Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

skkn thiết kế các bài tập tình huống để dạy học phần tiến hóa sinh học 12 cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.6 MB, 53 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị trường THPT Sông Ray
Mã số: ................................
(Do HĐTĐSK Sở GD&ĐT ghi)

SÁNG KIẾN

THIẾT KẾ CÁC BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ĐỂ DẠY
HỌC PHẦN TIẾN HÓA – SINH HỌC 12 CƠ BẢN

Người thực hiện: Lê Thị Hồng
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục



- Phương pháp giáo dục



- Phương pháp dạy học bộ môn: Sinh học



- Lĩnh vực khác: ....................................................... 
(Ghi rõ tên lĩnh vực)

Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in sáng kiến
 Mô hình
 Đĩa CD (DVD)
 Phim ảnh  Hiện vật khác


(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)

Năm học: 2016 – 2017


SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
––––––––––––––––––
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Lê Thị Hồng
2. Ngày tháng năm sinh: 19/6/1986
3. Nam, nữ: nữ
4. Địa chỉ: Xuân Đông – Cẩm Mỹ - Đồng Nai
5. Điện thoại: 0613713758 (CQ)/ (NR); ĐTDĐ: 0975253894
6. Fax:

E-mail:

7. Chức vụ: tổ trưởng chuyên môn, bí thư Đoàn trường
8. Nhiệm vụ được giao (quản lý, đoàn thể, công việc hành chính, công việc chuyên
môn, giảng dạy môn, lớp, chủ nhiệm lớp,…): bí thư Đoàn trường và giảng dạy môn Sinh

học
9. Đơn vị công tác: trường THPT Sông Ray

II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: cử nhân
- Năm nhận bằng: 2009
- Chuyên ngành đào tạo: sư phạm Sinh học
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: 9 năm

Số năm có kinh nghiệm: 9 năm
- Các sáng kiến đã có trong 5 năm gần đây: có trong năm học 2016 - 2017


THIẾT KẾ CÁC BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ĐỂ DẠY HỌC
PHẦN TIẾN HÓA – SINH HỌC 12 CƠ BẢN
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, cùng với chuyển biến về chất lượng giáo dục, hiệu quả
đổi mới phương pháp dạy học đang từng bước được ghi nhận. Tuy nhiên về phương pháp
dạy học còn nhiều vấn đề cần bàn. Đây cũng là vấn đề cấp bách được Đảng và Nhà nước
quan tâm, thể hiện trong hàng loạt các văn bản pháp lý quan trọng như trong các Nghị
quyết Trung ương, trong luật Giáo dục và trong chiến lược phát triển Giáo dục. Nghị
quyết Trung ương 2, khóa VIII đã chỉ rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào
tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo cho người
học”.
Dạy học không thể truyền thụ kiến thức theo một chiều, “rót kiến thức” vào học
sinh. Trong quá trình dạy học, học sinh chủ động tiếp thu tri thức với sự tổ chức, hướng
dẫn của giáo viên, học sinh chủ động tìm tòi và khám phá. Cuối cùng, qua quá trình
tương tác, trao đổi giữa giáo viên và học sinh, học sinh sẽ tiếp thu được những tri thức
mới, những kỹ năng tư duy mới. Tuy nhiên, một yêu cầu đặt ra trong quá trình dạy học là
làm thế nào để phát huy được tính tích cực của học sinh? Trước thực trạng đó, việc đẩy
mạnh đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu bức thiết đối với ngành giáo dục
nước ta trong thời kỳ hội nhập. Và một trong những định hướng đổi mới phương pháp
dạy học được quan tâm nhiều hiện nay là dạy học bằng tình huống.
Qua giảng dạy và tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi tôi nhận thấy rằng, việc sử
dụng phương pháp dạy học bằng tình huống đã thu được kết quả khả quan. Phương pháp
này có thể kích thích ở mức cao nhất tính tích cực học tập của học sinh, không chỉ giúp
học sinh lĩnh hội kiến thức mà còn rèn luyện được kĩ năng nhận thức, kĩ năng tiếp cận,
phát hiện và giải quyết vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau, kĩ năng giao tiếp, tăng cường
khả năng suy nghĩ độc lập, tính sáng tạo…Nó tạo điều kiện cho học sinh chủ động điều

chỉnh nhận thức, kĩ năng, hành vi. Phương pháp này có thế mạnh trong đào tạo nhận thức
bậc cao.
Trong môn Sinh học nói chung và Phần tiến hóa - Sinh học 12 cơ bản nói riêng,
nội dung kiến thức phần tiến hóa mang một lượng kiến thức khá lớn và mang tính khái
quát hóa cao, việc xây dựng khái niệm cũng như làm rõ bản chất nội dung kiến thức là rất
khó; đồ dùng dạy học minh họa cho các bài không nhiều. Muốn dạy học đạt hiệu quả
giáo viên cần sử dụng các kiến thức liên quan ở các phần như di truyền, sinh lí, sinh
hóa…. và các kiến thức liên môn như vật lí, hóa học, khảo cổ học,... . Hiện nay việc dạy
và học kiến thức phần Tiến hóa lớp 12 còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều giáo viên còn lúng
túng và thiếu kinh nghiệm trong việc sử dụng các biện pháp nghiệp vụ sư phạm, tổ chức
các hoạt động nhận thức tích cực, chủ động cho học sinh. Đa số học sinh không có hứng
thú học tập vì bộ môn có tính trừu tượng và khái quát cao. Do vậy việc thiết kế, đưa ra
các bài tập tình huống để phát triển các kỹ năng cũng như làm rõ nội dung kiến thức cho
học sinh học tập là một vấn đề cần thiết.
Từ những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài: “Thiết kế các bài tập tình huống để dạy
học phần Tiến hóa - Sinh học 12 cơ bản”.

II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI


1. Cơ sở lí luận của đề tài (VI. Tài liệu tham khảo).
1.1. Tình huống dạy học
Theo Nguyễn Hữu Lam (2003), “Phương pháp tình huống là một kỹ thuật dạy học
trong đó các thành tố chủ yếu của nghiên cứu tình huống được trình bày với những người
học với các mục đích minh họa hoặc các kinh nghiệm giải quyết vấn đề”.
Dạy học bằng tình huống là một phương pháp mà GV tổ chức cho HS xem xét,
phân tích, nghiên cứu, thảo luận để tìm ra các phương án giải quyết cho các tình huống,
qua đó mà đạt được các mục tiêu bài học đặt ra.
Theo quan điểm lý luận dạy học, tình huống dạy học là đơn vị cấu trúc, tế bào của
bài lên lớp, bao gồm tổ hợp các điều kiện cần thiết. Đó là mục đích dạy học, nội dung dạy

học và phương pháp dạy học để thu được những kết quả hạn chế riêng biệt.
1.2. Bài tập tình huống dạy học
Bài tập tình huống dạy học là những tình huống khác nhau đã, đang và có thể xảy
ra trong quá trình dạy học được cấu trúc lại dưới dạng bài tập, khi học sinh giải bài tập
ấy, vừa có tác dụng củng cố kiến thức, vừa rèn luyện được các kỹ năng học tập cần thiết.
1.3. Phương pháp dạy học bằng bài tập tình huống
1.3.1. Đặc điểm của phương pháp dạy học bằng bài tập tình huống[3]
Dựa vào các tình huống để thực hiện chương trình học (HS lĩnh hội được các tri
thức, kỹ năng); những tình huống không nhằm kiểm tra kỹ năng mà giúp phát triển chính
bản thân kỹ nãng.
Những tình huống có cấu trúc thật sự phức tạp: không phải chỉ có một giải pháp
cho tình huống (tình huống chứa các biến sư phạm).
- Dựa vào các bài tập tình huống để thực hiện chương trình học; những bài tập tình
huống không nhằm kiểm tra các kỹ năng mà giúp phát triển chính bản thân các kỹ năng.
Bản thân tình huống mang tính chất gợi vấn đề, không phải HS làm theo ý thích
của thầy giáo; HS là người giải quyết tùy vấn đề theo phương thức thích nghi, điều tiết
với môi trường; có hay không sự hỗ trợ của thầy giáo tùy thuộc vào tình huống.
HS chỉ được hướng dẫn cách tiếp cận với tình huống chứ không có công thức nào
giúp HS tiếp cận với tình huống.
Việc đánh giá dựa trên hành động và thực tiễn.
1.3.2. Ưu, nhược điểm của phương pháp dạy học bằng bài tập tình huống
 Ưu điểm:
- Học sinh xem việc học là của mình, từ đó phát huy được tính tích cực - độc lập chủ động - sáng tạo trong quá trình học tập.
- Các bài tập tình huống tạo ra hứng thú, đem lại nguồn vui, kích thích trực tiếp
lòng ham mê học tập của học sinh. Đó chính là động lực của quá trình dạy học.
- Học sinh hiểu sâu, nhớ lâu những nội dung cốt lõi.
- Học sinh có thể hợp tác với nhau trong quá trình học tập, tự đánh giá, tự điều
chỉnh vốn tri thức của bản thân. Đó chính là cơ sở hình thành phương pháp tự học.
- Việc thường xuyên giải quyết các bài tập tình huống có vấn đề nhỏ trong quá
trình học tập là phương thức để học sinh tiếp cận với kiểu dạy học hình thành và giải

quyết vấn đề có nội dung khái quát rộng hơn.


- Đối thoại giữa thầy - trò, trò - trò khi tiến hành giải quyết các bài tập tình huống
tạo ra bầu không khí sôi nổi, tích cực góp phần hình thành mối quan hệ giao tiếp trong
cộng đồng.
 Nhược điểm:
- Đòi hỏi nhiều công sức và thời gian.
- Giáo viên phải là người có kiến thức, có kinh nghiệm sâu rộng và có cách dẫn
dắt học sinh.
- Sự eo hẹp về thời gian giảng dạy trên lớp và cách học thụ động của học sinh sẽ là
một trở ngại của phương pháp này.
1.4. Nguyên tắc thiết kế bài tập tình huống
- Bài tập tình huống nêu ra phải tạo ra được nhu cầu nhận thức, tạo được tính sáng
tạo, kích thích tư duy của người giải.
- Bài tập tình huống nêu ra phải xuất phát từ nhiệm vụ của giáo viên, từ các kỹ
năng cần thiết cho việc đặt câu hỏi để dạy học.
- Bài tập tình huống nêu ra phải gắn với cơ sở lý luận với một liều lượng tối đa
cho phép.
- Bài tập tình huống phải có đầy đủ hai yếu tố: điều kiện và yêu cầu cần tìm.
1.5. Quy trình dạy học bằng BTTH[6]
Để giúp học sinh xác định được các dữ kiện, nhận ra được các mâu thuẫn trong
nhận thức, thì xây dựng tình huống dạy học được thiết kế theo các bước sau:
Bước 1. Xác định mục tiêu chương, bài
Bước 2. Phân tích cấu trúc nội dung của chương, bài các nội dung có thể thiết kế
được tình huống dạy học
Bước 3. Diễn đạt tình huống dưới dạng bài tập
Bước 4. Kiểm định tình huống dạy học đã được thiết kế
Bước 5. Hình thành ở HS một số kỹ cơ bản của hoạt động nhận thức
2. Cơ sở thực tiễn của đề tài

2.1. Thực trạng giảng dạy Sinh học hiện nay (PHỤ LỤC 1)
Qua quá trình tìm hiểu và quan sát thực tế dạy học ở 3 trường THPT trong huyện
Cẩm Mỹ, điều tra lấy ý kiến của 15 giáo viên Sinh học có kinh nghiệm, có trình độ đại
học trở lên, tôi thu được kết quả như sau:
* Về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học: Đa số giáo viên đã chú trọng đến việc
đổi mới phương pháp dạy học nhưng với mức độ không thường xuyên (60%), tỉ lệ giáo
viên chưa bao giờ đổi mới phương pháp trong dạy học chiếm tỉ lệ (10%).
* Về vấn đề truyền thụ kiến thức và phát triển kỹ năng cho HS: Có 66,67% GV
cho rằng vấn đề truyền thụ kiến thức và phát triển kỹ năng cho HS là quan trọng như
nhau; 20% GV cho rằng truyền thụ kiến thức quan trọng hơn; 13,3% GV cho rằng phát
triển các kỹ năng quan trọng hơn. Như vậy, còn khoảng 33,33% GV chưa nhận thức đúng
về vấn đề này.
Tuy nhiên, qua thực tế quan sát sư phạm, tôi nhận thấy đa số GV vẫn nặng về
truyền thụ kiến thức, chưa chú trọng nhiều vào khâu phát triển các kỹ năng.
* Về việc sử dụng BTTH để rèn luyện kỹ năng trong dạy học Sinh học:


Bảng 1.2. Kết quả điều tra thực trạng sử dụng bài tập tình huống trong dạy học Sinh học
của giáo viên
Thường xuyên
Không thường xuyên
Không sử dụng
Số lượng
2

Tỉ lệ (%)
13,33

Số lượng
10


Tỉ lệ (%)
66,67

Số lượng
3

Tỉ lệ (%)
20

Từ kết quả ở bảng 1.2 chúng tôi nhận thấy: Đa số giáo viên đã nhận thức được sự
cần thiết của việc sử dụng bài tập tình huống để tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh
(80%). Tuy nhiên, số giáo viên không hề sử dụng các bài tập tình huống trong dạy học
vẫn chiếm tỉ lệ là (20%) ở các trường THPT. Số giáo viên có sử dụng nhưng không
thường xuyên chiếm 66,67% và chỉ sử dụng với mục đích khắc sâu kiến thức cho học
sinh.
2.2. Thực trạng học môn Sinh học hiện nay (PHỤ LỤC 1)
Thực trạng học môn sinh học hiện nay ở các trường THPT được chúng tôi điều tra
bằng phiếu điều tra với 445 học sinh tại Trường THPT Sông Ray và có được số liệu như
sau: Đa số HS yêu thích các tiết học có sử dụng BTTH (50,56%). Số em không yêu thích
(50 em, chiếm 12,36%) vì lý do BTTH đưa ra trừu tượng, xa rời thực tiễn. Trong tiết học
có sử dụng bài tập tình huống, rất nhiều học sinh tham gia bàn luận để giải quyết tình
huống GV đưa ra (245 em, chiếm 55,1%), số HS làm việc riêng trong giờ học ít (chiếm
13,48%).
Từ kết quả trên cho thấy, việc sử dụng BTTH để rèn luyện các kỹ năng cho học
sinh là vấn đề rất cấp thiết.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
1. Đặc điểm nội dung chương trình Tiến hóa - Sinh học 12 cơ bản
Phần Tiến hóa trong chương trình Sinh học 12 cơ bản gồm 2 chương (theo SGK),
ở đây, theo góc độ kiến thức tôi chia thành 3 chương, có nội dung cụ thể như sau:

Chương I: Bằng chứng tiến hóa gián tiếp (cung cấp những bằng chứng chứng tỏ
tiến hóa là một quá trình tồn tại thực trên Trái đất).
Chương II: Nguyên nhân tiến hóa và cơ chế tiến hóa (bao gồm kiến thức cơ bản về
tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn).
Chương III: Sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất (cung cấp bức tranh
chung về sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất, đặc biệt là sự phát sinh và
phát triển của loài người).
Qua đó ta thấy tiến hóa là phần nội dung vốn được hình thành trên cơ sở khái quát,
hệ thống các thành tựu của nhiều lĩnh vực Sinh học, do đó để tiếp cận nó phải bằng
phương thức hệ thống hóa. Muốn lĩnh hội các khái niệm, các quy luật về tiến hóa thì
không thể thiếu kĩ năng khái quát hóa kiến thức ở nhiều lĩnh vực. Những nhà tiến hóa
luận vốn là những người sử dụng thành công nhất các sự kiện để từ đó khái quát hóa, hệ
thống hóa chúng trong một hệ thống nhất định hình thành quy luật tiến hóa của sinh giới.
Do đó HS muốn tiếp cận nó phải bằng phương thức hệ thống hóa và cần nhiều kỹ năng.
2. Vận dụng quy trình để thiết kế các BTTH
Ví dụ 1: Thiết kế bài tập tình huống để củng cố nội dung “Các nhân tố tiến hóa”
trong bài Thuyết tiến hóa hiện đại – Sinh học 12 THPT
Bước 1: Xác định mục tiêu bài học


- Phân tích được các nguồn biến dị di truyền trong quần thể. Phân biệt được khái
niệm biến dị sơ cấp và nguồn nguyên liệu thứ cấp.
- Phân tích được vai trò của các nhân tố tiến hóa như đột biến, di- nhập gen, các
yếu tố ngẫu nhiên, giao phối không ngẫu nhiên đối với sự thay đổi tần số alen và thành
phần kiểu gen của quần thể vốn gen của quần thể.
Bước 2: Xác định nội dung của bài để xây dựng được bài tập tình huống: đó là
vai trò của các nhân tố tiến hóa
Bước 3: Diễn đạt tình huống dưới dạng bài tập Tình huống có thể diễn đạt như sau:
Trong một lần tranh luận về các nhân tố tiến hóa, Hoa có một câu hỏi muốn nhờ
sự trợ giúp của An và Nga. Câu hỏi như sau:

Trong các thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hóa dưới đây thông tin nào nói
về vai trò của đột biến gen?
(1) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hýớng
xác định.
(2) Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn biến dị
sõ cấp cho quá trình tiến hóa.
(3) Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể cho dù alen đó là có
lợi.
(4) Không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của
quần thể.
(5) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm.
- Nghe xong câu hỏi An lập tức trả lời như sau: Có gì đâu! (1), (2), (5) là vai trò
của đột biến gen.
- Tuy nhiên, Nga lại nói: Theo tớ An trả lời (1), (2), (5) là không hoàn toàn chính
xác vì đột biến gen xuất hiện ngẫu nhiên, vô hướng nên (1) không đúng.
Hoa đang phân vân không biết ý kiến bạn nào đúng, bạn nào sai? Em hãy giúp
Hoa phân tích các thông tin trên và nhận định ý kiến của An và Nga?
Bước 4: Kiểm định tình huống
Đưa các tình huống đã được thiết kế vào dạy học và rút ra nhận xét để chỉnh sửa,
hoàn thiện các tình huống.
Ví dụ 2: Dạy học bằng bài tập tình huống (Bài Sự phát sinh loài người (Sinh học
12)).
Bước 1: Giới thiệu bài tập tình huống
Khi dạy về các nhân tố chi phối quá trình phát sinh loài người, cô giáo nhận thấy
trong lớp có 3 nhóm ý kiến khác nhau ở học sinh:
- Nhóm 1: Cho rằng nhân tố sinh học có vai trò quyết định chi phối quá trình phát
sinh loài người vì đã tích lũy được những biến dị quan trọng trên cơ thể người vượn và
người cổ, là cơ sở dẫn đến người ngày nay.
- Nhóm 2: Cho rằng nhân tố xã hội có vai trò quyết định chi phối quá trình phát
sinh loài người vì nếu như không có nhân tố văn hóa xã hội thì dù có được cấu tạo điển

hình cho người thì cũng không trở thành người thực sự.
- Nhóm 3: Cho rằng mỗi nhân tố chỉ có vai trò chủ đạo trong từng giai đoạn của
quá trình phát sinh loài người, không thể so sánh 2 nhân tố này.


Ở mỗi nhóm, cô giáo đều nhận được nhiều ý kiến để bảo vệ quan điểm của nhóm
mình. Nếu được tham gia thảo luận trên lớp thì em sẽ có ý kiến như thế
nào?
Bước 2: Tổ chức thảo luận trên lớp
GV thông báo hoạt động trước lớp, cho HS trao đổi trong nhóm rì rầm. Sau 3-5
phút, yêu cầu các nhóm cho ý kiến. Trêncơ sơ các ý kiến của HS, GV tổng hợp và định
hướng nội dung chính của hoạt động để thảo luận trên lớp.
GV có thể sử dụng các câu hỏi sau đây định hướng cho HS thảo luận:
+ Em hiểu thế nào về nhân tố sinh học, nhân tố xã hội?
+ Ở mỗi giai đoạn trong quá trình phát sinh loài người, nhân tố nào đóng vai trò
chủ đạo?
+ Trong suốt quá trình phát sinh loài người, có nhân tố nào đóng vai trò quyết định
hơn không? Vì sao?
+ Trong 3 ý nêu trên thì ý kiến nào sai? Chưa đúng? hay đúng hoàn toàn? Vì
sao?
Bước 3: Kết luận và chính xác hóa kiến thức
Mỗi nhân tố có vai trò chủ đạo trong từng giai đoạn của quá trình phát sinh loài
người: nhân tố sinh học có vai trò chủ đạo trong giai đoạn người vượn hóa thạch và người
cổ, nhân tố xã hội có vai trò chủ đạo trong giai đoạn con người sinh học được hình
thành. Trong đó, nhân tố xã hội có vai trò quyết định chi phối quá trình phát sinh loài
người vì nếu nhý không có nhân tố văn hóa xã hội thì dù có được cấu tạo điển hình cho
người thì cũng không trở thành người thực sự.
3. Thiết kế các bài tập tình huống để dạy học phần Tiến hóa – Sinh học 12 cơ
bản
3.1. Chương I: Bằng chứng tiến hóa

3.1.1. Phần kiến thức cần đạt
- Trình bày được các bằng chứng giải phẫu so sánh: cơ quan tương đồng, cơ quan
tương tự và cơ quan thoái hóa.
- Trình bày được những bằng chứng tế học và sinh học phân tử: ý nghĩa của học
thuyết tế bào; sự thống nhất trong cấu trúc của AND và protein của các loài.
3.1.2. Kỹ năng
- Quan sát sơ đồ, mô hình; so sánh, phân tích, tổng hợp và khái quát hóa các loại
kiến thức.
- Thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến, hợp tác khi tham gia thảo luận nhóm.
- Sưu tầm các bằng chứng gián tiếp về tiến hóa.
- Làm các dạng bài tập trắc nghiệm.
3.1.3. Thiết kế các bài tập tình huống
BTTH 1: Bài tập tình huống để dạy phần cơ quan tương đồng.


Hình 1: Xương chi trước của một số loài động vật có xương sống
Trong giờ học cô giáo yêu cầu HS quan sát H.1 và trả lời các câu hỏi:
+ Nhận xét cấu tạo xương chi trước của các loài trên? Tại sao chi trước của các
loài trên thực hiện những chức năng khác nhau?
+ Sau khi thảo luận, ý kiến của các nhóm như sau:
- Nhóm 1: Cấu tạo chi trước các loài trên tương tự nhau nhưng do chúng thuộc
các loài khác nhau nên chức năng rất khác nhau.
- Nhóm 2: Các sinh vật này là các loài khác nhau nên cấu tạo chi trước của chúng
rất khác nhau dẫn đến chức năng rất khác nhau.
- Nhóm 3: Do các sinh vật này thực hiện những chức năng khác nhau nên cấu tạo của
chúng phải biến đổi theo hướng phù hợp.
- Nhóm 4: được yêu cầu nhận xét ý kiến của 3 nhóm trên.
+ Nếu em là thành viên nhóm 4, em sẽ nhận xét về ý kiến của 3 nhóm trên như thế
nào? Kết luận cơ quan tương đồng là gì? Cho ví dụ và cho biết cơ quan tương đồng có ý
nghĩa gì trong tiến hóa?

BTTH 2: Bài tập tình huống để dạy cơ quan tương tự

Hình 2: Cánh côn trùng và cánh dơi
Trong giờ học cô giáo yêu cầu HS quan sát H.2 và trả lời các câu hỏi:
+ Nhận xét chức năng của cánh ong và cánh dơi? Nguồn gốc của các loại cánh
này?
+ Sau khi thảo luận, ý kiến của các nhóm như sau:
- Nhóm 1: Chức năng của cánh ong và cánh dơi đều thực hiện chức năng giống nhau là
bay và nguồn gốc cấu tạo nên hai loại cánh này là giống nhau.


- Nhóm 2: Chức năng của cánh ong và cánh dơi đều thực hiện chức năng giống nhau là
bay nhưng nguồn gốc cấu tạo nên hai loại cánh này là khác nhau.
- Nhóm 3: Chức năng của cánh ong và cánh dơi đều thực hiện chức năng giống nhau là
bay nhưng nguồn gốc cấu tạo nên hai loại cánh này là khác nhau (Cánh ong được cấu tạo từ
các tế bào biểu bì phát triển thành còn cánh dơi được cấu tạo từ xương chi trước).
- Nhóm 4: được yêu cầu nhận xét ý kiến của 3 nhóm trên.
+ Nếu em là thành viên nhóm 4, em sẽ nhận xét về ý kiến của 3 nhóm trên như thế
nào? Kết luận cơ quan tương tự là gì? Cho ví dụ và cho biết cơ quan tương tự có ý nghĩa gì
trong tiến hóa?
BTTH 3: Bài tập tình huống để dạy cơ quan thoái hóa

Hình 3: Các cơ quan thoái hóa ở người
Trong giờ học cô giáo yêu cầu các nhóm quan sát H.3 và trả lời các câu hỏi:
+ Có bao nhiêu cơ quan thoái hóa ở người trên hình vẽ, kể tên? Các cơ quan đó có
thực hiện chức năng gì ở người không? Vì sao?
+ Sau khi thảo luận, ý kiến của các nhóm như sau:
- Nhóm 1: Có 5 cơ quan, đó là: Ruột thừa, lông mao, xương cụt, mí mắt thứ 3 ở bên trái,
răng nanh và răng khôn. Các cơ quan này đã mất dần chức năng ban đầu (lông mao, xương
cụt, răng nanh và răng khôn) hoặc không còn thực hiện các chức năng(Ruột thừa, xương cụt, mí

mắt thứ 3 ở bên trái) vì để thích nghi với điều kiện sống.
- Nhóm 2: Có 5 cơ quan, đó là: Ruột thừa, lông mao, xương cụt, mí mắt thứ 3 ở bên trái,
răng nanh và răng khôn. Các cơ quan này đã vẫn thực hiện chức năng ban đầu vì để thích
nghi với điều kiện sống.
- Nhóm 3: Có 5 cơ quan, đó là: Ruột thừa, lông mao, xương cụt, mí mắt thứ 3 ở bên trái,
răng nanh và răng khôn. Các cơ quan này đã mất dần chức năng ban đầu (lông mao, mí mắt
thứ 3 ở bên trái, răng nanh và răng khôn) hoặc không còn thực hiện các chức năng(Ruột thừa,
xương cụt) vì để thích nghi với điều kiện sống.
- Nhóm 4: được yêu cầu nhận xét ý kiến của 3 nhóm trên.
+ Nếu em là thành viên nhóm 4, em sẽ nhận xét về ý kiến của 3 nhóm trên như thế
nào? Kết luận cơ quan thoái hóa là gì? Cho ví dụ và cho biết cơ quan thoái hóa có ý nghĩa
gì trong tiến hóa?
BTTH 4: Có ý kiến cho rằng: trong hoa đực của cây đu đủ có 10 nhị, ở giữa vẫn
còn di tích của nhụy. Đây chính là bằng chứng nói về cơ quan tương đồng? em có đồng ý
với ý trên không? Tại sao?
(Dùng để củng cố các bằng chứng giải phẫu so sánh)


BTTH 5: Trong một lần tranh luận về các bằng chứng sinh học phân tử, Thắm có
một câu hỏi muốn nhờ sự trợ giúp của Vân và Nga. Câu hỏi như sau:
Cho các thông tin về những bằng chứng tiến hóa, bằng chứng nào sau đây là bằng
chứng sinh học phân tử?
(1) Tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một bộ mã di
truyền.
(2) Sự tương đồng về những đặc điểm giải phẫu giữa các loài.
(3) ADN của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit.
(4) Prôtêin của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ khoảng 20 loại
axit amin.
(5) Tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ tế bào.
- Nghe xong câu hỏi Vân lập tức trả lời như sau: Có gì đâu! (1), (2), (5) là bằng

chứng sinh học phân tử
- Tuy nhiên, Nga lại nói: Theo tớ Vân trả lời (1), (2), (4) là không hoàn toàn chính
xác vì sự tương đồng về đặc điểm giải phẫu giữa các loài là bằng chứng giải phẫu so sánh (2)
không đúng. Mà đáp án đúng phải là (1), (3), (4)
- Thắm đang phân vân không biết ý kiến bạn nào đúng, bạn nào sai? Em hãy
giúp Thắm phân tích các thông tin trên và nhận định ý kiến của Vân và Nga? Từ đó rút ra
kết luận bằng chứng sinh học phân tử là? Có ý nghĩa gì trong tiến hóa?
(Dùng để dạy các bằng chứng sinh học phân tử hay cũng cố)
3.2. Chương II: Nguyên nhân và cơ chế tiến hóa
3.2.1. Kiến thức cơ bản HS cần đạt được
- Nêu được những luận điểm cơ bản của học thuyết Đacuyn: vai trò của các nhân
tố biến dị, di truyền, chọn lọc tự nhiên, phân li tính trạng đối với sự hình thành đặc điểm
thích nghi, hình thành loài mới và nguồn gốc chung của các loài.
- Nêu được đặc điểm của thuyết tiến hóa tổng hợp. Phân biệt khái niệm tiến hóa
nhỏ và tiến hóa lớn.
- Trình bày được vai trò của đột biến đối với tiến hóa nhỏ là nguồn cung cấp
nguyên liệu sơ cấp. Nêu được đột biến gen là nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa.
- Trình bày được vai trò của giao phối(giao phối có lựa chọn, giao phối gần và tự
phối) đối với tiến hóa nhỏ: cung cấp nguyên liệu thứ cấp, làm thay đổi thành phần kiểu
gen của quần thể.
- Nêu được vai trò của di nhập gen đối với tiến hoá nhỏ.
- Trình bày được sự tác động của chọn lọc tự nhiên. Vai trò của quá trình chọn
lọc tự nhiên.
- Nêu được vai trò của biến động di truyền (các nhân tố ngẫu nhiên) đối với tiến
hoá nhỏ.
- Nêu được vai trò của các cơ chế cách li (cách li không gian, cách li sinh thái,
cách li sinh sản và cách li di truyền).
- Nêu được khái niệm loài sinh học và các tiêu chuẩn phân biệt 2 loài thân thuộc
(các tiêu chuẩn : hình thái, địa lí - sinh thái, sinh lí - hoá sinh, di truyền).
- Nêu được thực chất của quá trình hình thành loài và các đặc điểm hình thành

loài mới theo các con đường địa lí, sinh thái, lai xa và đa bội hoá.
- Nêu được các chiều hướng tiến hoá chung của sinh giới (ngày càng đa dạng và
phong phú, tổ chức ngày càng cao, thích nghi ngày càng hợp lí).
3.2.2. Kĩ năng


- Quan sát sơ đồ, mô hình; so sánh, phân tích, tổng hợp và khái quát hóa các loại
kiến thức.
- Thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến, hợp tác khi tham gia thảo luận nhóm.
- Sưu tầm các bằng chứng gián tiếp về tiến hóa.
- Làm các dạng bài tập trắc nghiệm.
3.2.2. Thiết kế các bài tập tình huống
3.2.2.1. Thiết kế các BTTH bài thuyết tiến hóa cổ điển của Đacuyn
BTTH 1: Trong giờ học cô giáo yêu cầu nhóm 1, 2 quan sát H.1; nhóm 3, 4 quan
sát H.2; và kết hợp nghiên cứu SGK trang để trả lời câu hỏi:

Hình 1: Qúa trình phân li tính trạng trong chọn lọc nhân tạo đối với loài cải và
loài chó

Hình 2: Học thuyết tiến hóa về CLTN và quá trình phân li tính trạng trong CLTN
đối với loài chim sẻ
+ Động lực, cơ chế, kết quả và quy mô theo quan niệm của Đacuyn?
+ Nhóm 5 nhận xét câu trả lời của nhóm 1,2 còn nhóm 6 nhận xét câu trả lời của
nhóm 3,4.
Nhóm 1: Động lực (do nhu cầu con người), cơ chế (Sự tích luỹ các biến dị có lợi,
đào thải các biến dị có hại đối với nhu cầu con người), kết quả (Hình thành tính đa dạng
và thích nghi của vật nuôi, cây trồng đối với con người) và quy mô (diễn ra trong phạm
vi vật nuôi, cây trồng).



Nhóm 2: Động lực (do đấu tranh sinh tồn), cơ chế (Sự tích luỹ các biến dị có lợi,
đào thải các biến dị có hại đối với sinh vật), kết quả (Biến dị + di truyền + chọn lọc
nhân tạo = thích nghi) và quy mô (diễn ra trong toàn bộ sinh giới).
Nhóm 3: Động lực (do đấu tranh sinh tồn), cơ chế (Sự tích luỹ các biến dị có lợi,
đào thải các biến dị có hại dưới tác động của chọn lọc tự nhiên), kết quả (Là sự tích luỹ
những biến dị có lợi dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên: Chọn lọc tự nhiên đã đào thải
các dạng kém thích nghi, bảo tồn những dạng thích nghi với hoàn cảnh sống) và quy
mô (diễn ra trong phạm vi toàn sinh giới).
Nhóm 4: Động lực (do đấu tranh sinh tồn), cơ chế (Dựa vào tính biến dị và di
truyền của sinh vật), kết quả (Hình thành tính đa dạng và thích nghi của sinh vật đối với
môi trường sống) và quy mô (diễn ra trong phạm vi toàn sinh giới).
Nhóm 5: được yêu cầu nhận xét ý kiến của nhóm 1,2.
Nhóm 6: được yêu cầu nhận xét ý kiến của nhóm 3,4.
+ Nếu em là thành viên nhóm 5,6; em sẽ nhận xét về các ý kiến của 4 nhóm trên
như thế nào? Từ đó tóm tắt các luận điểm của học thuyết Đacuyn?
(Dùng để dạy quan niệm của Đacuyn về CLTN hay CLNT)
BTTH 2: có ý kiến cho rằng “chọn lọc tự nhiên là quá trình thúc đẩy sinh giới
tiến hóa theo hướng đa dạng và thích nghi với môi trường sống”.
Em có nhận xét gì về ý kiến trên? Theo em nên nên trả lời như thế nào để thuyết
phục nhất?
(Dùng để cũng cố quan niệm của Đacuyn về tiến hóa)
BTTH 3: Trong một lần tranh luận về quan niệm của Đacuyn đối với CLNT, Dung
có một câu hỏi muốn nhờ sự trợ giúp của Thắm và Hằng. Câu hỏi như sau:
Các thông tin nào dưới đây là đúng với quan niệm của Đacuyn?
I. Mọi vật nuôi cây trồng đều có nguồn gốc từ thiên nhiên hoang dại.
II. Tính thích nghi và đa dạng của vật nuôi, cây trồng là kết quả của quá trình
CLNT.
III. CLNT thúc đẩy toàn bộ sinh giới tiến hóa.
IV. CLNT xuất hiện khi giới có sự sống.
Nghe xong câu hỏi Thắm lập tức trả lời như sau: Có gì đâu! I, III là đúng.

Tuy nhiên, Hằng lại nói: Theo tớ Thắm trả lời I, III là không hoàn toàn chính xác vì
CLNT không thúc đẩy toàn bộ sinh giới tiến hóa mà chỉ thúc đẩy sự tiến hóa của các giống vật
nuôi cây, trồng nên III không đúng. Mà đáp án đúng phải là I, II.
Dung đang phân vân không biết ý kiến bạn nào đúng, bạn nào sai? Em hãy giúp
Dung phân tích các thông tin trên và nhận định ý kiến của Thắm và Hằng?
(Dùng để cũng cố quan niệm của Đacuyn về CLNT)
BTTH 4 có ý kiến cho rằng: loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng
trung gian, dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên, theo con đường phân ly tính trạng, từ
một nguồn gốc chung.
Dựa vào quan niệm của Đacuyn về quá trình hình thành loài mới, theo em ý kiến
của bạn đúng không? Nếu không đúng em sẽ sửa lại như thế nào?
(Dùng để cũng cố quan niệm của Đacuyn về quá trình hình thành loài)


BTTH 5 có ý kiến cho rằng: để giải thích quá trình hình thành các đặc điểm
thích nghi của sinh vật với môi trường sống, Đacuyn phải dùng ba nhân tố đó là: Biến
dị, di truyền và CLNT?
Em có nhận xét gì về ý kiến trên? Theo em ý kiến đó đã chính xác chưa? Nếu chưa
em sẽ sửa lại như thế nào?
(Dùng để cũng cố quan niệm của Đacuyn về tiến hóa)
3.2.2.2. Thiết kế các BTTH bài thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại
BTTH 1: thấy bạn Thúy đang chăm chú quan sát H. 1, Nga đặt câu hỏi theo bạn
sự khác nhau cơ bản giữa tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn là gì? Bạn Thúy trả lời: Tiến hóa
nhỏ diễn ra với quy mô là quần thể, làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể, chịu sự
tác động của 3 nhân tố chủ yếu là đột biến, giao phối và CLTN, kết quả hình thành nên
loài mới. Còn tiến hóa lớn là quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài.
Theo em, câu trả lời của bạn Thúy đã đầy đủ chưa? Nếu chưa em hãy bổ sung
cho đầy đủ?

Hình 1. Tiến hóa lớn và tiến hóa nhỏ

(Dùng để giảng dạy hay cũng cố về quan niệm hiện đại về tiến hóa)
BTTH 2: Trong một lần tranh luận về các nhân tố tiến hóa, Hoa có một câu hỏi
muốn nhờ sự trợ giúp của An và Nga. Câu hỏi như sau:
Trong các thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hóa dưới đây thông tin nào nói
về vai trò của đột biến gen?
(1) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng
xác định.
(2) Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn biến dị
sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
(3) Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể cho dù alen đó là có
lợi.
(4) Không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của
quần thể.
(5) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm.
Nghe xong câu hỏi An lập tức trả lời như sau: Có gì đâu! (1), (2), (5) là vai trò của
đột biến gen.
Tuy nhiên, Nga lại nói: Theo tớ An trả lời (1), (2), (5) là không hoàn toàn chính xác
vì đột biến gen xuất hiện ngẫu nhiên, vô hướng nên (1) không đúng.
Hoa đang phân vân không biết ý kiến bạn nào đúng, bạn nào sai? Em hãy giúp
Hoa phân tích các thông tin trên và nhận định ý kiến của An và Nga?
(Dùng để cũng cố về các nhân tố tiến hóa)


BTTH 3: Công và Thiện ngồi tranh luận với nhau:
+ Theo Công trong 5 nhân tố tiến hóa thì có 4 nhân tố vừa làm thay đổi tần số alen
và thành phần KG của quần thể là đột biến, di nhập – gen, CLTN và các yếu tố ngẫu
nhiên.
+ Thiện cho rằng chỉ có 3 nhân tố là đột biến, di nhập - gen và CLTN.
Em hãy đưa ra câu trả lời chính xác nhất để kết thúc cuộc tranh luận trên?
(Dùng để giảng dạy hay cũng cố về các nhân tố tiến hóa)

BTTH 4: Trong giờ học cô giáo cho bài tập là bảng dưới đây cho biết một số
thông tin của thuyết tiến hóa hiện đại.
Cột A

Cột B

1. Tiến hóa nhỏ

a. qui định chiều hướng của quá trình tiến hóa.

2. Chọn lọc tự nhiên

b. làm thay đổi không đáng kể tần số các alen trong quần thể.
c. có thể làm nghèo vốn gen của quần thể, làm giảm đa dạng di
truyền.
d. là quá trình biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể.

3. Đột biến gen
4. Các yếu tố ngẫu nhiên

+ Các nhóm hãy ghép đôi giữa cột A và cột B cho đúng nhất?
+ Sau khi thảo luận nhanh, ý kiến của các nhóm như sau:
- Nhóm 1: tổ hợp đúng là 1-d; 2-a; 3-b; 4-c.
- Nhóm 2: tổ hợp đúng là 1-c; 2-a; 3-b; 4-d.
- Nhóm 3: tổ hợp đúng là 1-d; 2-c; 3-a; 4-b.
- Nhóm 4: được yêu cầu nhận xét ý kiến của 3 nhóm trên.
+ Nếu em là thành viên nhóm 4, em sẽ nhận xét về ý kiến của 3 nhóm trên như thế
nào? Ý kiến nhóm nào đúng? Nếu không có nhóm nào đúng, em sửa lại như thế nào?
(Dùng để cũng cố về các nhân tố tiến hóa)
BTTH 5: Trong giờ học cô giáo cho bài tập: giả sử quần thể có tỉ lệ kiểu gen là

0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa. Xét các trường hợp tác động của các nhân tố tiến hóa sau đây:
(1) Sự giao phối ngẫu nhiên; (2) Đột biến làm cho A thành a; (3) CLTN chống lại
kiểu gen đồng hợp lặn; (4) CLTN chống lại kiểu gen dị hợp; (5) Di – nhập gen; (6) CLTN
chống lại đồng hợp trội và đồng hợp lặn.
+ Có bao nhiêu trường hợp làm giảm kiểu gen dị hợp và tăng dần kiểu gen đồng
hợp?
+ Sau khi thảo luận, ý kiến của các nhóm như sau:
- Nhóm 1: có 4 trường hợp là giảm KG dị hợp và tăng KG đồng hợp đó là (1), (2),
(4), (5).
- Nhóm 2: có 4 trường hợp là giảm KG dị hợp và tăng KG đồng hợp đó là (1), (2),
(3), (5).
- Nhóm 3: có 4 trường hợp là giảm KG dị hợp và tăng KG đồng hợp đó là (1), (3),
(4), (5).
- Nhóm 4: được yêu cầu nhận xét ý kiến của 3 nhóm trên.
+ Nếu em là thành viên nhóm 4, em sẽ nhận xét về ý kiến của 3 nhóm trên như thế
nào? Ý kiến nhóm nào đúng? Nếu không có nhóm nào đúng, em sửa lại như thế nào?
(Dùng để cũng cố về các nhân tố tiến hóa)


2.2.2.3. Thiết kế các BTTH bài loài sinh học và các cơ chế cách li
BTTH 1: Trong một tiết học GV cho HS quan sát 3 hình sau:

Hình 1. Các loài sáo thân thuộc

Hình 2. Các loài Voi thân thuộc

Hình 3. Các loài Mao lương thân thuộc
+ Các nhóm hãy nêu các tiêu chuẩn để phân biệt các loài thân thuộc trên trong mỗi
hình?
+ Sau khi thảo luận nhanh, ý kiến của các nhóm như sau:

- Nhóm 1: cả 3 hình đều dùng tiêu chuẩn quan sát hình thái để phân biệt.
- Nhóm 2: cả 2 hình(H.1 và H.2) đều dùng tiêu chuẩn quan sát hình thái để phân
biệt còn hình 3 dùng tiêu chuẩn di truyền để phân biệt.
- Nhóm 3: cả 2 hình(H.1 và H.3) đều dùng tiêu chuẩn quan sát hình thái để phân
biệt còn hình 2 dùng tiêu chuẩn di truyền để phân biệt.
- Nhóm 4: được yêu cầu nhận xét ý kiến của 3 nhóm trên.
+ Nếu em là thành viên nhóm 4, em sẽ nhận xét về ý kiến của 3 nhóm trên như thế
nào? Ý kiến nhóm nào đúng? Nếu không có nhóm nào đúng, em sửa lại như thế nào?
Và theo em có bao nhiêu tiêu chuẩn để phân biệt hai loài thân thuộc? Có phải tiêu
chuẩn di truyền là quan trọng nhất không?


(Dùng để giảng dạy về bài loài sinh học và các tiêu chuẩn để phân biệt 2 loài thân
thuộc)
BTTH 2: Bạn An và Bạn Ly quan sát 2 hình ảnh sau:

Hình 3: Cách ly trước hợp tử

Hình 4: Cách ly sau hợp tử
Sau khi quan sát hai bạn có nhận xét sau:
- Bạn An: Cách ly trước hợp tử là những trở ngại ngăn cản tình trùng gặp trứng và
có các hình thức cách ly là nơi ở, tập tính, thời gian, cơ học. Còn cách ly sau hợp tử là
những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ.
- Bạn Ly: Cách ly trước hợp tử là những trở ngại ngăn cản tạo ra hợp tử và có các
hình thức cách ly là nơi ở, tập tính, thời gian, cơ học. Còn cách ly sau hợp tử là những trở
ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc tạo ra con lai hữu thụ.
+ Các em hãy nhận xét về ý kiến của 2 bạn trên? Ý kiến bạn nào đúng? Nếu không
có bạn nào đúng, em sửa lại như thế nào? Và theo em sự khác nhau cơ bản giữa cách
ly trước hợp tử và sau hợp tử là gì?
(Dùng để giảng dạy về các cơ chế cách li sinh sản giữa các loài)

2.2.2.4. Thiết kế các tình huống bài qúa trình hình thành loài
- Nêu được thực chất của quá trình hình thành loài và các đặc điểm hình thành
loài mới theo các con đường địa lí, sinh thái, lai xa và đa bội hoá.


BTTH 1:

Hình 1: hình thành loài bằng con đường địa lí ở thực vật và chim sẻ ngô (Parus
major)
Linh và Ngọc cùng quan sát hình 1, sau khi quan sát xong cả hai đưa ra ý kiến:
+ Linh rút ra kết luận: Hình thành loài bằng con đường địa lí là phương thức
thường gặp ở cả động, thực vật trong đó địa lí là nhân tố tạo điều kiện cho sự phân hóa
trong loài. Điều kiện địa lí không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự biến đổi tương
ứng trên cơ thể sinh vật mà là những nhân tố chọn lọc những kiểu gen thích nghi.
+ Ngọc rút ra kết luận: Hình thành loài bằng con đường địa lí là phương thức
thường gặp ở cả động, thực vật trong đó địa lí là nhân tố tạo điều kiện cho sự phân hóa
trong loài. Điều kiện địa lí phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự biến đổi tương ứng
trên cơ thể sinh vật và là nhân tố chọn lọc những kiểu gen thích nghi.
GV đặt câu hỏi: kết luận của Linh và Ngọc ai đúng? Từ kết luận của 2 bạn em hãy
rút ra cơ sở của quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí?
(Dùng để giảng dạy về quá trình hình thành loài bằng cách li địa lí)
BTTH 2: GV yêu cầu các nhóm quan sát 5 hình ảnh sau và trả lời các câu hỏi:
+ Có mấy phương thức hình thành loài mới ở 5 hình trên? Điền phương thức chính
xác cho từng hình?


+ Hình nào loài mới được hình thành mang bộ NST của 1 loài? Hình nào loài mới
mang bộ NST của 2 loài?
+ Hình nào con đường xảy ra phổ biến ở thực vật rất ít gặp ở động vật? Vì sao?


Hình 2

Hình 3

Hình 4

Hình 5

Hình 6
Các nhóm thảo luận và đưa ra câu trả lời:


- Nhóm 1:
+ Có 4 phương thức hình thành loài mới từ 5 hình trên. Hình 2 (Hình thành loài
mới bằng cách li tập tính); Hình 3 (Hình thành loài mới bằng cách li sinh thái); Hình 4
(Hình thành loài mới bằng con đường tự đa bội); Hình 5,6 (Hình thành loài mới bằng con
đường dị đa bội).
+ Hình 2, 3, 4 loài mới hình thành mang bộ NST của 1 loài. Hình 5, 6 loài mới
hình thành mang bộ NST của 2 loài khác nhau.
+ Hình 2, 4, 5, 6 thường gặp phổ biến ở thực vật ít gặp ở động vật. Hình 2 thường
gặp ở động vật ít di chuyển còn hình 4, 5, 6 rất ít gặp ở động vật vì cơ chế cách li sinh sản
giữa 2 loài rất phức tạp, nhất là những nhóm có hệ thần kinh phát triển, gây ra sự rối loạn
về giới tính.
- Nhóm 2: Đồng ý với câu trả lời của nhóm 1.
- Nhóm 3:
+ Có 3 phương thức hình thành loài mới từ 5 hình trên. Hình 2 (Hình thành loài
mới bằng cách li tập tính); Hình 3 (Hình thành loài mới bằng cách li sinh thái); Hình 4 ,
5,6 (Hình thành loài mới bằng con đường dị đa bội).
+ Hình 2, 3, 4 loài mới hình thành mang bộ NST của 1 loài. Hình 5, 6 loài mới
hình thành mang bộ NST của 2 loài khác nhau.

+ Hình 2, 5, 6 thường gặp phổ biến ở thực vật ít gặp ở động vật. Hình 2 thường
gặp ở động vật ít di chuyển còn hình 5, 6 rất ít gặp ở động vật vì cơ chế cách li sinh sản
giữa 2 loài rất phức tạp, nhất là những nhóm có hệ thần kinh phát triển, gây ra sự rối loạn
về giới tính.
- Nhóm 4: Nhận xét câu trả lời của 3 nhóm trên.
Nếu em là thành viên nhóm 4, em sẽ nhận xét về ý kiến của 3 nhóm trên như thế
nào? Ý kiến nhóm nào đúng? Nếu không có nhóm nào đúng, em sửa lại như thế nào?
Em hãy rút ra cơ sở tổng quát quá trình thành loài mới ở các phương thức trên?
(Dùng để giảng dạy về quá trình hình thành loài cùng khu)
BTTH 3: Trong một hồ ở Châu Phi, người ta thấy có hai loài cá giống nhau về
một số đặc điểm hình thái và chỉ khác nhau về màu sắc, một loài màu đỏ và một loài có
màu xám. Mặc dù, cùng sống trong một hồ nhưng chúng không giao phối được với nhau.
Tuy nhiên, khi các nhà khoa học nuôi các cá thể của hai loài này trong một bể cá có chiếu
ánh sáng đơn sắc làm chúng cùng màu thì các cá thể của hai loài lại giao phối với nhau và
sinh con. Thông tin trên thể hiện con đường hình thành loài bằng?
BTTH 4: Một quần thể côn trùng sống trên loài cây M. Do quần thể phát triển
mạnh, một số cá thể phát tán sang loài cây N. Những cá thể nào có sẵn các gen đột biến
giúp chúng khai thác được thức ăn ở loài cây N thì sống sót và sinh sản, hình thành nên
quần thể mới. Hai quần thể này sống trong cùng một khu vực địa lí nhưng ở hai ổ sinh
thái khác nhau. Qua thời gian, các nhân tố tiến hóa tác động làm phân hóa vốn gen của
hai quần thể tới mức làm xuất hiện cách li sinh sản và hình thành nên loài mới. Đây là ví
dụ về hình thành loài mới bằng con phương thức nào?
(Dùng để cũng cố bài quá trình hình thành loài)
BTTH 5: Lan có một thắc mắc muốn tham khảo ý kiến của Dinh và Dung. Đó là
một nhà khoa học quan sát hoạt động của 2 đàn ong ở trên cùng một cây cao và đã đi đến


kết luận chúng thuộc 2 loài khác nhau. Quan sát nào dưới đây giúp nhà khoa học này đi
đến kết luận như vậy?
A. Các con ong của hai đàn có kích thước khác nhau.

B. Chúng làm tổ trên cây ở độ cao và vị trí khác nhau.
C. Các con ong của hai đàn bay giao hoan vào thời điểm khác nhau trong mùa sinh
sản.
D. Các con ong của hai đàn kiếm ăn vào thời điểm khác nhau trong mùa sinh sản.
Nghe xong Dinh nhanh chóng trả lời: phương án C là đúng. Còn Dung cho rằng A
mới là phương án đúng. Theo em nhận định của Dinh hay Dung đúng? Em hãy giải thích
kĩ hơn về nhận định đúng?
(Dùng để cũng cố bài quá trình hình thành loài)
2.3. Chương III: Sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trái đất.
2.3.1. Các kiến thức cơ bản cần đạt
- Trình bày được sự phát sinh sự sống trên Trái Đất : quan niệm hiện đại về các
giai đoạn chính : tiến hoá hoá học, tiến hoá tiền sinh học.
- Phân tích được mối quan hệ giữa điều kiện địa chất, khí hậu và các sinh vật
điển hình qua các đại địa chất : đại tiền Cambri, đại Cổ sinh, đại Trung sinh và đại Tân
sinh. Biết được một số hoá thạch điển hình trung gian giữa các ngành, các lớp chính
trong giới Thực vật và Động vật.
- Giải thích được nguồn gốc động vật của loài người dựa trên các bằng chứng
giải phẫu so sánh, phôi sinh học so sánh, đặc biệt là sự giống nhau giữa người và vượn
người.
- Trình bày được các giai đoạn chính trong quá trình phát sinh loài người, trong
đó phản ánh được điểm đặc trưng của mỗi giai đoạn : các dạng vượn người hoá thạch,
người tối cổ, người cổ, người hiện đại.
2.3.2. Kĩ năng
- Sưu tầm tư liệu về sự phát sinh của sinh vật qua các đại địa chất.
- Sưu tầm tư liệu về sự phát sinh loài người.
-Thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến, hợp tác trong quá trình làm việc nhóm.
- Xem phim về sự phát triển sinh vật hay quá trình phát sinh loài người.
- Phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa.
- Làm các bài tập trắc nghiệm.
2.3.3. Xây dựng các bài tập tình huống

2.3.3.1. Thiết kế các BTTH bài nguồn gốc sự sống và sự phát triển của sinh
vật qua các đại địa chất.
BTTH 1: Trong tiết học. GV đưa ra trình tự sự phát sinh sự sống trên Trái
I. Hình thành các phân tử prôtêin, axit nuclêic, lipit.
II. Có khả năng phân đôi, trao đổi chất với môi trường, duy trì cấu trúc tương đối
ổn định.
III. Xuất hiện cơ thể đơn bào.
IV. Hình thành một số lipôxôm, côaxecva.
V. Tổng hợp các phân tử hữu cơ như axit amin, nuclêôtit.
GV hỏi cả lớp: trình tự đúng về sự phát sinh sự sống trên trái đất là?


- Huy nhanh chóng có câu trả lời: V, I, IV, II và III.
- Sơn cho rằng phải là trình tự: V, I, III, II và IV.
- Mẫn ý kiến của 2 bạn sai rồi, phải là V, I, II, III và IV.
Theo em ý kiến nào đúng? Từ đó em hãy trả lời lịch sử phát sinh sự sống diễn ra
qua những giai đoạn nào? Đặc điểm nổi bật của từng giai đoạn?
(Dùng để giảng dạy lịch sử phát triển của sự sống)
BTTH 2: Bạn Chiêu có một cậu em trai lớp 4. Cậu em trai này rất giỏi và hay hỏi
Chiêu. Một hôm chiêu đang học ôn sinh để kiểm tra học kì. Cậu em trai mới nhìn thấy
câu hỏi sau: Trong các bằng chứng sau đây những bằng chứng nào được xem là bằng
chứng tiến hóa trực tiếp?
(1) Trong hoa đực của cây đu đủ có 10 nhị, ở giữa vẫn còn di tích của nhụy.
(2) Xác Voi Mamut được tìm thấy trong các lớp băng.
(3) Chi trước của Mèo và cánh Dơi có các xương phân bố theo thứ tự tương tự
nhau. (4) Xác sâu bọ sống trong các thời đại trước còn để lại trong nhựa hổ phách.
(5) Gai xương rồng và tua cuốn của đậu Hà Lan đều là biến dạng của lá.
(6) Những đốt xương sống của khủng long được tìm thấy trong các lớp đất đá.
Câu em quay sang hỏi anh trai. Thế nào là bằng chứng tiến hóa ạ? Bằng chứng
tiến hóa trực tiếp là gì ạ? Và trong 6 bằng chứng này thì đâu là bằng chứng tiến hóa trực

tiếp ạ? Bạn Chiêu rất lúng túng không biết trả lời như thế nào? Các em hãy giúp bạn
Chiêu giải đáp thắc mắc cho câu em trai?
(Dùng để cũng cố các bằng chứng tiến hóa trực tiếp)
BTTH 3: Anh đố Minh và Lan câu hỏi: dựa vào những biến đổi về địa chất, khí
hậu, sinh vật. Người ta chia lịch sử trái đất thành các đại theo thời gian từ trước đến nay
như thế nào?
+ Minh nhanh nhảu trả lời: đại thái cổ, đại cổ sinh, đại trung sinh đại nguyên sinh,
đại tân sinh.
+ Lan bảo Minh nhầm rồi phải là đại thái cổ, đại nguyên sinh, đại cổ sinh, đại
trung sinh, đại tân sinh.
Theo các em ý kiến của Minh đúng hay Lan đúng? Hãy nêu đặc điểm điển hình
ở mỗi đại?
(Dùng để cũng cố lịch sử phát triển của Trái Đất)
BTTH 4: Có ý kiến cho rằng (việc nghiên cứu hóa thạch chứa trong các lớp đất
đá giúp con người biết được : lịch sử xuất hiện của sinh vật, giai đoạn hưng thịnh hay
diệt vong của mỗi dạng sinh vật và biết được lịch sử phát triển của sinh vật). Theo em
nhận định đó của bạn có đúng không? Và trả lời: hóa thạch là gì? Có những dạng hóa
thạch nào? Vai trò của hóa thạch là gì?
(Dùng để giảng dạy về hóa thạch và vai trò của hóa thạch trong nghiên cứu lịch
sử Trái Đất)
2.3.3.2. Thiết kế các BTTH bài sự phát sinh loài người.
BTTH 1: có ý kiến cho rằng: sự phát sinh loài người chịu tác động của 2 nhân tố
là nhân tố sinh học kết hợp với nhân tố văn hóa.
Theo em ý kiến đó có đúng không? Giải thích vai trò của nhân tố sinh học và nhân
tố văn hóa trong quá trình phát sinh loài người?
(Dùng để giảng dạy hay cũng cố sự phát sinh loài người)


BTTH 2: Có ý kiến cho rằng: những đặc điểm khác nhau giữa vượn người và
người chứng tỏ người và vượn người là hai nhánh phát sinh của một gốc chung nhưng

tiến hóa theo hai hướng khác nhau.
Theo em ý kiến đó có đúng không? Em hãy trình bày trình tự phát sinh loài người
từ loài vượn người cổ?
(Dùng để giảng dạy về trình tự phát sinh loài người)
BTTH 3: Phương có một câu hỏi muốn tham khảo ý kiến của Hạnh và Nguyên.
Câu hỏi như sau: cho những điểm sau:
I. Tầm vóc, dáng đứng.
II. Kích thước và hình dạng tinh trùng.
III. Số NST trong bộ lưỡng bội.
IV. Khả năng tư duy.
V. Độ lớn của xương sườn, xương ức và xương chậu.
VI. Sự phân thùy, rãnh ở bán cầu não.
VII. Nhóm máu và công thức răng.
Giữa người và vượn người có bao nhiêu điểm khác nhau cơ bản? Đó là những điểm
nào?
+ Hạnh suy nghĩ 2 phút và trả lời : có 4 đặc điểm đó là III, IV, V và VI.
+ Nguyên không đồng tình, chỉ có 3 đặc điểm thôi, đó là III, IV và V.
- Phương nghe xong rất hoang mang không biết ý kiến ai đúng? Nếu là em, em sẽ
giúp Phương như thế nào? Từ đó em hãy nêu những đặc điểm khác nhau cơ bản giữa
người và vượn người?
(Dùng để giảng dạy về các đặc điểm khác nhau giữa người với vượn người)
BTTH 4: Khi dạy về các nhân tố chi phối quá trình phát sinh loài người, cô giáo
nhận thấy trong lớp có 3 nhóm ý kiến khác nhau ở học sinh:
+ Nhóm 1: Cho rằng nhân tố sinh học có vai trò quyết định chi phối quá trình phát
sinh loài người vì đã tích lũy được những biến dị quan trọng trên cơ thể người vượn và
người cổ, là cơ sở dẫn đến người ngày nay.
+ Nhóm 2: Cho rằng nhân tố xã hội có vai trò quyết định chi phối quá trình phát
sinh loài người vì nếu như không có nhân tố văn hóa xã hội thì dù có được cấu tạo điển
hình cho người thì cũng không trở thành người thực sự.
+ Nhóm 3: Cho rằng mỗi nhân tố chỉ có vai trò chủ đạo trong từng giai đoạn của

quá trình phát sinh loài người, không thể so sánh 2 nhân tố này.
Ở mỗi nhóm, cô giáo đều nhận được nhiều ý kiến để bảo vệ quan điểm của nhóm
mình. Nếu được tham gia thảo luận trên lớp thì em sẽ có ý kiến như thế nào?
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Sau khi thiết kế các BTTH tôi đã tiến hành thực nghiêm và thu được kết quả khá cao đó
là:
1. Mục đích thực nghiệm
Đánh giá hiệu quả và xác định tính khả thi của việc sử dụng bài tập tình huống để
nâng cao hứng thú và rèn luyện các kỹ năng cho học sinh trong dạy học Sinh học nói
chung và Tiến hóa - sinh học 12 cơ bản nói riêng.
2. Nội dung thực nghiệm (PHỤ LỤC 2, 3)
- Trường thực nghiệm: Trường THPT Sông Ray
- Lớp thực nghiệm: Tôi chọn 2 lớp 12C 5 và 12C14 có sĩ số lần lượt là 35, 38 học
sinh, trình độ và chất lượng học tập tương đương nhau.
- Tiến hành dạy mỗi lớp 2 bài trong 2 tiết:


- Sau mỗi bài dạy, tôi kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh ở các lớp TN và ĐC
với cùng một đề và cùng thời gian(đề 15 phút).
3. Kết quả thực nghiệm
3.1. Kết quả phân tích bài kiểm tra thứ nhất
Tổng
số
HS

TN
Điểm
≥8(%
)
26,3


38

Điểm
8>6,5(%
)
52,63

Điểm
6,5>5(%
)
21,07

Tổng
số
HS
Điểm
<5(%
)
0

35

ĐC
Điểm
≥8(%
)
14,28

Điểm

8>6,5(%
)
42,86

Điểm
6,5>5(%
)
34,26

Điểm
<5(%
)
8,6

Thống kê số lượng sau lần kiểm tra thứ nhất tôi thu được kết quả: Lớp ĐC mức độ
HS đạt điểm trên 5 là 100% còn lớp đối chứng đạt 91,14%. Số lượng HS đạt điểm khá –
giỏi cũng rất cao(78,93%) còn lớp đối chứng là 57,14%. Thông qua bài kiểm tra trắc
nghiệm, tôi thấy HS cũng đạt được rất nhiều kĩ năng: làm bài trắc nghệm, phân tích, so
sánh, tổng hợp, quan sát,...

3.2. Kết quả phân tích bài kiểm tra thứ hai
Tổng
số
HS

TN
Điểm
≥8(%
)
23,68


38

Tổng
số
HS

Điểm
8>6,5(%
)
52,63

Điểm
6,5>5(%
)
23,69

Điểm
<5(%
)
0

35

ĐC
Điểm
≥8(%
)
11,43


Điểm
8>6,5(%
)
37,14

Điểm
6,5>5(%
)
40

Điểm
<5(%
)
11,43

Thống kê số lượng sau lần kiểm tra thứ hai tôi thu được kết quả: Lớp ĐC mức độ
HS đạt điểm trên 5 là 100% còn lớp đối chứng đạt 88,57%. Số lượng HS đạt điểm khá –
giỏi cũng rất cao(76,31%) còn lớp đối chứng là 48,57%. So với bài kiểm tra trắc nghiệm
trước thì bài thứ 2 thấp hơn do kiến thức của bài 2 rất khó. Và thông qua bài kiểm tra
trắc nghiệm, tôi thấy HS cũng đạt được rất nhiều kĩ năng: làm bài trắc nghệm, phân tích,
so sánh, tổng hợp, quan sát,...
3.3. Kết quả bài kiểm tra thi HK 2 của Sở
Tổng
số
HS
38

Tổng
số
HS


TN(C. Hồng)
Điểm
≥8(%
)
18,42

Điểm
8>6,5(%
)
47,36

Điểm
6,5>5(%
)
28,69

Điểm
<5(%
)
5,26

35

ĐC(C. Hằng)
Điểm
≥8(%
)
11,43


Điểm
8>6,5(%
)
37,14

Điểm
6,5>5(%
)
40

Điểm
<5(%
)
14,28

Thống kê số lượng bài kiểm tra học kì II đề của Sở lớp tôi dạy cũng đạt thành tích
khá cao so với GV trong khi dạy không sử dụng bài tập tình huống, ở lớp tôi thu được kết
quả: Lớp ĐC mức độ HS đạt điểm trên 5 là 94,47% còn lớp đối chứng đạt 85,72%. Số


lượng HS đạt điểm khá – giỏi cũng rất cao(71,31%) còn lớp đối chứng là 48,57%. Theo
đánh giá lớp tôi dạy là lớp yếu nhất trong các lớp thuộc tổ hợp KHTN.
3.4. Kết quả sử dụng BTTH trong công tác bồi dưỡng HSG
Trong quá trình bồi dưỡng tôi thường xuyên cho HS làm các BTTH, HS rất tích
cực và rèn luyện được rất nhiều kĩ năng như: tự tin khi trình bày ý kiến của bản thân, hợp
tác trong làm việc nhóm, kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp để đưa ra kết luận chính
xác nhất và kĩ năng giải nhanh các bài tập trắc nghiệm.
Và kết quả đạt được qua đợt bồi dưỡng HSG lớp 12 (năm học 2016 – 2017) thu
được khá cao (8 em trong đội tuyển đều đạt giải: 4 nhì, 2 ba, 2 khuyến khích). Có em đạt
được 16,5 điểm.

3.5. Nhận xét chung
Thông qua việc lên lớp, dự giờ, trao đổi với giáo viên bộ môn và học sinh, qua
việc phân tích chất lượng lĩnh hội của học sinh ở những bài kiểm tra, tôi nhận thấy việc
sử dụng các bài tập tình huống trong dạy học đã có tác dụng tích cực hoá hoạt động nhận
thức của học sinh trong học tập bộ môn hơn những tiết dạy bình thường. Cụ thể:
- Ở các lớp TN, học sinh tham gia xây dựng bài nhiều hơn so với các lớp ĐC.
Không khí lớp học sôi nổi trước các bài tập tình huống nêu ra. Học sinh được lôi cuốn
vào nội dung bài học, các em không còn thụ động mà chủ động thực hiện các hoạt động
do giáo viên đưa ra.
- Các bài tập tình huống đã kích thích được tính tích cực suy nghĩ, tìm tòi, sáng
tạo, khả năng phân tích so sánh tổng hợp của học sinh.
- Trong quá trình thực hiện các hoạt động: làm việc với phiếu học tâp và các
phương tiện hoạt động như tranh vẽ, sơ đồ, bảng biểu... các em rèn luyện được một số kĩ
năng như: tự tin trình bày quan điểm của cá nhân, hợp tác trong làm việc nhóm, quan sát
tranh vẽ phát hiện kiến thức, sưu tầm các kiến thức liên quan, làm các bài tập trắc
nghiệm…
Như vậy, việc sử dụng bài tập tình huống để trong dạy- học Sinh học bước đầu đã
đem lại hiệu quả. Vậy có thể khẳng định rằng đây là một hướng tốt, có tính khả thi. Vì
vậy, nếu chúng ta xây dựng hệ thống bài tập tình huống phù hợp kết hợp với phương
pháp sử dụng bài tập tình huống khéo léo, linh hoạt thì phương pháp này sẽ đem lại hiệu
quả cao trong dạy học, góp phần nâng cao chất lượng học tập bộ môn Sinh học.
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
1. Đề xuất
Thực hiện mục đích đề tài, đối chiếu với các nhiệm vụ đặt ra, tôi đã thu được
những kết quả sau:
1. Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận của việc sử dụng bài tập tình huống để rèn
luyện cho học sinh nhiều kỹ năng trong dạy học và tạo hứng thú cho học sinh bậc THPT.
Cụ thể là:
- Xác định khái niệm, ưu - nhược điểm của việc sử dụng bài tập tình huống vào
quá trình dạy học.

- Xây dựng quy trình thiết kế và sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện các kỹ
năng cho học sinh trong dạy học Sinh học.
3. Trên cơ sở phân tích cấu trúc, nội dung chương trình Tiến hóa – Sinh học 12 cơ
bản, bậc THPT, tôi đã thiết kế được 30 bài tập tình huống để sử dụng cho dạy học phần
Tiến hóa – Sinh học 12 cơ bản.


×