BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM
PHẠM HUYỀN TRANG
NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Thành phố Hồ Chí Minh, 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM
PHẠM HUYỀN TRANG
NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: KẾ TOÁN
Mã số: 60340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS.HUỲNH LỢI
Thành phố Hồ Chí Minh, 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Những nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu
của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các Kho bạc nhà nước trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong đề tài này
được thu thập và sử dụng một cách trung thực. Kết quả nghiên cứu được trình bày
trong luận văn này không sao chép của bất cứ luận văn nào và cũng chưa được trình
bày hay công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu nào khác trước đây.
TP.HCM, tháng 04-2017
Tác giả luận văn
Phạm Huyền Trang
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài: ......................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu: ............................................................................................2
3. Câu hỏi nghiên cứu:..............................................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: .......................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu: .....................................................................................3
6. Những đóng góp của nghiên cứu: ..........................................................................4
7. Kết cấu dự kiến .......................................................................................................5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .........................................................6
1.1. Tổng quan nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài......................................6
1.1.1. Các nghiên cứu công bố ngoài nước ..........................................................6
1.1.1.1.Các bài nghiên cứu về hệ thống KSNB ................................................7
1.1.1.2 Các bài nghiên cứu về hệ thống KSNB trong khu vực công ................8
1.1.2 Các nghiên cứu công bố trong nước..........................................................11
1.1.2.1 Các nghiên cứu về hệ thống KSNB trong lĩnh vực kiểm toán............12
1.1.2.2 Các nghiên cứu về hệ thống KSNB trong lĩnh vực doanh nghiệp ......12
1.1.2.3 Các nghiên cứu về hệ thống KSNB khu vực công .............................13
1.2. Khe hổng nghiên cứu: .....................................................................................14
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ .......17
2.1. Quá trình phát triển của Kiểm soát nội bộ: .....................................................17
2.1.1. Khái niệm về kiểm soát: ...........................................................................17
2.1.2. Khái niệm về kiểm soát nội bộ: ................................................................18
2.1.3 Lịch sử phát triển kiểm soát nội bộ: ..........................................................20
2.1.4. Lịch sử ra đời và phát triển của KSNB trong khu vực công: ...................22
2.2 Sự khác biệt giữa INTOSAI 1992 và INTOSAI 2004 ....................................23
2.3 Các yếu tố cấu thành của hệ thống KSNB: .....................................................24
2.3.1. Môi trường kiểm soát ...............................................................................24
2.3.2. Đánh giá rủi ro ..........................................................................................26
2.3.3. Hoat động kiểm soát .................................................................................27
2.3.4. Thông tin và truyền thông ........................................................................28
2.3.5 Giám sát .....................................................................................................29
2.4 Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB: ................................................................29
2.5. Vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu .............................................31
2.6. Tổng quan về KSNB tại KBNN của các quốc gia trên thế giới và bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam: ...........................................................................................32
2.6.1. Tổng quan về KSNB tại KBNN của các quốc gia trên thế giới: ..............32
2.6.2. Bài học kinh nghiệm cho hệ thống KSNB của KBNN Việt Nam ...........34
2.7. Ưu, nhược điểm của KSNB tại KBNN Việt Nam ..........................................35
2.7.1. Ưu điểm ....................................................................................................36
2.7.2 Nhược điểm ...............................................................................................36
2.8 Các lý thuyết nền liên quan đến hệ thống KSNB: ...........................................37
2.8.1 Lý thuyết đại diện: .....................................................................................37
2.8.2 Lý thuyết hành vi tổ chức ..........................................................................38
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................40
3.1. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................40
3.1.1. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................40
3.1.2. Nguồn dữ liệu, phương pháp thu nhập và phân tích nghiên cứu .............42
3.1.2.1 Nghiên cứu định tính ..........................................................................42
3.1.2.2 Nghiên cứu định lượng .......................................................................46
3.2. Xây dựng mô hình và giả thuyết nghiên cứu ..................................................47
3.2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất: ...................................................................47
3.2.2 Giả thuyết nghiên cứu ...............................................................................48
3.3 Xây dựng thang đo và thiết kế bảng câu hỏi ...................................................49
3.4. Thực hiện nghiên cứu định lượng ...................................................................53
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI KHO
BẠC NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
KHẢO SÁT ..............................................................................................................55
4.1. Giới thiệu về Kho bạc nhà nước TP.HCM .....................................................55
4.1.1. Cơ sở pháp lý ............................................................................................55
4.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống kho bạc nhà nước .........55
4.1.3. Vị trí và chức năng ...................................................................................57
4.1.4. Nhiệm vụ và quyền hạn ............................................................................57
4.1.5. Cơ cấu tổ chức ..........................................................................................58
4.2. Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại các đơn vị kho bạc trên địa bàn
TP.Hồ Chí Minh ....................................................................................................58
4.2.1. Về môi trường kiểm soát ..........................................................................59
4.2.2. Về đánh giá rủi ro .....................................................................................61
4.2.3. Về hoạt động kiểm soát ............................................................................62
4.2.4. Về hoạt động thông tin truyền thông ........................................................64
4.2.5. Về hoạt động giám sát ..............................................................................65
4.3. Kết quả nghiên cứu định lượng và bàn luận ...................................................66
4.3.1. Mẫu nghiên cứu ........................................................................................66
4.3.2. Kết quả đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống
KSNB tại KBNN trên địa bàn TP HCM ............................................................67
4.3.2.1. Đánh giá sơ bộ thang đo thiết kế nghiên cứu:....................................67
4.3.2.2. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha: .................67
4.3.2.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ảnh hưởng đến hoạt động kiểm
soát nội bộ tại kho bạc Tp. Hồ Chí Minh ........................................................69
4.3.3. Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu ..........................................74
4.3.3.1.Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình ..............................................74
4.3.3.2. Sự phù hợp của mô hình hồi quy .......................................................75
4.3.3.3. Kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính đa biến .................................76
4.3.4. Dò tìm sự vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính .........79
4.3.4.1 Giả định liên hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập
cũng như hiện tượng phương sai thay đổi.......................................................79
4.3.4.2 Giả định về phân phối chuẩn của phần dư ..........................................79
4.3.4.3. Giả định không có mối tương quan giữa các biến độc lập (đo lường
đa cộng tuyến) .................................................................................................79
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ VỀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
TÍNH HỮU HIỆU HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC KHO BẠC
TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM .....................................................................................81
5.1Các giải pháp hoàn thiện...................................................................................81
5.1.1. Hoàn thiện nhân tố thông tin và truyền thông ..........................................81
5.1.2. Hoàn thiện nhân tố giám sát .....................................................................82
5.1.3. Giải pháp hoàn thiện về đánh giá rủi ro ...................................................84
5.1.4. Giải pháp hoàn thiện về môi trường kiểm soát ........................................85
5.1.5. Giải pháp hoàn thiện về kiểm soát ...........................................................87
5.2.Kết luận chung .................................................................................................87
5.3 .Giới hạn nghiên cứu và hướng nghiên cứu trong tương lai............................88
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3
PHỤ LỤC 4
DANH MỤC VIẾT TẮT
Ý nghĩa
Từ viết tắt
AICPA:
American Institule of Certificated Public Accountant
(Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ)
BTC
Bộ Tài Chính
CoBIT:
Control Objectives for Information and Related Technology
(Các mục tiêu kiểm soát trong công nghệ thông tin và các lĩnh vực
có liên quan)
COSO:
Committee of Sponsoring Organizations
ISACA:
Information Systems Audit and Control Association
(Hiệp hội về kiểm soát và kiểm toán hệ thống thông tin)
IFAC:
International Federation of Accountant
(Liên Đoàn Kế toán Quốc tế)
KBNN:
Kho bạc nhà nước
KSNB:
Kiểm soát nội bộ
NSNN:
Ngân sách nhà nước
TABMIS:
Treasury And Budget Management Information System
(Hệ thống Thông tin Quản lý Ngân Sách và Kho bạc)
TCS:
Tax Collection System
(Hệ thống thu ngân sách nhà nước)
TP HCM:
Thành phố Hồ Chí Minh
TTSP
Thanh toán song phương
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Đo lường các biến của các nghiên cứu trước .......................................... 10
Bảng 2.1.Các định nghĩa về kiểm soát ..................................................................... 18
Bảng 3.1.Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các
KBNN trên địa bàn TP HCM ................................................................................... 44
Bảng 3.2.Kết quả thống kê ý kiến về tiêu chí đo lường tính hữu hiệu của hệ thống
KSNB tại các KBNN trên địa bàn TP HCM ............................................................ 45
Bảng 3.3.Tình hình thu thập dữ liệu nghiên cứu định lượng ................................... 54
Bảng 4.1.Thống kê mẫu khảo sát định lượng .......................................................... 66
Bảng 4.2.Thống kê ý kiến khảo sát của các thang đo trong nghiên cứu .................. 67
Bảng 4.3.Tổng hợp đánh giá các thang đo nghiên cứu ............................................ 68
Bảng 4.4Hệ số KMO và kiểm định Barlett các thành phần lần thứ nhất ................. 70
Bảng 4.5.Bảng phương sai trích lần thứ nhất .......................................................... 71
Bảng 4.6.Hệ số KMO và kiểm định Barlett các thành phần lần thứ năm ............... 72
Bảng 4.7.Bảng phương sai trích lần thứ năm .......................................................... 73
Bảng 4.8.Bảng đánh giá mức độ phù hợp của mô hình ........................................... 75
Bảng 4.9.Bảng ANOVA .......................................................................................... 76
Bảng 4.10.Trọng số hồi quy ..................................................................................... 77
Bảng 5.1.Bảng sắp xếp thứ tự quan trọng theo hệ số Beta của các nhân tố ............ 81
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1.Quy trình Đánh giá rủi ro .......................................................................... 26
Hình 3.1.Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 41
Hình 3.2 Mô hình lý thuyết về đánh giá HTKSNB ................................................. 48
Hình 4.1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức kho bạc nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh. .......... 58
Hình 4.2.Kết quả phân tích hồi quy ......................................................................... 78
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong những năm gần đây với chính sách đổi mới đúng đắn của Đảng và
Nhà nước, nền kinh tế của nước ta đã chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung
sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa và đặc biệt là nước ta đã trở thành thành viên của tổ chức thương mại
thế giới (WTO) với mong muốn học hỏi, hợp tác với tất cả các quốc gia trên thế
giới. Để có những cơ chế, chính sách, những quyết định phù hợp với quy luật thị
trường, hệ thống KSNB đã trở thành một công cụ đắc lực và thật sự cần thiết đối
với hoạt động tài chính Nhà nước. Trong thời gian vừa qua việc thực hiện thu, chi
ngân sách của Chính phủ đã và đang đạt được những kết quả khả quan. Mặc dù đạt
được như vậy nhưng trong lĩnh vực đó cũng đặt ra nhiều vấn đề cần phải quan tâm
như việc thu NSNN hiện nay vẫn còn thất thu ở một số khâu, ở một số lĩnh vực và
chi NSNN cũng còn nhiều vấn đề bất cập như một số khoản chi còn lãng phí, thất
thoát tiền của Nhà nước. Nguyên nhân của những hiện tượng này có thể là do phần
lớn việc quản lý ngân sách còn nhiều hạn chế, việc áp dụng các quy trình nghiệp
vụ chưa đúng theo quy định, vai trò kiểm soát quỹ NSNN của KBNN chưa được
coi trọng đúng mức, năng lực của một số cán bộ chưa đáp ứng được nhu cầu ngày
càng phát triển của đất nước. Việc thanh tra kiểm soát chưa được quan tâm, chưa
được chú trọng. Vì vậy việc hoàn thiện hệ thống KSNB có vai trò quan trọng trong
việc nâng cao chất lượng công tác quản lý, là phương pháp và chính sách được thiết
kế để ngăn chặn và phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra, giảm thiểu những sai
sót, khuyến khích hiệu quả hoạt động và nhằm đạt được sự tuân thủ các chính sách
và quy trình được thiết lập. Với những sự cần thiết trên nên việc tăng cường kiểm
soát nội bộ trong quản lý NSNN được xem như một sự cần thiết tất yếu.
Để đáp ứng ngày một tốt hơn trước yêu cầu đổi mới, KBNN đang không
ngừng củng cố, hoàn thiện tổ chức bộ máy, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng
ngày càng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ chính trị được giao. Quá trình xây dựng, củng
2
cố và phát triển tổ chức bộ máy của KBNN gắn liền với việc phát triển, hoàn thiện
chức năng, nhiệm vụ chuyên môn. Năm 2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định số Quyết định số 26/2015/QĐ-TTg về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức
bộ máy của KBNN đã tạo dựng nền tảng cơ sở pháp lý cho hệ thống KBNN nâng
cao vị thế, vai trò trong hoạt động của ngành tài chính.
Từ những vấn đề trên đòi hỏi KBNN nói chung và KBNN TPHCM nói riêng
phải có một hệ thống KSNB hữu hiệu. Việc hoàn thiện một hệ thống KSNB chính
là xác lập một cơ chế giám sát mà ở đó không quản lý bằng lòng tin mà phải bằng
những quy định rõ ràng nhằm giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của
đơn vị. Mặc dù có rất nhiều nghiên cứu về hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp,
công ty, tuy nhiên trong phạm vi KBNN thì có rất ít nghiên cứu về vấn đề này.
Với những lý do nêu trên, người viết chọn đề tài nghiên cứu cho luận
văn thạc sỹ của mình là “Những nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của
hệ thống kiểm soát nội bộ tại Kho bạc Nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh”.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu tổng quát: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ
thống KSNB tại KBNN trên địa bàn TP.HCM.
Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hoá các cơ sở lý luận liên quan đến những nội dung về hệ thống
KSNB.
- Phân tích làm rõ hệ thống KSNB và đánh giá thực trạng hệ thống KSNB tại
Kho bạc Nhà nước trên địa bàn TP.HCM.
- Xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu
của hệ thống KSNB tại KBNN trên địa bàn TP HCM.
- Xây dựng giải pháp cụ thể và các kiến nghị để nâng cao tính hữu hiệu của hệ
thống KSNB tại Kho bạc Nhà nước trên địa bàn TP.HCM.
3
3. Câu hỏi nghiên cứu:
Các nhân tố nào ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại KBNN
trên địa bàn TP HCM?
Các nhân tố có mức độ ảnh hưởng như thế nào đến tính hữu hiệu của hệ thống
kiểm soát nội bộ tại KBNN trên địa bàn TP.HCM?
Có những giải pháp kiến nghị nào nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ
thống KSNB tại KBNN trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu:
-
Nghiên cứu tổng quan về hệ thống KSNB theo INTOSAI .
-
Luận văn này tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động của hệ thống
KSNB tại KBNN trên địa bàn TP.HCM. Trong đó, chủ yếu tập trung vào
khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại
KBNN trên địa bàn TP.HCM.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Khảo sát của đề tài được thực hiện tại KBNN trên địa bàn
TP.HCM.
- Về thời gian: Khoảng thời gian để thực hiện việc lấy số liệu là giai đoạn từ
tháng 7 năm 2016 đến tháng 9 năm 2016.
5. Phương pháp nghiên cứu:
-
Dữ liệu nghiên cứu :
+ Dữ liệu sơ cấp: các bảng khảo sát thu thập từ các chuyên gia
+ Dữ liệu thứ cấp: Các Thông tư, quy định, công văn, báo cáo, các kế hoạch
của Bộ Tài Chính,
-
Phương pháp nghiên cứu chung: kết hợp phương pháp định tính và định
lượng.
-
Phương pháp nghiên cứu cụ thể :
Chương 1: Sưu tầm, phân tích, tổng hợp các công trình nghiên cứu có liên
quan để đúc kết những kết quả nghiên cứu, những vấn đề chưa nghiên cứu và
4
từ đó xây dựng những vấn đề kế thừa, những vấn đề nghiên cứu riêng của tác
giả về những nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại
KBNN TP HCM.
Chương 2: Sưu tầm, phân tích, chọn lọc những cơ sở luận liên quan đến các
nhân tố ảnh hưởng và mô hình chung để đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến
tính hữu hiệu của hệ thống kKSNB tại Kho bạc trên địa bàn TP HCM.
Chương 3: Xác lập mô hình và phương pháp tiến hành thu thập thông tin,
phương pháp tính toán để định hóa các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu
của hệ thống KSNB tại KBNN TP HCM .
Chương 4: Tổng hợp, phân tích các kết quả nghiên cứu và các kiểm định về
các biến nghiên cứu theo kết quả đối chiếu với thực tế.
Chương 5: Phân tích, tổng hợp, suy luận các giải pháp nâng cao tính hữu
hiệu của hệ thống KSNB tại KBNN trên địa bàn TP HCM. Đồng thời, đưa ra
các hạn chế của bài nghiên cứu và hướng nghiên cứu trong tương lai.
6. Những đóng góp của nghiên cứu:
Về mặt lý thuyết:
Đề tài hệ thống hoá các vấn đề liên quan đến hệ thống kiểm soát nội bộ theo
INTOSAI, xác định và phân tích các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB tại KBNN
trên địa bàn TP HCM
Về mặt phương pháp luận
Luận văn thực hiện trên cơ sở phương pháp nghiên cứu lý luận như khái quát
hóa, thu thập, tổng hợp và phân tích để đưa ra các nhận định đánh giá cụ thể về
những giải pháp đề ra. Luận văn có sự kết hợp giữa lý luận thực tiễn dựa trên những
quy luật phát triển khách quan của kinh tế xã hội, các quan điểm và chính sách của
nhà nước về hệ thống KSNB.
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê khảo sát kết hợp một số kỹ thuật thống
kê phân tích định lượng để phân tích các nhân tố cơ bản trong việc đánh giá hệ
thống KSNB và làm cơ sở cho các kết luận.
Vê mặt thực tiễn
5
• Nghiên cứu này làm nổi bật đặc điểm và rủi ro trọng yếu trong lĩnh vực kho
bạc tại TP HCM.
• Từ kết quả khảo sát, đề tài mang đến cho người đọc cái nhìn khái quát về
thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại KBNN trên địa bàn TP.HCM, đánh
giá mức độ hiệu quả hệ thông kiểm soát nội bộ hiện hành; đặc biệt trong việc
kiểm soát nhằm giảm thiểu rủi ro trọng yếu trong việc quản lý thu chi NSNN
tại KBNN.
• Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, khảo sát và đánh giá, luận văn đề xuất
những phương pháp, giải pháp thiết thực nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát
nội tại KBNN TP HCM với trọng tâm hướng đến kiểm soát các rủi ro trọng
yếu ảnh hưởng đến việc hoàn thành mục tiêu của đơn vị
7. Kết cấu dự kiến
Ngoài phần mở đầu, kết thúc, luận văn bao gồm 5 chương.
* Chương 1: Tổng quan nghiên cứu.
* Chương 2: Cơ sở lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ
* Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
* Chương 4: Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại KBNN trên địa bàn TP HCM
và Phân tích kết quả nghiên cứu.
* Chương 5: Kết luận và kiến nghị về giải pháp nâng cao tính hữu hiệu hệ thống
kiểm soát nội bộ tại KBNN trên địa bàn TP HCM.
6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Chương này cung cấp một bức tranh tổng quan về quá trình nghiên cứu liên
quan đến nội dung kiểm soát nội bộ. Tính tổng quát của chương thể hiện thông qua
việc khái quát hóa những nghiên cứu trong và ngoài nước về một số nội dung khác
nhau liên quan đến hướng nghiên cứu trong bài luận văn, từ đó, xác định khe hổng
nghiên cứu và thấy được tính cấp thiết của đề tài.
1.1. Tổng quan nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài
1.1.1. Các nghiên cứu công bố ngoài nước
Với sự thành lâp của Ủy ban COSO, năm 1992, COSO đã cho ra đời báo cáo
đầu tiên về hệ thống KSNB; bao gồm 05 thành phần: môi trường kiểm soát, đánh
giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, và giám sát. Đặc
điểm nổi bật của báo cáo COSO là một tầm nhìn rộng và mang tính quản trị, trong
đó kiểm soát nội bộ không còn chỉ là một vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính mà
được mở rộng ra cho nhiều lĩnh vực hoạt động. Việc thành lập hê thống KSNB trở
thành vấn đề quan tâm hàng đầu của nhiều tổ chức, không chỉ trong khu vực tư mà
cả trong khu vực công.
Từ khi ra đời, báo cáo COSO được thực hiện trong các công ty và có rất
nhiều bài nghiên cứu liên quan đến việc sự hữu hiệu của hệ thống KSNB tại khu
vực doanh nghiệp, ngân hàng…. Theo Hevesi G. (2005), chính phủ cũng như khu
vực công cũng nên tập trung vào việc quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ vì hệ thống
KSNB giúp cho tổ chức kiểm soát nguồn ngân sách, đánh giá giá trị của các công
trình mà chính phủ thực hiện. Do đó, cùng với sự ra đời của COSO 1992 đối với
khu vực tư, IFAC ban hành báo cáo INTOSAI hướng dẫn về KSNB trong khu vực
công năm 1992 và bản cập nhật năm 2001 đã có sự tích hợp với khái niệm trong
báo cáo COSO, được công bố và năm 2004.
Bên cạnh các nghiên cứu về hệ thống KSNB trong khu vực tư, việc nghiên
cứu hệ thống KSNB trong khu vực công cũng là đề tài được các nhà nghiên cứu
quan tâm. Trong khi đề cập đến các nghiên cứu quốc tế, luận án đã tiến hành tìm
7
hiểu các công trình nghiên cứu trên các tạp chí, các báo cáo của tổ chức nghề
nghiệp…và mỗi tác phẩm đều hướng đến việc tìm hiểu về vai trò và các nhân tố ảnh
hưởng đến hệ thống KSNB để đưa ra giải pháp hoàn thiện trong việc quản lý rủi ro.
1.1.1.1.Các bài nghiên cứu về hệ thống KSNB
Trong lĩnh vực ngân hàng, tác giả Sulatna và Haque (2011) tiến hành
nghiên cứu sự đánh giá trong cấu trúc của hệ thống KSNB tại ngân hàng ở
Bangladesh. Trong bài nghiên cứu này, các tác giả đã cho thấy được có 5 nhân tố
tác động đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB (môi trường kiểm soát, đánh giá rủi
ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông và giám sát) và 2 biến điều
tiết (quyền hạn và mối quan hệ công việc).
Tác giả Wiliam & Kwasi (2013) khi thực hiện nghiên cứu về tính hiệu quả
của hệ thống KSNB ở các ngân hàng khu vực phía đông Ghana đã chứng minh
được rằng 3 yếu tố của hệ thống KSNB (kiểm soát quản lý, kiểm soát kế toán nội bộ
và kiểm toán nội bộ) hỗ trợ nhà quản lý trong việc đạt được các mục tiêu của đơn vị
mình.
Tác giả Gamage et al. (2014) khi nghiên cứu về sự hữu hiệu của hệ thống
KSNB tại hai ngân hàng thương mại ở Srilanka, đã sử dụng mô hình nghiên cứu
giống như mô hình của Amudo, A. & Inanga, E.L (2009), Sulatna và Haque
(2011) nhưng bỏ qua hai biến điều tiết (quyền hạn và mối quan hệ công việc).
Nghiên cứu cho thấy kết quả là các biến độc lập (môi trường kiểm soát, đánh giá rủi
ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông và giám sát) có sự tác động
cùng chiều đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB.
Tác giả Ho Tuan Vu (2016) đã xác định 05 thành phần: môi trường kiểm
soát, đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, và giám sát
có ảnh hưởng tích cực đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB khi nghiên cứu các
nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại ngân hàng thương mại
ở Việt Nam Ngoài ra, bài nghiên cứu đưa ra 2 nhân tố mới là tổ chức chính trị và lợi
ích nhóm cũng có ảnh hưởng đến hệ thống KSNB, trong đó, tổ chức chính trị có ảnh
hưởng tích cực và lợi ích nhóm có ảnh hưởng tiêu cực.
8
Trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, tác giả She-l et al (2014) tiến hành
nghiên cứu khuôn mẫu KSNB trong môi trường ứng dụng hệ thống ERP. Bài
nghiên cứu cung cấp một khuôn mẫu với 37 biến kiểm soát với mục đích hỗ trợ
kiểm toán hiệu quả bằng việc xem xét KSNB thiết yếu trong hệ thống ERP. Khuôn
mẫu đề nghị cho phép các công ty nâng cao hiệu quả kiểm toán IT và giảm thiểu rủi
ro.
1.1.1.2 Các bài nghiên cứu về hệ thống KSNB trong khu vực công
Amudo, A. & Inanga, E.L (2009) khi nghiên cứu về sự đánh giá về hệ
thống KSNB tại Uganda đã đưa ra mô hình lý thuyết nhằm đánh giá hệ thống kiểm
soát nội bộ trong những dự án khu vực công ở Uganda mà được hỗ trợ tài chính bởi
Ngân hàng Phát triển Châu Phi. Mô hình thực nghiệm được tác giả phát triển dựa
vào khuôn khổ KSNB của COSO và COBIT. Trong mô hình này, các biến độc lập
bao gồm các biến độc lập chính (môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, các hoạt
động kiểm soát, thông tin và truyền thông, và giám sát, công nghệ thông tin) và 12
biến độc lập phụ (được dùng để đo lường từng biến độc lập chính). Biến phụ thuộc
là sự hiệu quả của kiểm soát nội bộ và được đo lường trong mối quan hệ với mục
tiêu của tổ chức (sự hiệu quả và hiệu suất của hoạt động; sự tin cậy và chính xác của
báo cáo tài chính; tương thích với luật, chính sách). Biến điều tiết là Ủy quyền và
Mối quan hệ công tác.
Bài nghiên cứu đã thiết lập được mô hình lý thuyết về mối quan hệ của các
nhân tố tác động đến tính hữu hiệu hệ thống KSNB. Tuy nhiên, bài nghiên cứu thực
hiện bằng các hình thức quan sát, phân tích tài liệu, xếp hạng, chưa có sự phân tích
định lượng về các con số thống kê để đưa ra kết luận mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố. Từ đó, có thể nhận biết được những chỗ yếu kém để hoàn thiện và nâng
cao trong hệ thống KSNB, hỗ trợ việc quản lý ngân sách trong khu vực công tốt
hơn.
Badara M.S. & Saidin S.Z (2013) nghiên cứu sự ảnh hưởng của hệ thống
KSNB đến tính hữu hiệu của kiểm toán nội bộ trong các cơ quan hành chính địa
phương. Bài nghiên cứu đã xây dựng một khung lý thuyết với hệ thống KSNB bao
9
gồm 5 thành phần: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát,
thông tin và truyền thông, và giám sát có tác động đến kiểm toán nội bộ tại khu vưc
công. Giới hạn của bài nghiên cứu là sự tổng hợp các lý thuyết nhưng đã đóng góp
trong việc mở rộng các lý thuyết tồn tại và thiết lập mô hình lý thuyết về mối quan
hệ của hệ thống KSNB và kiểm toán nội bộ mà các nghiên cứu chưa thực hiện
được; làm tiền đề cho các nghiên cứu trong tương lai.
Afiah N.N & Azwari P.C (2015) đã tiến hành nghiên cứu sự ảnh hưởng của
kiểm soát nội bộ đến chất lượng báo cáo tài chính và ảnh hưởng của nó đến việc
quản lý tốt của khu vực công, nhấn mạnh rằng các biến phụ thuộc bao gồm chất
lượng báo cáo tài chính (gồm 4 phần: tính thích hợp, độ tin cậy, sự so sánh, tính
kiểm chứng) và việc thực hiện quản lý tốt (3 phần: sự tham gia, tính giải trình, tính
chính trực) tác động đến biến thực hiện hệ thống KSNB. Kết quả là bài nghiên cứu
đã chứng minh rằng kiểm soát nội bộ có ảnh hưởng tốt hơn đến chất lượng báo cáo
tài chính và chất lượng báo cáo tài chính tác động tích cực đến việc quản lý tốt.
Mặc dù bài nghiên cứu đưa ra kết luận việc nâng cao hệ thống kiểm soát nội
bộ của chính phủ đóng vai trò quan trọng trong chất lượng báo cáo tài chính và
quản lý điều hành nhưng vẫn chưa phân tích phương pháp để nâng cao hê thống
kiểm soát nội bộ.
Trong phạm vi KBNN, Joseph O.N. & Albert O. & Byaruhanga P.J.
(2015) đã tập trung vào tìm hiểu sự ảnh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ trong
việc nhận diện và ngăn chặn gian lận tại Kakamega, xác định rằng 5 thành phần của
hệ thống kiểm soát nội bộ (Môi trường kiểm soát, Quản lý rủi ro, Hoạt động kiểm
soát, Thông tin và truyền thông, Giám sát) có tác động đến các chỉ số của việc nhận
diện và ngăn chặn gian lận (khả năng giải trình của quỹ, sự sự hữu hiệu và hiệu suất
của hoạt động, tính kinh tế trong dự án thực hiện). Từ đó, bài nghiên cứu đưa ra
những đề nghị nhằm nâng cao khả năng loại trừ gian lận. Bên cạnh những đóng góp
đạt được, bài nghiên cứu tập trung vào mối quan hệ tích cực mà chưa tìm hiểu và
phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ, từ đó, tác động gián
10
tiếp đến việc ngăn chặn gian lận. Đây là hướng đi mới trong các nghiên cứu tương
lai.
Bảng 1.1: Đo ường các biến của các nghiên cứu trước
Biến
Đo lường
Tác giả
Môi
Amudo, A. & Inanga, E.L (2009),
Tính trung thực và giá trị đạo
trường
Sulatna và Haque (2011),
đức
kiểm soát Badara M.S. & Saidin S.Z (2013) Cam kết về năng lực của ban
Gamage et al. (2014),
lãnh đạo và nhân viên
Ho Tuan Vu (2016),
Triết lý quản lý và phong cách
Joseph
O.N.
&
Albert
O.
& lãnh đạo
Cơ cấu tổ chức
Byaruhanga P.J. (2015).
Chính sách nhân sự
Xác định mục tiêu
Đánh giá Amudo, A. & Inanga, E.L (2009),
rủi ro
Sulatna và Haque (2011),
Nhận diện rủi ro
Badara M.S. & Saidin S.Z (2013) Phân tích rủi ro
Gamage et al. (2014),
Đánh giá rủi ro
Ho Tuan Vu (2016),
Quản trị rủi ro
Joseph
O.N.
&
Albert
O.
&
Byaruhanga P.J. (2015).
Hoạt
Amudo, A. & Inanga, E.L (2009),
Quyền hạn và quy trình phê
động
Sulatna và Haque (2011),
duyệt
kiểm soát Badara M.S. & Saidin S.Z (2013) Phân chia trách nhiệm hợp lý
Gamage et al. (2014),
Soát xét của nhà quản lý cấp
Ho Tuan Vu (2016),
cao, của nhà quản lý cấp trung
Joseph
O.N.
&
Albert
Byaruhanga P.J. (2015).
O.
& gian
Kiểm soát vật chất
Kiểm soát quá trình xử lý thông
tin
Kiểm tra độc lập việc thực hiện
11
Thông
Amudo, A. & Inanga, E.L (2009),
Nhu cầu về thông tin (chính
tin và
Sulatna và Haque (2011),
xác,thích hợp, kịp thời, cập nhật
truyền
Badara M.S. & Saidin S.Z (2013) liên tục)
thông
Gamage et al. (2014),
Giao tiếp giữa các cấp trong nội
Ho Tuan Vu (2016),
bộ
Joseph
Giám sát
O.N.
&
Albert
O.
& Công tác truyền thông ra bên
Byaruhanga P.J. (2015).
ngoài
Amudo, A. & Inanga, E.L (2009),
Giám sát thường xuyên
Sulatna và Haque (2011),
Giám sát định kỳ
Badara M.S. & Saidin S.Z (2013) Kiểm toán nội bộ
Gamage et al. (2014),
Ho Tuan Vu (2016),
Joseph
O.N.
&
Albert
O.
&
Byaruhanga P.J. (2015).
Tính hữu Amudo, A. & Inanga, E.L (2009),
Hiệu quả hoạt động
hiệu của Sulatna và Haque (2011),
Báo cáo tài chính tin cậy
hệ thống Badara M.S. & Saidin S.Z (2013) Tuân thủ pháp luật và quy định
KSNB
Gamage et al. (2014),
Ho Tuan Vu (2016),
Joseph
O.N.
&
Albert
O.
&
Byaruhanga P.J. (2015).
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ các nghiên cứu trước đây)
Tóm lại: Các bài nghiên cứu cho thấy hệ thống kiểm soát nội bộ là một đề tài
vẫn được nhiều đối tượng lựa chọn nghiên cứu cho đến nay. Các đề tài tập trung
nghiên cứu sự ảnh hưởng của hệ thống KSNB đến các khía cạnh khác nhau, các khu
vực, ngành nghề khác nhau và các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống KSNB tại khu
vực tư và khu vực công, trong phạm vi toàn thế giới hay một quốc gia, địa phương
cụ thể.
1.1.2 Các nghiên cứu công bố trong nước
12
1.1.2.1 Các nghiên cứu về hệ thống KSNB trong lĩnh vực kiểm toán
Lê Quang Bính (2006) khái quát hóa những vấn đề lý luận cơ bản nghiên về
hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán và xác định trọng yếu, rủi ro
trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước; đồng thời, đánh giá thực trạng
hệ thống KSNB trong các cuộc kiểm toán trong 10 năm và đưa ra đề xuất, giải pháp
hoàn thiện. Tuy nhiên, hệ thống KSNB được trình bày trong đề tài chưa thật đầy đủ
trên các phương diện khái niệm, các bộ phận cấu thành nhằm đối phó với rủi ro của
doanh nghiệp.
Tác giả Ngô Thế Chi & Phạm Tiến Hưng (2013) khi nghiên cứu về việc
đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ các tập đoàn kinh tế Nhà nước trong quá trình
kiểm toán do Kiểm toán Nhà nước tiến hành, đã khái quát hóa những vấn đề lý luận
về đặc điểm tập đoàn kinh tế Nhà nước và hệ thống KSNB của tập đoàn kiểm toán
làm cơ sở cho công tác nghiên cứu và đánh giá hệ thống KSNB do Kiểm toán nhà
nước thực hiện. Nội dung chính của đề tài là nghiên cứu, xác định mục tiêu, đối
tượng và đánh giá hệ thống KSNB cũng như xây dựng quy trình nghiên cứu và đánh
giá hệ thống KSNB của các tập đoàn kinh tế Nhà nước. Vì vậy, đề tài chưa nghiên
cứu và phân tích sâu về hệ thống KSNB nhằm hạn chế rủi ro trong quản lý và kiểm
soát.
1.1.2.2 Các nghiên cứu về hệ thống KSNB trong lĩnh vực doanh nghiệp
Việc nghiên cứu về hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp là đề tài được
nhiều nhà nghiên cứu thực hiện. Các bài nghiên cứu chủ yếu tập trung vào việc
đánh giá hệ thống KSNB và đưa ra giải pháp hoàn thiện (Phạm Nguyễn Quỳnh
Thanh (2011), Hoàng Thị Thanh Thủy (2011)) hay các nhân tố tác động đến hệ
thống KSNB (Nguyễn Thị Bích Hiệp (2012), Huỳnh Xuân Lợi (2013))
Trong bài nghiên cứu Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh
nghiệp trong Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị, tác giả Đinh Hoài Nam
(2016) đã hệ thống hóa các vấn đề mang tính chất lý luận về hệ thống KSNB và hệ
thống KSNB tại các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình mẹ- con. Bài nghiên cứu
đã nhận diện và phân tích những rủi ro ảnh hưởng đến mục tiêu hệ thống KSNB và
13
xác định các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB bao gồm: môi trường kiểm soát, hệ
thống kế toán, thủ tục kiểm soát và đề xuất giải pháp hoàn thiện nhằm ngăn ngừa và
hạn chế mức thấp nhất các rủi ro trọng yếu. Tuy nhiên, điểm hạn chế của bài nghiên
cứu là mang tính khái quát cao, chưa nghiên cứu chi tiết và chuyên sâu về thành
phần hệ thống KSNB theo COSO 1992 và 2013.
1.1.2.3 Các nghiên cứu về hệ thống KSNB khu vực công
Với nghiên cứu về Tăng cường kiểm soát nội bộ thu, chi ngân sách tại
trường Đại học Quảng Nam, tác giả Trần Thị Tài (2010) đã nêu được thực tế về
công tác kiểm soát nội bộ thu, chi ngân sách tại Trường Đại học Quảng Nam những
mặt đã đạt được và những vấn đề còn tồn tại của công tác kiểm soát nội bộ thu, chi
ngân sách tại đơn vị. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát nội
bộ thu, chi ngân sách tại đơn vị nhằm giảm thiểu những sai sót, gian lận.
Trong phạm vi các đơn vị thu sự nghiệp, tác giả Phan Nam Anh (2013),
Phạm Thị Hoàng (2013), Nguyễn Thị Thu Hậu (2014) và một số tác giả khác đã
nghiên cứu về hệ thống KSNB tại trường đại học, cao đẳng công. Các bài nghiên
cứu tập trung phân tích các thực trạng, đưa ra các nhân tố ảnh hưởng theo COSO,
INTOSAI và đưa ra giải pháp. Tất cả đều mang tính chất định tính, chưa có thang
đo cụ thể.
Trong các cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp, tác giả Nguyễn Đức Thọ
(2015) tiến hành nghiên cứu Việc đổi mới hoạt động KSNB về sử dụng ngân sách,
tài sản Nhà nước tại các cơ quan hành chính, sự nghiệp thuộc Bộ tài chính. Bài
nghiên cứu này đã hệ thống hóa cơ sở lý thuyết, nghiên cứu mô hình sử dụng ngân
sách, phân tích thực trạng và đưa ra phương hướng cũng như giải pháp trong việc
đồi mới hệ thống KSNB.
Trong phạm vi Kho bạc Nhà nước, Bùi Thanh Huyền (2011) đã khái quát
hóa lý thuyết về khái niệm, thành phần của hệ thống KSNB, nêu lên thực trạng hệ
thống KSNB tại Kho bạc Nhà nước Quận 10 và đã đưa ra một số giải pháp nhằm
hoàn thiện hệ thống KSNB tại KBNN Quận 10. Tuy nhiên, bài nghiên cứu chỉ
nghiên cứu về mặt định tính, chưa có số liệu thống kê về mức độ ảnh hưởng của các
14
yếu tố tác động đến hệ thống KSNB nhằm đưa ra biện pháp có giá trị cao trong việc
hoàn thiện hệ thống.
Nguyễn Thanh Hiếu (2015) khi nghiên cứu về hệ thống KSNB tại các
KBNN trên địa bàn TP.HCM, đã phân tích các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB
theo báo cáo COSO 1992 và sử dụng phần mềm SPSS để kiểm định thang đo và xác
định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hệ thống KSNB tại các KBNN. Bài
nghiên cứu cũng phân tích thực trạng về hệ thống KSNB tại các KBNN trên đại bàn
TP HCM và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB. Tuy nhiên,
việc tiếp cận theo báo cáo COSO 1992 là chưa phù hợp vì KBNN thuộc khu vực
công.
Tóm lại, các công trình khoa học đã có những nghiên cứu về việc nâng cao
hệ thống KSNB trong các lĩnh vực kiểm toán, kế toán cũng như trong các doanh
nghiệp, đơn vị thu chi ngân sách, KBNN. Cụ thể, các đề tài đã đánh giá thực trạng
hệ thống KSNB và đề nghị các giải pháp để hoàn thiện kiểm soát nội bộ nhằm hạn
chế rủi ro về gian lận, ngăn ngừa đến mức thấp nhất.
1.2. Khe hổng nghiên cứu:
Sau quá trình tìm hiểu các nghiên cứu trong nước và ngoài nước có liên quan
tương đối đến đề tài luận văn, người viết nhận định một số hạn chế tồn tại và khe hở
trong nghiên cứu để đề tài có thể khai thác như sau:
Đối với các công trình nước ngoài:
• Thứ nhất, các tác giả chủ yếu phân tích những tác động của hệ thống KSNB đến
báo cáo tài chính, đến các hoạt động khác trong việc quản lý trong các doanh
nghiệp, ngân hàng…. mà chưa có thực hiện nghiên cứu nhiều vào các nhân tố
ảnh hưởng đến kiểm soát nội bộ trong khu vực công.
• Thứ hai, các công trình nghiên cứu chủ yếu giới hạn tại các quốc gia mà các tác
giả sinh sống và học tập, dẫn đến ở Việt Nam là một lỗ hổng cần được khai thác.
• Thứ ba, các bài viết thực hiện nghiên cứu hệ thống KSNB như là 1 khía cạnh
của đề tài nghiên cứu, chưa thực hiện nghiên cứu chuyên sâu về hệ thống
15
KSNB. Việc phân tích hệ thống KSNB trong khu vực công theo khuôn mẫu
NTOSAI 2001 là một mảng đất có thể khai thác.
Đối với nghiên cứu trong nước:
• Thứ nhất, các nghiên cứu về hệ thống KSNB trong nước chủ yếu thực hiện trên
phương diện lý luận, tổng quan lý thuyết, nghiên cứu thực trạng, đề xuất giải
pháp; có rất ít nghiên cứu về mặt định lượng, sử dụng mô hình để nghiên cứu
vấn đề kiểm soát nội bộ.
• Thứ hai, các nghiên cứu đa số tập trung vào các vấn đề thực trạng kiểm soát nội
bộ tại các doanh nghiệp, thực trạng kiểm soát thu chi ngân sách tại đơn vị ….
mà các nghiên cứu về việc phân tích các nhân tố tác động đến hệ thống KSNB
trên nền tảng COSO và INTOSAI thì rất hạn chế.
• Thứ ba, hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp đã được nghiên cứu khá nhiều,
trong khi đó, hệ thống KSNB của khu vực công thì chưa được khai thác nhiều.
Tóm lại, với tổng thể nghiên cứu trong và ngoài nước như trên, cùng với
việc xác định được những khe hở nghiên cứu, có thể thấy có rất ít các công trình
nghiên cứu một cách hệ thống về các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội
bộ trên nền tảng INTOSAI – khung lý thuyết về việc đánh giá hệ thống KSNB trong
khu vực công nói chung và Kho bạc nói riêng. Ngoài ra, tại Kho Bạc nhà nước trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, các công trình nghiên cứu về kiểm soát nội bộ
theo phương pháp định lượng có số lượng rất hạn chế.
Do đó, về mặt thực tiễn, bài nghiên cứu này sẽ là một tham khảo hữu ích giúp
các nhà quản lý trong khu vực công nói chung và Kho bạc nói riêng lập kế hoạch
triển khai và sử dụng cũng như giám sát, nâng cao hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm
hạn chế rủi ro trọng yếu trong quản lý thu chi NSNN.
Tóm tắt chương 1:
Chương này đề cập đến các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề
tài, những đóng góp của họ cũng như những hạn chế, những khía cạnh chưa được
nghiên cứu. Từ đó, chương này đưa ra lỗ hổng nghiên cứu và sự cần thiết khi thực