Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

SKKN một số kinh nghiện chỉ đạo giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả ở trường mầm non an hoạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (587.92 KB, 24 trang )

SỞ gi¸o dôc & ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ THANH HÓA
………..*&*…………

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHỈ ĐẠO GIÁO DỤC SỬ
DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM HIỆU QUẢ Ở
TRƯỜNG MẦM NON AN HOẠCH

Người thực hiện: Lê Thị Hương
Chức vụ: Phó hiệu Trưởng
Đơn vị công tác: Trường MN An Hoạch
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý

THANH HÓA NĂM 2017

1


MỤC LỤC
NỘI DUNG

TRANG

1. Mở đầu

1

- Lý do chọn đề tài


1

- Mục đích nghiên cứu

2

- Đối tượng nghiên cứu

2

- Phương pháp nghiên cứu

2

2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2

2.1. Cơ sở lý luận

2

2.2. Thực trạng vấn đề

3

2.3 Các giải pháp đã thực hiện

6 - 17


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

17 - 19

3. Kết luận, kiến nghị

19 - 20

-

Kết luận

19

-

Kiến nghị

20

-

Tài liệu tham khảo, phụ lục

1. MỞ ĐẦU
2


- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Như chúng ta đã biết, Năng lượng có vai trò sống còn đối với cuộc sống con

người. Năng lượng là nhu cầu tự nhiên không thể thiếu đối với cuộc sống của con
người, năng lượng góp phần duy trì sự sống và phát triển đất nước. Nếu như
không có năng lượng sẽ không có sự sống, mọi thứ sẽ không tồn tại, thế nhưng
nguồn năng lượng quý báu của chúng ta đã đang dần hao mòn và cạn kiệt.
Vì vậy mà việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả đang là vấn đề cần
thiết và cấp bách hiện nay, không chỉ của một cá nhân, một trường học quan tâm
mà đó là vấn đề của toàn cầu. Vậy ta nên giáo dục con người nhận thức việc sử
dụng năng lượng tiết kiệm ngay từ nhỏ là rất cần thiết và trường mầm non là là
bậc học đầu tiên - nền tảng cơ sở cho việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ
thơ ngay từ bé - là nơi lý tưởng để giáo dục vấn đề này.
Trẻ mầm non là lứa tuổi mà trẻ thích học hỏi hiếu động, khám phá những
gì mới lạ, trẻ còn nhỏ tâm hồn trẻ ngây thơ hồn nhiên chưa biết nhiều về thế giới
xung quanh, Bởi vậy Giáo dục trẻ tiết kiệm được coi là một nội dung giáo dục
giảng dạy đạo đức quan trọng bậc nhất giúp trau dồi phẩm chất và hình thành
nhân cách lành mạnh ở trẻ. Chúng ta cần giáo dục trẻ ngay từ nhỏ để trẻ phát
triển về các mặt đạo đức, thói quen, có hành vi đúng đắn về việc sử dụng năng
lượng tiết kiệm đồng thời góp phần giáo dục cho trẻ một nề nếp thói quen tốt
cho tương lai sau này.
Để dạy trẻ biết tiết kiệm năng lượng ngay từ khi học ở trường mầm non
Các trường mầm non sẽ tích hợp nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết
kiệm hiệu quả vào chương trình giáo dục mẫu giáo thông qua các hoạt động giáo
dục trong ngày, nhằm hình thành cho trẻ ý thức, kỹ năng sử dụng năng lượng tiết
kiệm, hiệu quả phù hợp với thực tế địa phương. Đó là một trong những yêu cầu
của Bộ Giáo dục và Đào tạo Hướng dẫn gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo địa
phương để triển khai nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả
trong trường mầm non
Thực tế nhà trường tôi thấy rằng CBGVNV ở trường mầm non đa số đã
nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả
nhưng một số CBGVNV chưa thật sự gương mẫu, là tấm gương sáng cho trẻ
học tập và noi theo trong việc này do nhiều nguyên nhân như: nhận thức, thói

quen sinh hoạt cũ…dẫn đến lãng phí khi sử dụng điện, nước trong sinh hoạt,
trong công tác phục vụ bán trú hàng ngày ở trường mầm non
Vậy làm thế nào để CBGVNV có ý thức tốt hơn về việc sử dụng năng
lượng tiết kiệm, hiệu quả trong sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non - giải
pháp kinh tế khả thi nhất nhằm giảm lãng phí tiền của phụ huynh đóng góp, tiền
3


hoạt động của nhà trường, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiêu hao
năng lượng…
Từ những lý do trên bản thân là một nhà quản lý trường mầm non, tôi nhận
thức rõ tầm quan trọng, tính cấp thiết của vấn đề này nên trăn trở, suy nghĩ làm
thế nào để chỉ đạo giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả ở Trường
mầm non mình đang công tác; Và tôi suy nghĩ chọn đề tài “Một số kinh nghiệm
chỉ đạo giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả ở Trường mầm non
An Hoạch”
- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ
huynh về mục tiêu giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm; rèn luyện thói quen
sử dụng năng lượng tiết kiệm ở mọi lúc, mọi nơi trong đời sống xã hội. Đồng
thời nhằm giáo dục hình thành cho trẻ ý thức, kỹ năng sử dụng năng lượng tiết
kiệm, hiệu quả phù hợp với thực tế địa phương.
- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Đối tượng nghiên cứu đề tài này là: CBGVNV, phụ huynh và các cháu
Trường mầm non An Hoạch về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong
năm học 2016 - 2017.
- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
+ Phương pháp nghiên cứu lý luận
+ Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra, phỏng vấn , sử dụng các bài
tập tình huống.

+ Phương pháp điều tra
+ Phương pháp thống kê toán học - đánh giá phân tích kết quả
+ Phương pháp tổng hợp phân tích các tài liệu có liên quan.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1: CỞ SỞ LÝ LUẬN
Năng lượng có vai trò sống còn đối với cuộc sống con người. Sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả là một trong các biện pháp quan trọng để góp phần
giải quyết các vấn đề toàn cầu.
Thực hiện Quyết định số 4024/QĐ - BGDĐT ngày 27/7/2008 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc giao nhiệm vụ triển khai thực hiện Chương trình
mục tiêu Quốc gia “Đưa các nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm,
hiệu quả vào hệ thống giáo dục quốc dân”, trong các năm học gần đây, Theo đó
Chương trình GDMN đã đưa nội dung “ tiết kiệm năng lượng” là một trong
những nội dung giáo dục trẻ; Bộ GD & ĐT đã tổ chức biên soạn tài liệu và tổ
4


chc tp hun cho cỏn b qun lý v giỏo viờn mm non ct cỏn ca 63 tinh,
thnh ph.
Cn c hng dn S: 2691/BGDT- GDMN v/v: hng dn trin khai
ni dung giỏo dc s dng nng lng tit kim v hiu qu trong trng mm
non trin khai i tr trong cỏc trng mm non giai on 2010 - 2015 v
cỏc nm hc tip theo.
Tit kim in, nc khụng chi mang li li ớch cho ngi dõn m v lõu
di l cho c xó hi. Dự gia inh no cng bit phng chõm tit kim l quc
sỏch nhng vic thc hin hnh vi tit kim li cha thnh thúi quen.
Tr em l tng lai ca t nc, vic tuyờn truyn nõng cao nhn thc
chocỏc em l vụ cựng cn thit. Giỏo Dc s dng nng lng tit kim, hiu qu
gúp phn nõng cao nhn thc cho i ng cỏn b qun lý, giỏo viờn mm non,
cỏc bc ph huynh, tr mm non v cng ụng v tm quan trng ca vic s

dng nng lng tit kim hiu qu, hinh thnh ý thc, k nng v thúi quen tt
trong vic s dng nng lng tit kim.
Tit kim nng lng ó, ang v se l hnh ng c c xó hi hng
ti thc hin nhm hng ti mt mụi trng bn vng. V thc hin mụ hinh
tit kim nng lng (nh: in, nc...) trong trng hc cng quan trng hn
bi gúp phn bo v nguụn ti nguyờn nng lng ụng thi gúp phn hinh
thnh ý thc tit kim cho tr t khi cũn nh. Vi trng mm non An Hoch,
t vic nh nh: tt ốn, khúa vũi nc khi khụng s dng... hụm nay, cỏc bộ se
hinh thnh c ý thc tit kim cho ngy mai.
2.2. THC TRNG VIC GIO DC S DNG NNG LNG
TIT KIM HIU QU TRNG MM NON
a.Thun li:
Trng mm non An Hoch c cụng nhn trng chun quc gia mc
II trong nm hc: 2012 - 2013.
CBGV ca nh Trng ó c chn c i tip thu chuyờn giỏo dc
SDNLTKHQ v nhõn rng trin khai thc hin t nhiu nm hc gn õy;
Đợc sự quan tâm chỉ đạo của S GD&T Thanh Húa, Phũng GD&T TP
Thanh Hoá, ặc biệt là sự quan tõm ủng hộ của lónh o chớnh quyn a
phng và các tổ chức đoàn thể Phng An Hoch.
i ng CBGV nh trng ó thớch ng linh hot vi nhng vn i
mi trong GDMN hin nay.
Trng cú h thng in m bo, h thng nc mỏy sch tin ớch, m
bo an ton v sinh cho cụ v tr trong sinh hot.
5


Năm học: 2016 -2017 nhà trường đã làm tốt công tác Xã hội hóa giáo dục:
kêu gọi, vận động các bậc phụ huynh, tìm những “ mạnh thường quân” tài trợ
và trao tặng tự nguyện cho nhà trường hơn hai mươi máy điều hòa hai chiều
phục vụ cho sinh hoạt bán trú của trẻ tại trường được thuận lợi đảm bảo mát về

mùa hè, ấm về mùa đông
b. Khó khăn:
Nhà trường còn khó khăn, hạn chế về trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi còn
chưa đáp ứng đầy đủ theo yêu cầu hiện đại, đồng bộ.
Nhà trường tổ chức bán trú cho hơn 300 trẻ ăn, ngủ bán trú, học tập, vui
chơi tại trường, hàng ngày các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ tiêu tốn một
nguồn năng lượng (điện, nước…) khá lớn. Mà thực tế quản lý tôi thấy rằng đa số
Cán bộ giáo viên nhà trường đã nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng
năng lượng tiết kiệm, hiệu quả nhưng một số CBGVNV chưa thật sự gương mẫu,
là tấm gương sáng cho trẻ học tập và noi theo trong việc sử dụng năng lượng tiết
kiệm hiệu quả, chưa thường trực tạo thành thói quen thường xuyên do nhiều
nguyên nhân như: nhận thức, chưa có ý thức tiết kiệm cho tập thể, do thói quen
sinh hoạt cũ…
Hệ thống điều hòa hai chiều được lắp mới cho các phòng, lớp để phục vụ
cho sinh hoạt của trẻ được thuận lợi cũng là một điều phấn khởi cho cán bộ
quản lý và GVNV trong nhà trường, song thực tế cũng phát sinh một vấn đề
khiến người làm công tác quản lý phải trăn trở là nguồn năng lượng như: Điện,
nước, ga... cũng tiêu hao lớn hơn nhiều lần so với trước đây ( khi trường chưa
lắp điều hòa trên phòng lớp, dưới bếp đang còn nấu thêm cả bằng than, cả ga )
kéo theo hóa đơn tiền điện, ga, nước cũng tăng theo, mức đóng góp của phụ
huynh, nhà trường cũng phát sinh thêm; Nếu CBGVNV những người đang trực
tiếp CSGD trẻ trong sinh hoạt hằng ngày chưa có ý thức cao trong việc sử dụng
năng lượng tiết kiệm, hiệu quả thì thật là “ một bài toán khó cần ngay lời giải”
Trẻ mầm non còn nhỏ chưa có ý thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu
quả, Nên để trẻ có thói quen, hành vi đúng đắn giúp trẻ hình thành thói quen tiết
kiệm từ lúc nhỏ để trở thành người có ích cho xã hội sau này chúng ta cần giáo
dục trẻ ngay từ lúc này
Vì vậy, nếu không có biện pháp chỉ đạo thường xuyên giáo dục cô và trẻ sử
dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả thì sẽ lãng phí tiền đóng góp của phụ huynh,
tiền hoạt động của nhà trường… hao tốn nguồn năng lượng quốc gia một cách

lãng phí vô ích.
c. Kết quả khảo sát:
6


Để biết được thực tế việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả ở trường
mầm non như thế nào, ngay đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát trẻ, khảo sát
cán bộ giáo viên kết quả cụ thể như sau:
* KẾT QUẢ KHẢO SÁT TRẺ:

Lĩnh vực khảo sát

Tổng
số trẻ

Biết được các nguyên tắc sử
dụng điện an toàn.
Biết cách sử dụng năng lượng
(điện, nước...)tiết kiệm, hiệu quả ở
trường mầm non.
Nhận biết và có hành vi thái
độ đúng trong Sử dụng năng lượng
tiết kiệm hiệu quả.

Mức độ
Đạt
Số liệu Tỉ lệ %

Chưa đạt
Số liệu Tỉ lệ %


156

67

42.9

91

58.3

156

57

36.5

99

63.4

156

55

35.2

102

65.2


* KẾT QUẢ KHẢO SÁT CB GIÁO VIÊN:
Mức độ
Lĩnh vực khảo sát

Tổng số
GV

Ý thức, hành vi tiết kiệm
năng lượng trong sinh hoạt ở lớp, 30
trường.
Thái độ luôn gương mẫu
trong thực hiện sử dụng năng
30
lượng tiết kiệm, hiệu quả ở trường
mầm non
Tích hợp nội dung giáo dục
trẻ SDNLTKHQ vào trong các 30
hoạt động hàng ngày hợp lý.

Đạt
Số liệu

Tỉ lệ %

17

56

18


60

19

64

Chưa đạt
Tỉ lệ
Số liệu
%
13

12

11

43.3

40

37

Qua thực tế khảo sát và nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng
năng lượng tiết kiệm hiệu quả đối với gia đình, nhà trường, cộng đồng, toàn xã
hội... từ thực trạng sử dụng năng lượng chưa tiết kiệm hiệu qủa ở lớp, ở trường
… tôi suy nghĩ trăn trở tìm hiểu “Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo dục sử
dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả ở Trường mầm non An Hoạch”
2.3. CÁC GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG
TIẾT KIỆM HIỆU QUẢ Ở TRƯỜNG MẦM NON

7


Để chỉ đạo việc giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả ở trường
mầm non, bản thân tôi xác định cần phân loại hai đối tượng trong trường: đó là
CBGVNV và trẻ để có biện pháp chỉ đạo, giáo dục phù hợp với từng đối tượng
này. Song trước tiên tôi nhận thấy đối tượng đầu tiên cần quan tâm đến là
CBGVNV trong nhà trường
* Đối với CBGV:
1. Bồi dưỡng, giáo dục nâng cao nhận thức cho CBGVNV về sử dụng năng
lượng tiết kiệm hiệu quả :
Bản tôi nhận thức rằng CBGVNV phải là người gương mẫu - là tấm gương
sáng trong sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả để cho trẻ học tập và noi
gương, nên ngay đầu năm học BGH đã họp CBGVNV toàn trường để triển khai
kế hoạch nhiệm vụ năm học mới và triển khai nội dung các chuyên đề lồng ghép
như: giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu
quả…xây dựng cam kết, thống nhất và đưa vào là một trong các tiêu chí đánh
giá thi đua hàng tháng. Tuyên truyền nhấn mạnh trong các cuộc họp định kỳ,
họp chuyên môn hàng tháng để CBGVNV hiểu đầy đủ, hiểu sâu chuyên đề và
thấy được tính cấp bách, cần thiết phải sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả
không chỉ ở trường mà cả ở gia đình.
Ngoài ra BGH chúng tôi luôn nhắc nhở, tuyên truyền để CBGV thấy được
việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả là một trong những giải pháp kinh
tế khả thi nhất nhằm giảm lãng phí về kinh tế, giảm thiểu tiêu hao, cạn kiệt
nguồn năng lượng, giảm ô nhiễm môi trường, vì thế hãy tiết kiệm điện, nước...
bằng nhiều hình thức như: nhắc nhở, hướng dẫn CBGVNV: cách sử dụng điều
hòa hợp lý, tiết kiệm để đảm bảo sức khỏe cho trẻ cụ thể: nhà trường đã cho lắp
đặt cầu giao điện dành riêng cho hệ thống điều hoà giao cho bảo vệ trực trường
phụ trách và quy định, thống nhất thời tiết, thời điểm, thời gian cần thiết, phù
hợp thì mới bật hoặc tắt điều hòa tránh lãng phí và sử dụng bất cập ( nếu thời tiết

mát mẻ nên khuyến khích mở cửa đón gió khí trời tự nhiên không cần bật điều
hòa), chọn mức nhiệt độ an toàn, hợp lý với trẻ: 26o - 28o
- Không để bé trong phòng điều hòa liên tục 4 giờ.
- Trước khi đưa trẻ ra khỏi phòng thì nên tắt điều hòa trước 30 phút, mở
cửa cho không khí lưu thông và để cơ thể thích nghi dần với nhiệt độ bên ngoài.
- Tránh thay đổi đột ngột môi trường nhiệt độ cho trẻ khi đang ở phòng
điều hòa ra ngoài
- Khi đi ngoài nắng về, mồ hôi nhiều, không cho trẻ vào ngay phòng điều
hòa quá lạnh sẽ làm cho trẻ bị sốc nhiệt ảnh hưởng ko tốt tới sức khỏe của trẻ.
Trước đó, hãy lau mồ hôi cho và để trẻ nghỉ ngơi một lúc. Khi mở phòng điều
8


hòa, cho trẻ đứng ở cửa một vài phút cho quen với môi trường mát lạnh ở trong,
rồi mới cho vào.
- Tận dụng ánh sáng, gió trời ( nếu có) thay cho dùng bóng điện, quạt điện,
điều hòa là cách tiết kiệm năng lượng.

Bên cạnh đó, nhà trường kêu gọi hưởng ứng giờ trái đất, Chiến dịch giờ
trái đất năm 2017 đã chính thức được phát động với thông điệp “Tắt đèn bật
tương lai”. Chiến dịch được triển khai rộng rãi khắp 63 Tỉnh, Thành phố trên cả
nước. Theo đó, các tỉnh, thành phố sẽ đồng loạt tắt đèn từ 20h30 đến 21h30
ngày 25 tháng 3 năm 2017. Nhà trường kêu gọi Hưởng ứng giờ Trái Đất: kêu
gọi tất cả các gia đình CBGVNV và phụ huynh: Tắt đèn trong vòng một giờ từ
20h30 đến 21h30 tối thứ bảy tuần cuối tháng 3...

2. Xây dựng nội quy sử dụng điện, nước trong trường, lớp. Phát động
thực hiện tiết kiệm trong sử dụng năng lượng phục vụ sinh hoạt hàng ngày.
9



BGH chúng tôi nghiên cứu để xây dựng quy định chế độ và thời gian sử
dụng các trang thiết bị điện trong các nhóm lớp, các phòng làm việc khi không
có người làm việc đều phải tắt hết điện, quạt, các thiết bị...
Các thiết bị như: đàn, ti vi, đài, quạt, máy tính, điều hòa trong các lớp chỉ
được bật khi tổ chức hoạt động cho trẻ.
Đèn hành lang, đèn bảo vệ phải quy định thời gian bật, tắt theo mùa.
Ví dụ: mùa hè bật vào lúc 19h, tắt lúc 5h sáng; mùa đông: bật vào lúc 18h, tắt
lúc 6h sáng.
Không được để quên vòi nước chảy khi cho trẻ rửa tay và đi vệ sinh song
GV phải kiểm tra lại thiết bị vòi nước xem đã khóa kỹ chưa? Tránh để rò rỉ nước
hoặc trẻ quên không khóa vòi...
Ban giám hiệu nhà trường cũng tăng cường kiểm tra, nhắc nhở với câu
khẩu hiệu: “Bạn hãy nhớ tắt khi không sử dụng! ” để mọi người không quên
hành vi tiết kiệm điện, nước dần dần hình thành thói quen tốt ở mọi nơi, mọi lúc.
Đồng thời còn chỉ đạo cho làm những hướng dẫn sử dụng điện, nước tiết kiệm,
hợp lý gắn vào các dụng cụ điện, nước trong trường, lớp, ngoài hành lang, lối
đi…để nhắc nhở mọi người. Ở mỗi lớp, các cô đều làm những bảng ghi nhớ với
những lời nhắc nhở dễ thương về tiết kiệm điện, nước được dán gần thiết bị, ở
những góc dễ nhìn nhất nhằm nhắc nhở bản thân mình và trẻ trong mỗi việc làm,
hành động hàng ngày như:

10


Ngoài ra khi lựa chọn các thiết bị điện chúng tôi chú ý mua và sử dụng các
thiết bị an toàn, tiết kiệm năng lượng trong nhà trường như: bóng compact,
sơntường màu sáng…không chỉ thay đổi thiết bị điện sang dạng tiết kiệm điện,
BGH còn tổ chức tập huấn cho CBGVNV của nhà trường về thực hiện tiết kiệm
điện, nước từ các hành vi rất nhỏ như tắt điện khi ra khỏi lớp... cho tới cách sử

dụng khoa học phù hợp cho các thiết bị máy móc như: điều hòa, máy tính, máy
chiếu... đều được hướng dẫn tới các cô giáo cùng cán bộ trong nhà trường.

Cuối giờ chiều trước khi về bảo vệ nhà trường có trách nhiệm kiểm tra
việc sử dụng các thiết bị điện, nước...ở tất cả các phòng lớp theo quy định của
11


nhà trường và có thông báo lên bảng của trường hàng tuần nếu lớp nào trong
trường quên ko tắt thiết bị khi không sử dụng hoặc không tắt trước khi ra về ?...)
kiểm tra xem các thiết bị có bị dò rỉ hay hỏng hóc gì không để báo về BGH cho
thợ sửa chữa ngay kịp thời để tránh thất thoát vô ích, lãng phí…
Do thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở và có biện pháp tuyên dương, khen
thưởng kịp thời đối với những CBGVNV thực hiện tốt, phê bình nhắc nhở kịp
thời đối với những lớp, những CBGVNV thực hiện chưa tốt, chưa có ý thức sử
dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả… dần dần tạo nề nếp thói quen tốt cho
CBGVNV nhà trường.
Công khai hoá đơn thu nộp tiền điện, nước, ga hàng tháng để CBGVNV
thảo luận đối chiếu so sánh mức tiền đóng phí từng tháng như thế nào? ( tăng
hay giảm lý do vì sao? Những lớp nào trong tháng đã bị nhắc nhở ghi tên vì
quên tắt thiết bị điện, nước…). BGH quyết định nếu dư tiền điện, nước, ga hàng
tháng theo dự toán sẽ chuyển nguồn tiền này góp vào tiền thưởng cuối năm cho
CBGV nào thực hiện tốt, tiết kiệm ( như góp vào may đồng phục cho chị em…)
từ đó chị em trong trường nhận ra một điều rằng sử dụng năng lượng tiết kiệm,
hiệu quả nếu sẽ có ích vô cùng: giảm lãng phí tiền của phụ huynh đóng góp,
giảm lãng phí tiền của tập thể nhà trường… bớt tiêu hao năng lượng tài nguyên
của Đất nước…
3. Chỉ đạo GV ứng dụng công nghệ thông tin hợp lý để giáo dục trẻ Sử
dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả
Để có thêm tư liệu, hình ảnh giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu

quả tôi chỉ đạo, hướng dẫn cho GV ứng dụng công nghệ thông tin bằng cách
khai thác, cập nhật thông tin, hình ảnh quảng cáo từ các kênh truyền hình,
Internets về sử dụng năng lượng tiết kiệm để giúp cô giáo có thêm nhiều tư liệu
hình ảnh phong phú sinh động, lôi cuốn khi hướng dẫn trẻ giúp trẻ dễ hiểu, dễ
nhớ, nhớ lâu và hiểu sâu về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
Ví Dụ: Biết tâm lý trẻ hay bắt chước và thích xem quảng cáo vì quảng cáo
có các hình ảnh đẹp sống động như thật và có nội dung tuyên truyền hấp dẫn về
giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả được các diễn viên có tên tuổi,
nhiều người mến mộ, trẻ thơ yêu thích như chú Xuân Bắc, người mẫu Thúy
Hạnh… thể hiện) như trên tivi truyền hình VTV1 có quảng cáo “Tắt lúc không
sử dụng”, gợi ý cho GV cắt tải những đọa quảng cáo này đến thời điểm phù hợp
cho trẻ xem và lại nhắc trẻ lúc trời sáng không được bật đèn, hoặc chỉ nên
bật một bóng thôi, vặn vòi nước rửa vừa phải và khóa khi không sử dụng...để
tiết kiệm tiền mua sữa, mua đồ chơi đẹp... nên trẻ nhớ lời cô dạy và thực hiện
nghiêm túc đã góp phần hình thành ý thức tiết kiệm điện, nước cho trẻ”.
12


Ví dụ: Một số đoạn phim quảng cáo có nội dung tuyên truyền giáo dục sử
dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trên truyền hình VTV1 để cho trẻ xem và
tìm hiểu như:
1.Bố đang xả vòi nước rửa xe ô tô. Bố để quên vòi nước chảy tràn ra ngoài
trong khi đang mải cọ rửa, lau chùi xe. Bé chạy đến tắt vòi nước và nhắc bố. Bố
nhận lỗi và hai bố con ôm nhau cười tình cảm, hạnh phúc.
2.Ông ngồi xem ti vi và ngủ quên. Bé chạy đến nhẹ nhàng tắt ti vi và đánh
thức ông dậy nhắc ông nhớ tắt ti vi. Ông ôm cháu vào lòng cười sung sướng vì
cháu ngoan.
3.Bà đang xả vòi nước để rửa rau, quả nhưng để chảy tràn. Ông đến tắt vòi
nước và nhắc nhở Bà.
4.Một chú hết giờ làm việc ôm một chồng tài liệu đi ra khỏi phòng, chú quên

tắt điện trong phòng. Một cô đồng nghiệp đi đến với tay tắt công tắc điện và
nhắc chú.
Kết thúc các đoạn phim tuyên truyền, quảng cáo trên là những lời giáo dục,
nhắc nhở tất cả mọi người đã được phổ nhạc thành câu hát dễ nhớ, dễ hiểu:
“ Góp sức chung tay cho một ít
Góp sức chung tay cho cuộc sống tươi đẹp.”
Hay lời nhắc nhở: “ Bạn hãy nhớ: Tắt khi không sử dụng”
Sau khi cho trẻ xem xong những đoạn phim như trên cô giáo trò truyện với
trẻ về nội dung tuyên truyền trong phim và nhắc nhở giáo dục trẻ SDNLTKHQ.
13


Trẻ rất hứng thú và thảo luận sôi nổi cùng cô, thông qua đó giúp trẻ nhận ra
hành vi đúng, sai, được cung cấp kiến thức và kỹ năng, các biện pháp để tiết
kiệm năng lượng rất hiệu quả, thoải mái, hào hứng.
* Đối với trẻ:
Vì trẻ chưa biết được các nguyên tắc sử dụng điện, nước an toàn, nhiều gia
đình trao đổi với cô giáo và nhà trường là: ở nhà các cháu còn nghịch dại do
chưa ý thức được việc mình làm như: tự cắm và rút phích điện, mở cửa tủ lạnh
quên không đóng, sờ tay vào cánh quạt khi quạt đang quay, chọc ngoáy vào ổ
điện…rất nguy hiểm, nhiều phen hú vía cho gia đình và cô giáo. Vì thế để giáo
dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trước tiên tôi nhận thấy cô giáo và
người lớn chúng ta cần phải giáo dục trẻ các nguyên tắc sử dụng điện, nước an
toàn như
1. Giáo dục trẻ các nguyên tắc sử dụng điện, nước an toàn:
Luôn luôn hỏi người lớn khi sử dụng các thiết bị liên quan đến điện.
Không được tự cắm và rút phích điện ra khỏi ổ cắm.
Không được sờ vào điện khi tay, chân ướt hoặc đi chân đất.
Không bao giờ được chạm vào dây điện, đặc biệt là các dây điện bị đứt.
Khi ngửi thấy mùi khét trong nhà phải báo ngay với người lớn.

Không tự ý ra giếng nước, ao, hồ sông, biển… nghịch khi không có người
lớn đi cùng.
Khuyến khích trẻ nên học bơi để bảo vệ mình khi xuống nước.
Để giáo dục trẻ các nguyên tắc sử dụng điện, nước an toàn GV cần tìm
kiếm các hình ảnh, tư liệu thông tin về tai nạn điện, nước nguy hiểm đồi với trẻ
để cho trẻ quan sát, thảo luận cùng rút kinh nghiệm, và rút ra cách phòng tránh
tai nạn , có kỹ năng phòng tránh.
Ngoài ra tôi đã áp dụng chỉ đạo, gợi ý cho GViên một số hình thức khác để
giáo dục trẻ SDNLTKHQ như sau:
2. Phương pháp nêu tình huống có vấn đề:
Để trẻ thấy được tầm quan trọng của năng lượng như: điện, nước, than… từ
đó trẻ sẽ có ý thức hơn trong sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cô
khéo léo tạo ra những tình huống có vấn đề để trẻ tìm hiểu khám phá:
Ví dụ: Trời nắng nóng nếu mất điện( hoặc cô thử tắt điện trong vài phút) và
hỏi trẻ:
+ Trời nắng nếu không có điện, hoặc mất điện các con cảm thấy thế
nào( trẻ nêu suy nghĩ và cảm nhận của mình: nóng, bức, khó chịu…)
+ Buổi tối mà mất điện thì con thấy thế nào?( tối, mò mẫm, ko có ánh sáng
để ăn cơm, ko được xem ti vi…)
14


Hoặc: Nếu hết ga, than thì mọi người sẽ thế nào? ( không nấu được cơm ăn,
nước uống... sẽ đói bụng...)
Sau khi trẻ đã hiểu rõ tầm quan trọng của năng lượng với cuộc sống con người
cô lại đưa ra các tình huống để nhắc nhở trẻ phải tiết kiệm năng lượng như:
Cô đưa ra tình huống và hỏi trẻ:
+ Khi học xong ra khỏi phòng thì chúng ta phải làm gì? ( tắt điện, tắt quạt,
tắt điều hòa, máy tính…)
+ Nếu không xem ti vi nữa thì con sẽ làm gì? ( tắt ti vi)

3. Chỉ đạo GV lồng ghép tích hợp các nội dung gdục SDNLTKHQ trong
các giờ học, trong sinh hoạt hàng ngày, mọi lúc mọi nơi:
Ngoài một số phương pháp trên tôi còn chỉ đạo giáo viên nghiên cứu chương
trình để lồng ghép tích hợp các nội dung gdục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu
quả trong các giờ học, trong sinh hoạt hàng ngày, mọi lúc mọi nơi như:
Giáo dục trẻ qua giờ học:
Ví dụ: Chủ đề: “Nghề nông quê em” GV lồng ghép giáo dục năng lượng vào
tiết dạy như :Phơi lúa bằng ánh nắng mặt trời, năng lượng giúp cây quang hợp
và tươi tốt .
Hay chủ đề “Gia đình” GV lồng ghép giáo dục sử dụng tiết kiệm năng
lượng, sử dụng năng lượng thay thế bằng cách giáo dục trẻ phơi ca, khăn, quần
áo dưới ánh nắng mặt trời để khô và diệt vi khuẩn. tắt điện, quạt, đài, ti vi… khi
không sử dụng…
Giáo dục trẻ thông qua hoạt động ngoài trời:
Cô tận dụng những ngày thời tiết nắng ấm để trẻ được hoạt động một cách
thoải mái, được quan sát thời tiết hiểu rõ tác dụng của ánh sáng mặt trời đối với
cơ thể con người và cây cối, con vật. Qua đó, giáo dục trẻ biết tận dụng thời tiết
vào sinh hoạt hàng ngày hợp lý, nhờ vậy mà tiết kiệm được điện năng mà không
gây lãng phí một cách vô ích. Sau khi hoạt động ngoài trời kết thúc cô cho trẻ
nghỉ ngơi dưới gốc cây để hóng mát. Trò chuyện với trẻ: Các con thấy mát
không? Nhờ có gió làm mát nên chúng ta bớt sử dụng quạt điện trong lớp hay
gia đình.
Giáo dục trẻ qua một số thí nghiệm nhỏ:
Cho trẻ cùng gấp thuyền giấy và thả vào nước để sử dụng sức gió giúp
thuyền di chuyển
Cùng trẻ làm chong chóng bằng lá dừa để sử dụng sức gió cho chong chóng quay.
Cô cùng trẻ phơi ca và khăn vào cuối tuần sử dụng áng năng mặt trời để làm
khô và diệt khuẩn.
Giáo dục trẻ thông qua hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân
15



Đây là các hoạt động nhằm hình thành một số nề nếp, thói quen trong sinh
hoạt nên khi ăn xong nhắc trẻ: đánh răng, uống nước, lấy nước uống vừa đủ, lấy
cốc hứng nước, không vặn vòi nước chảy liên tục khi đánh răng… Nhắc trẻ phải
biết rửa tay trước khi ăn, sau khi ăn. Khi rửa tay phải chú ý vặn vòi nước vừa đủ,
tránh vặn vòi nước quá to làm ướt quần áo đồng thời lại không tiết kiệm được
nước, khi rửa xong phải nhớ khóa vòi nước.

Hình ảnh: Bé biết khóa vòi nước sau khi rửa tay.
Khi trẻ ngủ, cô trò chuyện để trẻ biết đây là khoảng thời gian mà có thể
thực hiện tiết kiệm bằng cách tắt bớt bóng đèn, tắt bớt quạt ở những phòng
không sử dụng đến, điều chỉnh nhiệt độ của máy điều hòa cho ấm lên, vừa tiết
kiệm vừa tốt cho sức khỏe của cô và trẻ.
Khi thời tiết chuyển sang mùa hè, nhắc trẻ ứng phó với biến đổi khí hậu,
dạy trẻ nghe thời tiết để mặc trang phục cho phù hợp, biết cởi bớt quần áo, mặc
quần áo phù hợp với mùa, không nằm quá gần nhau để đỡ nóng bức, khi ngủ
dậy nhớ tắt quạt hoặc tắt điều hòa, tắt điện khi ra khỏi phòng.
Giáo dục trẻ thông qua hoạt động chiều:
Đây là hoạt động cô giáo ôn kiến thức cũ hoặc cho trẻ làm quen bài mới,
thực hành trò chơi mới, bên cạnh đó cũng lồng ghép giáo dục trẻ biết sử dụng
năng lượng tiết kiệm một cách hiệu quả. Trong đó, đặc biệt chú ý hướng dẫn trẻ
kỹ năng lao động tự phục vụ như biết phơi khăn mặt ở nơi có ánh nắng mặt trời,
16


rửa mặt, rửa tay phải biết tiết kiệm nước, biết sắp xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng,
ngăn nắp để lớp học thoáng mát.
Giáo dục trẻ thông qua hoạt động nêu gương:
Có thể đưa tiết kiệm năng lượng vào tiêu chuẩn bé ngoan hàng ngày, hàng

tuần để có thể nhận xét đánh giá trẻ thông qua hoạt động nêu gương cuối ngày.
Tập cho trẻ tự nhận xét về mình, hôm nay mình có ngoan không, có biết tiết
kiệm nước hay không và lý do vì sao chưa tiết kiệm năng lượng ? Lúc đó cô sẽ
quan sát và xem xét những điều trẻ nói có đúng không ? nếu đúng cho cả lớp
tuyên dương vì trẻ đã làm được việc tiết kiệm hoặc trẻ đã biết tự nhận ra khuyết
điểm của mình, việc làm như vậy rất đáng khen và thưởng.
Có những trẻ nào không biết tiết kiệm năng lượng nhưng không tự nhận lỗi
thì có thể phạt trẻ đó không được cắm cờ và cuối ngày và không được nhận
phiếu bé ngoan cuối tuần.
Ngoài ra, cô giáo có thể vận dụng vào thời điểm này để kể cho trẻ nghe một
số câu chuyện về tiết kiệm điện, nước...
* Đối với phụ huynh:
1.Tuyên truyền, vận động, phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh để giáo
dục trẻ Sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả.
Gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ phát
triển toàn diện, là một trong những môi trường giáo dục có tác động mạnh mẽ
nhất đối với việc hình thành nhân cách cho trẻ. Vì vậy, việc giáo dục trẻ sử dụng
năng lượng tiết kiệm phải thực hiện không chỉ ở trường mầm non mà cần được
tiếp tục giáo dục ở trong gia đình. Từ đó, hình thành cho trẻ thói quen, ý thức sử
dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả ở mọi lúc, mọi nơi.
Tiết kiệm điện, nước không chỉ mang lại lợi ích cho người dân mà về lâu dài
là cho cả xã hội. Dù gia đình nào cũng biết phương châm “tiết kiệm là quốc
sách” nhưng việc thực hiện hành vi tiết kiệm lại chưa thành thói quen.
Hiểu được điều đó BGH nhà trường cùng CBGV đã tổ chức các buổi họp
phụ huynh, các buổi tập huấn hội thảo để tuyên truyền cho phụ huynh trẻ được
biết về tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu
quả. Cùng nhau trao đổi đi đến thống nhất các yêu cầu, nội dung, phương pháp,
hình thức giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm... Trước hết người lớn phải
là tấm gương tiết kiệm năng lượng cho trẻ noi theo.
Tại những buổi họp các phụ huynh được nhà trường cung cấp tài liệu tuyên

truyền mang đến những thông tin hữu ích thông qua các cuốn cẩm nang, tờ rơi
tuyên truyền sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả (tài liệu do chú rể nhà trường
làm ở Sở Điện lực Thanh hóa sưu tầm tặng nhà trường, kết hợp cho tìm kiếm
17


sưu tầm trên các phương tiện thông tin đại chúng)... giúp các phụ huynh có thêm
những kiến thức hữu ích trong việc sử dụng các thiết bị tiêu thụ điện trong gia
đình một cách tiết kiệm và hiệu quả.
Đồng thời BGH còn lên kế hoạch tổ chức cho phụ huynh được dự giờ các
hoạt động giáo dục của hầu hết các nhóm lớp có lồng ghép tích hợp nội dung
giáo dục trẻ SDNLTKHQ theo chủ đề
Trẻ mầm non dễ nhớ nhưng cũng rất mau quên. Nếu được giáo dục tại gia
đình sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành thói quen sử dụng năng
lượng tiết kiệm, hiệu quả cho trẻ, vì thế cô giáo sẽ hướng dẫn phổ biến cho các
bậc phụ huynh giáo dục hình thành thói quen tiết kiệm năng lượng cho trẻ ở gia
đình để tạo sự đồng bộ thống nhất giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo
dục trẻ. Bài học tiết kiệm cơ bản, đơn giản nhất mà người lớn có thể áp dụng với
mọi em bé đó là hướng dẫn bé tiết kiệm năng lượng khi không dùng tới.
Làm quen với những việc đơn giản hàng ngày: Vặn vòi nước ngay khi
không sử dụng, tắt điện khi không dùng tới, mở điều hòa chỉ thật khi cần thiết,
không mở cửa tủ lạnh lâu...
Hướng dẫn trẻ tận hưởng ánh sáng mặt trời và gió mát tự nhiên mỗi khi có
thể thay vì sử dụng điện quạt.
Luôn hướng dẫn trẻ mang bình nước theo mình để không lãng phí tiền bạc
vào việc mua nước đóng chai.
Tại gia đình, việc xây dựng cho trẻ các bài học tiết kiệm dựa trên các từ
khóa "vừa đủ", "lãng phí", "tiết kiệm" chính là cách để cha mẹ giúp trẻ có
thói quen và nhận thức đúng đắn trong việc sử dụng vật chất.
Giáo dục trẻ tiết kiệm năng lượng không chỉ đơn thuần là nói với trẻ về việc

con số trên tờ hóa đơn điện nước của gia đình bạn sẽ giảm được bao nhiêu? mà
thông qua việc này, cha mẹ có thể dạy con các vấn đề về môi trường, về việc
lãng phí năng lượng có thể gây nên các hiện tượng khan hiếm nhiên liệu, góp
phần vào việc nóng lên của trái đất, ô nhiễm môi trường...
Được nghiên cứu kỹ tài liệu, lý thuyết và dự giờ dạy mẫu tại lớp, trường các
phụ huynh rất phấn khởi và tích cực trao đổi kinh nghiệm giáo dục, nhắc nhở
trẻ về các nội dung sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả; trách nhiệm của nhà
trường và gia đình trong việc vận dụng phương pháp giáo dục giúp trẻ hiểu được
cách tiết kiệm năng lượng.
Ngoài ra BGH còn tổ chức góc tuyên truyền, trao đổi với phụ huynh về nội
dung giáo dục trẻ SDNLTKHQ thể hiện nổi bật trên bảng tin của trường, bảng
tuyên truyền của các lớp. Ngoài ra chúng tôi còn tuyên truyền lên các biểu
18


bảng, môi trường bên ngoài lớp học, trò chuyện với phụ huynh vào các buổi đón
trẻ, trả trẻ
Sau các buổi họp phụ huynh tuyên truyền về chuyên đề này cha mẹ, ông, bà…
các cháu rất phấn khởi vì thấy được rằng con, cháu mình đến trường Mầm non
được học hỏi nhiều điều bổ ích và nhất chí cao, đồng tình ủng hộ kết hợp với nhà
trường giáo dục trẻ trong SDNLTKHQ trường mầm non và ở tại gia đình.
2.4 HIỆU QUẢ CHỈ ĐẠO GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG
TIẾT KIỆM HIỆU QUẢ Ở TRƯỜNG MẦM NON AN HOẠCH
Qua quá trình thực hiện một số giải pháp như trên và cuối năm học tôi đã
tiến hành khảo sát thực tế đạt được một số kết qủa như sau:
* KẾT QUẢ KHẢO SÁT TRẺ:

Lĩnh vực khảo sát
Biết được các nguyên tắc
sử dụng điện an toàn.

Biết cách sử dụng năng
lượng (điện, nước) tiết kiệm,
hiệu quả ở trường mầm non.
Nhận biết và có hành vi
thái độ đúng trong SD năng
lượng tiết kiệm hiệu quả.

Tổng
số trẻ

Đạt

Mức độ
Chưa đạt

Số liệu

Tỉ lệ %

Số liệu

Tỉ lệ %

156

152

97.4

4


2.6

156

149

95.5

7

4.5

156

147

94.2

9

5.8

* KẾT QUẢ KHẢO SÁT CBGVNV
Lĩnh vực khảo sát

Tổng số
GV

Mức độ

Đạt
Số liệu Tỉ lệ %

Số liệu

Chưa đạt
Tỉ lệ %

Ý thức, hành vi tiết kiệm
năng lượng trong sinh hoạt ở
30
30
100
0
0
lớp, trường.
Thái độ luôn gương mẫu
trong thực hiện sử dụng năng
30
29
96.6
1
4
lượng tiết kiệm, hiệu quả ở
trường mầm non
Lồng ghép tích hợp nội
dung giáo dục trẻ
30
28
93.3

2
6.7
SDNLTKHQ vào trong các
hoạt động hàng ngày hợp lý.
* Đối với trẻ:
Qua khảo sát đánh giá trẻ, dự giờ kiểm tra thăm lớp tôi nhận thấy các cháu
đã có những chuyển biến tiến bộ rõ nét về ý thức tiết kiệm trong sử dụng năng
19


lượng quanh bé như: biết xả nước vừa phải khi rửa tay, không xả tràn, không để
vòi nước chảy tự do khi không sử dụng, biết sử dụng sức gió để làm mát mà
không cần dùng quạt, biết tắt quạt, tắt điện... khi không sử dụng, hoặc nhắc
người lớn tắt khi họ quên. Trẻ đã có hành vi, thái độ, ý thức tốt hơn trong sử
dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả.
Với các bé, việc được cô nhắc nhở thường xuyên, nhận thức được từ hành
động tới lời nói của các cô cũng đã góp phần rất lớn tới việc hình thành thói
quen tiết kiệm năng lượng. Thậm chí, có bé còn biết yêu cầu người lớn trong
nhà tắt đèn khi ra khỏi nhà, một việc làm mà nhiều người lớn vẫn quên và không
chú ý : “Sao nhà mình bật nhiều đèn thế? Tắt đi không là tốn tiền đấy!..”.
Nghe bé Hà Vi (con chị Lâm nhắc nhở mẹ bởi vì lãng phí điện, nhiều người
không khỏi ngạc nhiên, do chưa từng nghĩ rằng, một cháu bé 4 tuổi đã có ý thức
tiết kiệm điện. Có thắc mắc này đi hỏi mẹ cháu chị Lâm phấn khởi cho biết:
“ Cháu mới 4 tuổi mà đã biết ý thức tiết kiệm điện rồi đấy bác ạ! Vì cháu luôn
được cô giáo và bố mẹ nhắc nhở nên đã thành thói quen rồi ...”
Qua trao đổi với phụ huynh tôi biết đa số các cháu ở nhà biết nhắc nhở cha
mẹ tắt tivi trước khi đi ngủ, hay tắt đèn khi ra khỏi phòng, biết giúp mẹ phơi ca,
phơi chén để diệt trùng,biết tiết kiệm nước khi vệ sinh cá nhân.
* Đối với CBGVNV Nhà trường
Việc triển khai giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm hợp lý tại Trường

đã giúp tập thể cô và bé của trường có một thay đổi mới, thay đổi theo chiều
hướng tốt đẹp và hiệu quả hơn.
Thực tế cho thấy, từ tháng 8 năm 2016, khi phong trào tiết kiệm điện, nước,
ga của trường phát động và áp dụng tới nay mỗi tháng lượng điện, nước, ga tiết
kiệm được khoảng 20 - 30%, một kết quả đáng phấn khởi và cần phát huy; qua
đó thói quen sử dụng năng lượng tiết kiệm cũng đã được hình thành trong toàn
thể CBGVNVnhà trường.
Khi trao đổi thảo luận kết quả thực hiện , Cô Nguyễn Thị Nga, GV chủ
nhiệm lớp mẫu giáo lớn A3 cho hay: " Được tập huấn và hàng ngày thực hiện
việc tiết kiệm điện, nước...tôi cảm thấy các hoạt động tiết kiệm điện, nước...
giống như thói quen hàng ngày. Và cũng vì vậy, việc giáo dục các bé biết tiết
kiệm điện, tiết kiệm nước cũng dễ dàng và thuận lợi hơn. Chúng tôi luôn tự nhắc
bản thân phải thực hiện các hành vi tiết kiệm hàng ngày, không phải chỉ ở
trường mà cả ở nhà cũng trở thành thói quen tốt hàng ngày".
CBGVNV đã có ý thức thực hiện tiết kiệm hơn, gương mẫu cho trẻ noi theo
cụ thể: không còn tình trạng để quên vòi nước chảy, quên không tắt đèn, tắt quạt,
tắt điều hòa... khi không sử dụng. Mức nộp tiền điện, nước hàng tháng của nhà
20


trường giảm dần do sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả phần dôi dư trong
tiền điện, nước được góp vào để khen thưởng cho CBGV cuối năm mọi người rất
phấn khởi.
BGH chúng tôi phấn khởi khi thấy CBGV đã nắm vững được về chuyên đề:
Giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả ở trường mầm non (các
nguyên tắc thực hiện, nội dung giáo dục trẻ, các hoạt động, phương pháp thực
hiện, tích hợp nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.)
* Đối với các bậc phụ huynh trẻ:
Các phụ huynh trẻ (Cha mẹ, ông bà...) các cháu phấn khởi vì thấy được
rằng con, cháu mình đến trường mầm non được học hỏi nhiều điều bổ ích và

nhất chí đồng tình ủng hộ kết hợp với nhà trường giáo dục trẻ sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả trong trường mầm non và ở tại gia đình.
3.KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
* KẾT LUẬN:
Qua thời gian thực hiện, tôi nhận thấy việc giáo dục sử dụng năng lượng
tiết kiệm hiệu quả ở trường mầm non là một việc làm rất cần thiết bản thân tôi
đã rút ra được một số kinh nghiệm sau:
CBGV phải có là người có ý thức gương mẫu - là tấm gương sáng trong
thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả để trẻ học tập noi theo.
Cô giáo phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, mẫu mực, chịu khó, kiên
trì, tìm tòi học hỏi, luôn có biện pháp sáng tạo đổi mới trong giảng dạy và chăm
sóc giáo dục trẻ.
CBGV phải nắm vững được về chuyên đề: Giáo dục trẻ sử dụng năng
lượng tiết kiệm, hiệu quả ở trường mầm non (các nguyên tắc thực hiện, nội dung
giáo dục trẻ, các hoạt động, phương pháp thực hiện, tích hợp nội dung giáo dục
sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả...)
Chú trọng xây dựng tạo môi trường lớp học thoáng mát, đẹp mắt, hấp dẫn trẻ.
GV linh hoạt ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác, cập nhật thông tin, hình
ảnh từ kênh truyền hình, Internets để làm phong phú nội dung, hình thức, phương
pháp giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả ở trường mầm non.
Chú trọng phương pháp thực hành trải nghiệm - bằng các thí nghiệm đơn giản
để giúp trẻ hiểu biết thêm về tầm quan trọng của năng lượng từ đó gdục trẻ sử dụng
năng lượng tiết kiệm, hiệu quảvà biết sử dụng các loại năng lượng thay thế.
Tuyên truyền với phụ huynh về công tác giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết
kiệm hiệu quả, để có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

21


Trong quá trình thực hiện GV cần linh hoạt tích hợp lồng ghép nội dung

giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vào các hoạt động, thời
điểm trong ngày một cách hợp lý.
* KIẾN NGHỊ :
Tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân bằng nhiều hình
thức phong phú sinh động trên các phương tiện thông tin đại chúng sử dụng
năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
Các cấp lãnh đạo Bộ Giáo dục Mầm non, Sở GD&ĐT xuất bản cung cấp
thêm nhiều sách vở, tài liệu về tiết kiệm năng lượng cho CBGV, học sinh tham
khảo vận dụng.
Sở giáo dục, Phòng Giáo dục tăng cường tổ chức các chương trình tập
huấn, lớp bồi dưỡng, hội thảo, các buổi hướng dẫn hoạt động thực hành về giáo
dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho CBGV các trường mầm non
được dự, học hỏi, rút kinh nghiệm thực hiện tốt hơn.
Cần có chế độ thưởng phạt và động viên thi đua kịp thời các tổ chức, cá nhân
có ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả để làm gương cho mọi người.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân đã rút ra được trong quá trình
chỉ đạo thực hiện. Tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của Hội đồng
khoa học các cấp để hoàn thiện SKKN của mình hơn nữa.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 8 tháng 4 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.

NGƯT Mai Thị Xoan
Lê Thị Hương

TÀI LIỆU THAM KHẢO
22



- Module 27: Thiết kế các hoạt động giáo dục lồng ghép nội dung bảo vệ
môi trường, giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và an toàn giao thông.
- Giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả trong gia đình, tài liệu
dành cho cha mẹ.
- Giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả tài liệu giành cho giáo viên.
- Chuyên đề bồi dưỡng hè năm học 2012- 2015 về tiết kiệm năng lượng.
PHỤ LỤC
1. Nghị định số 102/2003/NĐ-CP ngày 3/9/2003 của Chính phủ về “Sử
dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả.
2. Văn bản của Bộ GD&ĐT ban hành nhằm cụ thể hóa các chủ trương xây
dựng và tăng cường công tác “Sử dụng năng lượng tiết kiệm có hiệu quả”.
3. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 1427/QĐ-TTG năm 2012 phê
duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về “Sử dụng tiết kiệm năng lượng và
hiệu quả giai đoạn 2012-2015”.
Năm 2009, Quốc hội khóa XII thảo luận Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm
và hiệu quả. Khi luật được ban hành và đi vào cuộc sống thì ý thức và trách
nhiệm về tiết kiệm năng lượng sẽ được điều chỉnh mạnh mẽ hơn, hạn chế tối đa
tình trạng lãng phí năng lượng, đáp ứng tốt nhu cầu năng lượng cho phát triển
kinh tế xã hội của đất nước, đông thời góp vào sự nghiệp bảo vệ môi trường toàn
nhân loại.

DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
23


ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PGDĐT, CẤP SGDĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP TỪ LOẠI C TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả: Lê Thị Hương

Chức vụ, đơn vị công tác: Phó hiệu trưởng - Trường mầm non An Hoạch
TT

1
2
3
4
5

6

7

8

9

Tên đề tài sáng kiến
kinh nghiệm
Kỹ năng tổ chức trò chơi chữ cái
cho trẻ MGLớn
Chỉ đạo hướng dẫn GV tận dụng
các nguyên vật liệu sẵn có ở địa
phương làm đồ dùng dạy học.
Tổ chức cho trẻ MGLớn hoạt
động góc có hiệu quả.Chỉ đạo tổ chức giáo dục Dinh
dưỡng ở trường Mầm non
Giáo dục Luật lệ ATGT cho trẻ
Mầm non.
Chỉ đạo GV tận dụng các

nguyên vật liệu tự nhiên, sẵn có
xung quanh làm đồ dùng đồ chơi
cho trẻ.
Một số biện pháp chỉ đạo GDục
quy định, An toàn giao thông
cho trẻ ở trường Mầm non có
hiệu quả
Một số biện pháp chỉ đạo, giáo
dục sử dụng năng lượng tiết
kiệm hiệu quả trong trường
Mầm non
Một số biện pháp giáo dục An
toàn giao thông cho trẻ ở trường
Mầm non.

Cấp đánh
giá XL
SGD& ĐT
Thanh Hóa
SGD & ĐT.
Thanh Hóa
SGD& ĐT
Thanh Hóa
SGD & ĐT.
Thanh Hóa
SGD& ĐT
Thanh Hóa
SGD & ĐT.
Thanh Hóa
SGD& ĐT

Thanh Hóa

SGD& ĐT
Thanh Hóa

PGD&ĐT
Thành phố

Kết quả Năm học
đánh giá
XL
Loại B
Loại B

2000 - 2001
2001 - 2002

Loại C 2002 - 2003
Loại C 2003 - 2004
Loại B

2004 - 2005

Loại C

2007 - 2008

Loại B

2009 - 2010


Loại A 2012 - 2013

Loại A

2015 - 2016

24



×