I. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Tiếng Việt là tiếng nói phổ thông, tiếng nói dung trong giao tiếp chính thức của
cộng đồng các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam. Bởi thế dạy Tiếng Việt là cực
kì quan trọng trong đời sống cộng đồng và đời sống mỗi con người. Những thay đổi
quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội, văn hóa giáo dục, thành tự nghiên cứu của
các ngành khoa học nói chung đã dần tới những yêu cầu đổi mới trong việc dạy
Tiếng Việt của nhà trường. Chương trình môn Tiếng Việt trong hệ thống các
chương trình môn học mới được ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu trên. Vậy chương
trình Tiếng Việt tiểu học mới nhằm mục tiêu gì? Theo Chương trình Giáo dục phổ
thông cấp Tiểu học (ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ.BGG&ĐT ngày 055-2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), mục tiêu môn Tiếng Việt ở cấp
Tiểu học là:
Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (đọc, viết,
nghe, nói) để học và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.
Thông qua việc dạy và học của Tiếng Việt, góp phàn rèn luyện các thao tác tư duy.
Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giảng về Tiếng Việt, về tự nhiên, về
xã hội, về con người, về văn hóa văn học của Việt Nam và nước ngoài.
Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng,
giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách cách người Việt Nam xã
hội chủ nghĩa.
Để thực hiện mục tiêu trên phân môn LT&C phải thực hiện những nhiệm vụ sau:
Làm giàu vốn từ cho học sinh và phát triển năng lực dùng từ, đặt câu cho các em.
Nhiệm vụ này gồm có những công việc sau:
Giải nghĩa từ: Làm cho học sinh nắm nghĩa từ bao gồm việc thêm vào vốn từ của
học sinh những từ mới và nghĩa mới của từ đã biết làm cho các em nắm được tính
nhiều nghĩa và sự chuyển nghĩa của từ. Dạy từ ngữ phải hình thành những kĩ năng
phát hiện ra những từ mới chưa biết trong văn bản cần tiếp nhận, nắm một số thao
tác giải nghĩa từ, phát hiện ra những nghĩa mới của từ đã biết, làm rõ những sắc thái
nghĩa khác nhau trong những ngữ cảnh khác nhau.
Hệ thống hóa vốn từ: Dạy cho học sinh biết xếp các từ một cách có hệ thống
trong trí nhớ của mình để tích lũy được từ nhanh chóng và tạo ra tính thường trực
của từ, tạo điều kiện cho các từ đì vào hoạt động lời nói được thuận lợi. Công việc
này hình thành ở học sinh kĩ năng đối chiếu từ trong hàng dọc của chúng, đặt từ
trong hệ thống liên tưởng cùng chủ đề, đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, cùng cấu
tạo,.. tức là kĩ năng liên tưởng để huy động vốn từ.
Tích cực hóa vốn từ: Dạy cho học sinh sử dụng từ, phát triển kĩ năng sử dụng từ
trong lời nói và trong lời viết, đưa từ vào trong vôn từ tích cực được học sinh sử
1
dụng thường xuyên. Tích cực hóa vốn từ tức là dạy học sinh biết sử dụng từ ngữ
trong nói năng của mình.
Dạy cho học sinh biết cách đặt câu, sủ dụng các kiểu câu đúng mẫu, phủ hợp với
hoàn cảnh giao tiếp.
Trên cở sở vốn ngôn ngữ trước khi đến trường, từ những hiện tượng cụ thể của
tiếng mẹ đẻ, phân môn LT&C cung cấp cho học sinh một số kiến thức về từ và câu
cơ bản, sở giản cần thiết đối với các em. LT&C trang bị cho học sinh hiểu biết về
cấu trúc của từ, câu, quy luật hành chức của chúng. Cụ thể đó là các kiến thức về
cấu tạo từ, nghĩa của từ, các lớp từ, từ loại, các kiến thức về câu như: cấu tạo câu,
các kiểu câu, dấu câu, các quy tắc dùng từ và đặt câu trong văn bản để sử dụng
trong giao tiếp.
Ngoài các nhiệm vụ trên, LT&C còn có nhiệm vụ rèn luyện tư duy và giáo dục
thẩm mĩ học sinh.
Hiện nay dạy và học nói chung và phân môn LT&C nói riêng đã được đặc biệt
quan tâm và đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, việc dạy học LT&C còn
bộc lộ một số hạn chế cần tập trung thao gỡ và giải quyết. Chẳng hạn như: Có
những trường hợp giáo viên chưa truyền tải hết đến kiến thức cho học sinh có giáo
viên còn lúng túng về kiến thức, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, chưa sử
lí thoả đáng những tình huống sư phạm nảy sinh trong quá trình dạy học... Một số
học sinh vốn từ còn nghèo nàn, chưa nhận diện được một số ngôn ngữ, chưa giải
quyết được các bài tập và chưa vận dụng được tốt vốn ngôn ngữ và giao tiếp.
Vì những lí do nêu trên, tôi chọn “Kinh nghiệm dạy một số bài khó trong
phân môn LT&C lớp 5 ” làm đề tài nghiên cứu của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu phương pháp và thực trạng dạy và học Tiếng Việt ở chương trình
Tiếng Việt 5.
- Nghiên cứu tìm ra phương pháp dạy một số bài khó trong phân môn LT&C lớp
5 nhằm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt
- Phân dạng, đề xuất phương pháp dạy một số bài khó trong phân môn LT&C lớp
5.
- Đưa ra một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 vận dụng vào thực tiễn nói và viết
đúng câu, để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đáp ứng nhu cầu
giáo dục trong thời đại mới.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu, tổng kết về kinh nghiệm dạy một số bài khó trong phân
môn LT&C lớp 5.
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
Để viết sáng kiến này, tôi đã áp dụng một số phương pháp sau:
2
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
- Phương pháp điều tra, khảo sát
II. PHẦN NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lí luận
Chương trình và sách giáo khoa.
Tôi xin được đi vào phân tích những mạnh kiến thức của phân môn Luyện từ
và câu lớp 5 để có cái nhìn sâu hơn, đầy đủ hơn về phân môn này .
Phân môn Luyện từ và câu lớp 5 (62 tiết: 32 tiết học kì I, 30 tiết học kì II) bao
gồm những nội dung chính như sau:
Trong quá trình nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa và qua thực hiện
giảng dạy, chúng tôi nhận thấy một số bài học (bài tập) có nội dung khó như sau:
* Nội dung dạy mở rộng vốn từ :
- Một số yếu tố Hán chưa thông dụng với học sinh hoặc có nghĩa khó phân
biệt dẫn đến học sinh chưa thực hiện được yêu cầu của bài tập.
Ví dụ: + Xếp những từ có tiếng “hữu” cho dưới đây thành hai nhóm a và b
hữu nghị, hữu hiện, chiến hữu, hữu tình, than hữu, hữu ích, bằng hữu, bạn hữu, hữu
dụng.
Hữu có nghĩa là “bạn bè”
Hữu có nghĩa là “có”
(Hữu nghị - Hợp tác - SGK Tiếng Việt 5 - tập 1)
+ Tìm trong các từ dươi đây những từ đồng nghĩa với từ công dân: đồng bào,
nhân dân, dân chúng, dân tộc, dân, nông dân, công chúng.
(Công dân - SGK Tiếng Việt 5 tập 2 – trang 18).
- Một số thành ngữ, tục ngữ có nghĩa khó hiểu, khó diễn đạt hoặc khó tìm văn
cảnh.
Ví dụ: + Các thành ngữ, tục ngữ dưới đây nói lên những phẩm chất gì của
người Việt nam ta?
a, Chịu thương chịu khó
b, Dám nghĩ, dám làm
c, Muôn người như một
d, Trọng nghĩa khinh tài
e, Uống nước, nhớ nguồn
( Nhân dân – SGK Tiếng Việt 5 tập 1 – trang 27)
+ Đặt câu với một trong những thành ngữ dưới đây :
a, Bốn biển một nhà
b, Kề vai sát cánh
3
c, Chung lưng đấu cật
( Hữu nghị - Hợp tác – SGK Tiếng Việt 5 tập 1 – trang 56)
- Một số bài tập sáng tạo có chủ đề khó đối với học sinh.
Ví dụ: Dựa vào nội dung câu nói của Bác Hồ “các Vua Hùng đã có công dựng
nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Em hãy viết một đoạn văn khoảng
5 câu về nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc của mỗi công dân.
* Nghĩa của từ (11 tiết)
Phần này cung cấp một số kiến thức sơ giản về các lớp từ có quan hệ về ngữ ( là
từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa) và cách thức sử dụng các lớp từ này.
Ở các bài kiến thức mới, ngữ liệu thường được rút ra từ các bài tập đọc mà học
sinh đã học, ngữ liệu mang tính điển hình cao.
Những bài học, bài tập còn khó ở nội dung này, chúng tôi xin được đề cập đến
ở phần minh họa cho bài khó và cách dạy bài khó ở chương II.
* Từ loại (5 tiết)
Phần này cung cấp một số kiện thức sơ giản về loại có tính chất công cụ trong
hoạt động giao tiếp của người Việt ( Đại từ và quan hệ từ), luyện tập sử dụng hai từ
loại.
Nội dung về đại từ và quan hệ từ trong sách Tiếng Việt 5
là những điều rất cơ bản, có tác dụng bồi dưỡng năng lực tư duy và giao tiếp. Thời
gian cho phần luyện tập bao giờ cũng nhiều hơn thời gian cho phần cung cấp khái
niệm.
Ở nội dung này, học sinh thường gặp khó khăn trong việc phân biệt danh từ với
danh từ làm đại từ xưng hô nên xác định đại từ chưa chính xác.
* Câu ghép (8 tiết) Phần này cung cấp kiến thức sơ giản về câu ghép
Các bài tập ở phần câu ghép nhìn chung vừa sức đối với học sinh. Hầu hết
học sinh đều nhận diện được câu ghép, xác định được các phương tiện nối các vế
câu ghép (dấu câu, quan hệ từ) thực hành tương đối tốt các dạng bài tập trong sách
giáo khoa.
Ở nội dung này học sinh đang còn lúng túng khi sử dụng các cặp quan hệ từ
biểu thị nguyên nhân – kết quả , điều kiện – kết quả , giả thiết – kết quả , quan hệ
tăng tiến … Đó là không biết khi nào nên dùng vì… nên.. , khi nào nên dùng nhờ
… mà … hay tại … nên ..; khi nào nên dùng ... thì …, hễ …thì … hay giá … thì ;
khi nào nên dùng không những … mà … hay không chỉ … mà … cho phù hợp.
Ví dụ : Chọn quan hệ từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống.
Giải thích vì sao em chọn quan hệ từ ấy. ( tại, nhờ )
a, … thời tiết thuận lợi nên lúa tốt.
b, … thời tiết không thuận nên lúa xấu.
( SGK Tiếng Việt 5 tập 2 – trang 33).
4
Ngoài ra, ở phần này học sinh còn gặp một bài tập khó. Đó là bài tập có ngữ
liệu không điền hình( nhất là trong chương trình mới, học sinh không được học câu
rút gọn) nên có giáo viên lúng túng khi hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề.
Ví dụ: Tìm vế câu chỉ điều kiện (giả thiết), vế câu chỉ kết quả và các
quan hệ từ nối chúng trong những ví dụ sau:
b, Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng
Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hoa hướng dương
Trương Quốc Khánh
( SGK Tiếng Việt 5 tập 2 – trang 39 )
* Ngữ pháp văn bản ( 4 tiết )
Phần này cung cấp một số kiến thức sơ giản về các phương tiện liên kết câu cơ bản:
Liên kết câu là một nội dung rất mới trong chương trình phân môn Luyện từ
và câu ở Tiểu học. Mặc dù kĩ năng liên kết câu đã được rèn từ trước trong các bài
tập viết đoạn văn, bài văn … nhưng việc liên kết câu diễn ra một cách tự nhiên,
chưa thức sự có ý thức.
Các bài tập ở nội dung này chủ yếu tập trung vào việc nhận diện các
phương tiện liên kết và vận dụng để điền từ, thay thế từ ngữ, sửa từ dùng sai. Nhìn
chung học sinh thực hiện được yêu cầu các bài tập. Tuy nhiên các em còn gặp khó
khăn trong bài tập Liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ: Đó là học sinh không
tìm được từ ngữ để thay thế cho phù hợp.
Ngoài ra, ở nội dung này có ít bài tập sáng tạo nên học sinh không có điều
kiện vân dụng các kiến thức về liên kết câu cho việc viết đoạn văn ngắn cho các
chủ đề quen thuộc. Để rèn luyện kĩ năng liên kết câu.
* Ôn tập ( 15 tiết )
Là lớp cuối cấp bậc Tiểu học, phân môn LT&C có phần ôn tập, hệ thống hóa
tất cả các nội dung về từ và câu mà học sinh được học ở cấp Tiểu học. Cụ thể :
Đây là cơ hội để học sinh hệ thống hóa, khái quát hóa tất cả những kiến thức
về từ và câu đã học.
Ở nội dung này nhìn chung kiến thức hợp lý, vừa sức với học sinh, chỉ
còn một số bài tập khó như bài tập về đại từ và bài tập có ngữ liệu dài.
Ví dụ: + Tìm đại từ xưng hô trong đoạn văn ở bài tập 1.
( SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 137)
Ở bài tập này học sing thường nhầm lẫn giữa danh từ và đại từ xưng hô.
+ Đọc bài văn sau:
Chữ nghĩa trong văn miêu tả.
Trong miêu tả, người ta thường hay so sánh. So sánh thì vô cùng …
… Rồi sau đó mới đến cái mới, cái riêng trong tình cảm trong tư tưởng.
Theo Phạm Hổ
5
( SGK Tiếng Việt 5 tập 1 – trang 159 )
Bài văn trên là một bài văn rất hay về nghệ thuật miêu tả, về vẻ đẹp đầy
sống động, rất riêng rất mới của sự vật qua những hình ảnh so sánh, nhân hóa và
cách sang tạo ra những hình ảnh đó. Nhưng do thời gian cho một tiết học có hạn và
ngữ liệu của bài quá dài nên không đủ thời gian giúp học sinh hiểu đầy đủ ý nghĩa
của bài viết.
Trên đây, tôi đã hệ thống toàn bộ chương trình sách giáo khoa phân môn
Luyện từ và câu lớp 5. Với việc phân tích những ưu điểm cơ bản và một số hạn chế
nhất định của chương trình.Tôi thấy một việc hết sức cần thiết là làm thế nào để
học sinh lớp 5 hiểu và nắm vững được các bài tập khó trong phân môn luyện từ và
câu, vận dụng tốt các kiến thức của bài tập này trong học tập và trong cuộc sống.
Tôi mong muốn sẽ được cùng các đồng nghiệp đề ra những giải pháp hay để tháo
gỡ, giải quyết những khó khăn khi dạy Luyện từ và câu lớp 5, góp phần nâng cao
chất lượng dạy học.
2.2 Thực trạng dạy học Luyện từ và câu.
2.2.1 Hoạt động dạy học của Giáo viên.
Tôi tiến hành khảo sát tình hình đội ngũ, giờ dạy của giáo viên để nghiên cứu
những ưu, nhược điểm của họ trong qua trình dạy học Tiếng Việt nói chúng và
phân môn LT&C nói riêng đồng thời chỉ ra những nguyên nhân của ưu, nhược điểm
đó.
- Tình hình đội ngũ:
Đội ngũ cán bộ giáo viên nhìn chung có trình độ ĐHSP, đã nắm được kiến
thức cơ bản, có nghiệp vụ sư phạm cần thiết, một số được đào tạo bài bản, chịu khó
đổi mới phương pháp, yêu nghề mến trẻ. Đây là điều kiện tốt để nâng cao chất
lượng dạy học.
+ Công tác chuẩn bị trước khi lên lớp:
+ Tất cả các giáo viên lên lớp đều có bài soạn, thiết kế được các hoạt động dạy
học của thầy và trò.
+ Tuy nhiên, một số giáo viên vẫn còn lệ thuộc vào sách giáo viên, sách thiết kế,
bài soạn ít sáng tạo, chưa chú ý đến việc thiết kế, xây dựng hệ thống bài tập cho
phù hợp với trình độ từng đối tượng học sinh. Đồ dùng dạy học nhất là băng giấy,
bảng phụ chưa được sử dụng thường xuyên mà chỉ sử dụng khi khai thao giảng.
Chưa dự kiến được các tình huống sư phạm nảy sinh trong quá trình dạy học.
- Công tác dạy học trên lớp:
Qua nhiều năm dạy học, tôi đã dự giờ, khảo sát giáo viên trong việc dạy môn
Tiếng Việt nói chung và phân môn LT&C nói riêng . Những ưu, khuyết điểm chính
của giáo viên bộc lộ trong quá trình dạy học được chúng tôi tổng kết như sau:
Ưu điểm:
6
+ Dạy đủ, dạy đúng kiến thức, đúng đặc trưng loại bài, tiến trình hợp lí.
+ Tổ chức được các hoạt động học tập cho học sinh tích cực hoạt động để
tìm ra kiến thức.
+ Hình thức tổ chức dạy học phù hợp, phương pháp dạy học linh hoạt.
Nhược điểm: Trong một số giờ dạy học, một số giáo viên còn:
+ Chưa thực sự chủ động trong toàn bộ tiến trình bài học, chưa làm chủ kiến
thức, còn lung túng trong việc giải quyết các tình huống sư phạm.
+ Máy móc thực hiện các hoạt động như sách giáo viên, sách thiết kế đưa
ra, chưa tác động được đến tất cả các đối tượng học sinh
+ Nhiều giáo viên chưa quan tâm đến việc mở rộng vốn từ, phát triển vốn từ
cho học sinh, giúp học sinh làm giàu vốn hiểu biết phong phú về Tiếng Việt.
+ Tổ chức các hình thức dạy học cho có chứ chưa hay, chưa đổi mới
phương pháp, hình thức dạy học.
2.2.2 Khó khăn từ phía học sinh:
+ Học sinh chưa thực sự có hứng thú học phân môn Luyện từ và câu. Các
em đều cho đây là phân môn vừa “khô” vừa “khó”.
- Ở phần lí thuyết thì các em trả lời tương đối trôi chảy nhưng khi làm bài tập
thực hành thì lúng túng, chưa vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các bài tập
một cách linh hoạt nhất là đối với các bài tập khó, soos học sinh hoàn thành được
các dạng bài tập này chiếm tỉ lệ nhỏ trong lớp.
+ Vốn từ về Tiếng Việt ở các em còn hạn chế đặc biệt khi hoc các bài về
nghĩa của từ, mở rộng vốn từ.
Đây là bảng khảo sát kết quả học luyện từ và câu của học sinh đầu năm :
Số HS
32 em
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
1em
3.1 %
21 em
65,9%
10 em
31%
2.3 Dạy một số bài khó, trong phân môn Luyện từ và câu Lớp 5:
Các bài tập khó trong phân môn Luyện từ và câu lớp 5 cũng không phải là
nhiều nhưng làm thế nào để giáp học sinh tiếp thu, hiểu và nắm bắt được kiến thức
của các bài tập này một cách tốt nhất thì không phải là điều dễ. Từ thực tế giảng
dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 5 nhiều năm, tôi đã đúc rút được một số kinh
nghiệm dạy một số bài khó.
7
Sau đây, tôi chọn 5 bài để minh họa cho những kinh nghiệm của mình về cách
dạy bài khó trong phân môn Luyện từ và câu lớp 5.
Bài 1: Từ đồng âm (tuần 5 )
* Đây là dạng bài dạy lí thuyết.
Nội dung bài gồm 3 phần Nhận xét, ghi nhớ và luyện tập. Phân môn Luyện tập
có 4 bài tập.
Mục đích của bài tập là giúp học sinh nhận diện được một số từ đồng âm trong
giao tiếp, biết phân biệt nghĩa một số từ đồng âm.
Bài tập 1: Phân biệt nghĩa của các từ đồng âm trong các cụm từ sau:
a, Cách đồng âm – tương đồng – một nghìn đồng
b, Hòn đá – đá bóng
c, Ba và má – ba tuổi
Bài tập 2 : Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm bàn, cờ, nước .
Bài tập 3 : Đọc mẩu chuyện vui “Tiền tiêu” và cho biết vì sao Nam tưởng ba
mình đã chuyển sang làm việc tại ngân hàng.
Bài tập 4: Đố vui:
a,
Trùng trục như con chó thui
Chín mắt, chin mũi, chín đuôi, chín đầu. (Là con gì ?)
b, Hai cây…
… mặt hồ .
(Là cây gì ?)
* Khó khăn và cách tháo gỡ .
Ở các bài tập trên, theo chúng tôi có những nội dung khó như sau: Ở bài tập 2 ,
học sinh phải đặt câu để phân biệt nghĩa các từ đồng âm trong khi có nhiều học sinh
không tìm được các từ đồng âm. Như vậy, trong sách giáo khoa, giúp giáo viên gợi
ý giúp học sinh tìm ra các từ đồng âm như:
. bàn: bàn (ghế) / bàn (bạc) / bàn thắng
. cờ: (lá) cờ / (quân) cờ.
. nước: (uống) / nước (cờ) / đất nước.
Từ việc xác đinh các từ đồng âm, học sinh sẽ đặt được câu để phân biệt từ đồng
âm đó một cách thuận tiện hơn.
Ở bài tập 3: Học sinh không hiểu nghĩa từ (tiền tiêu) (vị trí quan trọng, nơi bố
đứng canh gác trong khu vực trú quân hướng về phía địch) dẫn đến không hiểu
được cái hay, cái buồn cười thú vị trong sự hiểu nhầm rất hồn nhiên của Nam .
Cách tháo gỡ: Vì Nam hiểu nhầm ba chuyển sang làm ở ngân hàng nên giáo
viên gợi ý giúp học sinh thấy rõ vì sao lại có sự hiểu nhầm đó bằng cách: tìm từ có
liên quan đến ngân hàng: tiền.
Giúp học sinh hiểu nghĩa từ (tiền tiêu) bằng cách đưa ra tình huống cụ thể .
Chẳng hạn: Mẹ giữ tiền tiêu cho gia đình
8
Bố giữ tiền tiêu cho Tổ Quốc.
Học sinh so sánh, đối chiếu để phát hiện ở câu này, nghĩa hai từ “ tiền tiêu ”
không giống nhau. Khi đó, học sinh sẽ hiểu được cái hay, thú vị ở tình huống mà
bạn Nam đã hiểu nhầm, đồng thời từng bước hiểu được giá trị của cách nói đồng
âm.
Ở bài tập 4: Ở bài này, học sinh hiểu chín là số chín (số liền sau số 8 ) nên
hiểu nhầm có một con vật có 9 mắt, 9 mũi , 9 đuôi , 9 đầu. Với cách hiểu đó, học
sinh không giải được câu đó. Trong trường hợp này, giáo viên cần gợi ý giúp học
sinh tìm từ đồng âm với từ chín hiểu theo nghĩa trên. Như vậy, chín cũng có thể
được hiểu là thức ăn được nấu nướng kĩ đến độ ăn được ( trái nghĩa với sống ) .
Nghĩa này ứng với nội dung của câu đố “ chín ” là nướng chín . Đó là “con chó
thui”.
Bài 2 : Từ nhiều nghĩa – tuần 7
( SGK Tiếng Việt 5 tập 1 – trang 66 )
* Dạng bài lí thuyết . Phần luyện tập có 2 bài tập. Mục đích của bài tập là : Giúp
học sinh phân biệt được nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa trong một số
câu văn, tìm được ví dụ về sự chuyển nghĩa của một số danh từ chỉ bộ phận cơ thể
người .
Bài tâp 1 : Trong những câu nào, các từ mắt, chân, đầu mang nghĩa gốc và trong
những câu nào chúng mang nghĩa chuyển
a, Mắt : - Đôi mắt của bé mở to.
- Quả na mở mắt.
b, Chân : - Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
- Bé đau chân.
c, Đầu :- Khi viết, em đừng ngoẹo đầu.
- Nước suối đầu nguồn rất trong.
* Khó khăn và cách tháo gỡ .
Ở bài tập này, một số học sinh tiếp thu chậm không thực hiện được yêu cầu.
Giáo viên cần giúp học sinh hiểu: Nghĩa gốc là nghĩa ban đầu của từ. Vì vậy, khi từ
đứng một mình, ta vẫn nhận ra nghĩa gốc, còn nghĩa chuyển, ta chỉ nhận ra khi kết
hợp với các từ từ ngữ khác. Với cách hiểu như trên, học sinh chỉ cần tách từ ra khỏi
văn cảnh để xem nghĩa của từ khi đó có giống nghĩa từ trong văn bản hay không.
Nếu giống thì từ đó được dùng với nghĩa đen, nếu không giống, từ đó được dùng
với nghĩa chuyển.
Đối với những học sinh có khả năng tiếp thu nhanh, giáo viên có thể giúp các
em hiểu nghĩa gốc của từ và chỉ ra nhiều nghĩa chuyển của nó.
Chẳng hạn : - Từ mắt.
+ Nghĩa gốc: Bộ phận trên mặt người, loài vật, dùng để nhìn.
9
+ Nghĩa chuyển: mắt na, mắt mía, mắt cá chân, mắt lưới, mắt bão,…
- Từ chân:
+ Nghĩa gốc: Bộ phận dưới cùng của người, loài vật, dùng đỡ bộ phận
trên và giúp người, loài vật di chuyển.
+ Nghĩa chuyển: chân kiềng, chân bàn, chân núi, chân mây,…
Bài 1 giáo viên có thể tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: ‘Ai nhanh, ai đúng”
bằng cách chia 2 đội, mỗi đội có quyền chỉ một bộ phận trên cơ thể và đội kia giải
thích nghĩa gốc, tìm nghĩa chuyển. Đội nào giải thích đúng và tìm được nhiều nghĩa
chuyển thì đội đó sẽ chiến thắng.
Bài tập 2: Tìm một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của những từ sau: lưới,
miệng, cổ tay, lưng.
Ở bài tập này, nhiều học sinh không hiểu “sự chuyển nghĩa” nghĩa là
gì. Giáo viên cần giúp học sinh hiểu: tìm ví dụ về chuyển nghĩa của từ chính là tìm
các nghĩa chuyển của từ đã cho. Ngoài ra, học sinh cũng gặp khó khăn trong việc
tìm từ. Để giúp học sinh giải quyết khó khăn này giáo viên cần giúp học sinh hiểu
rõ nghĩa gốc của từ và khơi gợi giúp học sinh tìm ra nhiều nghĩa chuyển của từ đã
cho.
- Nghĩa gốc của các từ chỉ bộ phận cơ thể: lưỡi, miệng, cổ, tay, lưng.
+ Lưỡi: Bộ phận mềm trong miệng, dùng đón và niếm thức ăn. Ở người còn
dùng để phát âm.
+ Miệng: Bộ phận trên mặt người hay phần trước của đầu động vật, dùng để
ăn. Với người còn dùng để nói.
+ Tay: Bộ phận phía trên của cơ thể người, từ vai đến các ngón tay, thường
dùng để câm nắm.
+ Cổ: Bộ phận cơ thể, nối đầu với thân.
- Các từ trên còn dùng để chỉ sự vật khác… Những trường hợp đó đều là
nghĩa chuyển. Ví dụ:
+ Miệng núi lửa, miệng hố, miệng giếng …
+ Cổ lọ, cổ tay, cổ chai…
+ Tay sung cừ, tay cày, ong tay áo …
+ Lưng ghế, lưng đồi, lưng đê, lưng trời …
Như vậy, tuy nhiên theo đối tượng học sinh giáo viên giúp học sinh mở rộng
kiến thức nhiều hay ít, tạo điều kiện để các em hiểu sâu sắc bản chất từ nhiều nghĩa,
từ đó làm tốt các bài tập ở nội dung này.
Bài 3: Luyện tập về từ nhiều nghĩa – tuần 7
( SGK Tiếng Việt 5 tập 1 – trang 73 )
* Dạng bài luyện tập thực hành.
Bài có 4 bài tập.
10
Mục đích của bài tập: Xác định được nghĩa cụ thể của các từ nhều nghĩa
trong từng văn cảnh cụ thể và chỉ chung của chúng. Phân biệt được nghĩa gốc và
nghĩa chuyển trong một số câu văn có dùng từ nhiều nghĩa. Biết đặt câu phân biệt
của các từ nhiều nghĩa là động từ.
Bài 1: Tìm ở cột B lời giải nghĩa thích hợp cho từ chạy trong mỗi câu ở cột
A.
Bài 2: Dòng nào dưới đây nêu đúng nét nghĩa chung của từ chạy có trong tất
cả các câu trên?
Sự di chuyển
Sự vận động nhanh
Sự di chuyển bằng chân
Bài 3: Từ ăn trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc?
a, Bác Lê lội ruộng chiều nên bị ăn chân.
b, Cứ chiều chiều, Vũ lại nghe tiếng còi tàu vào cảng ăn than.
c, Hôm nào cũng vậy, cả gia đình tôi cùng ăn bữa cơm tối rất vui.
Bài 4: Chọn trong hai từ dưới đây và đặt câu để phân biệt các nghĩa của từ
ấy.
Đi: - Nghĩa 1: tự di chuyển bằng bàn chân.
- Nghĩa 2: mang (xỏ) vào chân hoặc tay để che, giữ.
Đứng: - Nghĩa 1: Ở tư thế thân thẳng, chân đặt trên mặt đất.
- Nghĩa 2: Ngừng chuyển động.
* Khó khăn và cách tháo gỡ : Trong 4 bài tập trên, theo tôi có 3 bài tập khó với
học sinh, đó là bài 2,3 và 4.
Ở bài tập 2, một số học sinh không chọn đáp án đúng b: sự chuyển động nhanh
mà chọn đáp án a: sự di chuyển. Vậy, để học sinh tìm đúng nét nghĩa chung của từ
chạy, giáo viên cần hướng dẫn học sinh bằng câu hỏi gợi ý: Hoạt động của đồng hồ
có thể coi là sự di chuyển không? Hoặc giúp học sinh đối chiếu các nét nghĩa ấy
với từ chạy trong từng câu cụ thể. Nét nghĩa có trong tất cả các từ chạy của các câu
trên chính là nghĩa chung của từ chạy.
Ngoài ra, đối với học sinh có khả năng tiếp thu nhanh, giáo viên có thể
gợi ý để các em tìm thêm một số ví dụ về từ nhiều nghĩa “chạy”. Ví dụ: chạy chợ,
chạy ăn, hàng bán chạy …
Với bài này giáo viên còn có thể tổ chức cho học sinh làm bài qua trò chơi
dưới hình thức trắc nghiệm đúng sai.
Ở bài tập 3, nhiều học sinh xác định được từ ăn trong câu c dùng với nghĩa
gốc nhưng không nêu được nghĩa gốc và không hiểu rõ nét nghĩa của từ ăn ở câu a
và b. Như vậy, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh hiểu nghĩa gốc của từ ăn: hoạt
động đưa thức ăn vào miệng, nhai và nuốt. Các nét nghĩa khác của từ ăn, giáo viên
11
có thể giúp học sinh hiểu bằng cách thay nghĩa khác của từ ăn bằng từ đồng nghĩa
hoặc từ ngữ diễn đạt nghĩa ăn trong văn cảnh.
Chẳng hạn: Tàu vào cảng ăn than – Tàu vào cảng nhận than
Ngoài ra, đối với học sinh có năng lực, giáo viên có thể hướng dẫn các em tìm
thêm một số nghĩa của từ ăn như: Xe ăn xăng, ăn đòn, ăn ảnh, ăn ý …
Ở bài tập 4, để thực hiện được yêu cầu, đòi hỏi học sinh phải xác định được
từ, xác định được văn cảnh rồi mới đặt câu phân biệt các nghĩa của từ đó.
Chẳng hạn câu a, nghĩa 2: đi giày, đi dép, đi tất.
Đặt câu:
- Nghĩa 1: Bé chập chững tập đi.
- Nghĩa 2: Em đi đôi giày mới.
Đối với học sinh có năng lực giáo viên có thể gợi ý giúp các em tìm thêm
một số nghĩa của từ đi, đứng.
Bài 4 : Luyện tập về từ nhiều nghĩa – tuần 8
( SGK Tiếng Việt 5 tập 1 – trang 82 )
* Dạng bài luyện tập với 3 bài tập.
Mục đích của các bài tập là: Giúp học sinh
- Phân biệt được từ nhiều nghĩa với từ đồng âm.
- Hiểu được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa và mối quan hệ
giữa chùng.
- Biết đặt câu phân biệt nghĩa của một số từ nhiều nghĩa là tính từ .
* Khó khăn và cách tháo gỡ .
Bài tập 1: Trong các từ in đậm sau đây, những từ nào là từ đồng âm, những từ
nào là từ nhiều nghĩa?
a, Chín : - Lúa ngoài đồng đã chin (1)
- Tổ em có chin (2) học sinh
-Nghĩ cho chin (3) rồi hãy nói.
b, Đường : - Bát chè này nhiều đường(1) nên rất ngọt .
- Các chú công nhân đang chữa đường (2) day điện thoại
- Ngoài đường (3) mọi người đã đi lại nhộn nhịp.
c, Vạt : - Những vạt (1) nương màu mật
Lúa chín ngập lòng thung
( Ngyễn Đình Ảnh )
- Chú tư lấy dao vạt (2) nhọn đầu chiếc gậy tre
- Vạt (3) áo chàm thấp thoáng.
Ở bài này, nhiều học sinh không thực hiện được yêu cầu .Giáo viên có thể
giúp học sinh như sau: Giúp học sinh hiểu nghĩa từng từ trong từng câu, so sánh
nghĩa. Những từ nào không có mối quan hệ về nghĩa là từ đồng âm, những từ có
mối quan hệ về nghĩa là từ nhiều nghĩa. Chẳng hạn:
12
a, Chín : Chín (1): hoa, quả, hạt, phát triển đến mức thu hoạch được.
Chín (3): suy nghĩ kĩ đến độ chắc chắn, tin tưởng được. Chín (2): Số chín. Như
vậy, từ chín trong câu thứ hai khác hẳn về nghĩa với hai từ còn lại. Nó là từ đồng
âm với chín (1) và chín (3). Còn từ chín (1) và chín (3) có mối quan hệ với nhau về
nghĩa - giống nhau nét nghĩa “đến độ kĩ càng dùng được”. Đó là từ nhiều nghĩa.
Tương tự như trên học sinh sẽ tìm ra được đường (1) là từ đồng âm,
đường (2) và đường (3) có nét nghĩa chung có chiều dài dùng liên lạc với nhau. Đó
là từ nhiều nghĩa. Và Vạt (2) là từ đồng âm, vạt (1) và vạt (3) là từ nhiều nghĩa.
Qua bài tập này, giáo viên giúp học sinh khái quát cách phân biệt từ đồng âm và
từ nhiều nghĩa.
Bài tập 2: Một sô học sinh không nêu được nghĩa của các từ (tiếng ) xuân. Giáo
viên gợi ý học sinh xác định nghĩa bằng cách thay nghĩa đó vào văn cảnh. Từ đó,
học sinh sẽ xác định được: xuân (1): Mùa đầu tiên của năm; xuân (2): tươi trẻ; xuân
(3): tuổi.
Ở bài tập 3: Một số học sinh cũng không thực hiên được yêu cầu, nhất là đặt
câu với các nghĩa chuyển. Vì vậy, giáo viên cần giúp học sinh tìm nghĩa, văn cảnh
để học sinh đặt câu theo yêu cầu.
Chẳng hạn: Cao: chất lượng cao, kết quả cao, giải thưởng cao …
Nặng: ốm nặng, nói nặng lời, mặt nặng …
Ngọt: nói ngọt, tiếng đàn ngọt …
Bài 5: Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu (Trang 86 – SGK TV 5Tuần 26)
* Dạng bài luyện tập với 3 bài tập.
Mục đích của bài tập: Củng cố lại kiến thức về biện pháp thay thế từ ngữ để liên
kết câu.
- Biết sử dụng cách thay thế tữ ngữ để liên kết câu, biết dùng các đại từ thay
thế, viết được đoạn văn có từ ngữ thay thế.
* Khó khăn và cách tháo gỡ : Theo tôi trong bài này khó khăn nằm ở bài tập 2,3
Bài 2: Hãy thay thế những từ ngữ lặp lại trong đoạn văn văn sau bằng đại từ
hoặc từ ngữ đồng nghĩa.
Triệu Thị Trinh quê ỏ vùng núi Quan Yên (Thanh Hóa) Triệu Thị Trinh xinh
xắn, tính cách mạnh mẽ, thích võ nghệ. Triệu Thị Trinh bắn cung rất giỏi, thường
theo các phường săn đi săn thú. Có lần, Triệu Thị Trinh đã bắn hạ một con báo gấm
hung dữ trước sự thán phục của các trai tráng trong vùng.
Ở bài này học sinh gặp khó khăn khi văn bản nói về một nữ tướng anh hùng
thời xưa, sẽ khó cho các em khi lựa chọn đại tù hoặc từ đồng nghĩa phù hợp,
thường các em sẽ lựa các từ như cô, chị… là các từ xưng hô đời thường. Vậy giáo
viên cần giúp học sinh cách lựa chọn đại từ hoặc từ đồng nghĩa thay thế có tác dụng
13
tránh lặp lại và rút gọn văn bản, cung cấp thêm thông tin để người đọc biết rõ hơn
về đối tượng.
- Giáo viên cho học sinh xác định có bao nhiêu từ Triệu Thi Trinh lặp lại trong
đoạn văn (4 từ), cần thay thế ở những vị trí nào. Các từ thay thế phải đảm bảo sự
liên kết và thể hiện sự tôn trọng đối với nhân vật được nói đến trong đoạn văn.
- Học sinh phải biết: Triệu Thị Trinh là vị chủ tướng kiệt xuất họ Triệu trong sự
nghiệp đánh đuổi quân Ngô, quê ở Nông Cống - Thanh Hóa – Đền thờ Bà ở Hậu
Lộc- Thanh Hóa.
- Từ đây các em sẽ xác định thay thế Từ Triệu Thị Trinh Ở vị trí thứ 2,3,4
- Bà họ Triệu ta có thể thay thế từ Triệu Thị Trinh- Người thiếu nữ họ Triệu (Vị
trí thứ 2). Thời xưa ông bà ta hay gọi những người con gái dòng giỏi quyền quí là
nàng, ta có thể thay thế Triệu Thị Trinh - nàng (Vị trí thứ 3,4)
Qua bài tập này giáo viên giúp học sinh việc dùng từ ngữ thay thế giúp cho diễn
đạt sinh động hơn, rõ ý mà vẫn đảm bảo sự liên kết.
Bài 3: Viết một đoạn văn ngắn kể một tấm gương hiếu học, trong đó có sử dụng
phép thay thế từ ngữ để liên kết câu.
Ở bài này học sinh gặp khó khăn khi xác định đối tượng để viết, biện pháp
thay thế từ ngữ để liên kết câu.
- Với bài này giáo viên cần gợi ý cho các em có thể viết về bạn học hoặc các tấm
gương hiếu học mà các em biết được qua sách báo.Khi đã xác định được đối tượng
mình định kể, tiếp đó xác định từ ngữ thay thế, thay thế bằng đại từ hoạc từ đồng
nghĩa.
VD: Mạc Đĩnh Chi nhà nghèo nhưng rất hiếu học. Hằng ngày, mỗi lần đi gánh
củi qua ngôi trường gần nhà, Cậu nép mình vào hiên nghe lỏm. Thấy cậu bé nhà
nghèo nhưng ham học, thầy giáo nhận cậu vào học. Nhờ thông minh, chăm chỉ, chú
bé gánh củi ngày nào đã trở thành trò giỏi nhất trường.
- Giáo viên chỉ cho học sinh thấy đối tượng trong đoạn văn nhắc tới là Mạc Đĩnh
Chi, từ thay thế là từ cậu – cậu bé – chú- chú bé.
Trên đây là 5 bài dạy mà tôi đã dạy và rút kinh nghiệm về việc dạy những
kiến thức khó ở nội dung này trong nhiều năm. Trong đó, tôi đã giúp học sinh tháo
gỡ được khó khăn, giúp học sinh phát triển năng lực học tập, tạo điều kiện để học
sinh thực hiện mục tiêu bài học, mục tiêu môn học.
*Từ kinh nghiệm dạy một số bài khó, tôi xin rút ra một số phương pháp dạy học
để học sinh tiếp thu bài nhanh hơn.
+ Phương pháp luyện tập làm mẫu: Giáo viên đưa ra các mẫu cụ thể về lời nói
hoặc mô hình lời nói để học sinh nhận xét, phân tích rút ra kiến thức, thực hành
theo mẫu.
14
+ Phương pháp phân tích ngôn ngữ: Đây là phương pháp dạy học mà ở đây dưới
sự tổ chức của giáo viên, học sinh tiến hành tìm hiểu các hiện tượng ngôn ngữ,
quan sát và phân tích hiện tượng ngôn ngữ theo định hướng bài học. Gv hướng dẫn
học sinh chia nhóm đối tượng chứa ngôn ngữ cần lĩnh hội để tìm hiểu kĩ hơn, sâu
sắc.
+ Phương pháp thực hành giao tiếp: Phương pháp này rất cần trong giờ luyện từ
và câu bởi vì mọi hiện tượng từ ngữ, ngữ pháp trong SGK không nằm ngoài môi
trường giao tiếp của lứa tuổi học sinh. Đây là cách giúp học sinh vận dụng lí thuyết
vào quá trình giao tiếp. Học sinh biết tận dụng vốn hiểu biết về từ ngữ, ngữ pháp
vào rèn luyện các kĩ năng mới.
+ Phương pháp trò chơi học tập: Trò chơi học tập không chỉ nhằm vui chơi, giải
trí mà còn nhằm góp phần củng cố tri thức, kĩ năng thực hành cho học sinh. Đồng
thời làm cho tiết học đõ khô khan, căng thẳng, tăng thêm phần sinh động hấp dẫn
học sinh tích cực học tập.
Ngoài các phương pháp trên, tùy từng nội dung bài học, điều kiện lớp học, vùng
miền giáo viên có thể vận dụng nhiều phương pháp khác nhau để giờ dạy hiệu quả.
* Bên cạnh các phương pháp dạy học, giáo viên cần linh hoạt sử dụng các hình
thức dạy học phù hợp với nội dung bài học, sát với đối tượng học sinh thì sẽ phát
huy được tính tích cực,chủ động, sang tạo của học sinh
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nhiệm:
Với sáng kiến kinh nghiệm: “Kinh nghiệm dạy một số bài khó trong
phân môn LT&C lớp 5”đã áp dụng dạy học tại lớp 5A, giúp tiết dạy trở nên nhẹ
nhàng mà hiệu quả, góp phần không nhỏ trong việc cải tiến phương pháp dạy học,
nâng cao chất lượng dạy học phân môn luyện từ và câu.
Cuối năm học, học sinh nắm vững kiến thức phần lí thuyết và vận dụng làm
tốt các bài tập một cách linh hoạt. 100% học sinh đã hoàn thành hết các bài tập
luyện từ và câu kể cả các bài tập khó. Vốn từ của các em đã được nâng cao.
Kết quả khảo sát tháng 3 môn luyện từ và câu:
Kết quả
Hoàn thành tốt
Số bài
SL
32 em
9 em
TL
27,9 %
Hoàn thành
SL
23 em
TL
72,1 %
Chưa hoàn thành
SL
TL
0
15
Tôi nhận thấy: Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, các em không còn thấy lúng
túng khi luyện tập, tạo cho các em tâm lý tự tin vững vàng và hứng thú, say mê,
yêu thích môn học này.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận
Trên đây, qua hai chương, tôi đã phân tích Nội dung và Phương pháp dạy học
của phân môn LT&C ở lớp 5; nêu một số ví dụ cụ thể về khó khăn mà giáo viên và
học sinh thường gặp khi dạy LT&C lớp 5.
Tôi cũng khảo sát thức tiễn dạy học và chỉ ra ưu, nhược điểm của giáo viên và
học sinh, những lỗi mà học sinh hay mắc trong quá trình sử dụng Tiếng Việt. Kết
quả khảo sát đã được chúng tôi lấy làm căn cứ để đề xuất cách dạy những bài khó
trong phân môn LT&C lớp 5. Trong điều kiện thời gian không cho phép phân tích
sâu tất cả các bài học, tôi chọn 5 bài ví dụ minh họa cho những kinh nghiệm của
mình về cách dạy bài khó cho phù hợp với đối tượng học sinh lớp 5 ở địa phương.
3.2 Kiến nghị - đề xuất:
Để hoạt động dạy học Tiếng Việt ở lớp 5 nói riêng và Tiểu học nói chung đạt
được hiểu quả cao, tôi có một số kiến nghị sau
*Đối với học sinh: Các em cần được động viên, khích lệ kịp thời của mọi người
để kích thích các em cố gắng vươn lên trong học tập, đó chính là gia đình – nhà
trường – xã hội.
*Đối với giáo viên: Không ngừng học hỏi, tìm tòi tích lũy kinh nghiệm từ đồng
nghiệp, từ thông tin, sách vở và từ chính học sinh.
- Nắm chắc nội dung chương trình,ý đồ sách giáo khoa, dạy sát đối tượng học
sinh, lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp với từng bài.
* Đối với nhà trường và các cấp quản lí:
- Các cấp quản lí chuyên môn tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn định kỳ
để bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.
- Các cấp quản lí cho phép giáo viên chủ động, sáng tạo hơn trong lựa chọn
nội dung dạy học.
- Các cấp quản lí chuyên môn trang bị thêm tài liệu bổ trợ cho giáo viên và học
sinh.
- Động viên khuyến khích kịp thời những giáo viên, học sinh đạt thành tích cao
trong giảng dạy và học tập.
Sau thời gian nghiên cứu, tôi đã viết sáng kiến kinh nghiệm với đề tài
“Kinh nghiệm dạy một số bài khó trong phân môn LT&C lớp 5” và đã đạt được
một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, do thời gian có hạn, tài liệu tham khảo chưa
đầy đủ và do những hạn chế chủ quan từ phía người thực hiện, chắc chắn sáng kiến
còn chưa giải quyết hết các nhiệm vụ nghiên cứu. Tôi hi vọng rằng sẽ tiếp tục
16
nghiên cứu về đề tài này và những vấn đề liên quan trong một số công trình mới để
góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Tiếng Việt trong trường Tiểu học.
XÁC NHẬN CỦA
Đông Vệ, ngày 25 tháng 3 năm 2017
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi
viết, không sao chép nội dung SKKN của
người khác
Người viết:
Lê Thị Bích
17
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
Phần thứ nhất: Phần mở đầu
1
1.1.
Lí do chọn đề tài:
1
1.2.
Mục đích nghiên cứu
2
Phần thứ hai: Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
3
2.1 Cơ sở lí luận:
3
2.2. Thực trạng
6
2.3. Các kinh nghiệm dạy một số bài khó trong phân môn
luyện từ và câu.
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
7
16
Phần thứ ba: Kết luận và kiến nghị
16
3.1. Kết luận
16
3.2. Kiến nghị - đề xuất
16
18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
ST
T
TÊN SÁCH
TÁC GIẢ
Phương pháp dạy học Tiếng Việt
1
2
3
GS -T S Lê Phương Nga
( Chủ biên)
Giáo trình tâm lí lứa tuổi học sinh Đặng Vũ Hoạt ( Chủ
Tiểu học
biên ) - Phó Đức Hòa
Tiếng Việt thực hành
Nguyễn Minh Thuyết
( Chủ biên)
4
Sách giáo viên Tiếng Việt 5
5
Tiếng Việt thực hành
Nguyễn Minh Thuyết
( Chủ biên)
8
Bùi Minh Toán
Lê A
GS-T S Lê Phương Nga
Tiếng Việt Nâng cao lớp 5
( Chủ biên)
Đổi mới phương pháp giảng dạy PTS – Đỗ Đình Hoan
ở Tiểu học
Tập làm văn lớp 5
Võ Thị Minh Trang
9
Bài tập luyện từ và câu lớp 5
6
7
10 Dạy học ngữ pháp ở Tiểu học
11 Ngữ pháp Tiếng Việt
GS-T S Lê Phương Nga
GS-T S Lê Phương Nga
( Chủ biên)
Diệp Quang Ban
NHÀ XUẤT BẢN
NXB Giáo dục
năm 1998
NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội
NXB Đại học
Quốc gia năm
2001
NXB Giáo dục
năm 2000
NXB Giáo dục
năm 2002
NXB Giáo dục
năm 2003
NXB Giáo dục
năm 1999
NXB Đại học Sư
phạm
NXB Giáo dục
năm 2012
NXB Giáo dục
năm 1999
NXB Giáo dục
năm 2002
19
DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH
GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP
CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lê Thị Bích
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên Trường Tiểu học Đông Vệ 2,
TT
Tên đề tài SKKN
Cấp đánh giá
xếp loại
Kết quả đánh
giá xếp loại
Năm học
đánh giá
xếp loại
1.
Hướng dẫn học sinh giải bài
toán tìm hai số khi biết hiệu
và tỉ số bằng sô đồ đoạn
thẳng.
Huyện Quảng
Xương
Loại B
2001 - 2002
2.
Trò chơi toán học
Huyện Quảng
Xương
Loại B
2008 – 2009
3.
Giúp học sinh lớp 5 giải toán
tính nhanh
Thành phố
Loại B
2015 – 2016
20
21