Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong chương “Địa lý nông nghiệp” – Địa lý 10, ban cơ bản
Tên SKKN "TÍCH HỢP GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG
CHƯƠNG “ĐỊA LÍ NÔNG NGHIỆP” – ĐỊA LÍ 10 CƠ BẢN
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bằng những hoạt động kinh tế ngày một phát triển, con người đã làm biến
đổi, đảo lộn hệ thống Trái Đất với qui mô ngày càng rộng lớn, tốc độ chóng mặt.
Biến đổi khí hậu đã trở thành một trong những thách thức và nguy cơ lớn nhất đối
với loài người trong thế kỉ 21.
Việt Nam được cảnh báo sẽ là một trong số những nước trên thế giới bị ảnh
hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu.
Nhận thức sâu sắc vấn đề biến đổi khí hậu là hết sức cần thiết đối với tất cả
mọi người, mọi lứa tuổi, mọi thành phần dân cư… để có các hành động cụ thể góp
phần vào việc ứng phó với sự biến đổi khí hậu toàn cầu.
Môn Địa lý nói chung và Địa lý 10 nói riêng có nhiệm vụ giúp học sinh có
được những hiểu biết cơ bản, hệ thống về Trái đất – môi trường sống của con
người, về thiên nhiên và những hoạt động kinh tế của con người trên phạm vi quốc
gia, khu vực và thế giới; rèn luyện cho học sinh những kỹ năng hành động, ứng xử
thích hợp với môi trường tự nhiên – xã hội. Qua đó, có thể thấy môn Địa lí 10 có
nhiều khả năng tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu.
Là một giáo viên Địa lí hiện đang giảng dạy tại trường THCS&THPT Bàu Hàm,
một trường vùng sâu, vùng xa của Tỉnh Đồng Nai, đa số học sinh là con em người
dân tộc, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn nên kênh thông tin chính của các em
chủ yếu là tivi, sách báo, tuy nhiên, theo tâm lý lứa tuổi, hầu hết các em chỉ quan
tâm đến các vấn đề giải trí, âm nhạc,…rất ít học sinh xem chương trình khoa học,
giáo dục hoặc chủ động tìm hiểu về biến đổi khí hậu. Do đó, việc tích hợp giáo dục
biến đổi khí hậu thông qua môn học là rất cần thiết để cung cấp cho các em những
hiểu biết cơ bản về biến đổi khí hậu, nhắc nhở các em hành động để giảm thiểu
biến đổi khí hậu…
Từ những lí do trên, tôi mong muốn và ý thức trách nhiệm của mình đối với
việc phải giáo dục biến đổi khí hậu cho học sinh, nhằm thực hiện mục tiêu phát
triển bền vững. Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong
chương “Địa lí nông nghiệp” – Địa lý 10 ban cơ bản”.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
II.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
II.1.1. Khái niệm về Biến đổi khí hậu.
“Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu mà nguyên nhân trực tiếp hay gián
tiếp bởi hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu
và tác động thêm vào sự biến động khí hậu tự nhiên trong các thời gian có thể so
1
Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong chương “Địa lý nông nghiệp” – Địa lý 10, ban cơ bản
sánh được” (Công ước chung của Liên Hợp Quốc về BĐKH tại Hội nghị thượng
đỉnh về Môi trường tại Rio de Janero – Braxin – 1992)
II.1.2. Tích hợp giáo dục Biến đổi khí hậu.
II.1.2.1. Quan niệm về dạy học tích hợp
II.1.2.1.1. Khái niệm
Tích hợp theo tiếng Anh là intergration, nghĩa là “gộp lại, sáp nhập lại thành
một tổng thể”.
Xavier Roegiers đã đưa ra một định nghĩa về khoa học sư phạm tích hợp:
“Khoa sư phạm tích hợp là một quan niệm về một quá trình học tập trong đó có thể
các quá trình học tập góp phần hình thành ở học sinh những năng lực rõ ràng, có dự
tính trước những điều cần thiết cho học sinh, nhằm phục vụ cho các quá trình học
tập tương lai, hoặc nhằm hòa nhập học sinh vào cuộc sống lao động” [5]
“Dạy học tích hợp là quá trình dạy học, trong đó, học sinh phải huy động nội
dung kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết các nhiệm vụ
học tập, thông qua đó lại hình thành và phát triển những kiến thức, kĩ năng mới, rèn
luyện được những năng lực cần thiết” [2]
II.1.2.1.2. Mục đích
Học sinh sử dụng phối hợp những kiến thức, kĩ năng trong các tình huống
gần với cuộc sống và có ý nghĩa.
Học sinh có được khả năng huy động có hiệu quả những kiến thức và năng
lực của mình để giải quyết vấn đề.
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo của học sinh.
II.1.2.1.3. Các mức độ tích hợp
Việc tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu thể hiện ở 3 mức độ: mức độ toàn
phần, mức độ bộ phận và mức độ liên hệ.
- Mức độ toàn phần: Mục tiêu và nội dung của bài học hoặc của chương
phù hợp hoàn toàn với mục tiêu và nội dung của giáo dục biến đổi khí hậu.
- Mức độ bộ phận: Chỉ có một phần bài học có mục tiêu và nội dung về
giáo dục biến đổi khí hậu.
- Mức độ liên hệ: liên hệ là một hình thức tích hợp đơn giản nhất khi chỉ có
một số nội dung của môn học có liên quan đến nội dung về giáo dục biến đổi khí
hậu nhưng không nêu rõ trong nội dung bài học, trong trường hợp này, giáo viên
khai thác kiến thức môn học và liên hệ chúng với các nội dung về giáo dục biến đổi
khí hậu.
II.1.2.2. Mục đích và ý nghĩa của giáo dục biến đổi khí hậu.
2
Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong chương “Địa lý nông nghiệp” – Địa lý 10, ban cơ bản
Giáo dục về biến đổi khí hậu phải giúp cho HS có hiểu biết về hiện tượng biến đổi
khí hậu, nguyên nhân và những tác động của nó tới đời sống con người và những
biện pháp hạn chế các tác nhân dẫn đến BĐKH, có được những kỹ năng cần thiết
để ứng phó với những tác động do BĐKH gây ra. Từ đó chuẩn bị cho HS tâm thế
sẵn sàng tham gia các hoạt động nhằm chống lại, hạn chế sự BĐKH. [1]
II.1.2.3. Nội dung về giáo dục Biến đổi khí hậu.
Nội dung của giáo dục biến đổi khí hậu cần đề cập đến:
+ Khái niệm/ thuật ngữ về biến đổi khí hậu.
+ Hiện trạng, nguyên nhân của sự biến đổi khí hậu, đặc biệt là những nguyên
nhân do con người tạo ra
+ Hậu quả của biến đổi khí hậu và tác động của nó trên phạm vi toàn cầu, quốc
gia và khu vực - địa phương.
+ Những biện pháp hạn chế các tác nhân gây nên biến đổi khí hậu trên phạm vi
toàn cầu, quốc gia và địa phương.
+ Ứng phó trước tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam: phòng chống ngập
lụt ở đồng bằng châu thổ và vùng ven biển, sạt lở đất vùng ven biển, lũ và sạt lở đất
ở vùng núi….
+ Cung cấp, rèn luyện những kỹ năng cần thiết để ứng phó với thiên tai do biến
đổi khí hậu gây nên ở địa phương (kỹ năng cụ thể phòng chống lũ lụt, sạt lở đất,
bão….).[1]
II.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN.
II.2.1. Khả năng tích hợp GDBĐKH thông qua môn Địa lí 10, THPT.
Chương trình Địa lí 10 trang bị cho học sinh những kiến thức tổng hợp về Địa lý
tự nhiên và Địa lý kinh tế - xã hội mà từng thành phần hoặc tổng hợp thể tự nhiên
hay kinh tế - xã hội đều liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến Biến đổi khí hậu và
ứng phó với biến đổi khí hậu. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, các đối tượng địa lí
tự nhiên hay kinh tế - xã hội có lúc là tác nhân, có khi lại là đối tượng phải hứng
chịu hậu quả của biến đổi khí hậu.
Mặt khác, Bộ giáo dục và đào tạo đã triển khai việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi
trường qua môn Địa lý ở trường Trung học, đó chính là tiền đề để khai thác, phục
vụ cho việc tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong chương trình Địa lý THPT nói
chung và Địa lý 10 nói riêng.
Chương “Địa lí nông nghiệp” là một phần nội dung của chương trình Địa lí 10,
cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về nông nghiệp, học sinh nắm được
vai trò quan trọng không thể thay thế của nông nghiệp; hiểu được sự ảnh hưởng của
các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội tới nông nghiệp; nắm bắt và hiểu được vai trò,
tình hình phát triển của hai nhóm ngành trồng trọt và chăn nuôi. Trong đó, thông
qua ảnh hưởng của các nhân tố đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp, đặc điểm
3
Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong chương “Địa lý nông nghiệp” – Địa lý 10, ban cơ bản
của ngành trồng cây công nghiệp, trồng rừng, ngành chăn nuôi gia súc lớn, gia súc
nhỏ…giáo viên có thể lồng ghép tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu để học sinh có
thể biết được những kiến thức cơ bản về biến đổi khí hậu, cách thức giảm nhẹ và
ứng phó với biến đổi khí hậu ngay tại địa phương các em đang sinh sống.
2.2. Thực trạng dạy học tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu ở trường
THCS&THPT Bàu Hàm - Đồng Nai
2.2.1. Về phía giáo viên
Trong những năm gần đây, Bộ giáo dục và đào tạo đã có nhiều hoạt động quan tâm
tới việc giáo dục biến đổi khí hậu bằng nhiều chuyên đề tập huấn cho giáo viên tích
hợp, lồng ghép vào kiến thức của các môn học ở các cấp, hay bằng cách tổ chức
hoạt động ngoại khóa về môi trường. Thông qua phiếu điều tra về quá trình giảng
dạy tích hợp giáo dục BĐKH (phụ lục 1), tôi thu thập được kết quả thực trạng như
sau:
Về nhận thức: 90% GV có nhận thức đầy đủ và đúng đắn về biến đổi khí hậu, vẫn
còn 10% giáo viên chưa hiểu đúng về khái niệm BĐKH.
Về thái độ: 80% GV có thái độ tích cực đối với giáo dục biến đổi khí hậu, coi vấn
đề tích hợp giáo dục BĐKH trong giảng dạy các môn học là rất cần thiết, 15% giáo
viên cho rằng đó là trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà
trường, 5% còn lại cho rằng giáo dục BĐKH là không cần thiết. Bên cạnh đó, 40%
GV lại nghĩ rằng muốn thực hiện được GDBĐKH cho HS cần phải có các trang
thiết bị hiện đại và phải có nguồn kinh phí lớn.
Về hình thức tổ chức và phương pháp: 100% GV đều cho rằng có thể sử dụng cả
dạy học nội khóa và ngoại khóa cho GDBĐKH. Tuy nhiên, các GV thường sử dụng
dạy học nội khóa vì rất khó có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho HS một
cách thường xuyên do điều kiện thời gian và cơ sở vật chất nhà trường. Thực tế, nội
dung bài học trong chương trình Địa lí 10 khá dài, trong mỗi tiết học thời lượng 45
phút, để có thể tích hợp nội dung biến đổi khí hậu một cách thường xuyên là rất
hiếm.
Vì thế, công tác giáo dục biến đổi khí hậu chưa làm học sinh hiểu biết một cách
sâu sắc, đầy đủ về các kiến thức và kĩ năng để hành động, giúp các em trở thành
những công dân có trách nhiệm trong việc xây dựng một cuộc sống bền vững.
2.2.2. Về phía học sinh
Học sinh lớp 10 có độ tuổi từ 15 đến 17, là lứa tuổi đang trong quá trình hoàn thiện
về mặt thể chất và tinh thần, sự phát triển ổn định của bộ não và chức năng thần
kinh tạo nên những điều kiện tối ưu cho sự phát triển của các hoạt động nhận thức
của các em. Các em luôn muốn thể hiện bản thân mình, thích tìm tòi, khám phá và
đây chính là cơ sở quan trọng và cần thiết cho việc giáo dục biến đổi khí hậu.
Ở trường THCS&THPT Bàu Hàm, học sinh khối 10 khi được hỏi về vấn đề BĐKH
hiện nay (phụ lục 2), có 56,5% học sinh nhận thức chưa đầy đủ, chỉ có 10% HS biết
4
Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong chương “Địa lý nông nghiệp” – Địa lý 10, ban cơ bản
tới BĐKH toàn cầu như một trong những vấn đề mà thế giới đang phải đối mặt, đây
là con số còn quá ít. Đặc biệt, đa số các em HS hiểu biết rất ít, thậm chí là hiểu sai
về BĐKH, đối với những đe dọa của BĐKH với đất nước và ngay địa phương mình
các em cũng chưa có được hiểu biết đầy đủ, chưa biết rằng Việt Nam nằm trong số
những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH thông qua những hiện
tượng biến đổi của thời tiết xảy ra trong những năm gần đây. Qua đó cho thấy việc
nhận thức về vấn đề BĐKH của học sinh trường THCS&THPT Bàu Hàm còn rất
hạn chế và chưa đầy đủ hoặc có cái nhìn sai lệch, phiến diện.
Về thái độ: Hơn 85% HS đều có thái độ tích cực đối với các vấn đề về BĐKH và
100% tỏ ra rất hứng thú với những bài học có tích hợp nội dung GDBĐKH và 90%
HS cho rằng tích hợp giáo dục BĐKH là việc làm rất cần thiết.
Hành vi: Do nhận thức của HS còn thiếu về các vấn đề BĐKH dẫn tới hành động
liên quan đến BĐKH còn hạn chế, bao gồm cả những kỹ năng ứng phó với những
hiện tượng BĐKH và hành động để bảo vệ môi trường làm thay đổi hiện tượng
BĐKH trong tương lai.
Như vậy, việc GDBĐKH còn gặp không ít khó khăn mặc dù đa số GV đã
nhận thức tầm quan trọng của vấn đề. Vì vậy, cần đẩy mạnh hơn nữa vấn đề đưa
nội dung GDBĐKH vào trong dạy học Địa lí, bởi không chỉ truyền thụ cho HS
những kiến thức về kinh tế, xã hội, môi trường mà còn phải hướng dẫn cho HS học
được những kỹ năng, những giá trị để biết cách sống một cách bền vững, hài hoà
với tự nhiên và thân thiện với môi trường.
Đề tài: “Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong chương “Địa lí nông nghiệp”
– Địa lý 10 ban cơ bản” sẽ đưa ra các giải pháp hoàn toàn mới tại đơn vị trường nơi
tôi đang công tác, có thể các giải pháp này đã được áp dụng tại các đơn vị khác
nhưng đối với đơn vị tôi đang công tác, các giải pháp này được áp dụng lần đầu và
có hiệu quả.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
III.1. Giải pháp 1 : Tích hợp thông qua hệ thống các câu hỏi trong giờ
dạy trên lớp:
III.1.1. Mô tả cách thức thực hiện giải pháp:
*Phạm vi: Chương VII. “Địa lý nông nghiệp”, Địa lý 10 – ban cơ bản.
*Đối tượng: HS lớp 10A4, 10A5, 10A6, 10A7.
*Công việc cụ thể:
- Nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa, các trang thông tin điện tử.
- Xác định nội dung, phương pháp thích hợp để tích hợp BĐKH vào bài giảng.
- Xây dựng những câu hỏi có thể tích hợp giáo dục BĐKH, lồng ghép vào các giáo
án giảng dạy.
5
Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong chương “Địa lý nông nghiệp” – Địa lý 10, ban cơ bản
- Tiến hành thực nghiệm.
*Thời gian thực hiện giải pháp: Từ tuần 15 đến tuần 18 HKI năm học 2016 – 2017
(từ 14/11/2016 đến 24/12/2016)
III.1.2. Các dữ liệu minh chứng quá trình thực nghiệm, đối chứng giải
pháp:
Các hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đã có những tác động tích cực
đến cuộc sống của con người, chúng tạo ra lương thực, thực phẩm nuôi sống con
người, tạo ra nguyên liệu phục vụ đời sống sinh hoạt, nghệ thuật, nguyên liệu cho
các ngành công nghiệp chế biến,... Tuy nhiên, hoạt động này cũng là một trong
những tác nhân gây ra BĐKH. Nông, lâm, ngư nghiệp cũng là khu vực kinh tế nhạy
cảm nhất với BĐKH.
Khu vực xã Bàu Hàm, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai là khu vực sản xuất
nông nghiệp chiếm ưu thế, đặc biệt là trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả
cùng chăn nuôi theo hình thức trang trại. Do đó, giáo dục biến đổi khí hậu thông
qua chương “Địa lý nông nghiệp” đóng vai trò quan trọng để nâng cao ý thức của
học sinh, từ học sinh sẽ là cầu nối đến phụ huynh – những người nông dân trực tiếp
sản xuất, trực tiếp chịu ảnh hưởng và trực tiếp phát thải khí nhà kính ra môi trường.
Để tích hợp giáo dục BĐKH thông qua chương “Địa lý nông nghiệp”, Địa lý
10 – ban cơ bản:
III.1.2.1.Bước 1: Nghiên cứu kỹ nội dung SGK, xây dựng mục tiêu dạy học,
mục tiêu giáo dục BĐKH, xác định các nội dung trong sách có liên quan đến nội
dung giáo dục BĐKH, mức độ tích hợp đối với nội dung đó là gì? (tích hợp liên hệ,
tích hợp bộ phận hay tích hợp toàn phần).
- Mục tiêu giáo dục BĐKH thông qua chương “Địa lí nông nghiệp” là:
+ Về kiến thức: Trang bị cho HS những hiểu biết cơ bản về BĐKH như:
Nguyên nhân, biểu hiện của BĐKH, những tác động của BĐKH đến sản xuất nông
nghiệp; những kiến thức cơ bản về ứng phó, thích nghi với BĐKH.
+ Kỹ năng: Trang bị và phát triển những kỹ năng vận dụng kiến thức Địa lý
để giải thích các hiện tượng thời tiết, khí hậu, nguyên nhân, hậu quả của BĐKH,
mối quan hệ giữa hoạt động sống của con người với đất, nước, sinh vật. Xây dựng
và phát triển kỹ năng thuyết phục, tuyên truyền về BĐKH và ứng phó với BĐKH
trong quá trình sản xuất nông nghiệp đến gia đình, cộng đồng.
+ Thái độ: HS có ý thức học tập, vận dụng hiểu biết, kỹ năng thu được qua
bài học của bản thân để tham gia các hoạt động tuyên truyền về ứng phó với
BĐKH, tham gia các hoạt động ứng phó với BĐKH phù hợp với lứa tuổi.
- Xác định địa chỉ, mức độ, nội dung tích hợp:
Cụ thể:
* Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu qua bài 27: “Vai trò, đặc điểm, các
nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp. Một số hình thức tổ
chức lãnh thổ nông nghiệp”:
6
Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong chương “Địa lý nông nghiệp” – Địa lý 10, ban cơ bản
Địa chỉ tích hợp
Mức độ
tích hợp
I.2. Đặc điểm Liên hệ
nông nghiệp:
a. Đất trồng là tư
liệu sản xuất chủ
yếu và không thể
thay thế
b. Đối tượng của Liên hệ
sản xuất nông
nghiệp là cây
trồng và vật nuôi
II. Các nhân tố Liên hệ
ảnh hưởng tới sự
phát triển và
phân bố nông
nghiệp:
Nhân tố khí hậu
- nước
Nội dung tích hợp
- Dưới tác động của BĐKH, mưa lũ gây xói mòn
đất, nước biển dâng cao gây xâm nhập mặn vào
đất liền; nắng nóng và hạn hán kéo dài làm cho
đất bị khô cằn; các trận mưa axit diễn ra ngày
càng mạnh mẽ làm thay đổi thành phần, tính
chất của đất trồng, nhiều vùng bị sa mạc hóa,
phèn hóa, mặn hóa.
- Cần bón phân hữu cơ, hạn chế sử dụng phân
hóa học, thuốc trừ sâu, kết hợp các biện pháp
canh tác hợp lý, trồng nhiều cây xanh ở thượng
nguồn... là các biện pháp tăng độ phì nhiêu cho
đất, hạn chế sự thoái hóa đất. Đất có khả năng
hấp phụ tốt sẽ cung cấp cho cây trồng các chất
dinh dưỡng hợp lý, giúp cây trồng sinh trưởng
và phát triển tốt, thích ứng với BĐKH và nông
nghiệp thu được năng suất cao.
Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các sinh
vật, các cơ thể sống. Chúng sinh trưởng và phát
triển tuân theo quy luật sinh học, chịu tác động
rất lớn của quy luật tự nhiên. Do đó, con người
cần hiểu và tôn trọng các quy luật sinh học, quy
luật tự nhiên, không được sử dụng bừa bãi các
chất kích thích tăng trưởng, thuốc bảo vệ thực
vật. Tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật, chất kích
thích tăng trưởng trong nông sản sẽ ảnh hưởng
lớn đến sức khỏe con người, gây ô nhiễm môi
trường nước, không khí, môi trường đất, tăng
phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính vào khí
quyển, làm biến đổi thành phần và chất lượng
không khí, gây hại cho môi trường sống của con
người và sinh vật trên trái đất.
- BĐKH diễn ra ngày càng phức tạp: mưa lũ thất
thường, nắng nóng gay gắt, hạn hán kéo dài... đe
dọa quá trình sản xuất và bảo quản nông, lâm,
thủy sản, khiến sản xuất nông nghiệp trở nên bấp
bênh hơn.
- BĐKH có thể làm biến đổi đặc điểm của các
loài cây trồng, làm biến mất một số loài cây
trồng bản địa, gây mất cân bằng sinh thái, góp
phần làm trái đất nóng lên.
7
Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong chương “Địa lý nông nghiệp” – Địa lý 10, ban cơ bản
- Để ứng phó với những tác hại đó, cần lựa chọn
các giống cây trồng có khả năng chống chịu với
sâu bệnh, với những biến đổi thất thường của khí
hậu. Tích cực sử dụng cây trồng nông, lâm
nghiệp để phủ xanh đất trống, đồi trọc, phát triển
rừng, hạn chế lũ lụt, chống xâm nhập mặn ven
biển, điều tiết mạch nước mặt, nước ngầm...
chống BĐKH.
* Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu qua bài 28: “Địa lý ngành trồng trọt”
Địa chỉ tích hợp
Mức độ
tích hợp
III. Ngành trồng Bộ phận
rừng
Nội dung tích hợp
Rừng có vai trò quan trọng đối với môi trường
và cuộc sống con người, có tác dụng điều hòa
lượng nước trên mặt đất, là lá phổi xanh của
nhân loại. Trên thế giới hiện nay, rừng đang bị
tàn phá nghiêm trọng bởi chính con người.
Trồng rừng có ý nghĩa quan trọng, không chỉ tái
tạo nguồn tài nguyên rừng mà còn góp phần bảo
vệ môi trường bền vững.
Rừng cung cấp cho con người nguồn lâm sản
phong phú, chế biến lâm sản làm nhiên liệu sinh
học thay thế cho nhiên liệu hóa thạch để góp
phần giảm thiểu sự phát thải khí nhà kính vào
khí quyển. Ngoài ra, việc chế biến và sử dụng
các chất tẩy rửa, mỹ phẩm, thuốc chữa bệnh... từ
thảo mộc tự nhiên có từ rừng thay cho các
nguyên liệu hóa học sẽ hạn chế phát thải ra môi
trường các chất độc hại.
Nhiệt độ tăng cao do BĐKH làm cho nạn cháy
rừng diễn biến phức tạp và khó lường. Do đó,
cần tích cực trồng rừng, bảo vệ rừng, quản lý
rừng để dự trữ và thu giữ khí CO2, góp phần
phòng chống và giảm nhẹ BĐKH.
* Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu qua bài 29: “Địa lý ngành chăn nuôi”
Địa chỉ tích hợp
Mức độ
tích hợp
I. Vai trò, đặc Liên hệ
điểm của ngành
chăn nuôi
Nội dung tích hợp
- Chăn nuôi là ngành cổ xưa nhất của nhân loại,
là ngành chịu ảnh hưởng lớn của các yếu tố khí
hậu. Sự biến đổi khí hậu theo chiều hướng xấu
8
Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong chương “Địa lý nông nghiệp” – Địa lý 10, ban cơ bản
sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe vật nuôi.
- Trong chăn nuôi, để giảm thiểu tác động của
BĐKH, cần chọn lọc những giống vật nuôi có
khả năng thích ứng cao với BĐKH, lưu ý giữ
gìn, phát triển đa dạng sinh học; cần xử lý chất
thải chăn nuôi đúng phương pháp, đúng yêu cầu
kỹ thuật góp phần hạn chế ảnh hưởng xấu của
chăn nuôi đối với khí hậu (ví dụ xử lý chất thải
bằng việc xây dựng hầm khí BIOGAS...)
- Khi chăn nuôi, nên tận dụng những nguồn thức
ăn có sẵn ở địa phương để giảm chi phí thức ăn,
tiết kiệm năng lượng vận chuyển, hạ giá thành
sản phẩm và giảm tác động gây BĐKH.
III.1.2.2.Bước 2: Xây dựng hệ thống các câu hỏi phù hợp với nội dung, có
khả năng định hướng cho HS khai thác kiến thức có liên quan đến vấn đề BĐKH,
để HS tự lĩnh hội được những biểu hiện của BĐKH, tác động của BĐKH đến
ngành nông nghiệp và các hành động mà các em có thể làm để thích nghi, ứng phó
với BĐKH:
Trong quá trình giảng dạy chương “Địa lý nông nghiệp”, tôi đã tìm tòi tài
liệu, củng cố kiến thức, xây dựng nên những câu hỏi phù hợp với mục tiêu, nội
dung giáo dục BĐKH đã nêu trên, đồng thời phải cân nhắc thời lượng dành cho
việc tích hợp giáo dục BĐKH có phù hợp với thời lượng tiết dạy hay chưa, tránh
lạm dụng, biến những tiết dạy chuyên môn trở thành những tiết dạy về BĐKH;
những câu hỏi này phải thực sự phù hợp với địa phương nơi học sinh đang sống,
phù hợp với khả năng tư duy của học sinh.
Sau đây là một số câu hỏi, gợi ý trả lời và mục tiêu giáo dục BĐKH thông
qua từng câu mà tôi đã áp dụng tại đơn vị:
Câu hỏi số 1: BĐKH ở Đồng Nai với những biểu hiện cụ thể như: nắng nóng
kéo dài, mùa mưa đến muộn, thất thường... có ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất
nông nghiệp ở địa phương em?
=> Gợi ý trả lời:
+ Nắng nóng kéo dài, hạn hán dẫn đến giảm nguồn nước mặt, mực nước ngầm
xuống thấp, thiếu nước cho tưới tiêu trong nông nghiệp.
+ Gây ra nhiều loại sâu bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của vật nuôi, cây trồng.
+ Năng suất nông nghiệp giảm, khiến cho nông nghiệp trở nên bấp bênh hơn.
=> Mục tiêu của câu hỏi này:
+ Với câu dẫn “BĐKH ở Đồng Nai với những biểu hiện cụ thể như: nắng nóng kéo
dài, mùa mưa đến muộn, thất thường...” đã cung cấp cho học sinh một số biểu hiện
dễ thấy nhất tại địa phương, giúp học sinh ghi nhớ một số biểu hiện của BĐKH.
+ Khi HS phân tích ảnh hưởng của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp tại địa
phương, HS có thể nắm bắt và hiểu được tác động của BĐKH đối với nền kinh tế
nói chung và đối với nền nông nghiệp nói riêng.
9
Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong chương “Địa lý nông nghiệp” – Địa lý 10, ban cơ bản
Câu hỏi số 2: Để sản xuất nông nghiệp có thể thích ứng với BĐKH, theo em
cần làm gì?
=> Gợi ý trả lời:
+ Sản xuất và sử dụng các giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả
năng chống chịu sâu bệnh và thích nghi với biến đổi khí hậu.
+ Bón nhiều phân xanh, phân chuồng, hạn chế sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu.
Điều này giúp cho đất phì nhiêu, hạn chế thoái hóa đất, giúp cây trồng sinh trưởng
và phát triển tốt, thích ứng với sự BĐKH.
+ Trong chăn nuôi, cần chọn lọc giống vật nuôi có khả năng thích ứng cao với
BĐKH.
=> Mục tiêu giáo dục của câu hỏi này: Giúp học sinh biết được một số giải pháp
để ứng phó với BĐKH trong sản xuất nông nghiệp, từ đó, HS sẽ trở thành một mắt
xích kết nối, tuyên truyền đến gia đình, cộng đồng cùng hành động để ứng phó với
BĐKH.
Câu hỏi số 3: Rừng có tác dụng như thế nào đối với đất và đối với khí hậu?
Đề xuất một số giải pháp để bảo vệ, phát triển rừng.
=> Gợi ý trả lời:
+ Rừng có vai trò quan trọng đối với môi trường và cuộc sống con người, có tác
dụng điều hòa lượng nước trên mặt đất, giữ đất được tơi xốp, chống xói mòn đất, là
lá phổi xanh của nhân loại, thanh lọc không khí, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi
trường.
+ Rừng còn là bể chứa khí gây hiệu ứng nhà kính, nếu không có rừng BĐK sẽ càng
gay gắt hơn.
+ Đề xuất giải pháp: Tích cực trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc; nghiêm
cấm chặt phá rừng bừa bãi; khai thác hợp lý, hiệu quả tài nguyên rừng; có chế tài
xử phạt đối với những lâm tặc; tuyên truyền đến mọi người cùng chung tay bảo vệ
rừng....
=> Mục tiêu giáo dục thông qua câu này: HS nắm vững vai trò của rừng, nâng
cao ý thức bảo vệ rừng, tuyên truyền cho gia đình, cộng đồng tích cực trồng rừng
đặc biệt ở Bàu Hàm, Đồng Nai là địa phương nổi tiếng về trồng cây công nghiệp
lâu năm, cây ăn quả, việc phát triển nông nghiệp tại địa phương góp phần tăng diện
tích trồng cây xanh giúp điều hòa khí hậu, giảm thiểu tác động của BĐKH gây ra.
Câu hỏi số 4: Ngành chăn nuôi có vai trò rất to lớn đối với đời sống con
người tuy nhiên, chăn nuôi cũng ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống. Em
hãy lấy ví dụ chứng minh nhận định trên?
=> Gợi ý trả lời:
+ Gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nếu không biết xử lý chất thải động vật,
và là nguồn phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính.
+ Khi xảy ra dịch bệnh, nếu không xử lý đúng cách, xác động vật bị phân hủy sẽ ô
nhiễm môi trường không khí, môi trường nước...
Câu hỏi số 5: Để hạn chế ảnh hưởng của ngành chăn nuôi đến môi trường,
theo em cần phải làm gì?
10
Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong chương “Địa lý nông nghiệp” – Địa lý 10, ban cơ bản
=> Gợi ý trả lời:
+ Xử lý chất thải đúng kỹ thuật, hợp vệ sinh, ví dụ như xây dựng hầm BIOGAS,
vừa hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường vừa tiết kiệm chất đốt, tiết kiệm năng lượng,
không phải sử dụng nhiên liệu hóa thạch, giảm thiểu khí gây hiệu ứng nhà kính.
+ Xử lý đúng phương pháp, khoa học, triệt để tránh ô nhiễm môi trường khi có dịch
bệnh xảy ra đối với vật nuôi.
=> Mục tiêu giáo dục thông qua 2 câu hỏi trên: Bàu Hàm nói riêng và Đồng Nai
nói chung là địa phương phát triển mạnh ngành chăn nuôi gia súc, sau khi giải
quyết 2 câu hỏi trên, HS có thể hiểu, nắm bắt được những mặt trái của ngành chăn
nuôi đối với môi trường sống; biết cách khắc phục những tác động của ngành chăn
nuôi đối với môi trường; giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng
lượng, ứng phó với BĐKH thông qua những việc mà gia đình HS có thể làm.
Câu hỏi số 6: Sự nóng lên của Trái đất có ảnh hưởng như thế nào đến sự
sinh trưởng và phát triển của vật nuôi?
A. C. Làm tăng tốc độ sinh trưởng của vật nuôi.
B. Không ảnh hưởng gì vì hầu hết các loại vật nuôi có khả năng tự biến đổi và
thích nghi với môi trường sống.
C. Làm giảm tốc độ sinh trưởng và sức đề kháng của vật nuôi vì nhiệt độ tăng cao
sẽ khiến sức ăn của vậy nuôi giảm, hô hấp tăng, tiêu hao nhiều năng lượng, vật
nuôi dễ bị bệnh.
D. A,B,C đều đúng.
=> Đáp án: C
Câu hỏi số 7: Việc xử lý chất thải chăn nuôi bằng công nghệ Biogas có lợi
ích gì?
A. Giảm ô nhiễm môi trường.
B. Tăng hiệu quả nguồn phân bón cho trồng trọt.
C. Tạo nguồn khí đốt cho sinh hoạt -> tiết kiệm năng lượng và hạn chế phá rừng
lấy chất đốt.
D. A, B, C đều đúng.
=> Đáp án: D
=> Mục tiêu giáo dục thông qua 2 câu hỏi trên: HS nhận biết được tác động của
BĐKH đến ngành chăn nuôi; phương pháp hạn chế ảnh hưởng của chất thải trong
chăn nuôi đối với môi trường. HS nắm được lợi ích của phương pháp xây bể chứa
Biogas, từ đó sẽ tuyên truyền đến gia đình ứng dụng phương pháp này để xử lý chất
thải, tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu phát thải khí gây BĐKH.
Câu hỏi số 8:Tìm hiểu ảnh hưởng của BĐKH đến ngành trồng trọt và chăn
nuôi ở địa phương em và đề xuất biện pháp để giảm thiểu ảnh hưởng của BĐKH
đối với sản xuất nông nghiệp.
(câu hỏi này có thể là gợi ý cho một nội dung kiểm tra 15 phút, cho HS về nhà tìm
hiểu, hoàn thiện các câu trả lời vào giấy, nộp lại cho GV vào tiết học hôm sau để
lấy điểm.)
=> Gợi ý trả lời:
11
Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong chương “Địa lý nông nghiệp” – Địa lý 10, ban cơ bản
- Anh hưởng của BĐKH đến ngành trồng trọt và chăn nuôi ở địa phương em:
+ Thức ăn tự nhiên cho chăn nuôi ngày càng khan hiếm.
+ Năng suất cây trồng, vật nuôi giảm.
+ Xuất hiện nhiều bệnh dịch hại cây trồng, vật nuôi, gây tổn thất lớn cho nông
nghiệp.
+ Những hiện tượng thời tiết cực đoan, khí hậu thay đổi thất thường khiến sản xuất
nông nghiệp trở nên bấp bênh hơn.
...
- Đề xuất biện pháp để giảm thiểu ảnh hưởng của BĐKH đối với sản xuất nông
nghiệp:
+ Đối với ngành trồng trọt:
Chọn lựa các giống cây trồng có khả năng chống chịu với sâu bệnh, với những
biến đổi thất thường của khí hậu. Tích cực sử dụng cây trồng nông, lâm nghiệp để
phủ xanh đất trống, đồi trọc, phát triển rừng, hạn chế lũ lụt, chống xâm nhập mặn
ven biển, điều tiết mạch nước mặt, nước ngầm... chống BĐKH.
+ Đối với ngành chăn nuôi:
Cần chọn lọc những giống vật nuôi có khả năng thích ứng cao với BĐKH, lưu ý
giữ gìn, phát triển đa dạng sinh học; cần xử lý chất thải chăn nuôi đúng phương
pháp, đúng yêu cầu kỹ thuật góp phần hạn chế ảnh hưởng xấu của chăn nuôi đối
với khí hậu (ví dụ xử lý chất thải bằng việc xây dựng hầm khí BIOGAS...)
Khi chăn nuôi, nên tận dụng những nguồn thức ăn có sẵn ở địa phương để giảm chi
phí thức ăn, tiết kiệm năng lượng vận chuyển, hạ giá thành sản phẩm và giảm tác
động gây BĐKH.
Xây dựng chuồng trại đúng yêu cầu, tạo điều kiện cho vật nuôi sinh trưởng tốt,
chống chịu tốt hơn với bệnh dịch.
Quan tâm chế độ dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi, chủ động tiêm
phòng cho vật nuôi để tăng sức chống chịu đối với dịch bệnh.
(GV có thể khuyến khích HS tư duy, đề xuất giải pháp nhiều hơn, thực tế hơn, hay
hơn...bằng cách cộng điểm cho những giải pháp đó)
III.1.2.3.Bước 3: Căn cứ vào nội dung, hình thức tích hợp, tôi lựa chọn
phương pháp dạy học, phương tiện dạy học phù hợp, ưu tiên các phương pháp dạy
học tích cực, tạo hứng thú cho học sinh.
III.1.2.4.Bước 4: Xây dựng tiến trình dạy học cụ thể, thực nghiệm trên lớp,
rút kinh nghiệm về nội dung tích hợp, thời lượng tích hợp, phương pháp giảng
dạy.... để các tiết học sau có kết quả tốt hơn.
III.1.3. Phân tích, so sánh, đánh giá kết quả giải pháp của tác giả đã
thực hiện so với giải pháp đã có
Bằng hệ thống những câu hỏi tích hợp giáo dục BĐKH đi từ dễ đến khó, liên
quan đến các mục tiêu giáo dục BĐKH đã đề ra, HS đã nắm vững những biểu hiện,
tác động của BĐKH đối với ngành nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung,
các em có thể tự đưa ra các giải pháp ứng phó với BĐKH trong quá trình sản xuất
nông nghiệp tại địa phương, từ đó, HS trở thành cầu nối, là tuyên truyền viên, vận
12
Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong chương “Địa lý nông nghiệp” – Địa lý 10, ban cơ bản
động gia đình, hàng xóm thực hiện các giải pháp để có thể giảm nhẹ hoặc ứng phó
với BĐKH tại địa phương.
Khi lồng ghép giáo dục BĐKH vào các tiết dạy trong chương “Địa lý nông
nghiệp” – Địa lý 10, ban cơ bản, tôi nhận thấy đa số các em học tập sôi nổi, hứng
thú hơn, phát huy khả năng tư duy, liên hệ thực tiễn, nắm bắt một cách sinh động
mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên với nhau và mối quan hệ giữa tự nhiên
với con người. Các em ý thức hơn về vai trò, trách nhiệm của bản thân đối với môi
trường sống, các em cẩn thận trong hành động của mình, tích cực tham gia các hoạt
động của trường, lớp tổ chức để bảo vệ môi trường như: trực nhật lớp, trực tuần vệ
sinh khuôn viên toàn trường vào mỗi sáng, tham gia đầy đủ các đợt ra quân dọn dẹp
vệ sinh môi trường do BCH Đoàn trường, Hội Liên hiệp thanh niên tổ chức...
III.2.Giải pháp 2: Tích hợp thông qua các video, hình ảnh liên quan đến
nội dung giáo dục biến đổi khí hậu:
III.2.1. Mô tả cách thức thực hiện giải pháp:
*Phạm vi: Chương VII. “Địa lý nông nghiệp”, Địa lý 10 – ban cơ bản.
*Đối tượng: HS lớp 10A4, 10A5, 10A6, 10A7.
*Công việc cụ thể:
- Nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa, các trang thông tin điện tử.
- Xác định nội dung, lựa chọn phương pháp thích hợp để tích hợp BĐKH vào bài
giảng.
- Tìm kiếm những video, hình ảnh phù hợp với nội dung cần tích hợp.
- Tiến hành xây dựng giáo án và thực nghiệm.
*Thời gian thực hiện giải pháp: Từ tuần 15 đến tuần 18 HKI năm học 2016 – 2017
(từ 14/11/2016 đến 24/12/2016)
III.2.2. Các dữ liệu minh chứng quá trình thực nghiệm, đối chứng giải pháp:
Thuận lợi của các giáo viên Địa lý nói riêng và các GV nói chung là hệ thống
tin tức, video trên các trang mạng rất nhiều với những nội dung rất phong phú, đa
dạng.
Thuận lợi riêng của các GV trường THCS&THPT Bàu Hàm (trong đó có
tôi), đó là: chúng tôi luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện tốt nhất,
động viên, khuyến khích kịp thời của BGH nhà trường trong công tác đổi mới
phương pháp dạy học, tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, BĐKH, sử dụng tiết
kiệm năng lượng và hiệu quả .... vào kiến thức bài học. Trường có hệ thống cơ sở
vật chất khá hoàn thiện, đặc biệt có 4 phòng học đa năng gắn bảng thông minh,
nhiều máy chiếu rời phục vụ đắc lực cho công tác giảng dạy ứng dụng công nghệ
thông tin của giáo viên trong trường.
13
Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong chương “Địa lý nông nghiệp” – Địa lý 10, ban cơ bản
Từ thuận lợi trên, tôi đã tận dụng triệt để việc soạn giảng ứng dụng công
nghệ thông tin, đưa những nội dung giáo dục BĐKH thông qua các hình ảnh, video
vào bài dạy một cách sinh động, hấp dẫn, tạo hứng thú cho người học.
Sau đây là một số ví dụ điển hình về việc tích hợp giáo dục BĐKH thông qua
các video, hình ảnh mà tôi đã thực hiện lồng ghép trong quá trình giảng dạy chương
“Địa lý nông nghiệp” – Địa lý 10, ban cơ bản.
* Trong bài 27: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển
và phân bố nông nghiệp”:
- Phần I. Vai trò và đặc điểm của Nông nghiệp.
Qua nghiên cứu nội dung phần 2. Đặc điểm ngành nông nghiệp, tôi nhận
thấy đặc điểm thứ nhất và quan trọng nhất để phân biệt sản xuất nông nghiệp với
các ngành kinh tế khác đó là: “Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể
thay thế”. Tuy nhiên trên thực tế, đất trồng nông nghiệp đang ngày càng thu hẹp do
nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân quan trọng nhất là do BĐKH
làm cho nhiệt độ tăng lên, mực nước biển dâng cao làm ngập các vùng đất thấp,
khiến cho diện tích đất ngập mặn ven biển tăng theo, ảnh hưởng lớn đến qua trình
sản xuất nông nghiệp.
Để học sinh thấy rõ hơn tác động này của BĐKH, tôi đã lựa chọn và lồng
ghép vào giáo án đoạn video clip “40% diện tích Đồng bằng Sông Cửu Long có
nguy cơ ngập trong nước biển”[6]. Đây là đoạn video clip dài 1 phút 03 giây, có nội
dung nói rằng: “Đến cuối thế kỷ 21, gần 40% diện tích của ĐBSCL, nhiều vùng đất
đồng bằng Sông Hồng như Nam Định, Thái Bình,... có nguy cơ ngập trong trong
nước biển. Đây là thông tin được Bộ Tài Nguyên và Môi trường công bố trong kịch
bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng”. Đoạn kết của video clip là đề xuất một số
biện pháp để giảm nhẹ và ứng phó với kịch bản trên của Bộ Tài nguyên và môi
trường muốn truyền tải đến các tầng lớp nhân dân thông qua các phương tiện thông
tin đại chúng.
Như vậy, việc lựa chọn video clip này đối với bản thân tôi có hai tác dụng:
+ Thời lượng ngắn, HS xem sẽ dễ nắm bắt ý chính trong video clip, GV đỡ mất thời
gian quá nhiều cho việc lồng ghép giáo dục BĐKH trong bài dạy mà vẫn đảm bảo
kiến thức.
+ Thông qua video clip trên, HS nắm bắt được tác động của BĐKH đối với diện
tích đất nói chung và diện tích đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nói riêng. HS
có thêm hiểu biết về một số giải pháp ứng phó, giảm nhẹ tác động và dần thích nghi
với BĐKH đối với sản xuất nông nghiệp ở các vùng đất thấp, dễ bị ngập do nước
biển dâng như: Xây dựng và phát huy hiệu quả các công trình thủy lợi hiện có; làm
tốt hơn nữa công tác quy hoạch thủy lợi; tăng cường thực hiện các dự án thích ứng
với BĐKH và nước biển dâng.
- Phần II. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp:
14
Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong chương “Địa lý nông nghiệp” – Địa lý 10, ban cơ bản
Tôi xác định phần tác động của “nhân tố khí hậu, nước” là phần có thể tích hợp
giáo dục BĐKH. Khi giảng dạy đến phần này, tôi cho học sinh xem một số hình
ảnh sau:
Hạn hán làm giảm 20-30% năng suất cây trồng, giảm sản lượng lương thực
Ảnh hưởng của lũ lụt đối với trồng trọt và chăn nuôi
(nguồn: Tác động của biến đổi khí hậu đối với nghành nông nghiệp, website: />
Điều cần lưu ý trong khi lựa chọn các hình ảnh là mạng internet sẽ đăng tải rất
nhiều hình ảnh về BĐKH, giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung, lựa chọn những
hình ảnh đắt giá, HS nhìn vào có thể hiểu ngay ý định mà giáo viên cần chuyển tải.
Sử dụng các hình ảnh trên, tôi đã truyền đạt đến HS hai nội dung kiến thức:
+ Biểu hiện cụ thể, dễ nhận thấy nhất của BĐKH đó là sự thay đổi thất thường của
thời tiết, các hiện tượng cực đoan của thời tiết diễn biến ngày càng gay gắt hơn như
lũ lụt, hạn hán.
+ BĐKH ảnh hưởng nặng nề đến ngành nông nghiệp, có thể còn dẫn đến mất mùa
hoàn toàn, giảm diện tích đất canh tác, gây ra tình trạng hạn hán và sâu bệnh, gây
áp lực lớn cho sự phát triển của ngành trồng trọt nói riêng và ngành nông nghiệp
nói chung.
Từ đó, kết hợp với các câu hỏi ở phần Giải pháp 1 của đề tài này, tôi hướng dẫn cho
học sinh khai thác, nắm bắt được biểu hiện, tác động của BĐKH, giải pháp ứng
15
Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong chương “Địa lý nông nghiệp” – Địa lý 10, ban cơ bản
phó, giảm nhẹ tác động của BĐKH đối với ngành nông nghiệp; giáo dục học sinh ý
thức bảo vệ môi trường.
*Trong bài 28 “Địa lí ngành trồng trọt”:
Tôi xác định mục III. “Ngành trồng rừng”, là nội dung kiến thức có thể lồng ghép
video clip để giáo dục các em ý thức bảo vệ rừng, tôi đã trực tiếp xem nhiều video
clip và lựa chọn cho học sinh xem đoạn phim “Tác hại của việc phá rừng” [7]. Đây
là một đoạn phim hoạt hình về tác hại của nạn phá rừng, không lời bình, không
lồng tiếng, chỉ có những hình ảnh kết hợp với âm nhạc nhưng đã tạo ấn tượng mạnh
cho chính tôi và các học sinh của tôi trong tiết học.
Đoạn video dài 6 phút 29 giây, nói về tác hại của nạn phá rừng, cụ thể là:
+ Phá rừng đã làm biến đổi dòng nước mặt, sạt lở đất, cuộc sống của nhiều loài sinh
vật bị đe dọa; băng tan, nước biển dâng, thiên tai phá hoại nhà cửa; tuyệt chủng một
số loài động vật quý hiếm và hủy diệt cả mạng sống con người.
+ Phá rừng đã làm mất nơi sinh sống của các loài động vật, nhiều loài động vật
hoang dã tấn công nơi ở, nơi sản xuất của người dân, phá hoại nhà cửa, sản xuất
nông nghiệp bị thiệt hại nghiêm trọng.
Trong video, cảnh người đàn ông cưa đổ cây cổ thụ, còn lại cánh rừng trơ sỏi
đá; rừng bốc cháy dữ dội, các loài động vật chạy tháo thân;
Video cùng những câu khẩu hiệu, kêu gọi người dân cùng nhau hành động
trước khi quá muộn, vì chặt phá rừng, cháy rừng, khí thải do sản xuất công nghiệp,
giao thông vận tải... đang làm Trái đất ngày càng nóng lên, đe dọa sự sống của các
loài động vật.
Cuối đoạn video, cảnh các loài động vật lựa chọn cách kết liễu đời mình
bằng dây thừng, bằng cách nhảy xuống biển và đứng vào đường ray cho đoàn tàu
lấy đi mạng sống của chúng... đã làm rung động trái tim của người xem. (HS của
tôi đã không kìm được nước mắt khi xem đến đoạn này).
Như vậy, với đoạn video ngắn, HS đã nắm được rất nhiều kiến thức, biết
được vai trò quan trọng của rừng đối với đất, với nguồn nước, với đa dạng sinh học
và đối với khí quyển, với cuộc sống của con người; biết được một số nguyên nhân
khiến cho Trái đất chúng ta ngày càng nóng lên, những biểu hiện của BĐKH. Nhận
thức được rằng phá rừng chính là đang hủy hoại cuộc sống của chính mình. “HÃY
HÀNH ĐỘNG VÌ THẾ GIỚI NGÀY MAI” đó là câu nhắn gửi ý nghĩa đến với các
em, giúp các em có thêm động lực để có thể chung tay, góp sức bảo vệ tài nguyên
rừng.
Sau khi các em xem xong video clip nói trên, tôi đặt câu hỏi: “Để bảo vệ tài
nguyên rừng nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung, các em có thể làm gì?”
HS tự do phát biểu, bổ sung ý kiến hoàn thiện cho nhau; tôi trở thành người
định hướng, uốn nắn cho HS những việc mà các em nên làm và không nên làm.
16
Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong chương “Địa lý nông nghiệp” – Địa lý 10, ban cơ bản
Nên làm
Không nên làm
- Trồng rừng, trồng nhiều cây xanh - Chặt phá rừng, đốt rừng làm rẫy.
trong khuôn viên trường, khu dân cư...
- Sử dụng các sản phẩm từ rừng một
- Bảo vệ rừng.
cách phung phí.
-Tuyên truyền mọi người cùng chung ta - Vứt rác bừa bãi gây ô nhiễm môi
bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường.
trường.
- Sử dụng tiết kiệm giấy vở vì sản phẩm - v.v.
này cũng từ cây sản xuất ra, sử dụng ít
giấy là sẽ hạn chế chặt cây rừng.
- Tích cực tham gia các hoạt động bảo
vệ môi trường do Đoàn trường, lớp tổ
chức...
v..v...
Chùm ảnh về những hoạt động tích cực của học sinh truờng THCS&THPT Bàu Hàm trong bảo vệ môi truờng:
Ra quân dọn dẹp vệ sinh môi trường, trồng cây nhân tháng Thanh niên năm 2017 của Đoàn viên
thanh niên trường THCS&THPT Bàu Hàm
17
Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong chương “Địa lý nông nghiệp” – Địa lý 10, ban cơ bản
Đưa cho HS xem một số hình ảnh các em ra quân dọn dẹp vệ sinh môi trường,
khơi thông cống rãnh, trồng cây xanh trong khuôn viên trường... đó chính là những
công việc cụ thể các em có thể làm để bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác hại của
BĐKH.
III.2.3.Phân tích, so sánh, đánh giá kết quả giải pháp của tác giả đã thực hiện
so với giải pháp đã có
Ông cha ta đã có câu: “Trăm nghe không bằng một thấy”, điều này đã chứng
tỏ rằng các hình ảnh có tác dụng to lớn đối với nhận thức của con người. Việc giáo
dục BĐKH thông video clip, tranh ảnh cho phép giáo viên tổ chức hoạt động nhận
thức của học sinh một cách sinh động hơn, để lại ấn tượng mạnh mẽ hơn trong trí
nhớ của học sinh; học sinh tự học, tự nhận biết, độc lập suy nghĩ, tích cực sáng tạo,
phản ánh nhanh nhạy hơn, mang đến những giờ học hứng thú cho cả giáo viên và
học sinh.
Khi sử dụng hình ảnh, video clip liên quan đến BĐKH lồng ghép vào các tiết
học, các kiến thức cơ bản về BĐKH như biểu hiện, tác động của BĐKH đối với sản
xuất nông nghiệp nói riêng và môi trường sống của con người nói chung được
truyền tải đến học sinh dễ dàng hơn so với giảng giải, thuyết trình thông thường;
học sinh nhớ bài nhanh hơn và lâu quên hơn.
III.3. Giải pháp 3: Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu thông qua tổ chức trò
chơi nhỏ trong giờ học
III.3.1. Mô tả cách thức thực hiện giải pháp:
*Phạm vi: Chương VII. “Địa lý nông nghiệp”, Địa lý 10 – ban cơ bản.
*Đối tượng: HS lớp 10A4, 10A5, 10A6, 10A7.
*Công việc cụ thể:
- Nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa, xác định nội dung phù hợp, thời lượng bài dạ
cho phép tổ chức trò chơi nhỏ trong giờ học.
- Tìm hiểu một số trò chơi học tập, xây dựng luật chơi phù hợp với nội dung bài
học, đối tượng học sinh, thời lượng tiết dạy.
- Tiến hành xây dựng giáo án và thực nghiệm.
*Thời gian thực hiện giải pháp: Từ tuần 15 đến tuần 18 HKI năm học 2016 – 2017
(từ 14/11/2016 đến 24/12/2016)
III.3.2. Các dữ liệu minh chứng quá trình thực nghiệm, đối chứng giải pháp:
Trò chơi là một hoạt động rất quen thuộc, gần gũi với con người, bất kì ai
trong cuộc đời cũng đã từng tham gia một số trò chơi nào đó. Trò chơi không
những giúp con người giải trí mà còn rèn luyện cho con người những kĩ năng cần
thiết trong cuộc sống. Bản chất của phương pháp sử dụng trò chơi học tập là dạy
học thông qua việc tổ chức hoạt động tích cực cho học sinh, mục đích trò chơi
18
Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong chương “Địa lý nông nghiệp” – Địa lý 10, ban cơ bản
chuyển tải mục tiêu bài học, luật chơi thể hiện nội dung và phương pháp học, đặc
biệt là học tập có sự hợp tác và sự tự đánh giá của học sinh.
Qua nghiên cứu nội dung các tiết học trong chương “Địa lý nông nghiệp”, tôi
đã xây dựng hai trò chơi học tập có tên gọi là: “Cộng hay trừ” và “Nếu – thì”
* Trò chơi 1: “Cộng hay trừ”
- Bước 1: Xác định nội dung tổ chức trò chơi: Làm gì để bảo vệ tài nguyên rừng
- Bước 2: Xây dựng luật chơi: Mỗi dãy bàn hình thành một đội chơi, mỗi đội cử ra
9 thành viên tham gia trò chơi, luân phiên nhau lên bảng để ghi dấu (+) vào phía
sau hành động nên làm để bảo vệ rừng hay dấu (-) vào phía sau hành động không
nên làm, đội nào hoàn thành trước, chính xác hơn, đội đó thắng cuộc.
- Bước 3: Tổ chức trò chơi
Các nhóm suy nghĩ, luân phiện nhau lên bảng điền (+) hoặc (-) vào phần giấy Roky
khổ A0, có ghi sẵn nội dung, giáo viên đã chuẩn bị ở nhà:
Các hành động
Đội 1
Đội 2
- Trồng rừng
- Chặt phá rừng
- Đốt rừng làm rẫy
- Tiết kiệm giấy
-Tuyên truyền bảo vệ
rừng
- Xử phạt nghiêm minh
đối với các trường hợp
chặt phá rừng
- Tham gia hoạt động bảo
vệ rừng do địa phương,
trường lớp tổ chức.
- Tiếp tay cho lâm tặc để
kiếm tiền
- Tố cáo với cơ quan
chính quyền nơi gần nhất
khi phát hiện có kẻ phá
rừng
Bước 4: GV đưa phần giấy ghi kết quả:
Các hành động
- Trồng rừng.
Kết quả
+
19
Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong chương “Địa lý nông nghiệp” – Địa lý 10, ban cơ bản
- Chặt phá rừng.
-
- Đốt rừng làm rẫy.
-
- Tiết kiệm giấy.
+
-Tuyên truyền bảo vệ rừng.
+
- Xử phạt nghiêm minh đối với các trường hợp chặt phá rừng.
+
- Tham gia hoạt động bảo vệ rừng do địa phương, trường lớp tổ chức.
+
- Tiếp tay cho lâm tặc để kiếm tiền đi chơi.
-
- Tố cáo với cơ quan chính quyền nơi gần nhất khi phát hiện có kẻ phá
rừng.
+
Yêu cầu cả lớp cùng nhận xét xem đội nào đúng nhiều hơn và nhanh hơn. GV nhận
xét kết quả, thái độ tham gia trò chơi của các đội, những ai làm tốt, ai chưa tốt để
cùng nhau rút kinh nghiệm.
=> Như vậy, việc tổ chức trò chơi “cộng hay trừ” trong bài 28, phần “ngành trồng
rừng” đã giúp cho HS chủ động lựa chọn các giải pháp bảo vệ tài nguyên rừng
đồng thời cũng là bảo vệ môi trường sống của chính mình, góp phần ứng phó với
BĐKH.
* Trò chơi 2: “Nếu – Thì”
- Bước 1: Xác định nội dung, thời điểm tổ chức trò chơi: Tiết ôn tập về chương
“Địa lý nông nghiệp”
- Bước 2: Xây dựng luật chơi:
Chia lớp làm 2 đội, dãy bên trái xây dựng câu mệnh đề “Nếu...”; dãy bên phải xây
dựng câu mệnh đề “...thì....”; mỗi HS của mỗi nhóm ghi vào một mảnh giấy nhỏ,
nội dung có liên quan đến vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất
nông nghiệp, ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi, kể cả những nội dung như tác
động của BĐKH, ứng phó giảm nhẹ tác động của BĐKH...
Sau 5 phút, GV sẽ ghép 2 mảnh giấy của 2 HS bất kỳ thuộc 2 đội chơi, hình thành
nên những câu hoàn chỉnh.
- Bước 3: Sau khi thực hiện trò chơi; thu được kết quả: có những câu nội dung giữa
hai mệnh đề phù hợp, giúp HS ôn tập lại kiến thức về chương “Địa lý nông
nghiệp”, về tác hại của BĐKH đối với nông nghiệp, các hành động ứng phó với
BĐKH... nhưng cũng có những mệnh đề nội dung tréo ngoe, tạo ra những tràng
cười giòn tan của cả lớp. Tiết học nhờ vậy mà bớt đi căng thẳng, trở nên sôi nổi, thú
vị hơn.
Ví dụ cụ thể:
Những câu mệnh đề “Nếu...thì...” có ý nghĩa giáo dục BĐKH:
20
Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong chương “Địa lý nông nghiệp” – Địa lý 10, ban cơ bản
“Nếu trời hạn hán.....
thì cây chết khô”
“Nếu phá rừng...
thì môi trường ngày càng ô nhiễm”
“Nếu nhiệt độ ngày càng tăng cao....
thì diện tích đất trồng ngày càng thu
hẹp”
“Nếu mưa lũ , hạn hán xảy ra
thì năng suất nông nghiệp giảm mạnh”
“Nếu mực nước biển ngày càng tăng
thì thiếu đất canh tác”
“Nếu trồng rừng
thì cứu sống nhiều động vật”
“Nếu nhà trường tổ chức ra quân bảo vệ thì tôi sẽ tham gia”
môi trường
v.v
.v.v
Trong quá trình thực hiện trò chơi này trên lớp vẫn có những HS không nghiêm túc,
GV cần chấn chỉnh ngay ý thức tham gia trò chơi của các HS này, làm bài học kinh
nghiệm, tránh tái phạm.
III.3.3.Phân tích, so sánh, đánh giá kết quả giải pháp của tác giả đã thực hiện
so với giải pháp đã có
Việc tổ chức trò chơi mang tính giáo dục, có nội dung liên quan đến bài học giúp
cho các em học sinh hứng thú hơn, rèn luyện cho các em kỹ năng phản ứng nhanh
nhạy, tinh thần tập thể, khiến giờ học trở nên sôi động hơn, giảm cảm giác nhàm
chán khi chỉ nghe giáo viên đọc rồi học sinh như trước đây.
Thông qua các trò chơi, việc lồng ghép kiến thức về BĐKH cũng nhuần nhuyễn
hơn, không còn cứng nhắc, HS tích cực, tự giác lĩnh hội kiến thức về những biểu
hiện, nguyên nhân, tác động của BĐKH, các hành động có thể thực hiện để ứng
phó và giảm nhẹ BĐKH đối với môi trường.
IV.HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Sau khi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong
chương “Địa lý nông nghiệp” Địa lí lớp 10 – Ban cơ bản”, thông qua cơ sở lý luận
và thực tiễn áp dụng, tôi thu được một số kết quả như sau:
- Trong quá trình học tập môn Địa lý, các em tích cực hơn, hứng thú hơn, không
còn thụ động, xem môn Địa lý là môn học nhàm chán, buồn tẻ.
- Các em ý thức hơn về vai trò, trách nhiệm của bản thân đối với môi trường sống,
các em cẩn thận trong hành động của mình, tích cực tham gia các hoạt động của
trường, lớp tổ chức để bảo vệ môi trường như: 100% học sinh tham gia trực nhật
lớp, 100% các lớp 10A4 đến 10A7 tham gia tốt trực tuần vệ sinh khuôn viên toàn
trường vào mỗi sáng, 100% học sinh tham gia đầy đủ các đợt ra quân dọn dẹp vệ
sinh môi trường do BCH Đoàn trường, Hội Liên hiệp thanh niên tổ chức...
21
Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong chương “Địa lý nông nghiệp” – Địa lý 10, ban cơ bản
Để đánh giá về mặt kiến thức, tôi đã sử dụng một đề trắc nghiệm về BĐKH (phụ
lục 3), lựa chọn ngẫu nhiên:
+ Lớp 10A5 trong 4 lớp tôi giảng dạy, cho các em làm bài kiểm tra và lấy kết quả
thực nghiệm.
+ Lớp 10A2 là lớp do một giáo viên khác giảng dạy cùng làm đề kiểm tra kiến thức
về BĐKH nói trên, lấy kết quả đối chứng.
Tôi thu được một số kết quả như sau:
Lớp
Sĩ
số
Số
HS
tham
gia
kiểm
tra
Yếu
TB
(đúng dưới
5 câu)
(đúng từ 5
đến 6 câu)
Khá
Giỏi
(đúng từ 7
đến 8 câu)
(đúng 9 đến
10 câu)
Số
Tỉ lệ
Số
Tỉ
Số
Tỉ
Số
Tỉ lệ
lượng % lượng lệ % lượng lệ % lượng %
10A2 31
31
11
35,5 16
51,6 4
12,9 0
0
10A5 40
40
5
12,5 9
22,5 19
47,5 7
17,5
Như vậy, tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu vào giảng dạy Địa lý nói chung và
Địa lý 10 nói riêng đã mang lại kết quả rất lớn trong nhận thức cũng như hành động
của học sinh, nhằm chung tay bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, vì sự
phát triển bền vững.
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Qua quá trình nghiên cứu đề tài, tôi xin có một số kiến nghị sau:
1. Giáo viên và học sinh cần nhận thức đầy đủ và đúng đắn tầm quan trọng cũng
như tính cấp thiết của việc GDBĐKH trong dạy học Địa lí nói chung và Địa lí 10
(Chương trình cơ bản) nói riêng. Ngoài ra, một số bộ môn khác cũng có thể tích
hợp giáo dục biến đổi khí hậu như Giáo dục công dân, Kỹ thuật nông nghiệp, Sinh
học...
2.Bản thân mỗi giáo viên phải chủ động tích hợp các nội dung về BĐKH trong các
bài dạy. Tích hợp các nội dung giáo dục phải gắn bó mật thiết với nhu cầu thường
nhật của cuộc sống, hình thành nên kỹ năng, thói quen ứng xử phù hợp với môi
trường tự nhiên và xã hội cho học sinh.
3. Việc giáo dục biến đổi khí hậu có thể dễ dàng thực hiện sinh động nhờ vào hệ
thống cơ sở vật chất hiện đại, trường THCS&THPT Bàu Hàm từ những năm 2010
đã được trang bị cơ sở vật chất đầy đủ, tiện nghi, đây là điều kiện thuận lợi cho các
giáo viên trong việc giảng dạy ứng dụng CNTT và đặc biệt là lồng ghép giáo dục
22
Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong chương “Địa lý nông nghiệp” – Địa lý 10, ban cơ bản
biến đổi khí hậu cho học sinh các khối lớp thông qua hệ thống hình ảnh, video
clip...
4. Việc tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu thông qua bài học Địa lý nên thực hiện
sớm từ khi HS còn nhỏ; thực hiện thường xuyên, liên tục, mỗi ngày một ít để học
sinh có những hiểu biết cơ bản về biến đổi khí hậu, có những kỹ năng ứng phó với
những thay đổi của khí hậu, từ đó hình thành kỹ năng ứng phó với thiên tai xảy ra
trong tự nhiên tại địa phương học sinh học tập và sinh sống.
5. Các hình ảnh và video clip nên được chọn lọc từ những nguồn đáng tin cậy, giáo
viên cần xem xét kỹ, coi hết nội dung mình muốn truyền tải đến học sinh, tránh
những nội dung phản cảm hoặc không đúng theo đường lối chủ trương của Đảng và
nhà nước.
23
Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong chương “Địa lý nông nghiệp” – Địa lý 10, ban cơ bản
VI.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong môn Địa lý cấp THPT – NXBGD
năm 2012;
2. Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Khôi, Lê Thị Thu Hằng và cộng sự, (2012). Giáo
dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong môn công nghệ cấp THPT. NXBGD, Hà
Nội.
3. Sách giáo khoa Địa lý 10 – ban cơ bản - NXB GD năm 2009
4. Sở TN&MT Tỉnh Đồng Nai - Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm trong cuộc thi viết
“Tìm hiểu về biến đổi khí hậu năm 2015”, tháng 10, năm 2015.
5. Xavier Roegiers, (1996). Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các
năng lực tích hợp ở nhà trường? Nguyên bản tiếng Pháp - người dịch: Đào Trọng
Quang, Nguyễn Ngọc Nhị. NXB giáo dục
6. Website: />7.Website: />
24
Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong chương “Địa lý nông nghiệp” – Địa lý 10, ban cơ bản
VII. PHỤ LỤC
Phụ lục 1
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN
(Dành cho Giáo viên trường THCS&THPT Bàu Hàm)
Nhằm đánh giá thực trạng giáo dục biến đổi khí hậu (GDBĐKH) cho học sinh
tại trường THCS&THPT Bàu Hàm; để từ đó đề xuất một số biện pháp GDBĐKH cho
học sinh , xin thầy (cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình bằng cách đánh dấu (x)
vào những ý kiến mà thầy cô lựa chọn hoặc ghi câu trả lời ngắn về những nội dung
sau:
1. Theo thầy (cô), thế nào là Biến đổi khí hậu?
A.BĐKH là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình theo
một xu hướng nhất định.
B.BĐKH là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình theo
một xu hướng nhất định và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một
khoảng thời gian dài, thường là vài, ba thập kỷ hoặc dài hơn
C.Cả A và B.
2. Theo thầy (cô), có cần thiết phải GDBĐKH cho học sinh không?
A. Cần thiết.
B. Chưa cần thiết.
C. Không cần thiết.
3. GD BĐKH cho học sinh trong trường là trách nhiệm của:
A. Giáo viên chủ nhiệm.
B. Giáo viên bộ môn.
C. Cán bộ Đoàn Đội.
D. Hội đồng sư phạm.
4. Theo thầy (cô), có thể thực hiện GDBĐKH cho học sinh thông qua hình thức
nào?
A. Tích hợp qua các giờ dạy trên lớp.
B. Thông qua HĐNGLL.
C. Vừa tích hợp thông qua giờ dạy trên lớp vừa thông qua HĐNGLL.
5. Trong các môn học sau, theo thầy (cô) những môn học có ưu thế hơn
trong việc tích hợp GDBĐKH cho học sinh?
Toán
Anh văn
Văn
Công nghệ
Địa lý
Hóa học
Lịch sử
Sinh học
25