Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.17 KB, 17 trang )

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐÊ
1. Lí do chọn đề tài:
Trẻ từ khi bắt đầu đi học, các em đã được tiếp xúc với kiến thức đơn giản
của môn tập đọc rồi từ đó mở rộng ra, nâng cao dần, ngày càng phong phú và đa
dạng hơn, cao hơn, hay hơn. Qua đó dạy học tốt phân môn tập đọc ở tiểu học nói
chung, ở lớp ba nói riêng là vô cùng quan trọng trong hệ thống các môn học.
Dạy tốt phân môn tập đọc có thể bồi dưỡng cho học sinh nhiều mặt vì nó có tính
chất khởi đầu cho người đi học. Vì vậy phân môn tập đọc ở tiểu học đang đặt ra
rất nhiều vấn đề cần giải quyết. Nhiều nhà nghiên cứu và các giáo viên có nhiệt
huyết đã bỏ nhiều công sức đi sâu nghiên cứu, tổng kết những kinh nghiệm để
giải quyết vấn đề đang được quan tâm này. Là một giáo viên tiểu học, tôi thấy
mình phải tự tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra những phương pháp và cách dạy tốt
nhất với môn tập đọc giúp các em học tốt môn học này, đồng thời từ đó các em
học tốt các môn học khác.
Tập đọc là một phân môn có ý nghĩa quan trọng trong chương trình môn
Tiếng Việt ở bậc Tiểu học. Giảng dạy Tập đọc, người giáo viên có nhiệm vụ
thực hiện những yêu cầu cơ bản về kiến thức, kỹ năng và thái độ những kiến
thức, kỹ năng và thái độ đó được xác định như sau:
- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng đọc ngày càng thành thạo. Đây là yêu cầu
có tính đặc trưng của phân môn tập đọc; đồng thời là một trong bốn kỹ năng cơ
bản (nghe - nói - đọc - viết) của môn Tiếng Việt. Để đạt hiệu quả cho kỹ năng
này, đòi hỏi giáo viên phải chú ý đến: Rèn cả 2 hình thức đọc (đọc thành tiếng
và đọc thầm) nâng dần tốc độ đọc và trình độ đọc thông hiểu - cảm nhận văn bản
theo mức độ yêu cầu đề ra ở từng lớp cho học sinh.
- Trau dồi vốn Tiếng Việt, vốn văn học, phát triển tư duy, mở rộng sự hiểu
biết của mình về cuộc sống. Đây là yêu cầu chung của tất cả các phân môn
Tiếng Việt, nhưng tập đọc đóng vai trò chủ chốt, vì phân môn này có khả năng
và điều kiện tốt hơn, toàn diện hơn các phân môn khác (qua các bài tập đọc
được sắp xếp theo chủ điểm).
- Giáo dục mỹ cảm, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, tâm hồn cho học sinh.
Yêu cầu này đáp ứng rõ mục tiêu đào tạo của bậc tiểu học: Giáo dục con người


toàn diện.
- Để thực hiện tốt những nhiệm vụ trên đòi hỏi mỗi giáo viên trong từng
tiết dạy Tập đọc phải linh hoạt mềm dẻo, vận dụng các biện pháp, hình thức sao
cho tiết dạy nhẹ nhàng, tự nhiên, đạt hiệu quả cao, từ đó mỗi giáo viên sẽ là
1


ngi thp sỏng lờn nhng ngn la trong mi hc sinh. Vỡ vy v phng
phỏp, cỏch thc trong tit Tp c l vụ cựng quan trng, cp thit.
Thc tin trong dy tp c hin nay cho thy cỏch thc rốn k nng c
l c bn v cn thit.
Th nht, tit tp c mi hc sinh u c hot ng (c) t ú hc
sinh s thụng hiu c vn bn. Song thc t s lng hc sinh c c cũn
quỏ ớt so vi yờu cu rốn luyn ca phõn mụn ra.
Th 2 l vc rốn k nng c cho hc sinh cng cha to hng thỳ hc tp
cho cỏc em vỡ thc t thng duy trỡ mt cỏch thc c.
Th 3 l trong mi tit hc tp c phõn mụn ó th hin rừ yờu cu rốn k
nng. Song cho thy giỏo viờn vn cũn tn ti cỏch dy ca tit Ging vn.
Xut phỏt t nhng yờu cu, lý do trờn trong nm hc ny, tụi chn ti
Kinh nghiờm rốn k nng c cho hc sinh lp 3
2. Mục đích nghiên cứu.
Trờn cơ sở tỡm hiu, nghiờn cu lớ lun v thc tin t ú a ra nhng
gii phỏp phự hp khc phc những vớng mắc khó khăn cho giáo viên,
học sinh trong quá trình dạy và học phân môn Tõp c. Nâng
cao chất lợng và hiệu quả dạy học phân môn này.

2


PHẦN II: NỘI DUNG

1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng từ chữ viết
sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó ( ứng với hình thức đọc thành tiếng )
là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa không
có âm thanh ( ứng với đọc thầm ). Đọc không chỉ là công việc giải một bộ mã
gồm phần chữ viết và phát âm, nghĩa là nó không chỉ là sự đánh vần lên theo
tiếng theo đúng như các ký hiệu chữ viết mà còn là một quá trình nhận thức để
có khả năng thông hiểu những gì được đọc. Quá trình dạy học gồm có hai mặt
hữu cơ với nhau, hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh.
Người giáo viên đóng vai trò là người tổ chức hoạt động của học sinh. Mỗi học
sinh đều được hoạt động, đều được bộc lộ mình, đều được phát triển. Một điều
cần chú ý là hoạt động học chỉ có thể đạt hiệu quả cao nếu học sinh tiến hành
các hoạt động học tập một cách tích cực, chủ động, tự giác với một động cơ
nhận thức sâu sắc.
Môn tiếng việt ở tiểu học chia làm nhiều phân môn, trong đó tập đọc là
phân môn thực hành bằng lời nói, nếu dạy tốt môn tập đọc sẽ tạo điều kiện thuận
lợi cho các môn học khác.
Đọc là tiếp thu những thành tựu của học vần đạt được, nâng cao lên ở mức
đầy đủ và hoàn chỉnh hơn, đồng thời tạo nên bốn khả năng đã nêu: đọc đúng,
đọc nhanh, đọc hiểu, đọc diễn cảm.
Phân môn tập đọc giáo dục cho các em lòng ham đọc sách, hình thành cho
trẻ thói quen làm việc với văn bản tới từng học sinh, làm quen với sách giáo
khoa. Qua đó nhà trường là thực sự là trung tâm văn hóa cho các em. Thông qua
đọc giúp các em thích đọc và xác định đọc nhiều văn bản là có ích cho cuộc
sống và phát triển trí tuệ văn minh. Qua đó giáo dục cho các em tư tưởng, tình
cảm, đạo đức, thị hiếu, thẩm mỹ của các em.
Sách giáo khoa tiếng việt lớp 3, hai tập, gồm 15 đơn vị học, mỗi đơn vị gắn
với một chủ điểm, học trong 2 tuần trừ chủ điểm “ ngôi nhà chung” học trong 3
tuần, cả năm học 35 tuần. Cụ thể như sau:
Tập 1 gồm 8 chủ điểm: Măng non; Mái ấm gia đình; Tới trường (trường

học); Cộng đồng ( sống với những người xung quanh); Quê hương; Bắc – Trung
– Nam (các vùng miền trên đất nước ta); Anh em một nhà (các dân tộc anh em
trên đất nước ta); Thành thị - Nông thôn.

3


Tập 2 gồm 7 chủ điểm: Bảo vệ Tổ quốc; Sáng tạo (hoạt động khoa học, tri
thức); Nghệ thuật; Lễ hội; Thể thao; Ngôi nhà chung (các nước, một số vấn đề
toàn cầu như hòa bình, hữu nghị, hợp tác, bảo vệ môi trường); Bầu trời và mặt
đất (các hiện tượng thiên nhiên, vũ trụ, con người với thiên nhiên, vũ trụ).
Nội dung tập đọc lớp 3 sát với thực tế, nội dung logic phù hợp với trình độ
của học sinh. sách giáo khoa đã đáp ứng tính thực hành trong dạy và học, cấu
trúc rõ ràng nhằm tạo ra mối liên hệ mật thiết giữa các phân môn trong tiếng
việt, tạo ra tính tổng hợp, tính thống nhất của các phân môn. Nội dung sách giáo
khoa cũng thể hiện được yêu cầu nhận thức của học sinh từ dễ đến khó, từ đơn
giản đến phức tạp theo một hệ thống, học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, điều đó thể hiện
rất rõ tính khoa học của sách.
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1. Đặc điểm tình hình của lớp
Năm học 2016 – 2017, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 3B.
Tổng số học sinh lớp tôi gồm 31 em. Trong đó có 21 em nam và 10 em nữ. Các
em hầu hết là con của các gia đình bố mẹ đều làm nghề tù do. Sau nh÷ng ngày
nghØ lÔ, tÕt phụ huynh thường để con ở nhà với ông bà và đi làm ăn xa. Vì
vậy việc quan tâm đến vấn đề học tập của con em chưa thật sát sao. Hoàn cảnh
và môi trường sống có sự tác động nhiều đến tính cách của các em. Các em còn
rụt rè, chưa mạnh dạn, ít bộc lộ những suy nghĩ, cảm xúc của mình.
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
2.2.1: Thực trạng việc dạy tập đọc của giáo viên:
Trong thực tế giảng dạy phân môn Tập đọc ở lớp 3 hiện nay tôi nhận thấy

hầu hết giáo viên đã dạy đúng chương trình và sách giáo khoa, học sinh nắm
chắc nội dung bài được rèn đọc tốt hơn. Bên cạnh đó còn có giáo viên gặp nhiều
lúng túng khi dạy phân môn này như: Còn giảng giải quá nhiều, lúng túng trong
phần tìm hiểu bài. Đây là điểm mà nhiều giáo viên chưa tìm ra cách gỡ. Một số
giáo viên giảng thấy lúc nào cũng chưa đủ để học sinh hiểu mà quên rằng đây là
phân môn Tập đọc chứ không phải là giảng văn của Trung học cơ sở. Phần đọc
trong nhóm còn hình thức, chưa đưa ra nhiều hình thức để gây hứng thú học tập
cho học sinh, chưa có hệ thống câu hỏi logic phù hợp với trình độ nhận thức của
học sinh mà còn sử dụng một số câu hỏi có tính khái quát cao. Phần luyện đọc,
nhiều giáo viên cho là dễ nhưng thực chất đây là phần khó nhất, phần trọng tâm
của bài. Ở khâu này giáo viên ít mắc lỗi về thao tác kĩ thuật nhưng lại không biết
cách tổ chức như thế nào để phát huy tính tích cực, sáng tạo của mỗi học sinh,
chưa chú ý đến tốc độ đọc, cách phát âm, cách ngắt nghỉ hơi nhấn giọng của các
4


em. Việc phân bố thời gian luyện đọc ít dẫn đến tiết học buồn tẻ, đơn điệu. Thời
gian luyện đọc ít dẫn đến hiệu quả giờ dạy đạt không cao, không sửa chữa được
lỗi phát âm sai chủ yếu cho học sinh. Giáo viên ít chú ý đến đối tượng học sinh
yếu, giáo viên còn áp đặt mà coi nhẹ việc phát triển tư duy, chưa dẫn dắt để học
sinh thâm nhập, tự khám phá về cái hay, cái đẹp trong bài văn, bài thơ, đặc biệt
là rèn đọc diễn cảm, đọc hiểu cho học sinh, các em còn gặp khó khăn khi tiếp
xúc với câu văn dài và giọng đọc phân vai.
Trong thời gian nghiên cứu viết đề tài này, tôi tiền hành dự giờ của một số
đồng nghiệp khác dạy phân môn tập đọc, nói chung các giờ dạy đều thực hiện
đủ các bước lên lớp, nhưng phần luyện đọc chưa thích đáng, chưa đưa ra được
phương pháp cách đọc cho học sinh, chủ yếu là quam tâm đến đọc đúng câu,
đúng tiếng, từ, đọc trôi chảy. Khi nhận xét giáo viên chỉ đánh giá chung, ít chú ý
đến việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu và thể hiện cách đọc bài văn, bài thơ này
cần đọc như thế nào? tại sao phải đọc như vậy? hoặc giáo viên chưa hướng dẫn

học sinh tìm hiểu giá trị nghệ thuật của bài để khi đọc phô diễn nội dung bài
đọc. Chính vì những thiếu sót trên mà giờ học chưa đạt kết quả cao, học sinh
đọc chưa được tốt. Muốn đạt hiệu quả cao cho kỹ năng đọc thì khả năng rèn
luyện kỹ năng đọc cho học sinh là cốt lõi vấn đề.
2. 2.2. Thực trạng học tập đọc của học sinh
Các em chưa có ý thức chuẩn bị bài ở nhà, chưa đọc trước bài tập đọc
và tìm hiểu nội dung bài đọc.Trong các giờ học Tập đọc nhiều em còn đọc
chậm, đọc nhỏ như em: Tú Anh, Hồng Anh, Quý,..... 80% số học sinh chưa biết
đọc nhấn giọng, hạ giọng khi cần thiết, đọc chưa biết ngắt nghỉ câu, nhất là đọc
các câu thơ. Ví dụ: ngọng phụ âm đầu: ch/tr; r/gi/d hoặc vần: ương/ ươi; an/at;
các dấu sắc, ngã vv…và hầu như các em chưa tự rút ra được nội dung chính của
bài. Chất lượng khảo sát đầu năm:
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Ghi chú
SL
%
SL
%
Sl
%
5
16,1
21
67.8
5
16,1
3. CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Tập đọc là phân môn thực hành, nhiệm vụ quan trọng nhất là hình thành năng

lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc được tạo lên từ 4 kĩ năng, cũng là 4 yêu cầu
của chất lượng đọc đó là:đọc đúng, đọc nhanh (lưu loát trôi chảy), đọc có ý
thức( hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc
diễn cảm. Bốn kĩ năng này được hình thành trong hai hình thức đọc: đọc thành
5


tiếng và đọc thầm. Các hình thức này được rèn luyện đồng thời và hỗ trợ lẫn
nhau. Sự hoàn thiện một trong những kĩ năng này sẽ tác động tích cực đến
những kĩ năng khác.Vì vậy trong dạy đọc không được xem nhẹ yếu tố nào.
- Giáo dục lòng ham đọc sách, hình thành phương pháp và thói quen làm việc
với văn bản, làm việc với sách. Thông qua việc dạy đọc phải làm cho học sinh
thích đọc và thấy được khả năng thực hiện tốt các nhiệm vụ của môn Tiếng Việt.
- Làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, kiến thức đời sống, kiến thức về văn học, rèn
luyện cho học sinh kĩ năng nghe, nói, đọc, viết.
- Phát triển về ngôn ngữ, tư duy, về các mặt năng lực trí tuệ cho học sinh.
- Giáo dục tư tưởng đạo đức, tình cảm, thị hiếu thẩm mĩ cho học sinh. Qua đó
góp phần rèn luyện nhân cách cho học sinh.
3.1. Chuẩn bị cho việc đọc.
- Hướng dẫn học sinh tạo tâm thế để đọc: Cần đàng hoàng, bình tĩnh. Khi
cho học sinh ngồi cần phải đúng khoảng cách từ mắt đến sách (20 - 30 em) thở
sâu và mạnh để lấy hơi.
- Giáo viên đọc mẫu cần bình tĩnh, tự tin và truyền thụ được cái hay của bài
qua giọng đọc (tránh trường hợp thái qóa, cường điệu hoá trong giọng đọc).
- Tiêu chí cường độ và tư thế khi đọc: Rèn đọc to, đọc đàng hoàng, người
đọc nhập vai người tiếp nhận sản sinh, người trung gian truyền thông tin văn bản
đến người nghe. Chính vì vậy, người đọc có thể vừa đọc cho mình, cho người
khác hoặc cho một người. Như vậy đọc và phát biểu trước lớp là hình thức giao
tiếp đầu tiên cho trẻ nên giáo viên phải coi trọng khâu chuẩn vị để đảm bảo sự
thành công khi đọc cho học sinh.

- Khi đọc thành tiếng các em phải tính đến người nghe. Vì vậy cần hướng
dẫn các em biết nghe “Bạn đọc không chỉ cho cô nghe mà cả lớp nghe - nghe để
đọc tiếp, để nhận xét” Như thế không có nghĩa là đọc quá to gào lên mà đọc đủ
lớn.
- Để rèn luyện cho những học sinh đọc quá nhỏ: Tôi đã luyện cho các em
đọc to chừng nào bạn cuối lớp nghe rõ được. Đồng thời tư thế đứng đọc cần
đàng hoàng, thoải mái.
3.2. Giáo viên đọc mẫu
Việc đọc mẫu của giáo viên đòi hỏi phải chuẩn mực, chính xác có tác dụng
làm cơ sở định hướng cho học sinh. Mặt khác không hạn chế việc đọc mẫu 1lần.
Trong quá trình giảng dạy, có thể đọc diễn cảm khi luyện đọc lại, đọc diễn cảm,
đọc nâng cao. Việc đọc mẫu của giáo viên trong bài Tập đọc phải tốt và diễn
cảm vì đây là một hình thức mang tính nghệ thuật lồng với cảm xúc. Đọc diễn
6


cảm làm cho mọi người (cụ thể là học sinh) rung cảm với người đọc (giáo viên
hoặc học sinh), là người nối liền tác phẩm với người nghe. Khi đọc mẫu cần
dùng ngữ điệu, chỗ ngừng giọng và các thủ pháp khác để làm nổi bật ý nghĩa và
tình cảm của tác giả đã gửi gắm trong nội dung bài đọc. Qua việc đọc mẫu tốt
của giáo viên, học sinh cảm nhận được một phần cái hay cái đẹp của bài tập đọc,
các em hào hứng, phấn khởi muốn tìm hiểu, khám phá bài Tập đọc hơn.
3.3. Luyện đọc đúng:
Đọc đúng là sự tái hiện âm thanh bài đọc, cần đọc chính xác, không đọc
thừa, thiếu, sót âm vần. Đọc đúng phải thể hiện ngữ âm chuẩn để hệ thống ngữ
âm tiếng mẹ đẻ không bị lẫn lộn.
- Đọc đúng cần đúng âm và thanh (đúng âm vị).
- Đọc đúng còn có nghĩa đọc đúng ngữ điệu - ngắt nghỉ hơi đúng.
- Luyện đọc đúng phải rèn cho học sinh đọc đúng Âm vị tiếng việt:
+ Đúng phụ âm đầu: d/r/gi; ch/tr; s/x.

+ Đúng âm chính: iên/in; iêm/in; uôi/ui.
+ Đúng thanh?/~
Đọc đúng bao gồm cả tiết tấu ngắt, nghỉ (ở dấu chấm, dấu phẩy) thay đổi
giọng với tình cảm bài đọc.
- Đọc đúng từng câu : Học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu (hoặc 2 câu)
trong mỗi đoạn, cả bài tập đọc (một, hai lượt ). Giáo viên chỉ định một học sinh
đầu bàn (hoặc đầu dãy) đọc, sau đó lần lượt từng em đứng lên đọc nối tiếp nhau
đến hết bài (có thể đọc liền 2 câu lời của một nhân vật). Khi học sinh nối tiếp
nhau đọc từng câu giáo viên theo dõi, hướng dẫn các em đọc đúng các từ ngữ
học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai.Việc hướng dẫn phát âm đúng các
từ ngữ nói trên nhằm làm cho học sinh có ý thức phân biệt các âm, vần, thanh dễ
lẫn và viết đúng chính tả. Do đó, giáo viên rèn cho học sinh đọc, phát âm đúng:
l/n, s/x, tr/ch...hoặc cả lớp cùng phát âm các từ ngữ, tên riêng nước ngoài. Việc
luyện đọc từng câu này giúp cho các em sự tập trung cao để theo dõi bạn đọc
đồng thời rèn cho tất cả học sinh trong lớp đều được luyện đọc. Phần đọc từng
câu này muốn học sinh đọc tốt trước hết phải rèn cho học sinh phát âm đúng, rõ
ràng, chuẩn xác các âm đầu l/n, s/x, ch/tr... Phần lớn những học sinh đọc yếu
thường chưa phân biệt được cách phát âm ngoài ra còn phát âm sai theo thói
quen địa phương. Để khắc phục lỗi này tôi đã điều tra, phân loại lỗi ngay từ đầu
năm cho từng em, từng nhóm để có kế hoạch bồi dưỡng uốn nắn. Trong bảng
theo dõi phát âm của học sinh, tôi ghi rõ mức độ tiến bộ, những khuyết điểm còn
mắc phải trong từng tháng để từng bước dứt điểm. Khi hướng dẫn phát âm, tôi
7


phân tích cho các em thấy sự khác biệt của phát âm đúng với phát âm sai mà các
em mắc phải. Giáo viên có thể làm mẫu hay dùng hình vẽ để minh hoạ để các
em thấy được hệ thống môi, răng, lưỡi khi phát âm.
- Đọc từng đoạn trước lớp. Học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài
(một hoặc hai lượt) trong khi theo dõi học sinh đọc, giáo viên kết hợp rèn cho

học sinh biết ngừng, nghỉ hơi đúng chỗ, biết phân biệt câu thơ và dòng thơ có
những bài thơ phải đọc vắt hai dòng thơ vào thành một câu thơ. Ngoài việc rèn
cho học sinh biết ngắt hơi sau dấu phẩy, nghỉ hơi sau dấu chấm, việc nghỉ hơi
sau dấu chấm cảm, chấm lửng, chấm phẩy cũng hết sức cần thiết. Đối với câu
văn dài, giáo viên hướng dẫn học sinh đọc thành cụm từ, biết giữ hơi để khỏi
phải ngắt quãng giữa các âm tiết. Ngoài việc rèn đọc cho học sinh giáo viên kết
hợp sửa cho học sinh những câu học sinh đọc bị vấp, bị ngắt quãng nửa chừng,
đọc rời các âm tiết, giáo viên cho học sinh đọc lại và sửa cho các em. Giáo viên
kết hợp giúp học sinh hiểu nghĩa các từ ngữ mới xuất hiện trong từng câu, đoạn
(gồm các từ được chú giải ở cuối bài và những từ ngữ khác mà học sinh chưa
hiểu) giáo viên có thể yêu cầu học sinh dựa vào phần chú giải trong sách giáo
khoa để giải nghĩa từ hoặc áp dụng một vài biện pháp giúp học sinh nắm được
nghĩa của những từ mới như giải nghĩa bằng từ đồng nghĩa, bằng từ trái nghĩa,
bằng tranh minh hoạ, bằng cách mô tả hoặc bằng cách đặt câu với từ cần giải
nghĩa. Không nên áp dụng các biện pháp giải nghĩa quá cồng kềnh, làm mất thời
gian và chệch trọng tâm bài.
- Đọc từng đoạn trong nhóm. Đây là hình thức mới, khá được coi trọng.
Việc làm này được hình thành cho học sinh kĩ năng, kĩ xảo đọc. Đọc trong nhóm
là học sinh từng cặp hay từng nhóm nhỏ tập đọc (em này đọc, em khác nghe
nhận xét, giải thích, góp ý để cùng nhau tìm ra cách đọc). Trong khi học sinh
đọc trong nhóm, giáo viên theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng. Giáo viên tổ
chức cho học sinh đọc thi đua giữa các nhóm. Hình thức đọc trong nhóm tạo
điều kiện cho học sinh được rèn luyện đọc nhiều nhằm kích thích nhu cầu tìm
hiểu bài văn, bài thơ như: Bài văn bài thơ nói về ai ? Có những nhân vật nào
trong bài ? Trong bài có ai đang trò chuyện ?...
- Đọc đồng thanh: Học sinh đọc đồng thanh một đoạn hoặc cả bài. Học
sinh đọc đồng thanh với cường độ vừa phải, không đọc quá to. Việc đọc đồng
thanh không áp dụng đối với một số văn bản có nội dung buồn, cần đọc với
giọng nội tâm sâu lắng và một số văn bản thông thường. Việc đọc đồng thanh
giúp học sinh đọc lưu loát, rõ ràng trôi chảy, đặc biệt đối với học sinh đọc yếu


8


thì đọc đồng thanh giúp các em đọc được văn bản và tạo sự hào hứng trong giờ
học.
- Luyện đọc thành tiếng: Giáo viên có thể chọn đọc mẫu một đoạn giáo
viên hướng dẫn học sinh đọc thể hiện đúng nội dung bài. Với một số câu văn,
câu thơ đặc biệt, giáo viên đánh dấu nhấn giọng hoặc ngắt giọng để giúp học
sinh nắm chắc cách đọc. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc ngắt giọng, nhấn
giọng một cách tự nhiên, không đọc nhát gừng vì hiểu một cách máy móc hoặc
đọc quá to những tiếng cần nhấn giọng. Luyện đọc thành tiếng bao gồm các hình
thức: §ọc cá nhân, ®ọc nhóm, đọc đồng thanh( nhóm, tổ, lớp ); đọc phân
vai.Trong việc luyện đọc cho học sinh, giáo viên cần biết nghe học sinh đọc để
có cách rèn luyện thích hợp với từng em và cần khuyến khích học sinh trong lớp
trao đổi, nhận xét về chỗ được chỗ chưa được của bạn, nhằm giúp học sinh rút
kinh nghiệm để đọc tốt hơn.
- Luyện đọc thầm: Hình thành và phát triển cho học sinh kĩ năng đọc thầm,
những kĩ năng này con người sẽ sử dụng suốt đời. Đọc thầm có tác dụng làm
cho học sinh dễ cảm nhận nội dung bài đọc. Việc đọc thầm của cả lớp là khâu
chuẩn bị cho các em đọc thành tiếng tốt và phần nào nắm được nội dung bài.
Giáo viên có thể giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh nhằm định hướng việc đọc hiểu (đọc câu, đoạn hay khổ thơ nào? Đọc để biết, hiểu nhớ điều gì?...). Có đoạn
văn, thơ cần cho học sinh đọc thầm 2; 3 lượt với tốc độ nhanh dần và từng bước
thực hiện các yêu cầu từ dễ đến khó, nhằm rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu. Cần
khắc phục tình trạng học sinh đọc thầm một cách hình thức, giáo viên không
nắm được kết quả đọc - hiểu của học sinh để xử lí trong quá trình dạy học.
- Luyện học thuộc lòng: Ở bài dạy có yêu cầu học thuộc lòng, giáo viên
cần chú ý cho học sinh luyện đọc kĩ hơn. Giáo viên hướng dẫn học sinh thuộc
lòng tại lớp từng khổ rồi cả bài thơ bằng cách hướng dẫn học sinh vừa ghi nhớ
nội dung vừa dựa vào một số từ ngữ trên bảng học sinh đọc đồng thanh, xoá dần

các từ, cụm từ, sau đó là những chữ đầu của mỗi khổ thơ. Học sinh thi học thuộc
lòng với các hình thức nâng cao dần thông qua việc tổ chức các trò chơi luyện
đọc:
- Thi đọc tiếp sức. - Thi đọc nhanh, thuộc giỏi. - Thả thơ. - Đọc thơ truyền
điện. - Chọn người uyên bác. Hình thức này nên tổ chức trò chơi vào cuối tiết
học để tạo không khí vui tươi, nhẹ nhàng, gây hứng thú cho học sinh.

9


Các bước luyện đọc đúng
a. Đọc: Tiếng - từ - cụm từ:
Giáo viên đọc mẫu trước, học sinh nghe và nhìn miệng cô (mô tả cách phát
âm) để đọc đồng thanh - cá nhân - nhóm (nếu có học sinh đọc tốt cần cho học
sinh đó đọc chuẩn thay cô).
b. Đọc câu:
Giáo viên phải đọc mẫu những câu khó (dài khó, ngắt hơi - ngắt để rõ
nghĩa) tạo tình huống, học sinh lắng nghe phát hiện cố ngắt nghỉ chỗ nào? Cá
nhân đọc - đồng thanh cá nhân.
c. Đọc đoạn - bài:
Giọng đọc từng đoạn. Giáo viên có thể cho học sinh đọc:
- Cá nhân đọc - đọc nói tiếp từng đoạn trước lớp.
- Nhóm đọc đồng thanh - gõ thước đọc tiếp cho nhóm còn lại.
Việc luyện đọc từ - câu - đoạn, bài giáo viên phải chú ý nghe để sửa cho
học sinh, hướng dẫn, gợi mở học sinh nhận xét bạn chỗ được; chưa được.
3.4. Tốc độ đọc:
Tốc độ đọc phải không ê, a ngắc ngứ không quá nhanh hoặc lý nhí, đạt yêu
cầu tối thiểu 70 tiếng/phút.
Hướng dẫn học sinh giữ tốc độ để học sinh làm chủ tốc độ đọc, giáo viên
cần đọc mẫu để học sinh làm theo tốc độ đã định. Đơn vị đọc là: cụm từ, câu,

đoạn, bài. Giáo viên điều chỉnh tốc độ bằng việc giữ nhịp đọc ngoài ra còn có
biện pháp đọc nối tiếp trên lớp hoặc thi hai bạn đọc giữ tốc độ với nhau:
Đọc nhẩm có sự kiểm tra của thầy, bạn để điều chỉnh tốc độ bằng cách
trước khi dạy giáo viên đếm bài c bao nhiêu tiếng rồi tự tính trong bấy nhiêu
phút.
3.5. Đọc diễn cảm:
Đọc diễn cảm là thể hiện kỹ năng hiểu nội dung văn bản, hiểu ý nghĩa và
tình cảm mà tác giả đã gửi gắm trong bài. Đọc diễn cảm trên cơ sở đọc tốc độ.
Kỹ năng đọc diễn cảm tuy nhiên không phải là yêu cầu nhất thiết khi rèn
đọc cho học sinh lớp 3. Song nếu như học sinh đã đọc đúng lưu loát thì thiết yếu
cần nâng cao hiệu quả đọc. Đối với học sinh lớp 3 đọc diễn cảm chỉ dừng ở một
số điểm: (Ngắt giọng, biểu cảm, tốc độ và ngữ điệu, nhấn giọng ở một số từ
“chìa khoá”
Muốn rèn cho học sinh đọc diễn cảm tốt, trước hết trong mọi giờ tập đọc
giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách phát âm chuẩn, đọc đúng đắn, có ý thức,
trôi chảy, sau đó mới yêu cầu học sinh đọc diễn cảm. Trong phương pháp dạy
10


học những yêu cầu đó gọi là chất lượng đọc được thể hiện đồng thời và chi phối
lẫn nhau. Tính đúng đắn sẽ nâng cao tốc độ đọc và cho phép đọc có ý thức hơn.
Nếu không hiểu cái đang đọc thì không thể đọc lưu loát và diễn cảm được. Đọc
diễn cảm yêu cầu đọc đúng giọng vui buồn, giận dữ, trang nghiêm... phù hợp với
từng ý của bài đọc, phù hợp với kiểu câu, thể loại, đọc có cảm xúc cao, biết nhấn
giọng ở từ ngữ biểu cảm, gợi tả, phân biệt lời nhân vật, lời tác giả. Để đọc diễn
cảm, học sinh phải làm chủ được chỗ ngắt giọng, làm chủ được tốc độ đọc (độ
nhanh, chậm, chỗ ngân hay là việc giãn nhịp đọc), làm chủ được cường độ giọng
(đọc to hay nhỏ, nhấn giọng hay không), và làm chủ ngữ điệu (độ cao của giọng
đọc, lên giọng hay hạ giọng). Đọc diễn cảm thể hiện ở kĩ năng dùng ngữ điệu,
biết nghỉ hơi ở dấu chấm, ngắt hơi ở dấu phẩy, hoặc chỗ cần tách ý, biết đọc liền

các tiếng trong từ ghép, từ láy hoặc cụm từ cố định. Ngoài ra cần biết đọc đúng
giọng câu kể, câu hỏi biết phân biệt giọng người dẫn chuyện với từng tuyến
nhân vật có tính cách khác nhau. Đọc diễn cảm là biểu hiện cao của đọc có ý
thức và chỉ thực hiện đựơc trên cơ sở đọc đúng và đọc nhanh. Do vậy dù đọc ở
mức độ nào cũng phải yêu cầu phát âm đúng song cũng không nên qua nhấn
mạnh ở các phụ âm: tr – ch; r – gi; n – l; s – x làm giọng đọc mất tự nhiên.
Sau khi nhận lớp, tôi đã cho lớp ổn định chung về cách tổ chức lớp. Qua tìm
hiểu điều tra để nắm chắc đối tượng học sinh về lựa chọn, đặc biệt là về kĩ năng
đọc và phân loại học sinh theo ba đối tượng: Đối tượng 1: Học sinh biết đọc
diễn cảm. Đối tượng 2: Học sinh mới chỉ biết đọc to, rõ, lưu loát. Đối tượng 3:
Học sinh đọc nhỏ, lý nhí, ấp úng, ngọng. Dựa vào đó, tôi đã sắp xếp chỗ cho học
sinh những em đọc yếu ngồi cạnh những em đọc khá, đọc tốt để đôi bạn cùng
tiến. Tôi tiến hành nêu yêu cầu cơ bản về việc rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm
giúp các em cảm thụ bài văn, bài thơ của từng chủ đề. Hướng dẫn mỗi em đóng
một quyển sổ để ghi những câu, những đoạn, bài văn, bài thơ hay có giá trị về
nội dung và nghệ thuật. Sau khi tiến hành như vậy, tôi được vào giảng dạy theo
các bước sau: Trước khi học bài tập đọc, tôi dặn học sinh đọc nhiều lần ở nhà
cho trôi chảy và chuẩn bị trước phần câu hỏi, tìm hiểu nội dung bài trong sách
giáo khoa, đề ra các yêu cầu phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Ví dụ: Khi dạy bài “Cậu bé thông minh” Bài văn được viết theo thể kể
chuyện - kể về một cậu bé thông minh, tài giỏi, nhanh trí. Tình tiết câu chuyện
hấp dẫn, sinh động. Khi đọc học sinh cần làm rõ những chi tiết đó bằng cách đọc
nhấn giọng vừa phải ở các từ ngữ. “ầm ĩ”, “tìm được”, “trọng thưởng”. Đặc biệt
những câu đối thoại giữa Đức vua và cậu bé ngữ điệu đọc phải toát lên vẻ ngộ
nghĩnh, ngây thơ nhưng thể hiện sự thông minh của cậu bé. “Cậu bé kia, sao
11


cháu đến đây làm ầm ĩ?” Và câu trả lời hồn nhiên vô tư của cậu bé. “Muôn tâu
Đức vua - cậu bé đáp - bố con mới đẻ em bé, bắt con đi xin sữa cho em”. Vua

quát. Thằng bé này láo, dám đùa với trẫm! Bố ngươi là đàn ông/ thì đẻ sao
được! Giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc câu hỏi và câu cảm trong bài tập
đọc thật tốt. Với câu hỏi cần hỏi cao giọng ở cuối câu đồng thời nhấn giọng “ầm
ĩ”. Với câu cảm, giáo viên phải hướng dẫn học sinh lưu ý sự khác nhau khi đọc
câu cảm thứ nhất. Thằng này láo, dám đùa với trẫm. (Thể hiện sự hách dịch của
nhà vua). Với câu thứ hai. “Bố ngươi là đàn ông / thì sao đẻ được!” (Khi đọc
gần như là một câu hỏi - tiếng “được” hỏi cao giọng). Đối với những bài văn
xuôi khi đọc ngoài việc tìm những dấu câu đặc biệt (câu hỏi, câu cảm) để hướng
dẫn học sinh đọc. Giáo viên còn phải chú trọng cách nghỉ hơi ở dấu chấm, ngắt
hơi ở chấm phẩy, dấu hai chấm. Đặc biệt phải biết ngắt hơi ở chỗ không có dấu
câu nhưng đó là chỗ tách ý.
Ví dụ: Khi dạy bài: “Nhớ lại buổi đầu đi học.” - Tiếng việt 3 - tập 1. Hằng năm,
cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều, lòng tôi lại nao nức / những kỉ niệm
mơn man của buổi tựu trường. tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng
ấy / nảy nở trong lòng tôi / như mấy cánh hoa tươi / mỉm cười giữa bầu trời
quang đãng. Cần đọc với giọng hồi tưởng nhẹ nhàng, đầy cảm xúc. Trong giảng
dạy môn tập đọc, qua nhiều năm gần đây, tôi đã tích cực nghiên cứu, học hỏi
kinh nghiệm giảng dạy, cách truyền thụ kiến thức, đặc biệt là việc rèn luyện kĩ
năng đọc diễn cảm cho học sinh. Muốn rèn cho học sinh đọc diễn cảm tốt, trước
hết trong mọi giờ tập đọc giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách phát âm chuẩn,
đọc đúng đắn, có ý thức, trôi chảy, sau đó mới yêu cầu học sinh đọc diễn cảm.
Trong phương pháp dạy học những yêu cầu đó gọi là chất lượng đọc được thể
hiện đồng thời và chi phối lẫn nhau. Tính đúng đắn sẽ nâng cao tốc độ đọc và
cho phép đọc có ý thức hơn. Nếu không hiểu cái đang đọc thì không thể đọc lưu
loát và diễn cảm được. Đọc diễn cảm yêu cầu đọc đúng giọng vui buồn, giận dữ,
trang nghiêm... phù hợp với từng ý của bài đọc, phù hợp với kiểu câu, thể loại,
đọc có cảm xúc cao, biết nhấn giọng ở từ ngữ biểu cảm, gợi tả, phân biệt lời
nhân vật, lời tác giả. Để đọc diễn cảm, học sinh phải làm chủ được chỗ ngắt
giọng, làm chủ được tốc độ đọc (độ nhanh, chậm, chỗ ngân hay là việc dãn nhịp
đọc), làm chủ được cường độ giọng (đọc to hay nhỏ, nhấn giọng hay không), và

làm chủ ngữ điệu (độ cao của gi ọng đọc, lên giọng hay hạ giọng). Đọc diễn cảm
thể hiện ở kĩ năng dùng ngữ điệu, biết nghỉ hơi ở dấu chấm, ngắt hơi ở dấu phẩy,
hoặc chỗ cần tách ý, biết đọc liền các tiếng trong từ ghép, từ láy hoặc cụm từ cố
định. Ngoài ra cần biết đọc đúng giọng câu kể, câu hỏi biết phân biệt giọng
12


người dẫn chuyện với từng tuyến nhân vật có tính cách khác nhau. Đọc diễn
cảm là biểu hiện cao của đọc có ý thức và chỉ thực hiện đựơc trên cơ sở đọc
đúng và đọc nhanh. Do vậy dù đọc ở mức độ nào cũng phải yêu cầu phát âm
đúng song cũng không nên qua nhấn mạnh ở các phụ âm: tr – ch; r – gi; n – l; s
– x làm giọng đọc mất tự nhiên.
4. Kiểm nghiệm
Trong quá trình áp dụng các phương pháp và hình thức dạy học (như đã trình
bày ở trên). Ở lớp 3B do tôi chủ nhiệm kết quả khảo sát chất lượng tháng vào
ngày 31/3/2017 như sau:
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Ghi chú
SL
%
SL
%
Sl
%
15
48,4
16
51.6

0
0
Từ thực tế trên, tôi thấy kết quả thu được rất đáng mừng. Học sinh có kĩ năng
đọc ngày càng thành thạo và biết cảm thụ văn học. Vì vậy, theo tôi tổ chức tốt
các hình thức dạy học là một việc cần thiết để nâng cao chất lượng dạy học.
PHẦN III: KẾT LUẬN
1. Kết luận về vấn đề nghiên cứu:
+ Đối với học sinh:
- Cần đọc trước bài Tập đọc, suy nghĩ kĩ về nội dung bài học, tự mình có
thể nêu ra những câu hỏi để tự kiểm tra kiến thức, có cách đọc đúng, đọc hay.
Trong quá trình học tập cần thể hiện vai trò chủ động tích cực trong các hoạt
động để có được kĩ năng cần thiết: nghe, nói, đọc, viết tốt. Học sinh có thói
quen đọc thêm sách báo...
+ Đối với giáo viên: Không biến giờ Tập đọc thành giờ giảng văn. Coi
trọng đọc hiểu, đọc diễn cảm và đọc phân vai. Giáo viên phải có lòng say mê
nghề nghiệp, luôn có ý thức tìm tòi sáng tạo trong công việc dạy học. Nắm được
mục đích, nội dung, nhiệm vụ của môn Tập đọc lớp 3 nói chung và của từng bài
Tập đọc nói riêng. Phải nắm vững đặc trưng, phương pháp, yêu cầu của phân
môn Tập đọc, nghiên cứu kĩ bài dạy từ đó có được phương pháp dạy phù hợp có
tác dụng phát triển tư duy năng lực cảm thụ văn học cho học sinh. Cần bồi
dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh bằng những câu hỏi, những bài
tập dạng trắc nghiệm phù hợp với nội dung bài, các câu hỏi, bài tập đi từ dễ đến
khó, giúp học sinh nhận ra những nét đẹp của văn thơ được phong phú thêm về
tâm hồn . Giáo viên cần có vốn kiến thức phong phú, hiểu biết rộng, có vốn từ
13


tốt để khi dạy Tập đọc kết hợp với việc phân tích đặc điểm nghệ thuật trong giờ
học làm cho học sinh hiểu sâu ý nghĩa của bài học. Giáo viên luôn tìm tòi sáng
tạo, sử dụng các hình thức và phương pháp dạy học: Lấy học sinh làm trung

tâm, giáo viên điều khiển, giao nhiệm vụ, dẫn dắt để học sinh có một tiết học đạt
hiệu quả cao.
2. Đề xuất kiến nghị:
Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tiểu
học, tạo điều kiện cho giáo viên học tập, thực hiện đổi mới phương pháp dạy
học có hiệu quả. Đầu tư cơ sở vật chất, đồ dùng, trang thiết bị dạy học phục vụ
cho hoạt động dạy và học. Tổ chức các cuộc thi đọc hay, đọc hiểu để không
ngừng nâng cao kĩ năng đọc để giáo viên có giọng đọc chuẩn có sức thuyết
phục. Trong quá trình giảng dạy cần khuyến khích, động viên kịp thời để tạo
được không khí dạy - học sôi nổi để nâng cao chất lượng dạy - học. Giáo viên
thường xuyên kiểm tra đánh giá việc đọc của học sinh ghi nhận kết quả của các
em hay một tiến bộ rất nhỏ. Trên đây là một số kinh nghiệm của cá nhân tôi về
phương pháp dạy Tập đọc nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy phân môn Tập
đọc lớp 3.
Thµnh phè, ngày 28 tháng 3 năm 2017
XÁC NHẬN CỦA
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
HIỆU TRƯỞNG
không sao chép nội dung của người khác.
Người viết

NguyÔn Thị Hµ

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Phương pháp dạy Tiếng việt ở tiểu học của Bộ GD& ĐT.
2. Hướng dẫn giảng dạy nghiên cứu bộ sách giáo khoa Tiếng việt lớp 3.
3. Thiết kế bài giảng Tiếng việt 3.

4. Một số tập san, chuyên đề báo GD& Thời đại.
5. Tìm hiểu qua một số băng hình dạy mẫu.
6. Sách tham khảo gồm:
- Để học tốt môn Tiếng việt 3 của Nhà xuất bản Đà Nẵng.
- Bồi dưỡng Văn - Tiếng Việt tiểu học 3 của Nhà xuất bản Thành phố Hồ
Chí Minh.

15


MỤC LỤC
Phần

Nội dung

Trang

Phần I:

Đặt vấn đề

1

1.

Lí do chọn đề tài:

1

2.


Môc ®Ých nghiªn cøu.

2

Phần II:

Nội dung

3

1:

Cơ sở lý luận

3

2

Cơ sở thực tiễn

4

2.1.

Đặc điểm tình hình của lớp

4

2.2.


Thực trạng vấn đề nghiên cứu

4

3.

Các giải pháp và tổ chức thực hiện

5

3.1.

Chuẩn bị cho việc đọc

6

3.2.

Giáo viên đọc mẫu

6

3.3.

Luyện đọc đúng

7

3.4.


Tốc độ đọc:

10

3.5.

Đọc diễn cảm

10

4.

Kiểm nghiệm

13

Phần III:

Kết luận

13

1.

Kết luận vÒ vÊn ®Ò ngiªn cøu

13

2.


Đề xuất kiến nghị:

14

16


17



×