Tải bản đầy đủ (.docx) (126 trang)

Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo xây dựng lực lượng cách mạng trong mặt trận dân tộc thống nhất những năm 1930 1945)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (504.64 KB, 126 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong toàn bộ tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam, sự nghiệp dựng
nước và giữ nước là nội dung xuyên suốt. Sự nghiệp ấy chỉ thực sự giành
được thắng lợi khi toàn thể nhân dân cùng quyết tâm đấu tranh chống thiên
tai, địch họa.
Kế thừa truyền thống tốt đẹp đó, trên cơ sở tiếp thu một cách đúng
đắn và sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng ta ngay từ khi mới ra đời đã
xác định rõ cách mạng là công việc của đông đảo nhân dân, của toàn thể
dân tộc. Để làm tròn sứ mạng lịch sử của mình, Đảng phải xây dựng khối
liên minh công-nông và trí thức để từ đó tập hợp, huy động được đông đảo
các tầng lớp nhân dân vào MTDTTN - mặt trận đại đoàn kết dân tộc, một
trong những động lực và nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng.
Sự hình thành MTDTTN trong cách mạng Việt Nam do Đảng tổ chức
và lãnh đạo đã diễn ra trong một quá trình từ năm 1930 và được hoàn thiện
về đường lối và tổ chức vào năm 1941 với sự ra đời của Việt Nam độc lập
đồng minh (Việt Minh).
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (được thông qua tại Hội nghị
thành lập Đảng 3/2/1930) đã thể hiện rõ quan điểm chiến lược chống đế
quốc và tay sai giành độc lập, tự do, thực hiện đại đoàn kết dân tộc. Đó là
chiến lược đúng đắn để vận động xây dựng MTDTTN trong cách mạng, mở
đầu bằng Hội phản đế đồng minh ở Việt Nam. Đây là điểm khởi đầu cho
một cao trào đấu tranh rộng lớn và mạnh mẽ của quần chúng nhân dân dưới
sự lãnh đạo của Đảng mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh. Đó cũng là một
sự thật lịch sử minh chứng trên thực tế về sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước
và khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam trong cuộc cách mạng theo đường
lối cách mạng vô sản, là giá trị to lớn của tư tưởng độc lập dân tộc, đoàn kết
toàn dân chống đế quốc và tay sai của lãnh tụ Hồ Chí Minh.

1




2
Vì quyền lợi sinh tử của cả dân tộc, Đảng phải khơi dậy hết chí khí
cách mạng, tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân, tập trung mọi lực
lượng để thực hiện nhiệm vụ quan trọng nhất là giải phóng dân tộc, cứu
nước. Xuất phát từ yêu cầu cấp bách của cách mạng, công cuộc vận động
xây dựng tổ chức MTVM đã được triển khai. Việt Minh đã thực sự trở
thành trung tâm tập hợp, đoàn kết các giai cấp, đảng phái chính trị và cá
nhân yêu nước trong toàn quốc. Đảng đã thông qua Việt Minh các cấp để
vận động, tổ chức và lãnh đạo nhân dân thực hiện chuẩn bị các điều kiện
tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Sự thành lập và hoạt động
của Việt Minh đã trở thành một nhân tố cơ bản quyết định thắng lợi của
cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng
định: "Đảng ta có chính sách Mặt trận dân tộc đúng đắn, cho nên đã phát huy
được truyền thống đoàn kết và yêu nước rất vẻ vang của dân tộc ta" [67, tr.605].
"Đoàn kết trong MTVM, nhân dân ta đã làm Cách mạng Tháng Tám thành công,
lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa" [67, tr.604].
Sự thành công của Cách mạng Tháng Tám cũng là thành công của
đường lối xây dựng lực lượng cách mạng mà Việt Minh là một hình ảnh
tiêu biểu. MTVM như một mốc son đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của
MTDTTN trong cách mạng Việt Nam.
Trước những đòi hỏi của công tác nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản
Việt Nam, cũng như theo yêu cầu về hướng nghiên cứu của cơ sở đào tạo
sau đại học - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, tôi chọn vấn đề:
"Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng lực lượng cách mạng
trong Mặt trận dân tộc thống nhất những năm 1930 - 1945" làm đề tài
luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam với hy
vọng đóng góp một phần nhỏ vào công tác nghiên cứu lý luận và tổng kết
thực tiễn trong giai đoạn hiện nay.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

2


3
Cho đến nay, mảng đề tài về xây dựng lực lượng cách mạng trong
MTDTTN đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập như:
- Tôn Đức Thắng (1977), Về mặt trận dân tộc thống nhất, Nxb Sự
thật, Hà Nội.
- Nguyễn Công Bình (1963), Mặt trận dân tộc thống nhất trong cách
mạng Việt Nam, Nxb Khoa học, Hà Nội.
- Lê Duẩn (1976), Giai cấp công nhân Việt Nam và liên minh công
nông. Nxb Sự thật, Hà Nội.
- Lê Duẩn (1965), Giai cấp vô sản với vấn đề nông dân trong cách
mạng Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội.
- Lê Mậu Hãn (2003), Sức mạnh dân tộc của cách mạng Việt Nam
dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- Nguyễn Bá Linh (1997), Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
- Văn Tạo (1959), Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của
MTDTTN Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 1.
- Đặng Xuân Kỳ (1996): Phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh Tập hợp, huy động lực lượng toàn dân tham gia vào sự nghiệp cách mạng ,
Tạp chí Lịch sử Đảng số 7.
- Đỗ Quang Hưng (1991), Nguyễn Văn Khánh, Nhận thức và thực
tiễn của vấn đề xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất , Tạp chí Nghiên cứu
lịch sử, số 2.
- Nguyễn Đình Lễ (1991), Mặt trận Việt Minh thành quả của sự hoàn
chỉnh và phát triển đường lối chiến lược của Đảng Cộng sản Đông Dương ,
Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 2.
- Nguyễn Văn Hồng (1991), Mặt trận Việt Minh - con đường hợp lực

có hiệu quả của cách mạng Việt Nam trong cảnh quan Đông Nam Á những
năm 40, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 2.
- Nguyễn Tri Thư (1990), Mặt trận Việt Minh vấn đề dân tộc và giai
cấp, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 4.

3


4
- Phạm Hồng Tung (2000), Tìm hiểu thêm về Mặt trận Việt Minh, Tạp
chí Nghiên cứu lịch sử, số 2.
- Nguyễn Xuân Thông (1995), Tư tưởng đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ
Chí Minh và sự thể hiện trong cách mạng Việt Nam thời kỳ 1930-1954, Luận
án phó tiến sĩ Khoa học lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
- Phùng Hữu Phú (chủ biên) (1995), Chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí
Minh, Nxb Chính trị quốc gia...
Các công trình trên đây đã nêu lên và phân tích được một số vấn đề
cơ bản liên quan đến đề tài mà tôi chọn để viết luận văn. Tuy nhiên, cần đi
sâu hơn nữa và tập trung phân tích những luận điểm của Hồ Chí Minh và
Đảng ta về vấn đề xây dựng lực lượng cách mạng, tập hợp các giai cấp,
tầng lớp, các thành phần dân tộc, tôn giáo trong xã hội vào MTDTTN dưới
sự lãnh đạo của Đảng - nhân tố vô cùng quan trọng làm nên những thành
công vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Đồng thời, cần làm sáng tỏ hơn nữa
những bối cảnh quốc tế và trong nước cũng như quá trình Hồ Chí Minh và
Đảng ta đã vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin trong
đường lối chiến lược, sách lược cách mạng nói chung và vấn đề xây dựng
lực lượng cách mạng nói riêng.
Qua đó, trên cơ sở khoa học chắc chắn, cần phân tích rõ hơn những
vấn đề thực tiễn để chứng tỏ tính đúng đắn trong đường lối lãnh đạo cách
mạng của Đảng. Xây dựng lực lượng cách mạng trong MTDTTN những

năm 1930 - 1945 không chỉ là một chiến lược cách mạng có tính chất quyết
định thành công của Cách mạng Tháng Tám mà mãi mãi là bài học quý báu
về đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Mặt trận dân tộc rộng rãi góp phần
vào thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
- Làm sáng tỏ tính đúng đắn, sáng tạo của Đảng ta trong việc đề ra và
thực hiện chiến lược đại đoàn kết toàn dân, xây dựng và tập hợp mọi lực

4


5
lượng yêu nước, tiến bộ trong xã hội vào MTDTTN, tạo nên sức mạnh to
lớn cho cách mạng.
- Nâng cao nhận thức lý luận: cách mạng là sự nghiệp của quần chúng
nhân dân, sức mạnh của Đảng nằm trong mối quan hệ máu thịt với nhân dân.
- Thông qua nghiên cứu quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng
cách mạng trong MTDTTN những năm 1930 - 1945 chứng minh rằng: sức
mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân chỉ được thực sự phát huy khi có sự
lãnh đạo đúng đắn của Đảng.
3.2. Nhiệm vụ
- Trình bày những nhận thức đúng đắn và sáng tạo của Hồ Chí Minh
và Đảng ta về chiến lược xây dựng lực lượng cách mạng trong điều kiện
một nước thuộc địa, nửa phong kiến.
- Phân tích những nội dung cơ bản đường lối xây dựng lực lượng
cách mạng trong MTDTTN kể từ khi có Cương lĩnh chính trị đầu tiên của
ĐCS Việt Nam.
- Thông qua quá trình lãnh đạo xây dựng lực lượng cách mạng trong
các hình thức Mặt trận từ năm 1930 đến năm 1945, chứng minh tính đúng

đắn sáng tạo, những giá trị lý luận và thực tiễn to lớn của đường lối cách
mạng được Hồ Chí Minh và Đảng ta đề ra từ khi mới thành lập Đảng. Đó là
nghệ thuật và phương pháp cách mạng tài tình, thể hiện khả năng lãnh đạo
kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh đoàn kết toàn
dân với đoàn kết quốc tế... làm nên sức mạnh tổng hợp to lớn quyết định
thành công của cách mạng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu nội dung lịch sử ĐCS Việt Nam giai
đoạn từ năm 1930 đến năm 1945, trong đó phân tích những quan điểm của
Đảng ta về xây dựng lực lượng cách mạng thể hiện trong Cương lĩnh chính trị
đầu tiên (thông qua tại Hội nghị hợp nhất 3-2-1930). Qua thực tiễn các thời kỳ
cách mạng 1930 - 1935; 1936 - 1939 và 1939 - 1945, phân tích quá trình lãnh
5


6
đạo xây dựng lực lượng cách mạng, thành lập các tổ chức Mặt trận thông qua
các văn kiện chủ yếu: Hội nghị thành lập Đảng, Đại hội lần thứ nhất ĐCS
Đông Dương (1935) và các Hội nghị Trung ương (11-1939); (11-1940) và đặc
biệt là HNTW (5-1941) do Hồ Chí Minh chủ trì. Dựa trên tính chất, nguyên
nhân thành công và ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Tháng Tám để đánh giá
vai trò của MTDTTN trong cách mạng giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo
của Đảng.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên những quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và ĐCS Việt Nam để nghiên cứu nội dung của đề tài.
5.2 Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn là công trình nghiên cứu thuộc chuyên ngành lịch sử ĐCS
Việt Nam. Trên cơ sở phương pháp luận của sử học mác xít, tác giả luận

văn sử dụng các phương pháp: kết hợp lịch sử - lôgíc; phân tích - tổng hợp;
so sánh - đối chiếu... để giải quyết các nội dung có liên quan đến đề tài.
Để thực hiện những mục đích nghiên cứu đã đề ra, trong luận văn tác
giả đã sử dụng các nguồn tài liệu như: các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, văn kiện Đảng qua các thời kỳ và các
công trình nghiên cứu thuộc các chuyên ngành: lịch sử; lịch sử ĐCS Việt
Nam; CNXH khoa học; xây dựng Đảng; các tác phẩm nghiên cứu về tư tưởng
Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo tiền bối của Đảng...
6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
- Đánh giá tính đúng đắn và sáng tạo đường lối lãnh đạo xây dựng
lực lượng cách mạng trong MTDTTN của Đảng ta trong những năm1930 1945. Góp phần làm rõ hơn nữa khả năng sáng tạo và phát triển trong tư
duy lý luận cũng như lãnh đạo, tổ chức thực tiễn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
và ĐCS Việt Nam từ khi Đảng mới ra đời cho đến Cách mạng Tháng Tám
năm 1945.
6


7
- Góp phần nâng cao nhận thức lý luận về nguyên lý cách mạng là sự
nghiệp của quần chúng và phương châm: đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết thành công, thành công, đại thành công.
- Khẳng định vấn đề xây dựng lực lượng cách mạng, tập hợp mọi lực
lượng yêu nước trong MTDTTN là một nội dung chiến lược của cách mạng
và là nhiệm vụ to lớn của toàn Đảng, toàn dân. Tiếp tục đề cao vai trò lãnh
đạo của Đảng đối với các tổ chức quần chúng nói chung và đối với Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam nói riêng.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn khẳng định rõ hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng là nhân
tố quyết định cho mọi thành công của cách mạng Đảng không những đã
nhận thức đúng đắn mà còn vận dụng sáng tạo, lãnh đạo và tổ chức thắng
lợi cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và đi lên chủ nghĩa xã hội bằng sức

mạnh đại đoàn kết toàn dân, trên cơ sở huy động, tập hợp mọi lực lượng
nhằm thực hiện cho kỳ được mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội;
đấu tranh chống các biểu hiện cô độc, hẹp hòi, bảo thủ; "tả", hữu khuynh...
trong việc vận động tập hợp và tổ chức quần chúng đoàn kết xung quanh
Đảng, góp phần nâng cao nhận thức đúng đắn về bản chất và vai trò của
Đảng ta trong sự nghiệp lãnh đạo cách mạng.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ
cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập môn học lịch sử ĐCS Việt
Nam và các môn học khoa học xã hội có liên quan.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn gồm 2 chương, 5 tiết.
Chương 1

7


8
QUAN ĐIỂM CHIẾN LƯỢC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
VỀ XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG THỂ HIỆN
TRONG CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN
1.1. VẤN ĐỀ LỰC LƯỢNG TRONG CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN
TỘC THEO CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG VÔ SẢN Ở VIỆT NAM

1.1.1. Đặc điểm xã hội Việt Nam
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, CNTB đã phát triển sang giai đoạn
độc quyền và nhu cầu về thuộc địa càng trở nên cấp thiết đối với tất cả các
nước đế quốc. Bằng ưu thế của các nước có nền kinh tế TBCN phát triển sớm,
đế quốc Pháp (cũng như đế quốc Anh và một số đế quốc khác) đã nhanh chóng
thôn tính nhiều vùng đất làm thuộc địa cho mình.

Nhìn lại xã hội Việt Nam trước khi trở thành thuộc địa của thực dân
Pháp, chúng ta thấy nổi lên một số đặc điểm chủ yếu như:
- Nền kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc chiếm địa vị chi phối toàn bộ các
hoạt động của nền kinh tế.
- Giai cấp thống trị duy nhất lúc đó là vua và địa chủ phong kiến (bộ
phận chiếm hữu đại bộ phận ruộng đất trong xã hội). Giai cấp nông dân hầu
như không có ruộng đất (chủ yếu làm thuê cho địa chủ hoặc lĩnh canh). Xã
hội Việt Nam ngoài hai giai cấp cơ bản đó đã có sự manh nha của những giai
cấp mới như: địa chủ tư sản hoá hoặc nông dân, thợ thủ công mất việc (trở
thành bộ phận đầu tiên của giai cấp vô sản).
- Quyền lực nhà nước tập trung trong tay vua, quan lại phong kiến và
bộ máy trấn áp nhân dân. Quyền chiếm hữu ruộng đất và bóc lột địa tô hoàn
toàn do địa chủ cường hào trực tiếp và độc quyền nắm giữ.
Vào nửa cuối thế kỷ XIX, cùng với sự xâm lược của thực dân Pháp thì
quan hệ sản xuất TBCN cũng xâm nhập và dần làm biến đổi xã hội Việt Nam.
Từ một nước phong kiến, nước ta trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến.

8


9
So với xã hội phong kiến, đặc điểm chủ yếu của xã hội Việt Nam lúc
này là:
1. Quan hệ sản xuất TBCN đã xâm nhập vào, kinh tế hàng hoá và kinh
tế tiền tệ được mở rộng, từng bước đẩy lùi và thu hẹp phạm vi của nền kinh tế
tự cấp tự túc. Một nền kinh tế với bộ mặt không hoàn toàn là phong kiến cũng
không hoàn toàn là tư bản chủ nghĩa, đó là nền kinh tế thuộc địa và nửa phong
kiến. Để bóc lột, vơ vét nguồn lợi từ thuộc địa, Pháp thực hiện một chính sách
kinh tế thực dân rất bảo thủ và phản động: "Duy trì phương thức sản xuất
phong kiến kết hợp với việc thiết lập một cách hạn chế phương thức sản xuất

tư bản chủ nghĩa" [53, tr.27-28].
2. Do sự xâm nhập ngày càng mạnh mẽ của quan hệ sản xuất TBCN và
chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp mà nền sản xuất trong nước
đã có những biến đổi sâu sắc. Một số ngành công nghiệp ra đời như khai thác
mỏ, giao thông vận tải, đường sắt... Quan hệ ruộng đất cũng không còn giữ
nguyên được hiện trạng và hình thức bóc lột đặc thù vốn có của nó.
Sự phân hoá rõ rệt và sâu sắc trong xã hội đã tạo nên một cơ cấu giai
cấp mới. Ngoài giai cấp địa chủ và nông dân, bắt đầu xuất hiện các giai cấp
khác là công nhân, tư sản, tiểu tư sản thành thị, thậm chí trong giai cấp nông
dân còn phân hoá thành phú nông, trung nông và bần nông.
3. Trong thời kỳ phong kiến, bộ máy nhà nước trong xã hội Việt Nam
do giai cấp địa chủ độc quyền nắm giữ. Sau khi thực dân Pháp xâm lược,
quyền lực nhà nước chuyển sang tay bọn tư bản nước ngoài, chúng trực tiếp
nắm bộ máy quân sự, hành chính và tư pháp. Mọi quyền hành đều ở trong tay
quan lại thống trị từ Toàn quyền đến Thống sứ, Khâm sứ, Thống đốc, Công
sứ… Viên chức thuộc địa là loại người ăn bám, là gánh nặng trên lưng nhân
dân Việt Nam. Hãy xem một phép so sánh của Nguyễn Ái Quốc trong tác
phẩm "Bản án chế độ thực dân Pháp": " Ở Ấn Độ thuộc Anh, dân số là 325

9


1
0
triệu người, có 4.898 viên chức người Âu. Ở Đông Dương thuộc Pháp, dân số
15 triệu người, có 4.300 viên chức người Âu" [73, tr.55].
Thực dân Pháp đã tạo nên một cơ sở xã hội làm chỗ dựa cho hệ thống
cai trị thuộc địa bao gồm giai cấp địa chủ phong kiến và tầng lớp tư sản mại
bản. Chúng biến bộ máy cai trị của giai cấp phong kiến thành hệ thống tay sai
giúp chúng bóc lột và đàn áp.

4. Trước kia, ở nước ta phương thức sản xuất phong kiến giữ địa vị thống
trị thì lúc này đặc điểm đó đã không còn có thể duy trì được như cũ trước sự mở
rộng của kinh tế hàng hoá, tiền tệ và của ngành giao thông vận tải.
Trên đây là những nét chính về tính chất thuộc địa nửa phong kiến của
xã hội Việt Nam từ khi thực dân Pháp thiết lập ách thống trị cho đến Cách
mạng Tháng Tám 1945. Tuy nhiên, xã hội Việt Nam trong giai đoạn này, đặc
biệt là những năm đầu thế kỷ XX đến khi ĐCS Việt Nam ra đời, còn là thời
kỳ của những cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và cải cách dân chủ. Đó cũng
là những đặc điểm dễ nhận thấy của xã hội Việt Nam. Những phong trào Duy
Tân, Đông du, Đông Kinh nghĩa thục… cho đến phong trào Việt Nam Quốc
dân Đảng sau này không đơn thuần là chỉ đánh đuổi quân xâm lược mà còn
nhằm thực hiện chủ trương xây dựng xã hội Việt Nam thành xã hội dân chủ tư
sản. Tuy nhiên, sự thất bại của các phong trào nói trên đã chứng minh sự bất
lực của ý thức hệ tư sản trước các nhiệm vụ lịch sử.
1.1.2. Giai cấp công nhân Việt Nam - lực lượng lãnh đạo cách mạng
Giai cấp công nhân Việt Nam hình thành sớm hơn giai cấp tư sản dân
tộc. Công nhân Việt Nam xuất thân trực tiếp từ nông dân nghèo. Thông qua
quá trình bần cùng hoá mà nhiều người nông dân đã trở thành những công
nhân làm thuê cho chủ tư bản Pháp. Đó là lớp bần, cố nông sống lay lắt ở
nông thôn mà xiềng xích trói buộc họ là những mảnh công điền nhỏ bé. Cuộc
xâm lược của đế quốc Pháp vào Việt Nam đã đột nhiên cắt đứt sự phát triển
liên tục của xã hội Việt Nam, dù đang bế tắc, để chuyển vào một bước ngoặt
sang xã hội thuộc địa, nửa phong kiến. Công cuộc khai thác, bóc lột thuộc địa
1
0


1
1
này đòi hỏi rất nhiều nhân công, do đó đội ngũ công nhân đầu tiên ra đời. Rõ

ràng, sự hình thành người công nhân ở Việt Nam không theo những bước tuần
tự, không do những nguyên nhân kinh tế trong lòng xã hội phong kiến. Những
yếu tố đó quy định một thực tại là lớp công nhân đầu tiên chỉ ra đời trên cơ sở
những người nông dân bị bần cùng hoá. Theo số liệu thống kê năm 1929:
"Trong số 4 - 5 vạn thợ mỏ thì có tới 60% đó là nông dân 2 tỉnh Nam Định,
Thái Bình. Nếu tính cả nông dân 7 tỉnh đồng bằng Bắc kỳ thì tỷ lệ này lên tới
82%" [76, tr.74].
Sự xuất hiện giai cấp công nhân Việt Nam ngay từ đầu thế kỷ XX
không những mang ý nghĩa to lớn rằng, từ đây Việt Nam bước vào trận tuyến
đấu tranh của thời đại cách mạng vô sản, mà nó còn mở đầu một quá trình
diễn biến hoàn toàn mới của lịch sử đấu tranh giành độc lập, tự do của dân
tộc. Giai cấp ấy không chỉ mới về ý nghĩa mà mới cả trong bản thân nó. Kẻ
thù trực tiếp của giai cấp công nhân đồng thời là kẻ thù trực tiếp của dân tộc.
Như thế, so với giai cấp công nhân ở các nước khác, giai cấp công nhân Việt
Nam có những điểm chung về bản chất, nhưng lại có những nét riêng về đặc
điểm lịch sử. Bản chất chung này cộng với những đặc điểm lịch sử riêng đã
làm cho giai cấp công nhân là một giai cấp hoàn toàn mới mẻ trong khuôn
khổ của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, đồng thời lại làm cho nó mang tính chất
một sản phẩm của hoàn cảnh Việt Nam:
Thứ nhất, Giai cấp công nhân nước ta ra đời trước giai cấp tư sản dân
tộc, cùng với quá trình áp đặt chế độ cai trị và khai thác thuộc địa của thực
dân Pháp.
Thứ hai: Trong giai cấp công nhân nước ta không có tầng lớp công
nhân quý tộc, tức là không có cơ sở xã hội cho chủ nghĩa cải lương phát sinh
để gây chia rẽ, phá hoại phong trào công nhân. Đây cũng chính là đặc điểm
lịch sử quy định đặc tính của giai cấp công nhân Việt Nam, với đa số xuất
thân từ tầng lớp bần cố nông.

1
1



1
2
Thứ ba: Giai cấp công nhân Việt Nam sớm thành lập được chính đảng
của mình và sớm trưởng thành về chính trị. Hoạt động truyền bá chủ nghĩa
Mác - Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam của
lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã giúp giai cấp công nhân Việt Nam phát triển vượt
bậc về chất lượng. Bằng sự ra đời của ĐCS Việt Nam, mục tiêu giải phóng
dân tộc, giải phóng giai cấp đã được ghi rõ trên ngọn cờ chiến đấu: "Làm tư
sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản".
Trong điều kiện một nước thuộc địa nửa phong kiến, giai cấp công nhân
Việt Nam ra đời muộn và có số lượng ít ỏi so với giai cấp công nhân các nước
tư bản khác, việc xuất hiện một ĐCS với đầy đủ phẩm chất của một đảng
mácxít chân chính đã chứng minh khả năng to lớn của giai cấp công nhân Việt
Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải
phóng con người mà chính họ là người lãnh đạo.
Thứ tư: Giai cấp công nhân Việt Nam có mối quan hệ máu thịt với giai
cấp nông dân, nơi mà từ đó họ xuất thân, là điều kiện cực kỳ thuận lợi để xây
dựng khối liên minh công - nông, tạo thành nguồn lực lượng to lớn của cách
mạng.
Lịch sử đã giao phó cho giai cấp công nhân sứ mệnh lãnh đạo cuộc đấu
tranh cách mạng của quần chúng nhân dân giành độc lập dân tộc, dân chủ,
hoà bình và CNXH. "Chính giai cấp công nhân là giai cấp đầu tiên trong lịch sử
loài người đã nhìn thấy một cách đúng đắn lực lượng vĩ đại của quần chúng và
chỉ có lý luận của chủ nghĩa Mác, lý luận của giai cấp công nhân, mới nói lên
được một cách khoa học vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng" [15, tr.186].
Nhưng vai trò đó không phải bỗng nhiên mà có. Phải có một đảng vững mạnh
thì giai cấp công nhân mới thực hiện được vai trò lãnh đạo của mình.
Chính Đảng ta đã thấy được lực lượng vĩ đại ấy của nông dân

nên đã nhận định nông dân cùng với công nhân, hợp thành đội quân
chủ lực của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân dưới sự lãnh đạo
của chính đảng vô sản.
1
2


1
3
Và cũng chỉ có Đảng ta đứng vững trên lập trường và quan
điểm của giai cấp công nhân mới nhận rõ tính chất quần chúng rộng
rãi của cách mạng dân tộc dân chủ. Nước ta bị đô hộ, dân tộc ta mất
độc lập, cho nên mọi người Việt Nam yêu nước, tán thành độc lập
dân tộc đều có thể trở thành lực lượng chống đế quốc. Trên cơ sở
ấy, chúng ta có khả năng lập Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi
bao gồm mọi giai cấp, tầng lớp và cá nhân yêu nước [15, tr.191].
1.1.3. Lực lượng liên minh khác
a) Giai cấp nông dân và liên minh công - nông
Nông dân với tư cách là một giai cấp sinh ra sớm và tồn tại trong xã hội
rất lâu dài. Đối với cách mạng Việt Nam, giai cấp nông dân là lực lượng liên
minh to lớn nhất của giai cấp công nhân trong cách mạng giải phóng dân tộc,
nó là một trong những lực lượng cách mạng lớn nhất cùng với giai cấp công
nhân hợp thành quân chủ lực của cách mạng. Vấn đề giai cấp nông dân Việt
Nam đã trở thành một nội dung đặc biệt quan trọng trong chiến lược, sách
lược xây dựng lực lượng cách mạng. Đó là những nhận thức sáng tạo của
Đảng được rút ra từ điều kiện thực tiễn kinh tế - xã hội Việt Nam - một nước
với đại đa số dân cư là người sản xuất nông nghiệp.
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trong lúc tiếp tục đối phó với hàng
loạt cuộc khởi nghĩa và đấu tranh yêu nước của các tầng lớp nhân dân Việt
Nam, thực dân Pháp đã bắt đầu triển khai chương trình khai thác thuộc địa lần

thứ nhất. Kết quả là một số yếu tố của thành phần kinh tế TBCN (như Ngân
hàng Đông Dương, các công ty khai mỏ, một số đồn điền, hãng buôn, xí
nghiệp và mạng lưới giao thông đường sắt, đường bộ …) đã xuất hiện. Nói
đúng hơn là những thành phần này được ghép từ bên ngoài vào xã hội Việt
Nam cổ truyền trong điều kiện vẫn bảo tồn ở một mức độ đáng kể những tàn dư
của phương thức sản xuất phong kiến, (thể hiện rõ nhất là sự bảo tồn chế độ ruộng
công cùng các thiết chế thượng tầng phù hợp với nó trong các cộng đồng làng xã).

1
3


1
4
Thủ đoạn của thực dân Pháp ở Việt Nam là sử dụng giai cấp địa chủ
phong kiến làm chỗ dựa cho nền thống trị của chúng. Vì thế, chúng tìm mọi
cách duy trì và cho phép phát triển mạnh thêm thành phần kinh tế của giai cấp
này. Hàng loạt nghị định và sắc luật cấp đất lần lượt ban hành trong các năm
1913, 1918, 1926, 1928, 1929 của Toàn quyền Đông Dương hoặc Chính phủ
Pháp [80, tr.14]. Chính sách cho vay của Ngân hàng Nông phố, việc không
ngừng tăng thuế trực thu (thuế ruộng đất, thuế thân và thuế nhân lực) và gián
thu (thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện…) của Nhà nước thực dân, nạn
giá cả tăng vọt do chính sách độc quyền thương mại của các công ty tư bản
Pháp cùng sự thâm nhập ngày càng tăng của quan hệ hàng hoá - tiền tệ vào
nông thôn là một chuỗi nguyên nhân kinh tế và phi kinh tế khiến cho nông
dân ngày càng bị phá sản, bần cùng và do đó ruộng đất ngày càng tập trung
vào trong tay giai cấp địa chủ. Tính chung cho đến trước Cách mạng Tháng
Tám 1945, giai cấp địa chủ chỉ bằng khoảng 9% tổng số chủ ruộng trong cả
nước nhưng lại tập trung trong tay trên 50% diện tích canh tác.
Theo các số liệu thống kê, trước Cách mạng Tháng Tám 1945, nông

dân chiếm tới 97% tổng số hộ, nhưng chỉ có khoảng 36% diện tích ruộng đất
cả nước. Ngoài ra, khoảng trên dưới 40% số hộ nông dân có chút ít ruộng tư,
còn khoảng từ 1/2 (Bắc Kỳ và Trung Kỳ) và 2/3 số hộ (Nam Kỳ) không có
một "tấc đất cắm dùi". Ruộng đất bình quân của một hộ tiểu nông ở nước ta
thấp nhất thế giới lúc bấy giờ. Trong khi đó, số nông dân bị bần cùng hoá
ngày càng đông, nhưng nền công nghiệp yếu ớt, què quặt ở thuộc địa không
thể thu dùng hết được. Vì thế, số người kiếm được việc làm trong các đồn
điền, hầm mỏ, xí nghiệp… chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số những người
thất nghiệp ở nông thôn. Hơn nữa, nhiều nông dân đã bỏ làng ra đi, nhưng vì
không chịu nổi cuộc sống quá cực khổ và bi thảm ở đồn điền, ở hầm mỏ, họ
tìm cách quay trở về quê hương, sống vất vưởng với vài thước ruộng công
hoặc đi lang thang làm thuê kiếm ăn qua ngày. Tính chất tù đọng không lối

1
4


1
5
thoát của đội quân lao động thất nghiệp và nửa thất nghiệp trong nông thôn
ngày càng trầm trọng.
Như đã đề cập ở trên, chế độ bóc lột thuộc địa cổ điển của thực dân
Pháp, sự thích nghi toàn diện của nó đối với chế độ phong kiến (mà biểu
hiện tập trung nhất là trong lĩnh vực kinh tế và tài chính) làm rõ hơn nội
dung của mâu thuẫn dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc ở nước ta
trong thời thuộc Pháp. Nếu đi sâu vào tìm hiểu về gánh nặng thuế, địa tô,
nợ lãi của nông dân, chúng ta có thể còn hiểu rõ hơn động cơ chống đế
quốc của nông dân cũng như vì sao mà giai cấp này lại chịu đi theo và chịu
sự lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam. Rất dễ nhận thấy một động
cơ của nông dân trong cuộc đấu tranh chống đế quốc đó là ruộng đất. Song,

thực tế việc cướp đoạt ruộng đất của thực dân Pháp chỉ diễn ra tập trung
trong thập kỷ cuối của thế kỷ XIX và hai thập kỷ đầu của thế kỷ XX, nó
thực ra không trở thành động cơ trực tiếp, thường xuyên và kéo dài của
cuộc đấu tranh chống đế quốc của dân tộc ta (mà lực lượng chủ yếu là nông
dân). Mặt khác, việc kiêm tính ruộng đất của địa chủ diễn ra trong thời cận
đại lại chính là hậu quả của sự đói nghèo đến mức không có khả năng tích
luỹ của nông dân do phải chịu sưu thuế quá nặng nề. Do đó, xét trên thực
tế, động cơ chủ yếu và trực tiếp của cuộc đấu tranh chống đế quốc thực
dân, trước hết là sự phản ứng của giai cấp này đối với gánh nặng thuế, địa
tô, nợ lãi mà thực dân đế quốc và địa chủ phong kiến trút xuống đầu họ.
Điều này có thể được minh chứng bằng thực tiễn phong trào chống thuế ở
Trung Kỳ (1908), phong trào chống đế quốc của nông dân năm 1930 và Xô
viết Nghệ Tĩnh cũng như cao trào chống đế quốc của nông dân Việt Nam
trong cuộc vận động Cách mạng Tháng Tám 1945. Yêu cầu phải đưa ruộng
đất về tay nông dân bằng một cuộc cách mạng song song với việc xóa bỏ
gánh nặng thuế, địa tô và nợ lãi của đế quốc và phong kiến như đã ghi rõ
trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của ĐCS Việt Nam là phương thức cơ
bản để giải quyết vấn đề nông dân trong cách mạng dân tộc dân chủ.
1
5


1
6
Chính sách độc quyền bóc lột về kinh tế, chuyên chế về chính trị của đế
quốc Pháp và phong kiến tay sai đã làm cho hai mâu thuẫn cơ bản trong xã
hội Việt Nam lúc bấy giờ là mâu thuẫn giữa dân tộc ta với chủ nghĩa đế quốc
xâm lược và mâu thuẫn giữa nhân dân ta, chủ yếu là nông dân, với giai cấp
địa chủ phong kiến ngày càng thêm sâu sắc. Xã hội Việt Nam muốn phát triển
phải đồng thời giải quyết hai mâu thuẫn đó. Vì vậy, xoá bỏ chế độ áp bức bóc

lột của chủ nghĩa đế quốc phải gắn liền với xoá bỏ chế độ áp bức bóc lột của
thế lực phong kiến. Đấu tranh giành độc lập dân tộc phải gắn liền với đấu
tranh giành dân chủ, tự do. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cách mạng Việt Nam
đã giành được những thắng lợi to lớn, thực hiện trọn vẹn và tốt đẹp nguyện
vọng thiết tha là Độc lập, Tự do cho toàn thể nhân dân, trong đó có ước mơ
ngàn đời của người nông dân, đó là người cày có ruộng.
Sự ra đời của chủ nghĩa Lênin đánh dấu một bước phát triển mới vĩ đại
của lý luận cách mạng vô sản trên cơ sở của chủ nghĩa Mác. V.I.Lênin đã nêu
lên rằng, cách mạng vô sản có thể nổ ra và có khả năng giành thắng lợi ở một
nước kém phát triển về phương diện kinh tế, vì ở đó tuy giai cấp công nhân
còn tương đối ít, nhưng với lực lượng nông dân đông đảo, nếu thực hiện được
sự lãnh đạo của giai cấp vô sản đối với nông dân, thực hiện được sự liên minh
giữa công nhân và nông dân thì sẽ có được một lực lượng cách mạng vô cùng
mạnh mẽ đủ sức đạp đổ bất cứ nền thống trị phản động nào.
Vấn đề nông dân, liên minh công - nông (sau này là liên minh công nông - trí) là một trong những vấn đề trọng yếu, có tính nguyên tắc của lý
luận mác xít về cách mạng vô sản. Từ thực tiễn cách mạng Việt Nam, từ xu
thế phát triển của thời đại và dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ
Chí Minh đã nhận thức và lựa chọn đúng đắn con đường vận động của cách
mạng, đó là con đường cách mạng vô sản, gắn liền độc lập dân tộc với
CNXH. Lực lượng để thực hiện con đường cách mạng đó là toàn thể nhân
dân lao động Việt Nam mà nòng cốt là liên minh công - nông. Quan niệm

1
6


1
7
này vượt lên trước một loạt quan điểm cùng thời, mở ra một bước đột phá
trong nhận thức và tư duy lý luận về xác định các lực lượng cách mạng.

Quy luật lịch sử khách quan về vai trò quyết định của quần chúng công
- nông, quan hệ công - nông trong cách mạng vô sản được lãnh tụ Hồ Chí
Minh khái quát thành một nguyên lý phổ biến.
Cuộc cách mạng vô sản không thể thắng lợi ở các nước nông
nghiệp và nửa nông nghiệp nếu như giai cấp vô sản cách mạng
không được quần chúng nông dân ủng hộ tích cực. Đó là một sự
thực hiển nhiên đối với cả hai cuộc cách mạng - cách mạng tư sản
dân quyền và cách mạng vô sản... Ba cuộc cách mạng Nga, cuộc
cách mạng vĩ đại Trung Quốc và các cuộc đấu tranh cách mạng ở
nhiều nước khác đã chứng minh rõ ràng điều đó [73, tr.413].
Từ kinh nghiệm thực tiễn và nhận thức lý luận sáng tạo, Hồ Chí Minh
đã cụ thể hoá thành cương lĩnh hành động của ĐCS Việt Nam trong các văn
kiện thành lập Đảng:
1. Đảng là đội tiền phong của vô sản giai cấp phải thu phục
cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp, mình
lãnh đạo được dân chúng.
2. Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày và phải
dựa vào hạng dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng đánh trúc bọn
thực dân và phong kiến [21, tr 4].
Việc xác định động lực cách mạng và tương quan lực lượng giai cấp
trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta, việc xác định vai trò
quyết định của khối liên minh công - nông dựa trên hai cơ sở chính.
Một là: Trong điều kiện một nước thuộc địa nửa phong kiến và ở một
nước nông nghiệp lạc hậu, nông dân và công nhân chiếm đại đa số dân cư, là
lực lượng sản xuất cơ bản, trực tiếp tham gia cách mạng giải phóng dân tộc.
Vì thế, cách mạng chỉ có thể là sự nghiệp của hàng chục triệu quần chúng.

1
7



1
8
Hai là: Khối liên minh công nhân - nông dân trở thành hạt nhân của khối
đại đoàn kết dân tộc, có thể tập hợp, thu hút mọi lực lượng yêu nước, tiến bộ vào
một mặt trận chung vì mục tiêu độc lập dân tộc và "đi tới xã hội cộng sản" như
trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định.
Trong thư gửi Ban Thường vụ Trung ương nhân dịp chuẩn bị Đại hội
toàn quốc lần thứ II của Đảng, đồng chí Lê Duẩn đã viết:
Ở nông dân, quyền lợi giai cấp và quyền lợi dân tộc gắn chặt
với nhau. Chính tinh thần cách mạng mạnh mẽ và tình cảm dân tộc
sâu sắc ấy đã làm cho nông dân ta tự nguyện thừa nhận sự lãnh đạo
của giai cấp công nhân và đi vào con đường cách mạng đúng đắn.
Đối với nông dân, phải có cái gì thiết thực đối với đời sống
của họ, phải có cái gì xác thực, rõ ràng hợp với ý thức dân tộc của
họ. Từ chủ trương cách mạng đến thành phần cấu tạo với người
sáng lập và vị lãnh tụ anh minh là đồng chí Nguyễn Ái Quốc, Đảng
Cộng sản Đông Dương đã làm thoả mãn ước vọng của nông dân.
Do đó nông dân đã ủng hộ Đảng, đi theo Đảng và cùng với công
nhân dấy lên những làn sóng đấu tranh dân tộc dân chủ cực kỳ
mãnh liệt mà đỉnh cao là cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng 8/1945 [15,
tr.119, 121, 122].
b) Các tầng lớp, bộ phận khác ở trong nước
* Tầng lớp tiểu tư sản, trí thức; trung, phú nông; trung, tiểu địa chủ và
tư sản dân tộc
Sách lược vắn tắt của Đảng năm 1930 đã chỉ rõ:
Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông,
Thanh niên, Tân Việt… để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp. Còn
đối với bọn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà
chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho

họ đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng (Đảng
Lập hiến…) thì phải đánh đổ [21, tr.4].
1
8


1
9
Về mặt lịch sử đã có người đặt câu hỏi rằng, trước cuộc chiến tranh thế
giới thứ nhất (1914 - 1918) ở Việt Nam nếu tư sản dân tộc chưa phát triển
thành giai cấp thì làm sao lại có được những cuộc vận động đấu tranh có tính
chất tư sản như phong trào của Phan Bội Châu hay Đông Kinh Nghĩa Thục?
Sự thực thì những phong trào dân tộc chống Pháp đầu thế kỷ XX đến cuối
chiến tranh thế giới thứ nhất, căn bản là có tính chất tư sản. Song, chúng ta
thấy rằng, phong trào có tính chất tư sản chứ không phải là phong trào dân tộc
do giai cấp tư sản lãnh đạo. Cắt nghĩa rõ hơn vấn đề này, GS Trần Văn Giàu
đã viết: "Nó có tính chất tư sản là vì nội dung, ý nghĩa của nó là chống đế
quốc, vì độc lập dân tộc là đòi hỏi thực hiện dân chủ (tư sản), và khách quan
cũng như chủ quan, mục đích cuộc vận động chống Pháp giành độc lập là để
cho được phát triển như Nhật, Pháp, tức phát triển tư bản" [33, tr.174].
Điều quan trọng cần chú ý là trong giai đoạn này tầng lớp có thể gọi là
tư sản ở Việt Nam lại là bộ phận trên thực tế được hưởng khá nhiều quyền lợi
từ đế quốc Pháp. Còn các tầng lớp đang ủng hộ tài chính cho phong trào của
Phan Bội Châu, gửi con em theo Phan Bội Châu chính là tiểu tư sản, phú
nông, một lớp địa chủ, con cháu của những người ủng hộ phong trào Cần
Vương trước đó. Cũng trong lúc này, ở trong nước, những người ủng hộ
phong trào Đông Kinh nghĩa thục căn bản là tầng lớp tiểu tư sản thành thị và
một lực lượng nhà nho yêu nước.
Nói một cách khác, trong nước ta, chính những tầng lớp tiểu tư sản có
tinh thần chống đế quốc từ đầu thế kỷ XX đến hết chiến tranh thế giới thứ

nhất đã làm cơ sở cho tính chất tư sản của phong trào dân tộc.
Đó là những cơ sở quan trọng mà lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã thấy rất
rõ khi đặt bút thảo ra các văn kiện thành lập Đảng, vạch ra chiến lược xây
dựng lực lượng cho cách mạng giải phóng dân tộc. MTDTTN do Đảng ta đề
xướng là sự liên minh giữa các giai cấp cách mạng theo một chương trình
hành động nhất định để tập trung lực lượng chống đế quốc xâm lược và bè lũ
tay sai nhằm thực hiện giải phóng dân tộc. Trong mặt trận, vừa có sự liên

1
9


2
0
minh vừa có đấu tranh với nhau nhằm giải quyết lợi ích riêng của mỗi giai cấp
sao cho phù hợp với lợi ích chung của cả dân tộc.
Trong thời kỳ ĐCS Việt Nam ra đời, tuyên bố tôn chỉ mục đích của
mình thì bản thân tầng lớp tiểu tư sản, trí thức được xác định là một trong
những lực lượng mà công - nông có thể liên minh được. Ở họ, ngoài việc thể
hiện ý thức chống đế quốc, mong muốn xây dựng đất nước độc lập - dân chủ,
thì chính họ là bộ phận nhạy bén nhất, có trình độ và khả năng nhận thức lý
luận cách mạng tốt nhất. Khi nhiệm vụ cứu nước được lịch sử dân tộc giao
phó cho những người vô sản và Đảng tiên phong của nó thì chính tiểu tư sản
và trí thức là lực lượng sớm giác ngộ ra rằng, giai cấp công nhân và nông dân
là lực lượng thay thế xứng đáng nhất và bản thân họ cần đi chung con đường
này để có thể đảm bảo được lợi ích của mình. Lòng yêu nước của họ đã được
chứng minh trong lịch sử đấu tranh và không ai có thể phủ nhận được. Trong
cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, họ tỏ ra rất hăng hái và có hiệu quả.
Nhưng nếu không có sự lãnh đạo thì họ sẽ rất lừng chừng giữa hai con đường
cách mạng tư sản và cách mạng vô sản. Lập trường cách mạng vô sản đã tiếp

thêm lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu vô cùng anh dũng của công - nông,
củng cố vững chắc thêm lòng yêu nước của các giai cấp, tầng lớp khác. Do
đó, những người tiểu tư sản, trí thức cũng có thể nhận thức được rằng, đường
lối cách mạng vô sản, đường lối xây dựng chế độ dân chủ vô sản, có nhiều nội
dung thống nhất với lý tưởng của họ. Cho nên, trong cuộc vận động chính trị
to lớn để giải phóng dân tộc, những người cộng sản dứt khoát phải liên lạc,
thu hút, tập hợp được tầng lớp này vào trong hàng ngũ chiến đấu của mình.
Sách lược vắn tắt năm 1930 của Đảng trong khi nói rằng phải lôi kéo
cho được tiểu tư sản, trí thức, trung nông và các đảng phái tiến bộ (Thanh
niên, Tân Việt) đi về phe giai cấp vô sản có nhấn mạnh một điều là: "Đối với
phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách
mạng thì phải lợi dụng ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập". Sự thật lịch sử

2
0


2
1
đã cho thấy giai cấp địa chủ Việt Nam từ lâu đã tự tách mình ra khỏi dân tộc,
đầu hàng đế quốc để bảo vệ quyền lợi ích kỷ của chúng, duy trì sự áp bức bóc
lột đối với nông dân. Đảng chỉ rõ, không thể xây dựng MTDTTN trên đường
lối chính trị thoả hiệp vô nguyên tắc, càng không thể xây dựng trên sự hợp tác
giữa bọn tay sai, phản bội với các lực lượng cách mạng. Về quan hệ giai cấp,
giữa công - nông và địa chủ cơ bản là đối lập. Cho nên, lập trường của giai
cấp công nhân là xây dựng mặt trận dân tộc thật sự rộng rãi và thật sự đoàn
kết. Nhưng giai cấp công nhân không chỉ đứng về quyền lợi của nhân dân mà
còn đại diện cho quyền lợi chung của dân tộc nữa. Do đó, phải vạch rõ
phương hướng và đường lối đấu tranh của nông dân chống giai cấp địa chủ
sao cho có lợi nhất đối với cuộc đấu tranh chung của dân tộc chống đế quốc.

Trong thực tế, giai cấp địa chủ Việt Nam thời kỳ này đã có sự phân hoá rõ
rệt. Một bộ phận của giai cấp địa chủ (trung, tiểu địa chủ) không thoả mãn với
chính sách độc quyền, cai trị hà khắc của đế quốc. Mặt khác, sự lớn mạnh của
phong trào công nông đã làm cho bộ phận trí thức xuất thân từ giai cấp địa chủ
từ thái độ cải lương chuyển hẳn sang con đường của cách mạng vô sản, đích thân
họ đã thuyết phục, lôi kéo gia đình mình tham gia vào phong trào cứu nước.
Đối với bộ phận địa chủ không theo đế quốc, có ý phục tùng cách mạng
thì phải thực hiện giảm tô, giảm thuế, tức là thực hiện một bước những cải
cách dân chủ về ruộng đất, đem lại lợi ích từng bước cho nông dân để chuẩn
bị tiến đến thực hiện một cuộc cách mạng toàn diện về ruộng đất:
Sự nhân nhượng ấy là một hình thức đấu tranh giữa nông dân
với địa chủ, nhưng không thể là một hình thức liên minh hay thoả
hiệp giữa nông dân với địa chủ. Và làm như vậy cũng có nghĩa là mở
rộng mặt trận dân tộc, lôi kéo những phần tử có khuynh hướng dân chủ
nằm trong giai cấp địa chủ, những trí thức con cái địa chủ hay những
người thân sĩ yêu nước đứng hẳn về mặt trận dân tộc dân chủ chống đế
quốc [15, tr.175].

2
1


2
2
Đường lối xây dựng lực lượng trong MTDTTN của Đảng không những
đã giải quyết một cách đúng đắn lợi ích thiêng liêng của dân tộc, mà còn giải
quyết đúng đắn mâu thuẫn giữa địa chủ và nông dân, để có thể phát huy lực
lượng to lớn nhất, mạnh mẽ nhất của dân tộc là nông dân. Chính nhờ đường
lối ấy mà đã làm cho các tầng lớp khác trong nhân dân, kể cả những phần tử
tư sản cải lương cũng ngả về phía cách mạng.

Trong số các lực lượng tham gia liên minh chính trị rộng lớn do ĐCS
tập hợp, thì giai cấp tư sản dân tộc là thành phần rất quan trọng. Điều này
không chỉ thể hiện ở vấn đề tăng cường lực lượng trong hàng ngũ chống đế
quốc, tay sai, giải phóng dân tộc mà còn là vấn đề thuộc về việc giải quyết hài
hoà quan hệ giai cấp - dân tộc trong lý luận chiến lược cách mạng. Bộ phận
giai cấp tư sản Việt Nam tiến bộ có lòng yêu nước, khát khao độc lập - tự do đã
tự nguyện đứng vào hàng ngũ của MTDTTN dưới sự lãnh đạo của ĐCS đã tạo
ra một tầm ảnh hưởng sâu rộng. Trong thực tế, do uy tín chính trị của Đảng ta,
do khả năng đoàn kết, tập hợp tất cả các lực lượng chống đế quốc trong xã hội,
kể cả những giai cấp mà xét về nguyên tắc là đối lập về lợi ích đối với giai cấp
vô sản, cho nên Đảng ta đã tạo ra động lực thúc đẩy các giai cấp, tầng lớp khác
còn do dự, lừng chừng mau tiến đến việc gia nhập MTDTTN.
Hình thành từ thời kỳ khai thác thuộc địa lần thứ hai của đế quốc Pháp,
hình thành sau giai cấp công nhân Việt Nam, tư sản Việt Nam, trong đó có
nhiều tư sản công nghiệp tiến bộ và các nhà tư bản bỏ vốn kinh doanh đồn
điền, cây công nghiệp và ngân hàng, đã có ảnh hưởng không chỉ trong nước
mà cả trong khu vực. Theo thống kê của một số công trình nghiên cứu trước
đây, có thể kể đến một số cơ sở như sau:
- Nhà máy gạch Hưng Ký ở Yên Viên (trước đây thuộc Bắc Ninh) của
ông Trần Văn Thanh (rộng 46.800m2, hơn 300 công nhân, mỗi năm bán gần 3
triệu viên gạch, ngói).

2
2


2
3
- Hãng tàu thuỷ của ông Nguyễn Hữu Thu chạy các tuyến Hải Phòng Hương Cảng; Hải Phòng - Hồng Gai - Nam Định với nhiều tàu trọng tải lớn
(từ 140 đến 615 tấn).

- Hãng tàu Bạch Thái Bưởi có nhiều tàu trọng tải trên 100 tấn. Có 1
chiếc trọng tải 1.300 tấn, chạy vùng Bắc Bộ.
- Công ty mỏ của ông Phạm Kim Bảng (Đông Triều) cộng tác với
người châu Âu để khai thác, sử dụng 500 công nhân.
- Hãng nước mắm Liên Thành của ông Hồ Tá Bang và 11 người khác.
Hãng này có chi nhánh rộng ở Phan Thiết, Sài Gòn, Phước Hải, Mũi Né và
Phan Ri.
- Hãng dệt "Nam Hưng tư nghiệp xã" do các ông Trương Tấn Hà,
Trương Hoành và 6 người nữa thành lập năm 1927, mở rộng thị trường ở khu
vực và có sức cạnh tranh với hàng châu Âu lúc đó.
- Xưởng làm xà phòng của ông Trương Văn Bền (1925), cạnh tranh được
với xà phòng của Pháp, sau này đã có nhiều xưởng khác mọc lên ở miền Nam.
- Công ty in giấy và sách miền Tây của các ông Võ Văn Hinh, Trần Đại
Nghĩa. Công ty này thành lập trong chiến tranh thế giới thứ nhất, sau này kinh
doanh cả khách sạn, ra tờ báo 'Tiếng gọi" (Appel) [33, tr.176 - 182]…
Đã có rất nhiều nhà tư sản Việt Nam sản xuất kinh doanh giỏi (chưa kể
đến hàng chục nhà tư sản lập trang trại, đồn điền lớn khác), có sức cạnh tranh
cao. Không những thế, trong quá trình sản xuất kinh doanh, họ tích cực đấu
tranh về chính trị, chống lại chính sách bảo hộ cho tư bản ngoại quốc và tư
bản mại bản của chính quyền thực dân. Bằng chứng là đã có một số nhà tư
sản lớn như: Trương Văn Bền, Bùi Huy Tín, Nguyễn Hữu Thu có mặt trong
các ban Hội đồng quản hạt, Hội đồng địa hạt… hoặc là việc họ xuất bản các
tờ báo như: "Thực nghiệp dân báo", "Diễn đàn bản xứ", "Tiếng dội An Nam"
(L'echo annamite) hay như báo "Thần chung", "Phụ nữ Tân văn", "Tiếng
Dân", "Trung Bắc” [33, tr.176 – 182]… Đó là biểu hiện của sự phát triển
vươn lên của giai cấp tư sản Việt Nam trong cuộc đấu tranh đòi tự do sản xuất
2
3



2
4
kinh doanh… mặc dù màu sắc và xu hướng chính trị không hoàn toàn thống
nhất. Thực tế này đã phản ánh rõ nét mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản Việt Nam
với chính quyền thực dân Pháp và tư sản mại bản (Điển hình là việc các nhà
tư sản Việt Nam bị chèn ép, bị bao vây dẫn đến thua lỗ, phá sản như: Bạch
Thái Bưởi, Phan Tùng Long…)
Đây là cơ sở để giai cấp công nhân có thể vận động, kêu gọi, thuyết phục,
lôi kéo họ đứng về phía cách mạng. Trong điều kiện của lịch sử Việt Nam như đã
phân tích, giai cấp tư sản Việt Nam không thể đảm đương được nhiệm vụ lãnh
đạo cách mạng cũng như không thể đưa ra được một chương trình dân chủ thật
sự rộng rãi trong điều kiện một quốc gia có tới hơn 90% dân số là nông dân.
Đứng trên quan điểm đó, họ không thể nào xây dựng một MTDTTN được.
Trong phong trào giải phóng dân tộc, xu hướng cải lương của tư sản Việt Nam
chưa gây được ảnh hưởng to lớn cũng như chưa thể xây dựng được một phong
trào có vị trí độc lập. Thậm chí, có một bộ phận trong đó còn làm tay sai cho đế
quốc, lừa gạt quần chúng. Một số khác mới đưa phong trào vào hoạt động đã bị
đế quốc dập tắt nhanh chóng, rốt cuộc chỉ biến thành những phong trào cải lương
về văn hoá. Từ những năm 1930 - 1931 về sau, giai cấp tư sản và tầng lớp tiểu tư
sản vẫn yếu ớt, họ không những không thể lãnh đạo được một phong trào cải
lương về chính trị nào (trong thời kỳ đấu tranh đòi cải cách dân chủ 1936 - 1939
là phong trào của quần chúng cách mạng chứ không phải là phong trào cải lương
có tính chất tư sản). Cho nên, chỉ có dựa trên phong trào cách mạng của công
nông thì lực lượng dân chủ nói chung mới có chỗ dựa, và chỉ có hoà mình vào
phong trào cách mạng của công nông thì lực lượng của tư sản Việt Nam mới
được phát huy hết trong cuộc đấu tranh chống đế quốc. Đây là điểm quan trọng
mà lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã phát hiện và xây dựng thành quan điểm chiến
lược liên minh giai cấp, tập hợp lực lượng trong MTDTTN của Đảng.
Nếu như Đại hội VI QTCS (1928) thể hiện thái độ quay lưng lại với
giai cấp tư sản dân tộc thì Nguyễn Ái Quốc đã nhìn thấy sức mạnh kinh tế và

chính trị từ phía giai cấp tư sản Việt Nam. Bằng lý luận về cách mạng giải

2
4


2
5
phóng dân tộc, Nguyễn Ái Quốc đã xác định bộ phận tiến bộ, có tinh thần độc
lập dân tộc trong giai cấp tư sản là một lực lượng quan trọng cần phải đoàn
kết, thu phục. Cùng với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, trung tiểu địa chủ và
tư sản dân tộc hợp thành liên minh đoàn kết chống đế quốc và tay sai, giành
độc lập dân tộc trên nền tảng liên minh công - nông vững chắc và sự lãnh đạo
sáng suốt của Đảng.
Mặt trận của chúng ta là mặt trận dân tộc và dân chủ, là mặt trận phản
đế, phản phong cho nên phải giải quyết trước hết vấn đề độc lập cho dân tộc
và dân chủ cho nhân dân. Do đó, cần xác định giai cấp tư sản Việt Nam (trừ tư
sản mại bản) là đối tượng đoàn kết của công nông mà không phải là lực lượng
chủ yếu của cách mạng dân tộc dân chủ. Họ cũng không thể là một thành viên
chủ yếu của mặt trận, lại càng không thể là người lãnh đạo mặt trận, giai cấp
công nhân phải ra sức giáo dục, cải tạo họ, chủ động và thành thật trong khi đoàn
kết với họ, thực hiện chính sách xây dựng mặt trận đoàn kết, rộng rãi, lâu dài
và toàn diện.
* Các tổ chức, đảng phái chính trị, tôn giáo:
Trước hết, cần khẳng định rõ quan điểm của Đảng là phải cố gắng đoàn
kết, thu phục cho được các đảng phái, tổ chức chính trị, tôn giáo có tinh thần
dân tộc, chống đế quốc, lôi kéo họ về phe lực lượng cách mạng, trong khi đó
phải kiên quyết đánh đổ các đảng phái, tổ chức phản cách mạng, là tay sai cho
đế quốc. Cho nên, vấn đề đoàn kết, tập hợp các lực lượng này không đơn giản
chỉ là tăng cường lực lượng cho Đảng, giành lại quần chúng trước sự lôi kéo

thâm độc của kẻ thù, mà còn là vấn đề giải quyết hợp lý những mâu thuẫn tất
yếu trong nội bộ mặt trận, tìm ra những điểm thống nhất giữa các bộ phận đó
trên cơ sở mục tiêu cao cả, thiêng liêng là đánh đổ đế quốc tay sai, giành độc
lập dân tộc để xây dựng một cương lĩnh hành động của mặt trận có thể vận động,
phát huy tối đa mọi lực lượng đã có và có thể có trong cuộc đấu tranh ấy.
"Sách lược vắn tắt" năm 1930 đã ghi rõ: "Đảng phải hết sức liên lạc với
tiểu tư sản, trí thức, trung nông (Thanh niên, Tân việt..) để kéo họ đi về phe

2
5


×