Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Giúp học sinh lớp 4 học tốt phân môn luyện từ và câu thông qua một số trò chơi dựa trên tích truyện dân gian

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.8 KB, 23 trang )

MỤC LỤC :
I.ĐẶT VẤN ĐỀ :
1. lí do chon đề tài …………………………………………. Trang 1
2. Mục đích nghiên cứu…………………………………….. Trang 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………….. Trang 2
4. Đối tượng nghiên cứu……………………………………. Trang 2
5. Phương pháp nghiên cứu…………………………………. Trang 2
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :
1. Cơ sở lí luận về việc dạy LTVC ở trường tiểu học ………Trang 3
2. Thực trạng của vấn đề…………………………………….Trang 4
3. Các giải pháp thực hiện ………………………………… Trang 6
4. Tổ chức thực hiện…………………………………………Trang 7
4.1 Trò chơi : “ Bắc cầu ô thước ”……………………………Trang 7
4.2 Trò chơi : “ Túi ba gang ”……………………………… Trang 10
4.3 Trò chơi : “ Chim Sẻ giúp cô Tấm ” …………………… Trang 13
5. Kiểm nghiệm…………………………………………… Trang 16
III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT :
1. Kết luận ………………………………………………… Trang 18
2. Đề xuất…………………………………………………… Trang 19

1


I.ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Như chúng ta đã biết hệ thống giáo dục của nước ta bao gồm rất nhiều
bậc học: mầm non, tiểu học, THCS, THPT,CĐ, ĐH, trên đại học,trong đó GD
bậc tiểu học được coi là nền móng cơ bản nhất của ngành giáo dục.
Là một giáo viên tiểu học tôi luôn có ý thức và trăn trở về vai trò trách
nhiệm của mình đối với việc giáo dục, dạy dỗ các em học sinh, giúp các em luôn có
cơ hội để thể hiện và phát huy hết khả năng của mình trong từng tiết, từng môn học


, xây dựng hứng thú học tập và niềm tin vào bản thân cho các em.Để làm được điều
đó tôi thấy không chỉ tôi mà tất cả chúng ta đều cần phải chú trọng đến môn tiếng
việt, bởi lẽ: Với vai trò, nhiệm vụ là hình thành cho học sinh năng lực hoạt động
ngôn ngữ thông qua các kỹ năng cơ bản là: nghe , nói , đọc, viết. môn tiếng việt
chính là nền tảng cho tất cả các môn học, học sinh không thể học tốt các môn học
khác nếu môn Tiếng Việt yếu.
Trong số các phân môn của môn Tiếng Việt, Phân môn Luyện từ và câu góp
phần đắc lực trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ ở trường Tiểu học
theo đặc trưng bộ môn của mình.Phân môn LTVC là cơ sở cho việc lĩnh hội tri
thức mới. Thông qua phân môn LTVC , các em sử dụng tiếng Việt văn hoá, hiện
đại, để làm công cụ tư duy, giao tiếp và học tập. Không những thế, phân môn
Luyện từ và câu còn rèn cho các em năng lực tư duy, phương pháp suy nghĩ.
Hình thành ở các em nhân cách mới, con người mới- con người Xã hội chủ
nghĩa.
Phân môn LTVC là cầu nối cho các môn học bởi việc cung cấp những từ mới,
các nội dung mới. Việc các em học tốt phân môn Luyện từ và câu sẽ hiểu được
các nội dung bài học của các môn học khác là rất tốt.
Mặt khác, LTVC là phân môn khó dạy và học. Bởi vì qua môn học các em sẽ
nắm được những khái niệm, những kiến thức trừu tượng, khó thuộc, khó nhớ.
Do đó, các em ít có hứng thú học, dẫn đến chán nản. Nên kết quả học chưa cao.
Việc đưa trò chơi học tập vào trong dạy học Luyện từ và câu có vai trò quan
trọng trong việc nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập cho học sinh.
Với các em học sinh lớp 4, ở lứa tuổi này các em chưa có tính kiên trì, tính
khí thất thường, ham hiểu biết, muốn khám phá những điều mới lạ dưới những
hình thức khác nhau. Nên trò chơi hấp dẫn các em bởi đặc trưng của nó. Động
cơ chơi không nằm trong kết quả mà nằm trong quá trình chơi. Trò chơi mang
tính tự do nên khi chơi học sinh có cảm giác thoải mái, hoàn toàn chủ động
trong suy nghĩ, trong hành động vui chơi. Do đó có thể phát huy cao nhất khả
năng sáng tạo của mình, không phụ thuộc vào yếu tố xung quanh. Qua trò chơi
những quy tắc về ngữ âm, ngữ pháp, biện pháp tu từ… trong tiếng Việt trở nên

cụ thể, trực quan hơn với học sinh.
Trên thực tế, trò chơi học tập trong phân môn Luyện từ và câu dựa theo tích
truyện dân gian làm tăng tính giả định của trò chơi học tập, càng làm nâng cao
hứng thú học tập cho học sinh. Yếu tố giả định là yếu tố không có thật trong
2


thực tế. Trò chơi càng có tính giả định càng lí thú, hấp dẫn học sinh hơn. Bởi
các em được sống trong thế giới tưởng tượng kì ảo. Còn gì vui hơn khi mỗi học
sinh được giả định là một nhân vật tốt bụng, tài giỏi trong câu truyện dân
gian( cô Tấm, Người em út trong câu truyện Cây khế, Thạch Sanh……) và luôn
gặp kết thúc “ có hậu” như đó diễn ra trong cổ tích.
Trò chơi học tập trong phân môn Luyện từ và câu dựa theo tích truyện dân
gian còn làm tăng tính tích hợp cho bài học với các môn học khác như: Tập đọc,
Kể chuyện… Qua trò chơi học tập còn rèn cho các em các kĩ năng sống như:
Thể hiện sự tự tin, kĩ năng giao tiếp,… đây cũng là một trong những nội dung
mới được đưa vào trường học trong năm học 2016 – 2017 này.
Chính vì những lí do trên tôi chọn đề tài “Giúp học sinh lớp 4 học tốt phân
môn Luyện từ và câu thông qua một số trò chơi dựa trên tích truyện dân
gian” để nghiên cứu.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU :
Nghiên cứu để tìm ra và đề xuất phương án giúp cho học sinh lớp 4 học tốt
phân môn luyện từ và câu để thông qua đó đọc tốt các môn học khác, góp phần
giảm thiểu học sinh Chưa hoàn thành cho công tác giáo dục.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU :
3.1 Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn việc dạy học LTVC ở tiểu
học có liên quan đến đề tài.
3.2 Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thực trạng học kém, chán học của học
sinh.
3.3 Nêu các giải pháp để khắc phục tình trạng trên.

3.4 Thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính khả thi của giải pháp đã đề
xuất.
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU :
Học sinh lớp 4C trường tiểu học Hoàng Hoa Thám ( năm học 2016-2017 )
Với các dạng bài và các trò chơi được áp dụng cụ thể.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp sau :
+ Phương pháp quan sát thống kê
+ Phương pháp phân tích so sánh
+ Phương pháp kiểm tra, nghiên cứu tài liệu.

3


II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.Cơ sở lý luận về việc dạy LTVC ở truờng tiểu học:
- Việc dạy LTVC trong nhà trường chính là nhằm hình thành năng lực tư
duy, giao tiếp và học tập cho học sinh , là cầu nối cho các môn học từ việc cung
cấp những từ mới, các nội dung mới. Việc các em học tốt phân môn Luyện từ và
câu sẽ hiểu được các nội dung bài học của các môn học khác là rất tốt.
- Mặt khác, phân môn Luyện từ và câu là một phân môn khó dạy và học. Bởi
vì qua môn học các em sẽ nắm được những khái niệm, những kiến thức trừu
tượng, khó thuộc, khó nhớ. Do đó, các em ít có hứng thú học, dẫn đến chán nản.
Nên kết quả học chưa cao . Vậy nên giáo viên phải là người làm chủ được nội
dung dạy học, làm chủ được các phương pháp- thủ pháp dạy học , phải biết cách
tổ chức các hoạt động học tập để tạo ra hứng thú trong học tập cho học sinh, tạo
niềm tin học tập cho các em, kích thích được nhu cầu nhận thức cho các em. Mà
muốn làm được điều đó hơn ai hết giáo viên phải là
người hiểu rõ đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học nói chung và đặc điểm tâm
lý của học sinh lớp mình chủ nhiệm nói riêng.

- Đối với học sinh tiểu học đặc điểm tâm lý của các em bao gồm: tri giác,
trí nhớ, tư duy, khả năng chú ý.
Cùng với việc phát huy khả năng tri giác, trí nhớ, tư duy, của học sinh thì
việc duy trì sự chú ý của học sinh trong quá trình dạy học là điểu rất cần thiết để
đạt được mục tiêu dạy học đã đề ra.Nghiên cứu khả năng tập trung chú ý của
học sinh tiểu học , các nhà tâm lý học kết luận ràng: sức tập trung chú ý phụ
thuộc vào khối lượng vật thể được chú ý của học sinh.Cùng một lúc các em chưa
chú ý được đến nhiều đối tượng” . Theo G.piagiê : “ sức tập trung và độ bền
vững về chú ý của các em phụ thuộc vào đối tượng chú ý, mức độ hoạt động với
sự vật ”. .Để việc dạy học phù hợp với khả năng chú ý của học sinh tiểu học ,
chúng ta cần xác định được mức độ kiến thức vừa sức với lứa tuổi học sinh và
trong giờ học cần tạo điều kiện tối đa để các em tham gia vào hoạt động tri giác
các yếu tố trực quan. Bởi vì ở bậc học này “ sự chú ý của học sinh đối với việc
thực hiện những hành động bên ngoài thường bền vững hơn sự chú ý đối với
việc thực hiện các hành động trí tuệ ”.Điều này cho thấy khi dạy học nói chung
và dạy LTVC nói riêng giáo viên cần phải đa dạng hoá đối tượng tri giác và phải
phong phú hoá cách trình bày bài học về LTVC
Tạo được sự thu hút , lôi cuốn , chú ý đối với học sinh thì việc ghi nhớ nội
dung bài học sẽ đạt hiệu quả rất cao.
Như chúng ta đã biết học sinh tiểu học nói chung có trí nhớ tốt,Các em
có khả năng nhớ được nhiều điều, ghi nhớ của các em vẫn chủ yếu là ghi nhớ
không chủ định , nghĩa là các em chỉ ghi nhớ những gì các em thích, những gì
gây ấn tượng mạnh mẽ , gây được xúc cảm thì các em dễ nhớ và có thể nhớ
lâu.Lên lớp trên thì trí nhớ có chủ định mới phát triển và năng lực ghi nhớ tăng
dần. Học sinh tiểu học luôn ưa thích cái mới và rất sáng tạo trong hoạt động
nhưng chưa có chiến luợc tích luỹ.Trẻ em tiếp thu rất nhanh nhưng khá mau
4


quên, nếu không có hình thức nhắc lại thích hợp.Như vậy ,để giúp học sinh phát

huy có hiệu quả khả năng ghi nhớ của mình trong việc dạy LTVC , nội dung học
tập phải được sắp xếp có hệ thống. Nội dung LTVC cần có sự lặp lại ở mức độ
phù hợp, giáo viên cần phải có phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ
động sáng tạo của học sinh, giúp các em huy động kiến thức đã học vào việc
chiếm lĩnh kiến thức mới .Cụ thể trong dạy học chúng ta nên vận dụng phương
châm: “ Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một làm.”
Từ đặc điểm chung về tâm lý của học sinh tiểu học nói trên, giáo viên chủ
nhiệm có thể có những biện pháp cụ thể đối với từng đối tượng học sinh lớp
mình chủ nhiệm nói riêng, kích thích được nhu cầu học tập và nhận thức, tạo
niềm tin trong học tập cho học sinh Chưa hoàn thành để các em phấn đấu vươn
lên là học sinh Hoàn thành, học sinh Hoàn thành vươn lên là học sinh Hoàn
thành tốt .
2. Thực trạng của vấn đề :
- Qua thực tế giảng dạy cùng với việc tìm hiểu thực trạng hiện nay ở
trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám, tôi thấy một số vấn đề như sau:
* Về phía nhà trường :
- Hoàng Hoa Thám là một trường nội thành của thành phố, cơ sở vật chất
rất đầy đủ và khang trang , đạt chuẩn. Có đội ngũ giáo viên đạt chuẩn và trên
chuẩn cao.
* Về phía phụ huynh :
Đa phần phụ huynh ở đây vẫn còn rất vất vả trong việc mưu sinh của
mình cũng như của gia đình, nên việc quan tâm đến vấn đề học tập của con em
vẫn còn nhiều hạn chế.
* Về phía giáo viên :
Giáo viên khối 4 trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám có trình độ chuyên môn
vững vàng, có kiến thức và kĩ năng, truyền thụ kiến thức cho học sinh tốt.
Không những thế, giáo viên còn có ý thức học hỏi, tìm tòi, đưa những phương
pháp mới trong dạy học nói chung và dạy học Luyện từ và câu nói riêng vào
giảng dạy.
Tuy nhiên trong dạy Luyện từ và câu giáo viên vẫn còn gặp những hạn chế

sau:
+Thời gian nghiên cứu, tìm tòi những phương pháp, hình thức mới còn hạn
chế.
+ Tài liệu, phương tiện nghiên cứu chưa đáp ứng được yêu cầu đặc trưng của
phân môn.
+ Đôi khi việc giảng dạy của giáo viên còn theo lối mòn dẫn đến học sinh
nhàm chán.
+Phương pháp trong dạy học Luyện từ và câu chưa phong phú, chưa linh hoạt (
GV chỉ mới áp dụng các phương pháp truyền thống như: Phương pháp thuyết
trình, phương pháp hỏi đáp, phương pháp trực quan,….) .
* Về phía học sinh:

5


Bên cạnh việc chưa được bố mẹ quan tâm sát sao đến việc học tập của con
em mình, thì một bộ phận không ít học sinh còn có tâm lí ngại học, lười học.
Tôi đã tiến hành điều tra thực trạng về hứng thú và kết quả học tập của học
sinh về phân môn LTVC ở lớp 4 như sau:
2.1: Hứng thú học Luyện từ và câu:
Qua điều tra, quan sát trong một thời gian tôi thấy kết quả như sau:
Kết quả điểu tra
TT

Lớp
điểu
tra

sĩ số


Số
HS
điểu tra

Yêu thích

Bình thường

Không yêu
thích
SL TL%
SL
TL % SL
TL%
1
4C
40
40
7
17,5
22
45
11
27,5
2
4B
40
40
5
12,5

23
57,5
12
30
Nhận xét: Qua bảng số liệu ta thấy hứng thú của học sinh về phân môn Luyện từ
và câu chưa cao. Một số em còn thờ ơ với môn học. Biểu hiện ở chỗ: các em
không ôn laị kiến thức của bài học, khi giáo viên kiểm tra không nhớ kiến thức
cũ, các tiết học kiến thức mới thờ ơ không chú ý,giáo viên hỏi bài thì ngơ ngác ,
nắm bắt kiến thức chưa sâu,...
2.2:Về kết quả học tập:
Sau khi học xong bài tuần 5.Tôi đã tiến hành kiểm tra hai lớp:
Kết quả như sau:
Kết quả điểu tra
Lớp
Số HS

Điểm9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 điểmdưới5
TT điều
điều
số
SL TL
SL TL
SL TL
SL TL%
tra
tra
%
%
%
1

4C
40 40
7
17,5 9
22,5 22 45
2
5
2
4B
40 40
5
12,5 9
22,5 23 57,5 3
7,5
2.3: Kết luận thực trạng:
Qua điều tra hứng thú và kết quả học tập Phân môn Luyện từ và câu của học
sinh khối 4. Tôi thấy kết quả chưa cao, chưa tương xứng với phân môn khác của
tiếng Việt.
So sánh hai bảng tổng hợp hứng thú học tập và kết quả học tập của học sinh
ta thấy : Hứng thú học của các em ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp thu bài, từ đó
ảnh hưởng tới kết quả học tập của học sinh.
Những em yêu thích phân môn Luyện từ và câu thường có kết quả cao hơn
trong học tập. Ngược lại những em không yêu thích môn Luyện từ và câu
thường có kết quả không cao( điểm dưới 5 )
Từ thực trạng nêu trên tôi đã đưa ra các giải pháp để làm tăng hứng thú học
tập của các em đối với phân môn Luyện từ và câu, từ đó để năng cao dần kết
quả học tập của các em.
6



Các giải pháp tôi đưa ra các em nắm kiến thức Luyện từ và câu và được luyện
tập qua những nhân vật trong những câu truyện cổ tích, qua những Túi ba gang,
( trong câu truyện cây khế), gặp Ngưu Lang- Chức Nữ, hay những hạt thóc, hạt
đỗ ( trong câu truyện Tấm Cám)
3. Các giải pháp thực hiện:
3.1. Giáo viên nắm vững kiến thức, nội dung chương trình một cách hệ thống
của cả bậc học:
- Nội dung dạy học Luyện từ và câu được xây dựng theo nguyên tắc đồng tâm.
Học sinh nắm kiến thức từ dễ đến khó theo từng lớp học.
- Việc giáo viên nắm vững kiến thức, nội dung của cả cấp học giúp giáo viên
lựa chọn đúng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với mục tiêu bài
học, và khơi gợi ở học sinh khả năng tư duy, liên hệ, tạo nên một chuỗi kiến
thức đồng nhất.
3.2. Phối hợp linh hoạt giữa các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học:
-Mỗi phương pháp, hình thức tổ chức dạy học có những ưu điểm và hạn chế
nhất định, giáo viên phải lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp với
nội dung bài học, mang lại hiệu quả cao nhất với học sinh.
-Không lạm dụng một phương pháp, hình thức dạy học, dẫn đến học sinh
nhàm chán, làm giảm hứng thú học của học sinh.
3.3 Nắm vững quy trình tổ chức các trò chơi dựa theo tích truyện dân gian
trong dạy học Luyện từ và câu:
- Giáo viên phải nắm vững quy trình các trò chơi tổ chức cho học sinh là:
+ Trò chơi “ Bắc cầu ô Thước”.
+ Trò chơi: “Túi ba gang”.
+Trò chơi: “Chim sẻ giúp cô Tấm”
3.4. Sử dụng hiệu quả đồ dùng, thiết bị dạy học phục vụ cho các trò chơi học
tập Luyện từ và câu dựa theo tích truyện dân gian:
- Đồ dùng giáo viên đưa ra phải khoa học, thẩm mĩ, phục vụ tốt nhất yêu cầu
của trò chơi.
- Giáo viên phải khai thác triệt để tác dụng của đồ dùng thiết bị đã đưa ra.

3. 5. Giáo viên làm tốt khâu đánh giá, rút ra kết luận sau các trò chơi học tập:
- Nhận xét đội thắng-thua một cách chính xác, công bằng. Có thưởng phạt một
cách nhẹ nhàng, hợp lí.
- Rút ra được kết luận về hai nội dung:
+ Kết luận về nội dung bài tập.
+ Kết luận về ý nghĩa trò chơi.
* Lưu ý: Một số điều kiện để tổ chức thành công trò chơi học tập dựa trên
tích truyện dân gian trong phân môn Luyện từ và câu:
- Giáo viên nắm vững kiến thức nội dung bài dạy.
- Giáo viên phải có sự chuẩn bị bài chu đáo.
- Nắm vững nội dung câu chuyện và ý nghĩa câu chuyện để giáo dục học sinh.
-Nắm vững quy trình tổ chức trò chơi.
- Có đồ dùng phục vụ cho tiết dạy. đồ dùng phải khoa học, thẩm mĩ.
7


- Phối hợp linh hoạt giữa các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học.
- Không qúa lạm dụng một phương pháp.
4. Tổ chức thực hiện:
* Quy trình tổ chức trò chơi học tập dựa trên tích truyện dân gian trong
dạy học Luyện từ và câu:
Bước 1:Giới thiệu trò chơi.
+ Nêu tên trò chơi.
+ Hướng dẫn cách chơi ( hướng dẫn kĩ nếu chơi trò chơi ấy lần đầu).
Bước 2: Chơi thử.
Bước 3: Chơi thật: Có khen – chê hợp lí.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá trò chơi. Kết luận chung.
* Các trò chơi học tập dựa theo tích truyện dân gian trong dạy học Luyện
từ và câu:
4.1 Trò chơi “ Bắc cầu ô Thước”

Từ tích truyện dân gian Ngưu Lang – Chức Nữ chúng ta có thể xây dựng trò
chơi “ Bắc cầu ô Thước” dành cho các bài nhận diện từ, phân loại các kiểu câu :
Ai làm gì ?, Ai thế nào?, Ai là gì? hoặc bài tập về điền từ, nối hoặc giải nghĩa từ
trong các bài Mở rộng vốn từ…
Trò chơi được tiến hành như sau:
* Mục đích chơi:
- Cung cấp và củng cố cho học sinh kiến thức, kĩ năng về nhận diện từ, nhận
diện câu, làm phong phú vốn từ cho học sinh và giúp học sinh hiểu nghĩa từ
thuộc chủ điểm môn học.
.* Chuẩn bị:
- Nội dung câu chuyện(nếu chơi một số lần đầu).
Tuỳ thuộc vào dạng bài tập áp dụng trò chơi mà sự chuẩn bị có khác nhau:
+ Với các bài tập dạng điền từ: Chuẩn bị các thẻ chữ ghi các từ cần điền và nội
dung văn bản cần điền.
+ Với các bài tập nối- ghép từ cần chuẩn bị: Bảng phụ ghi nội dung các bài
tập, bút để học sinh nối…
+ Với các bài tập nhận diện các kiểu câu: Cần chuẩn bị bút dạ, giấy, phấn,…..
* Cách tiến hành:
Với nội dung các bài tập mà các cách tiến hành có đôi chút khác nhau. Nhưng
trò chơi có thể được miêu tả như sau:
Mỗi thành viên trong đội của mình được giả định là một con quạ trong câu
chuyện Ngưu Lang – Chức Nữ, mỗi thẻ chữ, hay một lần nối được giả định là
một nhịp cầu ô Thước trên dòng sông Ngân Hà.
Đội nào nối nhanh, nối đúng và đủ, đội đó giúp được chàng Ngưu và nàng
Chức gặp nhau. Đội đó sẽ là đội chiến thắng.
Các đội chơi trong một thời gian nhất định (tuỳ thuộc vào nội dung của bài tập
của trò chơi).
* Các bài tập có thể áp dụng:

8



Trong chương trình Luyện từ và câu lớp 4 rất nhiều bài tập có thể áp dụng
được trò chơi này. Một số bài tiêu biểu như sau:
T Bài tập
Bài dạy
Trang Tuần
Ghi
T
chú
1 Củng cố Danh từ chung-Danh từ riêng
57
6
2 Bài tập 1 MRVT: Trung thực-Tự trọng
62
6
3 Bài tập 3 MRVT: ý chí- Nghị lực
118
12
4 Bài tập 4 MRVT: Đồ chơi- Trò chơi
147
15
5 Bài tập 3 Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? 171
17
6 Bài tập 2 Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? 29
21
7 Bài tập 1 MRVT: Cái đẹp
52
23
… ……

……………….
……….. …
* Các ví dụ:
Ví dụ 1: Dạng bài tập điền từ:
Bài tập 3: Bài Mở rộng vố từ: ý chí – Nghị lực (Tuần 12- Trang118)
Em chọn từ nào trong ngoặc đơn ( nghị lực, quyết tâm, nản chí, quyết chí,
kiên nhẫn, nguyện vọng) để điền vào chỗ chấm
Nguyễn Ngọc Ký là một thiếu niên giàu…. . Bị liệt hai tay, em buồn nhưng
không……. ở nhà, em tự tập viết bằng chân…… của em làm cô giáo cảm động,
nhận em vào học. Trong quá trình học tập, cũng có lúc Ký thiếu……. , nhưng
được cô giáo và các bạn luôn tận tình giúp đỡ, em càng….. học hành. Cuối cùng,
Ký đã vượt qua mọi khó khăn. Tốt nghiệp một trường đại học danh tiếng,
Nguyễn Ngọc Ký đạt……. trở thành thầy giáo và được tặng danh hiệu Nhà giáo
Ưu tú.
a) Mục tiêu:
- Học sinh hiểu nghĩa các từ ngữ thuộc chủ điểm ý chí – Nghị lực, áp dụng
điền đúng được vào văn bản cho trước.
b) Chuẩn bị:
- Nội dung truyện Ngưu Lang – Chức Nữ.
- Hai đoạn văn như nội dung đề bài.
- Các thẻ chữ ghi các từ cần điền( mỗi từ dưới hình thức là một nhịp cầu)
c) Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Luật chơi:
Bài tập yêu cầu ta làm gì?
- HS đọc nội dung bài tập.
Để hoàn thành bài tập này cô cùng - Điền các từ vào chỗ chấm thích
các em chơi một trò chơi có tên “ Bắc hợp.
cầu ô Thước”.

Trò chơi dựa trên tích tuyện dân gian
Ngưu Lang – Chức Nữ
Giáo viên treo bảng phụ và giải
thích cách chơi:
Chúng ta có hai đội chơi. Mỗi tổ cử
9


ra 6 bạn. Mỗi bạn đóng vai là một con
quạ trong tích truyện sẽ cầm một thẻ
chữ tương ứng là một nhịp cầu ô
Thước. Trong quá trình chơi mỗi con
quạ sẽ đem một nhịp cầu lên gắn đúng
vào vị trí tương ứng. Đội nào nối
đúng, nối nhanh sẽ sớm giúp được
Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau. Đội
đó là đội chiến thắng.
2. Thời gian chơi: 3 phút
3. HS chơi
Gv phân tổ trọng tài.
Gv quan sát nhận xét.
Kết thúc trò chơi:
Gv nhận xét trò chơi và kết luận đáp
án đúng. Nêu lên đội thắng cuộc.
4. GV kết luận: Qua trò chơi dưới vai
là những con quạ tốt bụng, chúng ta đã
đi đến được đáp án đúng và giúp được
Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau.

-


HS nghe cách chơi

- Nghe hướng dẫn chơi.

HS tiến hành chơi.
Tổ trọng tài quan sát để nhận xét.
Tổ trọng tài nhận xét.

HS lắng nghe

Ví dụ2: Dạng bài tập nối, ghép từ tương ứng.
Bài tập 2: Bài Vị ngữ trong câu kể Ai là gì? ( Tuần 17- trang 171)
Ghép các từ ở cột A với các từ ở cột B để tạo thành câu kể Ai là gì ?
A
B
Sư tử
là nghệ sĩ múa tài ba
Gà trống
là dũng sĩ rừng xanh
Đại bàng
là chúa sơn lâm
Chim công
là sứ giả bình minh
a) Mục tiêu:
Luyện tập, củng cố cho học sinh dạng câu kể Ai là gỉ?
b) Chuẩn bị:
- Bảng phụ( hai bảng) ghi nội dung bài.
-Bút dạ.
-Thước kẻ.

c) Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
1.Luật chơi:
Bài tập yêu cầu ta làm gì?

Hoạt động của học sinh

-HS đọc nội dung bài tập
-Nối các từ ở cột A với các từ
Để hoàn thành bài tập này cô cùng các ở cột B Tạo thành câu Kể Ai là
10


em chơi một trò chơi có tên “ Bắc cầu ô
Thước”. Trò chơi dựa trên tích truyện dân
gian Ngưu Lang – Chức Nữ
Hai tổ chơi và một tổ là trọng tài.
Giáo viên treo bảng phụ và giải thích
cách chơi:
Chúng ta có hai đội chơi. mỗi tổ cử ra 4
bạn. Mỗi bạn đóng vai là một con quạ
trong tích truyện sẽ lên nối từ ở cột A và
cột B tương ứng. Mỗi lần nối là một nhịp
cầu ô Thước giúp cho Ngưu Lang và Chức
Nữ gần nhau hơn. Trong quá trình chơi
mỗi con quạ sẽ nối một nhịp cầu vào vị trí
tương ứng. Đội nào nối đúng, nối nhanh
sẽ sớm giúp được Ngưu Lang và Chức Nữ
gặp nhau. Đội đó là đội chiến thắng.
2. Thời gian chơi: 3 phút.

3. Tiến hành chơi;
Gv quan sát nhận xét.

gì?
.

-

HS nghe cách chơi

-HS tiến hành chơi.
-Tổ trọng tài quan sát để nhận
xét.
-Tổ trọng tài nhận xét.
Kết thúc trò chơi:
HS lắng nghe.
Gv nhận xét trò chơi và kết luận đáp án Hs đọc lại câu vừa nối
đúng. Tuyên dương đội thắng cuộc.
4. GV kết luận: Qua trò chơi các em đã
nối đúng được các câu kể Ai là gì?. Không
những thế các em đã làm được một việc
tốt là giúp Ngưu Lang và Chức Nữ sớm
gặp nhau.
4.2. Trò chơi “Túi ba gang”:
Từ tích truyện Cây khế có thể xây dựng trò chơi “Túi ba gang” cho những bài
tập về nhận diện từ, nhận diện câu, các bài tập về mở rộng vốn từ…
Trò chơi được tiến hành như sau:
* Mục đích:
Tạo ra sự thi đua giữa các đội chơi, xem đội nào nhanh hơn, chính xác hơn
trong việc nhận diện từ, nhận diện câu hay các bài mở rộng vốn từ.

* Chuẩn bị:
- Nội dung câu chuyện Cây khế.
- Chọn hai đội, mỗi đội gồm số người bằng nhau. Mỗi thành viên tham gia được
xem là người em thật thà hiền lành đi nhặt những cục vàng (Là từ ngữ, câu cần
nhận diện) cho vào túi ba gang.
* Cách tiến hành:
11


Khi người quản trò nêu nhiệm vụ nhận diện, sưu tầm tiếng, từ, câu… Mỗi
thành viên trong đội phải nêu lên một đáp án đúng. Mỗi lần nêu đúng như thế sẽ
được một cục vàng để gắn vào túi ba gang. Nếu nhóm nào được nhiều sẽ thắng
cuộc, giúp cho người em trở nên giàu có
Trong trò chơi này, mỗi học sinh tham gia chơi sẽ vào một vai giả định
( Là người em thật thà, hiền lành). Có tình huống chơi giả định:Người em được
đại bàng đưa đi lấy vàng (Nhận diện, sưu tầm đơn vị tiếng việt). Có kết quả chơi
giả định: Ai thắng sẽ là người giàu có nhất, hạnh phúc nhất (Là đội nhận diện
đúng nhất, nhiều nhất, nhanh nhất, có vốn từ phong phú nhất).
*. Các bài tập có thể áp dụng:
Trong chương trình Luyện từ và câu lớp 4 rất nhiều bài tập có thể áp dụng
được trò chơi này. Một số bài tiêu biểu như sau:
STT

Bài tập

SGK
Tuần Ghi
trang
chú
1

Bài tập 1 Danh từ chung – Danh từ riêng 57
6
2
Bài tập 2 MRVT: Ước mơ
87
9
3
Bài tập 1 Tính từ
110
11
4
Bài tập 5 Luyện tập về câu hỏi
137
14
5
Bài tập 4 MRVT: Đồ chơi – Trò chơi
147
15
6
Bài Tập 3 Chủ ngữ trong câu kể Ai làm 6
19
gì?
7
Bài tập 2 MRVT: Sức khoẻ
19
20
8
Bài tập 3 Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì? 68
25
9

Bài tập 4 MRVT: Dũng cảm
83
26





* Các ví dụ:
Ví dụ 1: Dạng bài nhận diện từ:
Bài tập 1b: Bài Tính từ ( Tuần 11) Tìm tính từ trong đoạn văn sau:
Sáng sớm, trời quang hẳn ra. Đêm qua, một bàn tay nào đó giội rữa vòm trời
sạch bóng. Màu mây xám đã nhường chỗ cho màu trắng phớt xanh như màu
men sứ. Đằng đông, phía trên dải đê chạy dài rạch ngang tầm mắt, ngăn không
cho thấy biển khoi, ai đó ném lên bốn năm mảng mây hồng to tướng, lại điểm
xuyết thêm ít nét mây mỡ gà vút dài thanh mảnh.
a. Mục tiêu:
- Nhận biết các tính từ trong đoạn văn ngắn.
- Củng cố kiến thức về tính từ.
b.Chuẩn bị:
Nội dung câu chuyện Cây khế.
Bảng phụ.
c.Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên

Bài dạy

Hoạt động của học sinh
12



1.Luật chơi:
- GV cho Hs nêu yêu cầu của bài.
- GV: Để hoàn thành bài tập và khắc sâu
hơn nữa về tính từ chúng ta cùng đến với
trò chơi mang tên “Túi ba gang” dựa theo
tích chuyện dân gian Cây khế. Mỗi tổ
đóng vai là người em hiền lành, tốt bụng
trong câu chuyện Cây khế. Mỗi đáp án
đúng các em vừa tìm được là một cục
vàng – Phần thưởng của đại bàng. Nhóm
nào tìm được nhiều hơn, đúng hơn trong
thời gian nhanh nhất thì nhóm đó sẽ đem
lại sự giàu có cho người em. Để người em
có thể giúp đỡ những người nghèo khó
hơn.
-2.Thời gian chơi: 3 phút.
3.Học sinh chơi:
GV chọn đội chơi ( Khoảng 4 -5 em mỗi
đội), chọn đội trọng tài
- GV quan sát .
- Kết thúc trò chơi Gv và tổ trọng tài kết
luận đáp án đúng và đội thắng cuộc.
GV: Hãy nêu khái niệm tính từ?
4. GV kết luận: Qua trò chơi các em đã
giúp đỡ người em trở nên giàu có. Qua đó
cũng đã củng cố cho các em về tính từ .

-Học sinh đọc nội dung bài.
-Hs nêu yêu cầu của bài

- HS lắng nghe luật chơi.
- Nghe- hiẻu cách chơi.

- Các đội tiến hành chơi.
- Tổ trọng tài quan sát tiến trình
chơi của các đội.
-HS nêu

Ví dụ 2: Dạng bài tập “Mở rộng vốn từ”:
Hoạt động củng cố bài: Mở rộng vốn từ: Sức khoẻ ( Tuần 20).
a.
Mục tiêu:
Học sinh biết thêm một số từ ngữ về sức khoẻ và các môn thể thao có lợi cho
sức khoẻ.
b.
Chuẩn bị:
Nội dung chuyện Cây khế.
Bảng phụ, bút dạ ( hoặc các thẻ màu).
c. Cách tiến hành:
GV: Để các em biết các môn thể thao nào có lợi cho sức khoẻ, chúng ta cùng
đến với một trò chơi “Túi ba gang” dựa theo tích truyện dân gian Cây khế. Các
em sẽ đóng vai là người em hiền lành, tốt bụng. Chúng ta giả định cứ một môn
thể thao nêu ra là một quả khế. Khi mỗi đội nêu lên được một đáp án đúng thì sẽ
được trả một cục vàng. Sau thời gian 3 phút đội nào được nhiều đáp án hơn
(Nhiều vàng hơn) đội đó sẽ thắng cuộc.

13


Trò chơi này có thể cho học sinh hai đội nối tiếp lên bảng ghi đội nào được

nhiều đáp án đúng hơn đội đó sẽ chiến thắng. Hoặc có thể cho học sinh các đội
nêu nối tiếp xen kẽ. Đội nào không trả lời nối tiếp được đội đó sẽ thua.
Kết thúc trò chơi giáo viên nhận xét đội thắng – thua.
* Giáo viên kết luận: Qua trò chơi này các em đã giúp người em trong tích
truyện dân gian Cây khế trở nên giàu có. Qua đó các em có thể chọn cho mình
môn thể thao phù hợp để rèn luyện sức khoẻ.
4.3.Trò chơi: Chim sẻ giúp Cô Tấm
Từ tích chuyện Tấm Cám, có thể xây dựng trò chơi “ Chim sẻ gíup cô Tấm”
dành cho các bài tập nhận diện, phân loại từ đơn, từ ghép, từ láy. Phân loại từ
ghép tổng hợp, từ ghép phân loại; Phân loại các từ trong đoạn văn thành danh
từ, động từ, tính từ. Phân loại các kiểu câu kể: Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?
Các bước tiến hành chơi:
* Mục đích chơi:
Củng cố kiến thức, kĩ năng về cấu tạo từ, từ phân loại theo cấu tạo, phân loại
theo chức năng. Phân loại câu….
* Chuẩn bị:
- Nội dung câu chuyện để học sinh nắm được các yếu tố giả định trong trò
chơi.
- Các thẻ chữ ghi các từ đơn, từ ghép, từ láy, câu kể ai làm gì ? Ai thế nào? Ai
là gì?....chọn 2- 3 đội chơi, mỗi đội 4- 5 học sinh, tuỳ theo nội dung để chuẩn bị
các thẻ chữ.
* Cách tiến hành:
Các thẻ chữ để lẫn lộn được giả định là hạt gạo, hạt thóc, hạt đỗ mà mụ dì ghẻ
trộn lẫn bắt Tấm phải nhặt. Các thành viên trong đội sẽ vào vai giả định là
những chú chim sẻ được Bụt sai xuống giúp cô Tấm nhặt thóc ra thóc, gạo ra
gạo, đỗ ra đỗ. Kết quả trò chơi giả định là chúng ta đã phân loại từ theo cấu
tạo( hoặc phân loại theo chức năng), phân loại câu kể, …..Các đội cùng chơi
trong những khoảng thời gian nhất định. Đội nào nhanh và đúng nhất là đội
thắng cuộc, giúp được cô Tấm sớm được trảy hội mưa xuân.
* Các bài tập có thể áp dụng:

Trong chương trình Luyện từ và câu lớp 4 rất nhiều bài tập có thể áp dụng
được trò chơi này. Một số bài tiêu biểu như sau:

STT Bài tập
1
2
3
4
5

Bài tập 1
Bài tập 3
Bài tập 1
Bài tập 2
Bài tập 3

Bài dạy

SGK
trang
Từ đơn- Từ phức
28
Luyện tập Từ ghép – Từ láy
44
Danh từ chung và danh từ riêng 58
Động từ
94
ôn tập giữa kì 1 (tiết6)
99


Tuần

Ghi
chú

3
4
5
9
10
14


6
BàiTập2 ôn tấp cuối kì 1 (tiết5)
176
18
7
Bài tập 2 Vị ngữ trong câu kể Ai là gì?
62
24
8
Bài tập 2 ôn tập giữa kì 2 (tiết5)
98
28
….. ……
…………..
………



* Các ví dụ minh hoạ:
Ví dụ 1: Dạng nhận diện từ:
Bài tập 3: Bài ôn tập giữa kì 1 ( tiết 60)
Cho đoạn văn:
Dưới tầm cánh chú chuồn chuồn bây giờ là luỹ tre xanh rì rào, là bờ ao với
những khóm khoai nước rung rinh. Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện
ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ; dòng sông với những
đoàn thuyền ngược xuôi. Còn trên tầng cao là đàn cò đang bay, là trời trong
xanh cao vút.
Theo Nguyễn Thế Hội
Tìm trong đoạn văn trên:
3 từ đơn
3 từ láy
3 từ ghép
a, Mục tiêu:
Nhận biết được từ đơn, từ láy, từ láy trong đoạn văn.
b, Chuẩn bị:
- Nội dung truyện Tấm Cám.
-2 bảng phụ như sau:
TT
Từ đơn
Từ láy
Từ ghép
1
2
3
c,Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
1.Luật chơi:
- GV cho Hs nêu yêu cầu của bài.

- GV: Để hoàn thành bài tập và khắc sâu
hơn nữa về cấu tạo từ, chúng ta cùng đến
với trò chơi mang tên “Chim sẻ gíup cô
Tấm” dựa theo tích truyện dân gian Tấm
Cám. Tổ 1 và tổ 3 tham gia chơi. mỗi tổ
cử ra 3 bạn đóng vai là những chú chim
sẻ, được Bụt sai xuống gíup cô Tấm nhặt
từng loại riêng ra để vào các ô tương ứng
( như bảng phụ ở phần chuẩn bị). Đội
nào viết đúng, viết đủ và thời gian nhanh

Hoạt động của học sinh
- Học sinh đọc nội dung bài.
- Tìm 3 từ đơn, 3 từ láy, 3 từ
ghép.
- HS lắng nghe luật chơi.

15


nhất sẽ là đội thắng cuộc sẽ gíup cô Tấm
sớm trảy hội mưa xuân.
2. Thời gian chơi: 5 phút.
3. Học sinh chơi:
- GV quan sát .
- Kết thúc trò chơi Gv và tổ trọng tài kết
luận đáp án đúng và đội thắng cuộc.
GV:Yêu cầu HS nêu lại khái niệm từ đơn,
từ ghép, từ láy.
4. GV kết luận: Qua trò chơi các em trong

vai là những chú sẻ gíup cô Tấm sớm
được đi trảy hội . Các em còn được củng
cố về từ đơn, từ láy, từ ghép

-Các đội tiến hành chơi.
-Tổ trọng tài quan sát tiến trình
chơi của các đội.
-HS nêu lại khái niệm từ đơn,
từ láy, từ ghép.

Ví dụ 2: Dạng nhận diện câu:
Bài tập 2: Bài ôn tập giữa kì 2 (tiết 6).
Cho đoạn văn sau:
Bấy giờ tôi còn là một chú bọ ngựa mới lớn. Mỗi lần đi cắt cỏ, bao giờ tôi
cũng cắt một nắm cây mía đất, khoan khoái nằm xuống cạnh sọt cỏ đã đầy và
nhấm nháp từng cây một. Buổi chiều ở làng ven sông yên tĩnh một cách lạ lùng.
Tìm trong đoạn văn trên các kiểu câu kể đã học
a) Mục tiêu:
Củng cố cho học sinh vể các loại câu kể đã học.
b) Chuẩn bị: - Bảng phụ:
Câu kể Ai làm gì?
Câu kể Ai thế nào?
Câu kể Ai là gì?

- Các thẻ chữ ghi nội dung riêng 3 câu trong bài tập.
c) Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Luật chơi:
Học sinh đọc nội dung bài.

- GV cho Hs nêu yêu cầu của bài.
- Tìm các kiểu câu kể có trong đoạn
văn.
- GV: Để hoàn thành bài tập, chúng
ta cùng đến với trò chơi mang tên - HS lắng nghe luật chơi.
“Chim sẻ gíup cô Tấm” dựa theo
tích truyện dân gian Tấm Cám. Tổ 1
và tổ 3 tham gia chơi. mỗi tổ cử ra 3
bạn đóng vai là những chú chim
chăm chỉ, được Bụt sai xuống gíup
cô Tấm nhặt riêng từng loại ra để
vào các ô tương ứng ( như bảng phụ
16


ở phần chuẩn bị). Đội nào gắn đúng,
gắn đủ và thời gian nhanh nhất sẽ là
đội thắng cuộc sẽ gíup cô Tấm sớm
trảy hội mưa xuân.
2. Thời gian chơi: 5 phút.
3. Học sinh chơi:
Các đội tiến hành chơi.
- GV quan sát .
Tổ trọng tài quan sát tiến trình
- Kết thúc trò chơi Gv và tổ trọng tài chơi của các đội.
kết luận đáp án đúng và đội thắng
cuộc.
4. GV kết luận: Qua trò chơi các em
trong vai là những chú sẻ gíup cô
Tấm sớm được đi trảy hội . Không

những thế các em còn được củng cố
về câu kể Ai là gì ?, Ai thế nào?, Ai
làm gì?
5. Kiểm nghiệm :
* Tổ chức tiến hành trên lớp thực nghiệm:
Tôi đã tiến hành triển khai các giải pháp vào lớp 4C. Sau nửa học kì đối
chứng kết quả của lớp thực nghiệm với lớp đối chứng( Lớp không vận dụng
phương pháp tổ chức trò chơi dựa theo tích truyện dân gian- Lớp 4B), kết quả
chênh lệch rõ rệt :
1.Về hứng thú học tập :
Số HS
Lớp
Yêu thích
TT
sĩ số
điểu
điều tra
tra
SL
TL %
1
4c
40
40
37
92,5
2
4B
40
40

5
12,5

Kết quả điểu tra
Bình thường
Không yêu
thích
SL
TL % SL
TL
3
7,5
0
0
23
57,5
12
30

2. Về kết quả học tập:
Sau khi học xong tuần 25, tôi đã tiến hành kiểm tra ở hai lớp 4C và 4B.
Đề bài như sau:
Để bài ( thời gian 20 phút)
Câu 1: Dựa vào nghĩa của từ, hãy phân loại các từ dưới đây thành 3 nhóm
( 3 chủ điểm), rồi viết vào chỗ chấm:
Tài giỏi, tài hoa, đẹp đẽ, xinh đẹp, gan dạ, anh hùng, sinh tươi, anh dũng, dũng
cảm, tài nghệ, tài ba, xinh xắn, xinh xẻo, tài đức, tài năng, can đảm, can trường,

17



tươi tắn, rực rỡ, thướt tha, gan góc, gan lì, vạm vỡ, lực lưỡng, cường tráng, tươi
đẹp, huy hoàng, tráng lệ, diễm lệ, lộng lẫy,…
a,Các từ thuộc chủ điểm Người ta là hoa của đất: ………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
b, Các từ thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu: …………………………………
………………………………………………………………………………….
c,Các từ thuộc chủ điểm Những người quả cảm : ………………………….....
…………………………………………………………………………………
Câu 2: Tìm và ghi vào bảng sau 3 kiểu câu kể trong đoạn văn sau:
(1) Chim Gõ Kiến đến nhà Gà Trống, bảo Gà Trống đi tìm Mặt Trời. (2) Gà
Trống cựa sắc, cánh cứng, lông dày, bay chuyền rất khoẻ. (3)Gà Trống bay từ
bụi cây lờn rừng nứa, từ cây chò thấp đến cây chò cao nhất. (4) Cuối cùng Gà
Trống cũng gọi được Mặt Trời. (5) Từ đó, khi Gà Trống cất tiếng gáy, Mặt Trời
lại tươi cười hiện ra, phân phát ánh sáng cho mọi vật, mọi người. (6) Gà Trống
là sứ giả hoà bình.
Câu kể Ai làm gì?
…………………
…………………

Câu kể Ai thế nào?
…………………………
..………………………

Câu kể Ai là gì?
………………………
…………………………

• Kết quả thu được như sau:


TT
1
2

Lớp
điểu
tra


số

4C
4B

40
40

Số HS Điểm9-10
điều
tra
SL TL
%
40
21 52,5
40
5
12,5

Kết quả điểu tra
Điểm 7-8 Điểm 6-7

SL
15
9

TL
%
37,5
22,5

SL
4
23

TL
%
10
57,5

Điểmdưới
5
SL TL%
0
3

0
7,5

• Từ đó, tôi đã mạnh dạn xây dựng một số tiết dạy mẫu để tổ, khối góp ý,
đánh giá, nhận xét. Các tiết cụ thể như sau:


T
T
1
2
3

Bài dạy

Bài tập
vận
dụng
ôn tập giữa kì 1(tiết 6- Tuần10)
Bài 3
Tính từ ( tuần 11)
Bài tập 1
MRVT:Trò chơi-Đồ chơi(tuần15) Bài tập 4

Trò chơi áp dụng
Chim sẻ giúp cô Tấm
Túi ba gang
Bắc cầu ô Thước

18


- Các tiết dạy mẫu nêu trên của tôi được tổ khối cũng như chuyên môn nhà
trường đánh giá cao. Tôi nhận thấy có thể phổ biến rộng rãi cho giáo viên trong
toàn trường.
- Sau gần một năm thực hiện và triển khai, phổ biến kinh nghiệm trong nhà
trường thì hiệu quả rất khả quan:

+ Chất lượng giờ dạy của giáo viên được nâng lên.
+ Học sinh yêu thích phân môn Luyện từ và câu hơn.
+ Kết quả học tập tăng lên rõ rệt.
III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1.Kết luận :
Qua một thời gian điều tra, đưa ra những giải pháp và thực hiện các biện
pháp ta thấy học sinh yêu thích môn học hơn, từ đó kết quả học tập của các em
cũng được nâng lên đáng kể . Điều đó cũng được thể hiện rõ qua hai bảng tổng
hợp hứng thú học và kết quả học của các em đối với phân môn Luyện từ và câu.
Qua hai bảng tổng hợp ở trên và so sánh với hai bảng tổng hợp trong phần
thực trạng, ta thấy kết quả được nâng lên . Điều đó chứng tỏ các trò chơi dựa
theo tích truyện dân gian đó giúp học sinh yêu thích môn học hơn, cũng như kết
quả học của các em được nâng lên. So với kết quả khảo sát đầu năm ta thấy có
sự tiến bộ rõ rệt. Số lượng học sinh đạt điểm 9-10 tăng ,số học sinh đạt điểm 56 giảm và học sinh đạt điểm dưới 5 không còn.
Không những thế trò chơi trong phân môn Luyện từ và câu dựa theo tích
truyện dân gian làm cho học sinh dễ chơi, cũng dễ áp dụng với nhiều dạng bài
tập luyện từ và câu khác nhau.
Trong mỗi tiết học, hầu hết các em say mê, háo hức học tập. Thông qua trò
chơi học tập dựa theo tích truyện dân gian các em có thể tự tìm tòi nội dung kiến
thức trừu tượng dưới những nhân vật, những đồ vật cụ thể. Từ đó các em chủ
động trong việc lĩnh hội tri thức mới một cách cụ thể hào hứng nhất.
Điều đó cho thấy việc đưa một số trò chơi học tập dựa theo tích truyện dân
gian vào trong phân môn Luyện từ và câu là một hướng đi đúng theo tinh thần
đổi mới phương pháp dạy học hiện nay và hoàn toàn phù hợp với đặc điểm tâm
sinh lí lứa tuổi học sinh lớp 4.
Vậy nên :
-Việc lựa chọn phương pháp của giáo viên đối với bài học là rất quan trọng và
cần thiết. Giáo viên phải chọn phương pháp phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí
lứa tuổi, phát huy được tư duy sáng tạo của học sinh. Qua trò chơi các em nắm
được kiến thức một cách chủ động, sáng tạo. mà trò chơi dựa theo tích truyện

dân gian đã đáp ứng được điểu đó.
- Mỗi giáo viên, luôn tự tìm tòi ra những phương pháp dạy học phù hợp cho
đối tượng học sinh của mình và vận dụng linh hoạt các phương pháp.
19


Là một giáo viên tiểu học , nhất thiết cần phải có sự hiểu biết cơ bản về đặc
điểm tâm lí của học sinh, vận dụng sự hiểu biết đó cho công tác giáo dục nhằm
khơi dậy niềm đam mê học tập, khả năng ham hiểu biết , niềm tin trong học tập,
giúp học sinh Chưa hoàn thành vươn lên là học sinh Hoàn thành, học sinh Hoàn
thành vươn lên là học sinh Hoàn Thành tốt.
2. Đề xuất:
* Đối với học sinh :
+ Luôn chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy định, yêu cầu của nhà
trường và giáo viên để ra.
+ Hoàn thành mọi bài tập và yêu cầu của giáo viên.
+ Luôn chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập
+ Có ý thức tự học, tự giác và cầu tiến trong học tập
* Đối với phụ huynh :
- Quan tâm đến việc học của con em mình, thường xuyên gặp gỡ trao đổi về tình
hình học tập của con với giáo viên chủ nhiệm.
- Thường xuyên kiểm tra ( và bổ sung nếu thiếu ) sách vở , đồ dùng học tập cho
con.
- Đôn đốc, nhắc nhở học sinh học và ôn bài giáo viên yêu cầu.
* Đối với giáo viên :
+ Không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ , thường
xuyên trao đổi với đồng nghiệp về các kinh nghiệm dạy học.
+ Tham gia đầy đủ và có chất lượng tất cả các chương trình bồi dưỡng
chuyên đề giáo dục
+ Luôn tìm tòi và học tập các phương pháp giáo dục hiệu quả, áp dụng đổi

mới phương pháp dạy học một cách linh hoạt .
+ Trau dồi về vốn sống, tri thức, cũng như đạo đức để luôn là tấm gương
sáng cho học sinh noi theo.
- Các trò chơi học tập dựa theo tích truyện dân gian nên được giáo viên ứng
dụng công nghệ thông tin,để hình ảnh các nhân vật trong các câu truyện cổ tích
gần gũi hơn với học sinh.
* Đối với các cấp quản lí :
- Thường xuyên mở các lớp học chuyên đề để chúng tôi tham dự , học hỏi, trao
đổi rút kinh nghiệm.
- Tổ chức các giờ dạy mẫu ở các trường điểm cho chúng tôi được dự giờ học
tập.
- Tạo điều kiện thuận lợi cả về vật chất và tinh thần cho chúng tôi, giúp chúng
tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục của mình.
Trong quả trình thực hiện sáng kiến này, tôi đã tham khảo các tài liệu như:
Chuyên đề Giáo dục Tiểu học, các tài liệu về tổ chức trò chơi trong dạy học…
Sáng kiến này đã được dạy thực nghiệm ở lớp 4C và đối chứng ở lớp 4B, tại
trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám, và đạt kết quả đáng khích lệ.

20


Tuy nhiên, do kinh nghiệm của bản thân còn nhiều hạn chế nên không
tránh khỏi thiếu sót, rất mong được sự góp ý của hội đồng khoa học các cấp để
sáng kiến có tính khả thi hơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 4 năm
2017

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Người viết:

Lê Thị Thu Hà

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. SGK Tiếng Việt lớp 4
2. Đánh giá Học sinh tiểu học theo Thông Tư 22
3. Các chuyên đề, tạp chí Giáo dục tiểu học
4. Các tài liệu về tổ chức trò chơi trong dạy học ở tiểu học
5. Một số giáo án , bài giảng của đồng nghiệp trong khối 4.
DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO, CẤP SỞ
GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C
TRỞ LÊN .
Họ và tên tác giả : Lê Thị Thu Hà
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị công tác : Trường tiểu học Hoàng Hoa Thám – TP Thanh Hóa

STT TÊN ĐỀ TÀI SKKN

1.

Cấp đánh

giá xếp loại
(
Phòng,
sở
,
Tỉnh… )

Kết quả Năm
học
đánh giá đánh
giá
xếp loại
xếp loại
( A, B,
hoặc C )

Dạy học sinh lớp 1 từ yếu lên Phòng giáo
trung bình môn Tiếng Việt dục
phân môn Tập Đọc.

A

2009- 2010

B

2009 - 2010

2.


Dạy học sinh lớp 1 từ yếu lên SởGiáo dục
trung bình môn Tiếng Việt
phân môn Tập Đọc.

A

2010- 2011

3.

Dạy học sinh lớp 1 từ yếu lên Phòng giáo
trung bình môn Tiếng Việt dục
phân môn Tập Đọc.

22


23



×