệu nhận diện rủi ro tín dụng ....................................................17
1.1.5 Lượng hóa và đánh giá rủi ro tín dụng ngân hàng ...................................18
1.1.5.1 Lượng hóa rủi ro tín dụng ngân hàng................................................18
1.1.5.2 Đo lường rủi ro của khách hàng ........................................................19
1.1.6 Các yếu tố tác động tới rủi ro tín dụng của khách hàng doanh nghiệp ....22
1.1.6.1 Các yếu tố từ phía khách hàng ..........................................................22
1.1.6.2 Các yếu tố từ phía ngân hàng ............................................................24
1.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .............................................................................25
1.3 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT CÁC BIẾN NGHIÊN CỨU .............................................25
CHƯƠNG 2: TỒNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ AGRIBANKTHÀNH PHỐ CẦN THƠ .......................................................................................27
2.1 TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ ................................................27
2.2 TỔNG QUAN VỀ AGRIBANK-THÀNH PHỐ CẦn Thơ ............................31
2.2.1 Lịch sử hình thành của AGRIBANK-thành phố Cần Thơ.......................31
2.2.2 Cơ cấu tổ chức..........................................................................................32
2.2.2.1 Sơ đồ tổ chức.....................................................................................32
2.2.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các Phòng ban......................................32
2.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2013-2015 (tỷ đồng) ...............37
2.3 Thực trạng rủi ro tín dụng của Agribank– thành phố Cần Thơ giai đoạn
2013-2015 .............................................................................................................38
2.3.1 Nợ xấu theo thành phần doanh nghiệp tại Agribank-thành phố Cần Thơ
(triệu đồng) ........................................................................................................38
2.3.2 Tỷ lệ nợ xấu tổng số khách hàng doanh nghiệp tại Agribank-thành phố
Cần Thơ ............................................................................................................40
-vi-
CHƯƠNG 3: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TRONG
CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI AGRIBANK THÀNH PHỐ CẦN THƠ .........42
3.1 KHÁI QUÁT MẪU NGHIÊN CỨU ..............................................................42
3.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP
TẠI AGRIBANK – THÀNH PHỐ CẦN THƠ ....................................................44
3.2.1 Mô tả các biến phân tích ..........................................................................44
3.2.2 Kết quả mô hình .......................................................................................45
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HÀM Ý QUẢN TRỊ ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP VAY VỐN TẠI AGRIBANK – THÀNH PHỐ CẦN THƠ ................49
4.1 GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VAY VỐN ............................49
4.1.1 Đối với doanh nghiệp thuộc các nhóm ngành nghề khác nhau ...............49
4.1.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động và mở rộng quy mô...................50
4.1.3 Nâng cao uy tín tín dụng và tạo ấn tượng tốt từ nhà quản trị ..................50
4.2 HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI AGRIBANK –
THÀNH PHỐ CẦN THƠ .....................................................................................52
4.2.1 Nâng cao chất lượng thẩm định dự án, phương án kinh doanh ...............52
4.2.2 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng .........................................53
4.2.3 Đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh ...................................................55
4.2.4 Tăng cường kiểm soát các khoản vay ......................................................56
4.2.5 Xây dựng cơ chế quản lý các khoản nợ xấu ............................................57
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................59
5.1 KẾT LUẬN .....................................................................................................59
5.2 KIẾN NGHỊ ....................................................................................................60
5.2.1. Kiến nghị đối với Nhà nước ....................................................................60
5.2.2 Đối doanh nghiệp .....................................................................................60
5.2.3 Đối với Ngân hàng ...................................................................................62
5.3 NHỮNG HẠN CHẾ CÒN TỒN TẠI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................65
PHỤ LỤC .................................................................................................................67
-vii-
PHỤ LỤC 1: MÔ HÌNH PROBIT ........................................................................67
PHỤ LỤC 2: TÁC ĐỘNG BIÊN ..........................................................................68
PHỤ LỤC 3 ĐỘ PHÙ HỢP CỦA MÔ HÌNH ......................................................69
-viii-
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AGRIBANK – TP CẦN THƠ:
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Việt Nam chi nhánh thành phố Cần Thơ.
CBTD:
Cán bộ tín dụng
PTNT:
Phát triển nông thôn
CP:
Cổ phần
LHPN:
Liên hiệp phụ nữ
NHNN:
Ngân hàng Nhà nước
NHNN & PTNT:
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
NHTM:
Ngân hàng thương mại
NXB:
Nhà xuất bản
ĐBSCL:
Đồng bằng sông Cửu Long
NXB:
Nhà xuất bản
TP:
Thành phố
-ix-
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Số hiệu bảng
Bảng 1
Bảng 2
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Tên bảng
Nội dung giải thích các biến độc lập và kỳ vọng các mối quan
hệ giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc
Trang
7
Cơ cấu mẫu điều tra theo địa bàn Quận, huyện của Tp. Cần Thơ
9
Đơn vị hành chính năm 2015 phân theo quận, huyện
27
Diện tích - Dân số - mật độ dân số năm 2015 phân theo
quận, huyện
28
Bảng 3.1
Một số tiêu chí của các biến
44
Bảng 3.2
Kết quả mô hình
45
-x-
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Số hiệu hình
Hình 1.1
Hình 2.1
Hình 2.2
Tên hình
Mô hình nghiên cứu
Trang
25
Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông
thôn Việt Nam chi nhánh thành phố Cần Thơ
Kết quả kinh doanh giai đoạn 2013-2015 của Agribank – TP
Cần Thơ
32
37
Hình 2.3
Nợ xấu theo thành phần doanh nghiệp giai đoạn 2013-2015
39
Hình 2.4
Tỷ trọng nợ xấu theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2013-2015
39
Hình 2.5
Nợ xấu của doanh nghiệp Nhà nước qua ba năm 2013-2015
40
Hình 2.6
Tỷ lệ nợ xấu khách hàng doanh nghiệp qua ba năm 2013-2015
41
Hình 3.1
Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo loại hình doanh nghiệp
42
Hình 3.2
Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo thành phần kinh tế
43
Hình 3.3
Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo thời hạn vay
43
-xi-
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thời gian qua, cùng với quá trình đổi mới và hội nhập, hệ thống ngân hàng
thương mại Việt Nam (NHTM) đã có nhiều thay đổi quan trọng. Sự xuất hiện của các
ngân hàng (NH) 100% vốn nước ngoài và việc loại bỏ dần các hạn chế đối với hoạt
động của ngân hàng đã khiến mức độ cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, buộc các
NH Việt Nam (VN) phải tái cấu trúc để tiếp tục phát triển. Các NHTM cổ phần một
mặt đang cấu trúc lại, có sự tham gia của các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài cùng
lộ trình tăng vốn điều lệ lên mức tối thiểu là 3.000 tỉ VND. Tất cả các động thái này
nhằm hướng tới sự phát triển bền vững trong quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế. Những đóng góp của hệ thống NHTM VN vào quá trình đổi mới và thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá là rất lớn. Các
NHTM không chỉ tiếp tục khẳng định là một kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh
tế, mà còn góp phần ổn định sức mua đồng tiền.
Các NHTM NN vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng vốn,
đặc biệt trong điều kiện khó khăn của nền kinh tế, của các doanh nghiệp. Chính họ là
kênh chuyển tải nhanh nhất các cơ chế chính sách hỗ trợ của Chính phủ cho các thành
phần kinh tế, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và phát triển. Cho vay là kênh
mang lại nguồn thu chủ yếu cho các NHTM hiện nay và có mức tăng trưởng khá. Về
năng lực quản trị và công nghệ các ngân hàng đã được chú trọng, nhưng chưa thực
sự trở thành công cụ hữu hiệu phục vụ quản trị điều hành. Tình trạng vay mượn với
lãi suất lên xuống thất thường trên thị trường tiền tệ liên NH trong thời gian qua suy
cho cùng đều bắt nguồn từ việc các NH chưa quản trị tốt tài sản và thanh khoản. Do
sự yếu kém từ quản trị tài sản Nợ, tài sản Có và sự thiếu hụt của các công cụ quản lý
hữu hiệu, trong khi một số NHTM lại muốn sử dụng triệt để phần vốn này để cho các
hoạt động kinh doanh sinh lời, nên xảy ra thiếu thanh khoản cục bộ tại một số NH.
Năng lực quản trị rủi ro và năng lực giám sát ngân hàng có một cơ cấu quản trị doanh
nghiệp vững mạnh là rất quan trọng, vì NH có vai trò cốt yếu trong nền kinh tế của
-1-
mỗi quốc gia, NH được coi là ngành chịu sự quản lý, giám sát chặt chẽ và có thể sử
dụng mạng lưới an toàn của Chính phủ. Vì vậy, quản trị hoạt động của NH nói chung
và quản trị rủi ro nói riêng, cần dựa trên một số nguyên tắc của kinh tế thị trường,
nhưng khi vận hành phải theo thực tế của nền kinh tế VN. Xây dựng văn hoá quản trị
rủi ro, tạo môi trường thuận lợi cho việc áp dụng các nguyên tắc và thông lệ quản trị
rủi ro. Nâng cao chất lượng công tác kiểm soát nội bộ, để phát hiện những tiềm ẩn rủi
ro, có biện pháp ngăn chặn kịp thời. Nhưng cũng không nên quá nhấn mạnh đến kiểm
tra, kiểm soát nội bộ dễ làm mất tính sáng tạo trong công việc.
Rủi ro tín dụng có hậu quả rất lớn làm tăng chi phí sử dụng vốn của ngân hàng,
giảm nguồn thu nhập từ tín dụng, mất phần vốn đáng kể trong hoạt động kinh doanh
ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Rủi ro tín dụng luôn luôn tồn tại
trong hoạt động của ngân hàng, đây là vấn đề phức tạp mà các tổ chức tín dụng không
thể loại bỏ hoàn toàn mà họ chỉ có thể kiểm soát và phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro
sao cho thấp nhất bằng các phương pháp quản trị rủi ro tín dụng. hiện nay các doanh
nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ có nhu cầu cấp tín dụng rất lớn để đầu tư dự
án, đầu tư mở rộng quy mô, nâng cấp thay đổi dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại
ngày càng nhiều. Như vậy, làm thế nào để các doanh nghiệp vừa được cấp đủ nguồn
vốn tín dụng để phục đúng mục đích sản xuất kinh doanh và ngân hàng vừa kiểm
soát, hạn chế được rủi ro tín dụng. Từ đó, đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng
đến rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại Agribank - thành phố Cần Thơ” là rất cần
thiết cho hoạt động ngân hàng và thiết thực cho bản thân đang công tác trong ngành
tài chính tín dụng, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng,
đồng thời giúp Ngân hàng kiểm soát được và tối thiểu hóa rủi ro trong hoạt động cho
vay đối với doanh nghiệp tại Agribank- thành phố Cần Thơ góp phần đáng kể vào sự
phát triển bền vững, ổn định nền kinh tế địa phương nói riêng và Việt Nam nói chung.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài này là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín
dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Chi
-2-
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1]. Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt (2008), Quản trị ngân hàng thương mại,
NXB Thế Giới.
[2]. Phan Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Thu Thảo (2002), Ngân hàng thương mại quản
trị và nghiệp vụ, NXB Thống Kê.
[3]. Trần Huy Hoàng (2007), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Lao Động Xã Hội.
[4]. Lê Khương Ninh, Lâm Thị Bích Ngọc (2012), ‘‘Rủi ro tín dụng trong cho vay
doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt
Nam ở ĐBSCL’’, Tạp chí công nghệ Ngân hàng, (74), tr.3-12.
[5]. Nguyễn Minh Kiều (2008), ‘‘Nghiệp vụ Ngân hàng’’, NXB Thống Kê.
[6]. Trương Đông Lộc (2010), ‘‘Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các
Ngân hàng thương mại Nhà nước ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long’’, tạp
chí kinh tế và phát triển, (156), tr.49-52.
[7]. Trương Đông Lộc, Nguyễn Thị Tuyết (2011), ‘‘Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi
ro tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương chi nhánh thàn
phố Cần Thơ’’, Tạp chí Ngân hàng, (5), tr.38-41.
[8]. Ngân hàng nhà nước (2013), Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013
quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi
ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
[9]. Ngân hàng nhà nước (2014), Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức
trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý
rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
[10]. Nguyễn Văn Tiến (1999), Quản trị rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng, NXB
Thống Kê.
-65-
Tiếng Anh
[11]. Chiara, P., Costanza, T., (2010), A a parsimonious default prediction model
for Italian SMEs, Banks and banks Systems.
[12]. Tabeb, A. (2005), Logit models for Bankruptcy data Implemented in
XploRe, A master of Science, Humboldt-Universitat zu Berlin, CASECenter for Applied Statistic and Economics Institute for Statistics and
Econometrics.
[13]. Timothy W.Koch (1995), Bank Management, University of South Caro,
Dryden Press.
-66-