MỤC LỤC
Nội dung
Trang
I. Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
1
2. Mục đích nghiên cứu
1
3. Đối tượng nghiên cứu
1
4. Phương pháp nghiên cứu.
1
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
4
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
13
dục trong nhà trường.
III. Kết luận, kiến nghị
13
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Ở bậc Tiểu học, phân môn Tập làm văn có vai trò, vị trí quan trọng trong
việc hoàn thiện và nâng cao dần các kĩ năng sử dụng tiếng Việt đã được hình
thành, xây dựng ở các phân môn khác. Nhờ quá trình vận dụng các kĩ năng để
tạo lập, sản sinh văn bản trong dạy học Tập làm văn, tiếng Việt trở thành một
công cụ sinh động trong quá trình học tập và giao tiếp của học sinh tiểu học.
Dạy tập làm văn luôn là phân môn đòi hỏi giáo viên phải tìm tòi, đầu tư cả
về kiến thức lẫn kĩ năng. Trong chương trình dạy học phân môn Tập làm văn ở
lớp 5, ngoài các dạng bài truyền thống như: văn kể chuyện, văn miêu tả còn có
một dạng bài tập làm văn được đánh giá là khó với học sinh Tiểu học. Đó là
dạng bài “Lập chương trình hoạt động”. Đây là một dạng bài hoàn toàn mới
không chỉ đối với học sinh mà còn mới đối với cả giáo viên. Do đó, dạy học có
hiệu quả dạng bài này không phải giáo viên nào cũng thực hiện được. Thực tế
khi học đến dạng bài này thì học sinh hoàn toàn không hứng thú, làm việc một
cách máy móc, theo mẫu.
Bản thân tôi, mới đầu khi tiếp cận với chương trình sách giáo khoa mới, có
dạng bài này, tôi cũng hoàn toàn bỡ ngỡ. Hơn nữa, ngoài sách giáo viên, thì đến
nay, chưa có bất kì tài liệu nào nghiên cứu về vấn đề “ làm thế nào để dạy học có
hiệu quả dạng bài tập làm văn "lập chương trình hoạt động”. Sau nhiều năm dạy
lớp 5, tôi đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm. Từ thực tiễn trong công tác giảng
dạy, tôi xin mạnh dạn trình bày trong đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số
kinh nghiệm trong dạy học dạng bài tập làm văn Lập chương trình hoạt
động ở lớp 5 trường Tiểu học Cẩm Phong, huyện Cẩm Thủy"
2. Mục đích nghiên cứu.
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số kinh nghiệm trong dạy học dạng bài
tập làm văn Lập chương trình hoạt động ở lớp 5 trường Tiểu học Cẩm Phong,
huyện Cẩm Thủy” nhằm nâng cao hiệu quả trong việc dạy học dạng bài này nói
riêng và góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Tiếng Việt trong nhà trường
nói chung.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động dạy học trong nhà trường.
Từ thực tiễn giảng dạy để đưa ra các biện pháp, cách thức tổ chức dạy học hiệu
quả dạng bài Lập chương trình hoạt động, nhằm tạo hứng thú học tập cho học
sinh, từ đó nâng cao hiệu quả giáo dục.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Điều tra, khảo sát:
2
+ Khảo sát trình độ chung của học sinh lớp 5 khi học dạng bài " Lập
chương trình hoạt động" trước và sau khi tiến hành áp dụng sáng kiến trong
nhiều năm liền.
+ Điều tra tình hình thực tế ở trường, ở địa phương, xác định những yếu
tố ảnh hưởng đến việc học dạng bài này.
- Thống kê: Thống kê số liệu về chất lượng dạy học dạng bài này trước và
sau áp dụng sáng kiến.
- Quan sát:
Quan sát học sinh trong quá trình tổ chức thực hiện dạy học, khi các em
được tham gia trải nghiệm các hoạt động thực tế, tham gia hoạt động nhóm, thực
hiện các nhiệm vụ học tập, tổ chức triển khai chương trình đã lập… Từ việc
quan sát này để thu thập các minh chứng, nắm bắt tình hình học tập cụ thể của
học sinh, từ đó có các biện pháp điều chỉnh quá trình dạy học một cách kịp thời.
- Nghiên cứu tài liệu: Tìm hiểu, tham khảo các tài liệu có liên quan đến đề
tài.
- Thực hành: Sau khi nghiên cứu đưa ra các biện pháp dạy học phù hợp,
tôi đã thực hành áp dụng trong quá trình dạy học của mình. Trong quá trình thực
hành, tôi lại tiếp tục rút kinh nghiệm để bổ sung hoàn thiện thêm sáng kiến.
II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Lập chương trình hoạt động là gì? Thực chất lập chương trình hoạt động
chính là lập kế hoạch của một hoạt động cụ thể.
Kế hoạch là một tập hợp những hoạt động, công việc được sắp xếp theo
trình tự nhất định để đạt được mục tiêu đã đề ra. Lập kế hoạch là chức năng đầu
tiên trong bốn chức năng của quản lý là lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm
tra. Kế hoạch có thể là các chương trình hành động hoặc bất kỳ danh sách, sơ
đồ, bảng biểu được sắp xếp theo lịch trình, có thời hạn, chia thành các giai đoạn,
các bước thời gian thực hiện, có phân bổ nguồn lực, ấn định những mục tiêu cụ
thể và xác định biện pháp, sự chuẩn bị, triển khai thực hiện nhằm đạt được
một mục tiêu, chỉ tiêu đã được đề ra. [1]
Như vậy, có thể nói lập kế hoạch hay lập chương trình có vai trò hết sức
quan trọng trong quá trình thực hiện công việc hay một hoạt động cụ thể nào đó.
Nó quyết định đến sự thành công của chương trình.
Lập chương trình hoạt động trong dạy học tập làm văn là một trong những
nội dung dạy học kết hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, bao gồm: kĩ năng
đảm nhận trách nhiệm, kĩ năng hợp tác, kĩ năng thể hiện sự tự tin. Những kĩ
năng này thật sự cần thiết với các em trong cuộc sống, đáp ứng mục tiêu giáo
1
Bách khoa toàn thư
3
dục hiện nay là: “Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để
cùng chung sống” ( Delor)
Vậy giáo viên phải làm như thế nào để vừa dạy kiến thức cho học sinh lại
vừa có thể giáo dục cho các em những kĩ năng sống có liên quan một cách tốt
nhất? Đó là điều mà bất cứ người thầy “có tâm” nào cũng trăn trở. Làm tốt điều
này chính là chúng ta đang thực hiện tốt mục tiêu mà giáo dục nước nhà đã đề
ra.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Trường Tiểu học Cẩm Phong là một trong số ít những trường đầu tiên của
huyện Cẩm Thủy được tham gia vào dự án "Tập huấn dạy và học tích cực" theo
chương trình giáo dục của Úc do tổ chức Tầm nhìn thế giới- chương trình phát
triển vùng Bắc Cẩm Thủy triển khai. Ngay từ năm 2005, các hoạt động dạy học
và giáo dục gắn liền với phương pháp dạy học tích cực đã được áp dụng ở nhà
trường. Các phong trào thi đua, các cuộc thi, giao lưu văn nghệ - thể dục thể
thao được tổ chức thường xuyên, việc rèn kĩ năng sống cho học sinh được chú ý.
Mặt khác, xã Cẩm Phong cũng là địa phương phát triển về kinh tế, văn hóa xã
hội ngày càng được nâng cao. Do đó, các hoạt động văn hóa xã hội như: văn
nghệ, thể dục thể thao, các chương trình giao lưu, các hoạt động đền ơn đáp
nghĩa … diễn ra thường xuyên và phổ biến với nhân dân.
Đó là những điều kiện thuận lợi để học sinh tiếp cận với chương trình hoạt
động. Các em biết và hình dung được chương trình hoạt động là gì nhưng rất
khó để lập được một chương trình hoạt động cụ thể. Đối với người lớn thì việc
lập chương trình cho một hoạt động nào đó hoàn toàn không khó, bởi người lớn
đã có sự trải nghiệm, tư duy cũng hoàn toàn khác đối tượng học sinh Tiểu học.
Còn đối với học sinh Tiểu học thì lập được một chương trình hoạt động là một
điều hoàn toàn mới mẻ, cần phải có sự hướng dẫn cụ thể của người lớn.
Tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng của học sinh lớp mình phụ trách, năm
học 2013-2014, trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này. Cụ thể như sau:
Chưa hoàn
thành
Tổng số học sinh
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
28
2
7,1%
21
75%
5
17,9%
Tỉ lệ học sinh có thể lập được một chương trình hoạt động tốt chỉ chiếm
7,1% và các chương trình lập ra đa số giống mẫu của sách giáo khoa, thiếu thực
tế. Các nguyên nhân chủ yếu khiến chất lượng dạy học chưa cao, đó là:
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
- Thiếu sự trải nghiệm thực tế.
Nhiều học sinh không hòa mình vào các hoạt động tập thể hoặc có biết
nhưng không quan sát, không ghi nhớ nội dung các hoạt động đó, thậm chí có
em còn không biết đến tên của các hoạt động đó là gì. Dẫn đến, khi giáo viên
yêu cầu lập chương trình hoạt động, các em mơ hồ, không hiểu rõ.
4
- Lập kế hoạch bài học thiếu cụ thể, chưa phù hợp với đặc điểm đối tượng
học sinh của lớp.
Đa số giáo viên khi dạy học sinh lập chương trình hoạt động hầu như chỉ
bám sát sách giáo khoa và sách giáo viên, chưa căn cứ vào đặc điểm tình hình
học sinh của lớp, nhận thức của học sinh. Do đó, các em chỉ máy móc làm theo
mẫu một cách rập khuôn, chưa phát huy tối đa được tính tích cực, sáng tạo, khả
năng hiểu biết thực tế của các em. Điều này là “ tối kị” trong việc dạy tập làm văn.
- Chưa có sự vận dụng vào thực tế.
Thực tế cho thấy, khi dạy dạng bài này, đa số giáo viên chỉ dừng lại ở việc
cho học sinh lập chương trình hoạt động trên giấy mà không có sự triển khai
hoạt động. Vì vậy, không tạo được hứng thú học tập cho các em. Đồng thời các
em sẽ không có cơ hội vận dụng những kế hoạch mà mình đã lập, tức là thiếu sự
kiểm nghiệm thực tế, xem kế hoạch đó khả thi đến mức nào?
- Chưa chú trọng đến kĩ năng hợp tác nhóm
Trong dạy học những năm gần đây, việc hợp tác nhóm diễn ra thường
xuyên, liên tục nhưng cũng không tránh khỏi tình trạng “hợp tác hình thức”.
Nghĩa là chỉ có một số học sinh học tốt, năng động làm việc thay cho cả nhóm.
Các học sinh nhút nhát thường bị lãng quên, không tham gia hoạt động; sự
tương tác giữa các thành viên trong nhóm, giữa nhóm này với nhóm khác chưa
được quan tâm. Đối với dạng bài tập làm văn này, khi triển khai hoạt động nếu
hợp tác nhóm không tốt và thiếu sự tương tác giữa các nhóm thì kết quả đạt
được sẽ không cao.
- Chưa có sự phối hợp cùng gia đình học sinh và các tổ chức đoàn thể trong
nhà trường, ở địa phương .
Như đã đề cập ở trên, giáo viên không tạo cơ hội cho học sinh triển khai
chương trình hoạt động nên cũng sẽ không có sự phối hợp cùng gia đình học
sinh và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, địa phương.
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Để dạy học dạng bài “ Lập chương trình hoạt động” đạt hiệu quả cao, trong
phạm vi đề tài, tôi đưa ra các biện pháp sau:
3.1. Trải nghiệm thực tế
Gần đây chúng ta nghe nói nhiều đến cụm từ “ giáo dục trải nghiệm”. Theo
đinh nghĩa của Hiệp hội Giáo dục trải nghiệm quốc tế: “ Giáo dục trải nghiệm là
một phạm trù bao hàm nhiều phương pháp trong đó người dạy khuyến khích
người học tham gia trải nghiệm thực tế, sau đó phản ánh, tổng kết lại để tăng
cường hiểu biết, phát triển kĩ năng, định hình các giá trị sống và phát triển tiềm
năng bản thân, tiến tới đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội”.
Rõ ràng khi học sinh được tham gia một chương trình hoạt động nào đó rồi
thì các em sẽ dễ dàng hình dung được: Chương trình hoạt động là gì ?Tổ chức
5
chương trình để làm gì? Nó gồm những phần nào? Tiến trình ra sao? Cần
chuẩn bị những gì?... Điều đó hoàn toàn phù hợp với quá trình nhận thức của
các em: quan sát ---> ghi nhớ ---> hiểu ---> vận dụng.
Trong nhà trường, các chương trình hoạt động được tổ chức thường xuyên,
như: văn nghệ chào mừng 20/11, thi nghi thức Đội, ủng hộ bạn nghèo, mít tinh
hưởng ứng tháng an toàn giao thông… Đó cũng là điều kiện thuận lợi để các em
được trải nghiệm thực tế. Thực tế ấy sẽ là cơ sở cho các em lập chương trình
hoạt động trong tiết Tập làm văn.
Một số hình ảnh các chương trình hoạt động của trường Tiểu học Cẩm Phong:
Thi nghi thức Đội
Trao quà “ Vì bạn nghèo”
Mít tinh hưởng ứng tháng an toàn giao thông
Tôi đã tổ chức cho học sinh tham gia một số hoạt động tập thể do nhà
trường tổ chức như: Lễ kết nạp đội viên mới, thi nghi thức Đội, biểu diễn văn
nghệ chào mừng ngày 20/11…. Trước khi các em tham gia, tôi yêu cầu các em
quan sát, ghi nhớ, ghi chép lại tiến trình tổ chức hoạt động, các khâu chuẩn bị
cần thiết và chú ý đến mục tiêu thực hiện (kết quả cần đạt được) qua hoạt động
đó. Sau đó, phân nhóm nhỏ, yêu cầu học sinh cùng trao đổi trong nhóm, tái hiện
lại chương trình hoạt động mà các em vừa được trải nghiệm theo các ý: Mục
đích của hoạt động là gì? Cần chuẩn bị những gì cho hoạt động đó? Chương
trình cụ thể gồm những bước nào? Em có bổ sung thêm hoạt động nào để
6
chương trình tốt hơn, hay hơn? Đây sẽ là những trải nghiệm thực tế, là cơ sở
cho các em lập chương trình hoạt động sau này.
3.2. Lập kế hoạch bài học cụ thể, phù hợp với đặc điểm đối tượng học
sinh của lớp.
Để tổ chức thành công một tiết dạy thì việc lập kế hoạch bài học là điều vô
cùng cần thiết.
Dạng bài “ Lập chương trình hoạt động” gồm 3 tiết :
- Tiết 1 ( tuần 20): học sinh học về cấu trúc của một chương trình hoạt động
- Tiết 2 ( tuần 21) : học sinh thực hành lập chương trình một hoạt động cụ thể.
- Tiết 3( tuần 23): học sinh tiếp tục thực hành lập chương trình một hoạt
động cụ thể.
Ở phạm vi đề tài này, tôi không trình bày kế hoạch của từng tiết dạy học mà
chỉ đề cập đến những vấn đề cần lưu ý để tiết học có hiệu quả. Cụ thể như sau:
* Tiết 1 ( tuần 20):
- Từ ngữ liệu văn bản “ Một buổi sinh hoạt tập thể” trong sách giáo khoa
cùng những trải nghiệm thực tế với phần ghi chép được lưu lại từ trước đó của
học sinh, giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để xác định cấu trúc của
một chương trình hoạt động cụ thể, gồm 3 phần:
I. Mục đích
II. Phân công chuẩn bị
III. Chương trình cụ thể
- Đặt học sinh vào vai trò lớp trưởng trong câu chuyện trên, yêu cầu lập
chương trình hoạt động của lớp để tổ chức buổi liên hoan văn nghệ chào mừng
ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Lưu ý: Giáo viên cần hướng dẫn học sinh dựa vào câu chuyện để lập
chương trình một cách ngắn gọn, rõ ràng, đúng thể thức. (Tránh trường hợp học
sinh sao chép y nguyên câu chuyện trên)
- Sau khi lập chương trình xong, giáo viên nên tổ chức cho học sinh cùng
trao đổi, bổ sung, xem có thể thay đổi thứ tự các hoạt động hoặc đưa thêm hoạt
động nào khác vào chương trình để chương trình hay và hấp dẫn hơn. Điều này
giúp cho học sinh phát triển khả năng sáng tạo, nâng cao khả năng tự học của
các em .
Ví dụ 1: Chương trình liên hoan văn nghệ chào mừng Ngày Nhà giáo
Việt Nam 20/11 (Lớp 5A)
I. Mục đích
Chúc mừng và bày tỏ lòng biết ơn thầy, cô.
7
II. Phân công chuẩn bị
1. Bánh kẹo, hoa quả, chén đĩa, hoa,…: Tâm, Phượng…
2. Trang trí: Trung, Nam, Sơn
3. Báo: Thủy Minh và ban biên tập
4. Tiết mục văn nghệ:
– Dẫn chương trình: Thu Hương
– Kịch câm: Tuấn
– Kéo đàn: Huyền Phương
– Múa: tổ 2
– Tam ca nữ: Mai, Huệ, Linh
– Hoạt cảnh kịch: Lòng dân (tổ 4)
5. Dọn lớp sau buổi lễ: cả lớp.
III. Chương trình cụ thể
1. Phát biểu chúc mừng và tặng hoa thầy cô: Thủy Minh
2. Giới thiệu báo tường: Dũng
3. Liên hoan văn nghệ – Ăn bánh ngọt, uống nước.
– Giới thiệu chương trình văn nghệ chào mừng thầy cô: Thu Hương
– Biểu diễn:
+ Kịch câm
+ Kéo đàn vi-ô-lông
+ Múa
+ Tam ca nữ
+ Hoạt cảnh kịch
- Kết thúc: Thầy chủ nhiệm phát biểu.
* Tiết 2 ( tuần 21) : Đặt mình vào vị trí Ban chỉ huy liên đội để lập
chương trình cho một trong các hoạt động theo yêu cầu ( SKG - trang 32)
- Trước khi vào thực hành, giáo viên cần yêu cầu học sinh nhắc lại cấu trúc
của một chương trình hoạt động đã học .
- Xem xét những hoạt động mà sách giáo khoa đưa ra có phù hợp với thực
tế trường mình không ? Nếu không phù hợp có thể chọn một vài hoạt động khác.
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ (3-4 em). Yêu cầu các thành viên trong
nhóm cùng tham gia xây dựng kế hoạch một cách cụ thể dưới sự hướng dẫn của
giáo viên.
8
- Các nhóm trình bày kết quả trước lớp. Giáo viên cùng cả lớp thảo luận
xem chương trình hoạt động đã lập hợp lí chưa ? Có cần bổ sung, sửa chữa gì
không? Trên cơ sở kết quả bài viết của nhóm, giáo viên có thể gợi ý để học sinh
có thể đưa thêm một số nội dung hoạt động làm phong phú, hấp dẫn như xen các
tiết mục văn nghệ, biểu diễn, tổ chức các trò chơi v.v. ..
- Học sinh hoàn thiện chương trình hoạt động của mình.
Ví dụ 2: Chương trình quyên góp ủng hộ " Vì bạn nghèo"
(Lớp 5A)
I .Mục đích: Giúp đỡ các bạn học sinh nghèo trong trường, thể hiện tinh
thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách.
II. Phân công chuẩn bị:
1. Họp lớp, phân công công việc: Lớp trưởng.
2. Nhận quà: 3 tổ trưởng (ghi tên người, số lượng cụ thể rõ ràng).
3. Đóng gói, chuyển quà lên nhà trường: Lớp trưởng và ban cán sự lớp.
III. Chương trình cụ thể:
1. Tiết sinh hoạt - Sáng thứ sáu (10/2): Họp lớp
- Phát biểu ý kiến, vận động cả lớp ủng hộ.
- Trao đổi ý kiến, thống nhất loại quà.
- Phân công cụ thể nhiệm vụ.
2. Sáng thứ hai (11/2): Nhận quà ủng hộ của lớp.
3. Chiều thứ ba (12/2): Phân loại, đóng gói, nộp lên nhà trường.
Ví dụ 3: Chương trình thi nghi thức Đội
I. Mục đích: Chào mừng Đại hội Liên đội và rèn luyện ý thức đội viên.
II. Phân công chuẩn bị:
1. Trang trí : lớp 5A và 4A
2. Kê, dọn bàn ghế đại biểu: lớp 5B, 5C
3. Dọn vệ sinh: lớp 4B, 4C
4. Dẫn chương trình: Yến Nhi, Hiệp ( 5A)
5. Tham gia thi: 6 chi đội
6. Văn nghệ : Phượng Quỳnh (4A), Ngọc Anh, Thùy Phương (5A), Thảo
Chi (4C)
7. Ban giám khảo: chị Tổng phụ trách, cô Minh, thầy Nam ( giáo viên Thể
dục)
9
III. Chương trình cụ thể:
1. Chiều 9/10:
- Dọn vệ sinh
- Trang trí
- Kê bàn ghế
2. Sáng 10/10
- Khai mạc
- Các chi đội thi
- Văn nghệ
- Ban giám khảo chấm và công bố kết quả
- Trao giải thưởng
- Bế mạc
* Tiết 3 ( tuần 23): Đặt mình vào vị trí Ban chỉ huy liên đội để lập
chương trình cho một trong các hoạt động theo yêu cầu ( SKG - trang 53)
- Yêu cầu học sinh nhắc lại cấu trúc một chương trình hoạt động.
- Đọc kĩ gợi ý trong sách giáo khoa
- Học sinh lựa chọn hoạt động để lập chương trình và làm việc cá nhân.
(Bước này nhằm phát huy vai trò tự chủ của các em sau khi các em đã thực hiện
việc hợp tác nhóm ở phần trải nghiệm và ở tiết 1, tiết 2). Giáo viên quan sát để
giúp đỡ thêm những học sinh còn lúng túng khi lập chương trình .
- Một số học sinh trình bày chương trình hoạt động của mình đã lập trước
lớp (cả chương trình lập tốt và chưa tốt). Giáo viên cùng học sinh thảo luận, rút
kinh nghiệm về các chương trình được trình bày. Lưu ý: không chê bai học sinh
mà chỉ định hướng để các em sửa chữa, bổ sung cho tốt hơn.
- Học sinh hoàn thiện chương trình hoạt động của mình.
Ví dụ 4: Chương trình triển lãm về an toàn giao thông
I. Mục đích: Hưởng ứng phong trào " Em là chiến sĩ nhỏ"; Tăng cường ý
thức thực hiện tham gia giao thông an toàn cho các đội viên trong liên đội.
II. Phân công chuẩn bị:
1. Thu tranh vẽ và mô hình: Ban chỉ huy liên đội
2. Trang trí phòng triển lãm: lớp 5C và 5B
3. Trưng bày: ban chỉ huy liên đội + cô Hợp (GV Mĩ thuật) + cô Thành
(Tổng phụ trách Đội).
4. Khai mạc, bế mạc: Yến Nhi ( liên đội trưởng)
10
5. Văn nghệ: 5A, 4A
6. Thuyết minh: Ngọc Duy (5A)
7. Thu dọn sau buổi triển lãm: lớp 5C, 4B, 4C
III. Chương trình cụ thể
1. Ngày 15/5: Các chi đội nạp lại tranh vẽ, mô hình cho ban chỉ huy liên
đội.
2. Ngày 19/5 (chiều): Trang trí và trưng bày phòng triển lãm.
3. Ngày 20/5 (sáng): Tổ chức triển lãm
- Văn nghệ.
- Khai mạc triển lãm.
- Tham quan triển lãm.
- Bế mạc.
Lưu ý: Giáo viên nên định hướng cho các em dự kiến thời gian chương
trình một cách hợp lí để có thể tổ chức triển khai chương trình hoạt động đã
lập vào thời điểm cụ thể (có thể là giữa kì 2 hoặc cuối năm học).
3.3. Triển khai chương trình hoạt động đã lập
Mỗi chương trình lập ra nếu được thực hiện sẽ giúp học sinh khắc sâu hơn
kiến thức và các em thấy được những điểm được và chưa được của chương trình
mình đã lập. Từ đó rút kinh nghiệm khi lập những chương trình sau. Mặt khác,
khi được triển khai chương trình đã lập sẽ tạo được hứng thú học tập cho các
em, tăng cường khả năng hợp tác, rèn được các các kĩ năng như: thuyết trình,
giao tiếp, tổ chức hoạt động…
Một số hoạt động thực hiện chương trình của các em học sinh lớp tôi chủ
nhiệm qua các năm:
Chương trình văn nghệ chào mừng ngày
thành lập QĐND Việt Nam 22/12
Chương trình chúc mừng ngày Quốc tế
phụ nữ 8/3
11
Học sinh tổ chức chương trình văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Lưu ý khi thực hiện các chương trình tập thể này, giáo viên cần khuyến
khích sự tham gia của tất cả các học sinh trong lớp để vừa tăng cường mối đoàn
kết, tạo không khí lớp học vui vẻ, thân thiện vừa tránh được tình trạng một vài
học sinh nhút nhát bị bỏ rơi.
Học sinh cả lớp tham gia tiết mục văn nghệ
3.4. Tăng cường hợp tác nhóm
Bất kì chương trình hoạt động nào cũng cần có sự tham gia của các thành
viên khác trong lớp học, từ lúc chuẩn bị đến lúc tiến hành. Chương trình có
thành công hay không là do việc hợp tác có tốt hay không.
12
Giáo viên cần phải khuyến khích được sự tham gia một cách tích cực của
tất cả các học sinh trong nhóm khi:
- Các em tham gia trải nghiệm thực tế, tái hiện lại chương trình hoạt động.
- Các em xây dựng một chương trình hoạt động cụ thể theo yêu cầu.
- Các em tổ chức thực hiện chương trình hoạt động đã lập.
Giáo viên cần định hướng cho các nhóm khi phân công chuẩn bị thật cụ
thể, chu đáo, phù hợp với năng lực, sở trường của từng thành viên trong nhóm.
Khi tổ chức hoạt động cần có sự bàn bạc, thống nhất chung.
Học sinh chuẩn bị cho chương trình chào mừng ngày 20/10.
3.5. Phối hợp cùng gia đình học sinh và các tổ chức đoàn thể trong
nhà trường, ở địa phương cùng thực hiện.
Để mỗi chương trình hoạt động được thuận lợi và thêm ý nghĩa, giáo viên
nên phối hợp với gia đình học sinh, các tổ chức trong và ngoài nhà trường như
Đội thiếu niên, Đoàn thanh niên…
Trong việc tổ chức thực hiện các chương trình hoạt động đã lập, chúng ta
rất cần đến sự hỗ trợ từ phía phụ huynh học sinh cả về vật chất lẫn tinh thần. Bất
kì ông bố, bà mẹ nào cũng mong con mình được tham gia các hoạt động học tập,
vui chơi trong một môi trường lành mạnh, an toàn và hấp dẫn. Do đó, chỉ cần
giáo viên khéo léo, biết đặt lợi ích của học sinh lên trên, tạo được niềm tin đối
với học sinh và phụ huynh thì việc huy động nguồn lực từ phía gia đình học sinh
là điều không quá khó.
Khi làm công tác chủ nhiệm lớp, ngay từ cuộc họp phụ huynh học sinh
đầu năm, tôi đã giải thích rõ ràng về những mục tiêu mà lớp đặt ra trong năm
học cũng như các hoạt động mà các em có thể tự tổ chức và cùng tham gia. Qua
đó, tôi thấy tất cả các bậc phụ huynh đểu ủng hộ nhiệt tình. VD: phụ huynh cùng
giáo viên chuẩn bị trang phục, trang điểm cho học sinh tham gia văn nghệ; đưa
13
học sinh đi tham quan di tích lịch sử; hỗ trợ phần thưởng cho các cuộc thi của
lớp…
Hiện nay cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin thì sổ liên lạc điện
tử đã đồng hành cùng các nhà trường trong công tác quản lí và giáo dục. Tôi có
thể trao đổi với các phụ huynh về chương trình học của học sinh, tham khảo ý
kiến của phụ huynh về việc thực hiện một chương trình hoạt động nào đó. Hoặc
chính phụ huynh hướng dẫn, giải thích thêm cho con em mình trong việc lập
chương trình hoạt động như thế nào cho hiệu quả.
Bên cạnh gia đình học sinh, các tổ chức Đội thiếu niên, Đoàn thanh niên
cũng giúp các em có những trải nghiệm trong các hoạt động lớn hơn như: hội
trại, Đại hội Liên đội, các hội thi…. Điều đó sẽ mang lại hiệu quả cao hơn khi tổ
chức thực hiện các chương trình hoạt động đã lập.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục
trong nhà trường.
Sáng kiến kinh nghiệm này đã được tôi nghiên cứu và áp dụng trong nhiều
năm dạy học lớp 5. Kết quả mà sáng kiến mang lại không hể nhỏ. Từ một môn
học Tập làm văn mà không mấy học sinh hứng thú, đặc biệt là dạng bài “ Lập
chương trình hoạt động” tưởng chừng như khô khan tôi đã khiến mỗi tiết học trở
nên hấp dẫn, sinh động hơn. Các em được chủ động “thiết kế” chương trình hoạt
động của mình, được bàn bạc với nhau và cùng tham gia các hoạt động đó với
một tinh thần hết sức thoải mái, hứng khởi. Phụ huynh học sinh đều ủng hộ nhiệt
tình cả về vật chất lẫn tinh thần.
Kết quả những năm gần đây, khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này vào
dạy học thì tỉ lệ học sinh hoàn thành đã tăng lên đáng kể. Cụ thể như sau:
Năm học
2014-2015
2015-2016
Tổng số
học sinh
28
30
Hoàn thành
tốt
SL
Tỉ lệ
10
35,7%
15
50%
Hoàn thành
SL
18
15
Tỉ lệ
64,3%
50%
Chưa hoàn
thành
SL Tỉ lệ
0
0
0
0
Số lượng học sinh có thể lập được một chương trình hoạt động tốt đã tăng
lên và không có học sinh nào không biết lập chương trình hoạt động. Các
chương trình được lập ra sát thực tế và hoàn toàn khả quan khi thực hiện. Với
các em, việc học tập làm văn không còn cứng nhắc và quá khó nữa. Các em đón
chờ mỗi tiết học trong niềm vui và sự tin tưởng vào chính bản thân mình. Với
cương vị là một giáo viên, tôi khá hài lòng về hiệu quả của sáng kiến do chính
bản thân mình nghiên cứu, đúc rút và áp dụng.
14
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Để dạy tốt dạng bài “ Lập chương trình hoạt động” trong phân môn Tập
làm văn lớp 5, tôi thấy:
- Giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ chương trình, nội dung dạy học, dạng
bài cụ thể. Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm.
- Dạy học phải sáng tạo (trong mức độ cho phép) để mang lại hứng thú học
tập cho học sinh.
- Dạy học phải gắn liền với thực tế.
- Khuyến khích sự sáng tạo, tính chủ động, tự tin của học sinh.
Sáng kiến kinh nghiệm này hoàn toàn có thể áp dụng đại trà ở các trường
Tiểu học khi dạy các tiết Lập chương trình hoạt động trong phân môn Tập làm
văn lớp 5.
2. Kiến nghị
Để thuận lợi và hiệu quả hơn trong việc triển khai các hoạt động dạy học
như sáng kiến đã nêu, tôi kiến nghị: nhà trường nên dành một số tiết hoạt động
ngoài giờ cho giáo viên chủ nhiệm tự lên kế hoạch để học sinh có thể thực hành
các chương trình hoạt động đã lập .
Trong quá trình thực hiện đề tài này, bản thân tôi tự thấy kinh nghiệm của
mình chưa nhiều nên khó tránh khỏi thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến
của các thầy cô đồng nghiệp để đề tài của tôi hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Cẩm Phong, ngày 10 tháng 3 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người thực hiện
Diệp Thị Thủy
15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT
1
Tên tài liệu
Sách giáo khoa Tiếng Việt 5 ( tập 2)
Tác giả
Nguyễn Minh Thuyết Nguyễn Thị Hạnh Nguyễn Thị Ly Kha
- Đặng Thị Lanh Lê Phương Nga - Lê
Hữu Tỉnh
2
Sách giáo viên Tiếng Việt 5 (tập 2)
Nguyễn Minh Thuyết Nguyễn Thị Hạnh Nguyễn Thị Ly Kha
- Đặng Thị Lanh Lê Phương Nga - Lê
Hữu Tỉnh
3
Bách khoa toàn thư
Mạng internet
16
DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Diệp Thị Thủy
Chức vụ và đơn vị công tác: giáo viên trường Tiểu học Cẩm Phong
TT
Tên đề tài SKKN
1.
Biện pháp xây dựng lớp học
thân thiện
2.
Biện pháp xây dựng lớp học
thân thiện
Kết quả
Năm học
Cấp đánh
đánh giá đánh giá xếp
giá xếp loại
xếp loại
loại
- Phòng
A
2012-2013
giáo dục
- Sở giáo
dục và đào
tạo
B
2013-2014
17
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG.
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
XẾP LOẠI: ……………………………………………
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP HUYỆN
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
XẾP LOẠI: ……………………………………………
18
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TỈNH
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
XẾP LOẠI: ……………………………………………
19
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẨM THỦY
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG DẠY HỌC DẠNG BÀI TẬP
LÀM VĂN LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG Ở LỚP 5
TRƯỜNG TIỂU HỌC CẨM PHONG, HUYỆN CẨM THỦY
Người thực hiện: Diệp Thị Thủy
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Cẩm Phong,
Huyện Cẩm Thủy
SKKN thuộc lĩnh vực: Tiếng Việt
THANH HÓA, NĂM 2017
20