Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

skkn phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 4 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện tại trường mầm non phượng nghi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (552.19 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU:.....................................................................................................1
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

ERROR: REFERENCE SOURCE NOT FOUND

II. MUC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.

ERROR: REFERENCE SOURCE NOT FOUND

III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.

ERROR: REFERENCE SOURCE NOT FOUND

IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

ERROR: REFERENCE SOURCE NOT

FOUND

B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM............ERROR: REFERENCE
SOURCE NOT FOUND
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI: ERROR: REFERENCE SOURCE NOT FOUND
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.

ERROR: REFERENCE

SOURCE NOT FOUND

1. Thuận lợi, khó khăn:................................ Error: Reference source not found
2. Thực trạng “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi thông


qua hoạt động kể chuyện tại trường mầm non Phượng Nghi”Error: Reference
source not found
III. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 3 - 4 TUỔI
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN.

ERROR: REFERENCE SOURCE

NOT FOUND

1. Lựa chọn tác phẩm văn học phù hợp với trẻ, phù hợp chủ đề............Error:
Reference source not found
2. Làm đồ dùng đồ chơi, tạo môi trường học tập cho trẻ :.....Error: Reference
source not found
3. Sử dụng giáo cụ trực quan trong tổ chức hoạt động kể chuyện cho trẻ.
......................................................................Error: Reference source not found
4. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh: Error: Reference source
not found


IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC,
BẢN THÂN, ĐỒNG NGHIỆP VÀ NHÀ TRƯỜNG.

ERROR: REFERENCE

SOURCE NOT FOUND

C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ..............ERROR: REFERENCE SOURCE NOT
FOUND
I. KẾT LUẬN:


ERROR: REFERENCE SOURCE NOT FOUND

II. KIẾN
NGHỊ:...............................................................................................Error:
Reference source not found

2


A. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Ngôn ngữ có vai trò to lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách
của trẻ em. Ngôn ngữ là phương tiện giữ gìn bảo tồn, truyền đạt và phát triển
những kinh nghiệm lịch sử và phát triển xã hội của loài người. Trẻ em sinh ra
đầu tiên là những cơ thể sinh học, nhờ có ngôn ngữ là phương tiện giao lưu
bằng hoạt động tích cực của mình dưới sự giáo dục và dạy học của người lớn
trẻ em dần chiếm lĩnh được những kinh nghiệm lịch sử- xã hội của loài người
và biến nó thành cái riêng của mình. Trẻ em lĩnh hội ngôn ngữ sẽ trở thành
những chủ thể có ý thức, lĩnh hội kinh nghiệm của loài người xây dựng xã hội
ngày càng phát triển hơn.
Ngôn ngữ là phương tiện để phát triển tư duy, là công cụ hoạt động trí
tuệ và là phương tiện để giáo dục tình cảm, thẩm mỹ cho trẻ. Ngoài ra ngôn
ngữ còn là phương tiện để giao tiếp quan trọng nhất đặc biệt là đối với trẻ
nhỏ, đó là phương tiện để giúp trẻ giao lưu cảm xúc với những người xung
quanh .
Đặc biệt nhờ ngôn ngữ thông qua các câu truyện trẻ dễ dàng tiếp nhận
những chuẩn mực đạo đức của xã hội và hòa nhập vào xã hội tốt hơn, trẻ 3
tuổi có số lượng tử tăng nhanh, vốn tử của trẻ phần lớn là những danh từ và
động từ, đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 3 tuổi nói riêng chúng ta cần

phải giúp trẻ phát triển mở rộng các từ, biết sử dụng nhiều loại câu bằng cách
thường xuyên trò chuyện với trẻ về những sự vật sự việc trẻ nhìn thấy trong
sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt cô cho trẻ xem tranh kể cho trẻ nghe các câu
truyện và đặt các câu hỏi cho trẻ giúp trẻ biết kể truyện theo tranh bằng ngôn
ngữ của trẻ để trẻ mạnh dạn trong giờ học. Vì ở trẻ 3 tuổi ngôn ngữ đang còn
hạn chế, trẻ đang còn nói trống, không đủ câu, trọn nghĩa chiếm một số lượng
không nhỏ vì vậy trẻ rất khó tiếp cận với các tác phẩm văn học bởi trẻ một
phần nghèo nàn vốn từ, một phần trẻ không biết diễn đạt sao cho mạch lạc.
Như vậy ngôn ngữ có vai trò to lớn đối với xã hội và đối với con người. Vấn
đề phát triển ngôn ngữ một cách có hệ thống cho trẻ ngay từ nhỏ là nhiệm vụ
vô cùng quan trọng.
Từ những lý do trên tôi chọn đề tài “Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3- 4
tuổi thông qua hoạt động kể chuyện tại trường Mầm non Phượng Nghi”
làm đề tài nghiên cứu của mình.
II. MUC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.

- Tìm ra một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4
tuổi thông qua hoạt động kể chuyện tại trường mầm non Phượng Nghi.
- Giáo dục trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi tại trường mầm non Phượng Nghi
phát triển ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc, phát âm chuẩn âm tiếng Việt.

3


III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.

"Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 - 4 tuổi thông qua hoạt động
kể chuyện tại trường mầm non Phượng Nghi - Như Thanh " .
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.


1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận.
Gồm các phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại và hệ thống hóa
các tài liệu và văn bản có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
Gồm các phương pháp điều tra, nêu gương, quan sát, đàm thoại, các
phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động...
3. Phương pháp toán học để xử lý số liệu nghiên cứu (Bảng biểu...)
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI:

Sinh thời Bác Hồ của chúng ta đã nói: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng
lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc, chúng ta phải giữ gìn và bảo vệ nó”.
Tiếng nói là phương tiện giao tiếp giữa người với người.
Ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp quan trọng nhất đối với trẻ . Ngôn
ngữ là công cụ giúp trẻ hoà nhập với cộng đồng xã hội và trở thành một thành viên
của cộng đồng. Nhờ có những lời nói chỉ dẫn của người lớn mà trẻ dần dần hiểu
được những quy định, chuẩn mực của xã hội mà mọi người đều phải tuân thủ theo
những quy định chung đó .
Tiếng nói là một phần của ngôn ngữ, nó có một vai trò quan trọng đối
với sự phát triển của trẻ. Tiếng nói giúp trẻ diễn tả mọi sự vật, hiện tượng xảy
ra xung quanh, giúp trẻ diễn đạt được mọi ý nghĩ, tình cảm, yêu cầu, nhu cầu
mong muốn của trẻ với người lớn, giúp trẻ mở rộng hiểu biết thế giới xung
quanh trẻ. Sự phát triên ngôn ngữ của trẻ là một quá trình từ thấp đến cao với
các giai đoạn mang những đặc trưng khác nhau tuỳ thuộc vào độ tuổi của trẻ.
Đặc biệt đối với trẻ 3 - 4 tuổi cần giúp trẻ phát triển mở rộng vốn từ,
giúp trẻ biết sử dụng nhiều loại câu bằng cách. Tạo cho trẻ các kênh giao tiếp
thường xuyên, được tiến hành giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với
mọi người xung quanh trẻ về những sự vật, hiện tượng xung quanh, hình ảnh
trẻ nhìn thấy trong sinh hoạt hàng ngày, nói cho trẻ biết, tập cho trẻ nói đặc
điểm, tính chất, công dụng của chúng từ đó hình thành ngôn ngữ cho trẻ [3].

Một số đặc điểm nữa là giai đoạn này tư duy trực quan hình ảnh là chủ yếu,
lời nói luôn luôn gắn liền với hình ảnh, hành động của đồ vật cụ thể thì trẻ mới hiểu
được.
Trẻ thích được giao tiếp với những người xung quanh và có nhu cầu
bằng trực quan. Trẻ thích bắt chước và ham tìm tòi khám phá, thắc mắc. Rất
cần giải đáp thắc mắc mà trẻ gặp phải, trẻ thích được người lớn khen, động
viên kịp thời, thích đồ chơi sặc sỡ về màu sắc có âm thanh và một số đặc điểm
nữa là trẻ rất hay muốn được làm như người lớn.
4


Trẻ 3-4 tuổi sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc chịu ảnh hưởng lớn của
việc tích cực hoá vốn từ, ngôn ngữ cũa trẻ đã trở nên được mở rộng hơn, có
trật tự hơn, mặc dù cấu trúc còn chưa hoàn thiện. Khả năng nói trình bày ý
nghĩa, hiểu ngôn ngữ hoàn cảnh của trẻ cũng đã bắt đầu phát triển.
Bằng các hình tượng văn học mở ra cho trẻ cuộc sống với xã hội và
thiên nhiên, các mối quan hệ qua lại của con người. Những hình tượng đó
giúp trẻ nhận thức được tính rõ rang, chính xác của từ ngữ trong tác phẩm văn
học.
Trên đây là những cơ sở lý luận giúp tôi làm căn cứ để tìm ra những
biện pháp giảng dạy trẻ sao cho thật phù hợp với lứa tuổi và bộ môn này
nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3- 4 tuổi tại trường mầm non Phượng Nghi.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
1. Thuận lợi, khó khăn:
1.1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, các ban ngành, đoàn thể, sự
quan tâm của Đảng và chính quyền địa phương về đầu tư cơ sở vật chất, sự
giúp đỡ và chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu nhà trường cũng như sự chia sẻ
của đồng nghiệp trong hoạt động chuyên môn.
- Bản thân là một giáo viên còn trẻ, khỏe nhiệt tình, tâm huyết với

nghề, có trình độ chuyên môn. Tôi thường xuyên dành nhiều thời gian để
hướng dẫn trẻ thực hiện trên các hoạt động ở trường đạt hiệu quả tốt. Bên
cạnh đó tôi luôn được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu và đồng nghiệp
về chuyên môn, bản thân luôn tìm tòi không ngừng học tập nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ, thay đổi phương pháp hình thức tổ chức, sáng tạo và
linh hoạt.
- Trẻ trong lớp ngoan ngoãn, đó là điều kiện thuận lợi để tôi rèn luyện
phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động làm quen văn học thể loại
truyện kể.
1.2. Khó khăn.
Bên cạnh những thuận lợi nói trên cũng gặp không ít khó khăn như sau:
- Cơ sở vật chất tuy tương đối đầy đủ nhưng cũng chưa phong pú đa
dạng và chưa thật sự đáp ứng so với nhu cầu của trẻ và của giáo viên trong
việc tổ chức các hoạt động đặc biệt là lĩnh vực phát triển ngôn ngữ.
Ví dụ: Máy chiếu, ti vi…
Tài liệu phục vụ cho các hoạt động dạy học chưa đa dạng phong phú.
Ví dụ: Tranh ảnh, đồ dùng dạy học, tài liệu cho giáo viên.
- Là địa bàn xã mà trên 80% là người dân tộc thiểu số sinh sống, vì vậy
trẻ em cũng đa số là người dân tộc, giao tiếp với nhau bằng tiếng dân tộc dẫn
đến việc nói tiếng việt chưa rõ .
- Nhận thức về giáo dục mầm non nói chung và phát triển ngôn ngữ
tiếng việt cho trẻ của một bộ phận phụ huynh chưa đúng mực, chưa quan tâm
trò chuyện với trẻ và nghe trẻ nói để uốn nắn cho trẻ về ngôn ngữ .

5


- Thời gian lao động trên lớp của giáo viên mầm non quá dài và căng
thẳng nên ít có điều kiện về thời gian để nghiên cứu tài liệu chuyên môn nâng
cao nghiệp vụ, làm đồ dùng đồ chơi phục vụ giảng dạy.

- Là giáo viên nam nên chưa được mềm dẻo trong quá trình hướng dẫn
trẻ hoạt động.
2. Thực trạng “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi
thông qua hoạt động kể chuyện tại trường mầm non Phượng Nghi”
2.1. Đối với giáo viên:
- Giáo viên vẫn còn xem nhẹ việc tạo cơ hội cho trẻ được hoạt động giao
tiếp để phát triển ngôn ngữ.Vì chưa hiểu hết được tầm quan trọng của việc
phát triển ngôn ngữ cho trẻ cho nên trong quá trình chăm sóc giáo dục hầu
như giáo viên chưa chú ý đến việc thay đổi nội dung và cách thức trò chuyện,
khi nói chuyện với trẻ cô hay nói nhanh và không luyện câu từ cho trẻ, trẻ nói
thiếu chủ ngữ vị ngữ, nói lặp, nói ngọng, không kịp thời điều chỉnh và sửa sai.
- Qúa trình tổ chức giờ học tôi chưa chú ý đến hệ thống câu hỏi, để giúp
trẻ được tư duy và phát triển ngôn ngữ.
- Trong quá trình dạy trẻ, bản thân tôi thấy rất lo lắng đến vấn đề này, nếu
như không kịp thời nghiêm túc thực hiện đúng chương trình quy định sẽ dẫn
đến hậu quả rất lớn đối với trẻ, bởi trẻ 3 tuổi ở giai đoạn này đang ở thời kỳ
cần cung cấp nhiều vốn từ giúp cho ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt hơn.
2.2. Đối với trẻ:
- Đối với trẻ thì hệ thống ngôn ngữ không được mở rộng do cô đưa câu hỏi
đóng, trẻ hay nói thiếu các thành phần chủ ngữ và vị ngữ.
- Trẻ em đa số là người dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa nên khả năng
lĩnh hội thông tin của trẻ rất hạn chế.
2.3. Cơ sở vật chất trang thiết bị:
Là giáo viên dạy lớp mẫu giáo 3 tuổi tôi luôn không ngừng học tập bồi
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và cập nhật kiến thức mới nhất là việc làm đồ
dùng đồ chơi phục vụ cho các môn học.
Được phụ trách lớp 3-4 tuổi của trường, với cơ sở vật chất phòng
nhóm lớp rộng rãi, thoáng mát, tương đối đầy đủ đồ dùng dạy và học. Song
để đáp ứng được nhu cầu hiện nay của chương trình GDMN mới thì vẫn còn
thiếu, như máy chiếu, ti vi, mô hình….để tổ chức các hoạt động cho trẻ nói

chung và hoạt động làm quen với văn học nói riêng trong đó có giờ kể
truyện…
2.4. Công tác phối kết hợp với phụ huynh:
Do công tác tuyên truyền của tôi đến với phụ huynh chưa kịp thời, chưa
có sự đầu tư về chiều sâu, nên các nội dung tuyên truyền đến các bậc phụ
huynh để phối kết hợp trong chăm sóc giáo dục trẻ còn thấp, vì trẻ cần cung
cấp nhiều vốn từ giúp cho ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt hơn.
Giáo viên chưa thường xuyên phối hợp, nhắc nhở, động viên phụ
huynh chú ý luyện câu từ cho trẻ ở nhà để đến lớp trẻ nói đủ từ, đủ câu.

6


2.5. Công tác tham mưu:
Công tác tham mưu của bản thân đối với nhà trường còn hạn chế, chưa
mạnh dạn đề xuất tham mưu với nhà trường để mua sắm thêm tranh ảnh, mô
hình để phục vụ cho môn kể truyện.
Kết quả khảo sát thực trạng

ST
T

1
2

3

4

Nội dung khảo sát

Trẻ hứng thú, tích cực
trong giờ kể chuyện
Nhớ và nhắc lại được
tên chuyện và tên nhân
vật trong chuyện
Hiểu nội dung câu
chuyện, trả lời được
câu hỏi đàm thoại của
giáo viên rõ ràng mạch
lạc.
Kể lại được những lời
thoại trong chuyện

Số trẻ
khảo
sát

Trẻ chưa
đạt

Trẻ đạt
Tốt

Khá

TB

Số
trẻ


%

Số
trẻ

%

Số
trẻ

%

Số
trẻ

%

20

2

10

3

15

3

15


12

60

20

2

10

2

10

3

15

13

65

20

1

5,0

3


15

3

15

13

65

20

0

0

2

10

2

10

16

80

III. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 3-4 TUỔI THÔNG QUA

HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN.

1. Lựa chọn tác phẩm văn học phù hợp với trẻ, phù hợp chủ đề.
Trẻ mầm non không thể cảm nhận được nội dung nghệ thuật của một
câu chuyện, khi thiếu sự tác động của cô giáo và người lớn xung quanh. Bởi
trẻ chưa biết đọc, vì vậy các câu chuyện đến được với trẻ phải qua yếu tố
trung gian đó là giọng đọc và lời kể của cô giáo, của những người khác truyền
đạt tới trẻ. Tác phẩm tốt bao nhiêu thì giúp trẻ cảm nhận cốt truyện tốt bấy
nhiêu. Từ đó nó đòi hỏi giáo viên trước khi truyền đạt một câu chuyện đến với
trẻ phải nghiên cứu một cách kĩ lưỡng nội dung cốt chuyện để hiểu rõ nó là
chuyện đọc hay chuyện kể. Từ đó xây dựng giọng đọc - kể cho phù hợp.
- Nếu là chuyện kể thì trong quá trình kể lại nội dung câu chuyện tôi có
thể thêm bớt một số chi tiết để tăng hứng thú nghe kể của trẻ, nhưng không
làm thay đổi nội dung cốt chuyện.
- Khi kể chuyện tôi căn cứ vào nội dung diễn biến tâm trạng, khung
cảnh diễn ra hành động của nhân vật mà thể hiện ngữ điệu giọng cho phù hợp.
- Khi kể chú ý đến 2 loại ngôn ngữ đó là ngôn ngữ người dẫn chuyện
và ngôn ngữ nhân vật.

7


- Ngôn ngữ của người dẫn chuyện thì giới thiệu thường chậm rải, vừa
phải khi diễn biến câu chuyện thì phải thay đổi giọng tuỳ thuộc vào hoàn cảnh
diễn biến hoạt động của nhân vật.
Ngôn ngữ phụ thuộc vào tính cách của nhân vật và hoàn cảnh diễn biến
câu chuyện.
Ví dụ: Ngữ điệu giọng câu chuyện Tích chu "Chủ đề gia đình".
- Giọng của người dẫn chuyện chậm dải đều đều thể hiện đoạn sau câu
chuyện "Tích chu ở với bà - ngày ngày bà làm việc vất vã để kiếm tiền nuôi

Tích chu. Có thức ăn gì ngon bà cũng nhường cho Tích chu, ban đêm ngủ bà
thức để quạt cho Tích chu".
- Ngược lại, một hôm bà ốm gọi Tích chu "Tích chu ơi, cho bà ngụm
nước bà khát khô cả cổ rồi, đây là giọng bà già đang ốm nên thể hiện giọng
trầm nhỏ, chậm rải run run thể hiện sự mệt mỏi. Qua đó giúp trẻ thấy được
yêu thương vất vả của bà dành hết cho cháu đến nổi kiệt sức. Thế mà Tích
chu đối với bà thế nào? Chúng ta có học tập Tích chu lúc này không ? Vì sao?
Nhưng cuối cùng bạn cũng thấy lỗi và sửa lỗi của mình. Qua đây muốn nhắn
nhủ các con đừng làm cho những người thân yêu phải buồn, nếu mắc lỗi hãy
dũng cảm nhận lỗi để sửa chữa mới trở thành người tốt.
* Chọn nội dung câu chuyện phù hợp với chủ đề:
Qua thực hiện phương pháp này tôi thấy đọc kể là một vấn đề rất quan
trọng, qua đọc kể giúp trẻ dễ dàng hiểu nội dung tác phẩm văn học, tập trung
sự chú ý xuất hiện, sự hồi hộp lo lắng, chờ đợi được thể hiện.
Là một trong những trường đã áp dụng thực hiện đại trà chương trình
giáo dục mầm non mới vào quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. Vì thế mà việc
lựa chọn chuyện kể vào quá trình giáo dục trẻ không bị gò bó, áp đặt. Ngoài
những tác phẩm Ban giám hiệu gợi ý tôi có thể lựa chọn chuyện kể ở ngoài
chương trình, sách báo vào quá trình giáo dục trẻ nhưng những tác phẩm văn
học đó phải phù hợp với trẻ và chủ đề đang thực hiện, và phải đảm bảo tính
nghệ thuật, tính giáo dục cao.
Bởi vì, ngoài những năm đầu đời trẻ được chăm sóc giáo dục ở gia
đình, trẻ cảm nhận tình yêu thương, sự chăm sóc vỗ về nuôi dưỡng tình cảm,
tâm hồn trẻ qua câu chuyện, lời ru của bà và mẹ. Thì khi đến tuổi mầm non
trẻ lại được chăm sóc giáo dục như trong gia đình. Vì trường mầm non là cái
nôi thứ hai nuôi dưỡng, vun đắp cho trẻ về tình cảm, nhân cách, chuẩn mực,
đạo đức ngoài gia đình. Trực tiếp đó là cô giáo người mẹ thứ hai trực tiếp
cung cấp cho tâm hồn trẻ những cái hay, cái đẹp, những phẩm chất đạo đức ,
cách cư xử lễ phép giữa trẻ với mọi người xung quanh, thế giới tự nhiên thông
qua tác phẩm văn học. Cho nên việc lựa chọn nội dung của tác phẩm văn học

vô cùng quan trọng nó quyết định sự hoàn thiện và phát triển nhân cách trẻ.
Ví dụ: Muốn giáo dục trẻ về thói quen vệ sinh trong ăn uống - vệ sinh
răng miệng thông qua chủ đề bản thân tôi đã lựa chọn câu truyện "Gấu con bị
đau răng". Thông qua nội dung tôi hỏi trẻ vì sao gấu bị sâu răng? Những bạn
nào lớp mình bị sâu răng? Con thấy răng bị sâu răng sẽ như thế nào? Và từ đó
8


giỏo dc tr cn phi n ung nh th no m bo sc kho, v sinh, cỏch
chm súc nh th no cú hm rng chc kho. Qua cõu chuyn tr c
dy cỏch ỏnh rng sao cho ỳng v ỏnh rng tt nht l bao nhiờu ln trong
1 ngy.
Tng t ch "Gia ỡnh" tụi chn tỏc phm "Bú hoa ti thm".
Thụng qua cõu chuyn khụng nhng bit yờu quý hiu tho vi nhng
ngi thõn yờu trong gia ỡnh mỡnh nh: ễng , b, b, m, anh , ch...tr cong
bit yờu thng giỳp ni xung quanh khi gp khú khn, hon nan.
Vớ d: Giỳp bỏc Dờ vỏc bao go nng n v nh, hay voi cũn giỳp chú
vng ly gu b ri di gin...
Nh vậy để đạt đợc kết quả cao qua việc tổ chức hoạt
động cho trẻ làm quen tác phẩm văn học qua tác phẩm
chuyện kể thì việc chọn nội dung rất quan trọng nh một nhà
nghiên cứu tác phẩm tốt sẽ giúp trẻ nhận thức tốt và ngợc lại.
2. Lm dựng chi, to mụi trng hc tp cho tr :
cú nhng dựng chi mi l v hp dn tr, phc v cho gi k
chuyn, tụi tn dng cỏc nguyờn liu vt liu ph thi cú sn a phng
nh sỏch bỏo, lch c, ng lon, chai nha, xp, vi vn, cnh cõy khụ...nhm
lụi cun tr tớch cc hot ng t úm ngụn ng ca tr c phỏt trin.
Da v tng ch tụi trin khai k hoch lm dựng chi mt
cỏch c th mi ch cú mt b chi phc v cho quỏ trỡnh ging dy v
vui chi tụi cho cỏc chỏu vo hot ụng chi gúc tr to ra nhng chi

lm bng lỏ cõy, giy vn, ht ht v v tụ mu nhng bc tranh, nhng hỡnh
nh tr su tm gi m cho tr tng tng k chuyn.
T nhng vi vn, ng giy, tụi hng dn tr lm ra nhng con ri
tht xinh xn t cõu truyn c tớch tr hc c, sỏng to ra nhng nhõn vt
tr thớch.
Khi k chuyn tụi dựng nhng tranh nh sỏng to nhiu mu sc p
gõy hng thu cho tr nghe, xem tr bit cỏch s dng v gi gỡn chi.
thc hin tt gi k chuyn cho tr, tụi luụn tn dng din tớch
phũng hc, chỳ ý b trớ sp xp cỏc dựng, hc c, trang trớ tranh nh p
phự hp vi ch to mụi trng hc tt v thoi mỏi cho tr c bit l
gúc tr lm quen vi vn hc.
Khi thc hin cỏc hot ng lm quen vn hc th loi chuyn k m
trng tõm l dy k chuyn sỏng to, tụi luụn tn dng khụng gian lp hc
trng by cỏc dng c k chuyn, nh khung sõn khu , sp t tranh v cỏc
con ri sao cho tr d s dng, kớch thớch tr hot ng tớch cc hn.Bn thõn
tụi trc khi t chc hot ng cng phi t luyn ging k, cỏch s dng
tranh, sỏch tranh, ri mụ hỡnh... giỳp tr cm th c tỏc phm vn hc
ú l mt cỏch tt nht.

9


Thầy giáo hướng dẫn trẻ kể lại chuyện
3. Sử dụng giáo cụ trực quan trong tổ chức hoạt động kể chuyện cho trẻ.
Như chúng ta đã biết trẻ mầm non nói chung và trẻ 3-4 tuổi nói riêng tư
duy của trẻ là nhận thức trực quan đến trừu tượng, trẻ chỉ chú ý và ghi nhớ
những gì trẻ thích thú trẻ thường "Thích lạ mau chán, chóng nhớ dễ quên". Vì
thế mà ngôn ngữ hình thể của giáo viên là phương tiện trực quan hỗ trợ, bổ
sung làm sâu sắc hơn, sống dậy hình tượng tác phẩm, khả năng hiểu biết - tình
cảm rung động của giáo viên trước một tác phẩm văn học sẽ bộc lộ qua ngôn

ngữ ánh mắt - nét mặt điệu bộ khi trình bày tác phẩm, khiến trẻ có cảm nhận
bằng trực cảm. Nếu kể mà nét mặt giáo viên không có sự thay đổi, sự giao
cảm của người kể với nhân vật, tạo sự gần gũi giữa người truyền tải đến đối
tượng tiếp nhận thì không lôi cuốn trẻ. Nhưng những yếu tố trên nếu biết kết
hợp hài hoà với đồ dùng khác như tranh ảnh, con rối con, giống sân khấu,
đóng kịch, sa bàn nhất là việc áp dụng sử dụng phần mềm công nghệ thông
tin: Băng đĩa, phần mềm, vidio, máy chiếu vào quá trình kể cùng với nghệ
thuật âm thanh, ánh sáng đạo cụ và cảnh trí phù hợp với từng chuyện, từng
chủ đề thì sẽ đạt kết quả cao. Nhưng khi sử dụng, người sử dụng phải linh
hoạt khéo léo chọn đồ dùng phù hợp từng thể loại, thể hiện tốt nội dung của
chuyện nhưng đảm bảo tính hệ thống, tránh sử dụng đồ dùng trực quan thiếu
thẩm mỹ. Nên sử dụng đồ dùng trực quan một cách mới mẻ, ngộ nghĩnh, nên
khích lệ trẻ tham gia cùng giáo viên để tạo ra những đồ dùng trực quan sẽ lôi
cuốn trẻ hứng thú, tạo tình huống củng cố biểu tượng, khắc sâu ấn tượng nghệ
thuật qua nhân vật trong truyện. Từ đó trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ
nhàng.

10


* Sử dụng giáo cụ trực quan để tạo môi trường văn học gắn với
chuyện kể.
Giáo viên có thể treo dán phương tiện trực quan đã chuẩn bị ở khu vực
trẻ dễ quan sát.
Trong quá trình trẻ quan sát giáo viên đặt câu hỏi về các sự vật, hình
ảnh có trong môi trường .
Giáo viên kích thích các ý tưởng của trẻ và hướng trẻ đến câu chuyện
sắp kể
Ví dụ: Để kể chuyện "Cây khế", trong góc văn học giáo viên tạo ra một không
gian thôn quê, hình tượng trung tâm là cây khế bên mái nhà tranh.

* Sử dụng giáo cụ trực quan để gây hứng thú cho trẻ.
Giáo viên có thể kết hợp trò chuyện với trẻ để gây hứng thú và phát huy
khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ không nên đưa ra cùng một lúc tất cả
các đồ dùng trực quan vì sẽ không duy trì được sự tập trung chú ý của trẻ ở
những lần kể tiếp theo.
Ví dụ: Trong chuyện "Đám mây đen xấu xí" giáo viên bất ngờ phun
giấy bóng kính làm mưa để thu hút sự chú ý và khơi gợi trí tò mò ở trẻ.
* Sử dụng giáo cụ trực quan để để giới thiệu tên tác giả, tên chuyện.
Giáo viên có thể chuẩn bị một bức tranh nổi bật nhân vật chính của câu
chuyện hoặc cuốn sách có bìa vẽ về chuyện để giới thiệu tên chuyện.
Đối với đồ dùng trực quan là rối giáo viên nên chọn một nhân vật chính
trong câu chuyện để giới thiệu. Nếu là mô hình, sa bàn cần được giấu kín đến
khi cần có giáo cụ trực quan minh họa, hỗ trợ thì mới đưa ra cho trẻ quan sát.
Khi sử dụng trực quan để giới thiệu tên tác giả, tên chuyện , giáo viên
cần nói ngắn gọn, rõ ràng, hướng trẻ đến những tình tiết chính của truyện
hoặc tính cách của nhân vật . Nếu giáo viên sử dụng phần mềm trên máy vi
tính thì có thể cho nhân vật chính hoặc ảnh của tác giả để giới thiệu.
Ví dụ: Với chuyện "Gấu con bị sâu răng" nhân vật gấu xuất hiện và
nói" Xin chào các bạn, hôm nay tôi sẽ kể cho các bạn nghe câu chuyện về cái
răng của tôi nhé"
* Kể diễn cảm kết hợp với giáo cụ trực quan.
Biện pháp được tiến hành khi đa số trẻ đã nắm được nội dung câu
chuyện, giáo viên kể chuyện kết hợp với trực quan ở những tình tiết nổi bật
của chuyện để làm tăng tính biểu cảm và thu hút sự chú ý của trẻ tới câu
chuyện.
Ví dụ: Khi kể chuyện " Ba cô tiên" giáo viên cần hướng sự chú ý của
trẻ đến trang phục của cô tiên...
Nếu trực quan là con rối thì giáo viên diễn rối cần được che khuất ,
tránh làm phân tán sự chú ý của trẻ. Với biện pháp này, giáo viên không nên
thay thế lời kể trực tiếp của mình bằng máy ghi âm, băng đĩa...vì trẻ sẽ không

cảm nhận được xúc cảm trực tiếp của giáo viên đối với câu chuyện.

11


Thầy và trò trong giờ kể chuyện
* Sử dụng giáo cụ trực quan để giải thích từ khó:
Khi giải thích từ khó, yêu cầu giáo viên phải giải thích ngắn gọn, dễ
hiểu, tạo cho trẻ có ấn tượng mạnh mẽ về từ đó, không được tách từ ra khỏi
chuyeenjmaf luôn phải đảm bảo việc giải thích nằm trong chỉnh thể ngôn ngữ.
Để giải thích từ khó, giáo viên phải lựa chọn từ, hiểu đúng từ và giải thích từ
phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ.
Ví dụ: Chuyện "Thỏ con nũng nịu" miêu tả thỏ con chạy "Ba chân bốn
cẳng" giáo viên điều khiển rối cử động chân chạy thật nhanh và giải thích cho
trẻ hiểu rằng chạy "Ba chân bốn cẳng" là chạy rất nhanh, chạy vội vã, như thế
trẻ sẽ rất dễ hiểu và khắc sâu.
* Sử dụng giáo cụ trực quan kết hợp trao đổi với trẻ về truyện
Trong quá trình quan sát giáo viên cho trẻ tri giác, được ngắm ngía,
quan sát khám phá bằng tất cả các giác quan... trao đổi đến đâu giáo viên chỉ
vào trực quan đến đó, trao đổi cần ngắn gọn, dẫn dắt trẻ vào chuyện một cách
tự nhiên, hướng trẻ đến những tình tiết chính trong truyện, giáo viên vừa đặt
câu hỏi vừa giải thích ngắn gọn và gắn với trực quan.
- Câu hỏi trao đổi cần đa dạng, đi từ dễ đến khó, nhấn mạnh các tình
tiết chính của chuyện theo trình tự tri giác như:
+ Câu hỏi về tên gọi của đối tượng, sự kiện, hành động, tên truyện, tên
tác giả...
+ Câu hỏi về hình dáng, phẩm chất, tính cách của nhân vật.
+ Câu hỏi tổng hợp, khái quát tư duy: Con có nhận xét gì, tại sao?...
Để giáo dục trẻ một số phẩm chất tốt đẹp của nhân vật trong chuyện,
khi trao đổi giáo viên cần giúp trẻ liên hệ bản thân bằng thái độ tôn trọng, tin


12


tưởng trẻ, gợi ý để trẻ tự tin trong trao đổi , nếu trẻ gặp khó khăn , chưa liên
hệ được bản thân với nhân vật trong chuyện, giáo viên có thể để trẻ liên hệ
với giáo cụ trực quan.

Tổ chức hoạt động kể chuyện cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi
* Kể diễn cảm kết hợp với âm nhạc:
Giáo viên có thể sử dụng biện pháp này ngay từ lần kể chuyện đầu tiên
bằng cách tạo bản nhạc để gây ấn tượng, khi bản nhạc dừng lại giáo viên bắt
đầu kể. Lần kể cuối để tạo không khí mới mẻ giáo viên hát lên cùng nhạc bài
hát phù hợp.
Ví dụ: Khi kể cho trẻ nghe câu chuyện "Tích Chu" có thể cho trẻ nghe
bài "Cháu yêu bà" của nhạc sĩ Xuân Giao.
Biện pháp này đòi hỏi giáo viên phải nắm được nội dung câu chuyện và
nội dung bài hát, thuộc bài hát, hát truyền cảm để thu hút sự chú ý của trẻ.
Nếu kể chuyện trên nền nhạc sẽ tạo ra được sự hấp dẫn lôi cuốn trẻ đến
câu chuyện, với những đoạn, những tình tiết hồi hộp, vui vẻ khi được kết hợp
cùng âm thanh sẽ làm nổi bật giọng kể của giáo viên, tăng sức hấp dẫn cuốn
hút của chuyện.
Giáo viên cũng có thể tự sáng tạo ra giai điệu cho những lới thơ trong
chuyện, đặc biệt là những chuyện dân gian. Khi kể đến đoạn đó thì giáo viên
có thể hát lên.
Ví dụ: Lời chú dê mẹ gọi dê con : "Dê con ngoan ngoãn, mau mở cửa
ra, mẹ đã về nhà, cho dê con bú..."
Khi sử dụng biện pháp này giáo viên phải rất khéo léo tránh việc biến
hoạt động kể cho trẻ nghe chuyện thành hoạt động âm nhạc.
* Cho trẻ hoạt động với giáo cụ trực quan.

Để tạo ấn tượng cho trẻ về chuyện, giáo viên cho trẻ tham gia vào hoạt
động chuẩn bị đồ dùng trực quan như hướng dẫn trẻ cùng làm với giáo viên
13


bằng cách giáo viên cắt sẳn các băng giấy vẽ con vật khuyết, thiếu bộ phận để
trẻ tham gia vào các hoạt động như xé, dán gấp hoặc vẽ thêm mắt, mũi , tai...
cho các nhân vật. Ngoài ra giáo viên có thể cho trẻ tham gia làm trang phục
cho các nhân vật trong chuyện để chơi trò chơi đóng kịch.
Sau hoạt động kể chuyện giáo viên khuyến khích trẻ vẽ, nặn, cắt, dán,
làm anbum để trẻ thể hiện những suy nghĩ, tình cảm khi được nghe kể
chuyện, trưng bày các sản phẩm đó ở góc văn học.
Các biện pháp sử dụng giáo cụ trực quan có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau, trong quá trình tổ chức hoạt động giáo viên phải biết kết hợp hài hòa,
tùy từng hoạt động mà lựa chọn biện pháp phù hợp không phải hoạt động nào
cũng sử dụng tất cả các biện pháp, có như thế mới lôi cuốn, hấp dẫn trẻ, giúp
trẻ tập trung chú ý , hoạt động tích cực và từ đó ngôn ngữ của trẻ cũng được
phát triển tốt.
4. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh:
Để thực hiện biện pháp này giáo viên làm bản tin về chương trình dạy
theo chủ đề trong tuần để phụ huynh biết và phối kết hợp với giáo viên rèn
thêm cho trẻ ở nhà. Giáo viên trao đổi và vận động phụ huynh cố gắng dành
thời gian để trò chuyện với trẻ và lắng nghe trẻ nói, khi trò chuyện với trẻ
phải nói rõ ràng, mạch lạc, tốc độ vừa phải để trẻ nghe cho rõ, cha mẹ người
thân phải cố gắng phát âm đúng cho trẻ bắt chước.
Khuyến khích phụ huynh cung cấp kinh nghiệm sống cho trẻ. Bên cạnh
giữ gìn bản sắc dân tộc là tiếng mẹ đẻ ( tiếng dân tộc) cần dạy trẻ nói đúng
âm, từ tiếng việt.
Tuyên truyền dưới hình thức, bảng tuyên truyền đẹp, thay đổi nôi dung
và hình thức phù hợp với chủ đề.

Ví dụ : Chủ đề : Thế giới thực vật : tết và mùa xuân, bảng tuyên truyền
có những hình ảnh về tết và mùa xuân, câu thơ, câu truyện, bài hát, đồng
dao... Tuyên truyền bằng truyền thanh, loa phát thanh có nội dung theo chủ
đề, những câu truyện hấp dẫn vào giờ đón, trả trẻ để các cháu và phụ huynh
được nghe
Tuyên truyền ở góc chơi đặc biệt góc học tập, thường thay đổi tranh ảnh để
lôi cuốn trẻ., giáo viên tích cực giao lưu với phụ huynh vào giờ đón và trả trẻ
trao đổi về trẻ trong khi kể chuyện, đọc chuyện, trò truyện giúp cho trẻ phát
triển ngôn ngữ mạch lạc .
- Vận động phụ huynh hỗ trợ vật liệu , nguyên liệu như : Giấy, sách,
những lọ nhựa, quần áo cũ, vải vụn ...để giáo viên làm đồ dùng dạy và học,
đồ chơi cho trẻ.
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC, BẢN
THÂN, ĐỒNG NGHIỆP VÀ NHÀ TRƯỜNG.

Qua một năm thực hiện việc áp dụng các biện pháp trên vào hoạt động
kể chuyện của trẻ thông qua chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 3- 4 tuổi tại
trường Mầm non Phượng Nghi do tôi phụ trách. Tôi đã thu được kết quả rất
đáng khích lệ tỷ lệ trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động kể chuyện, thích
14


thú nghe truyện và kể lại truyện, trả lới câu hỏi của giáo viên rõ ràng, mạch
lạc, biết đóng kịch theo nội dung câu chuyện, biết kể chuyện sáng tạo một
cách say sưa. Từ đó mà hoạt động kể chuyện của tôi luôn được đánh giá cao
qua các đợt thanh kiểm tra của nhà trường.
Bên cạnh đó đầu tư vào đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị hiện đại phục
vụ cho tiết học kể chuyện phong phú, đa dạng, khoa học có thẩm mỹ cao có
thể bỏ dễ làm, dễ sử dụng nhưng vẫn lôi cuốn trẻ tích cực tham gia hoạt động.
Nhất là những đồ dùng đó lại được sử dụng hài hoà cùng cử chỉ điệu bộ, nét

mặt, giọng kể của giáo viên khi thể hiện tích cách nhân vật nên đã thu được
kết quả rất cao. Cụ thể như sau:
* Đối với giáo viên:
- Tự tin mạnh dạn hơn trong các hoạt động tổ chức hoạt động kể
chuyện cho trẻ bằng những biện pháp, thủ thuật khác nhau. Hình thức trên
hoạt động chung, mọi lúc mọi nơi, gia đình - nhà trường, lồng ghép qua các
môn học khác đã thu hút sự chú ý của trẻ.
- Đã nắm bắt được đặc điểm tâm lý của trẻ lớp mình và nắm vững
phương pháp tổ chức hoạt động kể chuyện theo hình thức mới đạt kết quả
cao.
Từ đó lập kế hoạch cho từng chủ đề phù hợp nội dung cần đạt ở trẻ qua
từng giai đoạn. Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn học hỏi đồng
nghiệp và tự nghiên cứu, tự học nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho bản
thân.
* Đối với trẻ:
- Trẻ thuộc nhiều truyện, biết kể lại chuyện, thể hiện được tính cách
nhân vật trong khi đóng kịch thể hiện tốt vai diễn, biết giúp giáo viên làm đồ
dùng dạy học, trang phục cho các nhân vật trong truyện. Qua đó trẻ được phát
triển ngôn ngữ mạch lạc, rõ ràng. Trong giao tiếp nói được những câu, đơn,
ghép...
Thông qua các tác phẩm văn học trẻ học tập cái hay, cái đẹp, biết đúng
sai. Từ đó ngoan ngoãn hơn, đời sống tình cảm trẻ phong phú hơn, thể hiện rõ
qua bảng kết quả sau:
Bảng khảo sát trẻ sau khi sử dụng các biện pháp.

STT

1
2


Nội dung khảo sát
Trẻ hứng thú, tích cực
trong giờ kể chuyện
Nhớ và nhắc lại được
tên chuyện và tên
nhân vật trong chuyện

Số
trẻ
khảo
sát

Trẻ chưa
đạt

Trẻ đạt
Tốt

Khá

TB

Số
trẻ

%

Số
trẻ


%

Số
trẻ

%

Số
trẻ

%

20

12

60

8

40

0

0

0

0


20

12

60

8

40

0

0

0

15


3

4

Hiểu nội dung câu
chuyện, trả lời được
câu hỏi đàm thoại của
giáo viên rõ ràng,
mạch lạc.
Kể lại được những lời
thoại trong chuyện


20

10

50

8

40

2

10

0

0

20

8

40

10

50

2


10

0

0

* Đối với phụ huynh:
Công tác tuyên truyền đến cha mẹ học sinh đạt kết quả cao, các bậc
phụ huynh đã hiểu tầm quan trọng quá trình giáo dục trẻ mầm non qua các
môn học nói chung qua tác phẩm văn học nói riêng. Vì thế mà đã tạo điều
kiện thuận lợi về cơ sở vật chất có liên quan đến môn học như góp nguyên vật
liệu, vải vụn, đồ dùng phế liệu để giáo viên có điều kiện thiết kế nên những
đồ dùng trực quan phục vụ cho hoạt động kể chuyện phong phú hơn, hấp dẫn
hơn. Bên cạnh đó đã quan tâm đến chương trình để phối hợp cùng giáo viên
thống nhất nội dung, phương pháp khi cho trẻ tiếp xúc với chuyện. Từ đó
nâng cao chất lượng hoạt động kể chuyện.
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN:

Từ những thực tế trên, cũng như kết quả đạt được tôi rút ra kết luận như
sau:
- Muốn phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động kể chuyện đạt
hiệu quả cao, trước hết chúng ta cần phải xây dựng kế hoạch theo chủ đề, chủ
điểm đúng nội dung yều cầu và trọng tâm của tiết học theo chương trình giáo
dục mầm non mới do Bộ Giáo dục quy định.
- Đổi mới phương pháp giáo dục và hình thức tổ chức, chuẩn bị đầy đủ
đồ dùng đồ chơi phục vụ môn học. Đồ dùng, đồ chơi phải có tính thẩm mỹ,
lôi cuốn hấp dẫn trẻ, an toàn cho trẻ, kích thích tính tò mò của trẻ. Cô phải
biết lựa chọn trò chơi, câu đó, bài hát, bản nhạc phù hợp với nội dung bài dạy

và chủ điểm, luôn tạo tình huống bất ngờ, thú vị đến với trẻ.
- Tổ chức cho trẻ được làm quen với hoạt động kể chuyện bằng nhiều
hình thức như. Tổ chức cho trẻ qua hoạt động dạy trên lớp bằng phương pháp
mở "Lấy trẻ làm trung tâm", ở mọi lúc mọi nơi...
- Cần quan tâm gần gũi trẻ, khuyến khích để trẻ chủ động phát huy tính
độc lập trong hoạt động và tập luyện bồi dưỡng thêm cho trẻ.
- Giáo viên phải làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh, làm tốt
công tác tham mưu cho Ban giám hiệu nhà trường về cơ sở vật chất tốt đảm
16


bảo yêu cầu cho việc tổ chức các hoạt động cho trẻ nói chung và hoạt động kể
chuyện nói riêng.
Để giúp trẻ nâng cao khả năng nhận biết và phát âm đúng đạt kết quả
cao, trước hết giáo viên phải có trình độ, năng lực, luôn đầu tư học hỏi kinh
nghiệm, không ngừng phát huy tính sáng tạo, tính linh hoạt trong giờ dạy.
Thường xuyên rèn luyện các thói quen nề nếp nói chung và nề nếp học
tập nói riêng cho trẻ.
Biết tích hợp các môn học khác một cách hợp lý, cho trẻ làm quen với
môn kể truyện thường xuyên, liên tục ở mọi lúc, mọi nơi.
Phải luôn nghiên cứu tài liệu, chuyên đề, tập san có liên quan đến hoạt
động kể chuyện, tham khảo học hỏi bạn bè, đồng nghiệp. Tham gia đầy đủ
các lớp học chuyên đề nâng cao nghiệp vụ chuyên môn thông qua thông tin
đại chúng, tâm huyết, nhiệt tình với nghề, thực sự kiên trì và nhẫn nại, yêu trẻ
như yêu chính con của mình. Nếu làm được những điều như trên tôi tin rằng
việc tổ chức hoạt động kể chuyện cho trẻ sẽ đạt kết quả cao.
II. KIẾN NGHỊ:
1. Đối với cán bộ quản lý giáo dục.
- Thường xuyên bồi dưỡng kiến thức chyên môn, kỹ năng sư phạm cho
giáo viên qua các lớp bồi dưỡng một cách óú hệ thống. Tạo điều kiện để giáo

viên tham gia các đơn vị điển hình tiên tiến giúp giáo viên có điều kiện đi học
tập mở mang kiến thức cho bản thân.
- Đẩy mạnh chỉ đạo, tuyên truyền, vận động giáo viên mầm non tích
cực phát huy sáng kiến kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động kể
chuyện cho trẻ.
- Tổ chức giao lưu, tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa các
lớp trong trường và giữa các trường trong địa bàn về kinh nghiệm tổ chức các
hoạt động kể chuyện.
2. Đối với giáo viên.
- Tích cực chủ động nắm vững chương trình GDMN, cách tổ chức thực
hiện các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, coi trong việc tổ chức hoạt động kể
chuyện cho trẻ.
- Khai thác, sử dụng sáng tạo các nguyên vật liệu, đồ dùng, đồ chơi phù
hợp để xây dựng môi trường hoạt động có tính mở, tổ chức cho trẻ hoạt động
làm quen với văn học thể loại chuyện kể một cách có hiệu quả.
- Linh hoạt sử dụng các biện pháp tổ chức hoạt động kể chuyện cho trẻ
mẫu giáo 3-4 uổi được đề xuất, phù hợp với khả năng của trẻ, điều kiện thực
tế của trường, lớp, của địa phương.
- Phối hợp tốt với phụ huynh trong việc giáo dục trẻ, giúp trẻ phát triển
ngôn ngữ tốt hơn.
3. Đối với các cấp lãnh đạo.

17


- Lãnh đạo các cấp, các ban ngành cần quan tâm hơn nữa đến ngành
học mầm non, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị ... để giúp giáo viên và nhà
trường có điều kiện thuận lợi trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo
dục trẻ nói chung và tổ chức tốt hoạt động làm quen với văn học cho trẻ nói
riêng ở trường mầm non.

Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm mà bản thân tôi đã lựa chọn và áp
dụng trên trẻ tại lớp tôi phụ trách và đạt hiệu quả cao trong năm học 20162017. Là một giáo viên nam, tuổi nghề chưa nhiều mà đối tượng trẻ còn quá
bé nên tôi cũng còn những điểm cần học hỏi thêm đồng nghiệp, rất mong
được sự quan tâm, giúp đỡ, đóng góp ý kiến để bản thân có thêm kinh nghiệm
trong công tác chăm sóc trẻ ngày một tốt hơn./.
XÁC NHẬN
CỦA HIỆU TRƯỞNG

Phượng Nghi, ngày 19 tháng 3 năm 2017
Tôi xin cam đoan SKKN là của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác
Người viết sáng kiến

Nguyễn Đình Cường

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tạp chí Giáo dục mầm non (2011); Vụ GDMN- BGD&ĐT.
2. Chương trình GDMN (Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TTBGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo),
Nhà xuất bản GD Việt Nam;
3. Bộ GD&ĐT ( 2010) "Tuyển tập thơ truyện mầm non" của Bộ Giáo
dục và Đào tạo;
4. Bộ GD&ĐT ( 2014) "Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên năm 2014 "
của Bộ Giáo dục và Đào tạo- Nhà xuất bản GD Việt Nam.

19



DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ
CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Đình Cường
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường MN Phượng Nghi

TT

Tên đề tài SKKN
Một số biện pháp giáo dục nề

1.

nếp thói quen cho trẻ 5-6 tuổi
tại trường MN Phượng Nghi

Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
giá xếp loại
xếp loại
(Phòng, Sở,
(A, B,
Tỉnh...)
hoặc C)
Phòng
GD&ĐT
Như Thanh


B

Năm học
đánh giá xếp
loại

2014-2015

20



×