Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN tích hợp vấn đề dân số trong chương trình địa lý lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.4 KB, 16 trang )

BM 01-Bia SKKN

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN
Mã số: ................................
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Người thực hiện: Phan Lương Cao Ngọc Yến Nhi
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục



- Phương pháp dạy học bộ môn: Địa lý



- Lĩnh vực khác: ....................................................... 
(Ghi rõ tên lĩnh vực)

Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
 Mô hình
 Đĩa CD (DVD)
 Phim ảnh  Hiện vật khác
(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)

Năm học: 2016 – 2017



BM02-LLKHSKKN

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
––––––––––––––––––
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: PHAN LƯƠNG CAO NGỌC YẾN NHI
2. Ngày tháng năm sinh: 02 – 11 – 1985
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ: 344/660 CMT8 – Phường 5 – Quận Tân Bình – TP HCM
5. Điện thoại:

ĐTDĐ: 0918744036

6. Fax:

E-mail:

7. Chức vụ: Giáo viên
8. Nhiệm vụ được giao: Giáo viên dạy Địa lý – Phó Bí thư Đoàn trường
9. Đơn vị công tác: Trường THPT Ngô Quyền – Đồng Nai
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 2007
- Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm Địa lý
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy Địa lý
Số năm có kinh nghiệm: 10
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:

2



TÊN ĐỀ TÀI:

BM03-TMSKKN

TÍCH HỢP VẤN ĐỀ DÂN SỐ TRONG CHƯƠNG TRÌNH
ĐỊA LÝ LỚP 11
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay việc tích hợp trong giáo dục được thực hiện trong giảng dạy mang
lại nhiều lợi ích trong việc hình thành, phát triển năng lực hành động, năng lực giải
quyết vấn đề cho học sinh.
Mỗi môn học là một lĩnh vực kiến thức khoa học có tính liên ngành, bao
gồm một hệ thống các kiến thức cơ bản và cần thiết được kết hợp trên cơ sở thành
tựu củ nhiều ngành khoa học – kỹ thuật hiện đại.
Tích hợp được hiểu là sự liên kết các thành phần, các bộ phận khác nhau
một cách hòa hợp, tương thích trong một tổng thể. Dạy học tích hợp được hình
thành trên cơ sở những quan điểm tích cực về quá trình dạy và học, gớp phần phát
triển tư duy tổng hợp, năng lực giải quyết vấn đề trong quá trình dạy và học của
giáo viên và học sinh.
Tích hợp trong xây dựng nội dung môn học là sự kết hợp, tổ chức nội dung
từ các môn học, các lĩnh vực học tập khác nhau thành những môn học mới hoặc
lồng ghép các nội dung mới, cần thiết vào nội dung vốn có của môn học.
Dân số đã và đang là một vấn đề làm các giới chức lãnh đạo các quốc gia
cũng như những nhà nghiên cứu về xã hội trên thế giới thực sự “đau đầu”. Nhiều
người đã gọi những vấn đề toàn cầu trong đó có dân số là một bài toán chưa có
cách lý giải chi tiết và đáp số cụ thể. Giáo dục dân số đưa vào nội dung giáo dục
phổ thông củ yếu bằng con đường tích hợp lồng ghép với các môn học có sẵn trong
chương trình giáo dục phổ thông một cách hợp lý, nhưng chủ yếu là thông qua
môn Địa lý.

Chính vì vậy, tôi chọn đề tài: “Tích hợp vấn đề dân số trong chương trình
Địa lý lớp 11”.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận
Tích hợp trong dạy học Địa lý là sự vận dụng tổng hợp các kiến thức, kỹ
năng của Địa lý tự nhiện và Địa lý kinh tế - xã hội vào việc nghiên cứu tổng hợp
Địa lý các Châu lục, khu vực và một số quốc gia. Mặt khác tích hợp còn sử dụng
các kiến thức kỹ năng của các môn học có liên quan như Lịch sử, Sinh học, …
trong dạy học Địa lý, nhằm giúp học sinh hiểu và nắm vững các nội dung học tập
giúp nâng cao chất lượng dạy và học.
Giúp học sinh hiểu và đánh giá đúng tình hình dân số của Thế giới, các châu
lục, các khu vực, quốc gia và trong đó có Việt Nam; nhận thức rõ mối quan hệ giữa
dân số với sự phát triển kinh tế - xã hội, ảnh hưởng của sự gia tăng dân số đối với
3


chất lượng cuộc sống; đề ra được các giải pháp đối với tình hình phát triển dân số
hiện nay ở một số quốc gia, khu vực.
Tránh sự trùng lập, chồng chéo giữa các môn học. Tiết kiệm được thời gian
học tập và tránh sự nhàm chán trong quá trình dạy – học. Làm cho nội dung học
tập sinh động hơn.
Giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, năng lực hành động, năng lực vận
dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn một cách hiệu quả trên cơ sở hiểu được bản
chất vấn đề
Trong quá trình giảng dạy tích hợp vấn đề dân số trong bộ môn Địa lý giúp
học sinh hiểu và nắm vững nội dung bài học hơn.
Học sinh hiểu được mối quan hệ tương tác giữa tình hình phát triển dân số
với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Giúp học sinh có những hiểu biết về hành vi thuộc lĩnh vực dân số nhằm cải
thiện chất lượng cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội.

Hình thành cho học sinh ý thức tự giác đề ra những quyết định đúng đắn , có
tinh thần trách nhiệm, thái độ và hành động hợp lý về dân số.
2. Cơ sở thực tiễn
Trong thực tế giảng dạy hiện nay, giáo viên chỉ tập trung vào việc cung cấp
những kiến thức mới, những phần trọng tâm của bài học chứ chưa chú trọng vào
việc lồng ghép những kiến thức cần thiết phải tích hợp trong bài giảng do các kiến
thức cần tích hợp chỉ là một phần nhỏ trong bài học.
Trong chương trình Địa lý lớp 11 chúng ta dược tìm hiểu về các quốc gia
như Hoa Kỳ, Liên bang Nga, Nhật Bản, Trung Quốc …, đây là những quốc đại
diện cho xu thế phát triển dân số khác nhau trên Thế giới. Do đó việc tích hợp vấn
đề dân số ở các bài giúp cho học sinh hiểu, phân tích, vận dụng liên hệ với dân sô
Việt Nam.
Để nghiên cứu tốt nội dung của đề tài cần sử dụng một số phương pháp sau
đây:
- Phương pháp tham khảo tài liệu: các tài liệu có liên quan về vấn đề dân số
trong trường phổ thông, các kênh thông tin từ báo đài, tạp chí, mạng xã hội, …
- Phương pháp thực nghiệm: đối chiếu kết quả điều tra, đánh giá thông qua
các bài tập, bài kiểm tra.
- Phương pháp quan sát: thông qua việc dự giờ đồng nghiệp nhằm kiểm tra
các nội dung liên quan.
- Xây dựng kế hoạch, cập nhật thông tin, số liệu mới.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
Việc đào tạo cho học sinh hiện nay phải có kiến thức tổng hợp và toàn diện.
Vì vậy trong quá trình giảng dạy bộ môn Địa lý phải biết tích hợp những kiến thức
4


cần thiết trong nội dung bài giảng. Những kiến thức này sẽ bổ sung cho các em tiếp
thu và vận dụng vào thực tế dễ dàng hơn.
Bộ môn Địa lý bao gồm cả Địa lý tự nhiên và Địa lý kinh tế - xã hội. Do vậy

để học sinh nắm một cách tổng thể những kiến thức của bộ môn trong đó có vấn đề
dân số để các em nhận thức được chiến lược và chính sách phát triển dân số của
Thế giới, của một số quốc gia thông qua đó liên hệ với dân số Việt Nam thông
chương trình Địa lý lớp 11 là điều cần thiết. Đây là cơ sở đề học sinh trang bị đầy
đủ kiến thức cho chương trình Địa lý Việt Nam ở lớp 12.
Trong thực tế dạy học tùy theo nội dung, chường trình bài học và các điều
kiện khác mà có nhiều mức độ khác nhau về tích hợp các môn học. Trong nội dung
đề tài này tôi xin trao đổi nội dung chính là giảng dạy tích hợp dân số trong
chương trình Địa lý lớp 11 với các giải pháp cụ thể như sau:
1. Xác định mức độ tích hợp trong các bài học:
- Tích hợp trong nội bộ môn học, trong đó ưu tiên các nội dung của môn học
liên quan đến vấn đề dân số.
- Tích hợp liên môn, học sinh tiếp cận với nhiều môn học và có sự liên kết
với nhau trong quá trình giải quyết vấn đề dặt ra.
- Tích hợp đa môn, nội dung tích hợp có thể tiếp cận trên cơ sở các môn học
khác nhau, giúp phát triển các kỹ năng mà học sinh có thể dụng trong tất cả các
môn học, giải quyết được các tình huống liên quan đến vấn đề dân số.
Dạy theo chủ đề tích hợp trong môn Địa lý rất quan trọng vì đây là môn
nghiên cứu cả về tự nhiên lẫn kinh tế - xã hội. Nhờ tích hợp kiến thức của các môn
học khác, của các vấn đề nóng trong xã hội điển hình là vấn đề về dân số giúp các
em hứng thú hơn trong học tập, trau dồi thêm kiến thức cho bản thân, làm quên với
hoạt động nhóm, kết hợp được học đi đôi với hành.
2. Những chuẩn bị cần thiết khi soạn bài theo hướng tích hợp:
- Xác định mục tiêu bài học và nội dung cần tích hợp.
- Vận dụng những kiến thức, kỹ năng của các môn học có liên quan để quá
trình dạy và học tích hợp đạt hiệu quả.
- Chuẩn bị cơ sở vật chất và đồ dùng dạy học.
3. Những nội dung về dân số cần tích hợp tron giảng dạy chương trình
Địa lý lớp 11:
Những kiến thức về dân số và giáo dục dân số phần lớn chỉ cũng dừng lại ở chỗ

làm cho học sinh nhận thức được hiện tượng, một số thuật ngữ, khái niệm cơ bản,
rút ra được một số kết luận đơn giản về hậu quả của tình hình phát triển dân số.
Ví dụ: Bùng nổ dân số và Già hóa dân số (Bài 3), Một số vấn đề dân cư của Châu
Phi, Mỹ La – tinh (Bài 5), ...

5


4. Các hình thức tích hợp vấn đề dân số trong chương trình giảng dạy
Địa lý lớp 11:
a. Giáo dục dân số qua giảng dạy bài mới trên lớp:
Ví dụ: Bài 3: Một số vấn đề mang tính toàn cầu – Phần I: Dân số
Bài 5: Một số vấn đề của Châu lục và khu vực – Phần Dân cư của
Châu Phi, Mỹ La - tinh
Bài 6: Dân cư Hoa Kỳ
Bài 8: Dân cư Liên bang Nga
Bài 9: Dân cư Nhật Bản
Bài 10: Dân cư Trung Quốc
Bài 11: Dân cư khu vực Đông Nam Á
Thông qua nội dung bài học, biểu đồ, tháp tuổi học sinh nắm được đặc điểm
dân số, tình hình và nguyên nhân gia tăng dân số, sự phân bố dân cư, những tác
động của dân số tới kinh tế - xã hội, môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Nội dung bài học:
+ Bùng nổ dân số và già hóa dân số.
+ Tình hình phát triển dân số và sự phân bố dân cư của các khu vực và quốc
gia.
- Nội dung tích hợp về giáo dục dân số:
+ Cung cấp các khái niệm về dân số trẻ, dân số già, mật độ dân số, tháp dân
số.
+ Tình hình phát triển dân số ở các châu lục, khu vực và quốc gia.

- Cách tiến hành: Giáo viên cho học sinh tìm ra các nội dung:
+ Nguyên nhân, hậu quả và giải pháp của bùng nổ dân số và già hóa dân.
+ Nguyên nhân, hậu quả và giải pháp về tình hình phát triển dân số khác
nhâu của các châu lục, khu vực và quốc gia. (Châu Phi, Mỹ La – tinh, Hoa Kỳ,
Liên bang Nga, Nhật Bản, Trung Quốc, Đông Nam Á).
Ví dụ: Bài 3: Bùng nổ dân số và Già hóa dân
- Nội dung tích hợp về giáo dục dân số:
+ So sánh sự khác biệt vể tình hình dân số của hai nhóm nước.
+ Trả lời được vì sao có sự khác biệt đó giữa hai nhóm nước.
+ Hậu quả và đề ra giải pháp có vấn đề bùng nổ dân số và già hóa dân số.
+ Liên hệ đến dân số Việt Nam nằm trong nhóm nước đang phát triển.
- Cách tiến hành: Sử dụng triệt để đồ dùng dạy học như tranh ảnh, video
clip, biểu đồ, bảng số liệu, … qua đó so sánh được sự khác biệt về dân số của hai
6


nhóm nước, từ đó đề ra giải pháp về tình hình phát triển dân số của hai nhóm nước
đó, rút ra tình hình phát triển dân số ở Việt Nam.
Ví dụ: Bài 5: Dân cư châu Phi và Mỹ La – tinh
- Nội dung tích hợp về giáo dục:
+ Nguyên nhân dẫn đến tỉ suất sinh thô, tử thô, gia tăng tự nhiên đều cao/
+ Dân cư châu Phi có ảnh hưởng gì đến sự phát triển kinh tê – xã hội của
châu lục này.
+ Nguyên nhân dẫn đến đô thị hóa tự phát của Mỹ La – tinh.
+ Đô thị hóa tự phát tác động gì đến kinh tế - xã hội của Mỹ La – tinh.
Ví dụ: Bài 6: Dân cư Hoa Kỳ
- Nội dung tích hợp về giáo dục dân số:
+ Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng dân số của Hoa Kỳ trong khi tỉ suất gia
tăng dân sồ tự nhiên đang giảm.
+ Dân số Hoa Kỳ đang có xu hướng già hóa.

+ Thành phần dân cư đa dạng của Hoa Kỳ có ảnh hưởng gì đến vấn đề xã
hội của quốc gia này.
+ Nguyên nhân dân cư Hoa Kỳ phân bố không đều. Sự phân bố dân cư
không đều ảnh hưởng gì đến sự phát triển kinh tế của Hoa Kỳ.
Ví dụ: Bài 8: Dân cư Liên bang Nga
- Nội dung tích hợp về giáo dục dân số:
+ Nguyên nhân làm cho dân số Liên bang Nga giảm.
+ Dân số LB Nga giảm có ảnh hưởng gì đến vấn đề kinh tế - xã hội của nước
này.
Ví dụ: Bài 9: Dân cư Nhật Bản
- Nội dung tích hợp về giáo dục dân số:
+ Dân số già đem lại những thuận lợi và khó khăn gì cho Nhật Bản.
+ Đặc điểm lao động tác động như thế nào đến nền kinh tế - xã hội Nhật
Bản.
Ví dụ: Bài 10: Dân cư Trung Quốc
- Nội dung tích hợp về giáo dục dân số:
+ Chính sách dân số triệt để đã tác động đến dân số Trung Quốc như thế nào.
+ Nhận xét và giải thích đặc điểm phân bố dân cư của Trung Quốc.
+ Liên hệ đến chính sách dân số của Việt Nam.
Ví dụ: Bài 11: Dân cư Đông Nam Á
- Nội dung tích hợp về giáo dục dân số:
7


+ Dân cư gây trở ngại gì đến sự phát triển kinh tế trong khu vực Đông Nam
Á.
b. Giáo dục dân số thông qua tranh ảnh, bảng số liệu, biểu đồ, ...:
Đây là phương tiện trực quan tốt nhất giúp học sinh tiếp cận các nội dung về
vấn đề dân số và giáo viên có điều kiện tốt nhất để giáo dục dân số, đặc biệt là sử
dụng giáo án điện tử.

Các bảng số liệu ( Bảng 3.1, 3.2, 5.1, 6.1, 6.2, 8.2, 9.1), tháp tuổi (hình 8.3),
biểu đồ (hình 10.3) trong sách giáo khoa, nếu sử dụng tốt ngoài việc phát huy tính
tích cực học tập của học sinh còn làm cho giờ học hấp dẫn hơn và học sinh chủ
động làm việc nhiều hơn.
c. Giáo dục dân số thông qua bài tập về nhà:
Thường ở trong hoặc cưới mỗi bài đều có các câu hỏi hay bài tập liên quan
đến bài học. Việc giao bài tập về nhà sẽ giúp góp phần vào việc củng cố kiến thức
và rèn luyện các kỹ năng cần thiết liên quan tới công tác giáo dục dân số.
Ví dụ ở bài 5: Châu Phi có Bài tập 2 : Dựa vào Bảng số liệu nhận xét về sự
thay đổi tỉ lệ dân số châu Phi so với các châu lục khác.
- Học sinh nhận xét được sự thay đổi tỉ lệ dân số của các châu lục trên Thế
giới.
- So sánh được tỉ lệ dân số của châu Phi với các châu lục khác và toàn Thế
giới.
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Việc giảng dạy tích hợp dân số qua chương trình Địa lý lớp 11 đã làm cho
nhận thức học sinh thay đổi trong cách tiếp cận các nội dung kiến thức. Không
những có những nhận thức, hành vi đúng dắn về dân số mà còn tạo hứng thú học
tập trong bộ môn Địa lý. Điều này được thể hiện quả kết quả kiểm tra cuối học kỳ
2 của 4 lớp giảng dạy trong năm học này.

Chất Sỉ
lượng số

Giỏi

Khá

T. Bình


Yếu

Kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Học
kỳ 1

168

33


19,6

78

46,4

50

29,8

7

4,7

0

0

Học
kỳ 2

169

45

26,6

85


50,3

34

20,1

5

3,0

0

0

Đặc biệt số lượng học sinh đăng ký học bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý
ngày càng tăng.
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
8


Việc giảng dạy tích hợp giáo dục dân số trong chương trình Địa lý nói chung
là điều cần thiết đối với nhận thức của học sinh. Cách tổ chức giảng dạy và lồng
ghép một cách nhẹ nhàng là điều cần thiết. Tránh tình trạng tích hợp một các miễn
cưỡng sẽ làm cho nội dung bài dạy nặng nề hơn. Qua đó giáo viên và học sinh có
nhận thức và hành vi đúng đắn đối với công tác dân số. Tuy nhiên học sinh chưa
quan tâm nhiều đến các nội dung mà giáo viên tích hợp trong giảng dạy,coi đó là
phần liên hệ thực tế chứ không phải nội dung cần thiết. Nội dung kiến thức bài học
tương đối nhiều nên giáo viên chỉ chú trọng đến những kiến thức trọng tâm của
bài.
Vì vậy cần xây dựng nội dung tích hợp cụ thể đối với những phần cần tích

hợp.
Do thời gian có ít nên tôi chỉ nghiên cứu trong khả năng có thể nên còn
nhiều thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp của các đồng nghiệp và các cấp
quản lý giáo dục.
VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Sĩ Tuấn – Nguyễn Thụy Bảo Khánh. Sổ tay các nước trên Thế giới.
Nhà xuất bản giáo dục.
2. Lê Thông. Sách Giáo khoa địa lý lớp 11. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
3. Lê Thông. Sách Giáo viên địa lý lớp 11. Nhà xuất bản giáo dục Việt
Nam.
4. Phạm Thị Sen. Giới thiệu giáo án địa lý lớp 11. Nhà xuất bản Hà Nội.
VII. PHỤ LỤC
Giáo án tích hợp phần dân số minh họa
Bài 3 : Một số vấn đề mang tính toàn cầu
Hoạt động của giáo viên và học sinh
HĐ 1 : Nhóm

Nội dung chính
I. Dân số :

Chia lớp làm 6 nhóm,

1. Bùng nổ dân số

Bước 1 :

- Dân số trên Thế giới tăng nhanh, 6477

- Các nhóm 1, 2, 3: Tham khảo thông tin triệu người 2005.
về mục 1 và phân tích bảng 3.1, trả lời


- Sự bùng nổ dân số trên Thế giới hiện

câu hỏi kèm theo bảng.

nay chủ yếu ở các nước đang phát triển.

- Các nhóm 3, 4, 5:Tham khảo thông tin

- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên qua các

về mục 2 và phân tích bảng 3.2, trả lời

thời kỳ giảm nhanh ở nhóm nước phát

câu hỏi kèm theo bảng.

triển và giảm chậm ở nhóm nước đang

Bước 2 : Đại diện các nhóm lên trình

phát triển.
9


bày, các nhóm còn lại theo dõi, chất vấn, - Chênh lệch về tỉ lệ gia tăng tự nhiên
bổ sung.

giữa hai nhóm nước càng lớn.


Bước 3 : GV kết luận về đặc điểm của

- Dân số tăng nhanh gây sức ép đối với

bùng nổ dân số, già hóa dân số và hệ

kinh tế - xã hội và tài nguyên, môi

quả của chúng, kết hợp liên hệ chính

trường.

sách dân số của Việt Nam

2. Già hóa dân số
Dân số Thế giới ngày càng già đi.
a. Biểu hiện :
- Tỉ lệ trên 15 tuổi ngày càng thấp, thỉ lệ
trên 65 tuổi ngày càng cao, tuổi thọ
trung bình ngày càng tăng.
- Nhóm nước phát triển có cơ cấu dân số
già
- Nhóm nước đang phát triển có cơ cấu
dân số trẻ.
b. Hậu quả :
- Thiếu lao động.
- Chi phí phúc lợi người già lớn.
NGƯỜI THỰC HIỆN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)


Phan Lương Cao Ngọc Yến Nhi

BM01b-CĐCN
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Đơn vị .....................................

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

–––––––––––

––––––––––––––––––––––––

10


................................, ngày

tháng

năm

PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: .....................................
Phiếu đánh giá của giám khảo thứ nhất
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: ..............................................................................................................
...........................................................................................................................................................

Họ và tên tác giả: ................................................................ Chức vụ: .............................................
Đơn vị: ..............................................................................................................................................
Họ và tên giám khảo 1: ............................................................ Chức vụ: ........................................
Đơn vị: ..............................................................................................................................................
Số điện thoại của giám khảo: ............................................................................................................
* Nhận xét, đánh giá, cho điểm và xếp loại sáng kiến kinh nghiệm:
1. Tính mới
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Điểm: …………./6,0.
2. Hiệu quả
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Điểm: …………./8,0.
3. Khả năng áp dụng
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Điểm: …………./6,0.
Nhận xét khác (nếu có): ......................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Tổng số điểm: ....................../20. Xếp loại: ........................................................................
Phiếu này được giám khảo 1 của đơn vị đánh giá, chấm điểm, xếp loại theo quy định của Sở Giáo dục và
Đào tạo; ghi đầy đủ, rõ ràng các thông tin, có ký tên xác nhận của giám khảo 1 và đóng kèm vào mỗi cuốn sáng
kiến kinh nghiệm liền trước Phiếu đánh giá, chấm điểm, xếp loại sáng kiến kinh nghiệm của giám khảo 2.

GIÁM KHẢO 1

(Ký tên, ghi rõ họ và tên)

11


12


BM01b-CĐCN
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Đơn vị .....................................

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

–––––––––––

––––––––––––––––––––––––
................................, ngày

tháng

năm

PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: .....................................
Phiếu đánh giá của giám khảo thứ hai
–––––––––––––––––

Tên sáng kiến kinh nghiệm: ..............................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Họ và tên tác giả: ................................................................ Chức vụ: .............................................
Đơn vị: ..............................................................................................................................................
Họ và tên giám khảo 2: ............................................................ Chức vụ: ........................................
Đơn vị: ..............................................................................................................................................
Số điện thoại của giám khảo: ............................................................................................................
* Nhận xét, đánh giá, cho điểm và xếp loại sáng kiến kinh nghiệm:
1. Tính mới
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Điểm: …………./6,0.
2. Hiệu quả
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Điểm: …………./8,0.
3. Khả năng áp dụng
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Điểm: …………./6,0.
Nhận xét khác (nếu có): ......................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Tổng số điểm: ....................../20. Xếp loại: ........................................................................

13



Phiếu này được giám khảo 2 của đơn vị đánh giá, chấm điểm, xếp loại theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo;
ghi đầy đủ, rõ ràng các thông tin, có ký tên xác nhận của giám khảo 2 và đóng kèm vào mỗi cuốn sáng kiến kinh nghiệm liền
trước Phiếu nhận xét, đánh giá sáng kiến kinh nghiệm của đơn vị.

GIÁM KHẢO 2
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)

14


BM04-NXĐGSKKN
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

–––––––––––

––––––––––––––––––––––––
Biên Hòa, ngày

20

tháng

05 năm 2017


PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2016 – 2017
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: TÍCH HỢP VẤN ĐỀ DÂN SỐ TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA
LÝ LỚP 11
Họ và tên tác giả: PHAN LƯƠNG CAO NGỌC YẾN NHI Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường THPT Ngô Quyền
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)
- Quản lý giáo dục



- Phương pháp dạy học bộ môm: Địa lý

- Phương pháp giáo dục



- Lĩnh vực khác: ........................................................ 

Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị 



Trong Ngành 

1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây)
- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn




- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn 
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình,
nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị

2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây)
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu
quả cao 
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao 
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả 
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình,
nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị

3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT 

Trong ngành 

- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc
sống: Trong Tổ/Phòng/Ban 
Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT 
Trong ngành


15



- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng:
Trong Tổ/Phòng/Ban 
Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT 
Trong ngành 
Xếp loại chung: Xuất sắc 

Khá 

Đạt 

Không xếp loại 

Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao
chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình.
Tổ trưởng và Thủ trưởng đơn vị xác nhận sáng kiến kinh nghiệm này đã được tổ chức thực
hiện tại đơn vị, được Hội đồng khoa học, sáng kiến đơn vị xem xét, đánh giá, cho điểm, xếp loại
theo quy định.
Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của tác giả và người có thẩm quyền,
đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi cuốn sáng kiến kinh nghiệm.

NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

XÁC NHẬN CỦA TỔ
CHUYÊN MÔN

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký tên và ghi rõ họ tên)


họ tên và đóng dấu của đơn vị)

(Ký tên, ghi rõ

16



×